1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện

108 385 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi theocơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta đãhình thành và phát triển nhanh chóng nhằm tăng cường sự minh bạch về tình hìnhtài chính của bất cứ một cơ quan, tổ chức nào thông qua việc kiểm tra, đánh giá,đưa ra ý kiến kết luận về tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính củađơn vị đó.

Ở các tất cả các doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong những lĩnh vực khácnhau thì tài sản cố định luôn là khoản mục được lưu tâm do đây là khoản mụcchiếm tỷ trọng lớn trên Bảng cân đối kế toán, dễ xảy ra các gian lận và sai sót.Chính vì vậy mà trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán khoản mục tài sản cố địnhluôn được coi trọng và chiếm nhiều thời gian nhất, đòi hỏi những người có nhiềukinh nghiệm thực hiện.

Trong thời gian thực tập tại Công ty PNT, có nhiều cơ hội đi các doanhnghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại, được sự giúp đỡ chỉ bảonhiệt tình của các anh, chị trong Công ty, em có dịp được theo dõi, học hỏi vànghiên cứu các hồ sơ, tài liệu về kiểm toán khoản mục tài sản cố định, tìm hiểu lý

luận và thực tiễn, em đã mạnh dạn nghiên cứu để tài “Hoàn thiện kiểm toán tàisản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện”.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba phần chính sau:

Chương I: Lý luận chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toánbáo cáo tài chính

Chương II: Thực trạng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáotài chính do công ty PNT thực hiện

Chương III: Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báocáo tài chính do Công ty PNT thực hiện.

Trang 2

Với kết cấu như vậy, do giới hạn về thời gian và phương pháp nghiên cứu,luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nội dung thực hiện kiểm toán chu trình TSCĐ bởicác KTV độc lập.

Do những hạn chế về mặt kiến thức, về trình độ chuyên môn và kinh nghiệmthực tế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rấtmong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các anh, chị trong Công tyPNT để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Công ty PNT đã

nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty và Th.S.Tạ Thu Trang – giáo viên hướng dẫn trực tiếp, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành

luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2008Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Phong

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát chung về tài sản cố định với vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm về tài sản cố định

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản của doanh nghiệp (DN) có hình tháivật chất hoặc không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do DN nắmgiữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ Với những loại tài sản này, cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng nhằmsử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và Chuẩn mực kế toán Việt Namsố 04, có bốn tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là TSCĐ:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

1.1.2 Phân loại tài sản cố định

TSCĐ có thể được phân loại theo nhiều cách Để quản lý TSCĐ một cách cóhiệu quả, người ta chia TSCĐ ra thành nhiều nhóm dựa vào các tiêu thức sau:

Theo nguồn hình thành, TSCĐ được chia thành 4 loại:

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp.- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung.- TSCĐ nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác.

Trang 4

Theo công dụng kinh tế, TSCĐ bao gồm 4 loại:

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh.- TSCĐ hành chính sự nghiệp.

- TSCĐ phúc lợi.- TSCĐ chờ xử lý.

Theo tính chất sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:

- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị.- TSCĐ thuê ngoài.

Trong TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị, người ta có nhiều cách phânloại khác nhau trong đó cách phân loại theo tính chất và đặc trưng kỹ thuật của tàisản là phổ biến hiện nay trong công tác hạch toán và quản lý TSCĐ trong các doanhnghiệp Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vôhình và TSCĐ thuê tài chính.

TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể TSCĐHH có thể làtừng đơn vị có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liênkết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định.

TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện mộtlượng chi phí mà DN đã đầu tư hoặc một giá trị lâu dài và được phân bổ dần trongnhiều năm và được coi như trích khấu hao TSCĐVH.

TSCĐ thuê tài chính là những tài sản cố định DN thuê của các đơn vị, cáccông ty tài chính thoả mãn các điều kiện về thuê tài chính.

1.1.3 Quản lý tài sản cố định tại các doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Vìvậy, trong công tác quản lý TSCĐ, các DN cần theo dõi cả về mặt giá trị và mặthiện vật của TSCĐ.

Quản lý về mặt giá trị: Là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của

TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chiphí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm Đồng thời

Trang 5

đơn vị phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửachữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ Trên cơ sở quản lývề mặt giá trị TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh TSCĐ theo loại tài sản phùhợp với yêu cầu hoạt động của đơn vị.

Quản lý về mặt hiện vật: Bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của

TSCĐ Về số lượng, bộ phận quản lý TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về côngsuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN Về mặt chất lượng, công tác bảoquản phải đảm bảo tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giátrị TSCĐ Để quản lý tốt về mặt hiện vật, mỗi DN cần xây dựng một nội quy bảoquản TSCĐ và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.Với các DN sản xuất, hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh cả về chiềurộng và chiều sâu, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐ thích hợp cho kinh doanh Dođó, vấn đề quản lý TSCĐ càng trở nên phức tạp Thông qua kiểm toán, KTV có thểxem xét, đánh giá việc đầu tư, quản lý, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiến nghị giúp choDN cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ.

1.1.4 Tổ chức hạch toán tài sản cố định

Hệ thống chứng từ trong kế toán tài sản cố định

Chứng từ kế toán áp dụng trong kế toán TSCĐ phải được thực hiện theođúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo đúng quy định Theo Quyết định15/2006/QĐ_BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 về việc ban hành Chế độkế toán doanh nghiệp, các loại chứng từ sử dụng trong kế toán TSCĐ gồm:

- Biên bản giao nhận TSCĐ;- Biên bản thanh lý TSCĐ;

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành;- Biên bản đánh giá lại TSCĐ;

- Biên bản kiểm kê TSCĐ;

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;- Phiếu thu;

- Phiếu chi;

Trang 6

- Hoá đơn Giá trị gia tăng;- …

Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán TSCĐ

Trong hạch toán, TSCĐ được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụngnhững tài khoản, tiểu khoản khác nhau gồm:

Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình;Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính;Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình;Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định;Tài khoản 217 - Bất động sản đầu tư.

Ngoài ra, một số tài khoản khác được sử dụng trong hạch toán TSCĐ như:Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang;

Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh;

Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản;Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển;

Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;Tài khoản 711 - Thu nhập khác;

Tài khoản 811 - Chi phí khác;…

Hệ thống sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinhtế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liênquan đến DN.

Mỗi DN chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Sổ kế toángồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp gồm: - Sổ Nhật ký chung;- Sổ nhật ký thu tiền;

Trang 7

- Sổ nhật ký chi tiền;

- Các loại nhật ký chứng từ, bảng kê;

- Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;- Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213 ,214;- …

Sổ kế toán chi tiết gồm: - Sổ tài sản cố định;

- Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng;- Thẻ TSCĐ;

- Các loại sổ theo dõi chi tiết tài khoản TSCĐ;- …

Khi mở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, DN cần căn cứ vào hệthống tài khoản kế toán đang áp dụng và yêu cầu quản lý TSCĐ của DN mình.

Hạch toán tài sản cố định

Trình tự hạch toán TSCĐ thể hiện qua các sơ đồ sau:

Trang 8

Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình

đổi với TSCĐ tương tự NGTSCĐ nhận về 811, 431

Ghi tăng TSCĐ nhận được do trao đổi với Thanh lý,

TSCĐ không tương tự nhượng bán 214, 466

TSCĐ phát hiện thừa 222

Chuyển quyền sở hữu TSCĐ thuê tài chính 711 338

Chuyển BĐSĐT thành BĐS chủ sở hữu sử dụng Chênh lệch đánh Chuyển BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐSĐT 811 giá lại tài sản

Trang 9

Sơ đồ 1.2 Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định vô hình

111, 112, 331 213 811

Mua qua lắp Đưa TSCĐ vào Thanh lý, nhượng bán hoặc

đặt, chạy thử sử dụng đưa TSCĐ đi trao đổi với 214 Mua không qua lắp đặt, chạy thử TSCĐ không tương tự GTHM

Chi phí liên quan

Nhận tài trợ, biếu tặng Không đủ tiêu chuẩn Phải hoặc không thu được phân Phân 214 lợi ích kinh tế từ việc bổ bổ

NGTSCĐ đưa đi trao

Chuyển BĐSĐT thành BĐS chủ sở hữu 811 giá lại tài sản

Chuyển BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐSĐT

Trang 10

Sơ đồ 1.3 Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính

Thuế GTGT đầu vào

Số nợ gốc phải trả kỳ này Nhận TSCĐ 212 211 (Có cả thuế GTGT) thuê tài chính Chuyển quyền

trong suốt thời hạn thuê

Trang 11

Sơ đồ 1.4 Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Thanh lý, nhượng bán TSCĐ Trích KH TSCĐ811

GTCL

623, 627, 641, 642 Điều chỉnh giảm khấu hao

1.1.5 Vai trò của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáotài chính

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứađựng đầy đủ sắc thái “kiểm toán” ngày từ khi ra đời cũng như trong quá trình pháttriển Có hai cách phân chia đối tượng trong kiểm toán tài chính thành các phầnhành kiểm toán: phân theo chu trình và phân theo khoản mục.

Phân theo chu trình là cách phân chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫnnhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trìnhchung của hoạt động tài chính Thông thường, phân theo chu trình bao gồm cácphần hành cơ bản sau:

- Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền;- Kiểm toán tiền mặt;

- Kiểm toán chu trình mua hàng và trả tiền;- Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên;- Kiểm toán hàng tồn kho;

- Kiểm toán đầu tư và chi trả;

- Kiểm toán tiếp nhận và hoàn trả vốn;

Trang 12

Như vậy, kiểm toán TSCĐ không hẳn là một chu trình Tuy nhiên, TSCĐ cóliên quan tới nhiều chu trình như bán hàng và thu tiền, mua hàng và trả tiền, huyđộng và hoàn trả vốn đầu tư cho TSCĐ nên TSCĐ được đặc biệt nghiên cứu cùngvới các chu trình kiểm toán khác trong kiểm toán BCTC TSCĐ thường chiếm tỉtrọng lớn trong tổng tài sản của DN và nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chấtkĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng Do đó, kiểm toán TSCĐ thườngchiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm toán BCTC.

1.1.6 Mục tiêu của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báocáo tài chính

Các mục tiêu kiểm toán mà kiểm toán HTK hướng tới là:

- Sự hiện hữu: Các số liệu phản ánh giá trị, các nghiệp vụ tăng, giảm, khấuhao TSCĐ được ghi chép là có thật.

- Tính trọn vẹn: Tất cả các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đềuđược phản ánh trên sổ sách, báo cáo; giá trị tài sản cố định được phản ánh đầy đủ.

- Tính đúng kỳ: Các nghiệp vụ ghi sổ được chia cắt niên độ một cáchchính xác.

- Đo lường và tính giá: Giá trị tài sản được ghi nhận một cách hợp lý vàphù hợp với quy định của chế độ kế toán và nguyên tắc kế toán chung được thừanhận.

- Quyền và nghĩa vụ: Tài sản được ghi nhận trong sổ sách kế toán phảithuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của đơn vị.

- Trình bày và khai báo: Khoản mục TSCĐ được phân loại và sắp xếpđúng vị trí trên bảng cân đối kế toán Những khai báo có liên quan đến sự phân loạicăn cứ để tính giá và phân bổ khấu hao TSCĐ phải thích đáng.

1.1.7 Các sai phạm liên quan đến tài sản cố định

Các sai phạm liên quan đến TSCĐ có thể là các gian lận hoặc sai sót trongcác nghiệp vụ về TSCĐ.

Gian lận trong các nghiệp vụ về TSCĐ có thể là:

Trang 13

- Lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứngtừ, làm chứng từ giả liên quan tới chi phí mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biểnthủ công quỹ.

- Cố tình giấu giếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót nghiệp kết quả các nghiệp vụnhằm đạt lợi ích riêng cho DN hoặc cho cá nhân.

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật như các nghiệp vụ liên quan đếnchi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ.

- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước.

Các sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐ có thể là:

- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ.- Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một TKnày nhưng lại ghi vào TK khác hoàn toàn không phù hợp với nghiệp vụ phát sinhđặc biệt đối với các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ.

- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ như ghi sai số tiền, ghi lộn sốtiền so với số tiền ghi trong chứng từ…

- Sai sót do trùng lắp Chẳng hạn, DN sử dụng hình thức kế toán Nhật kýchung, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thuđược trong quá trình thanh lý TSCĐ.

1.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểmtoán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng, đồng thời để thu thập bằng chứngkiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thựcvà hợp lý của số liệu TSCĐ trên BCTC, quy trình kiểm toán TSCĐ thường đượctiến hành theo ba giai đoạn gồm: lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán,thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán.

1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Kế hoạch kiểm toán phảiđược lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thíchhợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát

Trang 14

hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán đượchoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân côngcông việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khácvề công việc kiểm toán”.

Như vậy, lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vaitrò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểmtoán Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ gồm các bước công việc sau:

Bước 1: Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng.

Công việc đầu tiên trong giai đoạn lập kế hoạch KTV phải thực hiện là đánhgiá việc chấp nhận hay tiếp tục một khách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt độngcủa KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán hay không? Đểlàm được đó, KTV phải xem xét tính độc lập, khả năng phục vụ tốt khách hàng vàtính liêm chính của ban quản trị DN khách hàng.

Đánh giá tính liêm chính của ban quản trị khách hàng là công việc rất quantrọng vì đây là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, là nền tảngcho tất cả các bộ phận khác của HTKSNB của khách hàng Ban quản trị có thể phảnánh sai các nghiệp vụ về TSCĐ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sóttrọng yếu trên BCTC Những nghi ngại về tính liêm chính của ban quản trị có thểnghiêm trọng đến nỗi KTV kết luận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được Những thông tin liên quan tới việc ra quyết định chấp nhận hay duy giữ mộtkhách hàng có thể được KTV thu thập qua những nguồn sau:

- Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Nếu khách hàng trước đây đã được kiểmtoán bởi một công ty kiểm toán khác thì KTV mới (KTV kế tục) phải chủ động liênlạc với KTV cũ vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng Nhữngvấn đề cần tìm hiểu qua KTV tiền nhiệm gồm: những thông tin về tính liên chínhcủa ban quản trị; những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm về cácnguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác,… và lý dotại sao khách hàng thay đổi KTV.

Trang 15

- Xem xét hồ sơ kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán chứa đựng đầy đủ nhữngthông tin tổng quát về khách hàng Vì vậy, KTV có thể xem lại hồ sơ kiểm toán củaKTV tiền nhiệm để thu thập những thông tin liên quan đến việc đưa ra quyết địnhchấp nhận hợp đồng kiểm toán.

- Các nguồn thông tin khác: Ngoài những nguồn thông tin trên, để có thêmthông tin về khách hàng, KTV có thể thu thập qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chíchuyên ngành, thẩm tra các bên thông tin về khách hàng sắp tới như ngân hàng, cốvấn pháp lý…

Bước 2: Thiết lập hợp đồng kiểm toán.

Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công ty kiểm toántiến hành lập hợp đồng kiểm toán Đây là sự thoả thuận chính thức giữa công ty vớikhách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác.

Các nội dung chủ yếu trong hợp đồng kiểm toán gồm:- Mục đích và phạm vi kiểm toán;

- Trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng;- Hình thức thông báo kết quả kiểm toán;

- Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, thời điểm kết thúc kiểm toán và pháthành báo cáo kiểm toán;

- Giá phí cuộc kiểm toán và phương thức thanh toán;

- Trách nhiệm của KTV với những sai sót do bản chất và hạn chế vốn cócủa HTKSNB và kiểm toán, hệ thống kế toán…

Bước 3: Thu thập thông tin về ngành nghề hoạt động, kinh doanh của kháchhàng.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310: “để thực hiện được kiểm toánBCTC, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác địnhcác dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà đánhgiá của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTVhoặc đến báo cáo kiểm toán”.

Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm:

Trang 16

- Những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị:Mỗi một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác nhau thường có những tỷ lệ TSCĐtrên tổng tài sản khác nhau và có mức quy định hợp lý chung cho một ngành nghềcụ thể, được thay đổi tuỳ theo quy mô của DN Do đó, những hiểu biết chung nàygiúp cho KTV xác định được tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản chung của ngành, từ đóđánh giá tính hợp lý trong việc đầu tư TSCĐ của đơn vị được kiểm toán.

- Những thông tin về tổ chức và hoạt động của đơn vị được kiểm toán,năng lực quản lý của BGĐ giúp KTV đưa ra đánh giá chính xác về HTKSNB đốivới TSCĐ,…

Để có được những thông tin này, KTV có thể trao đổi với các KTV tiềnnhiệm hoặc những KTV đã kiểm toán cho khách hàng khác trong cùng ngành nghềkinh doanh hoạc trao đổi trực tiếp với nhân viên, BGĐ của khách hàng Ngoài ra,KTV có thể xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung,nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành hoặc lấy các thông tin từ Niêm giánthống kê do Tổng cục thống kê phát hành hàng năm.

Bước 4: Thực hiện phân tích tổng quát BCTC.

Sau khi đã thu thập được những thông tin cơ sở về khách hàng, KTV tiếnhành bước phân tích tổng quát những số liệu trên BCTC có liên quan tới TSCĐnhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồmhai loại cơ bản: phân tích ngang và phân tích dọc.

Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùngmột chỉ tiêu như so sánh về nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐHH, TSCĐVH của kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau; so sánh số liệu thực tế phát sinhvới số liệu kế hoạch, dự toán của việc mua sắm hoặc sửa chữa lớn TSCĐ trongnăm;…

Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quancủa các chỉ tiêu TSCĐ khác nhau Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tíchdọc gồm:

Trang 17

Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạnTổng số tài sản

Tỷ suất tự tài trợ = TSCĐ và đầu tư dài hạnNguồn vốn chủ sở hữu

Sức sinh lời của TSCĐ = Tài sản cố định bình quânLợi nhuận sau thuếSố vòng quay của

với lợi nhuận sau thuế =

Tài sản cố định bình quânLợi nhuận sau thuế

Bước 5: Đánh giá trọng yếu và rủi roĐánh giá trọng yếu:

Trong bước công việc này, KTV xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTCtừ đó phân bổ mức đánh giá này cho khoản mục TSCĐ Đây chính là sai số có thểchấp nhận được đối với các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ Mục đích của việc phânbổ này là để giúp cho KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợpphải thu thập trong kiểm toán TSCĐ ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảmbảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu.

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính chất xétđoán nghề nghiệp của KTV Do đó, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cốđịnh mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ướclượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xácđịnh mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi.

Trang 18

Đánh giá rủi ro:

Sau khi xác định mức trọng yếu ban đầu, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểmtoán bao gồm ba loại rủi ro sau:

- Rủi ro cố hữu: là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong mộtkhoản nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bướckiểm soát nội bộ liên quan nào KTV đánh giá rủi ro cố hữu dựa vào các yếu tố ảnhhưởng như bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của BGĐ, kết quảcác lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ước tính kếtoán, số lượng tiền của các số dư tài khoản…

- Rủi ro kiểm soát: là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu doHTKSNB của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quảdo đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này Rủi ro này được KTVđánh giá thông qua việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng đối với TSCĐ.

- Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà khôngđược ngăn chặn hay phát hiện bởi HTKSNB và cũng không được KTV phát hiệnthông qua các phương pháp kiểm toán Trong quá trình kiểm toán TSCĐ có thể rủiro phát hiện do ảnh hưởng của các nhân tố sau: các bước kiểm toán không phù hợp;phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót dẫn đến đưa ra kếtluận sai về TSCĐ; hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự nhất trí làm sai cácchính sách và chế độ quản lý, hạch toán TSCĐ do Ban quản trị đề ra…

Bước 6: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng là một phần việc hết quan trọng trongcuộc kiểm toán mà KTV phải tiến hành Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số400: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của kháchhàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”.

Khi tìm hiểu HTKSNB của khách hàng về phần hành TSCĐ, KTV thườngquan tâm tới các vấn đề sau:

- Chế độ kế toán TSCĐ được DN áp dụng như thế nào?

Trang 19

- DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách về việc đầu tư, mua sắmvà thanh lý, nhượng bán TSCĐ không?

- Việc phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ đượcphân cấp rõ ràng, cụ thể không?

- DN có thực hiện kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán ítnhất một lần trong năm hay không? Những chênh lệch phát hiện có được xử lý kịpthời hay không?

- DN có lập hội đồng khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ không?-

Bước 7: Thiết kế chương trình kiểm toán.

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toáncần thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tinliên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủtục kiểm toán cần thiết thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ Tuỳthuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể mà chương trình kiểm toán được thiết kế khácnhau Nhưng thông thường, trong hầu hết các cuộc kiểm toán, chương trình kiểmtoán gồm ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trựctiếp số dư

Chương trình kiểm toán sẽ là căn cứ để KTV tiến hành thực hiện kiểm toán.

1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

1.2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh cho các chế độ và thể thứcđặc thù góp phần vào đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện các thử nghiệmkiểm soát thông qua các phương thức kiểm soát chủ yếu là quan sát việc quản lý vàsử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quyđịnh của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểmsoát TSCĐ của đơn vị.

Căn cứ vào mục tiêu kiểm toán TSCĐ, KTV thường thực hiện các thửnghiệm kiểm soát như sau:

Trang 20

Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát

Quá trình kiểm soát nội bộ chủ yếuCác thử nghiệm kiểm soát phổbiến

- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do DN quảnlý, sử dụng Tách biệt trách nhiệm giữa bộphận quản lý TSCĐ với bộ phận ghi sổ.- Sự có thật của yêu cầu mua, phê duyệtmua, hợp đồng mua, biên bản bàn giaoTSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.- Các chứng từ thanh lý, nhượng bánTSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại.

- Quan sát TSCĐ ở đơn vị vàxem xét sự tách biệt giữa cácchức năng quản lý và ghi sổ vớibộ phận bảo quản TSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luậnchuyển chứng từ và dấu hiệu củakiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ.Tính

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ theo dõi Việcghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựatrên cơ sở chứng từ hợp lệ.

Kiểm tra tính đầy đủ của chứngtừ có liên quan đến TSCĐ.Quyền

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, tríchkhấu hao TSCĐ được phân cấp đối với cácnhà quản lý doanh nghiệp.

- Phỏng vấn những người có liênquan.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phêchuẩn.

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thựchiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ nghiệpvụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập BCTCcủa DN

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thờicủa việc ghi chép.

- Tất cả các chứng từ liên quan tới việcmua sắm, thanh lý… TSCĐ ở DN đềuđược phòng kế toán tập hợp và tính toánđúng đắn.

- Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐlà chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra củaHTKSNB.

- Chọn mẫu một số chứng từphát sinh của TSCĐ và tiến hànhcộng lại.

Phânloại

Trang 21

tài khoản và sự phân loại sổ sáchkế toán.

- Xem xét trình tự ghi sổ và dấuhiệu kiểm tra của HTKSNB.

1.2.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bảnThực hiện các thủ tục phân tích:

 KTV xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao TSCĐ trong năm Tuỳvào từng phương pháp khấu hao TSCĐ mà DN đang áp dụng, KTV xác định cácbiến cụ thể sử dụng trong mô hình.

- Nếu DN áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng:

Chi phí khấu hao = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nămTrong đó:

Tỷ lệ khấu hao năm = Tổng số ngày KH của TSCĐSố ngày KH trong năm- Nếu DN áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại * Tỷ lệ khấu hao nhanhTrong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ KH bình quân * hệ số điều chỉnh- Nếu DN áp dụng phương pháp KH theo sản lượng:

Mức khấu hao = Số lượng sản phẩm sản xuất * Mức KH của một đơn vị sản phẩmTrong đó:

 Nếu kết quả so sánh cho thấy có sự chênh lệch, KTV tiến hành phỏng vấnkế toán của đơn vị, xem xét lại các giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính.

 Điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêukiểm toán và cả về tình hình kinh doanh của khách hàng.

Trang 22

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

 Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ:

Đối với mỗi DN, số tiền đầu tư, mua sắm, thuê TSCĐ trong một năm thườngrất lớn Vì vậy, việc ghi sổ và cộng sổ các nghiệp vụ tăng TSCĐ ảnh hưởng trựctiếp đến tính chính xác trên BCTC Để thực hiện các khảo sát chi tiết số dư trongquan hệ với các nghiệp tăng TSCĐ, KTV căn cứ vào mục tiêu kiểm toán:

Bảng 1.2 Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản TSCĐ

Mụctiêu

Tínhhợp lýchung

- So sánh tỉ trọng của TSCĐ trên tổng tài sản đểđánh giá tính hợp lý trong việc đầu tư vào TSCĐ.- So sánh nguyên giá, số phát sinh tăng TSCĐnăm nay so với năm trước.

KTV phải có những hiểubiết đầy đủ và sâu sắccông việc sản xuất củaDN.

- Kiểm tra sự đầy đủ cũng như tính hợp lý, hợp lệ,hợp pháp của các bộ hồ sơ có liên quan đếnTSCĐ tăng trong kỳ.

- Kiểm tra vật chất, kiểm kê TSCĐ hiện có vàTSCĐ tăng trong kỳ.

- Kiểm tra nguồn hình thành TSCĐ và nhữngkhoản thực chi trả để có được TSCĐ.

- So sánh giá trị ghi sổ với kết quả kiểm kê đểphát hiện những tài sản bị bỏ sót.

- Đối chiếu hoá đơn của người bán, các chứng từtăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ với sổsách kế toán để phát hiện các trường hợp quênghi sổ hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinhdoanh.

- Kiểm tra lại các hợp đồng thuê TSCĐ.

Đây là một trong nhữngmục tiêu quan trọng nhấtcủa kiểm toán TSCĐ.

- Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từgốc liên quan đến tăng TSCĐ.

- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tàichính liên quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đithuê.

- Cần nắm vững cácnguyên tắc quy định hiệnhành về đánh giá TSCĐ.- Số lượng kiểm tra tuỳthuộc vào mức rủi ro kiểm

Trang 23

- Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiếtTSCĐ.

soát của khoản mục TSCĐtrong BCTC.

- Kiểm tra thường xuyênđối với đất đai, nhà xưởngvà TSCĐ vô hình.

- Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát…- Đối chiếu số tổng cộng trong Sổ Cái tổng hợp.

Mức độ và phạm vi kiểmtra phụ thuộc vào tínhhiệu lực của HTKSNB.Phân

Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toántrong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hiệnhành.

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngàylập BCTC để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳkhông.

Kết hợp với việc ghi sổđầy đủ các nghiệp vụ tăngTSCĐ và cách tính giáTSCĐ Chú ý thời gianghi sổ.

 Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ:

Với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, sai phạm xảy ra thường là khai giảm cácnghiệp vụ này, cơ sở để thanh lý nhượng bán không hợp lý… Vì vậy, khi kiểm tracác nghiệp vụ này, KTV cần tiến hành các công việc sau:

- Kiểm tra kế hoạch, dự toán về thanh lý, nhượng bán TSCĐ của DN.- Thanh lý, nhượng bán thường gắn liền với mua sắm, đầu tư vào TSCĐmới Do đó, KTV có thể đối chiếu giữa các nghiệp vụ đầu tư mới TSCĐ trong nămđể khẳng định rằng những nghiệp vụ này có dẫn đến nghiệp vụ giảm TSCĐ haykhông?

- Kiểm tra trình tự và thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

Trang 24

- Kiểm tra các khoản thu nhập khác có liên quan đến các nghiệp vụ thanhlý, nhượng bán để khẳng định các nghiệp vụ này đã được ghi sổ đầy đủ.

- Tính toán lại những thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượngbán để thấy được những điểm bất hợp lý trong quan hệ này.

- Kiểm tra hợp đồng góp vốn liên doanh, liên kết, biên bản định giá, giaonhận TSCĐ kết hợp với kiểm tra thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TK 211, TK 214.

- Phân tích chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế để xem tính đúng đắn của việcghi chép các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ.

- So sánh mức khấu hao luỹ kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐtrong các sổ kế toán chi tiết.

- Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toánmức hao mòn của từng loại tài sản.

 Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ

Với số dư đầu kỳ, nếu khoản TSCĐ đã được khẳng định là chính xác hoặc đãđược kiểm toán năm trước thì không phải kiểm tra Trong trường hợp ngược lại,KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐvà đối chiếu chi tiết với sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư.

Với số dư cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ, và các nghiệpvụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quảkiểm kê TSCĐ của DN Trên cơ sở đó, chọn mẫu một vài TSCĐ ở các sổ chi tiết đểđối chiếu với TSCĐ trên thực tế.

 Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ:

Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ thường bao gồm các công việc chủ yếu sau:- Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của DN trong đó có xét duyệt củacác cấp có thẩm quyền.

- Đối chiếu trích khấu hao thực tế đang ký trên.

- Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong DN.- Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghichép chứng trên các sổ chi tiết.

Trang 25

- Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính khấuhao, cần đi sâu xem xét thay đổi tương ứng của mức trừ khấu hao.

- Xem xét cụ thể việc xin duyệt khấu hao mới trong trường hợp thay đổimức khấu hao của DN.

 Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

Các công việc chủ yếu KTV thực hiện trong quá trình kiểm tra chi phí sửachữa lớn TSCĐ:

- Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn,chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “Khống”.

- Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn, cần xem xét hai trường hợp: sửachữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.

Đối với sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, KTV phải xem xét tính hợp lý của mứcphân bổ chi phí đã sửa chữa lớn trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Đối với sửa chữa lớn theo kế hoạch, KTV phải xem xét mức trích trước chiphí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN đối với mức phêduyệt hoặc đăng ký.

- Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểmtra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấpTSCĐ.

1.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các công việc cuối cùng trước khi rabáo cáo kiểm toán.

Sau khi hoàn tất các trắc nghiệm, kết quả kiểm toán TSCĐ được đưa lêntrưởng nhóm để xem xét tính hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với cácsự kiện bất thường, các nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập BCTC và kết quả kiểmtoán của các chu trình khác Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán thảo luận với BCĐkhách hàng để đưa ra kết luận cuối cùng về cuộc kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toánphát hành báo cáo kiểm toán dựa trên các kết luận đó Cuối cùng, báo cáo kiểm toán

Trang 26

chính thức được phát hành kèm theo Thư quản lý để giúp đơn vị hoàn thiện côngtác tài chính kế toán, hệ thống kế toán, HTKSNB đối với toàn bộ các hoạt động củaDN nói chung và đối với việc quản lý TSCĐ nói riêng.

Trên đây là lý luận chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC CácCông ty kiểm toán cần có sự linh hoạt trong quá trình vận dụng để phù hợp với đặcthù của mỗi khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Trang 27

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty PNT

Theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểmtoán độc lập, nhằm tạo một môi trường độc lập, khách quan cho hoạt động kiểm toánđộc lập tại Việt Nam, các DN kiểm toán chỉ được tồn tại dưới các loại hình: Công tyTrách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân và Công ty Hợp danh.

Với thuận lợi như vậy, một số Kiểm toán viên, Kỹ sư xây dựng và trợ lý đãnhiều năm công tác tại các Công ty Kiểm toán lớn của Bộ Tài chính như AASC,A&C đã thành lập Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT (PNT AUDIT) vớimong muốn hoạt động chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, góp phần cho hoạt độngkiểm toán độc lập tại Việt Nam tiến dần với quốc tế Theo đó, PNT AUDIT ra đờingày 08/01/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102029558 do SởKế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Sau đây là vài nét chính về công tyPNT AUDIT:

- Tên giao dịch đầy đủ và hợp pháp: Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT.- Tên viết tắt: PNT AUDIT.

- Trụ sở chính: B22 Lô 6, Khu Đô thị Định Công, Phường Định Công,Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

- Điện thoại: 04.6403 642- Fax: 04.6403.643

- Website: www.pnt.com.vn- Email: pnt@pnt.com.vn

- Vốn điều lệ : 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng VN) Trong đó:

Trang 28

Ông Nguyễn Tuấn Phong góp 1.800.000.000 chiếm 60% vốn điều lệ.Ông Khương Tất Thành góp 1.200.000.000 chiếm 40% vốn điều lệ.

Tuy mới thành lập nhưng số lượng khách hàng không ngừng gia tăng, phạmvi hoạt động khắp cả nước, khách hàng đa dạng phong phú Có thể thấy rằng hoạtđộng kiểm toán BCTC là hoạt động chính, là điểm mạnh của Công ty Ngoài việccung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC cho các doanh nghiệp, đơn vị tại trung tâmkinh tế, các khu công nghiệp, các thành phố lớn, Công ty còn chú trọng phát triển vàmở rộng thị trường kiểm toán và tư vấn cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa…, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Dự tính năm nay doanh thu thực hiện khoảng 1,8 tỷ đồngvà sẽ tăng gấp đôi, gấp ba trong những năm tới.

Ban lãnh đạo của Công ty cũng đang quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiệntốt các dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hay tổ chứckinh doanh chứng khoán đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, bảo vệ quyềnlợi và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư, tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp vàcông chúng với thị trường chứng khoán.

Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, Ban lãnh đạo Công ty còn rất chú trọng đếnnhiệm vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế cho các doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thốngkế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chínhtại các đơn vị đó.

Bên cạnh những thuận lợi, PNT cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quátrình hoạt động Đó là sự xuất hiện song song cùng thời điểm của những công tykiểm toán Việt Nam cũng như những công ty kiểm toán Quốc tế cung cấp dịch vụkiểm toán tại Việt Nam Chính vì vậy, sự cạnh tranh càng nhiều đòi hỏi PNT phảikhông ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình Đó là cách tốt nhất để đứngvững trong thị trường cạnh tranh và phát triển.

Mục tiêu doanh thu của Công ty sẽ tăng đều đặn trong các năm Cùng vớimức tăng lên về doanh thu, Công ty sẽ đóng góp một phần đáng kể trong các khoảnthu Ngân sách Nhà nước cũng như cải thiện được mức thu nhập bình quân cho cánbộ công nhân viên trong Công ty.

Trang 29

Với nỗ lực của Ban Giám đốc Công ty cùng toàn thể đội ngũ cán bộ côngnhân viên trong Công ty, PNT sẽ vững bước trên con đường phát triển và ngày càngkhẳng định mình.

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PNT

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phânchia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnhvực riêng độc lập nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới kếhoạch chung, mục tiêu chung của Công ty Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýcủa Công ty PNT được thể hiện qua sơ đồ 1.1:

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PNT

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

Ban Giám đốc: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chỉ

đạo chung cho bộ máy toàn Công ty; thực hiện, lựa chọn, thay đổi cơ cấu tổ chứcCông ty Ban Giám đốc (BGĐ) gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu, quyết định các vấn đề về mọi hoạt

động của Công ty, đồng thời là người đại diện pháp lý cho Công ty, chịu tráchnhiệm trước pháp luật.

Giám đốc

Trưởng phòng

Các nhân

Trưởng phòng

KTV và trợ lý KTV

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Trang 30

Phó Giám đốc Công ty: Là người trợ giúp cho Giám đốc thực hiện hoạt động

chỉ đạo chung của Công ty, đưa ý kiến và các giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn choGiám đốc Công ty trong công tác điều hành, quản trị DN.

Phòng hành chính tổng hợp: Là phòng có nhiệm vụ về công tác tổ chức của

Công ty, tổ chức nhân sự, cung cấp hậu cần cho Công ty, quản lý công văn đến vàđi, bảo vệ tài sản Công ty, tìm kiếm khách hàng, marketing khách hàng, giải quyếtnhững vấn đề pháp lý của Công ty, có nhiệm vụ lắp đặt, bảo trì mạng máy tính củaCông ty,… góp phần hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán cho phòng bannghiệp vụ khác.

Phòng Kế toán tài chính: Có nhiệm vụ trợ giúp BGĐ trong việc điều hành,

quản lý Công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp cácBáo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên…

Phòng Kiểm toán: Hiện nay phòng kiểm toán có hơn 20 cán bộ, nhân viên,

trong đó gồm 1 Trưởng phòng và các KTV chính, KTV soát xét, các cộng tác viêncùng các trợ lý kiểm toán Chức năng chính của phòng là thực hiện kiểm toán BCTCcác hợp đồng kiểm toán đã ký kết, cung cấp dịch vụ tư vấn, xác định giá trị DN cổphần hoá…; Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán, kiểm toán liênquan tới các hoạt động thương mại dịch vụ như kiểm toán các DN, Ngân hàng, kiểmtoán Bưu điện…; Cung cấp các dịch vụ liên quan tới các dự án của các tổ chức trongvà ngoài quốc doanh…; Thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề về tàichính kế toán, kiểm toán, thuế, thẩm định giá trị tài sản trong doanh nghiệp…, thựchiện hỗ trợ các phòng ban khác trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toánBCTC… Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng đào tạo nhân viên mới, tổ chức sát hạch địnhkỳ để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật các thông tinmới về tài chính, kế toán, kiểm toán… Đồng thời, phòng còn thực hiện nhiệm vụchính là kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán theo yêu cầu của BGĐ.

Với cơ cấu tổ chức khoa học đã giúp cho công tác quản lý tại Công ty đạthiệu quả cao, các phòng ban cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động nhằm hướngtới mục tiêu chung của toàn Công ty.

Trang 31

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty PNT

2.1.3.1 Các dịch vụ của PNT

Mục tiêu hoạt động của PNT ngoài lợi nhuận là nhằm cung cấp các dịch vụchuyên ngành tốt nhất, chuyên nghiệp nhất theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyềnlợi và lợi ích cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho côngtác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh Xuất pháttừ mục tiêu hoạt động, Công ty đã và đang mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ cungcấp, bao gồm:

 Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính và soát xét Báo cáo tài chính; Dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn Đầu tư hoàn thành; Dịch vụ tư vấn tài chính;

 Dịch vụ tư vấn thuế; Dịch vụ kế toán;

 Dịch vụ tư vấn cổ phần hoá;

 Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng.

Ngoài các dịch vụ chính trên, Công ty còn cung cấp các dịch vụ: Xây dựngvà phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý và kế toán, hỗ trợ kháchhàng trong quá trình lựa chọn và sử dụng ứng dụng Công nghệ thông tin mới Côngty xây dựng và cung cấp một số các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý…

2.1.3.2 Đặc điểm về khách hàng của Công ty PNT

Tuy vừa mới ra đời nhưng với uy tín của Ban lãnh đạo Công ty cùng với kinhnghiệm làm việc lâu năm của các nhân viên trong Công ty, PNT đã dần khẳng định vịthế của mình trong thị trường kiểm toán Việt Nam Công ty đã thu hút được nhiềukhách hàng trong và ngoài nước Khách hàng của PNT có thể phân loại như sau:

 Đối với lĩnh vực kiểm toán BCTC: khách hàng của Công ty gồm các DNcó vốn đầu tư nước ngoài, các Công ty trách nhiệm hữu hạn…

 Đối với lĩnh vực xây lắp: Công ty tiến hành kiểm toán cho các công trìnhsử dụng Ngân sách Nhà nước như các Công ty thuộc Tổng Công ty Điệnlực Việt Nam…

Trang 32

 Đối với lĩnh vực Tư vấn và dịch vụ kế toán: Khách hàng của Công ty chủ yếulà các Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và một số Công ty cổ phần… Trong tương lai, khách hàng của Công ty không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực này mà còn mở rộng hơn nữa sang các lĩnh vực khác.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PNT những năm gần đây

Trong một năm qua, PNT đã không ngừng hoàn thiện chương trình kiểmtoán, chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, mở rộng quymô hoạt động Với việc bố trí nguồn nhân lực hợp lý kết hợp với sự nỗ lực của tấtcả cán bộ công nhân viên trong Công ty, PNT đã đạt được kết quả đáng khích lệ Cụthể, tổng doanh thu của năm 2007 như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PNT năm 2007

2.1.3.4 Phương hướng phát triển của Công ty PNT

Về doanh thu: Mục tiêu về doanh thu của Công ty trong năm tới là tăng

thêm 30% so với năm 2007 và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận củacông ty.

Về loại hình dịch vụ: Trong thời gian tới, Ban Giám đốc Công ty PNT vẫn

xác định việc phát triển dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ chủyếu và chiến lược của mình Do đó, Công ty tiếp tục hoàn thiện chươngtrình kiểm toán để có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất.

Trang 33

Về khách hàng tiềm năng: Công ty đang chú trọng hoàn thiện các dịch vụ

cung cấp cho các khách hàng tiềm năng như Công ty Cổ phần Viễn thôngHà Nội Telecom, Công ty TNHH 3H…

2.1.4 Phương pháp kỹ thuật kiểm toán tại Công ty PNT

Dựa trên hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toánQuốc tế được chấp nhận tại Việt Nam, Công ty PNT đã xây dựng phương pháp tiếpcận và hệ thống kỹ thuật kiểm toán tiên tiến, khoa học và hiệu quả Trong từng cuộckiểm toán, PNT cụ thể hoá phương pháp này bằng việc áp dụng sự am hiểu của cácKTV có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực hoạt động của các khách hàng khác nhauvào quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình kinh doanh cũng như hệ thốngkiếm soát nội bộ của khách hàng.

Quy trình của một cuộc kiểm toán tại Công ty thông thường gồm 5 giai đoạn,các giai đoạn được thực hiện theo trình tự như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty PNT

Khảo sát, đánh giá khách hàngKý hợp đồng cung cấp dịch vụ

Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toánThực hiện kiểm toán

Soát xét chất lượng và phát hành Báo cáo kiểm toán

Trang 34

2.2 Thực trạng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện

2.2.1 Thực trạng áp dụng kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty PNT thực hiện tại Công ty ABC

2.2.1.1 Khảo sát và đánh giá khách hàng

Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Công ty Kiểm toánquốc tế PNT Do đó, việc khảo sát cũng như đánh giá về công ty ABC cần đượcthực hiện đầy đủ.

Công ty ABC là Công ty TNHH vừa mới thành lập đầu năm 2007 theoQuyết định số 010223154 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 04 tháng 01năm 2007 Công ty có trụ sở chính tại số A, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,Hà Nội.

Vốn kinh doanh của Công ty : 19,957,309,438 VNĐ Trong đó:Vốn cố định : 15,357,309,438 VNĐ

Vốn lưu động : 4,600,000,000 VNĐ

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: cung cấp dịch vụ vận tải.

Năm 2007, tổng doanh thu thuần Công ty đạt được là hơn 6 tỷ đồng và tổnglợi nhuận chịu thuế TNDN đạt hơn 3 tỷ đồng.

Do ABC là Công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của Công ty PNT năm đầutiên nên trước khi đưa ra quyết định cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng,KTV phải ước tính rủi ro hợp đồng kiểm toán Để xác định rủi ro hợp đồng kiểmtoán, KTV thường sử dụng hệ thống câu hỏi về rủi ro hợp đồng và thu thập các câutrả lời qua phỏng vấn Ban Giám đốc của Công ty khách hàng, qua các bên có liênquan và qua những thông tin KTV đã thu thập được.

Trang 35

Bảng 2.2 Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán

Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

1 Có phải đơn vị có chu kỳ hoạt động kinh doanh dài?

2 Đơn vị có áp dụng kỹ thuật tài chính mới và phức tạp không?

3 Đơn vị có hoạt động trong các ngành hoặc thị trường biến động mạnhkhông? Đơn vị có hoạt động trong các ngành công nghiệp đang suy thoáivới sự suy giảm liên tục kết quả kinh doanh và nhu cầu thị trường không?4 Đơn vị có hoạt động trong các ngành thường xuyên liên quan đến các

hoạt động mờ ám và bất hợp pháp không?

5 Trong các năm qua, đơn vị có mua mới hoặc sáp nhập thêm các đơn vị,bộ phận hoạt động trong lĩnh vực, các ngành mà doanh nghiệp có ít kinhnghiệm quản lý không?

Môi trường kinh doanh:

6 Đơn vị có phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không?

7 Liệu có các vấn đề quan trọng khác thường sẽ được gắn với BCTC không?8 Tình hình tài chính của đơn vị quá tốt hoặc quá kém so với các đơn vị

14 Ban lãnh đạo đơn vị có chịu áp lực trong việc báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh theo số liệu dự kiến nào không?

 Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán:

15 Ban lãnh đạo đơn vị có vẻ như không hợp tác nhiệt tình với KTV trongthời gian qua?

16 Có phải ban lãnh đạo đơn vị không muốn cung cấp các thông tin trọng yếuvà bất thường không?

 Các vấn đề khác:

vv

Trang 36

17 Có lý do nào cho thấy chúng ta thiếu kiến thức hay kinh nghiệm về hoạtđộng của khách hàng không?

18 Có lý do nào cho thấy chúng ta không có đủ nhân viên có trình độ tham giathực hiện hợp đồng không?

19 Đơn vị có cố tình hạn chế chúng ta trong việc trao đổi và truy cập vào hệthống thông tin của mình không?

Dựa vào câu trả lời của những câu hỏi trên, KTV kết luận rủi ro hợp đồngkiểm toán ở mức trung bình và đưa ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểmtoán BCTC cho Công ty ABC.

2.2.1.3 Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán

Tìm hiểu về bộ máy tổ chức của Công ty ABC:

Về môi trường kiểm soát:

Với chiến lược phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở ba nguyên tắc “đổi mới”,“tăng trưởng”, “hiệu quả”, Công ty ABC xây dựng cho mình một bộ máy quản lýđược phân chia thành các bộ phận theo tính chất công việc đã được chuyên môn hoá.Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là Giám đốc, người sẽ quyết định các vấn đềliên quan đến hoạt động của đơn vị, đồng thời đại diện pháp lý cho đơn vị, chịu tráchnhiệm trước pháp luật Sau Giám đốc là các Phó Giám đốc, kế toán trưởng, các phòngban chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về hoạt động củamình trước Ban giám đốc.

Về chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự của Công ty ABC bao gồm chínhsách lương, chế độ phúc lợi và đãi ngộ đối với người lao động, chế độ khen thưởng,chế độ bảo hiểm, biện pháp nâng cao hoạt động và thay đổi quản lý, đào tạo và pháttriển năng lực cá nhân và các quy định về môi trường làm việc và các hoạt động văn

Trang 37

hoá Công ty Chính sách nhân sự của Công ty thể hiện Công ty luôn coi trọng nănglực, tài năng của mỗi cá nhân, luôn tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân Công ty cơ hộithăng tiến và phát triển nghề nghiệp của từng cá nhân trong tương lai Công ty đảmbảo đầy đủ những quyền lợi, lợi ích cho tất cả các thành viên như quyền đượcnghiên cứu, học tập nâng cao trình độ và phát triển khả năng, được đóng bảo hiểm ytế, bảo hiểm xã hội Hiện tại, tổng số cán bộ, công nhân viêc chức của Công ty là139 người trong đó có 18 người là nhân viên quản lý.

Về bộ máy kế toán:

Công ty ABC tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình quản lý tập trung vớichức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượngcó liên quan, tham mưu hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý sử dụng vốn, tài sảncủa Công ty, giúp lãnh đạo Công ty có cái nhìn đầy đủ toàn diện để quyết định đúngđắn trong kinh doanh

 Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt và các khoản tương đươngtiền mặt bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản ký cược, ký quỹ

 Tài sản cố định hữu hình và hao mòn: TSCĐ hữu hình được trình bàytheo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình

Trang 38

bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếpđến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

TSCĐ tăng trong năm gồm tài sản được mua sắm, tài sản do đầu tư xâydựng cơ bản hoàn thành và tài sản do Công ty K góp vốn.

TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trênthời gian hữu dụng ước tính

 Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việclàm của Công ty được trích và hạch toán theo quy định tại Thông tư số82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính về việc “Hướng dẫntrích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mấtviệc làm tại doanh nghiệp”

Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC:

Để đánh giá HTKSNB của Công ty ABC, KTV đặt ra những câu hỏi và thuthập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc banhành các quy định của đơn vị Những câu hỏi này không những cung cấp cho KTVsự hiểu biết về HTKSNB của khách hàng mà còn giúp cho KTV trong việc lập kếhoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán

Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc của KTV số A1

Trang 39

PNT CÔNG TY KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

Tên khách hàng: Công ty ABC

Niên độ kế toán: 01/01/2007 đến 31/12/2007

Nội dung : Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Người lập: LTV 2/2/2008Người soát xét:

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Không Khôngáp dụng1 Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì và cập nhật kịp thời không? v

2 Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác theo dõi và quản lýdanh mục TSCĐ không?

Trang 40

và quản lý riêng không?

15 Các TSCĐ khi thanh lý có được phê duyệt của cấp lãnh đạo cóthẩm quyền không?

17 Công ty có mua bảo hiểm cho TSCĐ không? Nếu có, tỷ lệ giátrị TSCĐ đã được bảo hiểm là bao nhiêu %?

Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình TSCĐ hoạt động ở mức trung bình.

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính:

Sau khi đã có được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng, KTV tiến hành thực hiện phân tích sơ bộ BCTC nhằm giúp cho KTVhiểu rõ hơn về DN, xây dựng những khu vực hoặc nghiệp vụ có rủi ro cao cần tậptrung kiểm toán, từ đó giúp KTV xác định nội dung, phạm vi và thời gian của cácthủ tục kiểm toán Do ABC mới được thành lập đầu năm 2007 nên số dư đầu kỳ củaTSCĐ bằng 0 VNĐ Vì vậy, khi tiến hành phân tích sơ bộ BCTC, KTV không thựchiện bước phân tích ngang mà thực hiện luôn bước phân tích dọc: tính ra một số chỉtiêu dựa theo kinh nghiệm của KTV.

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá sơ bộ báo cáo tài chính

Ngày đăng: 08/11/2012, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Sơ đồ 1.1. Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình (Trang 8)
Sơ đồ 1.2. Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định vô hình - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Sơ đồ 1.2. Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định vô hình (Trang 9)
•KTV xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao TSCĐ trong năm. Tuỳ vào từng phương pháp khấu hao TSCĐ mà DN đang áp dụng, KTV xác định các biến cụ  thể sử dụng trong mô hình. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
x ây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao TSCĐ trong năm. Tuỳ vào từng phương pháp khấu hao TSCĐ mà DN đang áp dụng, KTV xác định các biến cụ thể sử dụng trong mô hình (Trang 21)
-Kiểm tra nguồn hình thành TSCĐ và những khoản thực chi trả để có được TSCĐ. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
i ểm tra nguồn hình thành TSCĐ và những khoản thực chi trả để có được TSCĐ (Trang 22)
-Kiểm tra nguồn hình thành TSCĐ. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
i ểm tra nguồn hình thành TSCĐ (Trang 23)
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực  riêng độc lập nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới kế hoạch  chung, mục tiêu chu - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
m áy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, phân chia theo các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực riêng độc lập nhưng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng tới kế hoạch chung, mục tiêu chu (Trang 29)
Bảng 2.2. Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.2. Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán (Trang 35)
- Từ 0.5% đến 3% tổng doanh thu thuần dựa trên bảng tỷ lệ quy định sau: - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
0.5 % đến 3% tổng doanh thu thuần dựa trên bảng tỷ lệ quy định sau: (Trang 42)
sở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ vô hình tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
s ở hữu và sự tồn tại đối với các TSCĐ vô hình, đối chiếu TSCĐ vô hình tăng trong kỳ với nguồn vốn tăng tương ứng (Trang 46)
Bảng 2.7. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A2 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.7. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A2 (Trang 48)
Bảng 2.8. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A3 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.8. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A3 (Trang 49)
Bảng 2.9. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A4 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.9. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A4 (Trang 51)
Bảng 2.11. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A5 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.11. Trích giấy tờ làm việc của KTV số A5 (Trang 53)
I. TSCĐ hữu hình - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
h ữu hình (Trang 54)
- Công ty không phân tách khấu hao cho từng loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
ng ty không phân tách khấu hao cho từng loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình (Trang 57)
Bảng 2.14. Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty XYZ - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.14. Chương trình kiểm toán TSCĐ thực hiện tại Công ty XYZ (Trang 62)
2. Thu thập hoặc lập Bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
2. Thu thập hoặc lập Bảng tổng hợp theo nhóm các TSCĐ về nguyên giá, KH thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ (Trang 63)
Bảng 2.15. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X1 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.15. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X1 (Trang 65)
Bảng tổng hợp TSCĐ sẽ giúp KTV đối chiếu số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán năm trước, đối chiếu số dư cuối kỳ giữa sổ cái, sổ chi tiết với bảng cân đối kế toán để  kiểm tra sự khớp đúng giữa các sổ kế toán với nhau - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng t ổng hợp TSCĐ sẽ giúp KTV đối chiếu số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán năm trước, đối chiếu số dư cuối kỳ giữa sổ cái, sổ chi tiết với bảng cân đối kế toán để kiểm tra sự khớp đúng giữa các sổ kế toán với nhau (Trang 69)
KTV tiến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ theo từng nhóm chính về nguyên giá, khấu hao luỹ kế theo số dư đầu kỳ, phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối kỳ. - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
ti ến hành lập bảng tổng hợp TSCĐ theo từng nhóm chính về nguyên giá, khấu hao luỹ kế theo số dư đầu kỳ, phát sinh tăng, phát sinh giảm và số dư cuối kỳ (Trang 69)
Bảng 2.18. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X3 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.18. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X3 (Trang 70)
Bảng 2.19. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X4 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.19. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X4 (Trang 72)
Bảng 2.20. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X5 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.20. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X5 (Trang 75)
Bảng 2.21. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X6 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.21. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X6 (Trang 77)
Bảng 2.22. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X7 - Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Cty PNT thực hiện
Bảng 2.22. Trích giấy tờ làm việc của KTV số X7 (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w