Tài liệu là bộ sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử cấp THCS. Sáng kiến được viết chi tiết, công phu theo mẫu mới nhất rất hữu ích để các thày cô tham khảo dùng để nộp công nhận các danh hiệu thi đua hoặc chỉnh sửa thành báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi các cấp.
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi:Hội đồng sáng kiến
Tôi ghi tên dưới đây:
SốT
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Sử dụng ngữ liệu văn học
trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường
Email: Số điện thoại:
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượngdạy và học bộ môn Lịch sửở trung học cơ sở
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4 Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trang 2Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trìnhđược tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếpgiảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn củamình, tâm lí coimôn Lịch sửlà môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suynghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêucầumà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng.Mặt khác, chươngtrình môn Lịch sửvẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăntrong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sửchỉ có ởbậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục côngdân, Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sửlà mônphụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức
độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sửvốn khô khan,
dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không
ưa thích, không hứng thú học tập
Đầu năm học 2017–2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi cólàm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 họcsinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
1 Lịch sửlà môn chỉ cần học thuộc lòng
2 Môn Lịch sửrất khô khan và quá dài
3 Học Lịch sửrất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch
sửloài người và lịch sửdân tộc
4 Học Lịch sửchỉ cần học những gì thầy cô cho ghi,
không cần phải tìm tòi thêm
Kết qủa thu được như sau:
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai
Trang 3Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số họcsinh vẫn coi Lịch sửlà môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòngnhững
gì mà thầy cô cho ghi là được
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa
số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sửdân tộc, tỉ lệ điểm mônLịch sửđạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏibăn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học
Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sửtôimuốn chiasẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệmgiảng dạy lịch sửbằng cách“sửdụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sửở trường trung học cơ sở”để các emhứng thú và dễ ghi nhớ hơn, từ đó các em không lãng quên lịch sử
4.2 Các giải pháp
Trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân”, còn ngày naychúng đã trở thành các môn khoa học độc lập.Tuy vậy, giữa chúng vẫn có mốiquan hệ mật thiết với nhau Văn học bổ trợ cho sử học, ngược lại sử học bổ trợcho văn học.Do đó, nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố văn học trong dạy họclịch sửthì hiệu quả dạy học lịch sửsẽ được nâng lên
Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sửở trường trung học cơ
sở có vai trò to lớn:
Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác độngmạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiếnthức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn
Thứ hai,các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinhđộng, hấp dẫn, nâng caohứng thú của học sinh
Trong việc dạy học lịch sửở trường trung học cơ sở tuỳ vào nội dung từngbài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn họckhác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sựkiện lịch sử; tiểu thuyết lịch sử; hồi kí cách mạng Mỗi loại lại có ý nghĩa khoahọc riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sựkiện, nhân vật lịch sửmà giáo viên lựa chọn đưa vào
Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sửở trường trung học cơsởgiúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiệntượng lịch sử.Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với họcsinh Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sửởtrường trung học cơ sởphải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo
Trang 4dục và giá trị lịch sử.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện,nhân vật lịch sửđang học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Yêu cầuđối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tốkhông phù hợp Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổtích, ca dao, dân ca giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường,giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng
- Khi sử dụng ngữ liệu văn học, giáo viên chỉ đưa vào những nội dungphù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài họclịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởngtới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học Đồngthời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nộidung sự kiện lịch sửcần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí,lôgíc làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều
Nói tóm lại, việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sửở trườngtrung học cơ sởlà một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảovào trong giờ dạy, thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thànhmục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trườngtrung học cơ sở
Để sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sửở trường trung học cơ
sở, có thể tiến hành theo những giải pháp sau:
4.2.1.Giải Pháp thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn
ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học đượcphong phú và giờ học thêm sinh động
Ở Bài 14(Lịch sử9):Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất.(Mục II:
Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục).
Khi giảng về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta,giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Tuyên ngôn
độc lập” của Hồ Chí Minh để minh họa cho sự kiện đang học, qua đó giáo dục
lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
Trang 5(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Giáo viên giảng, học sinh cảm thụ: Đây là dẫn chứng, chứng tỏ chính sáchcai trị thâm độc và dã mancủa thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận
điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc Pháp
Hay ở Bài 16(Lịch sử9):Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài trong những năm 1919-1925 Khi giảng đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc
bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin (7/1920) và người đã tìm thấy con đường cứu nước, giáo viên minh họa bằng đoạn thơ trong bài “Người đi tìm hình của
nước” của Chế LanViên:
“…Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
(Chế LanViên, Người đi tìm hình của nước)
Giáo viên bình nhanh đoạn thơ trên để khắc sâu sự kiện quan trọng này:Khổ thơ trên biểu đạt rõ nét tâm trạng của Người khi gặp được con đường lýtưởng cách mạng mà bấy lâu Bác tìm kiếm, Người vô cùng hạnh phúc bởi conđường đấu tranh cách mạng chân chính đó là con đường duy nhất để đưa dân tộcViệt Nam đi qua đêm trường nô lệ, đến tương lai tươi sáng Đó là con đường dođảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chốngáp bức, cường quyền, đem lạiruộng cày cho dân nghèo, đem lại tự do, độc lập cho dân tộc
Ở Bài 19(Lịch sử9).Mục II: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh
cao Xô Viết Nghệ Tĩnh Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên đưa vào bài
giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng”để nói về khí thế cách mạng
hừng hực tại nhiều huyện ở Hà Tĩnh:
“ Than ôi, nước mất nhà xiêu Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Trang 6Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi ”
(Bài ca cách mạng)
Giáo viên giảng cho học sinh thấy được vai trò quần chúng trong việc làmnên lịch sử, củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắcsâu truyền thống anh hùng của dân tộc
Ở Bài 23(Lịch sử9):Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban
bố).Trong mục này, sau khi trình bầy về sự kiện Đại hội Quốc dân được tiến
hành tại Tân Trào ngày 16/8, tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa và thông quamười chính sách của Việt Minh,giáo viên trích đoạn:
“ Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền
Nào là những kẻ chức viên, Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng
Binh lính giữ nước có công, Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu
Thanh niên có trường học nhiều, Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho
Đàn bà cũng được tự do, Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền
Người tàn tật, kẻ lão niên, Đều do chính phủ cất tiền ăn cho…”.
(Hồ Chí Minh, Mười chính sách của Việt Minh)
Bản diễn ca này giúp cho học sinh dễ nhớ các chính sách của Mặt trậnViệt Minh
Hay ở Mục III: Giành chính quyền trong cả nước Sự kiện Bác đọc tuyên ngôn độc lập.Giáo viên dẫn bài“Sáng mồng hai tháng chín”của Tố Hữu:
“Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”
(Tố Hữu, Sáng mồng hai tháng chín)
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản
Trang 7“Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi
dành cho Hồ Chủ tịch; khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớmãi không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ở Bài 26(Lịch sử9):Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1950–1953) (Mục I: Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950).Khi giảng về những chuẩn bị của tacho chiến dịch, giáo viên dẫn cho học
sinh bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ:
“Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ ”
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
Ảnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (Nguồn Internet)Qua bài thơ này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu, kínhtrọng Bác, các em hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ của Người trong công cuộc dẫndắt dân tộc ta chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, từ đó thôi thúc các em rasức học tập và rèn luyện nên người
Bài 29(Lịch sử9).Phần IV-Mục 2: Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải
Phòng…) Giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài “Việt Nam máu và hoa” của Tố
Hữu:
“Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Trang 8Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm…
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”
(Tố Hữu, Việt Nam máu và hoa)
Mỹ thực hiện chiến dịch Sấm rềnphá hoại miền Bắc (Nguồn Internet)
Giáo viên giảng học sinh cảm thụ: Với dã tâm “đưa nước ta trở về thời kì
đồ đá” và buộc chúng ta kí kết Hiệp định Pa-ri với những điều khoản có lợi chochúng, đế quốc Mỹ đã huy động 50% sức mạnh không quân của mình, đặc biệt
là lực lượng hùng mạnh B52 đánh phá miền Bắc nước ta Chỉ trong mười haingày đêm: từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972, chúng trút xuống miềnBắc nước ta 36.000 tấn bom các loại hòng hủy diệt cơ quan đầu não của ta vàlàm giảm sức mạnh chi viện của hậu phương miền Bắc, khiến cho Hà Nội và cáctỉnh phía bắc trở nên hoang tàn, chết chóc và tang thương Nhưng chúng đã lầm,chúng làm sao thắng nổi ý chí và sức mạnh của cả một dân tộc yêu nước Bằnglòng căm thù, ý chí quyết tâm sắt đá, sự dũng cảm, mưu trí và tinh thần bấtkhuất, ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến dịch của chúng, buộc chúng phải kí kếtHiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
4.2.2.Giải Pháp thứ hai: Dùng một đoạn trích (văn hoặc thơ) để cụ thể
hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì,một sự kiện lịch sử
Trang 9Trong Bài 15(Lịch sử6: Nước Âu Lạc ).(Mục 4: Thành Cổ Loa và lực
lượng quốc phòng) khi tìm hiểu về thành Cổ Loa giáo viên dẫn hai câu ca dao:
“ Ai về qua huyện Đông AnhGhé xem phong cảnh Loa thành Thục vương”
(Thành Cổ Loa, Sách giáo khoa Lịch sử6)
Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Em hãy cho biết thành CổLoa được xây dựng ở đâu? Tại sao lại gọi là Loa thành?
Dựa vào câu ca dao và sách giáo khoa học sinh sẽ trả lời được là thành CổLoa được xây dựng tại huyện Đông Anh Hà Nội ngày nay Nó có các vòng thànhxoắn chôn ốc nên được gọi là Loa thành
Ở Bài 17(Lịch sử6):Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Mục 2: Cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng bùng nổ) khi tìm hiểu về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa, giáo viên
trích lời tuyên thề của Hai Bà Trưng, sau này được viết thành bốn câu thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
Trang 10Khởi nghĩa Hai Bà Trưng(Nguồn Internet)Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Dựa vào bốn câu thơ trên,
em hãy cho biết vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Học sinh dựa vào bài thơ có thể dễ dàng chỉ ra nguyên nhân khiến Hai BàTrưng khởi nghĩa: Là rửa thù nhà, khôi phục nền độc lập dân tộc nối tiếp sựnghiệp anh hùng tổ tiên, trả thù cho chồng củaTrưng Trắc là Thi Sách bị giết hại
Ở Bài 23(Lịch sử7):Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX
(Mục 2: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan) Khitìm hiểu về nguyên nhân cuộc khởi
nghĩa Mai Thúc Loan, giáo viên dẫn dắt, đưa ra ngữ liệu văn học và phát vấn đểhọc sinh suy nghĩ trả lời: Nói về tội ác của bọn đô hộ nhà Đường, ở Nghệ Anvẫn còn truyền lại một bài hát chầu văn:
“Nhớ khi nội thuộc triều Đường Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon ”
Trang 11Gánh vải cống nạp (Nguồn VTV)Giáo viên phát vấn để học sinh suy nghĩ trả lời: Em hãy cho biết vì saoMai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa chống nhà Đường? Em có suy nghĩ gì về cácchính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta?
Dựa vào bài hát trên, giáo viên gợi mở thêm để học sinh trả lời: Nguyênnhân Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa là do chính sách cai trị hà khắc, bóc lộtnhân dân ta một cách cùng kiệt Dưới chế độ cai trị của nhà Đường, nhân dân ta
vô cùng cực khổ (phải chịu hàng trăm thứ thuế vô lí, bắt dân ta cống nạp các sảnvật như ngà voi, sừng tê, quả vải , bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tụcHán ) Có thể thấy chính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta là vôcùng thâm độc
Ở Bài 14(Lịch sử7):Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (Mục
3: Phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285).Để nói về chiến thắng của ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
xâm lược năm 1285, giáo viên dẫn bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần
Quang Khải(Phò giá vềkinh bản dịch thơ của Trần Trọng Kim)
“Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu”.
(Trần Quang Khải, Tụng giá hoàn kinh sư.Dịch thơTrần Trọng Kim)
Trang 12Trận Chương Dương (Nguồn Internet) Trận Hàm Tử (Nguồn Internet)Bằng kiến thức văn học và lịch sử, giáo viên bình để học sinh suy ngẫm
và cảm thụ, khắc sâu sự kiện lịch sử: Bài thơ chắc nịch với thể thơ năm chữ.Những động từ mạnh được sử dụng như “cướp”, “bắt”, để diễn tả khí thế quân tatrong hai trận Chương Dương và Hàm Tử Vị ngữ "đoạt sáo" (cướp giáo) và
"cầm Hồ" (bắt giặc Mông Cổ) được đặt ở đầu câu, thể hiện hai thế đánh, hai cúđánh liên tiếp giáng xuống đầu giặc với sức mạnh "Sát Thát" của tướng sĩ thờiTrần Chương Dương độ và Hàm Tử quan, hai địa danh, hai chiến công đã đượcghi vào sử sách, thơ ca dân tộc và trở nên trường tồn, chói lọi…
Hay ở Bài 16(Lịch sử7):Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Mục 1:
Tình hình kinh tế) Khi tìm hiểu về tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XIV, giáo
viên dẫn đoạn thơ của Nguyễn Phi khanh đỗ Thái học sinh thời Trần, đãmô tảtình cảnh dân chúng bấy giờ như sau:
“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt dân đen cạn nửa rồi ”