1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp chơi chữ trên báo tuổi trẻ cười

62 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 383,96 KB

Nội dung

Qua đó, Cù Đình Tú đã khái quát những bình diện chơi chữ từ khái niệm, tác dụng, chức năng đến những phương tiện chơi chữ thường gặp với những ví dụ cụ thể: Chơi chữ bằng các phương ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ NGÂN MSSV: 6106408 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHƠI CHỮ TRÊN BÁO

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHƠI CHỮ VÀ TUỔI TRẺ CƯỜI

1.1 Giới thiệu về Tuổi trẻ cười

CHƯƠNG II CÁC CÁCH THỨC CHƠI CHỮ TRONG TUỔI TRẺ CƯỜI

2.1 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách sử dụng cấu trúc đối nhau về nghĩa

2.2 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách mô phỏng những sáng tác sẵn có

2.2.1 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách mô phỏng sáng tác dân gian

2.2.1.1 Tuổi trẻ cười chơi chữ theo cách mô phỏng ca dao

2.2.1.2 Tuổi trẻ cười chơi chữ theo cách mô phỏng tục ngữ, thành ngữ

Trang 3

2.2.2 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách mô phỏng sáng tác văn chương, khoa học

2.3 Tuổi trẻ cười chơi chữ dựa vào phong cách văn bản: giả từ điển

2.3.1 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách từ điển tra ngược

2.3.2 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách từ điển tra chéo

2.3.3 Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách từ điển tra quanh

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAMM KHẢO

MỤC LỤC

Trang 4

Phát triển song hành cùng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, Báo Tuổi Trẻ cũng ngày càng phong phú, sâu sắc từ hình thức đến nội dung và trở thành một trong những tờ báo hàng đầu Việt Nam Tuổi Trẻ chú trọng cải tiến từ hình thức trang báo đến nội dung nhằm ứng nhu cầu thông tin liên tục của độc giả Sau gần bốn mươi năm báo Tuổi Trẻ đã cho ra đời tám ấn phẩm bao gồm cả báo in và báo mạng Mỗi ấn phẩm có nội dung và hình thức phát hành khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện đa dạng của độc giả Và một ấn phẩm rất đắc của báo Tuổi Trẻ chính là Tuổi Trẻ Cười, đây là ấn phẩm báo in cười thành công nhất trong tất cả các báo cười hiện nay Tuổi Trẻ Cười phản ánh tất cả những vấn đề trong cuộc sống xã hội,…thông qua tiếng cười trào phúng hấp dẫn và cuốn hút người đọc vào từng kì báo

Ra đời từ năm 1983 và là một trong những tờ báo trào phúng có ý nghĩa nhân văn nhất của nước ta, Tuổi Trẻ Cười đã ngày càng khẳng định vị trí ưu ái trong giới

độc giả Với chơi chữ, Tuổi Trẻ Cười đã thực sự mang đến sự chiêm nghiệm cuộc

sống, nhận thức giá trị nhân sâu sắc qua từng tiếng cười châm biếm

Là một độc giả say mê Tuổi trẻ cười, đồng thời nhận thấy những điều thú vị

và ý nghĩa qua từng bài viết, từng chuyên mục của tờ báo, người viết đã tìm đến đề

tài Một số biện pháp chơi chữ trên báo Tuổi Trẻ Cười Qua đây, người viết

mong muốn dùng những hiểu biết của mình phần nào làm rõ những yếu tố tạo nên

Trang 5

tiếng cười của tờ báo, cũng như hi vọng tìm tòi, nghiên cứu cái hay, cái độc đáo của

tờ báo, đặc biệt về khía cạnh ngôn ngữ Qua đó, người viết hi vọng sẽ góp phần làm phong phú đề tài và giới thiệu Tuổi trẻ cười ngày càng đến gần hơn với đông đảo

độc giả

Về mặt lí luận, vấn đề chơi chữ đã được trình bày khá đầy đủ trong công

trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng việt của Cù Đình Tú Qua đó, Cù Đình

Tú đã khái quát những bình diện chơi chữ từ khái niệm, tác dụng, chức năng đến

những phương tiện chơi chữ thường gặp với những ví dụ cụ thể: Chơi chữ bằng các

phương tiện ngữ âm chữ viết (cùng âm, phiên âm tiếng nước ngoài, chiết tự), chơi chữ bằng phương tiện từ vựng ngữ nghĩa (cùng nghĩa, nhiều nghĩa, trái nghĩa, cùng trường ý niệm, yếu tố Hán Việt và thuần Việt), chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp (đánh tráo quan hệ ngữ pháp trong câu, tách ghép yếu tố trong câu tạo nên quan hệ ngữ pháp khác)

Bên cạnh công trình của Cù Đình Tú là công trình nghiên cứu của Đinh

Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa- Phong cách học tiếng Việt Chơi chữ được trình bày bao gồm: Lối nhại, lối tách từ, lối tách từ và ghép từ mới, phép đối, câu đố, nói

lái, dẫn ngữ tập Kiều Tuy nhiên nghiên cứu chỉ điểm qua chưa nêu rõ những đặc

điểm của từng cách chơi chữ

Về mặt ứng dụng, có các công trình nghiên cứu hiệu quả như sau:

Thú chơi chữ của Lê Trung Hoa và Hồ Lê được xem là đóng góp cho sự

phong phú dữ liệu cho nghiên cứu chơi chữ Thú chơi chữ nêu lên những ý nghĩa của việc chơi chữ và những ứng dụng của nó Trong công trình này đã tổng hợp 14 kiểu chơi chữ chính, nó được định nghĩa phân tích và có nguồn dữ liệu dẫn chứng

đa dạng: Chơi chữu bằng cách nói lái; Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo ngữ, đảo cú; Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm; Chơi chữ bằng cách trùng điệp; Chơi chữ bằng cách mô phỏng (nhại từ, nhại ngữ, nhại câu, nhại bài); Chơi chữ bằng các hiện tượng đồng nghĩa; Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm và đồng nghĩa, Chơi chữ bằng cách tạo ra hiện tượng nghịch nghĩa, nói ngược; Chơi chữ bằng các liên nghĩa thật giả; Chơi chữ bằng cách sử dụng nghĩa phái sinh thật giả; Chơi chữ bằng cách tả chữ, xáo chữ, chiết tự, tách từ; Chơi chữ bằng cách hạn vận, hạn từ;

Trang 6

Chơi chữ bằng thành ngữ, tục ngữ, ca dao; Cách chơi chữ chung quanh truyện Kiều Nghiên cứu không chỉ đề cập đến các cách chơi chữ trong văn chương mà

trong cả sinh hoạt hằng ngày

Cù Đình Tú không chỉ trình bày quan niệm về chơi chữ ông còn trình bày các kiểu loại chơi chữ:

- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết với các kiểu loại: dùng

các phương tiện cùng âm, dùng cách phiên âm tiếng nước ngoài, dùng cách điệp

âm, dùng cách chiết tự

- Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng- ngữ nghĩa với các kiểu loại: dùng

từ cùng nghĩa,dùng từ nhiều nghĩa, dùng từ trái nghia, dùng các từ có cùng trường ý niệm, dùng các từ tố Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương

- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp với các kiểu loại: tách và ghép

các yếu tố trong câu theo những quan hệ ngữ pháp khác nhau, đánh tráo quan hệ ngữ pháp trong câu

Triều Nguyên có nhiều công trình nghiên cứu về chơi chữ từ ca dao đến văn

chương Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt của Triều Nguyên đã trình

bày về bản chất và kiểu dạng của nghệ thuật chơi chữ Các hình thức chơi chữ trong

ca dao với các phương tiện chủ yếu: Ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm,

chữ viết; ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng- ngữ nghĩa; Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; chơi chữ bằng cách nói lái Trong đó mỗi phương tiện chơi

chữ được phân thành các kiểu loại cụ thể như sau: Ca dao chơi chữ bằng phương

tiện ngữ âm, chữ viết có 6 kiểu loại: Chơi chữ theo cách nhại, mô phỏng âm thanh;

chơi chữ theo cách điệp âm; chơi chữ bằng phương tiện cùng âm; chơi chữ theo cách phiên âm chệch tiếng nước ngoài, chơi chữ bằng hình thức chiết tự Hán Việt

Ca dao chơi chữ bằng phương tiện từ vựng- ngữ nghĩa có 6 kiểu loại: Chơi chữ

bằng cách dùng từ cùng nghĩa, chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa, chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa, chơi chữ bằng cách dùng từ cùng trường ngữ nghĩa, chơi chữ bằng cách dùng các đơn vị Hán việt và thuần Việt có ý nghĩa tương đương

và một số dạng chơi chữ hỗn hợp Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp có 3 kiểu

loại: Chơi chữ bằng cách tách từ để đặt vào một cấu trúc đối xứng, chơi chữ bằng cách đảo trật tự vị trí từ ngữ để làm thay đổi chức năng ngữ pháp ngữ nghĩa, chơi

Trang 7

chữ bằng cách tạo ra một ngữ cảnh để biến tên gọi sự vật, hiện tượng thành một

nòng cốt đơn Chơi chữ bằng cách nói lái được Triều Nguyên phân thành 2 cách:

Nói lái theo cách hoán vị âm tiết rồi chuyển đổi dấu thanh, nói lái theo cách giữ nguyên phụ âm đầu rồi hoán vị phần vần, dấu thanh có thể chuyển đổi hay giữ nguyên Bên cạnh việc lí giải các cách chơi chữ trong ca dao nghiên cứu còn lí giải

về bản chất và các kiểu dạng chơi chữ trong văn chương

Bàn về các công trình nghiên cứu chơi chữ trong văn chương, Triều Nguyên

đã có những đóng góp không nhỏ với bốn công trình lớn nối tiếp nhau:

- Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết của Triều Nguyên đã tập trung phân tích về các

cách thức chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết Nghiên cứu tập trung lí

giải cụ thể những kiểu dạng chơi chữ trong văn chương người Việt Chơi chữ theo

cách cùng âm, chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm, chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài, chơi chữ theo cách điệp âm, chơi chữ theo cách nói lái, chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ giữa các ngôn ngữ, một số cách chơi chữ về chữ viết- chữ Hán, một số cách chơi chữ về chữ viết- Chữ quốc ngữ bằng cách cách thức đánh vần chữ Quốc ngữ; đọc chữ cái chữ viết tắt chữ Quốc ngữ; Viết rút gọn tác phẩm theo tự dạng Quốc ngữ và đồ hình Với mỗi kiểu loại chơi chữ Triều Nguyên

đã lí giải và nêu những ví dụ cụ thể làm rõ vấn đề

- Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa nghiên cứu đã đi thẳng vào vấn đề các cách thức chơi chữ

trên phương tiện ngữ nghĩa cùng với các ví dụ điển hình Chơi chữ theo cách dùng

nghĩa , chơi chữ theo cách trái nghĩa, chơi chữ theo cách nhiều nghĩa, chơi chữ theo cách lệch nghĩ, chơi chữ theo hướng khoán nghĩa, chơi chữ theo cách bác bỏ

“A mà lại B”, chơi chữ bằng cách tạo nghĩa đôi về nghĩa, chơi chữ dựa vào trường nghĩa , chơi chữ dựa vào sở chỉ Các cách chơi chữ được thể hiện trên cùng một

phương tiện ngữ nghĩa nên các cách thức tập trung triển khai bình diện về nghĩa, tạo nên mối quan hệ giữa các cách thức chơi chữ

- Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt – Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản trình bày với ba vấn đề lớn gồm các cách chơi chữ

cụ thể, các vấn đề đóng góp cũng như hạn chế của nghiên cứu và một số vấn đề cần bàn thêm Triều Nguyên đã trình bày ba cách thức chơi chữ chủ yếu của phương

Trang 8

tiện: Chơi chữ theo cách tách một bộ phận ở ngữ liệu là tác phẩm văn học, văn hóa,

rồi đặt vào ngữ cảnh mới, mâu thuẫn với ý nghĩa vốn có của bộ phận được tách; Chơi chữ theo cách dựa vào một tác phẩm trước để tạo nên một sáng tác mới bằng

cách phỏng tác, phóng tác, dịch lệch Chơi chữ dựa vào Truyện Kiều như lẩy Kiều,

tập Kiều, đó và giải đó Kiều, câu đối và thơ thất ngôn từ Kiều, mô phỏng theo Kiều,

Bẻ lệch nghĩa Kiều, ngắt nhịp cho Kiều Tổng hợp các nghiên cứu của Triều Nguyên vấn đề đã được triển khai khá đầy đủ về lí thuyết lẫn thực tiễn Bên cạnh đó Triều Nguyên cũng đã tập hợp và lí giải hợp lí môt lượng lớn các dữ liệu sử dụng nghệ thuật chơi chữ

- Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt - Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp luật thơ và phong cách văn bản được Triều Nguyên phân

chia thành các kiểu dạng sau: Chơi chữ theo cách tách, ghép từ ngữ; Chơi chữ theo

cách đảo trật tự, vị trí của từ ngữ góp phàn làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của văn bản; Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu; Chơi chữ theo cách ngắt nhịp, buôn lững câu; Chơi chữ dưa vào phương ngữ tiềng lóng; Chơi chữ dựa vào luật thơ và cấu trúc văn bản; Chơi chữ dựa vào phong cách văn bản như hịch, cáo, sớ,văn tế, văn bia, giả kiểu từ điển (từ điển tra ngược

và từ điển tra tréo), giả kiểu khoa học, chính luận, hành chính

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về chơi chữ từ lí thuyết tới ứng dụng

nhưng chưa có nghiên cứu nào về chơi chữ trên Tuổi trẻ cười

3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

Với việc thực hiện đề tài này, người viết hướng đến những mục đích nghiên cứu như sau:

Về mặt khách quan Tuổi Trẻ Cười ngày càng được giới độc giả quan tâm bởi yếu tố gây cười đã ăn sâu vào tâm trí người đọc Với mong muốn khảo sát làm rõ chơi chữ và cách thức chơi chữ tạo nên tính chất hài hước trong báo Tuổi Trẻ Cười, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu về các cách chơi chữ chủ yếu, từ đó nêu bật thông

điệp, nội dung truyền đạt, phản ánh trong ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười

Về phương diện chủ quan, người viết vô cùng yêu thích tờ báo này và rất có hứng thú đi sâu tìm hiểu về cái đặc sắc trong tiếng cười của tờ báo qua việc phân tích nghệ thuật chơi chữ Vì vậy, người viết rất mong luận văn sẽ phần nào lột tả

Trang 9

được sự độc đáo của nghệ thuật này Điều này giúp bản thân người viết và cả những độc giả khi tiếp cận với luận văn sẽ phần nào hiểu thêm về giá trị sâu sắc qua nghệ

thuật chơi chữ mà Tuổi Trẻ Cười mang lại

Nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ, toàn diện về nghệ thuật chơi chữ trên Tuổi trẻ cười, trình bày những cách thức kiểu dạng chơi chữ phổ biến

và dễ nhận thấy với dẫn chứng cụ thể trên Tuổi trẻ cười

Như vậy, nghiên cứu phải hệ thống hóa các phương tiện cách thức chơi chữ trên Tuổi trẻ cười, chỉ ra giá trị thẩm mĩ khi sử dụng của các cách chơi chữ Đồng thời tổng hợp và phân tích dữ liệu từ Tuổi trẻ cười để dẫn chứng nhằm giúp người

đọc thưởng thức được cụ thể

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Tuổi Trẻ Cười đã mang đến cho người đọc một góc nhìn về các khía cạnh cuộc sống, những trăn trở thời cuộc Có cái cười vui nhộn, có cái cười chua chát, có cái cười sâu cay Tuổi trẻ cười phát hành hai số mỗi tháng vào ngày 1 và 15 hàng tháng, đến nay Tuổi trẻ cười đã phát hành hơn 500 số báo Trong bài viết này người viết chỉ nghiên cứu về các cách thức chơi chữ phổ biến và dễ nhận thấy trên Tuổi trẻ cười qua phạm vi 17 số báo: 471, 473, 475, 476,477, 478, 479,480, 482, 483, 484, 485, 489,490, 492, 493, 494

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, người viết đã vận dụng một số phương pháp nghiên

cứu phổ biến phù hợp dưới đây:

Thứ nhất là phương pháp thống kê – phân loại :Trước hết phải sưu tầm tài liệu, lập bảng thống kê và phân loại Thống kê các hình thức, phương tiện chơi chữ dựa trên tư liệu chơi chữ trong các số báo Tuổi trẻ cười Qua đó, phân loại các cách thức tạo nên cái hài trong chơi chữ nói chung và trên Tuổi trẻ cười nói riêng

Thứ hai là phương pháp phân tích- tổng hợp: Phân tích dữ liệu theo định hướng của các cách chơi chữ, qua đó giúp người đọc nhận thức về giá trị chơi chữ trong Tuổi trẻ cười Tổng hợp các cách thức chơi chữ được ứng dụng phổ biến trên Tuổi trẻ cười

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƠI CHỮ VÀ TUỔI TRẺ CƯỜI

Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975, đặt trụ sở đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Tiền thân của Tuổi Trẻ bắt đầu từ những tờ truyền

đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ

Tuổi trẻ đã trải qua những chặng đường lịch sử đầy thăng trầm, nó có thể coi là một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính kiến Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đã tạo dấu ấn trên mặt báo và

được bạn đọc tại Việt Nam yêu thích như Hàng Chức Nguyên (cây bút viết phóng

sự về người nghèo trong xã hội), Thủy Cúc (chuyên mục Ký sự pháp đình), Cù Mai Công, Binh Nguyên (ký sự đường xa), Hoài Lê (thể thao), Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo Tuổi Trẻ khá mạnh góp phần làm thay đổi được số phận của nhiều cá nhân, nhiều gia đình được tốt đẹp hơn

Tuổi Trẻ Cười là một trong bốn ấn bản của báo Tuổi Trẻ, ra đời ngày 01/01/1984 Tuổi Trẻ Cười là tờ báo trào phúng duy nhất Việt Nam lúc đó, sau sự thành công của báo Tuổi Trẻ Cười các báo cười khác cũng lần lượt ra đời như Làng cười, Vui Cười,…nhưng xét cho cùng Tuổi Trẻ Cười vẫn thành công và được quan tâm nhiều nhất.Báo Tuổi Trẻ Cười đã thực sự thành công trong suốt ba mươi năm phát hành với những chuyên trang đặc trưng lí thú từ xã hội, pháp luật, thể thao,…

Trước hết là “Cười cái sự đời” với cây bút Đồ Bì chính là nhà văn nhà báo

Vũ Đức Sao Biển đảm nhiệm Với chuyên trang này, nội dung mang một phong cách chính luận phản ánh những vấn đề xã hội tiêu biểu nhất: “Cung điện ngâm khúc”- những cơ quan hành chính được xây dựng hoành tráng, “Ăn cắp giờ công”,

“Hậu khẩu khổ- hậu khổ vì hộ khẩu”, “Cán bộ đánh bạc”,…

Trang 12

“Bức Tranh vân cẩu” phản ánh những vấn đề bất cập chưa có hướng giải quyết là nổi lo của xã hội với những câu thơ dí dỏm Đây là cái cười về nhân viên hành chính cắt xén giờ công của cây bút Lê La:

“Coi quán như thể cơ quan

Gác lại bàn phím ta bàn chuyện…bia” (tr.9, TTC 477)

Một trong những mục lí thú của Tuổi trẻ cười là nhưng trang viết về hiện tượng xã hội được khám phá: Đánh đề, bói toán, đột nhâp những nơi trá hình, trộm kiểng, sơ chế thức ăn bẩn,…tất cả đều được làm rõ với những tình huống không thiếu phần hài hước

“Đáo tụng đình”, “Pháp sự lí đình” chuyên mục về pháp luật ở đây không

đơn thuần là những vụ phạm tội, xét xử với những lí lẽ biện minh vô cùng “ngây

ngô” của phạm nhân “Bị cáo nói thiệt mà Tự dung bị cáo thấy hay đau đầu, tai thì nổi mụn nước đau lắm, là do bả ểm bùa bị cáo đó nên bị cáo mới giết bả” (Tr.13, TTC 479)

Đồng hành cũng Tuổi trẻ cười là hàng loạt những sáng tác tranh biếm họa là

những hình ảnh sống động về các hiện tượng tiêu cực, bất cập trong xã hội “Muôn màu giao thông” cùng là những chuyên mục chính và hấp dẫn với sự hỗ trợ chủ yếu

từ tranh biếm họa Hằng năm, Tuổi trẻ cười còn trao giải cho những bức tranh biếm họa hay nhất về giao thông

Bên cạnh những vấn đề chính trị xã hội Tuổi trẻ cười còn phản ánh nhiều vấn

đề về thể thao, gia đình, sức khỏe, giải đáp thắc mắc, thơ vui,…

Hiện nay, báo Tuổi Trẻ Cười được xem như một thư viện cười về nhiều lĩnh vực từ chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, gia đình,…tổng hợp mọi vấn đề đang nhức nhói trong xã hội tạo nên một tràng cười giòn giã nhất

Trong văn học Việt Nam, chơi chữ (còn được gọi là lộng ngữ) được sử dụng khá phổ biến với nhiều quan điểm, khái niệm của các nhà nghiên cứu về chơi chữ như sau:

- Theo từ điển tiếng Việt, chơi chữ là “lợi dụng các hiện tượng đồng

âm, đa nghĩa,…trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước,… trong lời nói”[Tr.166; 10],”một biện pháp tu từ, trong đó

Trang 13

ngữ âm, ngữ nghĩa văn tự, văn cảnh,…được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ lí thú” [Tr.404; 3]

- Triều Nguyên là một trong nhà nghiên cứu có nhiều công trình về

chơi chữ, ông nhận định “chơi chữ là dùng các phương thức diễn đạt đặc biệt, sao

cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) khác hẳn nhau được biểu đạt bằng cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa”[Tr.15; 4]

- Theo PGS Cù Đình Tú thì “chơi chữ là cách tu từ vận dụng linh hoạt

các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với tin cơ sở Phần tin khác loại này- tức lượng ngữ nghĩa mới- là bất ngờ về bản chất, không có quan hệ phù hợp với phần tin- tức thông báo- cơ sở ” [Tr.206; 14] Với định nghĩa này, Cù Đình Tú nêu lên tác dụng

chủ yếu của chơi chữ là tạo nên những liên tưởng bất ngờ, kích thích tình cảm và trí tuệ con người Bao gồm chức năng nhận thức và tình cảm Chơi chữ phù hợp với phong cách khẩu ngữ và chính luận nên thường được dùng để châm biếm, đã kích hoặc vui đùa

Chơi chữ được thể hiện ở tất cả các cấp độ, đơn vị của tiếng Việt, phạm vi thể hiện rộng hơn các cách tu từ chỉ thể hiện ở một vài cấp độ, đơn vị nhất định như

từ hoặc câu

Chơi chữ tạo ra hai lượng ngữ nghĩa mới, về bản chất không có quan hệ phù hợp với lượng ngữ nghĩa cơ sở Trong khi các cách tu từ khác các ý nghĩa do chúng tạo ra luôn có nét tiếp cận hoặc tương đồng giữa hai đối tượng

Do yêu cầu tương tác giữa chữ nghĩa và khả năng lĩnh hội nên chơi chữ thường là văn bản hay thể loại ngắn, cực ngắn như câu đối, câu đố, ca dao, thơ tứ tuyệt, truyện cười,… Muốn nhận ra cái hay của chơi chữ người đọc (người nghe) phải đặt câu văn, câu nói trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh

Trang 14

Cù Đình Tú phân chia chơi chữ ra bốn nhóm cách thức bao gồm: Chơi chữ

bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết

- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết với 6 kiểu dạng : + Dùng các phương tiện cùng âm:

“Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Ông thầy xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”

Trong đó, có 3 từ “lợi” lợi 1,2 là lợi ích, lợi 3 là lợi nướu

+ Dùng cách phiên âm tiếng nước ngoài: Phiên âm các ngôn ngữ khác

“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều may mắn mắn mây mà mơ”

+ Dùng cách chiết tự: Giảm bớt nét nào đó để làm thay đổi nghĩa của từ

Chữ đại là cả bỏ một nét ngang chữ nhân là người

- Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng- ngữ nghĩa với 4 kiểu loại sau:

+ Dùng từ cùng nghĩa là dùng các từ cùng biểu thị một nội dung ngữ

nghĩa Trong câu dưới đây, từ “chó” và “cầy” là hai từ cùng cùng nghĩa

“Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó được ăn thịt cầy thì không.”

Trang 15

+Dùng từ nhiều nghĩa: là dùng các từ có khả năng tạo ra nghĩa khác

nhau trong từng ngữ cảnh khác nhau Trong câu dưới từ “non” là một từ nhiều nghĩa:

“Cò trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa”

+ Dùng từ trái nghĩa: dùng các từ đối nhau về nghĩa Ví dụ: “Mỹ mà

xấu” trong đó, mỹ là đẹp trái nghĩa với xấu

+ Dùng các từ tố Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương Trong

ví dụ dưới đây bạch có nghĩa là trắng

“Da trắng vỗ bì bạch

Rừng sâu mưa lâm thâm”

- Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ pháp với 2 kiểu loại chủ yếu:

+ Tách và ghép các yếu tố trong câu theo những quan hệ ngữ pháp khác nhau Ví dụ: từ “tổ tôn” được tách như sau”

“Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ”

+ Đánh tráo quan hệ ngữ pháp trong câu Ví dụ như:

“Ngũ phẩm sắc phong hàm cụ lớn Trăm năm danh giá của bà to”

Theo Cù Đình Tú, tập Kiều là cách tu từ riêng, trong đó người ta mượn ý và lời truyện Kiều làm phương tiện biểu đạt cho mình không phải là kiểu loại chơi chữ

Theo hai nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa và Hồ Lê chơi chữ có 15 cách thức

cơ bản với những dữ liệu được phân tích cụ thể:

- Chơi chữ bằng cách nói lái với 6 cách tạo nên bằng cách thay đổi vị

trí âm, vần và thanh điệu được trình bày với dữ liệu thực tế Chẳng hạn “Quýt mơ măng bông sên” đây không phải là một câu tiếng pháp thật ra là “Quăng sơ mít bên sông” Mang đến cho ngưới đọc sự bất ngờ thú vị

Trang 16

- Chơi chữ bằng cách đảo từ, đảo ngữ,đảo cú pháp được sử dụng khá

nhiều từ sáng tác văn chương đến ca dao, tục ngữ Một vài ví dụ điển hình như: sanh sự, sự sanh; Đại học, học đại, cá ăn kiến, kiến ăn cá,…

- Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm được chia ra đồng âm thật sự như

đá (banh) và đá (cục), đồng âm có điều kiện như “Hoa Mua ai bán mà mua” mua đầu là danh từ chỉ tên hoa, mua sau là hành động mua bán

- Chơi chữ bằng cách trùng điệp ( điệp âm, điệp ngữ, điệp vần, điệp

ngữ, điệp cú) được sử dụng ở tất cả các thể loại sáng tác văn chương, ca dao tục ngữ, câu đối, câu vè,…Trường hợp điệp âm và điệp vần phổ biến hơn Ví dụ: Thật thà thẳng thắng thường thua thiệt; Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương

- Chơi chữ bằng cách mô phỏng (nhại từ, nhại ngữ, nhại câu) là bắt

chước mô phỏng cái có sẵn để tạo ra cái mới na ná cái cũ Ví dụ: Từ cách cấu tạo từ ghép Hán Việt lực sĩ, nhạc sĩ, thạc sĩ…đã tạo ra từ thực sĩ nhằm mỉa mai những người ăn hay hơn làm

- Chơi chữ bằng hiện tượng đồng nghĩa là các từ giống hoặc gần giống

nhau về mặt ý nghĩa Ví dụ: các từ cùng nghĩa chỉ về “phụ nữ”

Nửa đêm giờ tí canh ba

Vợ tui, con gái, đàn bà, nữ nhi

- Chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa như trong “Qua đèo ngang”

có câu

“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Nhớ nhà mỏi miệng cái gia gia”

- Chơi chữ bằng cách nghịch nghĩa, nói ngược diễn ra ở cấp độ từ và

cú Ví dụ: “Cái xấu của phái đẹp” trong đó, đẹp và xấu và hai từ có nghĩa trái ngược

- Chơi chữ bằng liên từ nghĩa thật và liên từ nghĩa giả: Ví dụ

“Kiến đậu cành cam bò quấn quýt

Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh” Đây là câu có cải hai liên nghĩa thật

“cam” và giả (đồng âm dị nghĩa) là quýt, bưởi, chanh

Trang 17

- Chơi chữ bằng cách sử dụng hiện tượng nghĩa phát sinh thật và giả:

nghĩa phái sinh là nghĩa sinh ra từ một từ gốc Trong chơi chữ vơi dạng hiện và dạng ẩn ví dụ: “Em vì tình mang ba lô đằng trước” nghĩa phái sinh của ba lô là bụng bầu

Các cách “tả chữ”, xáo chữ, chiết tự, tách từ: tả chử là miêu tả hình dáng của chữ cái để dễ nhớ hoặc câu đố (O tròn như quả trứng gà), xáo chữ là tách các chữ cái trong từ ngữ này gáp lại thành từ ngữ khác ( tên người Khánh Giư xáo chữ thành Khái Hưng), chiết tự là tách các yếu tố tọa thành chữ trong chữ quốc ngữ hoặc chữ Hán (“Nửa làm mứt, nửa nấu canh – Đến khi mất dấu, theo anh học trò” là chữ Bí khi bỏ dấu là bi đồ chơi của học trò)

- Chơi chữ bằng thành ngữ, ca dao, tục ngữ: có bốn cách là đưa ca dao

tục ngữ vào câu đố, mô phỏng các ca dao tục ngữ để tạo nên câu mới, đưa ca dao tục ngữ vào câu đối, đưa ca dao tục ngữ vào thơ câu đối Ví dụ cách chơi chữ đưa

ca dao tục ngữ vào câu đối:

“Má ơi đừng đánh con đau

Để con hát bội làm đào má coi” Trong đó, “con hát bội” cùng âm với tên một

loại côn trùng “con hát bội”

- Chơi chữ bằng hạn vận, “hạn từ”: hạn vận là buộc phải theo một số quy

định nào đó trong làm thơ, hạn từ là số lượng từ nhất định trong là thơ

- Chơi chữ chung quanh truyện Kiều như tập Kiều, lẩy Kiều, nhại Kiều, đố

Kiều,“đối” Kiều, ngắt câu, khoán thủ Ví dụ theo cách nhại Kiều dựa trên câu “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữu tai một vần” như:

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tiền liền với chữ tiên một vần”

Theo Triều Nguyên trình bày các kiểu loại chơi chữ bao gồm:

- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết với 8 kiểu loại:

Trang 18

+ Chơi chữ theo cách cùng âm xảy ra khi cùng một một tổ hợp âm

thanh nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau tương ứng, trong cùng một ngữ cảnh

Ví dụ: “Ví dầu ví dẫu ví dâu,

Ví qua ví lại, ví trâu vô chuồng”

Trong đó, ví có hai nghĩa một là “ví” biểu hiện của hò hát, “ví” hành

động dồn ép

+ Chơi chữ theo cách nhại với các kiểu loại: nhại từ ngữ, nhại lời

nói, giọng nói, mô phỏng âm thanh Ví dụ nhại từ ngữ:

“Chồng chổng, chồng chông Chồng bát, chồng dĩa, nồi hông cũng chồng”

Các từ “chổng”, “chông” là các từ có nghĩa cùng với âm “chồng” (chồng bát, dĩa) với “chồng” (người chồng) góp phần làm rõ hơn các từ này

+ Chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài là cách chuyển một

từ ngữ thuộc ngôn ngữ khác tiếng Việt, ra dạng tiếng Việt có nghĩa và nghĩa

ấy không tương ứng với nghĩa vốn có Các cách phiên âm từ tiếng Pháp,

phiên âm từ tiếng Anh, một số phiên âm từ vài ngôn ngữ khác, phiên âm từ ngữ có tính chất thuật ngữ, tách ghép từ và đọc tên tắt tiếng nước ngoài

Ví dụ phiên âm từ tiếng Anh: Excuse me “Ếch kêu mi”

+ Chơi chữ theo cách điệp âm với các kiểu điệp chủ yếu điệp phụ âm

đầu, điệp vần, điệp phụ âm đầu và vần, điệp thanh điệu, điệp tiếng và ngữ

Ví dụ về điệp phụ âm đầu: “Tết tới túng tiền tiêu, tính toán tìm tay tử tế”

+ Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) với hai kiểu lái chỉ một tổ hợp

xuất hiện trên văn bản, lái cả tổ hợp cùng xuất hiện trên văn bản

Ví dụ về chơi chữ một tổ hợp: “cô đạnh” canh độ, “má với cằm” mắm với cà

“Đêm năm canh nằm sâu cô đạnh

Trang 19

Ngày sáu khắc nhớ má với cằm”

+ Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ với các cách đan xen ngôn

ngữ đan xen thuần Việt – Hán Việt, đan xen thuần Việt- Pháp Việt, đan xen Hán Việt- Pháp Việt, đan xen thuần Việt- Anh Việt

Ví dụ: “Hẩu lớ Khách đà năm bảy chú

Méc xì Tây cũng bốn năm ông”

Trong đó: “ Hẩu lớ” trong tiếng Hoa là được lắm, “Méc xì” (merci)

tiếng Pháp là cảm ơn

+ Một số cách chơi chữ về chữ viết : chữ Hán với các cách tách ghép

chữ Hán, chuyển hóa chữ Hán, đố chữ Hán, sấm kí có liên quan đến chữ Hán, đọc nhầm chữ Hán, viết rút gọn tác phẩm theo tự dạng Hán và đồ hình

“Chờ chàng chờ từ ngày một đến ngày mười Chữ rằng, “đán tảo”, thiếp ngồi trông luôn”

Trong đó, “ngày” = “nhật” [日], “một” = “nhất” [一]; ghép “nhật” trên “nhất” dưới thành “đán” [旦]

“ngày” = “nhật” [日], “mười” = “thập” [十 ]; ghép “nhật” trên “thập” dưới thành tảo [早] Hai từ “đán”, “tảo” đều có nghĩa là buổi sáng

+ Một số cách chơi chữ về chữ viết : chữ Quốc ngữ với các kiểu

dạng đánh vần chữ quốc ngữ, chuyển đổi các yếu tố thuộc bộ phận của âm tiết chữ Quốc ngữ, đố chữ Quốc ngữ, đọc chữ cái, chữ viết tắt Quốc ngữ,

đọc nhầm đọc lệch do viết tắt chữ Quốc ngữ, , viết rút gọn tác phẩm theo tự

Trang 20

- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa với 7 kiểu loại chủ yếu:

+ Chơi chữ theo cách dùng nghĩa với các kiểu loại chơi chữ bằng

cách tạo các từ ngữ cùng xuất hiện trên cùng một văn bản ngắn, đặt từ ngữ cùng nghĩa vào các ngữ cảnh đối lập, giả cùng nghĩa, cùng nghĩa trong câu

đố, cách dùng nghĩa có kết hợp với các hình thức chơi chữ khác Ví dụ về

cách dùng nghĩa của từ “vợ” cùng chỉ về “mẹ các con ta”, “phu nhân”, “bà xã”:

“Vợ là mẹ các con ta, Thường gọi bà xã, hiệu là phu nhân”

+ Chơi chữ theo cách trái nghĩa với các cách chơi chữ bằng cách

đặt cặp trái nghĩa A-B vào cấu trúc phủ định A mà (nhưng mà) B, đặt cặp

trái nghĩa AB –AC vào cấu trúc phủ định AB chứ không phải CD Trong câu sau với các cặp từ trái nghĩa “lành”-“chẳng lành”, “sâu”-“cạn”:

“Mình lành mà tiếng chẳng lành

Dạ sâu tiếng cạn, thực hành mà xem"

+ Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa bằng các cách từ nhiều nghĩa

xuất hiện nhiều lần trong cùng một ngữ cảnh, từ nhiều nghĩa chỉ xuất hiện một lần trong một ngữ cảnh nhất định

“Sinh con rồi mới sinh cha, Sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông”

Trong đó, “sinh” ở đầu câu là sinh sản, sinh trong câu là tạo nên, chuyển đổi

+ Chơi chữ theo cách lệch nghĩa bằng các cách tạo từ ngữ lệch, tạo

sự hiểu lệch từ ngữ ví dụ: ‘gô tang” đúng nghĩa là “cô tang”

“Lớp mười năm ngoái năm kia

Chương trình đâu có học về gô tang”

+ Chơi chữ theo hướng khoán nghĩa với các cách khoán nghĩa đặt ở

các vị trí đầu dòng, cuối dòng, giữa dòng và các vị trí khác Ví dụ: hướng khoán nghĩa đặt ở đầu câu ghép lại là “Chân lão cầm thú” nghĩa là “thật quả cầm thú”

“ Chân tể tướng Lão trung thần

Trang 21

Cầm chi phượng Thú chi lân”

+ Chơi chữ theo cách bác bỏ “A mà lại B”, chơi chữ bằng cách tạo nghĩa đôi về nghĩa Chơi chữ dựa vào trường nghĩa như trực tiếp tạo ra các

từ cùng trường nghĩa, gián tiếp tạo ra các từ cùng trường nghĩa, tách trường nghĩa trong câu đố, giả cùng trường nghĩa, hai từ ngữ cùng được tạo theo lối sở thuộc hay ẩn dụ

+ Chơi chữ dựa vào sở chỉ bằng cách tạo nhiều tổ hợp cùng sở chỉ,

tạo một tổ hợp có nhiều sở chỉ, tạo một tổ hợp không phải tên gọi thường dùng, tạo lẫn trộn sở chỉ Các cách chơi chữ được thể hiện trên cùng một phương tiện ngữ nghĩa nên các cách thức tập trung triển khai bình diện về nghĩa, tạo nên mối quan hệ giữa các cách thức chơi chữ

- Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản Triều Nguyên đã

trình bày 3 kiểu loại chơi chữ chủ yếu:

+ Chơi chữ theo cách tách một bộ phận ở ngữ liệu là tác phẩm văn học, văn hóa, rồi đặt vào ngữ cảnh mới, mâu thuẫn với ý nghĩa vốn có của bộ phận được tách;

+ Chơi chữ theo cách dựa vào một tác phẩm trước để tạo nên một sáng tác mới bằng cách phỏng tác, phóng tác, dịch lệch

+ Chơi chữ dựa vào Truyện Kiều như lẩy Kiều, tập Kiều, đó và giải đó

Kiều, câu đối và thơ thất ngôn từ Kiều, mô phỏng theo Kiều, Bẻ lệch nghĩa

Kiều, ngắt nhịp cho Kiều

- Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp luật thơ và phong cách văn bản với 6 kiểu loại:

+ Chơi chữ theo cách tách, ghép từ ngữ: tách từ song tiết AB đặt vào

Trang 22

Cấu trúc xAxB : xa oan xa ức (oan ức), xa tức xa tối (tức tối), xa vội

xa vàng (vội vàng)

Tách từ song tiết đặt vào cấu trúc khác:

“Bếp không có rác, gà bươi cóc;

Niêu chẳng còn meo, chuột gặm rùa.”

Khôi phục từ bị tách là : “Cóc rác”, “Rùa meo”

Đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản

“Sinh vi tài quan,

Tử nhập quan tài

Kí sinh giả vinh,

Kì tử giả ai.”

Trong đó, tài quan là một chức quan nhỏ, quan tài là hòm, áo quan

Đào toàn bộ văn bản theo một qui cách nhất định

+ Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu:

Chuyển từ ra ngữ, câu:

“ Hổ mang là con rắn hổ có bầu” Hổ mang tên loài rắn độc bị biến thành “con rắn hổ có chửa” Tức là “hổ mang” bị tách thành hổ (cọp, rắn hổ)

là đề và mang (mang vác, có bầu) là phần thuyết để chơi chữ

Rút gọn ngữ, câu là gạt ra khỏi ngữ một yếu tố, thành phần nào đó khiến nghĩa bị biến đổi Ví dụ: Quê hương chúng ta quê ta, đất nước của chúng mình đất mình,…

Trang 23

Chúc hạnh phúc mãi mãi bên nhau cho đến ngày đầu bạc răng long chức răng long

+ Chơi chữ theo cách ngắt nhịp, buôn lững câu: Mang hiện tượng

ngắt nhịp vào chơi chữ sẽ tạo ra cách ngắt nhịp không bình thường “Đừng uống rượu…uống bia con nhé!” Buông lững câu thường gặp ở cuối câu biểu thị người nói diễn đạt chưa hết ý

Trong một mẫu truyện ngắn đã vận dụng phương thức buôn lững thành công

Ngữ: Thử đi Ngôn: Mày là một thằng hâm…

Ngữ: Mày nói gì?

Ngôn: Tao bảo mày là thăng hâm…mộ bóng đá thứ thiệt đó

+ Chơi chữ dựa vào luật thơ và phong cách văn bản

Chơi chữ dưa vào phương ngữ tiềng lóng: biểu hiện những biến thể ngữ âm trong tiếng Việt

A: Vợ mày chửa chửa B: Chử chửa! thế vợ mày chửa chửa

Theo phương ngữ Trung và Nam là A: Vợ may có chửa chưa

B: Chưa chửa! thế vợ mày chửa chưa

Chơi chữ dựa vào luật thơ và cấu trúc văn bản:Chơi chữ dựa vào luật thơ với các cách: ngắt dòng thơ để ngắt đôi một từ, ngữ; dựa vào phối thanh

để thay đổi thanh điệu; vài kiểu chơi chữ kết hợp Chơi chữ dựa vào cấu trúc

văn bản là phá vỡ một bộ phận theo thế cân bằng của cấu trúc là phải được lập lại, chen vào cấu trúc một bộ phận cùng dạng nhưng có nội dung khác biệt nhằm đánh lẫn nó vơi tổng thể mô hình

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về

Trang 24

+ Chơi chữ dựa vào phong cách văn bản như hịch, cáo, sớ,văn tế, văn

bia, giả kiểu từ điển ( từ điển tra ngược và từ điển tra tréo, từ điển tra quanh), giả kiểu khoa học, chính luận, hành chính

Qua các nghiên cứu trên, người viết nhận thấy về số lượng các phép chơi chữ theo các tác giả không giống nhau (Cù Đình Tú chia thành 12 phép chơi chữ, Lê Trung Hoa và Hồ Lê chia thành 15 phép chơi chữ, Triều Nguyên chia thành 22 phép chơi chữ) Đồng thời cách sử dụng thuật ngữ các phép chơi chữ cũng khác nhau (Lê Trung Hoa và Hồ Lê gọi là phép nhại thì Triều Nguyên gọi đó là phép mô phỏng sáng tác sẵn có,…) Ngoài ra, phạm vi của các phép chơi chữ được các tác giả giới hạn cũng khác nhau (Vơi tác giả Cù Đình Tú không xếp nói lái, tập Kiều

mà cho đó là một cách tu từ riêng biệt trong khi Triều Nguyên, Lê Trung Hoa và Hồ

Lê xếp chúng vào phép chơi chữ) Vì sự không thống nhất giữa các vấn đề trên nên trong nghiên cứu này, người viết chỉ nghiên cứu về một số cách chơi chữ phổ biến trên báo Tuổi Trẻ Cười

- Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách mô phỏng những sáng tác có trước

- Tuổi trẻ cười chơi chữ dựa vào phong cách văn bản: giả từ điển

- Tuổi trẻ cười chơi chữ bằng cách sử dụng cấu trúc đối nhau về nghĩa

Trang 25

CHƯƠNG II

MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CƯỜI

Chơi chữ theo cách trái nghĩa có ba hình thức chủ yếu: đặt cặp trái nghĩa vào cấu trúc phủ định (mà, nhưng mà); đặt cặp trái nghĩa vào cấu trúc phủ định (chứ không phải) ; một số kiểu chơi chữ trái nghĩa khác như đặt cặp trái nghĩa đối phản nghĩa Dựa trên dữ liệu khảo sát, Tuổi trẻ cười sử dụng hai kiểu chủ yếu là đặt cặp trái nghĩa vào cấu trúc phủ định mà (mà chẳng) và dùng cặp từ đối lập, trái nghĩa trong câu

- Tuổi trẻ cười chơi chữ theo cách trái nghĩa bằng cách sử dụng các cặp trái nghĩa Các cặp từ trái nghĩa, đối lập tạo nên mâu thuẫn trong câu, dẫn đến một hàm

ý nhất định về nhất mạnh hay phản ánh về vấn đề, đối tượng Trong 17 số báo khảo sát Tuổi trẻ cười sử dụng 16 lần kiểu chơi chữ này:

1 “Rừng đi, biển ở lại” (Tr.10; TTC số 477)

2 “Anh béo hay anh gầy” (Tr 28; TTC 477)

Trang 26

16 “Sống dở bởi chết dở” (Tr.12; TTC 490)

“Rừng đi, biển ở lại” (Tr.10; TTC số 477), khi đọc câu xuất hiện cặp từ

“rừng”,“biển khiến người đọc nghĩ câu nói về rừng cây ra đi chỉ còn biển nước ở lại Tuy nhiên câu đã khai thác hiện tượng đồng âm, trong đó “biển” là vùng nước mặn rộng lớn quanh lục địa, “biển” còn có nghĩa là biển báo, biển cấm và “biển” trong câu là biển cấm Như vậy nghĩa của câu trong trường hợp này là rừng ra đi chỉ còn lại biển cấm Vì từ tháng 6/2010 đên 6/2013 diện tích rừng Quảng Nam đã bị xâm hại nghiêm trọng dù kiểm lâm đã cấm nhiều biển cấm, với tình hình này thì chẳng lâu sau chỉ còn lại 280 biển cấm

“Vô tiền khoáng hậu” (Tr.30; TTC số 480), trong câu xuất hiện cặp từ đối lập

“tiền”(trước) “hậu”(sau) tạo nên sự nhầm lẫn cho người đọc về ý nghĩa câu nói

Thực chất câu đã sử dụng hiện tượng đồng âm, “tiền” (trong nghĩa hán Việt) có

nghĩa là trước (chỉ vị trí), còn có nghĩa là một là một phương tiện dùng để thanh

toán, giao dịch “Vô” có nghĩa là không, còn có nghĩa khác là vào Như vậy, nghĩa của câu “Vô tiền khoán hậu” trong bài viết là chỉ cần tiền vô không cần lo đến các

vấn đề còn lại Câu nói về chính sách kinh doanh của các 3 quốc gia, trong đó có một quốc gia liên kết các tập đoàn lại và đồng loạt tăng giá, chỉ cần bán được hàng thu được lợi nhuận không lo đến các vấn đề khuyến mãi, hậu mãi cho khách hàng

“Trong héo ngoài tươi” (Tr.16; TTC 484), trong câu xuất hiện các từ đối lập

“ trong” – “ngoài”, “héo”- “tươi” thể hiện sự đối lập giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài của “nàng dâu” đối mặt với gia đình chồng ngày giổ “Nàng dâu” vẫn phải tươi cười niềm nở trước những lời cạnh khóe của “mẹ chồng” vì không tận tay nấu nướng ngày giổ ông bà mà mướn nhà hàng lo toàn bộ Qua sự đối lập giữa bên trong và bên ngoài đã nêu lên thực trạng xã hội, đồng thời cũng là chuyện muôn thuở bất hòa của “mẹ chồng nầng dâu”

“Cột đi, họa ở lại” (Tr.10; TTC 488), cặp từ đối lặp “đi”- “ở lại” tạo nên

mối quan hệ nào đó giữa “cột” và “họa” “Cột” là cột điện, “họa” là tai họa “Cột”

điện ở đường Quận 3, TP Hồ Chí Minh đã được di dời phần trên, còn lại phần chân

cao 0,2 m vẫn “giữ nguyên hiện trường” trở thành cái bẫy người đi đường và xảy ra không ít tai nạn chính là tai “họa” cho dân Chính vì thế, sự đối lập này nhằm nhấn mạnh vấn đề “họa”, hậu quả của cách làm việc không đến nơi đến chốn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống xã hội

Trang 27

- Tuổi trẻ cười chơi chữ theo cách trái nghĩa bằng cách sử dụng cấu trúc phủ

định Cấu trúc phủ định A mà (mà chẳng) B nêu lên điều trái ngược bất bình thường

trong việc miêu tả tâm trạng hay sự vật, hiện tượng ở một điểm nhìn, chi tiết nào đó nhằm nhấn mạnh vấn đề miêu tả Trong 17 số báo khảo sát, Tuổi trẻ cười đã sử dụng 4 lần cấu trúc phủ định:

1 “Hữu nghị mà chẳng hữu nghị” (Tr.10; TTC 476)

2 “Rửa tay chuyện nhỏ mà lợi lớn” (Tr 26; TTC số 477)

3 “Mới mà cũ” (Tr.10; TTC 476)

4 “Trên bảo mà dưới không nghe” (Tr 11; TTC 484)

“Hữu nghị (1) mà chẳng hữu nghị (2)” (Tr.10; TTC 476)Câu trên chơi chữ

bằng cách khai thác hiện hiện tượng đồng âm khác nghĩa Hữu nghị (1) là bệnh viện tên Hữu Nghị, hữu nghị (2) thể hiên mối quan hệ mang tính thân thiện, bình dân

Trong đó, yếu tố phủ định là “mà chẳng” thể hiện sự đối lập giữa Hữu nghị (1) và

hữu nghị(2) Tại bệnh viện Hữu Nghị mà giá giữ xe trước cổng bệnh viện giá giữ xe cao vượt mức quy định của nhà nước nhưng bệnh nhân vẫn phải “cắn răng chịu

đựng” Từ phủ định tạo ra sự tương phản đối lập trong vấn đề nhằm lên án những

người lợi dụng thời cơ trục lợi thu giá giữ xe “cắt cổ’ bệnh nhân

“Trên bảo mà dưới không nghe” (Tr 11; TTC 484), Mối tương quan giữa

“trên” có quyền lực và lớn hơn “dưới”, mà “trên bảo” như “lệnh” bắt buộc “dưới” phải thực thi Từ phủ định “không” tạo nên sự mâu thuẫn giữa “bảo” và “không nghe” không thực hiện lệnh trên Tại đoạn đường Trường Chinh (Q.12, TP HCM), con đường thường bị kẹt xe, tai nạn do lấn chiếm lòng lề đường của các gánh hàng rong, tuy đã cấm biển cấm “KHU VỰC NGHIÊM CẤM MUA BÁN, TỤ TẬP,

ĐẬU XE” nhưng “dưới không nghe” vẫn kéo dài Chính vì vậy, bài viết góp phần

phản ánh vấn nạn đậu xe, mua bán lấn chiếm lòng lề đường sai quy định dẫn đến

ảnh hưởng giao thông và trật tự

trước để tạo nên sáng tác mới

Chơi chữ theo cách mô phỏng sáng tác có trước để tạo nên sáng tác mới là cách chơi chữ tạo nên sáng tác mới dựa trên mô hình sáng có trước.Đồng thời hình

Trang 28

thành cùng lúc trong tâm trí người đọc hai văn bản, với hai hướng thông tin khác nhau, cái mới tạo nên sự bất ngờ do cái cũ gợi lên Tạo nên tính chất khôi hài, mĩa mai trong sáng tác mới:

sáng tác mới

tạo nên sáng tác mới

Chơi chữ theo cách mô phỏng ca dao truyền thống, tức là sáng tạo nên một dạng “ca dao mới” có mô hình theo cách bài ca dao truyền thống Trong chơi chữ theo kiểu mô phỏng theo sáng tác sẵn có để tạo nên sáng tác mới thì mô phỏng theo

ca cao phổ biến và phong phú nhất Tuổi trẻ cười đã sử dụng 49 lần kiểu chơi chữ theo cách mô phỏng ca dao:

1 “Đi cho biết đó biết đâu

Ở nhà với vợ có ngày nào im

Vui, buồn vợ cũng huyên thuyên

Lắng nghe vợ nói thậ phiền lỗ tay” (Tr.16; TTC 484)

2 “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ cái quán nhậu có nhiều mồi ngon

Nhớ em tiếp thị mi-nhon

Rót bia cho khách lại còn đưa duyên” (Tr.16; TTC 476)

3 “Chiều chiều ra đứng cổng sau

May được chiến hữu mời chào nhậu chơi

Ai ngờ sếp đến buông lời

Vào quán cùng nhậu, tiêu đời tháng lương” (Tr.16; TTC 483)

4 “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Lương đưa trễ, vợ…nói nhiều, mệt ghê!

Đâu rồi vợ thuở chồng mê

Nói năng nhỏ hẹ ép-phê lòng người” (Tr.17; TTC số 488)

Trang 29

5 “Gánh vàng đi đổ sông Ngô

Tiền lương nộp vợ, có mơ mà còn” (Tr.17; TTC số 470)

6 “Mấy đời Cốp-mác, Bích-Xi

Mấy vong siêu thị, vợ đi…không về

Trước Tết sáng láng, ứ thừa

Sau tết ủ dột như dưa bi đèo” (Tr.17; TTC số 470)

7 “Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuân nhớ vợ mỹ miều ngày xưa

Bây giờ thay đổi từa lưa

Bơm, nâng, nạo, hút…nhìn qua…hết hồn!” (Tr.17; TTC số 490)

8 “Chiều chiều ra …trốn cửa sau

Bởi thua cá độ lao đao hổm rày

Chủ nợ đến tận nhà đây

Họ mà tóm được thân này kể tiêu” (Tr 17; TTC số 485)

9 “Gió đưa bụi chuối sau hè

Cá độ bóng đá anh mê quá đà

Bao nhiêu tiền bạc trong nhà

Lần lượt “đội nón” đi ra chẳng về” (Tr.17; TTC số 485)

10 “Lúc họp thì chẳng nói năng

Đến khi buôn chuyện nói nhăng nói càng” (Tr.19; TTC 485)

11.“Soi làm chi, cãi làm gì

Bao giờ hết tháng ta thì lĩnh lương” (Tr.19; TTC 485)

12.“Mẹ hát thì con khen hay

Sếp nói cả đám vổ tay rần rần” (Tr.19; TTC 485)

13.“Mấy đời điên thoại có xương

Mấy đời nhà mạng mà thương khách hàng” (Tr.20; TTC 485)

14.“Chim khôn kêu tiếng rảng rang

Điện thoại kẹt mạng reo vang ý ò” (Tr.20; TTC 485)

15.“Gái khôn tránh phận đò đưa

Trang 30

Trai khôn phải biết giấu lương để xài” (Tr.16; TTC 475)

16.“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời vợ nói tháng lương này chừa” (Tr.16; TTC số 475)

17.“Ra đi vợ có dặn dò

Kì này lương tháng, cấm rò rĩ nha

Lĩnh xongđưa hết em lo

Không thì chịu khó nằm co đỡ buồn” (Tr.16; TTC số 475)

18.“Dù ai nói ngã nói nghiên

Dù che-ta vững như kiềng ba chân

Dù ai nói xa nói gần

Dù che- ghế vững hơn chân cột đình

Dù ai làm ghê rung rinh

Dù che- dù lại kéo mình lên cao

Dù cho dù có thế nào

Dù che ta vẫn lên cao theo dù” (Tr.18; TTC số 475)

19 “Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập gènh khó đi

Cầu bê-tông chẳng hơn gì

Chưa xong đã lún, lấy chi qua cầu” (Tr.20; TTC số 475)

20.“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Chớ nên dạy dột đi liều cầu xây” (Tr.20; TTC số 475)

21.“Qua cầu mở nón trông cầu

Mới xây mà nứt thiệt rầu quá đi” (Tr.20; TTC số 475)

22.“Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ: Qua cầu gió bay

Mẹ rằng: qua được là hay

Đường dẫn không có, mày bay đường nào” (Tr.20; TTC số 475)

23 “Bao giờ đường đường thoáng xe thông

Xe hoa em mới theo chồng về dinh” (Tr.21;TTC số 479)

Trang 31

24.“Bao giờ đò đủ áo phao

Qua sông em mới sang chào mẹ cha” (Tr.21;TTC số 479)

25.“Bao giờ đường mới khánh thành

Không nhanh xuống cấp thì anh lấy mình” (Tr.21;TTC số 479)

26.“Qua cầu ngả nón trông càu

Thầy đinh rải khắp lòng đau khôn cùng” (Tr.21;TTC số 479)

27.“Bao giờ thu phí đúng đường

Xe hoa anh rước người thương về nhà” (Tr.21;TTC số 479)

28.“Cày đồng đang buổi ban trưa

Bạn rủ đi nhậu, vứt bừa lung tung

Vợ mà cản, chồng nổi khùng:

“Để mai tính”, chớ lùng nhùng bên tai

Ghét sao cái tấm lung dài

Câu “để mai tính”, nói hoài, khổ ghê!” (Tr.17; TTC số 480)

29.“Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ

Đen quán nhậu ngọn tỏ, ngọn lu

Em về xuống tóc đi tu

Kiếm chồng không nhậu…khó hơn kiếm vàng” (Tr.17; TTC số 480)

30.“Thân em như tấm lụa đào

Hồn phơ, phách tán mà vào tay anh

Tưởng đâu yên phận an lành

Nào hay gặp… “bợm”, thôi đành bó tay” (Tr.16; TTC 477)

31.“Thân anh như hạt mưa sa

Hạt ra quán nhậu hạt ra song bài

Em là con gái mảnh mai

Làm sao chịu nổi cảnh này hả anh

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001 Khác
2. Lê Trung Hoa – Hồ Lê, Thú chơi chữ, NXB Khoa học xã hội, 2005 Khác
3. Nhiều tác giả, Từ điển văn học, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1983 Khác
4. Triều Nguyên, Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, NXB Thuận Hóa, 2000 Khác
5. Triều Nguyên, Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt- chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết, NXB Thuận Hoá, 2008 Khác
6. Triều Nguyên, Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt- chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa, NXB Thuận Hoá, 2008 Khác
7. Triều Nguyên, Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt- chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp, thơ luật và phong cách văn bản, NXB Thuận Hoá, 2008 Khác
8. Triều Nguyên, Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt – Chơi chưc có sự tham gia của các ngữ liệu ngoài văn bản, NXB Thuận Hóa, 2008 Khác
9. Nguyễn Văn Nở, Phong cách học tiếng Việt, Đại học Cần Thơ, 2010 Khác
10. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội- Trung tâm từ điển học, 1992 Khác
11. Vũ Tiến Quỳnh, Phê Bình Văn Học Nguyễn Công Hoan Vũ Trọng Phụng, NXB Văn nghệ TPHCM,1997 Khác
12. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007 Khác
13. Văn Tân, Văn Học Trào Phúng Việt Nam (từ thế kỉ XVIII đến 1958), NXB Khoa học xã hội, 2004 Khác
14. Cù Đình Tú, Phong cách học và đực điểm tu từ tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w