1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

83 183 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 695,19 KB

Nội dung

Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing du lịch

1.1 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch 1.1.1Khái niệm về du lịch

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch 1.2 Marketing du lịch

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Sự cần thiết của Marketing du lịch 1.3 Phân tích môi trường Marketing 1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.2 Môi trường vi mô

1.3.3 Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp 1.4 Những họat động Marketing du lịch

1.4.1 Nghiên cứu Maketing 1.4.1.1 Khái niệm

1.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.4.2 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản

Trang 2

phẩm

1.4.2.1 Phân khúc thị trường 1.4.2.2 Thị trường mục tiêu 1.4.2.3 Định vị sản phẩm

1.4.3 Chiến lược Marketing Mix trong du lịch 1.4.3.1 Chiến lược sản phẩm

1.4.3.2 Chiến lược giá cả 1.4.3.3 Chiến lược phân phối 1.4.3.4 Chiến lược chiêu thị

Kết luận chương 1

Chương 2: Du lịch Tiền Giang – Thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing

2.1 Khái quát du lịch Việt Nam

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang 2.2.1 Vị trí, điều kiện tự nhiên, dân số

2.3.3 Cơ sở du lịch 2.3.3.1 Cơ sở hạ tầng

2.3.3.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch

2.4 Phân tích sự tác động của môi trường đến họat động du lịch của tỉnh

Trang 3

Tiền Giang

2.4.1 Các yếu tố về kinh tế

2.4.2 Các yếu tố về chính trị – pháp luật 2.4.3 Các yếu tố về tự nhiên

2.4.4 Aùp lực từ các đối tác

2.4.5 Aûnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh

2.5 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường nội vi đến họat động du lịch của tỉnh Tiền Giang

2.5.1 Cơ sở du lịch 2.5.1.1 Cơ sở hạ tầng

2.5.1.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch 2.5.2 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

2.5.3 Vốn đầu tư

2.6 Thực trạng ứng dụng Marketing trong họat động du lịch tỉnh Tiền Giang

2.6.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường

2.6.2 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 2.6.3 Chiến lược Marketing Mix

2.6.3.1 Chiến lược sản phẩm 2.6.3.2 Chiến lược giá cả 2.6.3.3 Chiến lược phân phối 2.6.3.4 Chiến lược chiêu thị

2.7 Đánh giá của du khách về du lịch tỉnh Tiền Giang

2.8 Đánh giá về thực trạng ứng dụng Marketing trong hoạt động du lịch tỉnh Tiền Giang

Trang 4

Kết luận chương 2

Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

3.1 Quan điểm, vai trò và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang 3.1.1 Quan điểm phát triển

3.1.2 Vị trí, vai trò

3.1.3 Mục tiêu của ngành du lịch Tiền Giang 3.1.3.1 Mục tiêu chung

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể

3.2 Vận dụng ma trận SWOT để xây dựng các phương án chiến lược

3.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường

3.3.2 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường

3.3.2.1 Định hướng thị trường của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang 3.3.2.2 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 3.3.2.3 Định vị sản phẩm

3.3.3 Xây dựng chiến lược Marketing Mix phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang

3.3.3.1 Chiến lược sản phẩm 3.3.3.2 Chiến lược giá cả

Trang 5

3.3.3.3 Chiến lược phân phối 3.3.3.4 Chiến lược chiêu thị 3.4 Các giải pháp hỗ trợ

34.1 Đầu tư xây dựng cơ sở du lịch

3.4.2 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch

3.4.3 Giải pháp về nguồn vốn

3.4.4 Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an tòan trong du lịch 3.4.5 Kế họach phối hợp liên ngành, liên vùng

3.5 Kiến nghị

3.5.1 Quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch

3.5.2 Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh nhà

3.5.3 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục lòng mến khách của người dân

Kết luận chương 3 Kết luận

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiền Giang nằm phía Bắc sông Tiền, là tỉnh có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với 32 km bờ biển Tiền Giang được chia thành ba vùng rõ rệt là tiềm năng cho phát triển du lịch: vùng cây trái ven sông Tiền với những vườn cây trái quanh năm bốn mùa, những kênh rạch chằng chịt, mênh mông sông nước; vùng sinh thái ngập mặn biển Tân Thành và vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước Là cái nôi của ca nhạc tài tử, những sự kiện lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, Giồng Dứa - Aáp Bắc, là quê hương của Trương Định, Thủ Khoa Huân Có nhiều tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tin lành; với những di tích lịch sử như lăng Trương Định, lăng Hoàng gia, chiến lũy và pháo đài, di chỉ Oác Eo Gò thành

Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, giữa tỉnh Cần Thơ và TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, đây là điểm tựa quan trọng cho việc phát triển du lịch Tiền Giang Đồng thời Tiền Giang có tiềm năng du lịch rất to lớn nhưng vẫn chưa được chú trọng khai thác So với các ngành kinh tế khác thì ngành du lịch có tỉ trọng tham gia vào GDP của tỉnh còn thấp Các sản phẩm du lịch Tiền Giang còn ở dạng thô, chưa độc đáo, chưa đa dạng, các chương trình tour du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và tài sản riêng của các hộ dân để khai thác, chưa có quy hoạch và đầu tư hợp lý Hiệu quả kinh doanh từ ngành du lịch còn thấp, việc quảng bá hình ảnh du lịch Tiền Giang chưa tạo được ấn tượng và chưa thể chủ động được nguồn khách

Từ đó đặt ra vấn đề làm sao có thể đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch cho tương xứng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thúc đẩy

phát triển du lịch và kinh tế xã hội tỉnh Do đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “

Trang 7

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và ứng dụng Marketing trong du lịch Trên cơ sở đó phân tích thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing vào du lịch và khảo sát nhu cầu của du khách Từ đó đề xuất những giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang

3 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch tại Tiền Giang, ứng dụng Marketing trong du lịch Tiền Giang và du khách

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian được giới hạn trên địa bàn tỉnh, có xem xét với các quan hệ với sự phát triển của ngành trong phạm vi cả nước và khu vực

Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu thống kê hoạt động của ngành du lịch Tiền Giang từ năm 2000 đến năm 2004

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những đánh giá của du khách nhằm đưa ra giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tiền Giang

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích thống kê, khảo sát thực tế (du khách ) và dựa trên quan điểm, chính sách phát triển của Đảng và địa phương

6 Bố cục của đề tài

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing du lịch

Chương 2: Du lịch Tiền Giang - Thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing

Trang 8

Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH

1.1 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch 1.1.1 Khái niệm về du lịch

Trong những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới

Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “ Du

lịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hòa bình và nơi họ đến không phải là nơi họ làm việc”

Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội mới ban hành vào tháng

6/2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006: “ Du lịch là một trong những hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch có tính chất vô cùng đặc biệt Vì vậy ứng dụng Marketing vào du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Vậy sản phẩm du lịch là gì? Nó có những đặc tính gì?

Khái niệm về sản phẩm du lịch

Theo luật du lịch ngày 14/6/2005: “ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Trang 9

Những đặc tính địa lý (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên….) cũng như hạ tầng cơ sở (khách sạn, nhà hàng, đường bay….) bản thân chúng không phải là một sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch trong những tình trạng nào đó

Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm như sau: “ Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”

Đặc tính của sản phẩm du lịch

Một sản phẩm du lịch thường có 4 đặc tính sau:

- Tính vô hình: khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm, ngửi, cảm giác hay nghe thấy trước khi mua Do tính chất vô hình của dịch vụ và sản phẩm du lịch thường ở quá xa khách hàng nên người mua thường phải mất một khoảng thời gian khá dài kể từ ngày mua sản phẩm cho đến khi sử dụng Do vậy, Marketing rất cần thiết để cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm du lịch

- Tính bất khả phân: có nghĩa rằng khách hàng là một phần của sản phẩm Thật vậy, không riêng gì người cung cấp dịch vụ mà cả khách hàng cũng góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm Như vậy, nhờ tính chất bất khả phân, đòi hỏi người quản lý trong du lịch phải đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhân viên lẫn khách hàng

- Tính khả biến: dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tuỳ thuộc vào phần lớn những người cung cấp và khi nào, ở đâu chúng được cung cấp

- Tính dễ phân huỷ: dịch vụ không thể tồn kho, nghĩa là sản phẩm dịch vụ không thể để dành cho ngày mai Dịch vụ không bán được ngày hôm nay, không thể bán cho ngày hôm sau

Trang 10

Chính vì những đặc tính trên của sản phẩm du lịch, cần thiết phải vận dụng marketing vào du lịch mới có thể phục vụ tốt nhất du khách

1.2 Marketing du lịch 1.2.1 Khái niệm:

Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “

Marketing du lịch là tập hợp những phương pháp và kỹ thuật hình thành bởi một trạng thái tinh thần đặc biệt và có phương pháp trong khi nghiên cứu và phân tích để tổ chức quản lý và đề ra các chính sách nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách đến mức tối đa theo những điều kiện về tâm lý xã hội của họ kể cả nhu cầu của những người dân tiếp đón và đảm bảo những khả năng về tài chính của các tổ chức du lịch, hiệp hội du lịch”

Một khái niệm khác cũng được nhắc đến, đó là: “ Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức”

1.2.2 Sự cần thiết của Marketing du lịch

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, nên đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hóa, và đặc biệt sản phẩm thường ở xa và không thể có sự lưu chuyển trực tiếp tới khách du lịch Và bản chất của Marketing là phát hiện ra các nhu cầu và tìm cách thỏa mãn chúng để đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Trong kinh doanh du lịch, ứng dụng marketing cần thiết để tìm hiểu những nhu cầu của du khách và nghệ thuật đáp ứng để kinh doanh có hiệu quả

Trang 11

1.3 Phân tích môi trường Marketing

Để thành công trong kinh doanh, một trong những điều kiện tiên quyết đối với các nhà quản lý là cần hiểu điều kiện và môi trường hoạt động của doanh nghiệp mình

Môi trường hoạt động của tổ chức có thể chia thành 3 mức độ: môi trường vĩ mô (hay còn gọi là môi trường tổng quát), môi trường vi mô (hay còn gọi là môi tường đặc thù) và môi trường bên trong (môi trường nội bộ)

1.3.1 Môi trường vĩ mô

Những tác động của môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố bên ngoài phạm vi doanh nghiệp nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được mà chỉ có thể tận dụng nó nếu là cơ hội và né tránh nếu là những nguy cơ Môi tường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau:

Kinh tế: phản ảnh sự phát triển, thu nhập nền kinh tế của một nước và điều kiện

kinh tế được xem là một trong những nhân tố tác động mạnh đến thị trường Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bao gồm tổng thu nhập quốc dân GDP và thu nhập quốc dân trên đầu người, lạm phát, mức độ tiêu dùng, lãi suất, thay đổi tỷ giá, chính sách tài chính tiền tệ, mức độ thất nghiệp,…

Văn hóa : môi trường văn hoá của xã hội thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính

cách và giá trị của các cá nhân trong xã hội và điều này tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân Do đó các doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề: sự pha trộn của các nên văn hóa, sự thay đổi dân cư giữa các vùng, số lượng phụ nữ việc làm tăng lên, nhận thức về vệ sinh sức khỏe được nâng cao, sự tăng lên của các tiêu chuẩn về giáo dục, phong trào bảo vệ môi trường thiên nhiên

Chính trị – pháp luật:

Các yếu tố về luật pháp nói chung như: hiếp pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản luật pháp, các chính sách nhà nước liên quan đến doanh nghiệp, quy định

Trang 12

hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình và tạo môi trường công bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cần phải nắm bắt và thực thi theo đúng pháp luật

Các yếu tố về chính trị: sự ổn định về chính trị, thể chế, quan hệ chính trị với các nước và tổ chức quốc tế, vấn đề về chính quyền, có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp

Kỹ thuật công nghệ: Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ

thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các ngành công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp Các yếu tố về về kỹ thuật công nghệ bao gồm: tiến bộ sinh học, đồ gia dụng điện tử ngày càng hiện đại, tự động hóa, mạng máy vi tính Trong hoạt động du lịch, những tiến bộ trong công nghệ máy tính sẽ giúp cho du khách thuận lợi trong việc đặt vé, tìm hiểu về các hoạt động du lịch của các vùng các quốc gia,…

Tự nhiên: Những yếu tố về tự nhiên tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách Những

yếu tố về tự nhiên bao gồm phong cảnh, núi non, dốc đá, hệ động vật và thực vật, bãi biển,thời tiết, khí hậu,…Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường, phá huỷ môi trường tự nhiên trong quá trình khai thác du lịch đảm bảo cho cho việc phát triển du lịch bền vững

Dân số: Khi nghiên cứu môi trường dân số các nhà Marketing thường quan tâm

đến các tiêu thức sau:qui mô dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số, cơ cấu dân cư: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, là nguồn gốc của cơ cấu tiêu dùng và nhu cầu du lịch

Trang 13

1.3.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô chứa đựng những yếu tố tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Môi trường này bao gồm các yếu tố sau: khách hàng, những nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, trung gian, công chúng

Đối thủ cạnh tranh: Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều phải đối đầu

với các đối thủ cạnh tranh Micheal Porter đã đưa ra 5 thế lực cơ bản trong môi trường cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp

Sự thâm nhập thị trường các doanh nghiệp: các doanh nghiệp mới thâm

nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường tới các nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mãi

Thế lực (sức ép) của các nhà cung cấp: các nhà cung cấp có thể tác động

đến tương lai và lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng và của ngành công nghiệp nói chung Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để đạt được lợi nhuận cao hơn

Thế lực của người mua

Người mua có thể sử dụng những biệp pháp như ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn

Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ

ngày càng tăng, thể hiện ở những cuộc cạnh tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm liên tục được tung ra

Khả năng của các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có

Khách hàng: là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Mỗi khách hàng có động cơ,

hành vi, thái độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp đáp ứng

nhu cầu của họ khác nhau

Trang 14

Các nhà cung ứng: Những công ty bao giờ cũng liên kết với những nhà cung cấp

để được cung cấp những tài nguyên khác nhau như nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn, vốn Các nhà cung cấp có thể gây một một áp lực mạnh trong họat động của một doanh nghiệp Cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những người cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường

Các trung gian : Đó là các đơn vị, cá nhân giúp cho công ty trong việc xúc tiến,

bán hàng và phân phối hàng hóa và dịch vụ đến với khách hàng Họ là những người trung gian, những đơn vị phân phối, những công ty dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính

Nhóm công chúng: Theo Philip Kotler, các nhóm công chúng có thể chia làm 7

loại: giới tài chính, các tổ chức truyền thông đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng trực tiếp, quần chúng địa phương, quần chúng nói chung, cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần tranh thủ tình cảm của công chúng dành cho sản phẩm công ty sẽ tăng lợi thế của công ty trên thị

trường

1.3.3 Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp

Phân tích môi trường nội bộ nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của mình, trên cơ sở đó để đưa ra những biện pháp nhằm giảm bớt những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh để đạt lợi thế tối đa Các nguồn lực chủ yếu để doanh nghiệp tồn tại bao gồm tiền vốn, con người, cơ sở vật chất, marketing

Nguồn nhân lực: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay

thất bại của một doanh nghiệp Những giải pháp có đúng đắn như thế nào cũng không mang lại hiệu quả khi không có những con người làm việc có hiệu quả Nguồn nhân lực bao gồm: những nhà quản lý du lịch, những người hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch

Trang 15

Cơ sở vật chất: tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ du khách tốt hơn, tạo tâm lý

an tâm và thoải mái cho du khách Cơ sở vật chất trong ngành du lịch bao gồm: phương tiện vận chuyển du khách, cơ sở lưu trú và ăn uống,…

1.4 Những hoạt động Marketing du lịch

Ngày nay du lịch đang phát triển rất mạnh, nhu cầu du lịch khá đa dạng Hoạt động Marketing tiến hành từ việc nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu và đề ra chiến lược Marketing Mix để đạt được những mục tiêu Marketing

1.4.1 Nghiên cứu Marketing

1.4.1.1 Khái niệm:

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Nghiên cứu Marketing là một quá trình thu thập, ghi chép, phân tích và xử lý các thông tin thị trường về những vấn đề có liên quan đến hoạt động Markeing”

1.4.4.2 Phương pháp nghiên cứu :

- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu thị trường thông qua những công trình nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thông kê….Đây là phương pháp ít tốn kém song đôi khi lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp không cao

- Điều tra trực tiếp du khách có thể nắm bắt nhu cầu của du khách song rất tốn kém chi phí

1.4.2 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm 1.4.2.1 Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là phân chia một thị trường lớn không đồng nhất thành từng nhóm người mua có nhu cầu và đặc điểm tương đối giống nhau Có thể phân khúc thị trường du khách dựatrên những tiêu thức sau:

Trang 16

Địa lý: đây là cơ sở phân khúc khá phổ biến trong ngành du lịch vì sự khác

biệt về nhu cầu thường gắn với yếu tố địa lý Các yếu tố địa lý về bao gồm: miền, qui mô và vị trí của thành phố, nơi cư trú, khí hậu,…

Nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc,… Tâm lý: lối sống, cá tính,…

Hành vi của khách hàng: Lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, mức độ trung thành,…

1.4.2.2 Thị trường mục tiêu là một khúc thị trường được một doanh nghiệp lựa

chọn cho những nỗ lực Marketing của mình

Như vậy, phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu giúp cho nhà sản xuất có thể tập trung việc sản xuất của mình để thỏa mãn tối đa nhu cầu từng nhóm khách hàng tương đối đồng nhất trên cùng một thị trường

1.4.2.3 Định vị sản phẩm là tạo dựng và xác lập hình ảnh về sản phẩm và ấn

tượng của doanh nghiệp một cách duy nhất trong tâm trí của khách hàng mục tiêu Để định vị sản phẩm người ta thường sử dụng công cụ là tạo sự khác biệt Các công cụ để tạo sự khác biệt: sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ, nhân viên,…

1.4.3 Chiến lược Marketing mix trong du lịch

Có nhiều quan niệm khác nhau về Marketing Mix trong du lịch: 4P, 4P+3C, 8P Các nhà quản trị Marketing du lịch thường sử dụng mô hình Marketing Mix 8P để đạt được những mục tiêu trên thị trường mục tiêu Mô hình 8P bao gồm bốn thành phần chính của Marketing: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị), trong du lịch còn đề cập thêm 4P đó là People (Con người), Packaging (Bao trọn gói), Partnersship (đối tác), Programming (Chương trình du lịch) Trong phạm vi luận văn này, tôi sẽ phân tích Maketing Mix theo bốn thành phần chính của Marketing

Trang 17

1.4.3.1 Chiến lược sản phẩm

Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch

Những yếu tố cấu thành cơ bản:

- Tài nguyên thiên nhiên: phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc đá, đèo, hệ thống động vật và thực vật, bãi biển, hải cảng

- Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: vùng khảo cổ, kiến trúc truyền thống, nghề thủ công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ lạt, nghi thức, phong tục, múa hát

- Nơi giải trí: công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội, nơi chơi ski - Các tiện nghi du lịch: chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm, trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ

- Khí hậu

- Các tài nguyên thiên nhiên khác

- Hấp dẫn tâm lý: mỹ quan, thái độ hài lòng

1.4.3.2 Chiến lược giá cả

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá

- Nhân tố bên trong: Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến việc xây dựng giá liên quan đến các yếu tố đầu vào, và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội

Trang 18

vi Những nhân tố này mang tính cách chủ quan thuộc về những mục tiêu của công ty, chi phí, cách thức xác định giá để giảm thiểu rủi ro

- Nhân tố bên ngoài: mang tính cách khách quan, chịu ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh và tính chất thời vụ của mùa du lịch

Các phương pháp định giá

- Định giá dựa vào chi phí: phương pháp định giá này hướng vào mục tiêu chi

phí và lợi nhuận của tổ chức Theo đó người ta cộng mức lời tiêu chuẩn vào phí tổn của một sản phẩm

- Định giá theo thị trường:

+ Định giá thâm nhập thị trường: Theo cách này, ngay từ ban đầu tổ chức đã định giá sản phẩm mới của mình tương đối thấp nhằm thu hút được một lượng khách mua lớn và chiếm được một thị phần lớn Để sử dụng thành công chiến lược định giá này cần có điều kiện sau đây:

Thị trường rất nhạy bén với giá và giá thấp sẽ kích thích sức tăng trưởng của thị trường

Các chi phí về sản xuất và phân phối sẽ giảm theo cùng mức kinh nghiệm tích lũy Giá thấp sẽ giải trừ được sự cạnh tranh

+ Định giá nhằm chắt lọc thị trường: chính sách này chủ trương xác định một mức giá cao nhất cho các sản phẩm mới nhằm đạt lợi nhuận cao để bù đắp cho thị trường hạn chế Chính sách hớt váng sữa có thể áp dụng một cách hiệu quả trong những điều kiện sau đây:

Một số lượng khách hàng đủ để có mức cầu hiện hành cao Dung lượng thị trường nhỏ không đủ để thu hút cạnh tranh Giá cao gây ra ấn tượng là một sản phẩm hảo hạng

+ Định giá theo thời giá: Định giá chủ yếu dựa vào giá của các đối thủ cạnh tranh mà ít chú trọng vào phí tổn hoặc số cầu riêng của mình

Trang 19

- Định giá dựa trên người mua: là cách định giá dựa trên sự cảm nhận về giá trị

của người mua Giá được đề ra là đạt được cái giá trị cảm nhận của khách hàng

- Định giá tâm lý:

+ Giá chỉ báo chất lượng: giá cao làm cho ngươiø mua cảm nhận sản phẩm có chất lượng cao

+ Giá có số lẻ: Thay vì làm tròn, các doanh nghiệp thường đưa ra giá có số lẻ ở sau hoặc dưới con số tròn làm cho người mua có tâm lý là giá rẻ

- Định giá theo thời vụ: Ứng với mỗi thời vụ có một mức giá khác nhau ứng với

nhu cầu theo từng thời điểm trong năm

Phương pháp ấn định giá tour:

Không có một nguyên tắc nào gọi là nguyên tắc chuẩn để tính giá thành khi ấn định giá tour Tuy nhiên khi tính giá tour, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:

- Dựa vào những con số ròng, không phải con số gộp để tránh tính lãi ròng hai lần, tránh đội giá lên cao làm khó bán sản phẩm Giá ròng khác giá thành, giá gộp

Giá ròng = Giá gộp - % hoa hồng cho các đại lý

- Dựa vào con số khách đăng ký ít nhất chứ không phải nhiều nhất - Phần lớn thu nhập từ khoản bổ sung chứ không phải từ tiền hoa hồng Giá bán tour = Giá thành + khoản bổ sung

Khoản bổ sung từ 10 đến 40% Nếu tour độc đáo, không có đối thủ cạnh tranh thì giá bổ sung sẽ cao

- Khi tính giá tour, người ta thường dựa vào phương pháp phân tích điểm hoà vốn bằng cách tính định phí và biến phí

+ Biến phí tăng theo số lượng khách trong đoàn Biến phí tour gồm có: khách sạn, thuế và dịch vụ phí, ăn uống, tiền tip, dịch vụ tham gia, chi phí vận chuyển

+ Định phí không tăng theo số lượng khách, bao gồm: lương trả cho nhân viên, phí thiết kế tour, chi phí quảng cáo,…

Trang 20

Sau khi tính được định phí và biến phí, cộng tất cả để có giá thành, từ đó, tuỳ từng trường hợp muốn có một khoản lời bao nhiêu đó sẽ cộng thêm giá thành với một khoản bổ sung từ 10 – 40% để có giá tour cho mỗi khách

1.4.3.3 Chiến lược phân phối

Mục đích của phân phối trong du lịch là thiết lập mối liên hệ giữa cung và cầu, giữa các tổ chức du lịch và khách du lịch, đưa sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng và đưa khách hàng đến với sản phẩm

Hệ thống kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đơn vị cung ứng hay các cá nhân để hoạt động những việc thuộc lĩnh vực của mình hoặc của những đơn vị khác nhằm đưa khách hàng đến với sản phẩm hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng

Giữa nhà cung ứng và khách du lịch khi giao dịch với nhau có thể thông qua kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp

Tổ chức và hoạt động của hệ thống phân phối du lịch

Trong hệ thống phân phối du lịch, có 3 kênh phân phối chính: - Công ty du lịch trọn gói

- Các văn phòng du lịch hay đại lý du lịch - Các công ty chuyên biệt

1.4.3.4 Chiến lược chiêu thị

Theo luật du lịch ngày 14/6/2005: “ Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên

truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.” Các hình thức chiêu thị:

- Quảng cáo trong du lịch nhằm mục đích: mở rộng vùng ảnh hưởng, thu hút

du khách, thu hút khách hàng mới tại địa phương, giới thiệu đặc sản mới, sản phẩm mới, lôi cuốn khách hàng quen trở lại, tạo danh tiếng cho nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch, lôi cuốn sự chú ý, lưu giữ sự chú ý một lúc để kích động nhu cầu, ham muốn, thông báo về đặc tính của nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch

Trong xu hướng bùng nổ thông tin như hiện nay, Internet trở thành phương tiện quảng cáo hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm du lịch đến với khách hàng

- Bán hàng cá nhân: là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thông tin, thuyết

phục khách hànng tiềm năng mua sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 21

- Khuyến mãi: là những hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp nhằm kích

thích khách hàng mua hàng và làm tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng Theo điều 181 của Luật Thương mại Việt Nam, các hình thức khuyến mãi bao gồm: tặng hàng mẫu, tặng miển phí hàng hóa, dịch vụ, bán giá thấp hơn, dự thi trúng thưởng,

- Quan hệ công chúng: là những hoạt động nhằm tạo những ấn tượng tốt đẹp của sản phẩm trong lòng công chúng

+ Quan hệ đối nội là quan hệ giữa nhân viên các ban ngành trong một tổ chức và khách hàng của tổ chức

+ Quan hệ đối ngọai: Đây là giao tế, tiếp xúc với bên ngoài như khách hàng, công chúng trong địa phương, báo chí, chính quyền và các tổ chức bạn

Bốn thành phần trên được sử dụng song song, kết hợp, nhưng tuỳ điều kiện cụ thể của thị trường từng lúc, từng nơi mà có thể chú trọng hơn một số thành

phần nào đó để đạt được hiệu quả tối ưu trên thị trường mục tiêu KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới Sản phẩm du lịch có những đặc tính vô cùng đặc biệt nên Marketing rất cần thiết trong lĩnh vực du lịch Trong chương 1, đề tài trình bày những vấn đề về sản phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, Markeking du lịch và sự cần thiết của Marketing du lịch, các tác động của môi trường đến du lịch Các hoạt động trong markeing du lịch như: nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược Marketing Mix Trên cơ sở lý luận đó, đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing trong du lịch Tiền Giang ở chương 2

Trang 22

Chương2: DU LỊCH TIỀN GIANG – THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ ỨNG DỤNG MARKETING

2.1 Khái quát du lịch Việt Nam

Từ năm 1990 đến nay, số lượt khách du lịch nước ta, cả du khách quốc tế

lẫn du khách nội địa không ngừng tăng lên (Bảng 2.1), các sản phẩm du lịch đã

từng bước được các công ty du lịch đầu tư ngày càng tốt hơn, có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho việc phát triển, thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước, Ngoài ra, cũng có những thành công trong việc hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực đông Nam Á

Trong năm 2003 và đầu năm 2004, du lịch Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức, ngành du lịch Việt Nam đã rơi vào tình trạng ngưng trệ do sự tác động của những yếu tố khách quan như: chiến tranh Iraq, sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu (vẫn chưa hồi phục kể từ khi nước Mỹ bị tấn công), đặc biệt là viêm đường hô hấp cấp SARS và gần đây là dịch cúm gà, Những yếu tố trên đã khiến cho ngành du lịch bị thiệt hại đáng kể Cụ thể, theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2003 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.4 triệu lượt, giảm 200 lượt và bằng 84,6% so với năm 2002, khách nội địa bằng năm 2002 (13 triệu lượt khách), thu nhập du lịch đạt 23.000 tỉ đồng

Theo ước tính, trong 6 tháng đầu năm 2005, Việt Nam đã đón 1,7 triệu du khách quốc tế, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái Số du khách từ Trung Quốc tăng 5,7% đạt 405.900 người Trung Quốc vẫn là nước có đông du khách đến Việt Nam nhất, tiếp theo là Hoa Kỳ với 166.900 du khách và Hàn Quốc với 153.500 du khách, nhưng du khách Việt Nam chỉ đạt 220.200 người, giảm 13% Năm nay, Việt Nam hy vọng thu hút được 3,4 triệu khách quốc tế, tăng 17,2%,

Trang 23

giúp mang về cho đất nước 33 ngàn tỷ đồng (gần 2,1 tỷ USD) từ các dịch vụ liên quan đến du lịch Nhờ cải tiến trong cung cấp phục vụ và chất lượng phòng, tỉ lệ phòng thuê tính bình quân cho các khách sạn cả nước sẽ duy trì trên dưới 65% trong năm nay Khách sạn trong các trung tâm du lịch như Hà Nội, TP.HCM và Nha Trang luôn đạt mức thuê phòng trên 90%

Mới đây, Hiệp hội Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) dự đoán Việt Nam sẽ tiếp nhận hơn 3,36 triệu du khách trong năm 2005; 3,64 tiệu du khách năm 2006; 3,89 triệu du khách trong năm 2007, tức chiếm 5,87%, 5,8% và 5,75% (tương ứng với các năm) lượng du khách 10 nước đổ về Đông Nam Á Trong ba năm tới, Việt Nam sẽ đứng hàng thứ 5 về sức hấp dẫn du khách sau Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia Nhưng nhiều nhà quan sát thấy triển vọng cho du lịch Việt Nam tốt hơn dự báo rất nhiều nếu Việt Nam biết khai thác tốt thế mạnh của mình là lòng mến khách và sự ổn định chính trị xã hội, đồng thời tạo ra cho du khách cảm giác thoải mái khi đi mua sắm, giao tiếp trên đường phố cũng như các trọng điểm du lịch [báo công an TP HCM số 170]

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-2004

(Đvt: Lượt khách)

250.000 300.000 440.000 669.862 1.018.244 1.351.296 1.607.155 1.715.637

Trang 24

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang 2.2.1 Vị trí, điều kiện tự nhiên, khí hậu, dân số Vị trí, điều kiện tự nhiên:

Tiền Giang nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Long An, một phần Đông Bắc tiếp giáp huyện Cần Giờ (TP.HCM), phía Nam tiếp giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đông là vùng biển Đông với 32 km bờ biển Diện tích toàn tỉnh là 2.366,63 km2

Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, giữa tỉnh cần Thơ và TP Hồ Chí Minh Chỉ cách TP Hồ Chí Minh 70 km, đây là trung tâm kinh tế của cả nước, là hạt nhân phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam TP Hồ Chí Minh sẽ có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang, đồng thời là điểm tựa tốt cho sự phát triển kinh tế du lịch Tiền Giang

Khí hậu:

Tiền Giang nằm trong vùng nhiệt đới điển hình, chỉ có mùa khô và mùa mưa nên nhiệt độ cao và ổn định trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm là 26.80C

Số giờ nắng các trong năm 2.534,3 giờ (Khoảng 249,5 giờ/ tháng)

Lượng mưa hằng năm khoảng 2.349,5 mm ( từ tháng 1 đến 4: không mưa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10)

Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 85,3%

Mực nước cao nhất sông Tiền là 161 cm, những tháng có lũ từ tháng 8 đến tháng 11

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2004)

Trang 25

2.2.2 Tài nguyên du lịch [phụ lục 1]

Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang nét đặc trưng của nền văn minh sông sông nước Nam bộ Đó là những thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử Cảnh quan Tiền Giang chia thành 3 vùng: vùng cây trái ven sông Tiền với những loại cây trái nổi tiếng như mận hồng đào Trung Lương, vú sữa Vĩnh Kim, xoài cát, cam sành, ổi xá lị Cái Bè, vùng Đồng Tháp Mười với nguồn sản vật chính là lúa, khóm và vùng biển Gò Công với tôm cá đủ loại

Trên mảnh đất Tiền Giang, có địa danh Gò Thành nằm trong di chỉ khảo cổ Oùc Eo cách đây 20 thế kỷ, có các di tích của nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhân vật lịch sử và các chiến tích lẫy lừng vì sự nghiệp bảo vệ đất nước Ở đây cũng là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài….Chính vì vậy, Tiền Giang rất phong phú về cảnh quan với những lăng mộ, đển chùa, đình miếu, nhà thờ, thánh thất có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn hóa như : lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, đền thờ Thủ Khoa Huân, các chùa Bửu Lâm, Vĩnh Tràng, các đình Tân Lý, Long Trung, Đồng Thạnh cùng với nhiều điểm du lịch mới được tôn tạo như vườn cây ăn trái ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Cổ Lịch, trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái đồng Tháp Mười, sinh thái biển Gò Công…

Trang 26

2.3 Thực trạng kinh doanh du lịch Tiền Giang 2.3.1 Số lượng khách du lịch

Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004

ĐVT: lượt

bình quân Chỉ tiêu

2000 2001 2002 2003 2004 1 Lượng khách 323.053 378.135 439.308 377.386 429.431 9.56% - Quốc tế 143.655 191.359 258.773 203.482 240.713 14.96% - Nội địa 179.398 186.776 180.535 173.904 188.718 1,02% a Khách lữ hành 279.278 337.317 397.182 307.360 332.221 7,41% - Quốc tế 338.890 186.920 252.539 186.445 206.554 12,61% - Nội địa 140.388 150.397 144.643 120.915 125.667 1,02% b Khách lưu trú 43.775 40.818 42.126 53.823 67.024 11,81% - Quốc tế 4.765 4.439 6.234 4.500 6.246 6,41% - Nội địa 39.010 36.397 35.892 49.323 60.778 12,4%

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang

Giai đoạn 2000 - 2004 lượt khách du lịch không ngừng tăng lên, từ 223.053 lượt khách năm 2000 đã tăng lên 429.431 lượt khách vào năm 2004, trong đó có 240.713 khách quốc tế chiếm 56,04% tổng lượng khách đến Tiền Giang (Bảng 2.2) Đến năm 2005 dự kiến đón 510.000 lượt khách, trong đó 288.400 lượt khách quốc tế , tốc độ bình quân giai đoạn này chỉ đạt bình quân 9,6%/năm

Trang 27

2.3.1.1 Về cơ cấu nguồn khách Khách du lịch quốc tế

Bảng 2.3: Số lượng nguồn khách quốc tế năm 2004

5 Đài Loan, Uùc, Mỹ, Đức, New Zeland,… 103.188 42.87

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang

Đến năm 2004 thì khách du lịch quốc tế đến Tiền Giang tăng nhanh và tỉ lệ dẫn đầu vẫn là khách Nhật 70.997 lượt ( chiếm 29,49%), Hàn Quốc 24.218 (10,06%), Pháp 22.802 (9,48%), Anh 19.509 (8.1%), còn lại là các nước khác: Đài Loan, Uùc, mỹ, Đức, New Zeland ,

Điều đáng chú ý là là hằng năm từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa ít khách, từ tháng 9 đến tháng 4 là mùa du lịch, khách đến đông Đa số khách quốc tế đến Tiền Giang lần đầu tiên ( khoảng 90%) Lượng du khách đến lần thứ hai (khoảng 10%), chủ yếu là nhóm khách Châu Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) và một ít thuộc nhóm Châu Aâu làm việc tại TP.Hồ Chí Minh

Khách du lịch trong nước

Ngược lại với khách quốc tế, khách du lịch nội địa có tăng nhưng xu hướng chậm lại, đến năm 2004 chỉ đón 188.718 lượt khách giảm 43.282 lượt khách Tình hình khách trong nước đến Tiền Giang tăng chậm, lượng khách đến lần đầu tiên chiếm khoảng 80% và lần thứ hai 20%, điều này cho thấy các khu du lịch chưa được đầu tư đúng mức, các sản phẩm du lịch chưa mang nét đặc trưng, riêng biệt để thu hút khách

Trang 28

2.3.1.2 Thời gian lưu trú của khách

Do chương trình tour chủ yếu theo chương trình sắp xếp của các đơn vị kinh doanh lữ hành TP Hồ Chí Minh, thời gian tham quan ngắn nên thời gian lưu trú còn thấp, chỉ có khách đi lẻ và ba lô lưu trú Bình quân trong 5 năm 1995-2000 tỉ lệ khách lưu lại qua đêm chỉ bằng 6,3% tổng số khách đến Tiền Giang, ngày khách bình quân là 1,4 ngày/người Sang giai đoạn 2001-2004, ngày khách lưu trú bình quân đạt 1,7 ngày/ người dối với khách quốc tế và 1,3 ngày/ người đối với khách nội địa, tỉ trọng chỉ đạt 15% trên tổng lượt khách

Mục đích chuyến đi của khách chủ yếu là tham quan nghỉ ngơi Chính mục đích du lịch sẽ có ảnh hưởng lớn đến thời gian lưu trú và chi tiêu của khách.Vả lại, Tiền Giang rất gần TP.Hồ Chí Minh, mà không có các hoạt động đặc trưng để có thể thu hút, lôi kéo khách du lịch nên họ thường đi và về trong ngày Hầu hết lượng khách đến Tiền Giang là do các công ty lữ hành tại TP Hồ Chí Minh đưa đến theo chương trình đã hợp đồng, nên lượng khách này không lưu lại qua đêm

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang

Trang 29

Về cơ cấu chi tiêu của khách: doanh thu trong giai đoạn 2000 -2004 có

tăng lên nhưng cơ cấu chi tiêu cao nhất cho khách tham quan du lịch cũng chỉ đạt 28,27% , ăn uống 56,95% và lưu trú tăng lên 11,13%, còn lại là mua sắm và các dịch vụ khác 3.48% Với cơ cấu này cho thấy du khách chủ yếu được đưa đến Tiền Giang qua các công ty lữ hành tại TP.HCM với chương trình mua sẵn và ăn uống được đặt trước nên mức thu về tham quan và ăn uống có tỉ trọng cao Các dịch vụ bổ sung và hàng lưu niệm cũng chưa kích thích mạnh nhu cầu chi tiêu của khách, đồng thời cơ sở lưu trú với chất lượng thấp không hấp dẫn cho khách lưu lại, nên tỉ trọng còn thấp tốc độ tăng chưa cao

2.3.3 Cơ sở du lịch 2.3.3.1 Cơ sở hạ tầng - Giao thông:

Đến nay, Tiền Giang đã có một hệ thống giao thông thủy bộ khá hoàn chỉnh đảm bảo lưu thông đến mọi địa bàn trong tỉnh

Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ có tổng chiều dài trên 5.045 km, mật độ bình quân là 2,130 km/km2

Đường sông: Mạng lưới giao thông thủy trên địa bàn có nhiều ưu thế, mật độ khá nhiều và địa bàn trung chuyển từ các tỉnh miền tây đi TP Hồ Chí Minh qua tuyến sông như sông Tiền, kinh Chợ Gạo, sông Xoài Rạp và nhiều tuyến sông, kinh liên tỉnh

Cảng Mỹ Tho: gồm cầu tàu 3000 tấn, bến xà lan dài 135 m có khả năng cho phương tiện thủy cập bến từ 500 đến 750 tấn, một kho kín 1.440 km2, bãi chứa hàng 2.550 m2, 4 cẩu hàng có sức nâng từ 5 đến 45 tấn Bình quân hàng hóa thông qua cảng đến nay đạt khoảng 180-250 ngàn tấn

Tiền Giang đang thực hiện dự án bến tàu du lịch TP Mỹ Tho là điểm dừng đầu tiên cho các tàu du lịch quốc tế trên tuyến du lịch MeKong

Trang 30

- Bưu chính viễn thông:

Từ năm 1993 đến nay, mạng lưới viễn thông Tiền Giang đã tự động hóa 100% 100% xã có máy điện thoại, toàn tỉnh có 129 phục vụ bưu chính Đội ngũ CB-CNV đều được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của ngành, thực hiện tốt vai trò chủ lực của ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh – dịch vu ï- chăm lo khách hàng, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá cước

- Điện, nước:

Hệ thống lưới điện phủ khắp toàn tỉnh với 100% số xã và 96% hộ dân có điện, ngành điện lực Tiền Giang tập trung nguồn vốn lớn để đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống đường dây, hoàn chỉnh lưới điện theo tiêu chuẩn, lắp đặt thêm và nâng cấp các trạm biến áp để tăng công suất các trạm phân phối

Hiện nay, tổng công suất cấp nước phát ra trên địa bàn tỉnh là 95.000 m3/ngày gồm nhà máy nước Mỹ Tho, nhà máy nước Bình Đức và các nhà máy nước ở các huyện Mạng lưới đường ống đã được mở rộng đến các xã ven

TP.Mỹ Tho, thị trấn các huyện với tổng độ dài 130 km 2.3.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch - Cơ sở lưu trú

Hiện nay, số khách sạn phục vụ khách du lịch là 22 với 480 phòng Mặc dù một số khách sạn có nâng cấp và đổi mới, nhưng nhìn chung chưa đạt các tiêu chuẩn yêu cầu Chỉ có phục vụ khách quốc tế bình dân (ba lô) Toàn tỉnh hiện nay chỉ có khách sạn Chương Dương đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch hạng sang

Về hiệu suất khai thác các khách sạn còn thấp Công suất phòng cho thuê bình quân năm 2000 đạt 55% (cao nhất 70% và thấp nhất 6%), đến năm 2004 công suất phòng đạt là 62,1% (cao nhất là 88% thấp nhất là 15,8%) Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí lại cao, nên hiệu quả kinh doanh khách sạn còn

Trang 31

rất hạn chế Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú, gây nhiều bất tiện cho khách

Các khách sạn của tỉnh đều tập trung tại TP.Mỹ Tho Còn lại số ít tập trung thị xã Gò Công và huyện Cái Bè

Qua đánh giá thực trang về về cơ sở lưu trú, cần thiết phải có chiến lược về kinh doanh khách sạn từ chất lượng phục vụ, tiêu chuẩn khách sạn, chiến lược quảng bá, kế hoạch xây dựng theo lãnh thổ và cả cơ chế quản lý hoạt động….nhằm đưa hoạt động kinh doanh khách sạn trong tỉnh phát triển mạnh hơn, vì khi thu hút khách du lịch lưu trú thì sẽ phát sinh các nhu cầu chi tiêu khác, sẽ tăng nguồn thu cho hoạt động kinh doanh du lịch

- Nhà hàng

Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn (thuộc công ty du lịch), Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh, nhà hàng Chương Dương Đặc biệt nhà hàng Trung Lương thu hút lượng khách quốc tế lớn nhất gần 80% số lượng khách du lịch quốc tế

Mặc dù được du khách đánh giá khá cao về chất lượng bữa ăn nhưng hiện nay vẫn chưa có nhà hàng đặc sản đúng nghĩa với những món ăn Việt Nam, đặc biệt truyền thống dân gian Nam bộ và Mỹ Tho Các tay nghề đầu bếp chưa khai thác, phát huy các món ăn dân tộc, dân dã vùng nông thôn Nam bộ

- Phương tiện vận chuyển khách du lịch

Năm 2005 đã có 194 đò du lịch lớn các loại, 2 ca-nô và 540 đò chèo, đủ sức phục vụ trên 2600 lượt khách mỗi ngày

Chất lượng đò hiện nay đảm bảo theo quy định của ngành giao thông, nhưng hình thức chưa đặc trưng, giản đơn và chỉ thực hiện trong các tuyến ngắn, chưa có tuyến lớn phục vụ du thuyền trên sông

Trang 32

2.4 Phân tích sự tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Tiền Giang

2.4.1 Các yếu tố về kinh tế

- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng và ổn định, đời sống nhân dân cải thiện, nhu cầu du lịch ngày càng tăng Liên tục trong 3 năm 2001-2003, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,1%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta duy trì ổn định với tốc độ khá cao, trung bình 9%/năm, lạm phát được kìm chế ở mức độ thấp, sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao

2.4.2 Các yếu tố về chính trị – pháp luật

- Trong những năm gần đây, tình hình khủng bố, thiên tai lại thường xảy ra ở một ở một số nước trong khu vực đã được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia,… đã làm cho một bộ phận không nhỏ khách du lịch bắt đầu chuyển hướng đến Việt Nam Việt Nam được biết đến là điểm đến an toàn nhất

- Du lịch Việt Nam là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành các nước Châu Á - Thái Bình Dương, ký kết hiệp định du lịch ASEAN tháng 11/2002, và đã ký hiệp định du lịch song phương với 12 nước trê thế giới Đây là điều kiện pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch Việt Nam

- Việt Nam đang tiến tới xoá bỏ visa với các nước trong ASEAN và một số nước khác ở Châu Á, gần đây nhất Bộ Công an đã ban hành Quy chế 849/2004/ QĐ –BCA về tổ chức và quản lý công dân Trung Quốc sử dụng giấy phép nhập, xuất cảnh vào Việt Nam tham quan du lịch, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch nắm bắt, khai thác phát triển du lịch tỉnh nhà

Trang 33

2.4.3 Các yếu tố về tự nhiên

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng (Mục 2.2.2 Tài nguyên du lịch)

- Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm xuất hiện và quay lại vào năm 2004,2005 đã đe dọa ngành du lịch trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á

2.4.4 Aùp lực từ các đối tác

- Ngành du lịch còn phụ thuộc khá nhiều vào các đơn vị du lịch cung ứng tại TP Hồ Chí Minh Đa số khách du lịch đến với Tiền Giang do các đơn vị này cung

cấp

2.4.5 Aûnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh

- Các tỉnh ĐBSCL xây dựng nhiều khu du lịch qui mô lớn đặc trưng như tỉnh An Giang, Kiên Giang và những khu du lịch đồng sinh thái với Tiền Giang khá hấp dẫn, có những sân chim, vườn cò nổi tiếng sẽ lôi cuốn khách du lịch đỗ về rất thuận lợi, vì đã có cầu Mỹ Thuận và tương lai sẽ hoàn thành cầu Cần Thơ, đường cao tốc và đường sắt đến tận Cà Mau Đặc biệt là khi cầu Rạch Miễu hoàn thành vào năm 2006, với những sản phẩm du lịch trùng lắp và chỉ cách TP Mỹ Tho khoảng 12 km, du lịch Bến Tre sẽ là đối tượng cần quan tâm

2.5 Phân tích sự ảnh hưởng môi trường nội vi đến họat động du lịch của tỉnh Tiền Giang

Trên cơ sở điều kiện vật chất kỹ thuật và cùng với việc phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang ta có thể rút ra điểm mạnh và điểm yếu của ngành như sau:

2.5.1 Cơ sở du lịch 2.5.1.1 Cơ sở hạ tầng

Trang 34

- Hệ thống giao thông, điện nước, bưu chính đảm bảo cho việc phát triển du lịch (mục 2.3.3.1)

- Tiền Giang đã xây dựng điểm dừng Mekong Res stop trong chương trình phát triển du lịch các tỉnh ĐBSCL Và đang thực hiện dự án bến tàu du lịch TP Mỹ Tho là điểm dừng đầu tiên cho các tàu du lịch quốc tế trên tuyến du lịch MeKong

- TP Mỹ Tho đã được công nhận lên TP loại II, sẽ là điều kiện để thu hút khách du lịch đến Tiền Giang nhất là khách du lịch quốc tế

- Tiền Giang chỉ cách TP.Hồ chí Minh 70 km, đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, là hạt nhân phát triển của địa bàn trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam TP Hồ Chí Minh sẽ có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế du lịch Tiền Giang Nhất là khi tuyến đường cao tốc TP Hồ chí Minh – Trung Lương và cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ nối TP.Hồ Chí Minh – thị xã Gò Công qua quốc lộ được hoàn thành

2.5.1.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch

- Cơ sở lưu trú chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách nhất là khách quốc tế

- Chưa có nhà hàng đặc sản đúng nghĩa với những món ăn Việt Nam, đặc biệt truyền thống dân gian Nam bộ và Mỹ Tho Các tay nghề đầu bếp chưa khai thác, phát huy các món ăn dân tộc, dân dã vùng nông thôn Nam bộ

2.5.2 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

- Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều,

Trang 35

nhất là ở khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

Sở Thương mại – du lịch tỉnh Tiền Giang cũng có điều tra các du khách để phục vụ cho chiến lược quy hoạch tổng thể 10 năm nên rất lâu mới điều tra, nghiên cứu du khách, chủ yếu là dựa vào các báo cáo kinh doanh của các đơn vị kinh doanh lữ hành

2.6.2 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

Việc phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức Ngành du lịch Tiền Giang chưa quan tâm đến phân khúc để lựa chọn thị trường mục tiêu, đa số du khách là do các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Tp Hồ Chí Minh đưa xuống

Trang 36

Thị trường mà ngành du lịch Tiền Giang đang phục vụ là:

- Khách du lịch các nước trong khu vực ( bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,….)

- Khách nội địa: chủ yếu TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ

2.6.3 Chiến lược Marketing Mix 2.6.3.1 Chiến lược sản phẩm

Tour du lịch

Từ ba trung tâm du lịch chính cù lao Thới Sơn, khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch Cái Bè, ngành du lịch cũng đã kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn với tham quan văn hóa lịch sử như: Chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm, bảo tàng Tiền Giang, di tích Aáp Bắc – Rạch Gầm - Xoài Mút, lăng Hoàng gia, lăng Trương Định,

Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch mà ngành du lịch Tiền Giang đã xác định các loại hình du lịch phù hợp, hiện nay những loại hình chủ yếu khai thác du lịch bao gồm:

- Du lịch sinh thái: khai thác tuyến sông, các vườn cây ăn trái dọc sông Tiền, rừng phòng hộ Gò Công, cụm biển Tân Thành - Hàng Dương

- Du lịch văn hóa: tham quan các di tích lịch sử cách mạng - văn hóa, tìm hiểu lối sống nam bộ, thưởng thức nhạc tài tử, các món ăn truyền thống, dân dã,…

- Du lịch vui chơi, giải trí, thể thao: Hiện nay còn hạn chế

Tuy nhiên các tour chủ yếu vẫn là hai tour sau: * Chương trình 1A:

- Du thuyền trên sông Tiền, tham quan cảng cá Mỹ Tho, ngắm cảnh 4 cù lao: Long, Lân, Qui, Phụng

- Tham quan khu du lịch Thới Sơn: tham quan vườn cây trái và thưởng thức 5 loại trái cây (theo mùa) vùng ĐBSCL

Trang 37

- Đi đò chèo trên rạch nhỏ ở cù lao Thới Sơn - Nghe ca nhạc tài tử Nam bộ

- Tham quan trại nuôi ong, uống trà+ rượu mật ong, ăn kẹo + mứt dừa - Tham quan lò cốm, lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở thêu tay

- Trở về Mỹ Tho bằng thuyền du lịch, kết thúc tour

* Chương trình 1B: ( các điểm tham quan như chương trình 1A + 4 điểm di

tích lịch sử văn hóa của Tiền Giang) - Tham quan Bảo tàng Tiền Giang - Tham quan chùa Vĩnh Tràng - Tham quan trại rắn Đồng Tâm

- Tham quan khu di tích Rạch Gầm - Xoài Mút

- Du thuyền trên sông Tiền, tham quan cảng cá Mỹ Tho, ngắm cảnh 4 cù lao: Long, Lân, Qui, Phụng

- Du thuyền trên sông Tiền, tham quan cảng cá Mỹ Tho, ngắm cảnh 4 cù lao: Long, Lân, Qui, Phụng

- Tham quan khu du lịch Thới Sơn: tham quan vườn cây trái và thưởng thức 5 loại trái cây (theo mùa) vùng ĐBSCL

- Đi đò chèo trên rạch nhỏ ở cù lao Thới Sơn - Nghe ca nhạc tài tử Nam bộ

- Tham quan trại nuôi ong, uống trà+ rượu mật ong, ăn kẹo + mứt dừa - Tham quan lò cốm, lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở thêu tay

- Trở về Mỹ Tho bằng thuyền du lịch, kết thúc tour

Thời gian đi về rất vội vả từ 2 đến 3 giờ đồng hồ nên khách không có thời gian thưởng thức du lịch và tìm hiểu văn hóa chỉ dừng lại ở tham quan Mặc

Trang 38

khác, các khu du lịch – tham quan – giải trí Tiền Giang cũng chưa có quy mô lớn cũng như đa dạng các loại hình vui chơi giải trí đủ để gây ấn tượng cho khách được quan tâm khai thác triệt để Hiện nay ngành du lịch Tiền Giang hầu như đón khách từ các công ty kinh doanh lữ hành tại TP Hồ Chí Minh, nên việc tổ chức đón nhận trực tiếp khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế với tour trọn gói không có, nên không chủ động được nguồn khách cho các cơ sở lưu trú vì vậy hiệu quả còn rất hạn chế

Con người

Con người là yếu tố đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển chiến sản phẩm của ngành du lịch, chính những con người phục vụ trong ngành sẽ tạo cho khách những ấn tượng về cảnh quan và con người Tiền Giang

Nguồn lao động ngành du lịch không ngừng phát triển Chỉ tính các đơn vị trực tiếp phục vụ du lịch đến năm 2000 toàn tỉnh có 1.306 người, trong đó nữ chiếm 659 người (chiếm 50,45%) thì đến năm 2005 tăng lên:1.832 người, trong đó nữ chiếm 923 người (chiếm 50,38%)

Ngành cũng đã tiến hành thống kê phân loại lao động trong ngành du lịch để có kế hoạch đưa đi đào tạo bồi dưỡng

Mở các lớp tập huấn cho hướng dẫn viên du lịch các chuyên đề về “Văn hóa – Xã hội, các di tích lịch sử Tiền Giang và công tác đảm bảo an ninh trong du lịch

Du khách đánh giá khá cao về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Tuy nhiên, khoảng 45,23% khách quốc tế cho rằng đội ngũ hướng dẫn viên vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách Nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ còn nhiều hạn chế Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 39

Con người Tiền Giang mang nét đặc trưng của miền sông nước Nam bộ nên rất chân thật và mến khách Tuy nhiên cũng có một bộ phận buôn bán và cò du lịch hay lôi kéo khách nhất là khách quốc tế, điều này tạo ra tâm lý e ngại và ấn tượng không tốt cho du khách

2.6.3.2 Chiến lược giá cả

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đều xây dựng chiến lược giá cả dựa trên chi phí, có quan tâm giá của các đối thủ cạnh tranh, giá đòi hỏi của các đối tác nhưng làm sao vẫn phải bù đắp được các chi phí bỏ ra

Bên cạnh đó, Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang định kỳ họp các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn TP Mỹ Tho để thống nhất xây dựng lại chương trình và giá tour du lịch trên cơ cở của các đơn vị đưa ra để làm cơ sở hiệp thương

Qua so sánh nội dung các chương trình và mức giá tour của các đơn vị du lịch đã đăng ký, Sở thương mại - Du lịch và Sở Tài chính tập hợp và thống nhất chương trình chuẩn và giá tối thiểu tour du lịch trên địa bàn TP Mỹ Tho

Việc thống nhất giá chuẩn chương trình tour là cần thiết để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đảm bảo chất lượng phục vụ du khách nhưng phải phù hợp bởi vì nếu giá cao quá khách sẽ chuyển hướng đi sang Bến Tre hoặc các tỉnh khác

Các đơn vị xây dựng giá tour cho các chương trình cụ thể nhưng không được hơn giá tối thiểu và nội dung chương trình chuẩn, nếu đơn vị nào vi phạm đề nghị xử lý theo quy định về giá

Nội dung chương trình chuẩn:

- Thời gian: 3 giờ (trong ngày)

- Nội dung chương trình: 2 chương trình chuẩn

Trang 40

+ Chương trình 1A: + Chương trình 1B

Giá tối thiểu tour du lịch bao gồm: Phí hướng dẫn, đi đò máy, đò chèo, ăn

5 loại trái cây, uống trà mật ong, nghe nhạc tài tử, phí bảo hiểm, thuế VAT

Bảng 2.5: Bảng giá các chương trình chuẩn

ĐVT: 1.000 đồng/người Khách quốc tế Khách nội địa và việt kiều Loại khách

Đoàn khách trình 1A Chương trình 1B Chương Chương trình 1A Chương trình 1B

Giá tour du lịch các chương trình khác:

Các đơn vị tự xây dựng chương trình cụ thể theo nguyên tắc:

- Về nội dung chương trình: không được ít hơn nội dung chương trình chuẩn 1A,1B

- Về đơn giá: không được dưới giá tour tối thiếu đã hiệp thương thống nhất như trên

- Về nội dung phục vụ: đảm bảo phục vụ tốt theo đúng hướng, đủ các nội dung phục vụ theo nội dung chuẩn

Giá tour cho khách du lịch ba - lô: khách du lịch Ba lô là khách du lịch nước ngoài mua vé tour tại các đơn vị kinh doanh lữ hành ở Việt Nam

Mức thu tối thiểu 13.000 đồng/ người cho chi phí đò (bao gồm phí bảo hiểm, thuế VAT), các dịch vụ khác được tính thêm yêu cầu của khách

2.6.3.3 Chiến lược phân phối

Hiện nay ngành du du lịch Tiền Giang sử dụng cả hai hình thức phân phối:

Phân phối trực tiếp:

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-2004 - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.1 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-2004 (Trang 23)
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004 - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004 (Trang 26)
Bảng 2.3: Số lượng nguồn khách quốc tế năm 2004 - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.3 Số lượng nguồn khách quốc tế năm 2004 (Trang 27)
Bảng 2.4: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004 - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.4 Doanh thu ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004 (Trang 28)
Bảng 2.5: Bảng giá các chương trình chuẩn - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.5 Bảng giá các chương trình chuẩn (Trang 40)
Bảng 2.6: Bảng đánh giá ưu điểm và hạn chế về thực trạng ứng dụng Marketing trong hoạt động du lịch tỉnh Tiền Giang - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 2.6 Bảng đánh giá ưu điểm và hạn chế về thực trạng ứng dụng Marketing trong hoạt động du lịch tỉnh Tiền Giang (Trang 44)
Bảng 3.1 Các mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005-2010  - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
Bảng 3.1 Các mục tiêu kế hoạch phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005-2010 (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w