Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
868,74 KB
Nội dung
ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ
Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ
ẠM TH
ẢO
PH
PHẠ
THỊỊ THANH TH
THẢ
MSSV: 6106352
C ĐIỂM TH
Ể LO
ẠI BÌNH LU
ẬN
MỘT SỐ ĐẶ
ĐẶC
THỂ
LOẠ
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
TR
ÊN BÁO TU
ỔI TR
Ẻ
TRÊ
TUỔ
TRẺ
Lu
Luậận văn đạ
đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ
ng dẫn: Ths.GV. Bùi Thanh Th
Cán bộ hướ
ướng
Thảảo
ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ
NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do ch
chọọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
ươ
ng ph
5. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
1.1.Vài nét về thể loại bình luận
1.1.1. Khái niệm bình luận
1.1.2. Các dạng bình luận
1.1.3. Đặc điểm thể loại bình luận
1.2. Vài nét về chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” trên báo Tuổi Trẻ
ƯƠ
NG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG BÌNH LU
ẬN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
2.1. Vấn đề về sự dấn thân và minh bạch của nghề báo
2.2. Vấn đề quyền lực và trách nhiệm
2.3. Vấn đề nước mắt người dân
2.4. Vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…
2.5. Vấn đề giáo dục và đạo đức con người
2.6. Vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và môi trường
2.7. Một số vấn đề khác
ƯƠ
NG 3: MỘT SỐ ĐẶ
C ĐIỂM HÌNH TH
ỨC
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ĐẶC
THỨ
Ể LO
ẠI BÌNH LU
ẬN TRONG CHUY
ÊN MỤC
CỦA TH
THỂ
LOẠ
LUẬ
CHUYÊ
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
“TH
THỜ
NGHĨ”
3.1. Tiêu đề bài bình luận
3.2. Sapô bài bình luận
3.3. Ngôn ngữ bình luận
3.4. Kết cấu bài bình luận
3.4.1. Đặt vấn đề
3.4.2. Giải quyết vấn đề
3.4.3. Kết thúc vấn đề
ẬN
KẾT LU
LUẬ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lý do ch
chọ
Là một trong những thể loại báo chí nổi bật, bình luận giữ vai trò quan trọng
trong việc định hướng dư luận xã hội. Đây là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục
tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn nhìn nhận và đánh giá thông tin cho người
đọc.
Hiện nay, bình luận trở thành “món ăn” không thể thiếu được đối với công chúng
báo chí. Bình luận ngày càng giữ vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những
trang, mục có vị trí quan trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Đã có rất nhiều tờ
báo tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục bình luận như chuyên mục
“Sự kiện và bình luận” của báo Lao động; “Sự kiện, nhân vật, nhận định” của báo Nhân
dân; “Cà phê chủ nhật”, “Quan sát và bình luận” hay “Thời sự và Suy nghĩ” của báo
Tuổi trẻ…và hàng loạt tên tuổi nhà báo đã được công chúng biết đến thông qua các bài
bình luận. Trong một xã hội với sự bùng nổ mạnh mẽ đầy biến động của thông tin và sự
phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông đại chúng thì bình luận lại càng trở
nên cần thiết cho đời sống. Bình luận đã đáp ứng những yêu cầu bức thiết của công chúng
trong việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề từ đó tìm ra bản chất và
những ảnh hưởng của chúng đối với xã hội.
Có thể nói, cho đến nay các tài liệu đề cập đến đặc điểm của bình luận trên báo in
là không nhiều, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển của báo chí nước ta hiện nay.
Tính chất và vị trí đặc biệt của bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra
những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại này. Chính từ nhận thức về tầm
quan trọng của đặc điểm bình luận và xuất phát từ thực tiễn báo chí, chúng tôi chọn Một
ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận trong chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo
ổi Tr
Tu
Tuổ
Trẻẻ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, với mong muốn góp phần nhỏ
của mình vào việc làm rõ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại bình luận và nhằm góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt động sáng tạo các tác phẩm của nhà
báo và tiếp nhận của độc giả. Từ những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo
1
chí hoặc cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo của các nhà báo đang trực tiếp sáng tạo
tác phẩm bình luận báo chí hiện nay.
Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng
những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời là
quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sở cho việc
sáng tạo tác phẩm báo chí.
2. Lịch sử vấn đề
Bình luận xuất hiện từ nửa đầu thế XIX ở Anh và Pháp với “tác dụng soi sáng và
giải thích một sự kiện,một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [14; tr.96]. Có thể
nói thể loại bình luận được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú
ý trong những năm vừa qua. Đây cũng là thể loại được nghiên cứu khá nhiều, có nhiều
công trình nghiên cứu về nó đã được xuất bản. Chúng ta có thể tìm thấy trong các cuốn
í”. Các tác giả
sách và công trình nghiên cứu báo chí như: “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ báo ch
chí”
cuốn sách này đã gọi loại bài bình luận là bình luận trên báo. Trong cuốn “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp
và công vi
í” đã nêu quan điểm:
việệc của nh
nhàà báo”, tác giả bài viết “Bình lu
luậận tr
trêên báo ch
chí”
“Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của tòa
soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối
quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có
í” (Nhà xuất bản Thông tin, 1992) thì đề xuất
tính chất chính trị” [8; tr.241]. “Ký báo ch
chí”
quan niệm chia các thể loại báo chí thành các thể loại: Thông tấn- Chính luận- Ký báo chí
[5; tr.10]. Các tác giả cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chíí tập I” của Khoa báo chí, Phân viện Báo
chí và Tuyên truyền (năm 1995) đã nêu cách chia gồm ba thể loại: “Thông tấn- Chính
í”
luận- Thông tấn nghệ thuật” [13; tr.11]. Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chí”
(tập 3) khẳng định: “Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong
đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [12; tr.95].
n th
ực ti
í” (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin,
Trong cuốn sách “Từ lý lu
luậận đế
đến
thự
tiễễn báo ch
chí”
1990), PGS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu quan niệm chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại
tác phẩm thông tin; loại tác phẩm chính luận, loại tác phẩm chính luận- nghệ thuật” [14;
tr.12]. Theo đó, thể loại bình luận được xếp trong nhóm báo chí chính luận. Hay đến năm
2007, trong cuốn sách “Các th
thểể lo
loạại báo ch
chíí ch
chíính lu
luậận”, tác giả Trần Quang lại đề xuất
2
cách chia gồm: “Nhóm thông tấn- Nhóm chính luận- Nhóm chính luận nghệ thuật” [7].
ững vấn đề của Báo ch
Hay trong cuốn “Nh
Nhữ
chíí hi
hiệện đạ
đạii” (Nxb Lý luận Chính trị, 2007) hai
tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng đã có cái nhìn tổng quan đối tượng, đặc trưng,
chức năng của thể loại bình luận…[4; tr.34].
Th
Các tài liệu dịch ở Việt Nam cũng đề cập nhiều đến thể loại bình luận như “Th
Thểể
í” của Xachenkô (Minsk, 1986, bản tiếng Nga) [17]; “Cách vi
lo
loạại báo ch
chí”
viếết một bài báo”
của Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (Nxb tham khảo nghiệp vụ TTX, Hà
í” của A.A. Chertuchonui (Nhà xuất bản
Nội, 1987) [2; tr.78]; “Các th
thểể lo
loạại báo ch
chí”
Thông tấn, Hà Nội, 2004) [1]…
Một số công trình chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, luận văn có đề cập riêng
đến thể loại bình luận báo chí với các đề tài rất đa dạng và phong phú như đề tài về ngôn
ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận như bài nghiên cứu “Ph
Phâân tích các bài bình lu
luậận
báo ch
chíí tr
trêên cơ sở lý thuy
thuyếết lập lu
luậận” của khoa Báo chí truyền thông Đại học Quốc gia
Cá tính sáng tạo
Hà Nội, cá tính sáng tạo của các nhà báo khi viết bài bình luận như “C
trong bình lu
luậận” của tác giả Hà Trần, tìm hiểu sâu về thể loại bình luận ngắn như bài
nghiên cứu: “Bình lu
luậận ng
ngắắn tr
trêên báo in Th
Thàành ph
phốố Hồ Ch
Chíí Minh
Minh”” của Trần Xuân
Nguyên… nhưng hiếm có người viết nào khảo sát đi sâu nghiên cứu một chuyên mục
bình luận báo chí cụ thể của một tờ báo nhất định. Nhưng dù sao đây cũng là những tài
liệu bổ ích có giá trị tham khảo để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể cho thấy bình luận là thể loại
được giới nghiên cứu lý luận báo chí khá chú ý trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu chi tiết về những đặc
điểm của thể loại bình luận trong một chuyên mục như đề tài Một số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại
ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
bình lu
luậận trong chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo Tu
Tuổổi Tr
Trẻẻ của luận văn này.
ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Luận văn nêu ra được những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại bình
luận trên báo chí hiện nay trên cơ sở phân tích các yêu tố về nội dung và hình thức của
các tác phẩm bình luận trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”.
3
Ngoài ra, từ việc nghiên cứu phân tích các bài bình luận chuyên mục “Thời sự và
Suy nghĩ”, người đọc sẽ hiểu biết cụ thể hơn về những nét hay và độc đáo của chuyên
mục này.
ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung và hình thức của tác phẩm bình luận tiêu biểu
được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ thuộc chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tác phẩm bình luận của chuyên mục
trong 9 tháng từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/9/2013 và 107 bài bình luận trong Tuyển tập
ững ng
những bài “Thời sự và Suy nghĩ” đã đăng trên Tuổi Trẻ với tên gọi “Nh
Nhữ
ngòòi bút
lửa” của Nhà xuất bản Trẻ. Có thể nói, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những bài tiêu
biểu trong tổng số 327 bài bình luận được khảo sát.
ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Người viết đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về thể loại bình luận để
có thể hoàn thành tốt nội dung đề tài đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết chọn lọc,
thống kê một số nội dung chính kết hợp với việc tìm hiểu và sáng tạo để những thông tin
mang lại cho người xem là chính xác và hữu ích. Ngoài ra, để hoàn thiện đề tài người viết
còn sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: thống kê các dạng bình luận báo chí cả về nội dung và
hình thức nhằm làm cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm của các bài bình luận chuyên mục
“Thời sự và Suy nghĩ”. Không những thế, người viết còn thống kê các số mà chuyên mục
phát hành nhằm phân loại đề tài, chủ đề mà chương trình khai thác.
Phương pháp khảo sát là phương pháp nhằm khảo sát các bài bình luận đã phát
hành của chuyên mục trên báo Tuổi Trẻ để tìm ra những điểm độc đáo, hấp dẫn của
chương trình. Từ đó đánh giá sức ảnh hưởng của chuyên mục đối với người đọc. Chúng
tôi đã sử dụng phương pháp này kết hợp với các thao tác khác để làm nổi bật những giá trị
về nội dung và hình thức của thể loại bình luận trong chuyên mục.
Người viết còn kết hợp một số thao tác như: liệt kê, nhận xét, đánh giá, phân tích,
giải thích,… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra, tạo sự rõ ràng, logic trong lập luận và
sự mạch lạc hơn ở các câu văn. Trong các thao tác trên thì phân tích, tổng hợp là các thao
tác chiếm vai trò chủ đạo.
4
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về th
thểể lo
loạại bình lu
luậận báo ch
chíí
ái ni
1.1.1. Kh
Khá
niệệm
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Nó được xem xét ở
hai góc độ. Một là chỉ xem bình luận như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về
một sự kiện, hiện tượng, một vấn đề nào đó để từ đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về
vấn đề và những điều do vấn đề đó gợi ra) được sử dụng trong các hình thức đăng tải trên
báo như trong tin vắn, trong bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Góc độ này hoàn
toàn đúng nhưng trong luận văn này người viết chọn xem xét bình luận ở một góc độ khác.
Đó là góc độ thứ hai: xem xét bình luận với tư cách là một thể loại báo chí chính luận,
mang tính chất tổng hợp, bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và cả chứng minh. Theo
tài liệu lý luận báo chí của nhiều nước xác định thì bình luận hoàn toàn là một thể loại báo
chí độc lập với nhiều tên gọi khác nhau như Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đều gọi là
thể loại bình luận, Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây thì gọi thể loại này là “bút chiến”.
Trong cuốn sách “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo”, tác giả bài “Bình lu
luậận báo
í” đã trình bày quan niệm như sau: “Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm
ch
chí”
vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của tòa soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa
là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh
giá đó rút ra những kết luận có tính chất chính trị” [8; tr.97]. Như vậy, bình luận là một
thể loại báo chí chính luận như ở góc độ nêu trên của người viết.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm tương đối khác nhau về thể loại bình luận. Theo
ực hành báo ch
E.P.Prukharốp trong cuốn “Lý thuy
thuyếết và th
thự
chíí Xô Vi
Viếết”, có viết: “Giúp bạn
đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo
chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận
không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều
5
sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện
tại. Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về
nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị
trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt
đẹp hơn.”[10; tr.89]. Theo đó, bình luận không chỉ là sự bàn luận các sự kiện riêng lẻ để
có cái nhìn tổng thể về đời sống xã hội mà từ sự bàn luận ấy giúp cho công chúng định
hướng, cũng như nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của sự kiện đó. Còn theo các nhà
nghiên cứu Arnold Hoffmann, Karel Storkan, I.U.Marusac trong cuốn sách “Cách vi
viếết
một bài báo” thì cho rằng: “Bình luận là thể loại cơ bản của luận văn báo chí. Trong đó,
tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự
và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [2; tr.74]. Như vậy, ở
quan niệm này có sự khác biệt hơn khi các nhà nghiên cứu đề cao nhận xét chủ quan của
nhà báo mà ít quan tâm đến tính thực tế khách quan của vấn đề cần bàn luận. Đó cũng là
một quan niệm đúng nhưng chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa khái quát hết được thể loại này.
Không chỉ các nhà nghiên cứu nước ngoài mà ngay cả những người nghiên cứu
thể loại bình luận trong nước cũng có những quan niệm khác nhau. Như trong cuốn “Tác
í”
ph
phẩẩm báo ch
chí”
í”, tác giả Trần Thế Phiệt cho rằng: “Bình luận là một kiểu bài nghị luận
mang tính chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả
chứng minh” [12; tr.95]. Theo ông, người viết không chỉ nắm bắt sự kiện mà từ đó phải
đồng thời sử dụng các yếu tố phân tích, giải thích, chứng minh, đánh giá, bàn luận… đưa
ra những dẫn chứng cùng những lý lẽ nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục độc giả.
Ông cũng nhấn mạnh để đạt được mục đích như trên thì người viết bình luận phải hiểu
sâu sắc vấn đề, sự kiện, không xét chúng một cách đơn lẻ mà phải đặt chúng trong một
mối quan hệ tổng hợp để từ đó có cái nhìn đa diện, nắm chắc được bản chất của sự kiện
để có thể đưa ra nhận định một cách chính xác nhất. Trong cuốn “Tạp ch
chíí Ngh
Nghềề báo”,
nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn dắt định hướng
công chúng của bài bình luận và đưa ra quan điểm như sau: “Bình luận là một thể loại
báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc
một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất
định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [9; tr.89].
6
Từ các quan niệm trên về thể loại bình luận, ta dễ thấy hầu hết các tác giả đều
thống nhất với nhau ở một đặc điểm nổi bật nhất của thể loại này chính là tính thông tin lý
lẽ. Một bài bình luận đề cập đến những sự kiện nóng hổi mang tính thời sự nhưng nếu
thiếu những thông tin lý lẽ sắc bén để bàn luận vấn đề thì cũng không thể gọi là một bài
bình luận báo chí. Ngoài ra, ngày nay, cuộc sống càng được cải thiện, trình độ nhận thức
của con người cũng được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận báo chí một cách thụ
động một chiều từ phía nhà báo mà còn có khả năng đánh giá, nhận xét, thẩm định tác
phẩm báo chí đó. Nó đồng nghĩa với việc bình luận giờ đây không thể chỉ là ý kiến chủ
quan, mang ý chí của người viết như quan niệm của Karel Storkan, Arnold Hoffmann,
I.U.Marusac phía trên. Mà ở đây, sự kiện vấn đề đưa ra bình luận phải mang tính thời sự
và thu hút sự quan tâm của công chúng và có sự định hướng cũng như gợi mở về tư tưởng
để người đọc tự thẩm định vấn đề. Bình luận định hướng nhưng không mang tính áp đặt.
Qua những quan niệm, những phân tích, đánh giá trên, chúng tôi đã tổng hợp
những điều cốt lõi để đưa ra khái niệm thể loại bình luận như sau: Bình luận là một thể
loại báo chí thuộc nhóm chính luận. Trong đó, tác giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của
mình để giải thích, phân tích, chứng minh các vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó
đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá.
1.1.2. Các dạng bài bình lu
luậận
Hiện nay việc phân chia bình luận còn nhiều quan niệm khác nhau. Sau đây là
một số quan niệm đáng chú ý:
í” chia các thể tài chính luận
Trước đây, trong cuốn giáo trình “Nghi
Nghiệệp vụ báo ch
chí”
ra làm hai loại là phản ánh và bình luận. Tuy nhiên cách chia này tỏ ra không hợp lý, khi
căn cứ vào mục đích của tác phẩm. Họ xếp các tác phẩm tái hiện các sự kiện và hiện
tượng đời sống xã hội vào nhóm phản ánh, còn các tác phẩm xem xét, đánh giá sự kiện thì
xếp vào nhóm thể tài bình luận. Trong nhóm thể tài bình luận, bao gồm có các thể loại
như bình luận, xã luận, chuyên luận… Trong bình luận có các thể: bình luận thông thường,
bình luận ngắn và thuật bình.
Trong cuốn “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo” các tác giả chia bình luận
ra làm các dạng: bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần và bình luận
phê bình trong tuần, bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích. Hay trong
7
í” tập 3 của Trần Thế Phiệt cũng thống nhất với quan điểm chia
cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chí”
bình luận ra làm các dạng tương tự như trên gồm: bình luận ngắn, bình luận trong ngày,
bình luận trong tuần, bình luận có tính chất giải thích, bình luận bút chiến [12; tr.90-92].
Bất kì một tác phẩm báo chí nào cũng đều là một chỉnh thể của sự kết hợp giữa
nội dung và hình thức và chính vì thế tác giả Trần Quang trong cuốn “Các th
thểể lo
loạại báo
ch
chíí ch
chíính lu
luậận” đã chọn cách chia thể loại này theo hai hướng cơ bản trên gồm: nội dung
và hình thức của tác phẩm. Về mặt nội dung có thể chia thành các dạng sau: bình luận
chung, bình luận theo đề tài, bình luận quốc tế và điểm thư. Về mặt hình thức, tác giả
phân loại phong phú như: “bình luận dạng thông tin, lưu trữ, phóng sự, tường
thuật…Bình luận dạng nghị luận, trong đó từng phần riêng lẻ có mang dấu ấn của bài
tiểu luận, phê bình, phản ánh…Bình luận dạng chính luận – văn nghệ như ký – bình luận
(mà nhiều tác giả xếp vào dạng ký chính luận) hay bình luận châm biếm (nhiều người xếp
vào thể loại tiểu phẩm)” [7; tr.78]. Cách phân loại này có sự trùng lặp hay chưa thật sự rõ
ràng giữa bình luận và các thể loại khác. Điều này dễ khiến người đọc rối rắm, khó phân
biệt giữa các loại bình luận. Nhìn chung, do dựa vào những tiêu chí riêng theo ý kiến của
mình nên sự phân chia thể loại bình luận có sự khác nhau giữa các tác giả. Chính điều này
cũng nói lên tính đa dạng, phong phú của bình luận báo chí.
Bên cạnh đó, do đặc thù đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn là
ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
“Một số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận qua chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo
ẻ” liên quan nhiều đến nội dung bình luận. Do đó, từ các cách phân loại nêu trên
Tu
Tuổổi Tr
Trẻ”
chúng tôi rút ra một cách phân loại phù hợp với quan niệm của mình. Chúng tôi nhấn
mạnh vào yếu tố nội dung, tức là dựa vào chủ đề bài bình luận để chia bình luận thành các
loại như sau: bình luận chính trị - xã hội, bình luận kinh tế, bình luận văn hóa, thể thao…
Trong mỗi bài bình luận theo chủ đề không đề cập đến tất cả các vấn đề đời sống
xã hội mà nó chỉ đánh trọng tâm vào việc xem xét tỉ mỉ một lĩnh vực hay một vấn đề nhất
định nào đó như chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội. Những bộ phận cấu thành bài bình
luận theo chủ đề là sự lựa chọn, phân nhóm, đối chiếu, so sánh và đánh giá các sự kiện đã
nêu. Chính cách xử lý tư liệu này đã tạo nên tính đa dạng đặc biệt của thể loại bình luận
như: bình luận những vấn đề chính trị, bình luận những vấn đề kinh tế, bình luận những
vấn đề thể thao, sức khỏe… Mà đặc biệt, trong chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” đã
8
đăng rất nhiều bài bình luận dạng này. Những bài bình luận theo chủ đề có ý nghĩa rất
quan trọng khi bàn luận và đánh giá về những vấn đề mới mang tính thời sự. Báo chí cũng
có thể sử dụng loại bình luận này để cảnh báo công chúng về những hành vi, việc làm
không lành mạnh mới xuất hiện, giúp mọi người có định hướng đúng trước các sự kiện
mới. Có thể nói, bình luận theo chủ đề có thể coi là cách phân loại bài mang tính độc đáo,
giúp người viết có điều kiện khai thác triệt để các đề tài báo chí.
1.1.3. Đặ
Đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận
Nằm trong nhóm thể loại báo chí chính luận, bình luận chịu sự chi phối của các
nguyên tắc cơ bản báo chí chính luận. Tuy nhiên bình luận cũng có những đặc điểm riêng
mà các thể loại báo chí khác không giải quyết được.
Đặc điểm đầu tiên của bài bình luận liên quan đến đối tượng và tư liệu bình luận,
đó là không lấy những sự kiện riêng lẻ mà phải xem xét đối tượng phản ánh trong nhiều
khía cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề.
Yêu cầu đầu tiên của của bài bình luận cũng giống như bất kì một tác phẩm báo chí nào là
phải có sự kiện. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, nổi bật có liên quan đến vấn đề tác
giả bàn luận. Đối tượng của bài bình luận là toàn bộ những sự kiện, kể cả những tri thức,
những kinh nghiệm về các mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã
hội… và tất cả hình thức của sự kiện, các hiện tượng và quá trình hay bản chất và hành vi
của một người hay một nhóm người. Tất cả các vấn đề trên đều có thể trở thành đối tượng
của bài bình luận. Song không phải bài bình luận nào cũng viết về tất cả mọi lĩnh vực.
Mỗi bài bình luận đều chọn cho mình một chủ đề nhất định. Cần chú ý thêm rằng, tác giả
bài bình luận không chỉ sử dụng một hoặc một vài sự kiện riêng lẻ mà là toàn bộ các sự
kiện, hiện tượng để so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang bàn
luận. Vì vậy, khi lựa chọn tư liệu cho một bài bình luận, tác giả phải cố gắng khám phá
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng, nhấn mạnh ý nghĩa của các mối liên hệ đó,
những hiện tượng cụ thể của đời sống và tính hệ thống của nó. Trong cuốn “Lý thuy
thuyếết và
ực hành báo ch
th
thự
chíí Xô Vi
Viếết”, E.P.Prôkharốp nêu rõ: “Giúp bạn đọc hình thành bức tranh
tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những
nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận” [10; tr.122]. Theo đó, bài bình luận hoàn
chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện mà phải từ nhiều sự kiện
9
riêng lẻ, tác giả phải hình thành một bức tranh tổng thể của đời sống xã hội. Để làm được
điều đó người viết bình luận đương nhiên không thể thực hiện bằng cách liệt kê hết tất cả
cá sự kiện liên quan, mà phải biết cách chọn lọc, lựa chọn những lý lẽ để thuyết phục
người đọc. Như thế, việc lựa chọn các sự việc có thể trong tác phẩm, văn kiện, thời sự hay
những vấn đề thường ngày có ý nghĩa xã hội là để tái tạo một bức tranh toàn cảnh xã hội
hoặc một lĩnh vực xã hội nào đó. Có nghĩa là người viết bình luận phải phải lựa chọn
những tình tiết, sự kiện, hiện tượng, quá trình tiêu biểu nhất trong mối quan hệ tổng thể
của chúng để tái tạo bức tranh đó. Nhờ đó, bình luận giúp người đọc có cái nhìn tổng quát
về hiện tượng, nắm rõ được nguồn gốc, bản chất của sự kiện, vấn đề, đồng thời theo dõi
sự vận động phát triển của nó trong xã hội.
Trên cơ sở lựa chọn sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích lý giải để đi
đến kết luận. Các tác giả cuốn “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ báo ch
chíí, tập 2” cho rằng bình luận
phải có đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là hai mặt quan
trọng không thế thiếu. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai
thác ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó trong quá trình
diễn biến phát triển, nhận định khả năng và hướng phát triển của vấn đề, nêu tác động của
nó trong lý luận và cả trong thực tế đời sống xã hội.
Đặc điểm thứ hai của bình luận mà theo các tác giả cuốn “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ
í” đó chính là khả năng thể hiện quan điểm tư tưởng của cơ quan báo chí và tác giả.
báo ch
chí”
Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở mặt quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả
trong việc nhận thức các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích sự kiện.
Hay trong cuốn sách khác – “Cách vi
viếết một bài báo”, các tác giả sách này cho rằng: “khi
ta viết một bài bình luận thì luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của ta về sự kiện
có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [15;
tr.112]. Chúng ta đều thấy rõ, theo quan điểm này, các tác giả muốn thuyết phục người
đọc hãy có cách nhìn nhận sự kiện thời sự theo cách của tác giả. Nội dung thông tin trong
bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của
người viết đối với những vấn đề thời sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp
bạn đọc nhận thức rõ bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công
nghệ với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình truyền thông đại chúng, bình luận
10
càng phải giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác
động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là thành công lớn
của thể loại bình luận. Trong đặc điểm này, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng mà bài bình
luận cần có: tính chiến đấu và tính định hướng dư luận. Khi một sự kiện hay một vấn đề
thời sự xảy ra trong đời sống xã hội, được truyền thông đề cập và được công chúng chú ý
đến, đương nhiên là sẽ có nhiều cách hiểu vấn đề khác nhau giữa những người tiếp nhận,
tùy thuộc vào lợi ích cũng như trình độ của mỗi người. Tức là sẽ xuất hiện những ý kiến
trái chiều trong cùng một sự kiện hay vấn đề. Dĩ nhiên, những người có quyền lợi khi đối
kháng sẽ có cách suy nghĩ và giải thích khác. Chính vì thế, bài bình luận phải có đủ lý lẽ,
chứng cứ, dẫn chứng thuyết phục bẻ gãy các luận điểm của đối phương, nhằm đưa vấn đề
ra ánh sáng đúng với bản chất thật của nó. Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp này là
bút chiến hay luận chiến trên báo chí. Mặt khác, mục đích hướng dẫn nhận thức cho công
chúng của bài bình luận luôn được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Các tác giả cuốn
“Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo” cho rằng: “Thể loại bình luận là một bộ phận
của công tác báo chí dùng để hướng dẫn cách nhận định các nguồn tin tức,… Để đạt mục
đích trên, nghĩa là làm cho quần chúng hiểu và nhận thức được các điều kiện và sự phát
triển về đời sống chính trị xã hội hiện thời, bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho
độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời. Do đó, bài bình luận phải dẫn
dắt độc giả rút ra được kết luận từ những sự kiện đã xảy ra trong thực tế để họ quyết định
vận mệnh chính trị của họ một cách đúng đắn và hành động theo sự quyết định đó”[8;
tr.239-240]. Bình luận là công cụ không thể thiếu trong công tác giáo dục tư tưởng chính
trị cho quần chúng như Trần Thế Phiệt có viết: “Bình luận với ý nghĩa là một phương
pháp là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề đó và những
điều do vấn đề gợi ra” [12; tr.89]. Như vậy, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng bình
luận là một trong những thể loại cơ bản của nhóm chính luận báo chí, nó được sử dụng để
nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội nhằm mục đích định
hướng nhận thức cho công chúng.
Đặc điểm cuối cùng quan trọng hơn cả chính là tính lý luận. Do đặc thù thể loại,
bình luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Có thể
ví thể loại bình luận thiếu thông tin lý lẽ như thể ký chân dung mà thiếu nhân vật. Nói như
11
vậy để thấy được tầm quan trọng của lý lẽ trong bài bình luận. Thông tin lý lẽ trong bài
bình luận không phải là sự sao chép một cách máy móc, ghép nối vụn về của các sự kiện
mà nhất thiết phải có sự đánh giá, nhận xét, sự thẩm định của tác giả về sự kiện đó. Trên
cơ sở các dẫn chứng là sự kiện, vấn đề tác giả đưa ra những phân tích, tìm tòi để làm sáng
tỏ vấn đề cần bình luận. Ngay trong phần kết luận cũng không thể xếp đặt một cách lộn
xộn mà phải đọc xây dựng, kết cấu một cách hệ thống, logic rõ ràng, chặt chẽ. Các nhận
định, đánh giá phải được xây dựng thành luận cứ, luận chứng, luận điểm rồi từ đó mới đi
đến kết luận then chốt để có sức thuyết phục người đọc. Tùy vào năng lực và tính sáng tạo
của người viết đưa ra các chuỗi lập luận hay phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó,
đi đến kết luận chung có tính khái quát về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã
ng ng
ữ học, tập 2” khẳng định:
hội. GS.TS. Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đạ
“Đạii cươ
ương
ngôôn ng
ngữ
“Lập luận và vận động lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe,
người đọc đến chỗ nắm bắt được cái kết luận mà người lập luận muốn đi tới. Lập luận là
một hành vi ở lời có tính thuyết phục” [3; tr.164]. Ngoài ra, lập luận chỉ là một điều kiện
để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác. Trong bài bình luận báo chí thì các yếu tố này có thể là ngôn ngữ, cách lựa chọn
đề tài, góc độ khai thác thông tin, tài năng, sự nổi tiếng của người bình luận. Khi đưa ra
một lập luận nhà báo phải tin và chịu trách nhiệm và các luận cứ và kết luận của mình đưa
ra.
Tóm lại, ta có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu về thể loại bình luận như sau:
Bình luận là thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích những sự thật tiêu biểu
của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các sự kiện, hoàn cảnh, tình
hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được làm sáng tỏ và định hướng. Với
nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các bằng chứng, luận cứ,
luận điểm. Tác phẩm bình luận có thể thuyết phục công chúng hiểu và hành động theo
hướng mà người viết bình luận hướng tới. Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính
chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi cả chứng minh. Dĩ
nhiên không chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của các yếu tố đó.
ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
1.2. Vài nét về chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo Tu
Tuổổi Tr
Trẻẻ
12
Báo Tuổi Trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, ra đời ngày 2/9/1975. Tuổi Trẻ TPHCM là một trong số nhiều tờ báo ở nước ta
có chuyên mục bình luận ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm bình luận. Bình
luận trên báo Tuổi Trẻ chiếm một số lượng khá lớn. Trên báo Tuổi Trẻ hiện nay có hẳn
một chuyên trang “Thời sự và Suy nghĩ” dành riêng cho thể loại này.
“Thời sự và Suy nghĩ” là một trong những chuyên mục chính hàng ngày của báo
Tuổi Trẻ và luôn nằm trên trang nhất của báo. Đúng như tên gọi của mình “Thời sự” và
“Suy nghĩ”, chuyên mục không chỉ nêu ra những sự kiện nóng về các vấn đề thời sự chính
trị, kinh tế, văn hóa – xã hội… như các bản thời sự, tin tức thông thường mà ở đây người
viết còn phải khơi gợi vấn đề, khiến độc giả phải suy nghĩ, cùng bàn luận cùng cảm nhận
vấn đề được đưa ra một cách sâu sắc nhất. Chuyên mục luôn được bạn đọc đón nhận như
một trong những bài báo đầu tiên phải đọc trong ngày. Dựa trên sự kiện thời sự hàng đầu
trong ngày, chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” của ngày hôm đó sẽ phân tích, nhận định
và đánh giá sự kiện, góp ý và đề xuất giải pháp với đầy đủ tinh thần trách nhiệm vì sự
nghiệp chung. Có thể coi đây là chính kiến của Tuổi Trẻ về những sự kiện thời sự nổi bật
mà nhiều bạn đọc đang quan tâm.
Từ những điều trên ta có thể thấy, chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” là tập hợp
những bài viết dành riêng cho thể loại bình luận. Đây là chuyên mục đa dạng thông tin về
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu của chuyên mục là thông tin các
vấn đề, sự kiện liên quan đến hầu hết tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội. Các bài
viết thường xoay quanh các chủ đề này, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Bên
cạnh đó, chuyên mục còn mang tính “công cụ thông tin” tác động mạnh mẽ đến các giải
pháp, chính sách… Chẳng hạn, trong việc “giải cứu” doanh nghiệp, giải quyết “nợ xấu”,
tái cơ cấu, các chính sách chống tham nhũng, tiêu cực,…Các vấn đề về giáo dục đạo đức
cũng luôn là đề tài quan tâm hàng đầu, thể hiện qua các bài bình luận về bệnh thành tích,
các bài viết về dạy và học hay những hiện tượng suy đồi đạo đức,… Ngoài ra, chuyên
mục “Thời sự và Suy nghĩ” còn là một diễn đàn thông tin hết sức sôi nổi về các sự kiện
nóng mang tính thời sự cao. Các bài bình luận trong chuyên mục cho thấy cái nhìn nhiều
chiều cũng như đưa ra những nhận xét, quan điểm khách quan, rõ ràng, chính thống về sự
kiện.
13
“Thời sự và Suy nghĩ” luôn được sự quan tâm của độc giả. Chuyên mục bình
luận trên được sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Thực tế, đã có không ít lần các bài viết
trong chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” được bạn đọc bình chọn là những bài viết hay
trên báo Tuổi Trẻ hay được các nhà báo bình chọn trong các giải thưởng nhà báo lớn.
Theo một số ý kiến đánh giá (bạn đọc và các nhà báo) thì “Thời sự và Suy nghĩ” có thể
coi là chuyên mục đặc sắc của báo Tuổi Trẻ, kể từ khi ra đời cho đến nay.
Hơn mười năm ra mắt bạn đọc, nhưng chuyên mục đã sớm khẳng định vị thế của
mình trong đời sống báo chí cả nước. Nó đã đăng tải hàng nghìn tác phẩm bình luận giá
trị thuộc nhiều lĩnh vực đời sống. Điều đó cho thấy chuyên mục trở thành nơi hội tụ đầy
sức hấp dẫn, nơi phát sáng sâu rộng có ảnh hưởng tích cực đối với độc giả cả nước.
Nhìn một cách tổng quát, “Thời sự và Suy nghĩ” đã cho người đọc thấy được sự
phong phú, đa dạng, phức tạp và có định hướng của mình trong dòng chảy hơn một thập
kỉ qua của thời sự Việt Nam. Ở đây, ta bắt gặp được bức tranh tổng thể đời sống trên
nhiều lĩnh vực, phản ánh khá toàn diện các vấn đề thời sự nóng hiện nay, những bài viết
trong từng phạm vi và cấp độ khác nhau.
14
ƯƠ
NG 2
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ẬN
MỘT SỐ NỘI DUNG BÌNH LU
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
2.1. Vấn đề về sự dấn th
thâân và minh bạch của ngh
nghềề báo
“Thời sự và Suy nghĩ” đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức và công
việc cụ thể của nhà báo. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt liên kết các bài bình luận này thành một
nhóm chính là sự phản tỉnh của tác giả về thiên chức của nhà báo và nghề báo. Các nhà
báo ở đây đã tự phản tỉnh về nghề báo. Cái nhìn của các bài bình luận hướng về nhiều
khía cạnh, góc khuất của công việc báo chí. Sự phản tỉnh của nhà báo không chỉ bộc lộ
trách nhiệm công dân đối với xã hội mà còn thể hiện nhân cách, phẩm hạnh của nhà báo
đối với thiên chức của mình.
Sự phản tỉnh thể hiện qua ý thức về sự trung thực, minh bạch, sự dũng cảm và
lòng nhân ái; thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Thông thường, nhà báo dễ bị
cuốn vào các sự kiện, sự biến động của đời sống xã hội và chịu áp lực của cạnh tranh
thông tin, nên ít có thời gian và điều kiện để phản tỉnh, tự vấn về nghề nghiệp.
“Chúng ta tin tưởng ngọn lửa nhiệt tình luôn cháy trong tâm người làm báo,
luôn tỏa sáng trên ngòi bút như lửa đấu tranh vì công lý, công bằng, vì lợi ích quốc gia
và quyền sống thiết thân của công chúng, vì sự nghiệp phát triển truyền thông như một
ững ng
nhu yếu phẩm của con người”. (Nh
Nhữ
ngòòi bút lửa- Lê Văn Nuôi, ngày 19/6/2004).
“Các câu hỏi cứ tiếp tục dội về tòa soạn, khi các cuộc điều tra chỉ được thực
hiện một nửa và dừng lại ở cái phần dễ phát hiện nhất: thực trạng tham nhũng. Một nửa
còn lại, như một món nợ, hẳn không nhà báo nào có thể quên”. (Một nửa cu
cuộộc điều traHuỳnh Sơn Phước, ngày 21/6/2004)
“Điều đáng sợ nhất đối với một tòa soạn là gì? Là sự vô cảm trước những dòng
cải chính! Hãy nghĩ đến những gì phía sau những dòng chữ đó: tai họa đã ập xuống đầu
một doanh nghiệp, danh dự một con người bị bôi xấu vì đời tư của họ bị bóp méo khi phơi
bày trên mặt báo, sinh mạng chính trị một con người có thể bị kết liễu một cách oan
ững dòng cải ch
ức…”. (Ph
Phíía sau nh
nhữ
chíính- Bùi Thanh, ngày 21/6/2007).
15
Chắc rằng khi đọc những đoạn trích trên, người đọc sẽ thắm thía hơn những điều
mà tác giả muốn nói…
Như nội dung của một số đoạn trích, các bài viết thuộc mảng đề tài này thường
được viết nghiên về phần trách nhiệm, đạo đức nhà báo. Ngày nay, các hoạt động báo chí
phát triển khá nhanh để cập nhật tình hình trong nước cũng như quốc tế. Điều đó đòi hỏi
nhiều yêu cầu khắc khe đối với người viết báo và đó chính là điều mà những bài bình luận
trong “Thời sự và Suy nghĩ” tâm đắc để răn đe nhắc nhở mình.
Đầu tiên, đa số các bài báo đều đề cập đến tính công lý, trung thực, dũng cảm
ững ng
dấn thân và minh bạch trong bài báo mà mình đảm nhận. Trong đầu bài viết “Nh
Nhữ
ngòòi
bút lửa” của nhà báo Lê Văn Nuôi, ông đưa ra hàng loạt cái chết, tai nạn của nhà báo
phải gánh chịu trên khắp thế giới: “2003 – “năm đen tối” của báo giới đã qua đi, với 42
phóng viên thiệt mạng và hơn 120 người vẫn còn bị cầm tù do cầm bút bảo vệ sự thật hay
gặp tai nạn khi tác nghiệp”. Đưa ra những thống kê đó, tác giả không chỉ cho thấy tính
nguy hiểm, gian khổ của nghề báo mà ông còn muốn cho người đọc biết được, thấu được
nỗi đau mất mát mà người làm báo có thể mắc vào. Chính vì có những con người dám
dấn thân như thế mà bộ mặt báo chí thế giới mới tươi sáng hơn. Người làm báo từ bao giờ
đã trở thành người tiên phong, “một ngọn đuốc” thắp lên ngọn lửa công lý ở vùng tăm
tối – nơi con người còn bị áp bức. Đồng thời, trong một bài viết khác của mình – “Dấn
th
thâân vì sự minh bạch
ch””, nhà báo Lê Văn Nuôi tiếp tục khẳng định trách nhiệm của những
người trong cuộc cũng như sự dấn thân của cánh nhà báo cho sự minh bạch nhằm phục vụ
quyền được biết của người đọc – người dân. Hay trong bài “Một nửa cu
cuộộc điều tra
tra””
(ngày 21/6/2004), Huỳnh Sơn Phước liệt kê hàng loạt các bài điều tra chống tham nhũng:
“…những tiêu cực của hải quan ở đầu tàu phát triển nhất của đất nước là TP.HCM”;
“…lật hồ sơ của Tổng công ty Bưu chính - viễn thông, hay điều tra về giá thuốc chữa
bệnh quá cao, tính chất nghiêm trọng đụng đến sự sống chết của những người bệnh
nghèo khó, đến giá cước viễn thông cao nhất khu vực, ảnh hưởng xấu đến môi trường và
lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của VN”; “…Đến khi vụ tham nhũng lớn ở ngành dầu
khí được phanh phui, ông chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí…”. Đó chính
là kết quả sau các cuộc dấn thân, đi sâu tìm hiểu, điều tra của các nhà báo.
16
Qua việc đấu tranh cho sự minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, báo
chí cũng đã rèn luyện tính minh bạch của chính mình. “Minh bạch” mà nhà báo nhắc đến
ở đây chính là lương tâm, đạo đức nghề báo “minh bạch trong ngòi bút khi đề cập hành vi
phạm pháp của một công dân để không xâm phạm vào đời tư của họ, vì họ còn có gia
đình, con cái và lối sống hoàn lương; minh bạch, cẩn trọng khi phản ánh, phê phán sai
sót của một doanh nghiệp, nếu không bài báo ấy trở thành một loại “quảng cáo thóa mạ”,
làm tiêu tan uy tín của thương hiệu đó; hay minh bạch trong hành nghề nhà báo đối với
một số nhà báo” (Dấn th
thâân vì sự minh bạch, Lê Văn Nuôi, ngày 21/6/2006).
Để minh bạch trong nghề báo được phát huy hiệu quả thì đòi hỏi các cơ quan
quyền lực nhà nước cũng phải cung cấp những thông tin thật minh bạch để phục vụ cho
quyền được thông tin của người dân.
Từ sự dấn thân tác nghiệp và minh bạch trong bài viết, nội dung thứ hai mà nhóm
đề tài này thường bàn đến chính những vấn đề có liên quan đến quyền được thông tin của
người đọc. Quyền được thông tin là một thành tố quan trọng của quyền tự do thông tin một quyền cơ bản của con người, được xác định trong Tuyên bố nhân quyền thế giới
năm 1948. Quyền tự do thông tin bao gồm quyền tìm kiếm, thu thập, phổ biến và quyền
được thông tin. Trong đó quyền được thông tin dùng để chỉ quyền của công chúng được
biết thông tin của nhà nước, theo cách chủ động công khai từ phía nhà nước hoặc thực
hiện quyền yêu cầu từ phía người dân, nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của mình cũng
như bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác được pháp luật ghi nhận. Quyền được thông
tin tạo cơ sở cho người dân trong việc giám sát sự công khai, minh bạch trong hoạt động
của nhà nước. Điều này trở thành một nhu cầu và một quyền cơ bản, cấp thiết cần phải
đảm bảo được thực hiện đối với mọi công dân. Đây cũng là một thành tố không thể tách
rời của một nền dân chủ, là biểu hiện của một xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên
tắc nhà nước pháp quyền. “Bạn đọ
đọcc mu
muốốn bi
biếết sự th
thậật” (ngày 21/6/2010) của Tiến sĩ Lê
Đăng Doanh đã khẳng định nhu cầu được biết của người đọc. Ông tiếp xúc một khía cạnh
khác của vấn đề, hiện nay bạn đọc sẽ dễ dàng nhận ra nhiều điểm tương đồng, có khi
giống hệt nhau từng câu từng chữ giữa các tờ báo. Cách đưa tin thiếu sức sống, thiếu dấu
ấn riêng vừa thiếu tính khái quát cả tính cụ thể, nó cho thấy sự thiếu thông tin và cả trí
tuệ của người viết. Cuộc sống thay đổi rất nhanh và mọi người đều cần được hiểu biết
17
chính xác những gì đang diễn ra xung quanh họ. Chính vì thế mà báo chí cần tính minh
bạch, và tính chiến đấu nhằm phơi bày những góc tối của xã hội. Theo Danh Đức, báo chí
phải gắn liền với cuộc sống người dân, đưa ra những trang báo của sự thật: “những gì lẽ
ra dân chúng phải được hưởng và không phải “bị hưởng”… Cùng sống với cuộc sống
của xã hội, từ công ăn, việc làm, cái ăn, cái mặc, viên thuốc, giường bệnh, lớp học… đến
tiền thuế và phí phải đóng, thậm chí tờ vé số rách không được trả thưởng hay mấy tấn
bạch tuộc sao lại bị ách đến hư thối hay những nhà vệ sinh sao lại “tô hô” không che
chắn trong các trường học; báo trước những bất trắc có thể đến như việc vay nợ của
Vinashin ngay từ tháng 4-2006 (“Mỗi năm Việt Nam sẽ phải trả nợ 2 tỉ USD”,TTCN 2-42006) hoặc đã xảy ra như vụ tràn dầu lên bờ biển Việt Nam từ dàn khoan Lưu Hoa
(TTCN 31-3-2007), vụ Vedan…những nhà báo phải luôn nằm lòng: làm báo chính là để
u?- Danh
cho cuộc sống người dân bớt bất trắc, khúc khuỷu, gập ghềnh” (Nh
Nhàà báo ở đâ
đâu?Đức, ngày 21/6/2013). Mọi thứ đang diễn ra và sẽ diễn ra người dân đều có quyền được
biết, được tiếp nhận. Đấy cũng là một phần trong nội dung của chuyên mục bình luận
“Thời sự và Suy nghĩ” đề cập đến.
Thứ ba, nội dung cũng quan trọng không kém thuộc nhóm đề tài nghề báo này
chính là trách nhiệm của nhà báo đối với bài viết của mình. Nổi bật hơn cả là những bài
viết đăng lên một cách vô trách nhiệm rồi sau đó lại đưa lên báo những dòng cải chính.
Ph
ững dòng cải ch
Đó là nội dung mà bài viết “Ph
Phíía sau nh
nhữ
chíính
nh” mà Bùi Thanh bình luận
trên chuyên mục. Người viết mở đầu bài bình luận bằng sự “xấu hổ và đau đớn”, chỉ ra sự
thiếu trách nhiệm trong việc thực thi sứ mệnh và quyền lực của các nhà báo. Hậu quả là
xuất hiện khá nhiều sai sót trên các báo, nhưng không phải tờ báo nào cũng nghiêm túc
cải chính theo luật định. Bùi Thanh đã vận dụng những lý lẽ vô cùng thuyết phục khiến
người đọc có cái nhìn sâu hơn về những dòng cải chính: “Hãy nghĩ đến những gì phía sau
những dòng cải chính: tai họa đã ập xuống đầu một doanh nghiệp , danh dự của một con
người bị bôi xấu vì đời tư của họ bị bóp méo khi phơi bày trên mặt báo, sinh mạng chính
trị một con người có thể kết liễu một cách oan ức…” (21/6/2006). Đúng là khi làm sai thì
phải nhận lỗi nhưng có những thứ dù có xin lỗi ngàn lần cũng không thể cứu được hậu
quả mà mình đã gây ra, và cải chính như một lời xin lỗi của nhà báo đến những cá nhân
hay doanh nghiệp, cơ quan bị vu oan. Sai có thể sửa nhưng liệu những dòng cải chính nhỏ
18
xíu trên báo có cứu vớt được những gì mà một bài báo viết sai sự thật đã gây ra. Đây
được tác giả ví như một bản tự kiểm điểm nhân Ngày nhà báo, tuy thế nhưng nó cũng
khiến nhiều người đọc phải suy nghĩ nhất là đối với những người làm báo như ông. Như
một lời nhắc nhở ngầm rằng người làm báo phải thật nghiêm túc và có trách nhiệm với
từng con chữ trên bài viết mà mình tạo ra.
Vấn đề dấn thân và sự minh bạch sở dĩ được chúng tôi đề cập đầu tiên trong nội
dung luận văn không phải vì số lượng nhiều hay ít mà vì ý nghĩa thật sự của nó trên
chuyên mục và cả trên các báo hiện nay. Các bài bình luận trên chuyên mục dù bàn luận
về vấn đề nào, thì sau đó độc giả cũng có thể cảm nhận được con người tác giả hay nói
một cách khác chính là quan điểm của một con người đã dấn thân để tìm hiểu bản chất
của sự việc và đem nó đến với công chúng. Tóm lại, qua sự dũng cảm dám dấn thân đi
tìm sự thật và sự trung thực, minh bạch trong bài viết, nhà báo đã đáp ứng quyền được
thông tin cho bạn đọc đã thể hiện rõ trách nhiệm nhà báo đối với công việc, đối với độc
giả và đối với chính lương tâm của mình. Đây chính là một trong những vấn đề tiêu biểu
luôn được quan tâm hiện nay.
2.2. Vấn đề quy
quyềền lực và tr
tráách nhi
nhiệệm
Quyền lực và trách nhiệm là một trong những vấn đề lớn được các tác giả bàn
luận trên trang viết của mình bằng những sự kiện, câu chuyện đời thường trong cuộc sống
hàng ngày. Tất nhiên đó là những vấn đề thời sự nổi trội đủ để đốt nóng cảm xúc của
người viết và cho ra những bài bình luận hay.
Theo từ điển tiếng Việt, quyền lực được hiểu là quyền định đoạt mọi công việc
quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy. Trách
nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn,
nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Hầu hết các bài bình luận thuộc chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” đều nói đến
vấn đề về “quyền lực và trách nhiệm” sau khi đúc kết những vấn đề mà họ viết. Dù bất cứ
lĩnh vực nào cũng đều có cá nhân hay những cơ quan có liên quan mà người viết đề cập
đến: vừa nhằm lên án, vừa nhằm nhắn nhủ, nhưng luôn hy vọng một điều gì đó tốt đẹp
hơn. Việc chúng tôi tìm kiếm và tách nó ra làm một mảng nội dung lớn trong các vấn đề
bàn luận trên “Thời sự và Suy nghĩ” là một việc làm tất yếu. Bởi nó gắn liền với quyền
19
lợi người dân, nó là vấn đề luôn nóng mỗi khi có những vụ việc bất bình của người dân,
hay đúng hơn những bài viết này đề cập đều liên quan đến cách quản lý hoạt động, cư xử
của các cơ quan chức năng - những người chịu trách nhiệm trước dân chúng. Chuyên mục
như tên gọi “Thời sự” và “Suy nghĩ”, đưa lên mặt báo nhấn mạnh những tin sốt dẻo mang
tính thời sự nhất nhưng cũng khiến người đọc phải trăn trở, soi xét vụ việc cùng người
viết.
Như chúng ta đã biết, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân “nhà
nước đó hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của nhân dân, việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Thế mà hàng loạt sự vụ xảy ra,
trở thành thời sự lại khiến dân đau lòng, chính phủ đau đầu. Nắm bắt được điều này,
“Thời sự và Suy nghĩ” đã nhanh chóng phơi bày vấn đề ra mặt báo cho tất cả mọi người
cùng bàn luận. Trước hết, một hiện trạng hiện nay khá nhức nhối liên quan đến các cấp
ban ngành lãnh đạo khi họ cho ra nhiều quyết định vô lý khiến nhân dân phải điêu đứng.
ú lạ th
Trong bài bình luận “Các ch
chú
thậật!...
t!...”” của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tác giả đã trình bày
cho bạn đọc thấy hai “sáng kiến” quản lý mạnh bạo của cơ quan lãnh đạo ta. Đó là tờ
trình cấm toàn bộ loại hình kinh doanh karaoke trên đất nước Việt Nam của Bộ Văn hóa –
thông tin và kiến nghị cấm lưu hành xe máy ngoại tỉnh, sử dụng biển riêng cho xe máy
đăng kí ở Hà Nội của Sở Giao thông công chính Hà Nội. Lý do của những quyết định ấy
cũng rất thú vị: Bộ Văn hóa – thông tin do bị chất vấn rất nhiều về các vấn đề tiêu cực,
không lành mạnh của karaoke nên đề nghị cấm; để giải quyết vấn đề kẹt xe ở Hà Nội, Sở
Giao thông công chính nơi này ra lệnh cấm xe máy ngoại tỉnh. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã
đưa ra những bất cập, phi logic của các “sáng kiến” này. Ông chỉ ra rõ vấn đề, nguyên
nhân cũng như giải pháp chín chắn hơn cho các cơ quan chức năng. Tác giả đã viết liệu
cấm karaoke có cấm được các hình thức khác như câu cá “ôm”, gội đầu “ôm”, ngủ trưa
“ôm”… Vì hiện tượng tiêu cực xung quanh karaoke liên quan đến các vấn đề tiêu cực
khác như tham nhũng, lạm dụng công quỹ, cả văn hóa, kỷ luật, nhân cách của viên
chức… Việc cấm xe ngoại tỉnh vào Hà Nội thì bất cập hơn, “cấm hết các xe máy này thì
nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống cho Hà Nội sẽ như thế nào?” Nếu các tỉnh khác
cũng noi gương làm theo thì đất nước này, kinh tế và đời sống người dân sẽ ra sao? Qua
bài viết này, ta thấy rõ được cái nhìn thiếu suy xét của các cơ quan chức năng, “cấm đoán,
20
hạn chế và đẩy cái khó về cho dân và giành cái dễ về cho cơ quan quản lý nhà nước”.
Không ai là hoàn hảo và cả những người lãnh đạo có quyền lực cũng thế. Trong một bài
bình luận khác Một quy
quyếết tâm “lạ” (ngày 23/7/2013) của tác giả Trần Hữu Tá cũng đề
cập đến một “sáng kiến” cũng khá “lạ”: mặc dù năm học 2012- 2013 đã kết thúc suôn sẻ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nhiều phương diện, các
kỳ thi ĐH-CĐ cũng “xuôi chèo mát mái”. Thế nhưng một lần nữa Bộ Giáo dục – Đào tạo
lại làm một chuyện đầy ngỡ ngàng về một chủ trương, một quyết định khá “lạ”: Đó là
quan điểm chỉ đạo việc chấm thi tốt nghiệp THPT. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã
khẳng định: “Tỉnh thành nào có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao hoặc cao hơn năm trước thì bị
hạ một bậc thi đua”. Vì phải “đi đến quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với
Đảng”. Để cụ thể hóa quyết tâm chính đáng ấy, hội nghị đã thống nhất “tỉ lệ tốt nghiệp
không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”. Vừa đọc xong quyết định
có lẽ ai cũng thấy nó khá “lạ”, khó có thể chấp nhận thế mà các bộ ban ngành nhà nước
cứ liên tục cho ra những quyết định như thế mà không nghĩ đến hậu quả như thế nào. Sự
chỉ đạo của các vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT trong vụ việc này rõ ràng không ổn. Không ổn
như một số quyết định khác gần đây từng bị dư luận rộng rãi phản ứng: việc tập huấn một
văn bản khá đơn giản cũng huy động đủ đại diện 63 tỉnh thành, tốn thời gian, công sức
của nhiều người, còn Nhà nước thì tốn bạc tỉ (Ti
Tiêêu ti
tiềền ki
kiểểu ấy, nên kh
khôông? – Ngọc Hà,
ngày 3/6/2013); việc có quy chế ưu đãi cho cán bộ tiền khởi nghĩa và các bà mẹ VN anh
hùng nếu các vị đó đi thi tuyển đại học, rất nhiều những quyết định nông nỗi khác của
chính quyền các cấp được đưa ra và rút lại như: quy định “không xây dựng các công trình
theo hướng nhại cổ kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu”, hay vụ “muốn làm giấy khai
sinh cho đứa con thứ 3, thứ 4 của mình, người dân “tự nguyện” nộp 1-1,5 triệu đồng”...!,
“ Còn nhớ vụ cấm “người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45m, trọng lượng
dưới 40kg) không được đi xe máy trên 50 cc”; sau đó chưa chịu dừng, lại “vẽ” thêm: cấm
“người có vòng đo ngực trung bình dưới 72cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức
cũng không được đi xe trên 50 cc...”; cách đây không lâu “chỉ được bán thịt trong vòng 8
ng quy
giờ giết mổ”… (Để đừ
đừng
quyếết rồi rút!- Ts. Lê Đăng Doanh, ngày 18/7/2013). Theo bài
ng “quy
viết Để đừ
đừng
quyếết rồi rút”! của Danh Đức thì các cấp bộ và địa phương thi nhau
“quyết rồi rút”. Mỗi vụ đều gây phản ứng dư luận, tạo bức xúc không cần thiết, làm mất
21
uy tín và hình ảnh của nhà nước. Bài viết kết thúc khiến người đọc cũng cảm thấy tức tối
vì sự lạm quyền mà không hữu dụng của hệ thống quản lý nhà nước: “Một lái xe có thể bị
giữ bằng lái 30 ngày chỉ với lỗi “đậu xe cách lề đường trên 25cm”, huống hồ là những
người có trách nhiệm ra quyết sách, và mặc nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ uy tín Nhà
nước. Không lẽ cứ hưởng lương và bổng lộc mà cứ thoải mái xem uy tín Nhà nước và
lòng dân như “chuyện đùa” một cách vô tội vạ miết”.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy, quyền lực bao giờ cũng dễ chịu hơn trách
nhiệm. Quyền lực và trách nhiệm khó tách rời nhau, như một sự thống nhất giữa các mặt
đối lập, chúng tồn tại bên nhau và tác động lẫn nhau. Có thể nói, quyền lực chỉ chính đáng
trong chừng mực nó gắn liền với trách nhiệm và chu toàn trách nhiệm. Một nhà lãnh đạo
lý tưởng phải nhắm đến trách nhiệm nhiều hơn là quyền lực. Qua các bài bình luận ta có
thể thấy ở Việt Nam, ngược lại, với quyền lực, người ta muốn tuyệt đối (độc quyền lãnh
đạo), nhưng với trách nhiệm, người ta lại muốn chia sẻ (trách nhiệm tập thể). Hậu quả là
không ai chịu trách nhiệm về điều gì cả, ngay cả với những sai lầm của chính mình
và/hoặc thuộc quyền hạn của mình. Đó cũng chính là nguyên nhân xuất hiện vấn đề
“quyền lực và trách nhiệm” trên “Thời sự và Suy nghĩ”. Vấn đề thuộc mảng này có phạm
vi ảnh hưởng rộng nên cần được xem xét kĩ lưỡng để có giải pháp căn cơ như các bài bình
luận của chuyên mục đã nêu.
ườ
2.3. Vấn đề nướ
ướcc mắt ng
ngườ
ườii dân
Ngoài những vấn đề mang tầm vĩ mô, những chuyện dân sinh hàng ngày cũng là
những đề tài thường xuyên xuất hiện trong mục “Thời sự & Suy nghĩ” trên Tuổi Trẻ.
Mặc dù đời sống người dân những năm qua từng bước được cải thiện, song bức
tranh kinh tế - xã hội Việt Nam không phải chỉ có màu hồng. Trong tiến trình đó vẫn còn
nhiều chuyện cần phải suy nghĩ về chất lượng cuộc sống người dân, đòi hỏi phải tiếp tục
cải thiện nhanh chóng, hữu hiệu hơn. Cái mà người dân dễ cảm nhận và dễ bức xúc chính
là những va chạm hằng ngày về nhà ở, an toàn thực phẩm, trường học, chất lượng khám
ưng kh
chữa bệnh,…Từ chuyện nước bẩn kéo dài không ai giải quyết (Tăng gi
giáá nh
như
khôông
tăng tr
tráách nhi
nhiệệm! – Phúc Huy, ngày 28/7/2004), nhà báo Phúc Huy đã thay mặt người
dân quận Tân bình, Phú Nhuận (TP.HCM) lên tiếng đòi quyền lợi của khách hàng đối với
công ty Cấp nước trước tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Tác giả viết:
22
“Nước lúc màu vàng, lúc màu đục như nước cống. Hàng chục ngàn hộ dân đã phải nếm
mùi như vậy. Và người dân khổ sợ vì tắc trách “không thông báo” đó không hề được xin
lỗi một tiếng”. Cái khổ thiếu nước sạch đang chịu đựng là thế, song nỗi ấm ức đối với
ngành cấp nước lại càng lớn hơn khi họ thờ ơ trước phản ánh của khách hàng. Nỗi bức
xúc càng lên cao khi người dân không chỉ phải sinh hoạt hàng ngày với nguồn nước bẩn
mà phải chi trả thêm gần gấp đôi giá nước trước kia. Người viết đã lên tiếng thay mặt
người dân đòi lại sự công bằng chính đáng:“Không giống như các loại hàng hóa khác,
nước là mặt hàng thiết yếu, không chỉ gắn với sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đã là kinh doanh thì phải công bằng. “Tính đúng tính
đủ” giá nước với người dân thì ngành cấp nước cũng phải có trách nhiệm tương ứng”.
Đến chuyện cúp điện tràn lan xem thường khách hàng (Nỗi lo điện cúp – Lê Văn Nuôi,
ngày 15/6/2006; Cắt điện… vượ
ượtt ch
chỉỉ ti
tiêêu! – Nguyễn Công Thành, ngày 7/4/2007), làm
ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đảo lộn sinh hoạt xã hội. Không chỉ nước là mặt
hàng thiết yếu cần có của con người, điện cũng là một mặt hàng không thể thiếu cho nhu
cầu cuộc sống và công việc ngày nay. Chính vì thế, việc bị “cắt” hay “mất” điện ảnh
Nỗi lo cúp điện”, Lê Văn Nuôi đặt câu
hưởng rất nhiều đến người dân. Trong bài viết “N
hỏi: “Vì sao đã sau 30 năm chấm dứt chiến tranh, đã gần 20 năm phát triển đất nước
theo đường lối “công nghiệp hóa –hiện đại hóa” và giờ đây đang nhón gót hội nhập
thương mại toàn cầu mà điện vẫn thiếu, vẫn cúp dài dài? Để đến nỗi hai từ “cúp điện”
trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi của người dân và doanh nghiệp, nhất là đang mùa say
mê World Cup mà cứ nghe ông điện lực “hăm cúp”!”. Và trong bài bình luận “Cắt
điện… vượ
ượtt ch
chỉỉ ti
tiêêu(!)
u(!)”” (Nguyễn Công Thành), “cuộc đua cúp điện” của hàng loạt công
ty điện lực nhằm chạy theo chỉ tiêu tiết kiệm điện của EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
đã dẫn đến tình trạng xáo trộn trong cuộc sống của người dân và các doanh nghiệp. Bằng
những lý lẽ vô cùng thuyết phục, Nguyễn Công Thành đưa ra hai mặt đối nghịch nhau từ
“cuộc đua cắt điện” bằng cách dẫn ra nội dung khác biệt của hai bài báo trên cùng một
trang báo trên Sài Gòn Giải Phóng, giữa một bên là nguồn lợi “cắt điện”: “Sản lượng điện
tiết kiệm của TP.HCM vượt chỉ tiêu”, cụ thể “Đến hết quí 1-2007, toàn thành phố đã thực
hiện tiết kiệm được 25,8 triệu kWh, đạt 105,8% so với kế hoạch thỏa thuận với EVN và
UBND TP.HCM”, và một bên là “Sản xuất xáo trộn vì bị cắt điện” với “hàng trăm công
23
nhân thất nghiệp sống lang thang” do doanh nghiệp không có điện để hoạt động “Rõ
ràng trong nhiều năm qua, ngành điện đã bị động nên để xảy ra tình trạng thiếu điện.
Nay chủ trương tiết kiệm điện bị lạm dụng tới mức cắt điện vượt chỉ tiêu càng làm tình
hình thêm căng thẳng. Thế nhưng điều trớ trêu đó lại được ngành điện xem như thành
tích?!” (Nguyễn Công Thành).
Bên cạnh đó, những bài bình luận đã đưa những vấn đề khác nhức nhối hơn
không thua kém gì việc “cắt điện, cắt nước”. Những quyết sách của chính quyền đưa ra
nhằm giúp đất nước phát triển nay lại trở thành gánh nặng của người dân mà nhất là bộ
phận những người dân nghèo khổ. Ở “Thời sự và Suy nghĩ”, các bài viết đưa ra những bất
cập của chính quyền không nhằm mục đích đối lập với Đảng mà chỉ nhằm góp ý để các
chính sách được hoàn thiện hơn. Qua những nỗi đau khổ mà người dân nghèo phải gánh
chịu: “Có những giọt nước mắt của một bà mẹ nghèo khổ chảy dài xuống gánh nặng hàng
rong, có chứng kiến gương mặt thất thần của một ong bố đang gò lưng đạp chiếc xe ba
gác chở hàng thuê bởi nỗi lo đau đáu chỉ còn vài ngày nữa họ sẽ bị thất nghiệp… mới
thấm thía hết nỗi đau của người nghèo trong cuộc mưu sinh trước những quyết định
“sinh tử” liên quan đến từng số phận của họ” vì Nhà nước ra quyết định “1-12008…chấm dứt cho lưu thông các loại xe ba, bốn bánh tự chế, nếu vi phạm sẽ bị tịch thu
bán phế liệu sung vào công quỹ” và cùng thời gian này “người bán hàng rong không có
giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không còn được hành nghề, nếu
ườ
vi phạm sẽ bị phạt nặng”(Nướ
ướcc mắt ng
ngườ
ườii ngh
nghèèo – Thu An, ngày 31/12/2007) thì người
đọc có thể nhận ra được mặt trái những quyết định của cơ quan chức năng.
Như ai cũng biết “tức nước thì vỡ bờ”, việc gì cũng có giới hạn của nó, chịu
nhiều thiệt thòi, ấm ức nên người dân phải vùng dậy. Đó là chuyện công nhân lao động
buộc phải đình công để tự bảo vệ mình. Nhà báo Lê Văn Nuôi viết: “đình công rõ ràng là
bước đường cùng, là vũ khí đấu tranh cuối cùng của người CNLĐ (công nhân lao động)”.
Tác giả nêu rõ vấn đề mà Quốc hội cần nhìn nhận là việc làm thế nào giải quyết tận gốc
nguyên nhân của các cuộc đình công chứ không phải đưa ra nhiều quy định mới nhằm
hạn chế đình công lan tràn. Nhà báo giúp độc giả nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn cho việc
giải quyết những căn cơ của đình công: Nhà nước nên quan tâm hơn việc đào tạo và đánh
24
nh
giá chất lượng nguồn nhân lực đó mới chính là biện pháp gốc giải quyết đình công (Đì
Đình
ng đừ
ng – Lê Văn Nuôi, ngày 9/6/2006).
công, chuy
chuyệện ch
chẳẳng đặ
đặng
đừng
Những vấn đề sức khỏe - y tế cũng được các nhà báo Tuổi Trẻ đề cập đến.
Những người bệnh nghèo mỏi mòn vì gánh nặng giá thuốc bất hợp lý (Gi
Giáá thu
thuốốc lại tăng:
Mệt mỏi với… lời hứa – Lan Anh, ngày 6/4/2007). Bài viết trình bày những quyết định
của Nhà nước nhằm giải quyết tình trạng giá thuốc tăng. Tác giả thông qua việc trình bày
các nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc tăng giá thuốc để nói lên sự bất lực của
chính quyền. Tác giả viết: “Giá thuốc là một trong những vấn đề nhạy cảm với người dân,
nhất là người bệnh nghèo” dù Chính phủ có hỗ trợ nhằm bớt cơn “sốt” giá thuốc thì
những hỗ trợ đó chỉ như “muối bỏ bể”, “Có lẽ người dân đã thật sự... mệt mỏi và hết kiên
nhẫn trước lời hứa về chuyện xử lý giá thuốc tăng!”. Và những chính sách y tế chưa hợp
ủng qu
ủng túi!
lý như trong bài viết “Th
Thủ
quỹỹ và… th
thủ
i!”” của nhà báo Kim Sơn. Từ việc bội chi
nguồn quỹ bảo hiểm y tế thì Luật bảo hiểm y tế cũng được quy định lại và đó là nỗi lo
mới của người dân. Bài bình luận viết:
“Để thoát gánh nặng bội chi quỹ khám chữa bệnh, Luật BHYT lập lại quy định
cùng chi trả. Cùng chi trả ở mức thấp như cán bộ hưu trí là 5%, với người nghèo phải
cùng chi trả 20% - đặc biệt là người mắc các bệnh hiểm nghèo như suy thận mãn, ung
thư... thì sớm muộn gì cũng sẽ rơi vào bế tắc, đường cùng. Sao nỡ đẩy gánh nặng “thủng
quỹ” vào người nghèo và cận nghèo làm họ “thủng túi”?
Cho dù “thủng túi” của người dân hay “thủng quỹ” BHYT thì bệnh nhân vẫn là
người gánh lấy hậu quả từ sự buông lỏng quản lý của ngành y tế. Chưa kể tình trạng “rút
ruột” BHYT mà báo chí đã nêu thời gian qua, thử hỏi một bệnh viện công của một tỉnh
cũng trang bị đến hai máy CT và hai máy MRI dạng xã hội hóa nên bệnh nhân được chỉ
định chụp càng nhiều càng tốt, càng tăng... nguồn thu cho những người góp vốn! Danh
mục thuốc chủ yếu sử dụng tại bệnh viện (dùng chung cho cả bệnh nhân viện phí lẫn bệnh
ủng qu
nhân BHYT) khi đấu thầu thì không có thành viên nào của BHYT” (Th
Thủ
quỹỹ và…
ủng túi!- Kim Sơn, ngày 12/01/2010).
th
thủ
Từ những lý lẽ vô cùng thuyết phục đánh thẳng vào nguyên nhân “thủng quỹ” tác
giả khiến người đọc nhìn thẳng vào gốc của vấn đề.
25
Nỗi khổ, nỗi lo của người dân ngày càng nhiều, giá cả tăng nhưng chất lượng lại
tụt dốc. Vấn đề bức xúc đó tràn khắp các mặt báo, như chuyện thức ăn chứa chất độc hại
thì nhiều không đếm xuể. “Ăn gì để sống?” là câu hỏi nghe có vẻ khá nhối của người dân
Việt. Hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng được đề cập đến. Như
n gì để sống?
trong bài “Ă
“Ăn
ng?””, tác giả Nguyễn Minh Nhị viết: “Các kết quả làm choáng
váng người đọc và cũng là người tiêu dùng: các sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật quá giới hạn, thuốc bảo quản thực phẩm, thuốc làm dai, làm giòn, làm màu... trên các
sản phẩm làm từ gạo đến cá, tôm, thịt, rau dưa, hành, tỏi, khoai tây, đến cả rau muống là
loại dễ trồng nhất mà cũng không chừa... Vậy biết ăn gì để sống? Từ lâu các thông tin
trên ai cũng biết lai rai, và ai cũng nghĩ rằng “lâu lâu ăn một tô phở có chất bảo quản
hoặc chất làm dai như hàn the, formol... chắc không sao, cơ thể sẽ bài tiết hết” (ngày
26/7/2013). Hay lời nói đùa của một bạn đọc Tuổi Trẻ rằng “ăn cũng chết, không ăn cũng
chết, thôi thà chết độc còn hơn chết đói” nghe sao mà chua chát. Tôi nghĩ mấy ông có
trách nhiệm “chăn dân” nếu có tấm lòng ắt phải quặn đau khi nghe lời nói đùa này”.
Không chỉ thế, trong một bài bình luận khác “Th
Thấấp th
thỏỏm mi
miếếng ăn” (ngày 11/01/2013),
nhà báo nữ Lan Anh cũng bình luận về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: “thực phẩm dơ
vẫn tuồn từ khắp nơi về các kho hàng chuẩn bị ra chợ. Chỉ trong 20 ngày, 10.000 lít rượu
dơ và 10.000 lít nước giải khát dơ đã được phát hiện, nhiều thực phẩm đông lạnh hết hạn
nhưng chưa được hủy, bánh kẹo chứa chất cấm sản xuất ngay tại Hà Nội để đưa về các
chợ cóc, chợ vùng quê... cho thấy dù các bộ trưởng đang quan tâm tới miếng ăn của
người dân, nhưng kết quả kiểm soát thực phẩm lại chưa đạt, thực phẩm vẫn dơ và người
dân vẫn phải nơm nớp lo đến miếng ăn hằng ngày”. Cũng là một thực phẩm tiêu dùng
thiết yếu, “sữa” cho trẻ cũng lâm vào tình trạng như trên. Bài viết “Rối bời với sữa”
(ngày 15/3/2013) của Lan Anh đã vạch trần mặt trái của việc kinh doanh sữa tại Việt Nam,
gây ra nhiều nổi bức xúc cho người tiêu dùng: “giá nhập khẩu của một nhãn sữa sản xuất
nguyên hộp tại Pháp được công khai chỉ 80.000 đồng/hộp, nhập khẩu về VN tính cả thuế
chưa đầy 100.000 đồng/hộp, nhưng giá bán trên thị trường đến 400.000 đồng. Trong khi
đó, việc quản lý chất lượng sữa cũng bối rối hơn bao giờ hết khi sản phẩm vốn quen gọi
là sữa, giờ lại chỉ được gọi là thực phẩm dinh dưỡng công thức có thành phần sữa, một
cái tên vừa dài vừa trúc trắc khó gọi, vừa gián tiếp loại thứ vốn là “sữa” ra khỏi danh
26
mục hàng hóa được Nhà nước quản lý giá. Đó là chưa kể vô số những loại sữa mập mờ
nguồn gốc, công bố là sữa nhập khẩu nhưng thực tế lại sản xuất...trong nước; sữa không
đảm bảo dinh dưỡng; sữa không an toàn vệ sinh thực phẩm... Giá sữa thì luôn tăng, trong
khi chất lượng lại không đúng tiêu chuẩn”. Cùng bàn luận về vấn đề này tác giả Bạch
ng để tr
Hoàn trong bài viết “Đừ
“Đừng
trẻẻ em kh
kháát sữa” (ngày 21/8/2013) đã nêu ra những dẫn
chứng vô cùng thuyết phục cho sự chênh lệch giá sữa giữ giá nhập khẩu và giá bán trên
thị trường quá cao ở Việt Nam: “Sữa Nestle Nan Pro 1 chỉ nhập 3,88 USD/hộp (khoảng
80.000 đồng) nhưng giá bán lẻ lên đến hơn 423.000 đồng/hộp 800g. Tính cả thuế nhập
khẩu, sữa Dumex Gold 3 có giá nhập chỉ 117.000 đồng/hộp 800g nhưng hãng sữa đưa ra
mức giá bán tới 412.000 đồng/hộp”. Giá cao là một nỗi lo thì bây giờ nỗi lo lại tăng gấp
bội khi chất lượng sữa không đủ tiêu chuẩn. Sự việc người tiêu dùng nổi giận được trình
ườ
bày trong bài “Quy
Quyềền lực của ng
ngườ
ườii ti
tiêêu dùng
ng”” (ngày 11/4/2013) của Bạch Hoàn: “trên
mạng xã hội Facebook đã có tới hơn 3.800 người tiêu dùng tập hợp lại để cùng nhau tìm
ra chất lượng thật sự của sữa dê Danlait. Sự việc ồn ào trở lại khi một bản kết quả kiểm
nghiệm chất lượng sữa dê Danlait 1 (dành cho trẻ 0-12 tháng tuổi) của Viện Pasteur
TP.HCM được đăng tải lên các trang mạng đã ngay lập tức được truyền đi với tốc độ
chóng mặt. Chất lượng sữa có vấn đề nghiêm trọng: độ đạm chỉ đạt 4,13%, thay vì mức
12,8% như công bố trên nhãn hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm (trụ sở tại Hà Nội,
chủ thương hiệu Danlait). Thêm nữa, hàm lượng kali và natri vượt mức cho phép nhiều
lần so với tiêu chuẩn của Codex”.
“Thời sự và Suy nghĩ” đã đưa vấn đề đi sâu hơn bằng những lời lẽ đầy thuyết
phục của mình. Nhu cầu cuộc sống càng cao, thì chất lượng cuộc sống cũng phải được
đáp ứng đồng thời. Sức khỏe con người là cái vốn quý cần được đảm bảo thế nhưng từ
miếng ăn, thức uống, nhu cầu vốn có lại đang là mối đe dọa đến nó. Cũng như sữa là vốn
thiết yếu cung cấp dinh cưỡng cho trẻ thì vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng cho
việc phòng ngừa bệnh ở trẻ. Nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng của dịch vụ vắc xin
ủng
được đề cập khá gay gắt trên các báo và Tuổi Trẻ cũng thế. Trong bài viết “Ti
Tiêêm ch
chủ
th
thêêm… bất an
an”” (ngày 11/5/2013) tác giả Lan Anh bàn luận về vụ “nghi vấn “ăn bớt”
văcxin ở phòng tiêm chủng của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội”. Nóng hơn là việc
“Năm em bé ở Quỳ Hợp (Nghệ An) tử vong hồi tháng 12-2012. Đầu năm nay thêm một
27
em bé ở Gia Lâm (Hà Nội) liên quan đến việc tiêm phòng văcxin Quinvaxem. Mới nhất là
trường hợp ba trẻ sơ sinh chết cùng lúc ngay sau khi tiêm văcxin ngừa viêm gan siêu vi B
ng để các bà mẹ hoang
ở Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị) hôm 20-7” (Đừ
Đừng
mang- Lê Đức Dục, ngày 24/7/2013). Vắc xin Quinvaxem là loại vắc xin đã bị dừng sử
dụng ở một số nước, “Trong khi người ta đang cân đong đo đếm ở chỗ Quinvaxem là
văcxin viện trợ không hoàn lại - có giá thành thấp dưới 100.000 đồng/mũi (tiêm miễn phí,
ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ do HIB) - so với loại
văcxin dịch vụ “5 trong 1” đang có trên thị trường ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn
ván, bại liệt, viêm màng não mủ do HIB - giá xấp xỉ 600.000 đồng/mũi... thì hơn 1 triệu
gia đình có trẻ phải đi tiêm chủng nơm nớp lo sợ cái họa từ trên trời rơi xuống của văcxin
này. Không chỉ các bà mẹ mà nhân viên y tế trực tiếp tiêm chủng cũng trong tâm trạng
phập phồng, “ăn không ngon ngủ không yên” vì lỡ xảy ra một ca tai biến nào đó coi như
“lãnh đủ”, thậm chí đã có trường hợp bị ám ảnh, ân hận suốt đời” (Tạm dừng sử dụng
vắcxin Quinvaxem, một quy
nh mu
quyếết đị
định
muộộn màng!
ng!- Kim Sơn, ngày 6/5/2013). Ẩn sau
những bài bình luận là nhiều hiện trạng đáng phê phán vì trục lợi cá nhân mà bán rẻ mạng
sống con người. Và người dân luôn là người hứng chịu tất cả, nhưng họ vẫn mong chờ, hy
vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn: “Hàng triệu người, trong đó đa số là phụ huynh có
con nhỏ, đang hồi hộp chờ đợi xen lẫn lo lắng khi văcxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ được
tiêm trở lại. Chờ đợi là bởi con trẻ cần được bảo vệ, nhưng lo lắng thì không đáng có bởi
nó liên quan đến sức khỏe, thậm chí sinh mạng con người, không phải chuyện sai có thể
sửa” (Mong có vắc xin an to
toààn – Bích Dậu, ngày 20/6/2013).
Còn rất nhiều vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân
mà chúng tôi không thể đề cập hết. Tất cả đã được các tác giả chuyển tải bằng bài viết đầy
tâm huyết, bức xúc, khuấy động trách nhiệm và kiếm tìm giải pháp…Bài viết dạng đề tài
này có số lượng khá lớn, do đây là những vấn đề gần gũi liên quan trực tiếp đến đời sống
hàng ngày của người dân, được sự quan tâm của nhà báo và công chúng.
ống tham nh
ũng, ti
2.4. Vấn đề ch
chố
nhũ
tiêêu cực, lãng ph
phíí
Chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… luôn là những đề tài nóng xuyên suốt
của mục “Thời sự và Suy nghĩ” trên Tuổi Trẻ trong suốt thời gian qua. Đây là vấn đề lớn
mà tất cả các lĩnh vực xã hội mà nhất là lĩnh vực chính trị luôn mắc phải. Hiện nay các
28
hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra những thất thoát, mất mát to lớn cho đất
nước ta. Nó đã đâm rễ ăn sâu vào máu của không ít người trong chúng ta. Chính vì thế mà
việc đánh thức nhân cách, đánh thức trách nhiệm của con người là một nhiệm vụ quan
trọng của mảng bình luận có nội dung này.
Đề cập tiêu cực trong các công trình xây dựng cơ bản, tác giả Diệp Văn Sơn có
“Ch
Chạạy – rút ru
ruộột – chung chi – ch
chạạy…”
…”. Người viết bình luận về vấn đề: “Để chung chi
cho công đoạn chạy hay quyết toán nghiệm thu công trình chỉ có biện pháp duy nhất là
rút ruột công trình hoặc tạm ứng trước rồi rút ruột sau. Nhiều công trình rút ruột đến
40% tổng giá trị như các công trình xây cầu, làm đường quốc lộ vừa qua đã bị phanh
phui, thí dụ một công trình ở Bình Thuận bị rút ruột 600 tấn xi măng... Còn đâu là chất
lượng công trình. Để dễ thắng thầu, các nhà thầu không cần quan tâm đến giá trị đích
thực của công trình. Họ sẵn sàng bỏ thầu thấp, liên minh chia địa bàn... giá nào cũng
nhận làm, thắng thầu sẽ tính kế rút ruột sau; rút ruột sẽ chung chi cho các khâu giám sát,
nghiệm thu, giám định quyết toán công trình... Tất cả sẽ do chung chi hóa giải hết”. Tác
giả Lê Xuân Tịnh thì đề nghị dứt khoát “Hãy cắt bỏ ung nh
nhọọt!
t!”” khi nói về thực trạng mãi
lộ: “Cái gì ở ngoài đường?”. Đó là “2 triệu đồng cho một giờ thổi còi!” Câu trả lời đã
được phóng viên báo Tuổi Trẻ thay mặt người dân một lần nữa đặt ra và yêu cầu Bộ
Công an, Chính phủ phải giải quyết tận gốc! “Chi phí cho vận chuyển một container từ
Sài Gòn đi Vũng Tàu lại cao hơn Vũng Tàu đi Singapore!”. Thủ tướng Phan Văn Khải đã
nhận được ý kiến này trong chuyến công tác Singapore vừa qua! Tại sao? Ai chịu trách
nhiệm? Thủ tướng đặt ra mà chưa thấy ai ở cấp dưới trả lời?”. Nhiều vấn đề tiêu cực
khác lần lượt được đưa ra ánh sáng để công chúng cùng bàn luận như việc “Làm gi
giảả, ăn
th
thậật” từ “loại nhân sự, nhân công làm giả - ăn lương thật ở nhiều cơ quan công quyền và
đơn vị quốc doanh; khiến những người trẻ có năng lực, có tài nhưng đơn thương độc mã,
lý lịch thiếu “thế thần” cũng vất vả để chen chân với những cậu ấm, cô chiêu có mang
trong người những lá bùa hộ mệnh là những lá thứ tay gửi gắm”. Đây là một thực trạng
có vẻ như quá quen thuộc nhưng luôn mang tính thời sự. Ta có thể nhận định rõ vấn đề
ức của nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương – Nguyễn Đình
qua bài viết Tr
Trịị “ch
chạạy” ch
chứ
Hương. Người viết trình bày tính phổ biến của căn bệnh “chạy chức, chạy quyền”: “nơi
nào cũng có, cấp nào cũng có, trung ương cũng có, địa phương cũng có, tỉnh có, huyện
29
có, các bộ, ngành đều có…” với nhiều hình thức chạy “bằng tiền mặt, bằng cây cảnh,
tranh quý, bằng du lịch nước ngoài… 100 triệu đồng chưa là cái gì, tôi biết có những
trường hợp “chạy” lớn hơn nhiều”.
Hay ở mặt khác, bàn về vấn đề tham nhũng Nguyễn Ngọc Điện viết: “Tham
nhũng vẫn tràn lan ở mọi ngành, mọi cấp, trong mọi lĩnh vực, bất chấp nỗ lực của các
giới, các tầng lớp, thành phần xã hội, của quần chúng nhân dân. Thậm chí có nghi vấn
trong chính hệ thống cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng, tệ nạn này cũng
không tha. Đó là một thực tế ai cũng nhìn nhận”. Ông nhấn mạnh vào việc tìm bằng
chứng tham nhũng: “Chống tham nhũng bằng cách đẩy trách nhiệm chứng minh cho
người tố cáo, nói chung, người dân, xã hội, là không ổn. Đơn giản, việc tham nhũng
thường diễn ra ở những góc khuất và không ồn ào, người ngoài khó phát hiện. Vả lại,
quan chức là người có quyền thế, có khả năng huy động lực lượng, phương tiện để trấn
áp những ai muốn chống lại mình. Không được chuẩn bị tốt về chứng cứ, về thực lực và
không vững vàng mà lại đứng ra cáo buộc một quan chức là tham nhũng, người cáo giác
dễ thua cuộc. Không chỉ thua, người tố cáo tham nhũng còn đứng trước nguy cơ nhận
đòn phản công, có khi phải chịu hậu quả thiệt hại thảm khốc cho bản thân, gia đình”. Từ
những nguyên do đó mà việc chống tham nhũng trở nên khó khăn, nguy hiểm.
Từ những bài bình luận ta có thể thấy được những sự thật đắng lòng, điều mà
người viết muốn gửi gắm về những căn bệnh nan y này cần có những liều thuốc mạnh
hơn để “diệt cỏ tận gốc” không thể để chúng cứ ngày một lan rộng ăn mòn nhân cách con
người như hiện nay.
Không chỉ thế, lãng phí cũng đang trở thành một vấn nạn lớn ở Việt Nam. Bí thư
Thành ủy, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội – ông Phạm Quang Nghị nói về vấn đề này như
sau: “Lãng phí đang là vấn đề rất lớn với xã hội hiện nay, gây tốn kém tiền bạc, thậm chí
còn hơn cả tham nhũng và chúng ta khó có số liệu chính xác. Cử tri, nhân dân bất bình
với tình trạng lãng phí, nhưng cũng giống như tham nhũng, mặc dù tích cực phòng chống
Đừ
ng phung ph
mà kết quả mang lại vẫn chưa được như mong đợi” (Đừ
Đừng
phíí ti
tiềền của dânPhạm Quang Nghị, ngày 7/6/2013).. Còn theo bài bình luận “Lãng ph
phíí công sở” (ngày
17/6/2004) nhà báo Lê Văn Nuôi bày tỏ: “Nếu những vụ phá án tham nhũng, tố cáo mãi
lộ dễ gây bức xúc lòng dân và náo động công luận; thì tệ lãng phí lại âm thầm gặm nhấm,
30
hủy hoại tài sản quốc gia hoặc thu vén thành tài sản cá nhân, đơn vị, thực chất cũng là
một dạng tham nhũng nhưng lại ít bị phát hiện, ít được quan tâm phanh phui tới nơi tới
chốn. Bởi nó được che chắn bởi danh nghĩa công tác của bộ này, sở nọ, hay bởi “thế
thần” của những vị đứng đầu các cơ quan, đơn vị này”. Ông đưa ra những bằng chứng
thực tế làm chúng ta không khỏi giật mình và xót ruột: “Tuổi Trẻ hôm qua 16-6 đưa tin:
“Hà Nội sẽ thu hồi nhà, đất thuê của TP sử dụng sai mục đích”. Trong hơn
500.000m2 diện tích nhà đất từ quĩ nhà chuyên dùng được các cơ quan, tổ chức trên địa
bàn thủ đô thuê sử dụng sản xuất, kinh doanh, làm trụ sở, nhưng qua kiểm tra có đến
44,9% tự động phân cho cán bộ, nhân viên làm nhà ở; 33,9% tự ý chuyển nhượng hoặc
cho đơn vị khác thuê...”. Không dừng lại ở đó, lãng phí của công ngày càng lan rộng trên
hầu hết các lĩnh vực đời sống, nhất là những mảng nào liên quan đến sức khỏe mạng
sống con người thì ở đó lãng phí, tiêu cực càng mạnh. Đây là những con số cho thấy độ
“khủng” của việc lãng phí ở Việt Nam trong việc chống cúm: “chi 115 triệu USD (trong
đó nguồn tài trợ quốc tế trên 78 triệu USD, Chính phủ VN trên 36 triệu USD), với
phương án cần chi trên 17 triệu USD khi dịch chưa xuất hiện và khi dịch bắt đầu lây lan
từ người sang người thì cần đến trên 97,7 triệu USD” …. “quả là một con số “gây sốc”
Ch
ưng
… xin đừ
ng lãng ph
và đầy ấn tượng của Bộ Y tế” (Ch
Chốống cúm, nh
như
ng…
đừng
phíí – Kim Sơn, ngày
8/5/2013). Tác giả nhìn nhận đánh giá vấn đề ở một mặt khác, ông viết: “VN là quốc gia
có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống dịch và là nước đầu tiên khống chế thành công
dịch SARS (2003) - một điển hình. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những
những đợt chống dịch trước đây từ cấp trung ương đến từng địa phương, từ việc mua sắm
xe cứu thương đến cơ số thuốc, trong đó có Tamiflu dùng không hết, khẩu trang, hóa
chất... đặc biệt trong đợt chống cúm A/H1N1 năm 2009. Vào khoảng tháng 4, tháng 52009 khi mà Tổ chức Y tế thế giới báo động dịch ở mức 5 rồi lên mức 6 - mức cảnh báo
đại dịch trên toàn cầu..., truyền thông dồn dập đến mức các cơ quan, các hộ gia đình
chạy mua Chloramine B, dung dịch rửa tay sát khuẩn, khẩu trang chứa than hoạt tính dày
cộp... Báo động qua đi, nhưng lãng phí, tốn kém đọng lại và có thể nói đọng lại cả trong
một số cơ quan, hộ gia đình. Nhìn chung đó là lãng phí của cả xã hội”. Một cái nhìn mới
cần được nhận diện sớm cho các cơ quan chức năng khắc phục. Chuyên mục “Thời sự và
Suy nghĩ” đã bình luận rất nhiều đến nạn lãng phí trên nhiều lĩnh vực từ việc lãng phí của
31
Bộ Giáo dục và Đào tạo chi mất: “115.000 USD kinh phí tổ chức, chưa kể tiền đi lại, lưu
trú theo chế độ nhà nước mà còn là nỗi vất vả của cả nghìn cán bộ chủ chốt ở các trường,
hàng trăm cán bộ phục vụ khác phải lặn lội tàu xe giữa những ngày hè nóng bỏng” khi
mở cuộc tập huấn cán bộ (Ti
Tiêêu ti
tiềền ki
kiểểu ấy nên kh
khôông? – Ngọc Hà, ngày 3/6/2013). Đến
việc lãng phí chi tiêu ở các hội nghị như ông Phạm Quang Nghị bày tỏ trong bài viết
ng phung ph
“Đừ
“Đừng
phíí ti
tiềền của dân” (ngày 7/6/2013): “rất nhiều hội nghị lúc ra về thì nhận
được cái túi xách, khi đựng cái áo, lúc đựng chiếc mũ mềm hoặc quyển sách... Từ đại
biểu cao cấp đến người bình thường dự hội nghị ra về với cái túi xách ấy thì hình ảnh
cũng không được lịch sự, sang trọng gì, có khi người nhận quà về cũng không sử dụng
vào việc gì cả, mà kinh phí để tổ chức hội nghị, mittinh lại tăng lên”.
Dù luôn đau đáu, với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhưng điều đáng trân
trọng là các ngòi bút đã không dừng ở chỗ chỉ nêu thực trạng tiêu cực mà đã luôn dẫn
“thời sự” và “suy nghĩ” theo những chiều hướng tích cực: đưa mặt sáng để so sánh với
Ổ bánh mì của
những bóng tối tiêu cực, hiến kế khắc phục. Như nhà báo Bùi Thanh với “Ổ
ng
Đả
Đảng
ng”” (ngày 26/10/2006), đó là tấm gương kiên trung liêm khiết của ông Phạm Văn Xô:
“Ngày xưa, một ổ bánh mì của Đảng cũng không dám ăn, dù bụng đói. Hơn 60 năm sau,
cũng chính con người ấy đã trả lại cho Nhà nước miếng đất 4.000m2 khá đẹp tại
TP.HCM, rồi chọn lấy một chỗ ở bình thường, như dân thường… Gấp sách lại, tôi nhớ
mãi một chi tiết nhỏ: vào thời trẻ, ông Hai Xô đã từng đi bán bánh mì để lấy tiền góp vào
quĩ hoạt động của Đảng. Có lúc đói quá, nhưng ông vẫn nhất định không ăn dù chỉ một ổ.
ng vua
Ông tâm sự: sợ mình ăn xong rồi không có tiền bù lại…”. Hay trong bài viết “Ô
“Ông
kh
khôông đi chuy
chuyêên cơ” (5/2/2004), tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã ca ngợi một tấm gương điển
hình mà các quan chức Việt Nam cần học tập. Theo bài viết thì Thụy Điển là một nước
có thu nhập bình quân đầu người cao nhất hành tinh thế mà gia đình hoàng gia và cả các
quan chức cấp cao lại đến thăm chính thức nước ta bằng một chuyến bay thương mại bình
thường, được hỏi thì một nhà ngoại giao Thụy Điển cho biết: “Hoàng gia của chúng tôi
là mẫu mực của sự tiết kiệm và giản dị. Chi tiêu của hoàng gia do quốc hội quyết định”.
Không chỉ thể, tác giả bài viết còn dẫn chứng thêm việc cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
sang thăm Thụy Điển, được nhà vua tiếp và mời cơm: “Bữa ăn chỉ có ba món: xúp, một ít
xà lách, món chính là vịt trời mà nhà vua vừa đi săn được và món tráng miệng. Thủ tướng
32
kể lại phải ăn hết các món thì mới đủ no. Nhà vua Thụy Điển nói: “Đất nước chúng tôi
rất quí trọng Thủ tướng, đại diện cho nhân dân VN. Bữa tối hôm nay cũng thể hiện sự quí
trọng đó nhưng không cần quá nhiều. Chúng tôi phải tiết kiệm để có thể giúp đỡ các nước
khác, trong đó có đất nước VN”. Phải chăng đây mới chính là giải pháp gốc để cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực có kết quả. Lạc quan hơn, với “Trong tin xấu có điều
tốt” (ngày 5/12/2008) GS.TS. Trần Ngọc Thơ khẳng định khi một số vụ án tham nhũng
lớn được đưa ra ánh sáng thì “càng thúc đẩy chúng ta quyết tâm hơn với phòng chống
tham nhũng”.
Dễ thấy đằng sau bút lực của các tác giả - nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo,
nhà báo… có tầm ấy là những tấm lòng luôn thương yêu, thao thức với đất nước, với cuộc
đời và với con người.
2.5. Vấn đề gi
áo dục và đạ
ườ
giá
đạoo đứ
đứcc con ng
ngườ
ườii
Những bài viết trong phần này tập trung vào chuyện học đường, chuyện giáo dục,
chuyện làm người… Tập trung không chỉ vì đây là những vấn đề liên quan đến hàng triệu
người, thu hút mạnh tâm trí của cả xã hội, nhất là những người trẻ, mà quan trọng hơn là
phần lớn trong số đó đã trở thành những căn bệnh mãn tính gây nhức nhối dài lâu, dù đã
sớm được nhận diện mà vẫn chưa trị dứt: chạy trường, thi thuê, lãng phí nhân tài, gian dối
trong thể thao, tiêu cực trong tuyển dụng, những bất cập trong dạy và học, cùng những
vấn đề đạo đức liên quan đến phẩm chất, giá trị con người…
Chất lượng giáo dục luôn là điểm nóng của dư luận xã hội vì nó liên quan đến
mọi gia đình. Vướng mắc lớn nhất hiện nay của chúng ta chính là thiếu một khái niệm
chất lượng và một hệ thống thang đo chất lượng chính xác và đáng tin cậy cho nền giáo
dục Việt Nam. Không định nghĩa và có tiêu chí rõ ràng thì không thể đo được chất lượng.
Chính điểm yếu này dẫn đến cái bế tắc và không thỏa đáng trong các tranh luận và phê
phán chất lượng giáo dục hiện nay. Cụm từ “bệnh thành tích” xuất hiện không chỉ nói về
hiện trạng kết quả thi cử cao trong ngành Giáo dục mà là tình trạng chung trong hoạt động
ở tất cả lĩnh vực. Nó có nhiều biểu hiện từ việc thi thuê, thi hộ để có thành tích cao đến
ườ
việc mua bằng cấp (Ti
Tiềền kh
khôông mua đượ
đượcc con ng
ngườ
ườii tử tế! – Bùi Thanh, ngày 9/7/2003;
Ch
Chạạy theo th
thàành tích bằng mọi gi
giáá – Duyên Trường). Ngoài ra, còn những vấn đề về vấn
đề dạy và học hiện này ngày càng được quan tâm như chuyện “Ngh
Nghỉỉ hè ba th
thááng: nên
33
kh
khôông?
ng?”” khi mà chương trình học - áp lực học hành, thi cử đè nặng lên tâm lý cả học sinh
lẫn các bậc phụ huynh: “Nỗi lo sợ sau ba tháng hè con sẽ ít nhiều quên mất vốn kiến thức
cộng với mối lo con có thể sa vào những cạm bẫy tệ nạn nếu cứ rong chơi đã khiến không
bậc cha mẹ nào an tâm với việc không cho con đi học văn hóa dịp hè. Và cứ như vậy, như
một vòng luẩn quẩn, chuyện học thêm, dạy thêm không sao giải quyết được” (Hoàng
Tuyết, ngày 30/6/2005). Vấn đề khiến nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ nhằm tìm một
biện pháp phù hợp nhất, tốt nhất cho con em mình, bài viết đưa ra những so sánh ngầm
khi liệt kê các kì nghỉ của các nước khác như Nhật với 3 kì nghỉ giữa học kì, Úc mỗi năm
có bốn kì nghỉ, Anh cũng có 4 kì nghỉ. Mặc dù số lượng kì nghỉ các nước nhiều hơn so
với Việt Nam song không có nước nào có kì nghỉ dài như kì nghỉ hè Việt Nam. Theo tác
giả Hoàng Tuyết, Việt Nam nên học tập các nước khác trong việc tạo điều kiện vừa học
vừa chơi – một môi trường hoạt động mới cho học sinh nước nhà, điều đó sẽ bổ ích hơn là
việc nghỉ hè 3 tháng dài đằng đẵng và mệt mỏi trong chuyện học thêm mãi. Và chuyện
học luôn “nóng” lên trước các đợt thi tốt nghiệp hay đại học, cao đẳng. Học sinh và cả
giáo viên cố gắng “nhồi” chữ trước ngày thi được ví như việc nhồi thức ăn ở các trại nuôi
ươ
ng “đà
n ng
ngỗng (Th
Thươ
ương
“đàn
ngỗỗng
ng”” – Giáng Hương, ngày 6/6/2010). Trong suốt chiến dịch
“nhồi” chữ, giáo viên – người chăn ngỗng cố cung cấp thật nhiều thức ăn – kiến thức cho
học sinh – đàn ngỗng phải cố gắng nhồi nhét lượng thức ăn khổng lồ đó, tiêu hóa được
hay không thì còn tùy con ngỗng. Khối lượng học quá tải ngày càng trở thành nỗi bức xúc
cho cả người dạy và học. Người dạy thì bực bội “có thế cũng không hiểu, có thế cũng
không thuộc” còn “đàn ngỗng” thì “sao ác thế, bài nhiều thế”. Tâm lý thường trực là thế,
bực tức khó chịu là chuyện nhất thời nhưng lo lắng, thương cho “đàn ngỗng” lại là
chuyện khiến giáo viên luôn phiền lòng. Không những thế, bài báo còn nêu lên một thức
trạng học thuộc lòng – “học vẹt” mong chờ “trúng tủ” của học sinh hiện nay. Một câu nói
hài cười ra nước mắt của một giáo viên dạy Sử: “Mình nhồi cho nó nguyên con voi nhưng
quên phần lông voi, ai ngờ người ta cho phần lông voi!”. Chuyện vui, chuyện buồn trong
mùa thi phải được quan tâm nhiều hơn, không chỉ những người trực tiếp liên quan đến vụ
việc mà ngay cả các cơ quan chức năng cũng phải nhìn nhận và xem xét lại vấn đề, học
ư ni
sinh không thể “nhồi” như “đàn ngỗng” thế này nữa. Theo bài viết “Nh
Như
niềềm tin kh
khôông
tắt” của Ngọc Hà (ngày 4/7/2013) thì “giáo dục ĐH phải gánh nhiều trách nhiệm từ hệ
34
lụy của nền giáo dục phổ thông quá nhiều bất cập”. Những người có trách nhiệm cần có
sự công tâm, nghiêm túc để đảm bảo cho sự hy sinh, những giọt mồ hôi nước mắt của các
bậc cha mẹ không đổ sông đổ bể vì họ đặt trọn niềm tin tương lai con cái vào việc học ấy.
Giáo dục nên có sự thay đổi mình. Đó là vấn đề được đề cập trong một số bài viết của
ng đề mạnh ai nấy ch
“Thời sự và Suy nghĩ” như “Đừ
Đừng
chạạy” của nhà báo Ngọc Hà bức xúc
trước “Câu chuyện một sinh viên đã gần hết hạn đào tạo trình độ cao đẳng mà vẫn chưa
thể tốt nghiệp, không hoàn thành được môn báo cáo thực tập vì trường không có lớp,
cũng không có thầy hướng dẫn. Nỗi chua xót có thể tay trắng sau nhiều năm học của sinh
viên này có cách nào bù đắp được?” (ngày 28/6/2013). Những bất ổn nội tại, môi trường
giáo dục vì lợi nhuận ở các trường dân lập cũng như đạo đức lương tâm người nhà giáo bị
mai một khiến cho không chỉ cho một sinh viên trên mà cả hàng ngàn sinh viên Việt Nam
lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Chữ “nghiêm” trong giáo dục và quản lý giáo dục
u vào” y khoa (Bs. Đỗ
đang bị lung lay, kỉ cương lỏng lẽo để rồi mạnh ai nấy chạy. “Đầ
“Đầu
Hồng Ngọc, ngày 26/2/2007) là bài bình luận hay, phân tích những khía cạnh bất cập của
“đầu vào” y khoa. Theo bài viết, người thầy thuốc không chỉ quan trọng những kĩ năng,
kiến thức y khoa mà còn phải có lòng nhân ái. Ở các nước khác như Mĩ, Canada, Singapo
việc tuyển chọn đầu vào rất kĩ lưỡng, nhằm khảo sát các kiến thức khoa học liên quan đến
ngành y mà còn nhằm kiểm tra cả những năng lực khác; trong khi đó, ở Việt Nam hiện
nay việc tuyển chọn đó chỉ thông qua ba môn thi đại học toán, hóa, sinh. Nó chưa đánh
giá hết được tư cách cần thiết cho một người thầy thuốc tương lai. Cũng như thế, không
phải chỉ có năng lực là đủ mà tất cả ở bất kì lĩnh vực nào cũng cần một người vừa có năng
lực và vừa có đạo đức “người có tài mà không có đức cũng là người vô dụng”. Tuyển
chọn cho “đầu vào” y khoa là thế vậy tuyển chọn người làm việc nước thì thế nào? Trong
ườ
bài viết Tuy
Tuyểển ch
chọọn ng
ngườ
ườii làm vi
việệc nướ
ướcc của giáo sư Trần Văn Thọ (ngày 3/3/2007),
đầu bài viết ông đã nhận định: “Người tự trọng biết hổ thẹn với lương tâm chính mình
trước những chuyện bất chính”. Theo ông, việc tổ chức thi tuyển để chọn người tài đức ra
giúp việc nước thì “ngoài các môn chuyên môn, đến luật pháp và tổ chức hành chánh, còn
phải bao gồm các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử, triết học,… để đảo bảo cho người làm
quan có một tầm văn hóa nhất định”. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần công khai,
minh bạch hóa trong việc tuyển chọn người ứng cử. Việc đào tạo đã gặp nhiều bất cập thì
35
“Cầu hi
u ph
việc tuyển dụng thu hút nguồn lực lại là một vấn đề nan giải (“
hiềền” đâ
đâu
phảải ch
chỉỉ
ng cao – Võ Văn Thành, ngày 19/6/2013) một khi việc chạy chức chạy quyền còn
lươ
ương
hoành hành thì tài năng không dễ có trong bộ máy nhà nước. Suy ra nhà nước cần có
nhiều đãi ngộ đặc biệt hơn nữa để khuyến khích, thu hút nhân tài, tạo môi trường học tập
và làm việc tích cực hơn nữa cho người có năng lực.
Xã hội ngày một hiện đại thì con người sẽ sống có văn hóa, văn minh, nhưng có
vẻ hiện thực đi ngược hẳn lý thuyết. Theo các bản tin trên cả báo in, báo điện tử, cả truyền
hình thì độc giả dễ dàng bắt gặp những lối ứng xử “vô cùng văn hóa” của một bộ phận
người ngày nay. Điều đó làm dấy lên những câu hỏi về nhân cách, giá trị con người ngay
trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”. Hàng loạt bài viết phản ánh vấn đề đạo đức được
ời ơi!
đưa ra trước công chúng như: “Ố
“Ốii gi
giờ
i!”” (ngày 16/6/2013) của Nguyễn Quang Thân là
tiếng thét của những tên trộm chó khi bị dân chúng đánh hội đồng cho đến chết; Báo
ng văn hóa cư xử (ngày 28/5/2013) của luật sư Trần Hồng Phong là tiếng còi báo
độ
động
động cho một kiểu “bộ mặt xã giao” thiếu nụ cười, thiếu hòa nhã, biểu hiện của sự xuống
cấp về văn hóa của con người; Dẹp cái ki
kiểểu ứng xử “bi
biếết tao là ai kh
khôông?
ng?”” (ngày
3/5/2013) của giảng viên Lê Minh Tiến là sự bức xúc về cách ứng xử hồ đồ, xem thường
luật pháp của ông Nguyễn Văn Hùng “điều khiển ôtô vi phạm luật giao thông ở Đồng Nai
và khi bị ngăn chặn, mời vào văn phòng công an làm việc đã dùng lời nói thô tục và đe
dọa lực lượng công an là một trong những điển hình của lối hành xử theo kiểu “biết tao là
ai không”, qua đó lên án những người cậy chức cậy quyền xem thường pháp luật hành xử
ững vụ án cu
ngô nghê thiếu văn hóa; Nh
Nhữ
cuồồng yêu (ngày 17/4/2013) của tác giả Phạm Duy
Nghĩa là nén hương cho người quá cố cũng như là lời cảnh tỉnh cho con người nên vun
đắp, giữ gìn yêu thương cũng như nhân cách con người trong tình yêu;… Xã hội ngày
một xấu xa hơn nhưng bằng ngòi bút của mình những người làm báo vẫn đang cố gắng
thắp lên những tia hy vọng về sự tốt đẹp của con người. “Cuộc sống nhan nhản những
chuyện đời thường bất nhẫn, bạo lực khiến tâm hồn con người dễ chai sạn, cằn khô…Sự
tàn tật của tâm hồn giữa một thế giới công nghệ ồn ã. Trong một xã hội loang loáng đổi
thay, giữ được một cảm hứng thơ rất khó…” (Đờ
Đờii kh
khôông cằn kh
khôô – Lưu Đình Triều,
ngày 23/6/2013) nhưng qua sự kiện 10.000 bài dự thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên trên
Facebook đã làm tác giả thay đổi suy nghĩ, nhiều cảm xúc kỉ niệm đã được ông thể hiện
36
ngay trên mặt báo. “Cuộc sống luôn khát khao cái đẹp, cái đẹp hãy còn hiếm, cái xấu hãy
ườ
ng hi
còn nhiều” (Điều bình th
thườ
ường
hiếếm hoi – Đặng Đại, ngày 13/5/2013)…
Vì vậy, bất chấp điệp khúc “biết rồi khổ lắm nói mãi”, những cuộc “đào bới” của
những người cầm bút, người hoạt động xã hội, người trong cuộc, bậc trí thức…vẫn tiếp
tục không ngừng với trách nhiệm công dân, nhằm góp thêm, góp nữa một cách nhìn, một
cách lý giải, một câu trả lời. Hơn hết là nhằm thể hiện một thái độ thúc đẩy những đổi
thay vì những giá trị mang tên con người: niềm tin, hạnh phúc, sự tử tế, lòng trung thực, ý
thức giá trị bản thân…
Và sâu xa bên trong là những kỳ vọng cháy bỏng vào tuổi trẻ, vào sức mạnh của
gia đình và học đường; là những đòi hỏi tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, với hệ
thống tuyển chọn và sử dụng nhân lực, với chiến lược và chính sách quốc gia cho sự phát
triển bền vững của đất nước, bắt đầu từ sự phát triển bền vững của đất nước, bắt đầu từ sự
phát triển bền vững của cá nhân, đó là bài toán nguồn lực con người ở tầm vĩ mô.
ộc lĩnh vực kinh tế và môi tr
ườ
ng
2.6. Vấn đề thu
thuộ
trườ
ường
Từ nhiều năm qua, đồng hành với sự phát triển của đất nước, mảng kinh tế tiếp
tục là một trong những lĩnh vực nóng trên mặt báo Tuổi Trẻ. Đặc biệt, thể loại bình luận
thông qua chuyên mục “Thời sự & Suy nghĩ” đã thu hút khá nhiều cây bút trong và ngoài
nước, từ những chuyên gia đầu ngành như: tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tiến sĩ Nguyễn Sĩ
Dũng, tiến sĩ Trần Thượng Tuấn… đến các nhà báo gắn bó nhiều năm ở Tuổi Trẻ như:
Huỳnh Sơn Phước, Bùi Thanh, Xuân Trung, Cẩm Hà, Như Hằng…
Mỗi bài viết là một cách đặt vấn đề khác nhau nhưng tựu trung đều bắt mạch từ
những nhịp đập thời sự của cuộc sống kinh tế hàng ngày. Phản ánh một thời kì nền kinh tế
chuyển mình để chuẩn bị cho sân chơi hội nhập toàn cầu, thông qua việc Việt Nam trở
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đang đứng trước
nhiều thách thức. Nhưng đó là những thách thức lạc quan của quá trình hội nhập, phát
triển.
Đó là câu chuyện đề cao ý thức dùng hàng nội và lên án tâm lý sính ngoại của
một bộ phận người tiêu dùng qua bài viết: “Hãy mua hàng Vi
Việệt Nam!
Nam!”” (ngày 13/8/2013)
ườ
của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng; hay như bài viết Nh
Nhảảy tango ph
phảải có hai ng
ngườ
ườii (ngày
23/6/2005) của Cẩm Hà đã cảnh cáo được cái “được và mất” khi Việt Nam gia nhập
37
WTO. Đặc biệt, trong một bài viết đánh dấu sự kiện ký kết thỏa thuận đàm phán song
phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày 31-5-2006, tác giả Cẩm Hà đã đặt vấn đề: “Cánh
cửa vào WTO sắp mở ra … Cái “được”, nếu phải suy nghĩ, chính là tinh thần cải cách và
mở cửa của một đất nước từng suýt lâm vào khủng hoảng bởi đóng cửa và trông chờ vào
các khoản viện trợ. Gia nhập WTO nghĩa là các nhà lãnh đạo Việt Nam không quay lưng
lại với toàn cầu hóa, không từ chối cải cách và mở cửa”.
Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức
cạnh tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia,
hay bất kỳ dân tộc nào. Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các
nước phải xé bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị
trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước
đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (về chất lượng và giá cả). Nhưng làm sao và làm
thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta hiện nay đang là vần đề hết sức
nan giải và có thể nói là đầy khó khăn, đang được nhiều người quan tâm. Đó cũng chính
là lý do vấn đề này được đề cập thường xuyên trong một thời gian khá dài, và vẫn còn
mang tính thời sự đến bây giờ.
Và cái hậu WTO hai năm sau đó, Việt Nam đã thực sự đón nhận những luồng
vốn khổng lồ. Trong đó chỉ riêng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Việt
Nam năm 2008 đã đạt trên 64 tỉ USD, còn vốn ODA số đăng kí cũng đạt hơn 5 tỉ USD.
Nói như vậy có thể thấy rằng cái “được” của hội nhập bước đầu đã thấy. Còn cái “mất”
cái chúng ta chưa thật sự làm tốt, cũng được các cây bút đặt ra. Đó là vấn đề ô nhiễm môi
ả… –Danh Đức, ngày 19/9/2008;
trường ( bài bình luận Kẻ gây ô nhi
nhiễễm ph
phảải chi tr
trả…
Vedan và lời cảnh cáo cu
cuốối cùng- của Bùi Thanh, ngày 28/9/2008), sức cạnh tranh của
nguồn nhân lực (Cạnh tranh bằng mồ hôi gi
giáá rẻ- tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, ngày
23/10/2007), hay các vấn đề về bảo hộ lao động…
Về vấn đề môi trường, thực tế tồn tại và phát triển của các quốc gia trên thế giới
trong thế kỷ XIX, XX và những năm đầu của thế kỷ XXI cho chúng ta thấy phát triển
kinh tế mới chủ yếu chú trọng về mặt lợi ích mang lại. Tuy nhiên, nó chưa tính đến các
38
vấn đề ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Do đó, quá trình phát triển kinh tế
này đang đưa thế giới tới những vấn đề toàn cầu như đói nghèo, ô nhiễm môi trường,
khủng hoảng sinh thái, biến đổi khí hậu trầm trọng và Việt Nam cũng thuộc một trong số
đó. Cái lợi trước mắt làm lu mờ con mắt kẻ kinh doanh. Điều đó làm ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường tự nhiên, môi trường sống, sức khỏe và cả sự phát triển của con người.
Các bài bình luận đã phản ánh những vụ việc từng một thời liên tục được đưa lên báo, cả
trên thời sự quốc gia như vụ Vedan xả ch
chấất th
thảải tr
trêên sông Th
Thịị Vải. Rất nhiều bài viết đưa
tin về sự việc này, điều đó làm dân chúng hết sức phẫn nộ và nhiều nhà báo dốc lực đưa
vấn đề ra ánh sáng. Kẻ gây ô nhi
nhiễễm ph
phảải chi tr
trảả dựa vào các nguyên tắc PPP (principe
pollueur – payeur, kẻ gây ô nhiễm phải chi trả) để đòi quyền lợi cho người dân thuộc khu
vực chịu ảnh hưởng. Theo bài viết, Vedan phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phục
hồi nguyên trạng môi trường và bồi thường các thiệt hại gây ra cho dân chúng bị tác động.
Không chỉ thế, việc làm rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý ô nhiễm của các doanh
nghiệp của pháp luật nước ta chưa mấy khả thi cũng được đề cập, luật còn kẻ hở thì còn
khối doanh nghiệp cứ làm việc theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” thế này. Cao trào khi nhà báo
Bùi Thanh lên tiếng trong bài Vedan và lời cảnh báo cu
cuốối cùng, đúng như tên gọi của bài
viết, đây là nỗi trăn trở đầy bức xúc về một thế hệ tương lai phải sống trong cảnh môi
trường ô nhiễm. Môi trường cứ dần bị phá hoại vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các cơ
quan chức năng.
Bên cạnh đó, không thể thiếu các trường hợp vì lợi ích riêng mà gây hại đến
người dân, qua các bản tin cùng thời điểm về vấn đề nóng “Hàng Trung Quốc” khuấy
động trong thời gian gần đây, “Thời sự và Suy nghĩ” cũng có nhiều bài viết đề cập vấn đề
nóng này: Sao cái gì cũng của Trung Qu
Quốốc? - câu hỏi khiến người lớn vô cùng ngạc
nhiên, nhức nhối của một cô bé 15 tuổi. Danh Đức cũng lên tiếng nói của mình vì sự “thả
cửa” hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập thị trường Việt Nam. “Lợi ích riêng
tư, cục bộ dễ làm mờ mắt và chôn lấp lợi ích quốc gia. Tất nhiên, nói như thế không có
nghĩa là tẩy chay, bài xích hàng một nước nào. Vấn đề ở chỗ ngay trong khi sôi nổi lao
theo kinh doanh, đừng gián tiếp hay trực tiếp biến mình thành những “con ngựa thành
Troy” cho thiên hạ. Không phải để “ném đá”, song rõ ràng là cách ký kết hợp đồng theo
kiểu “các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, phải giữ nguyên xi như bản gốc, không được
39
phép thay đổi..., không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm
hợp đồng” buộc phải đặt câu hỏi: liệu tinh thần dân tộc đã đi vắng?” (ngày 17/3/2013).
Lợi ích kinh doanh không phải là tất cả, câu hỏi mà Bùi Thanh đặt ra cho tất cả mọi người
là: “Sự giàu có từ sự “thả cửa” đó có lần hồi triệt tiêu tinh thần quốc gia dân tộc hay
không để rồi thấy dễ "ăn" thì nhập khẩu mọi thứ trần đời, kể cả những thứ “cõng rắn cắn
gà nhà”, hay xuất khẩu cho bằng hết tài nguyên hoặc góp tay hủy hoại tài nguyên?”.
Các bài bình luận không hoàn toàn viết riêng cho một vấn đề nào mà nó có sự kết
hợp nhiều lĩnh vực có liên quan, giúp độc giả dễ dàng suy xét vấn đề một cách khái quát
nhất, tường tận nhất có thể.
Chưa có một điều tra nào về hiệu ứng của dư luận đối với những bài báo trên,
nhưng thông qua thước đo phản hồi của bạn đọc về tòa soạn ta thấy những bài báo đó đã
có những tác động nhất định đến những bà con tiểu thương, cộng đồng doanh nghiệp, cơ
quan quản lý… Đó cũng là điều mà những người làm báo Tuổi Trẻ mong muốn, với vai
trò của một cơ quan báo chí: góp phần hoạch định chính sách, định hướng dư luận xã hội.
2.7. Một số vấn đề kh
kháác
Như chúng ta đã biết, tiềm lực của đất nước Việt Nam còn quá nhiều, quá lớn.
Từ sự giàu đẹp ưu đãi của thiên nhiên (du lịch), của cha ông để lại (di tích), của tài
nguyên rừng vàng biển bạc … - tức những cơ sở vật chất nhìn thấy được, đến những
thuận lợi vô hình như lòng hiếu học, chí tiến thủ, tinh thần lao động cần cù, sự thân thiện
và hiếu khách, tính đoàn kết nhường cơm xẻ áo của dân Việt… Tất cả sẽ là những yếu tố
thuận lợi nhất cho việc cất cánh, một khi được khơi dậy đúng mức.
Chuyên mục “Thời sự & Suy nghĩ” đã đưa lên trang viết của mình những thiếu
sót cũng như bất cập trong xã hội hiện đại ngày nay như việc chặt chém, cướp giật du
Làng cổ
khách, hay việc không có ý thức giữ gìn các di tích, các thắng cảnh nước nhà (L
cần tư duy mới – Thu Hà, ngày 16/7/2013)… Từ đó làm người đọc phải suy nghĩ về
những hành động của mình vì mỗi người chúng ta cũng là một phần đất nước Việt Nam.
Ở phần này, chúng ta cùng tiếp xúc với những bài viết liên quan với việc quảng bá hình
ảnh con người và đất nước Việt Nam cùng những vướng mắt và bức xúc mà nhiều người
phải gánh chịu.
40
Những tin tức tiêu cực và kinh nghiệm xấu về du lịch Việt Nam được đăng tải
trên nhiều báo chí, phản ánh “Nạn lừa đảo du khách rất đáng báo động”, chất lượng dịch
vụ kém và du khách đua nhau tố các chiêu “chặt chém”, chưa có đấu hiệu thay đổi. Đối
với vấn nạn “chặt chém.” du khách, đây luôn là vấn đề nóng hổi mọi lúc mọi nơi ở mọi
điểm du lịch trên đất nước Việt Nam. Nếu tính ra, không chỉ có Tuổi Trẻ mà ngay cả các
tờ báo khác hay cả các tin thời sự tỉnh, quốc gia đều phản ánh thực trạng nhức nhối này.
Với những tít “giật gân” xuất hiện trên các báo như:
- Du lịch “chặt chém.”, đạo đức xuống cấp
- Du lịch chặt chém.: “Mài dao cả năm, chờ 3 tháng hè
- Khu du lịch Bãi Cháy: Vẫn “chặt chém” du khách
- 5 đĩa cơm trắng giá 1 triệu đồng!
- Du lịch tuột dốc vì “chặt chém”
- Đi du lịch trong nước, giá quá cao còn bị chặt chém
- Du lịch “chặt chém”, di tích bỏ rơi
Du lịch, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam thời gian gần đây bị nhiều
vết ám khói, thậm chí khói đen khiến buồn lòng du khách, nhất là khách nước ngoài. Từ
các nhật báo tin tức, sự kiện hàng ngày đến các chuyên mục bình luận như “Thời sự và
Sau xin
Suy nghĩ” cũng đều bày tỏ thái độ bất bình về vấn đề này. Trong bài bình luận “Sau
lỗi sẽ là gì?” – Lê Nam (ngày 23/10/2013), Du lịch cứ xin lỗi ho
hoàài vậy? – Mai Vinh
ng để ph
(ngày 9/9/2013), hay Đừ
Đừng
phảải xin lỗi – Thu Hà (ngày 29/4/2013) có đề cập đến
việc Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch phải đích thân gặp và xin lỗi du khách bị “chặt
chém” làm bất cứ ai quan tâm đến sự phát triển du lịch không khỏi ngậm ngùi. Thực ra
không phải đến giờ những vụ “tham bát bỏ mâm” chặt chém kiểu đòi tiền công chả khác
ăn cướp 1,3 triệu đồng cho cuốc xích lô 5 cây số với mẹ con du khách người Úc (Xích lô
ng đã bị bắt – Quang Thế, Báo Tuổi Trẻ), hoặc đe dọa
"ch
"chéém" du kh
kháách 1,3 tri
triệệu đồ
đồng
hành hung 3 du khách Pháp dám chê dịch vụ dở ở Hà Nội bữa trước mới cộm lên, được
dư luận quan tâm. Suốt nhiều năm qua, trong khi nhà nước đề ra biết bao chủ trương, biện
pháp để biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện thì lại không ít người được thụ
hưởng lợi ích từ du lịch đã ngang nhiên phá bỏ hình ảnh du lịch Việt Nam một cách phũ
phàng. “Khách du lịch cả trong nước lẫn ngoài nước nhiều người đã một đi không trở lại,
41
bởi sau chuyến đi chơi chỉ đem về nỗi buồn bực” (An to
toààn cho du kh
kháách – Lê Văn Nuôi,
ngày 21/10/2013).
Thói tham lam, ăn xổi ở thì, nhắm lợi ích trước mắt chứ không cần lâu dài, chỉ
cốt bản thân mình chứ không quan tâm đến cộng đồng của một bộ phận không nhỏ người
Việt (từ vị quan chức đến anh đạp xích lô, tài xế taxi, bà bán hàng rong...) đã tạo nên hình
ảnh nước Việt người Việt xấu xí trong mắt khách nước ngoài.
Tất nhiên trước những hành vi phản du lịch phản văn hóa ấy, chính quyền không
thể vô can bởi sự quản lý nhà nước đã thiếu căn cơ bài bản, thiếu sự chu đáo kiểm tra,
thiếu các biện pháp xử lý kiên quyết. Nhưng nói gì thì nói, du lịch là lĩnh vực hoạt động
toàn dân, phải có sự đóng góp ý thức của từng con người, kể cả những người bình thường
nhất, chứ không thể chỉ dựa vào cơ quan công quyền. Phát triển du lịch mà cứ người làm
kẻ phá, biết đến bao giờ mới biến những khẩu hiệu (slogan) “Điểm đến của thiên niên kỷ”,
“Hãy đến với Việt Nam”, “Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Vẻ đẹp bất tận” thành hiện thực.
Bên cạnh đó, các bài viết cũng lên tiếng công bằng, không phải lúc nào chỗ nào
bức tranh du lịch nước nhà cũng xám xịt như vậy. Ở TP.HCM chúng ta không khó bắt
gặp hình ảnh dễ thương những “chiến sĩ áo xanh” hướng dẫn tận tình, ân cần đưa du
khách qua đường. Nhiều bạn trẻ sẵn lòng dành thời gian chỉ dẫn đường đi lối lại, nơi thăm
thú cho du khách phương xa. Vẫn không thiếu người bán hàng niềm nở với khách bằng sự
chân thực của mình, bán đúng giá, thuận mua vừa bán… Chỉ tiếc, những điều cao đẹp mà
bình thường ấy có thể bị những hành vi tham lam, phản văn hóa phá sạch xóa sạch trong
chốc lát (Chuy
Chuyệện bu
buồồn ở sân bay – Khiết Hưng, ngày 7/11/2013). “Biên ra đây chẳng
phải để hạ thấp du lịch xứ mình nhưng biết bao người đã từng được mắt thấy tai nghe
lòng cảm những người dân Thái Lan cởi mở, niềm nở, chu đáo, rộng lòng với du khách,
ngay cả lúc khách gây cho họ sự bực bội. Nhìn thế nghe thế chợt hiểu rằng cách ứng xử
với du lịch của con người Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết lắm và cần phải học hỏi
nhiều hơn từ các nước bạn” (Từ chuy
chuyệện “té nướ
ướcc” ở Th
Tháái Lan – Xuân Toàn, ngày
14/4/2005). Trong khi chúng ta nỗ lực quảng bá ở nước ngoài (Hãy “ch
chạạy ti
tiếếp sức” cùng
vịnh Hạ Long– Lê Văn Nuôi, ngày 13/7/2007 ; Quy
Quyềền lực mềm – Huy Thọ, ngày
17/7/2013) thì một việc rất quan trọng là xúc tiến du lịch tại chỗ, tức chúng ta phải tạo ra
một môi trường du lịch văn minh (An to
toààn cho du kh
kháách – Lê Văn Nuôi, ngày
42
ườ
21/10/2013), lành mạnh để tạo cảm hứng, ấn tượng tốt với khách (Ng
Ngườ
ườii lớn ơi, hãy vì
mai sau! – Trần Thị Kim Anh, ngày 16/4/2009). Đây là một nhiệm vụ mà riêng ngành du
lịch không thể làm được.
Bên cạnh các bài viết về du lịch, văn hóa, các bài bình luận còn đề cập đến lòng
tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam qua các sự kiện đang nóng
gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hầu như các tờ báo không chỉ Tuổi Trẻ mà cả ở
báo Lao động, Thanh niên, các trang mạng điện tử … đều đề cập đến vấn đề này. Tình
hình biển Đông đang nóng lên khi Trung quốc công khai chống đối, bắn phá các tàu Việt
Nam, hay gây hấn, uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động ở biển Đông. Từ các tin nóng
như: Việt Nam phản đối Trung Quốc cướp phá tàu cá ở biển Đông; Tàu Hải giám Trung
Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam ngoài Hoàng Sa,… cao trào là các bài viết về “tấm bản
đồ lưỡi bò”: Tấm bản đồ của sự chối bỏ!; Hộ chiếu ‘đường lưỡi bò” của Trung Quốc;
Phản đối Trung Quốc đưa ‘đường lưỡi bò’ vào hộ chiếu; Các nước phản đối bản đồ trên
hộ chiếu Trung Quốc, …và còn rất nhiều bài báo khác lên án việc Trung Quốc có hành vi
xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Qua tổng hợp các sự kiện đó, Tuổi Trẻ đã đưa vấn đề lên
ở
“Thời sự & Suy nghĩ” với bài viết Tấm bản đồ của sự ch
chốối bỏ! (ngày15/1/2013) và Tr
Trở
ời man di (29/3/2013) của nhà báo Danh Đức hay bài Hòa bình ch
ưa bình yên!
lại th
thờ
chư
(30/4/2013) của tác giả Xuân Trung. Nhà báo làm sáng tỏ nguồn gốc cũng như lịch sử
lãnh phận Trung Quốc và sự dối trá, đầy tham vọng ẩn chứa phía sau “tấm bản đồ lưỡi
bò”.
Không ai lạ gì chủ nghĩa dân tộc cực đoan là phương thuốc mà nhà nước Trung
Quốc luôn đem ra dùng để cứu chữa những vết thương trong nội tình nước họ. Nhưng
giữa thời buổi toàn cầu hóa này mà lại trắng trợn hô hào làm cướp biển đối với một nước
“anh em” cùng chung ý thức hệ. Qua các bài bình luận trên, ta thấy rõ mục đích của nhà
báo muốn cho toàn thể người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước thấy rõ sự đe
dọa trực tiếp của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Từ đó,
người viết đại diện kêu gọi phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, khôn khéo, sáng
tạo trong đường lối, chính sách đối ngoại bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền trên Biển
Đông của nước ta.
43
Trong tâm thức của người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa gần gũi tựa như cái sân
liền với ngôi nhà là dải đất hình chữ S, chỉ bước chân ra là tới. Hoàng Sa ghi dấu trong ký
ức bao thế hệ người Việt, là nơi thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt của người dân
Việt kiên cường vượt lên đầu sóng ngọn gió để mưu sinh, và khi cần thiết người Việt
cũng đã quyết tử để bảo vệ quần đảo - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Vinh danh
những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa cũng là một cách
để khắc ghi ký ức Hoàng Sa vào tâm thức dân tộc mãi mãi không phai mờ. Điều đó thể
hiện trong bài bình luận: Tên anh còn mãi với Ho
Hoààng Sa của Đăng Nam (ngày
27/1/2013). Đó là hình ảnh rất đáng quý đầy xúc động của ông Đặng Công Ngữ - Chủ
tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa cúi đầu chào quan khách, đặc biệt là cúi đầu chào trước
bảy “nhân chứng Hoàng Sa” tại cuộc triễn lãm giới thiệu “Các tư liệu liên quan đến chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”. Cử chỉ đó được nhà báo đưa ra bình
luận, đồng thời khiến người chứng kiến hay đã nghe, đọc lại từ bài báo này cũng cảm
phục, biết ơn, tưởng nhớ sự hy sinh của những người đã đổ xương máu mình vì đất nước.
Từ những vấn đề trên, ta thấy rõ được tinh thần đất nước, niềm tự tôn dân tộc.
Nếu như “tấm bản đồ lưỡi bò” thể hiện cho tham vọng thôn tính lãnh thổ của Trung Quốc
thì tấm biển hiệu: “Cửa hiệu này không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó”
(Công vi
viêên Ho
Hoààng ph
phốố, tập 2! – Danh Đức, ngày 3/3/2013) cũng “nồng nặc” mùi thách
thức mang đầy dã tâm thôn tính, khinh miệt dân tộc các nước của ông chủ quán Bách
Niên Lỗ Chử ở Bắc Kinh (Trung Quốc), và chắc hẳn không chỉ có mỗi ông chủ nhà hàng
ấy có suy nghĩ như thế. Nhiều vấn đề được Tuổi Trẻ đăng tải trên chuyên mục đều mang
tính thời sự và đáng suy ngẫm, có khi đó chỉ đơn giản là một câu hỏi ngô nghê của 1 cô
bé 15 tuổi khi em phát hiện ra chuyện lạ trong cuốn sách có in cờ Trung Quốc: “Tại sao
lại cắm cờ Trung Quốc ở cổng trường (trong sách)”. Nhiều câu hỏi được đặt ra khi các
nhà báo tiếp xúc với cô bé, nó làm họ không khỏi ngạc nhiên:“Tại sao đi mua món hàng
gì cũng thấy là của Trung Quốc?”.Chúng tôi bảo với em rằng cả thế giới đều thế chứ có
phải chỉ ở Việt Nam. Giải thích thế chứ chúng tôi biết chưa thuyết phục được em. Vì em
lại hỏi: ”Có phải là những món hàng lớn lao gì đâu hả chị? Chỉ những món đồ chơi đơn
giản cho trẻ em, nhỏ nhoi như sợi dây thun dùng để nhảy dây, vậy mà mình cũng làm
không được là sao?”. Những câu hỏi từ một cô bé 15 tuổi đầy day dứt. Vâng, thật khó trả
44
lời để thuyết phục với em khi trên ghế nhà trường, em nghe đến thuộc làu: “Đất nước
Việt Nam rừng vàng biển bạc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù...”. Chúng ta giàu
thế, chúng ta giỏi thế, sao cái gì chúng ta cũng phải nhập? Nhập nhiều đến độ một cô bé
15 tuổi phải thốt lên hỏi rằng: ”Sao cái gì cũng của Trung Quốc? Câu hỏi ấy không dành
riêng cho một ai cả, mà tất cả những người lớn chúng ta có trách nhiệm phải trả lời. Trả
lời bằng hành động cụ thể. (Sao cái gì cũng của Trung Qu
Quốốc? – Hoàng Hương, ngày
17/3/2013).
Từ những sai lầm nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cả một đất nước, một dân tộc.
Các vấn đề có thể chỉ là vấn đề của một bộ phận người, một tầng lớp nhất định nhưng qua
ngòi bút của nhà bình luận đã trở thành những vấn đề chung và được tất cả mọi người
quan tâm, hướng đến. Dù phơi bày những tiêu cực vốn có trong đời sống hàng ngày song
không vì thế mà khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống. Các bài bình luận của mục
“Thời sự và Suy nghĩ” từ việc phơi bày mảng tối để từ đó hiến kế khắc phục, giải quyết
vấn đề. Các vấn đề trên không hẳn là tất cả hay là toàn bộ những hiện tượng, sự kiện mà
“Thời sự và Suy nghĩ” đề cập đến nhưng nó đủ để người đọc thấy được những nét nổi bật
trong nội dung bình luận của chuyên mục này.
45
ƯƠ
NG 3
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
C ĐIỂM HÌNH TH
ỨC
MỘT SỐ ĐẶ
ĐẶC
THỨ
Ể LO
ẠI BÌNH LU
ẬN
CỦA TH
THỂ
LOẠ
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
3.1. Ti
Tiêêu đề bài bình lu
luậận
Đối với báo chí đầu đề là cách thể hiện thông tin và có sức hấp dẫn tốt nhất để
kích thích, thôi thúc độc giả đến với bài báo. Tiêu đề tưởng như nằm ngoài bài báo nhưng
thực chất lại có mối quan hệ mật thiết với bài báo. Bài báo chứa thông tin gì thì tiêu đề
chứa thông tin đó một cách đầy đủ nhất, cho nên, tiêu đề cũng có ý nghĩa quan trọng như
thông tin trong bài. Vì vậy nghiên cứu tìm hiểu tiêu đề chuyên mục “Thời sự và Suy
nghĩ” là một việc làm cần thiết để khái quát được đặc điểm thể loại bình luận thuộc
chuyên mục này.
Theo khảo sát tiêu đề bài bình luận trong chuyên mục thường có dung lượng vừa
phải. Tiêu đề dài nhất có 10 chữ và chủ yếu là dao động trong phạm vi từ 5-10 chữ. Như
vậy, có thể thấy rằng tiêu đề các bài bình luận cơ bản đã đạt được yêu cầu về dung lượng.
Tiêu đề không quá dài và đạt được tiêu chuẩn mà một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo
chí đưa ra: tiêu đề trên báo nên có độ dài dưới 12 chữ.
Bên cạnh đó, tiêu đề chuyên mục có hấp dẫn hay không phụ thuộc nhiều yếu tố
trong đó có việc lựa chọn ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp là điều quan trọng sẽ quyết định
giọng điệu, phong cách thể hiện của mỗi tác giả. Theo cấu trúc ngữ pháp, ta có thể phân
loại đầu đề như sau:
úc là một từ : “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và
Ti
Tiêêu đề có cấu tr
trú
cấu tạo ổn định dùng để đặt câu” [11, tr.63]. Từ ở đây là từ đơn hoặc từ ghép. Nó có thể
là danh từ, động từ hoặc tính từ. Loại tiêu đề này hầu như không được sử dụng trên các
mặt báo. Tiêu đề có cấu trúc một từ có tần số xuất hiện rất ít chỉ 5 bài trong tổng số 327
bài bình luận được khảo sát. Ta dễ dàng nhận thấy loại tiêu đề này tuy đã được sử dụng
trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” nhưng cũng xuất hiện khá hiếm và chính nó đã
tạo nên nét khác lạ của chuyên mục này so với các chuyên mục khác. Với một từ nên loại
46
tiêu đề này vô cùng ngắn gọn, súc tích về hình thức thể hiện, song không vì thế mà giá trị
ý nghĩa bị hạn chế, mà ngược lại nó mang nhiều hàm ý ngụ ẩn, kích thích trí tò mò, muốn
khám phá của độc giả. Đây là nét khá đặc biệt chỉ có ở thể loại bình luận. Nếu người viết
chọn một từ đúng, phù hợp tạo nên một tiêu đề hay, chính là đã tạo nên một thành công
lớn cho bài bình luận. Một từ nhưng nó có tính gợi mở cao, và ý nghĩa hàm ẩn lớn.
- Băn khoăn (Bạch Hoàn, ngày 18/3/2013)
- Lời thề… (Thu Hà, ngày 24/2/2013)
- Sòng phẳng (Kim Hạnh, ngày 31/1/2013)
- Giật mình (Thanh Tuyền, ngày 25/1/2013)
- Đánh đổi (Đức Tuyên, ngày 12/9/2013)
Đây tuy là cách đặt đầu đề hay và ngắn gọn nhưng có lẽ nó bị hạn chế do năng
lực dùng từ của người viết. Chính điều đó làm hạn chế cấu trúc loại đầu đề này trong các
bài bình luận.
Ti
úc là một câu: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn dùng
Tiêêu đề có cấu tr
trú
ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu
tạo ngữ pháp và có tổ chức độc lập” [11, tr.207]. Đây được coi là cách đặt đầu đề khá
đơn giản. Thường thì người đặt tiêu đề cứ tóm tắt nội dung bài và viết thành một câu theo
2 loại: câu đơn hoặc câu ghép.
Câu đơn có kết cấu chủ - vị, là loại câu cơ sở, thường phổ biến trong hoặc động
giao tiếp và chữ viết hàng ngày. Do có kết cấu đơn giản nên câu đơn được sử dụng nhiều
cho các tiêu đề bài báo dưới dạng như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh. Dạng
tên bài loại này có số lượng lớn. Ví dụ tiêu đề là câu nghi vấn như:
inh tặc”? ( Lê Thanh Tâm, ngày 22/4/2013)
- Ch
Chẳẳng lẽ bó tay với “đ
“đinh
- “Sao cái gì cũng của Trung Qu
Quốốc?
c?”” ( Hoàng Hương, ngày 17/3/2013)
n, sách học… sẽ là gì nữa? ( Danh Đức, ngày 6/3/2013)
- Sau lồng đè
đèn,
u? ( Danh Đức, ngày 21/6/2013)
- Nh
Nhàà báo ở đâ
đâu?
- Ăn gì để sống? ( Nguyễn Minh Nhị, ngày 26/7/2013)
Loại tiêu đề này được sử dụng khá phổ biến trên chuyên mục. Dạng này thường
có các từ để hỏi : Vì sao, tại sao, như thế nào…và kết thúc bằng dấu (?). Trong bài viết
n gì để sống?
“Ă
“Ăn
ng?”” (Nguyễn Minh Nhị, 26/7/2013), người viết đã chỉ ra hiện trạng mất vệ
47
sinh an toàn thực phẩm đang nhức nhói, ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người
không những ở Việt Nam mà ngay cả toàn cầu. Qua cách đặt câu hỏi ở tiêu đề, tác giả dễ
dáng dẫn nhập, tạo sự chú ý và khiến người đọc phải suy ngẫm. Sau đó, người viết đi vào
giải thích lý do và giải quyết vấn đề. Bài bình luận đã đưa ra được nguyên nhân bất cập
của hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Người viết còn đưa ra một số giải pháp
thiết thực nhằm ngăn chặn cũng như hạn chế các tình trạng trên. Với bài bình luận “Nh
Nhàà
u?
báo ở đâ
đâu?
u?”” (Danh Đức, ngày 21/6/2013), bài báo một lần nữa khẳng định lại giá trị nghề
làm báo, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ nhằm nhắc nhở bản thân trước đạo đức nghề
nghiệp. Bên cạnh đó, nhà báo đã làm tốt vai trò của mình qua các dẫn chứng cực kì thuyết
phục từ các bài được giải thưởng Quốc tế. Các giải thưởng đều liên quan đến hai chữ dân
u?
sinh. Bằng cách mượn một câu hỏi “Nh
Nhàà báo ở đâ
đâu?
u?”” Danh Đức đã trả lời và chỉ ra được
vị trí, những đóng góp đáng được tuyên dương của các nhà báo chân chính.
Ngoài ra, có những câu hỏi ở phần tiêu đề chưa được giải quyết, tác giả chỉ nêu
sự kiện, hiện tượng, quá trình và để độc giả tự suy nghĩ, tự hiểu sự kiện đó chứ không trực
tiếp nêu nhận định của mình. Ở bài bình luận “Tin con số nào?
o?”” (Nguyễn Văn Hiến,
ngày 31/5/2013) các số liệu thiếu chính xác trong tất cả các lĩnh vực từ ngân hàng, bất
động sản, tai nạn giao thông… gây nhiều bất cập, tạo nhiều sai lệch trong việc quản lý
nhà nước. Từ những con số không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khi
ra chính sách hay chủ trương của nhà nước. Câu hỏi chưa được trả lời thích đáng, người
dân cần biết sự thật. Ở đây, người viết trở thành người khơi màu vấn đề, giúp người đọc
nhận định sự việc, nhưng đồng thời cũng suy nghĩ để cùng bàn luận vấn đề.
Ở đây, tiêu đề dạng câu hỏi vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức
xúc, đáng được quan tâm nào đấy, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới, và điều
này có nghĩa là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm
tòi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó mà tiêu đề câu hỏi
thường thu hút sự chú ý không nhỏ của độc giả. Hiện nay, công chúng có rất ích thời gian
trong khi đó lại có rất nhiều thông tin được cập nhật liên tục để đọc giả có thể lựa chọn.
Thông thường với thể loại báo chí như tin tức, thời sự, độc giả luôn có mong muốn biết
được nhiều thông tin trong thời gian nhanh nhất. Khi có một sự kiện nào nóng đã xảy ra,
đọc giả sẽ tìm đến bài báo và hy vọng rằng nhà báo là người đi tìm lời giải đáp cho họ
48
chứ không phải là đặt ra những câu hỏi khó hiểu đôi khi là mơ hồ khiến họ phải suy nghĩ.
Đó chính là nét khác biệt giữa bình luận với các thể loại báo chí khác. Vì đặc tính của
bình luận trên ở chuyên mục chính là “Thời sự” và “Suy nghĩ”.
Tuy nhiên, ở “Thời sự và Suy nghĩ” các nhà báo chủ yếu vẫn sử dụng những tiêu
đề đi thẳng vào vấn đề, hoặc là nêu tên sự kiện để độc giả dễ theo dõi và những tiêu đề
dạng này cũng sẽ an toàn hơn việc dùng tiêu đề dạng câu hỏi. Câu cảm thán chiếm số
ưa bình yên! (Xuân Trung, ngày 30/4/2013), Ối gi
ời
lượng tương đối như: Hòa bình ch
chư
giờ
ơi! (Nguyễn Quang Thân, ngày 16/6/2013), Thu rát qu
quáá! (Phúc Huy, ngày 16/5/2013),
Con tem lừa dối! (Cầm Văn Kình, ngày 10/5/2013)… Đây chính là những cảm xúc của
người viết, điều đó làm khoảng cách giữa người viết và người đọc được rút ngắn. Người
đọc có thể xem đó như một sự chia sẻ, bày tỏ cảm nhận, cảm xúc của người viết bình luận.
Nó tạo ra sự cởi mở hơn trong giao tiếp với bạn đọc.
Đáng chú ý nhất là các dạng tiêu đề thuộc cấu trúc câu mệnh lệnh chiếm một số lượng rất
lớn trên chuyên mục với cấu trúc thường như sau: “Đừng…”, “Hãy…”. Ví dụ một số tên
ng để các bà mẹ hoang mang (Lê Đức Dục, ngày 24/7/2013), Phong tr
ng
như: Đừ
Đừng
tràào đừ
đừng
ng bày con tr
nên làm ào ( Phạm Xuân Nguyên, ngày 30/7/2013), Đừ
Đừng
trẻẻ chuy
chuyệện th
thắắng
ng để “kẻ cắp” sống ung dung (Nguyễn
thua (Giáng Hương, ngày 28/7/2013), Đừ
Đừng
Trường Uy, ngày 27/6/2013), Sau khi nói, cần ph
phảải làm (Phạm Duy Nghĩa, ngày
9/7/2013), “Hãy mua hàng Vi
Việệt Nam!
Nam!”” (TS. Nguyễn Sĩ Dũng, ngày 13/8/2003), Hãy
ườ
trong vai ng
ngườ
ườii nộp thu
thuếế (Cầm Văn Kình, ngày 31/7/2013)… Thực chất của loại đầu đề
này là những câu cầu khiến, kêu gọi độc giả hướng tới một hành động, một suy nghĩ nào
đó cần thiết theo quan điểm người viết đã định hướng. Dạng đầu đề này có như một dạng
lời nhắn nhủ, nhắc nhở hay mạnh hơn là yêu cầu người đọc làm theo, nghĩ theo. Nó có ý
nghĩa rất lớn trong việc thu hút quần chúng. Cách đặt tít theo dạng này thể hiện tâm tư,
tình cảm tha thiết của tác giả nên có sự gần gũi và thực sự tác động không nhỏ đến suy
nghĩ của người đọc từ đó khiến cho độc giả có mong muốn đọc hết nội dung của bài bình
luận. Dạng tiêu đề này tuy đáp ứng khá tốt khi thể hiện quan điểm của người viết bình
luận, định hướng xã hội.
u đề có cấu tr
úc là một ng
ữ: “Ngữ là đơn vị ngữ pháp có bậc trung gian
Đầ
Đầu
trú
ngữ
giữa từ và câu. Một ngữ thường có 4 loại [11, tr.120-180].
49
ữ là một ngữ có danh từ làm chính tố (thành tố trung tâm). Chính
Ki
Kiểểu danh ng
ngữ
tố của danh ngữ có thể là danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu tượng hay danh
từ vị trí. Danh từ có chức năng định danh, do vậy rất phù hợp với kiểu đầu đề nêu vấn đề,
gọi tên sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Th
Thắắng lợi của lẽ ph
phảải (Nguyễn Ngọc Điện, ngày
ng tâm (Quốc Việt, 11/6/2013), Lòng tin chi
13/6/2013), Câu hỏi của lươ
ương
chiếến lượ
ượcc (Võ
ườ
ng (Nguyên Lâm, ngày 25/5/2013),
Văn Thành, ngày 2/6/2013), Nướ
ướcc mắt ngh
nghịị tr
trườ
ường
Quy
Quyềền lực mềm (Huy Thọ, ngày 17/7/2013)… Đây có thể nói là cách đặt tiêu đề phổ biến
trên báo chí mà không riêng gì thể loại bình luận. Ngắn gọn và dễ hiểu, súc tích nhưng
khái quát được vấn đề qua cách gọi tên sự kiện, hiện tượng.
ng ng
ữ là ngữ có động từ làm chính tố, đi kèm với nó là các phụ tố. Cấu
Ki
Kiểểu độ
động
ngữ
trúc này có khả năng nhấn mạnh hành động, quá trình của sự kiện, hiện tượng nhờ vào
động từ được đặt ở đầu câu. Ở cấu trúc này, chủ ngữ bị lược đi, chỉ còn vị ngữ. Độc giả
ờ “cánh cửa mở cho đồ
ng
chỉ biết được chủ thể khi đã đọc xong bài bình luận. Ví dụ: Ch
Chờ
đồng
độ
độii” (Hà Hương, ngày 14/7/2013), Xem xét lại và làm vi
việệc cật lực (Danh Đức, ngày
ng văn hóa cư
30/7/2013), Mong có vắcxin an to
toààn (Bích Dậu, ngày 20/6/2013), Báo độ
động
xử (Luật sư Trần Hồng Phong, ngày 28/5/2013), Tr
Trảả lại quy
quyềền lợi cho dân (Phúc Huy,
ủ tướ
ng (Trần Kiêm Hạ, 25/6/2013)… Dạng
25/6/2013), Ng
Ngẫẫm về “toa thu
thuốốc” của Th
Thủ
ướng
tiêu đề này có nét tương đồng với loại tiêu đề câu mệnh lệnh, nhấn mạnh và định hướng
hành động suy nghĩ của người đọc thông qua cách đặt các động từ làm chính tố (phía
trước).
ữ là ngữ có tính từ làm chính tố, có khả năng biểu hiện phẩm chất,
Ki
Kiểểu tính ng
ngữ
tính chất của nhân vật, sự kiện, sự vật được nói tới trong đầu đề bài báo. Kiểu này thường
thích hợp với những đầu đề mang tính biểu cảm. Tuy nhiên loại này ít được sử dụng do
không phù hợp với cấu trúc định danh của đầu đề bài bình luận. Ví dụ: Rối bời với sữa
(Lan Anh, ngày 15/3/2013), Ch
Chậậm ch
châân hơn “bà hỏa” (Khiết Hưng, 8/6/2013), Chua
ch
cháát hạt lúa (Vân Trường, ngày 6/6/2013), Th
Thấấp th
thỏỏm mi
miếếng ăn (Lan Anh, ngày
11/1/2013),… Nếu như kiểu tiêu đề động ngữ tương đồng với tiêu đề câu mệnh lệnh thì ở
kiểu tiêu đề tính ngữ lại có nét tương đồng với tiêu đề câu cảm thán. Cả hai dạng tiêu đề
tính ngữ và cảm thán đều mang sắc thái biểu cảm cao, thể hiện tốt ý đồ người viết.
50
ữ ổn đị
nh hóa là loại đơn vị hình thành khi dùng từ để cấu tạo câu nhưng
Ng
Ngữ
định
không phải là đơn vị có sẵn và không có cấu tạo ổn định. Trong quá trình ổn định hóa tạo
nên những từ ghép hai tiếng hoặc ở phạm vi rộng hơn là những đơn vị có thể gọi là “thành
u” (Lê Thanh Tâm, ngày 27/5/2013), Qu
ngữ”: “Đấ
“Đấtt lành chim đậ
đậu
Quýýt làm cam ch
chịịu (Lê
Thanh Tâm, ngày 23/7/2013). Đây là loại tiêu đề dễ nhớ, gần gũi, thân thuộc với người
đọc, diễn đạt, dẫn dắt nội dung khá tốt cho các bài bình luận.
Từ các cấu trúc đầu đề trên, người viết nhận thấy cách đặt tiêu đề của các bài
bình luận khá đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng, tiêu đề thể hiện nội dung của bài cho nên số
lượng câu chủ đề rơi vào tiêu đề chiếm số lượng khá nhiều.
Tóm lại, đầu đề là một phần rất quan trọng của bài bình luận. Chính vì có tầm
quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu về đầu đề bình luận đã thực sự là một điều cần
thiết cho luận văn này.
ô bài bình lu
3.2. Sap
Sapô
luậận
Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Quả thực, sa pô có phần
nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm phía trên và tạo cho bài báo sự chỉnh chu
khi xuất hiện trước công chúng.
Lời mào đầu đứng sau tiêu tề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó có thể
bao gồm một câu, vài câu, hoặc nhiều câu. Song độ quan trọng của lời mào đầu không
phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng
càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).
Dù hiểu thế nào thì cũng phải thừa nhận rằng tít dẫn (sapô) là cái thần của bài
báo được hoặc là rút ra từ một đến vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả
/tòa soạn nhưng đôi khi phóng viên cũng tự đặt sapô cho bài mình.
Sapô đã được sử dụng trên mỗi bài bình luận trong chuyên mục “Thời sự và Suy
nghĩ”. Tất cả các bài bình luận thuộc chuyên mục đều sử dụng sapô. Các loại sapô thường
xuất hiện trong chuyên mục là: sapô gọi tên, sapô kể chuyện, sapô nêu luận cứ, sapô nêu
sự việc dẫn đường, sapô tiếp nối tiêu đề, sapô nêu cảm xúc.
Sap
Sapôô gọi tên là loại sapô chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, kèm
theo nó là lời bình luận ngắn gọn của tác giả. Ví dụ: “Truyền thuyết vua Hùng gắn liền
với sự tích bọc trăm trứng đẻ ra trăm con của cha Rồng – Lạc Long Quân và mẹ Tiên 51
Âu Cơ. Hai tiếng “đồng bào” từ đó mà ra vì người Việt dù ở đâu cũng là an hem một nhà,
ớ hai ti
ng bào – Phạm Xuân Nguyên, 20/4/2013). Hay “Việc
chung một bọc.” (Nh
Nhớ
tiếếng đồ
đồng
chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử ở Bắc Kinh (Trung Quốc) treo tấm biển “ Cửa hiệu này
không tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” chính là “tập 2” của câu chuyện
“công viên Hoàng Phố” (tên của một quận trung tâm thành phố Thượng Hải) ngày xưa”
(Công vi
viêên Ho
Hoààng Ph
Phốố, tập 2! – Danh Đức, ngày 3/3/2013)
Sap
Sapôô tóm tắt: là một loại sa pô giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin cốt lõi
của vấn đề, từ đó có cái nhìn khía quát tới sự kiện của phản ánh. Ví dụ: “Ngân sách nhà
nước chủ yếu được đóng góp từ tiền thuế và luôn eo hẹp, do vậy vấn đề tiết kiệm và chi
ườ
xài chặt chẽ luôn được nhấn mạnh.” (Hãy trong vai ng
ngườ
ườii nộp thu
thuếế - Cầm Văn Kình,
ngày 31/7/2013); “Cuối tuần qua, một thông diê mạnh mẽ, kiên quyết đã được Phó thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại hội nghị triển khai chỉ thị của Thủ tướng về việc tăng
cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông” (Nh
Nhậận
di
ng – Khiết Hưng, ngày 8/7/2013); “Ngân hàng Nhà nước đã hạ thêm lãi suất cả ở
diệện đú
đúng
đầu huy động và đầu cho vay. Đó là một quyết định đúng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn
sản xuất với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, để thúc đẩy kinh tế hồi phục, cần quan tâm
nhiều hơn đến các nguồn lực của thị trường như vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là quan
tâm đến nông nghiệp tận dụng những nguồn lực vẫn “nằm im” tại các doanh nghiệp nhà
ơi th
nước để thúc đẩy sự phát triển chung…” (Táo bạo kh
khơ
thôông ngu
nguồồn vốn- Nguyễn
Quang Thái (Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN), ngày 29/6/2013).
ng: sa pô này thường kể về các sự việc đã thúc đẩy
Sap
Sapôô nêu sự vi
việệc dẫn đườ
đường:
tác giả viết nên bài bình luận. Có thể gọi chúng là sapô nguyên cớ. Nó sẽ khơi gợi cho
người đọc về mối liên quan giữa bài báo với lí do thôi thúc nhà báo viết tác phẩm này. Từ
đó tăng tính thuyết phục của độc giả. Ví dụ: “A lô, xin chào Bút Bi, nhờ bạn đăng giúp
một số bài thuốc trên trang Sống khỏe và ghi dùm là gửi đến cho các vị cán bộ. Những
bài thuốc ấy như: gan gà chưng câu kỷ tử, gan heo nấu với táo đỏ, gan dê nấu cà rốt,
canh cá chạch củ năn…” (Bệnh mờ mắt – Bút Bi, ngày 30/6/2013), hay “Cuối tuần, tôi
có một cuộc trao đổi qua email với giáo sư Bae Yang Soo – trưởng khoa tiếng Việt của
Ng
ưu cốt th
ng nga th
Đại học ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc).” (“Ng
Ngư
thááp” hay “tươ
ương
thááp”? –
Huy Thọ, ngày 7/7/2013), “Việc phần lớn bạn đọc cho rằng nên giữ mức tuổi hưu như
52
hiện nay theo thăm dò trên báo Tuổi Trẻ Online, phần nào cho thấy người dân đang
nghiêng theo hướng nào trước đề xuất xủa các cơ quan quản lý nhà nước về việc kéo dài
tuổi nghỉ hưu.” (Tu
Tuổổi tr
trẻẻ và tu
tuổổi hưu – Võ Văn Thành, ngày 1/3/2013).
Khảo sát cho thấy phần mở đầu ở các sapô trên thường đề cập cuộc tiếp xúc giữa
tác giả với những đối tượng liên quan trực tiếp đến vấn đề, sự việc hay hiện tượng được
phản ánh trong bài viết. Điều này vừa làm nổi bật ý nghĩa xã hội, vừa làm gia tăng tính
xác thực và khách quan của bài bình luận. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà
nguyên cớ khiến tác giả viết bài chỉ là một sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên.
Sap
Sapôô kể chuy
chuyệện: Đây là loại sapô khiến người đọc có cảm giác đang được nghe
tác giả kể lại những câu chuyện nào đó. Loại này đặc biệt hữu dụng đối với chủ đề khô
khan hoặc các vấn đề có tính khoa học. Câu chuyện mà tác giả nêu ra gắn với chủ đề bài
viết. Ví dụ: “Nghèo rớt mồng tơi, nợ nần chồng chất, trúng vé số được 100 triệu đồng
nhưng đứa cháu giật coi để chúc mừng làm rách tờ vé số (Tuổi Trẻ ngày 26/3), mọi hy
vọng tiêu ta, giận dữ sẽ trút vào người cháu? Tâm lý thông thường sẽ là như thế, nhưng
người trúng vé số - ông Dương Văn Tùng, làm mướn ở ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh,
Long Xuyên, An Giang – đã không làm vậy. Ông và vợ ông còn an ủi khi thấy đứa cháu lo
sợ, rầu rĩ, tính bỏ học để đi làm kiếm tiền trả lại cho cậu mợ.” (Ti
Tiềền kh
khôông mua đượ
đượcc –
Thủy Nguyên, ngày 28/3/2013); “Cầm vé xe RĐ từ TP.HCM đi Buôn Ma Thuột, anh
Nguyễn Trần Huy được tài xế báo: “Hành trình chỉ khoảng 7-8 tiếng.” (Sòng ph
phẳẳng –
Quốc Việt và Ngọc Ẩn, ngày 31/1/2013).
Sap
Sapôô ti
tiếếp nối ti
tiêêu đề là sa pô này không phải là một tiểu văn bản tồn tại độc lập
mà là bộ phận được viết tiếp theo tiêu đề. Nó phụ thuộc vào tít cả về mặt hình thức lẫn nội
ng “quy
dung. Ví dụ sau tiêu đề Để đừ
đừng
quyếết rồi rút”!, Danh Đứ
Đứcc vi
viếết: “Một lần nữa một quy
định cấp bộ (cộng điểm thi đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng) vừa được ban hành xong
ng “quy
lại bị rút vì bị dư luận phản ứng cho là phi lý!” (Để đừ
đừng
quyếết rồi rút”! – Danh Đức,
ngày 18/7/2013). Đây là loại sa pô thường được dùng sau các tiêu đề nêu những sự việc
bất thường (nằm ngoài sự chờ đợi của độc giả) và có nhiệm vụ làm rõ hơn thông tin chứa
trong đó. Người viết khá kiệm lời khiến độc giả phải đọc tiếp ngay phần bài viết phía
dưới để biết thêm nội dung bài viết.
53
Tóm lại, qua khảo sát sapô trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”, người viết
đã rút ra được một số kết luận. Sapô ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong
bố cục bài bình luận báo chí. Sapô của các bài bình luận đã nêu được những thông tin cốt
lõi trong một hình thức thể hiện ấn tượng, với một dung lượng câu chữ ngắn gọn. Sapô
trên chuyên mục rất đa dạng và phong phú về thể loại. Lời mào đầu sử dụng trong các bài
viết đều được tô đậm, dùng màu và cỡ chữ khác để thể hiện, cho bạn đọc dễ nhận biết.
Sapô trên “Thời sự và Suy nghĩ” rất ít sử dụng những đoạn mô tả dài dòng. Nó thường đề
cập thẳng vào vấn đề, hấp dẫn bạn đọc. Tính thời sự của thông tin trong bài bình luận
được sapô thể hiện rất rõ nét, biểu hiện qua việc sử dụng các từ: “vừa mới”, “đang”, “gần
đây”…Nhiều sapô chưa có chất lượng như mong muốn, nhưng nhược điểm cơ bản mà
chúng thường mắc phải là: khuôn mẫu cứng nhắc gây nhàm chán; dài dòng lan man;
thông tin thiếu chọn lọc không đủ sức lôi cuốn. Song sapô trong “Thời sự và Suy nghĩ”
vẫn đóng góp một phần quan trọng cho sự thành công trong thu hút độc giả của báo Tuổi
Trẻ.
ôn ng
ữ bình lu
3.3. Ng
Ngô
ngữ
luậận
Bình luận là thể loại thuộc nhóm báo chí chính luận chính vì thế ngôn ngữ bình
luận mang những biểu hiện của phong cách chính luận. Ngôn ngữ bình luận mang đầy đủ
những đặc trưng ngôn ngữ chính luận. Để đáp ứng yêu cầu thông báo, bình luận trong
công việc giáo dục tư tưởng, ngôn ngữ bình luận trong chuyên mục “Thời sự và Suy
nghĩ” mang những đặc trưng chung là: tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và
truyền cảm mạnh mẽ.
Ngôn ngữ bình luận có tính bình giá công khai tức biểu thị một cách rõ ràng trực
tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện. Tính bình giá công khai là nét khu biệt của phong
cách chính luận so với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: văn bản nghệ thuật cũng bao
hàm thái độ bình giá, nhưng là bình giá ngầm, gián tiếp, thông qua hệ thống hình tượng.
Ngôn ngữ bình luận có tính lập luận chặt chẽ. Bởi vì muốn thuyết phục người đọc thì cần
phải dựa trên những cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học. Ngôn ngữ bình luận có
tính truyền cảm mạnh mẽ, tức sự diễn đạt hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu
quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí và cả bằng tình cảm, đạo đức…
54
Ba đặc trưng nêu trên đây của ngôn ngữ bình luận được biểu hiện rõ rệt trong
những đặc điểm ngôn ngữ của bình luận. Ba đặc điểm trên có thể được hiểu là cái tôi lý lẽ
của người viết. Có nghĩa là bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, bằng sự nhạy cảm và tư
duy sắc sảo, bằng trình độ hiểu biết sâu rộng, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải
sự kiện và vấn đề mà bài viết đặt ra. Trong giai đoạn thể loại bút chiến phát triển mạnh
như hiện nay, ngòi bút nhà báo phải luôn thâm nhập cuộc sống, phát hiện ra những vấn đề
mới mẻ. Từ cách lập luận, cách phân tích, lý giải các vấn đề, cách dùng câu chữ…đều
được nhà báo quan tâm đặc biệt với lập trường, quan điểm rõ ràng. Cái “tôi” của người
”.
viết đã thể hiện một cách trực diện qua “Thời sự và Suy nghĩ”
Có đến hơn 50% các bài bình luận của “Thời sự và Suy nghĩ” in trên báo Tuổi
Trẻ có sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất “tôi”, bao hàm cả người nói lẫn người nghe,
đó là các từ “chúng ta”, “chúng tôi”, “ta” Nhà báo sử dụng những từ này để thể hiện thái
độ của tác giả đồng thời bao hàm cả thái độ của bạn đọc đối với vấn đề tác giả đang đề
ng
cập. Ví dụ như trong bài “Ổ bánh mì của Đả
Đảng
ng”” (ngày 26/10/2006), nhà báo Bùi Thanh
viết: “Nhân vật mà chúng tôi muốn nói đến chính là ông Phạm Văn Xô, thường gọi là ông
Hai Xô… Gấp sách lại, tôi nhớ mãi một chi tiết nhỏ: vào thời trẻ, ông Hai Xô đã từng đi
ú lạ th
bán bánh mì để lấy tiền góp vào quỹ hoạt động Đảng”. Trong bài “Các ch
chú
thậật !...
!...””
(ngày 26/2/2004), tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng dùng từ “tôi” để kết vấn đề đang bàn luận:
“Hai vụ việc này làm tôi nhớ lại lời dạy năm xưa của Bác Hồ. Thiết nghĩ bài học ấy vẫn
Cô dâu và hình ảnh qu
còn tính thời sự lắm thay”. Hay trong bài “C
quốốc gia
gia”” (đăng ngày 19Tôi còn nhớ ngày trước nhiều
2-2009), tác giả Chí Thành đã dùng rất nhiều đại từ “tôi”: “T
đàn ông Nhật ế ẩm đã tìm đến Hàn Quốc để lấy vợ, những cô gái xinh đẹp nhưng nghèo
khó…Ông giáo sư người Hàn của tôi bộc bạch với cả lớp như thế khi vừa bắt đầu giờ
thảo luận… tôi dè dặt hỏi khi ông vẫn đang đỏ mặt giận dữ… Ông nén cảm xúc lại để nói
hết câu, còn tôi suốt từ lúc đó, sự day dứt cứ chốc chốc lại trào dâng trong tâm khảm…
Nghĩ về nước mình, tôi cũng không tránh khỏi nghĩ về nước bạn…”. Một cái tôi hiển hiện
ra từng câu chữ, đặt trong một loại bài mang nặng tính tư tưởng như bình luận là điều dễ
thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó, có không ít bài có sử dụng những từ tình thái biểu
hiện quan hệ trực tiếp của tác giả đối với vấn đề mà tác giả đang đề cập đến. Trong bài
viết “Ng
Ngàành y và mơ ướ
ướcc minh bạch, công khai
khai”” (ngày 4/9/2013), nhà báo Kim Sơn đã
55
thể hiện trực tiếp cảm xúc của ông: “Khi nghe các đồng nghiệp kể câu chuyện Bệnh viện
Việt Đức (Hà Nội) mời báo chí tham dự cuộc đấu thầu thuốc của 65 doanh nghiệp, ở đó,
mọi hồ sơ đấu thầu được công khai, minh bạch, thoải mái xem xét, chụp ảnh, ghi hình, tôi
đã không ngăn được tiếng reo vui. Đơn giản bởi đã mấy chục năm theo dõi lĩnh vực y tế,
Ch
úng ta
nay đã về hưu, tôi mới được nghe một chuyện hay như thế này””. Trong bài “Ch
Chú
ướ
kh
khôông vô cảm tr
trướ
ướcc nỗi đau dân tộc mình
nh”” (ngày 9/9/2004), Anh Đào đã làm độc giả
phải xúc động bởi những lời lẽ truyền cảm: “Có lẽ tôi đã từng vô cảm và thờ ơ với những
gì diễn ra xung quanh mình, dù hằng ngày tôi đọc 4-5 tờ báo. Tôi đọc, biết, hiểu, cảm
thương hay giận dữ ngay lúc đó rồi quên mất nó đi sau ngày làm việc. Những mảnh đời
bất hạnh, những bất công của cuộc đời hằng ngày, hàng giờ được truyền tải, được thông
tin rộng rãi qua báo đài, truyền hình… tôi đều có xem qua nhưng rồi lại tiếp tục vô cảm
ngay sau một phút giây xúc cảm. Tôi có thể rơi nước mắt vì xúc động nhưng sau đó tôi
chẳng làm gì hết. Không biết từ bao giờ tôi đã không còn chìa cánh tay mình ra để làm
một điều gì đó giúp những người bất hạnh…”. Qua đây, ta đã có thấy thấy rõ tính bình
giá công khai cũng như tính truyền cảm mạnh mẽ của ngôn ngữ bình luận. Chúng được
biểu hiện rõ qua cái tôi của người viết.
Sau sau khi đặt vấn đề cần bàn luận, người viết bình luận sử dụng lý lẽ để giải
quyết vấn đề. Đọc các bài bình luận trên “Thời sự và Suy nghĩ”, độc giả sẽ dễ nhớ và dễ
hiểu bởi các tác giả có cách lập luận ngắn gọn, thuyết phục với một hệ thống các luận
điểm, luận cứ và luận chứng khá rõ ràng.
Cũng nhằm tác động rộng rãi, sâu sắc đến quảng đại quần chúng, lời văn bình
luận cũng sử dụng cả những cách đặt câu có tính chất hội thoại rất quen thuộc, dễ hiểu.
Cũng do phạm vi của các bài bình luận trong chuyên mục rất rộng cho nên khi cần thiết,
bình luận phải dùng các kiểu loại câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu
nghi vấn, câu cảm thán... Nhưng dù dùng kiểu, loại câu nào, dù viết câu dài hay ngắn, vẫn
phải bảo đảm một mặt sự trong sáng, khúc chiết và mặt khác sự cân đối, nhịp nhàng, uyển
chuyển. Có thể nói, hai cú pháp câu nổi bật nhất trong các bài bình luận thuộc chuyên
mục mà người đọc dễ nhận ra nhất chính là dạng câu nghi vấn và câu cảm thán. Trước hết,
ở các bài bình luận trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”, việc đưa các câu hỏi vào bài
bình luận nhằm làm nổi rõ vấn đề cần bàn rồi đi vào trả lời các câu hỏi đó để tăng thêm
56
ườ
mức độ sâu sắc của bài viết. Ví dụ như trong bài “Ng
Ngườ
ườii Vi
Việệt hung hãn” (13-9-2013),
Phạm Xuân Nguyên viết: “Có thật người Việt hung hãn không? Hay môi trường sống
căng thẳng quá, khắc nghiệt quá khiến ngay cả người hiền lành cũng không thể nín nhịn,
không thể chấp nhận một lời xin lỗi, giải thích?”. Người viết liên tục đặt ra nhiều câu hỏi
trong bài viết: “Bài toán giao thông chính là ở chỗ đó. Tôi lái ôtô đến ngã tư được phép
rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở làn rẽ có vạch quy định trên mặt đường đã bị nhiều người
đứng chắn mất, vậy tôi phải làm gì? Cho xe thúc đít những người đứng sai chỗ trên
đường, tức là sai luật, thì tôi có được vô tội không? Câu chuyện về hai người tài xế vậy là
thành chuyện tính hung hãn của người Việt có phải là sẵn có hay là chuyện văn hóa giao
thông của người Việt đang man rợ, sơ khai? Nếu không có cái nhìn tổng thể cả về hệ
thống giao thông, hệ thống luật pháp, hệ thống văn hóa thì tôi chắc mỗi người chúng ta
vẫn đang thường trực bị vừa là nạn nhân vừa là chủ nhân của những tai nạn thể xác và
tinh thần khi tham gia giao thông hiện nay. Ai dám chắc mình không nổi khùng lên khi bị
va chạm, đụng độ xe cộ”. Từ câu chuyện đánh nhau trước sân bay Tân Sơn Nhất giữa một
tài xế xe tải và một tài xế taxi (Tuổi Trẻ ngày 12-9-2013), tác giả đặt ra vấn đề về văn hóa
ứng xử cũng như văn hóa giao thông của người Việt. Đặt câu hỏi đó là cách hữu hiệu nhất
trong trường hợp này, đánh vào ý thức độc giả, vì ai cũng sẽ gặp những trường hợp như
thế ngoài xã hội. Ai cũng biết, ai cũng thấy, ai cũng từng trải qua nên việc đặt câu hỏi tự
vấn sẽ giúp người đọc tự đặt mình vào trường hợp đó, tự nhìn nhận lại cách cư xử của bản
thân theo hướng mà tác giả đưa ra.
3.4. Kết cấu bài bình lu
luậận
Một sự kiện vừa mới xảy ra hôm qua thì có thể ngay ngày hôm sau, độc giả đã
thấy xuất hiện trong “Thời sự và Suy nghĩ” với những lời bình luận sắc sảo, ngắn gọn.
Tính thời sự đã buộc chuyên mục này phải bắt kịp vấn đề, sự kiện, hiện tượng nóng bỏng
trong đời sống xã hội và phải viết một cách cô đọng, hàm súc với dung lượng đã được cố
định trên trang nhất. Người viết chỉ cần tóm tắt sự kiện, bổ sung, thông báo thêm một
hoặc nhiều thông tin khác cùng đề tài. Tiếp đến là vận dụng lý lẽ để phân tích, giải thích
sự kiện trên. Phần cuối thường là hướng giải quyết vấn đề đặt ra hoặc thái độ của tác giả
đối với sự kiện, hiện tượng đó. Trong dung lượng tương đối ngắn, thuyết phục được
người đọc là không dễ. Không thể “ép” độc giả nghe heo mình nếu nhà báo không đưa ra
57
được những lý lẽ xác đáng, những thông tin cần thiết chứng minh cho lập luận của mình.
Chỉ có những yếu tố ấy mới là căn cứ để bài bình luận đạt được giá trị như mong đợi.
Cách viết thể loại bình luận này rất thịnh hành cho tờ báo chính trị - xã hội như Tuổi Trẻ.
Nó đòi hỏi người viết nhạy bén, bám sát dòng sự kiện, vấn đề lại vừa có khả năng thâu
tóm, tìm ra bản chất sự kiện, nhanh chóng định hướng dư luận quần chúng.
3.4.1. Đặ
Đặtt vấn đề
Lý luận báo chí cho rằng phần mở đầu chỉ ra đối tượng, nội dung và phạm vi bàn
bạc của văn bản. Trong các văn bản bình luận ở “Thời sự và Suy nghĩ”, phần mở đầu
không chỉ mang thông tin thuần tuý mà còn có nhiệm vụ trình bày tâm lý. Đó là việc vào
đề sao cho thu hút sự chú ý, tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn ngay được người đọc. Để thực
hiện nhiệm vụ tâm lý này, phần vào đề thường sử dụng cách nói hình tượng bằng việc đưa
ra câu chuyện, dẫn ra một sự kiện độc đáo hoặc một hiện tượng trái với thường lệ. Các
nhà báo thường vào đề nhanh chóng, dứt khoát, mạch lạc, đi thẳng vài vấn đề, không
quanh co, đặt biệt là cách lặp lại tiêu đề hoặc giải thích tiêu đề giúp cho bài viết đi vào
đúng trọng tâm chủ đề. Trong phần mở đầu ngắn thì 1 câu mà dài thì cũng chỉ 3,4 câu là
độc giả có thể hiểu ngay vấn đề, sự kiện mà chuyên mục định bàn luận là gì. Cách đặt vấn
đề trực tiếp, gọn gàng, rõ ý, dễ hiểu là đặc điểm cơ bản trong cách viết bình luận ở “Thời
sự và Suy nghĩ”. Như trong bài Cấm “vẫy xe
xe”” (đăng ngày 29/7/2013), tác giả Đặng Đại
viết: “Với chỉ đạo nghiêm cấm lực lượng cảnh sát giao thông “vẫy xe” xem qua loa giấy
tờ rồi cho đi mà Bộ Công an vừa ban hành ngày 27-7, người dân hiểu đó là một động thái
chống tiêu cực, chống “mãi lộ” trong một bộ phận lực lượng này khi thi hành công vụ mà
ng (đăng ngày
dân tình đang rất kêu ca”. Hay trong bài Từ chuy
chuyệện “cắt” 15.000 tỉ đồ
đồng
18/6/2013), Lê Thanh Tâm bắt đầu bài bình luận bằng câu: “Bộ Giao thông vận tải vừa
công bố cắt giảm chi phí 15.000 tỉ đồng sau khi rà soát thiết kế kỹ thuật ba dự án đường
cao tốc là Hà Nội - Hải Phòng, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành”. Không
cần lời bàn luận chỉ có thông tin mà tác giả đưa ra được gói gọn trong một câu nhưng
người đọc hiểu ngay vấn đề mà tác giả muốn nói đến là quyết định đúng đắn của Bộ Giao
thông vận tải khi cắt giảm chi phí xây dựng, cắt bỏ các khoản chi lãng phí bất hợp lí . Ví
ời ơi!
dụ trong bài “Ố
“Ốii gi
giờ
i!”” (ngày 16/6/2013), Nguyễn Quang Thân viết: “Ta hãy tưởng
tượng sống lại thời Trung cổ hay chứng kiến một buổi trừng phạt bằng cách ném đá cho
tới chết vẫn xảy ra đâu đó thời nay, nhưng chắc chắn “Ối giời ơi” bằng những ngôn ngữ
58
khác nhau là tiếng mà nạn nhân chỉ có thể thét lên được khi bị nhục hình đau đớn. “Ối
giời ơi!” đang được thét lên bằng tiếng Việt từ miệng những tay trộm chó”. Chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy nội dung cần bàn luận ở bài viết này chính là việc những tên trộm
chó bị dân trừng trị bằng cách đánh hội đồng. Cách mở đề trực tiếp đơn giản như thế này
xuất hiện khá nhiều trong “Thời sự và Suy nghĩ”.
Chuyên mục thường bắt đầu bài bình luận bằng thông tin sự kiện. Việc dẫn ra sự kiện cốt
lõi mà tác giả định bình luận ngay từ phần mở đầu tác phẩm là phù hợp với tính chất của
mục “Thời sự và Suy nghĩ”. Do đây là loại bài bình luận ngày, dung lượng ngắn, phải
đảm bảo tính thời sự nên tác giả thường thông tin ngay về sự kiện một cách nóng hổi ngay
từ đầu. Ở đây, nhà báo thường chọn dẫn ra một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có vai trò
và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Sự ra đời hay xuất hiện của sự kiện đó có
tác động lớn, làm thay đổi và phát sinh những vấn đề mới mang tính tiêu cực hoặc tích
cực. Chỉ bằng 2 đến 4 câu, người đọc có thể dễ dàng hiểu được chủ đề bài bình luận cũng
như ý đồ tác giả. Trong bài viết “Quy
Quyềền đượ
đượcc từ ch
chốối kh
khóói thu
thuốốc” (ngày 2/5/2013),
Ths.Bs. Trần Ngọc Lưu Phương mở đầu như sau: “Theo công bố của Hiệp hội Ung thư
Hoa Kỳ, trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 loại hóa chất, trong đó hơn 250 chất có hại
cho sức khỏe, bao gồm ít nhất 69 chất có khả năng gây ung thư. Hút một điếu thuốc đã tự
mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống”. Hay ví dụ trong bài “Tạm dừng sử dụng văcxin
nh mu
Quinvaxem: một quy
quyếết đị
định
muộộn màng!
ng!”” (ngày 6/5/2013), Kim Sơn trực tiếp đưa ra sự
kiện một cách nhanh chóng: “Không thể chần chừ hơn nữa, chiều 4-5, Cục Quản lý dược
- Bộ y tế thông báo khẩn tạm dừng ngay việc sử dụng văcxin “5 trong 1” Quinvaxem
trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc. Quyết định này nhằm đảm bảo an
toàn cho người sử dụng, dựa trên cơ sở lấy ý kiến của hội đồng tư vấn sử dụng văcxin,
sinh phẩm y tế”.
Nói chung phần mở đầu trong các tác phẩm bình luận của chuyên mục “Thời sự
và Suy nghĩ” không quá dàn trải. Từ câu mở đề, bài viết đi thẳng vào những vấn đề và sẽ
dẫn giải, phân tích ở phần thân.
ải quy
3.4.2. Gi
Giả
quyếết vấn đề
Do yêu cầu là bình luận sự kiện, hiện tượng; bình luận trong ngày nên chuyên
mục “Thời sự và Suy nghĩ” thường bắt đầu bài viết của mình bằng hàng loạt các thông tin
59
về sự kiện, hiện tượng mà ông muốn bàn luận. Hàng loạt các luận cứ với những con số ấn
tượng, những sự việc vừa mới xảy ra thuyết phục người đọc bởi tính thời sự và chân thực
của nó. Một vài lời bàn luận xung quanh thông tin vừa đưa ra hoặc cũng có thể là các tác
giả tiếp tục dẫn ra một sự kiện, hiện tượng có liên quan đến vấn đề đó hay đối nghịch với
nó để đến cuối cùng sẽ là những phân tích, đánh giá, nhận định của tác giả về bản chất
của sự kiện đó. Đây là kết cấu thông thường, cách lý giải và lập luận vấn đề mà độc giả
thường thấy trong các bài bình luận của chuyên mục. Ví dụ như trong bài “Đấ
“Đấtt lành chim
u” (ngày 27/5/2013), tác giả Lê Thanh Tâm sau khi thông tin với bạn đọc về việc siết
đậ
đậu
chặt nhập cư vào các đô thị lớn nhằm giảm áp lực gia tăng đô thị, tác giả viết: “Thật ra,
việc siết chặt nhập cư vào các đô thị lớn đã được thực hiện một cách cứng rắn trong
những năm của thời bao cấp. Khi đó hộ khẩu là một thứ giấy phép đặc biệt quan trọng
đối với một cá nhân. Không có hộ khẩu là đồng nghĩa với không có công ăn việc làm,
không có sổ mua nhu yếu phẩm tối thiểu cho cuộc sống. Nói một cách khác, hộ khẩu đi
liền với cơm - áo - gạo - tiền, nhà cửa, đất đai, khám chữa bệnh, học hành”. Tác giả đưa
ra những ví dụ điển hình cho việc siết chặt nhập cư rồi đặt nó trong quá khứ và trong hiện
tại để phân tích, diễn giải: “Thời đó, có biết bao người đã khốn khó vì cái hộ khẩu. Nhưng
rồi người ta vẫn cố lách, cố chen, cố chạy chọt hoặc chấp nhận bám trụ đến cùng để chờ
ngày thoát khỏi cảnh làm “công dân hạng hai” và trở thành một người đô thị chính cống.
Rốt cuộc là chính sách siết chặt nhập khẩu vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn,
các thành phố lớn vẫn cứ phình to, chật chội đến mức nghẹt thở.Cái thời “nông nổi” ấy
đã qua lâu rồi. Bây giờ không thể bất chấp tất cả để đưa ra những quy định đi ngược với
quyền tự do cư trú của người dân được khẳng định rõ trong Hiến pháp. Lại càng không
thể duy ý chí khi đưa ra một chính sách vốn đã không hiệu quả từ lâu. Thời trước, hộ
khẩu là thứ quyền năng vạn biến, nhưng cuộc sống vẫn mặc kệ cái hộ khẩu, người dân
nông thôn cứ kéo nhau ra thành phố. Ngày nay, hộ khẩu không còn uy lực như xưa, không
có hộ khẩu thì có bị khống chế một số quyền lợi, nhưng về cơ bản là vẫn sống, học tập và
làm ăn bình thường. Với một tình hình như vậy, liệu chính sách siết chặt nhập khẩu vào
các đô thị lớn có còn hợp thời? Đó là chưa kể tới việc phải nhìn nhận người nhập cư
bằng thái độ tích cực, trong số họ có nhiều người đã cống hiến không nhỏ cho sự phát
triển của đô thị”. Qua đó, cho thấy sự lỗi thời không hợp lý của giải pháp này này trong
60
cuộc sống hiện tại, tác giả còn nhấn mạnh vấn đề bằng câu hỏi: “Với một tình hình như
vậy, liệu chính sách siết chặt nhập khẩu vào các đô thị lớn có còn hợp thời?”
Để thuyết phục được người đọc, lập luận được thuyết phục thì yêu cầu đầu tiên và
quan trọng là luận cứ đưa ra phải chính xác. Việc khai thác và dẫn dắt sự kiện, vấn đề
quyết định một phần lớn thành công của bài bình luận. Chính vì vậy mà lựa chọn sự kiện
và trích dẫn số liệu độc đáo, hợp lý tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn cho bài bình
luận. Có thể sự kiện được lựa chọn để bình luận không thật sự nổi bật và mang tính thời
sự cao nhưng nó có ý nghĩa, tác động xã hội. Những sự kiện được đưa ra để bàn luận vừa
mang tính thời sự, vừa chứa đựng ý nghĩa, tầm sâu tư tưởng mà các tác giả muốn gửi gắm
đến độc giả. Bên cạnh những số liệu, sự kiện khô khan là những lời bình luận sử dụng
những hình ảnh ví von, so sánh, những câu thành ngữ, tục ngữ, những biện pháp tu từ…
để bình và luận về hiện tượng, sự kiện, vấn đề. Ví dụ như trong bài viết: Thương “đàn
ngỗng” (ngày 6/6/2010), tác giả Giáng Hương đã có lối nói ví von xem giáo viên là những
người chăn ngỗng và học sinh là đàn ngỗng để từ đó có cách nói dí dỏm, hài hước nhưng
cũng có phần châm biếm cách nhồi chữ cho học sinh như nhồi thức ăn cho ngỗng. Từ đó
làm vấn đề bình luận trở nên sinh động và bớt khô khan hơn, người đọc sẽ cảm thấy vấn
đề vô cùng mới mẻ và thú vị. Hay cách so sánh việc “cưỡi trên xe Lexus giá 5 tỉ bạc là
tương đương với việc cưỡi trên 3.000 con trâu” của nhà báo Hoàng Hải trong bài viết
Cưỡ
ưỡii 3.000 con tr
trââu (ngày 11/11/2004) đầy chính xác, và sinh động giữa giá trị của 2 thứ
dường như khác xa nhau. Người viết đã khéo léo kết hợp sự khô khan của số liệu với sự
nhẹ nhàng, hóm hỉnh của ngôn ngữ bình luận.
Có thể nói, các bài bình luận ở chuyên mục đều đề cao cách lập luận với dàn luận
cứ chính xác và logic. Đây là yếu tố nổi bật và quan trọng trong bình luận “Thời sự và
Suy nghĩ”.
3.4.3. Kết th
úc vấn đề
thú
Kết cấu thông thường trong các bài bình luận của chuyên mục là: sau khi trình bày,
phân tích, lý giải vấn đề một cách cụ thể, chi tiết thì đi đến kết luận, khái quát lại vấn đề
vừa nêu và thể hiện chính kiến, quan điểm của cơ quan báo chí về vấn đề đó. Hầu hết các
bài bình luận trong chuyên mục dều có phần kết luận rõ ràng, rành mạch bởi trước hết, nó
được phân biệt với phần giải quyết vấn đề bằng dấu chấm xuống dòng. Cách kết thúc một
61
bài bình luận có thể xem như cách tóm tắt nội dung trọng tâm hay chủ đề bài viết: “Giảm
áp lực cho các thành phố lớn là cần thiết, việc đáng làm. Nhưng phải có giải pháp căn cơ,
bền vững về kinh tế - xã hội, phải giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành
thị, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nông dân vốn đang ngày càng thiếu đất... Ông
cha ta thường nói “Đất lành chim đậu”. Nếu quê hương là “đất lành”, người dân không
hà cớ gì phải bỏ xứ để đi tới những nơi xa lạ. Còn như vẫn để nông thôn nghèo khó như
hiện nay thì dù có cấm cản cũng vô nghĩa, làm sao ngăn được quy luật “nước chảy về chỗ
u – Lê Thanh Tâm, ngày 27/5/2013). Nhưng đa phần ở
trũng”?”. (Đấ
Đấtt lành chim đậ
đậu
chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” các tác giả thường sử dụng dấu ! để kết thúc bài bình
luận. Với những bài bình luận này, câu cuối cùng của phần kết luận là một câu cảm thán
thể hiện rõ thái độ của người viết đối với sự kiện, hiện tượng hay vấn đề mà tác giả đã
phân tích ở trên. Đó có thể là cách nói mỉa mai, châm biếm những cái xấu, các hiện tượng
tiêu cực hay mờ ám trong xã hội. Ví dụ như: “Rõ ràng trong nhiều năm qua, ngành điện
đã bị động nên để xảy ra tình trạng thiếu điện. Nay chủ trương tiết kiệm điện bị lạm dụng
tới mức cắt điện vượt chỉ tiêu càng làm tình hình thêm căng thẳng. Thế nhưng điều trớ
trêu đó lại được ngành điện xem như thành tích?!” (Cắt điện… vượ
ượtt ch
chỉỉ ti
tiêêu(!) - Nguyễn
Công Thành, ngày 7/4/2007); “…Thể thao, trước hết và suy đến cùng là để phát triển con
người, vì con người: Xin đừng hi sinh điều đó cho một thứ thể thao hạ thấp con người!”
(Ch
Chạạy theo th
thàành tích bằng mọi gi
giáá – Duyên Trường, ngày 19/8/2003); “…Thật ra ý
tưởng về việc có nhiều kỳ nghỉ rải đều trong một năm học không phải là một điều hoàn
toàn mới mẻ ở nước ta. Tôi còn nhớ có lần đã nghe cố thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Vũ
Hùng đề cập đến vấn đề này. Và cũng ước gì vào các kỳ nghỉ, con cái chúng ta được đến
trường chơi - chơi mà học với những chương trình hoạt động thực tiễn bổ ích và thú vị!”
(Ngh
Nghỉỉ hè ba th
thááng: nên kh
khôông? – Hoàng Tuyết, ngày 30/6/2005)… Sự biểu cảm trong
kết thúc bài bình luận đã khiến cho kết bài thêm sức nặng, tạo ấn tượng và dễ thuyết phục
người đọc.
Ở một số bài bình luận thuộc chuyên mục, chỉ đến phần kết thì ý nghĩa, chủ đề và
quan điểm thái độ người viết mới hé lộ. Đa phần câu chủ đề của kết luận thường nằm ở
cuối cùng của bài viết, mang thông tin cốt lõi và chứa đựng quan điểm của người viết và
tòa soạn.
62
ẬN
KẾT LU
LUẬ
Bình luận là thể loại tuy phổ biến nhưng khó viết hay. Muốn viết bình luận, nhà
báo phải theo dõi thời sự có hệ thống để phát hiện chính xác bản chất sự kiện. Từ đó, tác
giả đứng trên quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc dựa trên chủ
trương của ngành, của địa phương phân tích biểu dương tính đúng đắn của sự kiện hay
phê phán những biểu hiện tiêu cực đã và sẽ diễn ra có ảnh hưởng đến phong trào, đến chất
lượng phát triển của xã hội. Cũng như thế,“Thời sự và Suy nghĩ” là chuyên mục bình luận
hàng ngày nên các bài bình luận phải đảm bảo tính cập nhật, viết ngắn, chủ yếu bám sát
guồng thời sự mà luận. Nói về vấn đề này, nhà báo lão thành Huy Thọ từng nói: “Tôi nghĩ
rằng trong các sự khó của nghề báo thì viết “ luận” là rất khó. Viết “ luận” phải nghĩ kỹ,
viết kỹ, nhưng viết “ luận” cho báo ngày lại phải viết nhanh, có bài vừa nghĩ vừa viết
không quá một giờ đồng hồ, phải viết một lần cho kịp, cho nên lại càng khó và nguy
hiểm”. Chính vì thế mà các bài bình luận thuộc chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” đăng
trên báo Tuổi Trẻ thường rất ngắn gọn khoảng từ 700 đến 1500 chữ bàn đến những vấn đề
cụ thể và đề ra hướng đi, cách giải quyết để bạn đọc cùng quan tâm, suy ngẫm. Viết bình
luận, người viết luôn tỏ thái độ thẳng thắn, rõ ràng, nhưng thuyết phục người đọc một
cách có tình có lý, không áp đặt, cực đoan. Nhiều lúc, ngòi bút của nhà bình luận châm
biếm chua cay nhưng vẫn trên tinh thần phê phán, góp ý một cách tích cực.
Tùy thuộc vào các bài bình luận mà lập luận có kết cấu phù hợp với nội dung,
mục đích và dung lượng bài viết. Các bài bình luận “Thời sự và Suy nghĩ” thường lóe
sáng một ý chủ đạo, đó chính là chủ đề. Rồi dùng những chi tiết sống động, những tư liệu
có giá trị minh họa và chứng minh cho lập luận của tác giả, tạo hồn cho bài viết mới có
sức thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. Sức hấp dẫn của bài bình luận không
chỉ nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ ở đầu đề mà còn ở cách lập luận, ở cách phân tích, mổ xẻ
vấn đề một cách logic, mới mẻ đem lại cho người đọc những thông tin mới, nhận thức
mới.
Bình luận trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” của Tuổi Trẻ có ưu điểm là
phong phú về đề tài, năng động trong việc tiếp cận hiện thực và có hình thức thể hiện linh
hoạt. Sức hấp dẫn của bài bình luận không chỉ nằm ở chi tiết giật gân, ly kỳ ở đầu đề mà
còn ở cách lập luận, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách logic, mới mẻ đem lại cho
63
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Về phương diện thể loại, đây là chuyên
mục mà hầu hết những bài bình luận của nó đều đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thể loại
bình luận báo chí. Bình luận phân tích, tổng kết các sự kiện điển hình rồi rút ra những vấn
đề thực tiễn một cách tổng quát hơn, hiểu thấu đáo bản chất của sự kiện, hiện tượng, quy
luật vận động và xu hướng phát triển cuộc sống. Đây là một bộ phận của công tác báo chí
nhằm hướng dẫn cách nhận định các nguồn tin tức… Để đạt được mục đích trên, nghĩa là
bài bình luận phải làm cho quần chúng hiểu và nhận thức được các điều kiện và sự phát
triển về đời sống chính trị - xã hội hiện thời, bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho
độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời. Với quan niệm nghiêm túc, đúng
đắn về thể loại bình luận như vậy, trong những năm qua báo Tuổi Trẻ đã gặt hái được
nhiều thành công trong lĩnh vực bình luận. Nhiều tác phẩm in ra trên chuyên mục “Thời
sự và Suy nghĩ” được coi như là những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại bình luận trên báo
in, báo điện tử. Các bài bình luận đã phản ánh trung thực hiện thực cuộc sống, thay dân tỏ
rõ những điều bức xúc nội tại, phản ánh trung thực những nổ lực của cá nhân, của cộng
đồng và chính quyền các cấp trong việc giải quyết khó khăn, những bất cập hay tiêu cực
trong cuộc sống theo một hướng tích cực, hợp lí, hợp tình, hợp pháp. Nhiều cây bút đã
khẳng định tên tuổi của mình trên chuyên mục như Lê Văn Nuôi, Cầm Văn Kình, Võ Văn
Thành, Danh Đức, Kim Sơn, Khiết Hưng…
Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam với các loại hình báo in, báo nói,
báo hình, báo mạng điện tử đã tạo điều kiện cho bình luận phát triển ngày càng đa dạng
và phong phú, phản ánh một cách nhanh nhạy về những cái sự kiện nóng, kịp thời mang
đến cho công chúng những thông tin sinh động về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại, bình luận cũng đã có nhiều biến đổi, đòi hỏi
phải đổi mới nhận thức về thể loại này.
Đặc điểm của thể loại bình luận trong chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” là một
vấn đề khá rộng. Nó cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và có sự phân tích, đánh giá
trong một thời gian dài. Bởi để biết được đặc điểm của nó như thế nào thì phải trải qua
một quá trình. Do vậy tất cả những gì người viết muốn đặt ra trong luận văn này chỉ là
những khảo sát bước đầu, cần được tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa. Người viết cũng nhận thấy
những gì mình làm được còn khá khiêm tốn. Xung quanh thể loại bình luận còn rất nhiều
64
vấn đề để chúng ta cần bàn bạc và nghiên cứu. Bản thân người viết cũng nhận thức được
rằng: quá trình nghiên cứu đó đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, công sức và sự hiểu biết
hơn nữa. Và người viết hy vọng, luận văn này sẽ mang đến những tư liệu để mọi người
cùng tham khảo. Đồng thời, người viết cũng mong muốn sẽ nhận được những ý kiến chỉ
bảo, góp ý từ phía các thầy cô giáo, các bạn học viên và những ai quan tâm đến vấn đề
này.
65
ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ
1. A.A. Chertuchonui (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội
2. Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (1987), Cách viết một bài báo,
Nxb tham khảo nghiệp vụ TTX, Hà Nội
3. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học- Tập 2, Nxb Giáo dục
4. Hoàn Đình Cúc, Đức Tùng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận
chính trị
5. Đức Dũng (1992), Ký báo chí, Nxb Thông tin, HN
6. Trần Quang (2001), Làm báo – Lý thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia, HN
7. Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc Gia, HN
8. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nxb Thông
tấn, Hà nội
9. Hội nhà báo TP.HCM, Tạp chí Nghề báo, năm 2002-2004
10. Nhiều tác giả (1980), Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết (tiếng Nga)
11. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp Tiếng Việt – câu, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, HN
12. PGS.TS. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí- Tập 3, Nxb Giáo dục, HN
13. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo chí- Tập 1, Nxb
Giáo dục, HN
14. Tạ Ngọc Tấn (1990), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa – Thông tin,
HN
15. Thông tấn xã Việt Nam (1997), Cách viết một bài báo, Thông tấn xã Việt Nam xuất
bản, Hà Nội
16. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ , Hà Nội
17. Xachenkô (1986), Thể loại báo chí, Minsk, bản tiếng Nga
WEBSITE
1. Báo Tuổi Trẻ, Thời sự và Suy nghĩ
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi
2. Hà Trần, Vai trò của chính luận
http://tranthan.vnweblogs.com/post/5682/78838
66
3. Nguyễn Bùi Khiêm, Ngôn ngữ báo chí - phong cách
http://solitary2009.blogspot.com/2013/03/ngon-ngu-bao-chi-phong-cach-1.html
4. Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết và lập luận
http://www.doko.vn/luan-van/phan-tich-cac-bai-binh-luan-bao-chi-tren-co-so-ly-thuyetlap-luan-19777
67
MỤC LỤC
ẦN MỞ ĐẦ
U.......................................................................................
1
PH
PHẦ
ĐẦU
.......................................................................................1
ọn đề tài:...................................................................................... 1
1. Lí do ch
chọ
2
2. Lịch sử vấn đề nghi
nghiêên cứu:........................................................................
........................................................................2
3
3. Mục đí
ch nghi
đích
nghiêên cứu:................................................................................
................................................................................3
4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu:................................................................................. 4
ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu:......................................................................... 4
ẦN NỘI DUNG
................................................................................... 5
PH
PHẦ
DUNG...................................................................................
5
ƯƠ
NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.....................................................
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
.....................................................5
1.1. Vài nét về thể loại bình luận báo chí........................................................................5
1.1.1. Khái niệm bình luận........................................................................................... 5
1.1.2. Các dạng bài bình luận....................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm thể loại bình luận................................................................................9
1.2. Vài nét về chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” trên báo Tuổi Trẻ.........................13
CH
ƯƠ
NG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG BÌNH LU
ẬN TRONG CHUY
ÊN MỤC
CHƯƠ
ƯƠNG
LUẬ
CHUYÊ
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”............................................................................ 15
“TH
THỜ
NGHĨ”
2.1. Vấn đề về sự dấn thân và minh bạch của nghề báo............................................... 15
2.2. Vấn đề về quyền lực và trách nhiệm...................................................................... 19
2.3. Vấn đề nước mắt người dân................................................................................... 22
2.4. Vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí........................................................28
2.5. Vấn đề giáo dục và đạo đức con người.................................................................. 33
2.6. Vấn đề về thuộc lĩnh vực kinh tế và môi trường ...................................................37
2.7. Một số vấn đề khác................................................................................................ 40
ƯƠ
NG 3: MỘT SỐ ĐẶ
C ĐIỂM HÌNH TH
ỨC CỦA TH
Ể LO
ẠI BÌNH
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ĐẶC
THỨ
THỂ
LOẠ
ẬN TRONG CHUY
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”...................... 46
LU
LUẬ
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
3.1. Tiêu đề bài bình luận..............................................................................................46
3.2. Sapô bài bình luận.................................................................................................. 51
3.3. Ngôn ngữ bình luận................................................................................................54
3.4. Kết cấu bài bình luận..............................................................................................57
68
3.4.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................58
3.4.2. Giải quyết vấn đề..............................................................................................59
3.4.3. Kết thúc vấn đề.................................................................................................61
ẦN KẾT LU
ẬN.................................................................................
63
PH
PHẦ
LUẬ
.................................................................................63
66
TÀI LI
ỆU THAM KH
ẢO..............................................................................
LIỆ
KHẢ
..............................................................................66
69
ẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚ
NG DẪN
NH
NHẬ
ƯỚNG
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
70
ẬN XÉT CỦA GV PH
ẢN BI
ỆN
NH
NHẬ
PHẢ
BIỆ
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
71
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
...........................................................................................................
72
[...]... Thờ nghĩ trêên báo Tu Tuổổi Tr Trẻ 12 Báo Tuổi Trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ra đời ngày 2/9/1975 Tuổi Trẻ TPHCM là một trong số nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên mục bình luận ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm bình luận Bình luận trên báo Tuổi Trẻ chiếm một số lượng khá lớn Trên báo Tuổi Trẻ hiện nay có hẳn một chuyên trang Thời sự và Suy nghĩ ... mục bình luận trên được sự quan tâm của khá nhiều độc giả Thực tế, đã có không ít lần các bài viết trong chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ được bạn đọc bình chọn là những bài viết hay trên báo Tuổi Trẻ hay được các nhà báo bình chọn trong các giải thưởng nhà báo lớn Theo một số ý kiến đánh giá (bạn đọc và các nhà báo) thì Thời sự và Suy nghĩ có thể coi là chuyên mục đặc sắc của báo Tuổi Trẻ, kể từ... cho thể loại này Thời sự và Suy nghĩ là một trong những chuyên mục chính hàng ngày của báo Tuổi Trẻ và luôn nằm trên trang nhất của báo Đúng như tên gọi của mình Thời sự và Suy nghĩ , chuyên mục không chỉ nêu ra những sự kiện nóng về các vấn đề thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội… như các bản thời sự, tin tức thông thường mà ở đây người viết còn phải khơi gợi vấn đề, khiến độc giả phải suy. .. dạy và học hay những hiện tượng suy đồi đạo đức,… Ngoài ra, chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ còn là một diễn đàn thông tin hết sức sôi nổi về các sự kiện nóng mang tính thời sự cao Các bài bình luận trong chuyên mục cho thấy cái nhìn nhiều chiều cũng như đưa ra những nhận xét, quan điểm khách quan, rõ ràng, chính thống về sự kiện 13 Thời sự và Suy nghĩ luôn được sự quan tâm của độc giả Chuyên mục bình. .. các sự kiện mới Có thể nói, bình luận theo chủ đề có thể coi là cách phân loại bài mang tính độc đáo, giúp người viết có điều kiện khai thác triệt để các đề tài báo chí 1.1.3 Đặ Đặcc điểm th thể lo loạại bình lu luậận Nằm trong nhóm thể loại báo chí chính luận, bình luận chịu sự chi phối của các nguyên tắc cơ bản báo chí chính luận Tuy nhiên bình luận cũng có những đặc điểm riêng mà các thể loại báo. .. với quan điểm chia cuốn “Tác ph phẩẩm báo ch chí” bình luận ra làm các dạng tương tự như trên gồm: bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần, bình luận có tính chất giải thích, bình luận bút chiến [12; tr.90-92] Bất kì một tác phẩm báo chí nào cũng đều là một chỉnh thể của sự kết hợp giữa nội dung và hình thức và chính vì thế tác giả Trần Quang trong cuốn “Các th thể lo loạại báo ch... suy nghĩ, cùng bàn luận cùng cảm nhận vấn đề được đưa ra một cách sâu sắc nhất Chuyên mục luôn được bạn đọc đón nhận như một trong những bài báo đầu tiên phải đọc trong ngày Dựa trên sự kiện thời sự hàng đầu trong ngày, chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ của ngày hôm đó sẽ phân tích, nhận định và đánh giá sự kiện, góp ý và đề xuất giải pháp với đầy đủ tinh thần trách nhiệm vì sự nghiệp chung Có thể coi... của mình nên sự phân chia thể loại bình luận có sự khác nhau giữa các tác giả Chính điều này cũng nói lên tính đa dạng, phong phú của bình luận báo chí Bên cạnh đó, do đặc thù đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn là ời sự và Suy ngh ĩ” tr Một số đặ đặcc điểm th thể lo loạại bình lu luậận qua chuy chuyêên mục “Th Thờ nghĩ trêên báo ẻ” liên quan nhiều đến nội dung bình luận Do đó, từ... bình luận những vấn đề kinh tế, bình luận những vấn đề thể thao, sức khỏe… Mà đặc biệt, trong chuyên mục Thời sự và Suy nghĩ đã 8 đăng rất nhiều bài bình luận dạng này Những bài bình luận theo chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng khi bàn luận và đánh giá về những vấn đề mới mang tính thời sự Báo chí cũng có thể sử dụng loại bình luận này để cảnh báo công chúng về những hành vi, việc làm không lành mạnh... phê bình, phản ánh Bình luận dạng chính luận – văn nghệ như ký – bình luận (mà nhiều tác giả xếp vào dạng ký chính luận) hay bình luận châm biếm (nhiều người xếp vào thể loại tiểu phẩm)” [7; tr.78] Cách phân loại này có sự trùng lặp hay chưa thật sự rõ ràng giữa bình luận và các thể loại khác Điều này dễ khiến người đọc rối rắm, khó phân biệt giữa các loại bình luận Nhìn chung, do dựa vào những tiêu chí