1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015

62 1,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 507,28 KB

Nội dung

Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015

Trang 1

MỤC LỤC MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA

PHƯƠNG

1.3.1 Khái niệm và vai trò của marketing du lịch cho một địa phương 4 1.3.2 Thị trường mục tiêu của ngành du lịch địa phương 5 1.3.3 Phương thức marketing du lịch cho một địa phương 5

1.4.2 Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch của địa phương 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH CỦA TP DALAT – LÂM ĐỒNG

2.2.1 Môi trường marketing du lịch của Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 10 2.2.2 Thị trường du lịch của Tp Đà Lạt – Lâm Đồng 24

2.3.1 Phân tích chức năng marketing của ngành du lịch Tp Đà Lạt 28 2.3.2 Phân tích hiệu suất marketing du lịch Tp Đà Lạt 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 42

Trang 2

3.1.1 Quan điểm phát triển 42

3.3 Một số giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng

3.3.2 Đẩy mạnh hợp tác liên kết – hỗ trợ phát triển 47 3.3.3 Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch 49 3.3.4 Xây dựng văn minh đô thị du lịch đặc trưng 51

3.3.6 Tăng cường bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch 52

3.4.1 Kiện toàn tổ chức và hoạt động của đơn vị xúc tiến du lịch cho địa phương

Trang 3

MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người

Với tiềm năng phong phú, đất nước ta đã định hướng phát triển mạnh về du lịch nhằm phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước, “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có

Tp Đà Lạt - Lâm Đồng từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch của cả nước Với những đặc trưng đặc sắc của mình, tiềm năng Tp Đà Lạt được đánh giá rất cao, là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ

Tuy nhiên, kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua phát triển chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế của mình để tạo bước phát triển rõ nét Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn chế; sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụ còn yếu kém; các điểm, tuyến du lịch hầu hết chỉ mới được đầu tư ở mức quản lý và khai thác các địa danh du lịch sẵn có Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, phát triển du lịch chưa gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống của địa phương Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Đà Lạt rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt việc thu hút khách quốc tế thiếu chủ động

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015” với mong muốn góp phần cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách, nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa phương nhằm phát triển du lịch một cách chủ động, toàn diện và bền vững

II Mục đích và giới hạn nghiên cứu của đề tài

• Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu hiện trạng hoạt động của ngành du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng và phân tích đánh giá thực trạng marketing của ngành Qua đó, rút ra một số vấn đề marketing cốt lõi cần phải quan tâm trong thời gian 10 năm tới, đồng thời đề xuất một số giải pháp marketing nhằm góp phần phát triển hoạt động du lịch của Tp Đà Lạt – Lâm Đồng

Trang 4

• Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Ngành du lịch bao gồm rất nhiều chức năng khác nhau như marketing, đầu tư, đào tạo, tài chính… Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi không hy vọng có thể giải quyết trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan đến đề tài Do đó, xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

¾ Phân tích ngành du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung phần lớn vào Tp Đà Lạt vì theo đánh giá của các chuyên viên Sở Du lịch Lâm Đồng, ngành du lịch Tp Đà Lạt chiếm từ 70 – 80% hoạt động của toàn tỉnh

¾ Chủ yếu tập trung đánh giá các chức năng marketing du lịch của địa phương Các hoạt động đầu tư, tài chính sẽ không được phân tích sâu

III Phương pháp nghiên cứu

Việc phân tích và đánh giá các vấn đề trong đề tài chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học và phương pháp luận sau:

- Hệ thống lý thuyết về marketing dịch vụ, marketing địa phương, và các tính chất khác biệt của dịch vụ du lịch so với các sản phẩm hữu hình

- Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, số liệu, chỉ tiêu của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, thu thập thông tin qua các tài liệu tham khảo: sách, báo, mạng Internet… - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động của một ngành

- Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch, đặc biệt đối với ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng

IV Kết quả đạt được của luận văn

Trên cơ sở vận dụng những lý luận về marketing du lịch và marketing địa phương, cùng với những đánh giá tổng quát về tình hình du lịch Việt Nam, luận văn đã phân tích các nguồn tài nguyên du lịch và tình hình sử dụng chúng trong các hoạt động du lịch của địa phương, phân tích cách thức sử dụng các công cụ trong marketing mix của địa phương (áp dụng mô hình 8P), phân tích một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của các hoạt động marketing của địa phương trong 5 năm gần đây Trên cơ sở những phân tích nêu trên, kết hợp với những mục tiêu phát triển du lịch của địa phương, luận văn đã nhận định được hiện trạng tiếp thị của địa phương, đồng thời nêu ra một số giải pháp quan trọng nhất để phát triển ngành du lịch trong 10 năm tới

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu du lịch của Lâm Đồng qua các năm 2 Bảng 2.2 Doanh thu từ du lịch qua các năm

3 Bảng 2.3 Tỷ lệ du khách quốc tế đến Lâm Đồng so với cả nước

4 Bảng 2.4 Những cơ hội dành cho marketing du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng 5 Bảng 2.5 Những mối đe dọa đối với ngành du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng 6 Bảng 2.6 Những điểm mạnh của marketing du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng 7 Bảng 2.7 Những điểm yếu của marketing du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng

DANH MỤC CÁC HÌNH

1 Hình 1.1 Năm bộ phận cấu thành chính của ngành du lịch

2 Hình 1.2 Vai trò của marketing là liên kết giữa cung và cầu trong thị trường du lịch

3 Hình 1.3 Các cấp độ marketing địa phương 4 Sơ đồ 2.1 Số lượng du khách

5 Sơ đồ 2.2 Tốc độ phát triển du khách

6 Sơ đồ 2.3 Cơ cấu khách du lịch qua các năm 7 Sơ đồ 2.4 Cơ cấu khách du lịch qua các năm

8 Sơ đồ 2.5 Số lượng du khách quốc tế đến Lâm Đồng và đến Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

MARKETING DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

Theo Luật Du lịch mới ban hành vào tháng 6/2005 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.”

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm về du lịch được đưa ra trong luật du lịch mới ban hành vì nó có tính cô đọng, chính xác và phản ánh được những nội dung cốt lõi nhất của hoạt động kinh tế này

1.1.2.Khái niệm về thị trường du lịch

1.1.2.1 Thị trường du lịch theo hướng cầu:

Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan đến du lịch Có ba loại du khách mà hầu hết các nước đều quan tâm, mỗi loại là một thành phần của thị trường du lịch Đó là du khách quốc tế đế du lịch trong một nước (inbound tourism), cư dân trong nước đi du lịch ra nước ngoài (outbound tourism) và du khách nội địa (domestic tourism)

Trong đó, du khách quốc tế được xem là thị trường quan trọng nhất của ngành du lịch So với du khách trong nước, họ tiêu dùng nhiều hơn, lưu trú lâu hơn, sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và ở nơi cư trú đắt tiền hơn, mang lại ngoại tệ, đóng góp vào cán cân thanh toán quốc tế của nước có điểm đến

1.1.2.2 Thị trường du lịch theo hướng cung:

Thị trường du lịch theo hướng cung chính là ngành du lịch với nhiều thị trường con, nhiều sản phẩm do nhiều loại tổ chức thiết kế và cung cấp

Ngành du lịch bao gồm nhiều bộ phận, nhiều tổ chức có liên quan Nếu nhận thức về marketing cho ngành du lịch địa phương bị bó hẹp thì việc hoạch định và tổ chức các hoạt động mar keting du lịch không được nhiều tổ chức có liên

Trang 7

quan quan tâm, liên kết với nhau và hỗ trợ cho nhau một cách đồng bộ… Ngành du lịch sẽ khó có khả năng tạo ra sản phẩm du lịch tổng quát thỏa mãn cao nhất những mong đợi của khách hàng, làm giảm hiệu quả marketing

Thị trường này được phân loại theo hình vẽ sau:

Hình 1.1 Năm bộ phận cấu thành chính của ngành du lịch

CÁC TỔ CHỨC LƯU TRÚ

Khu nghỉ mát

Khách sạn / lữ quán / nhà khách Căn hộ / villa / chung cư / nhà vườn Khu nghỉ mát chia sẻ thời gian Trung tâm hội nghị / triển lãm Xe kéo du lịch / trại

CÁC ĐIỂM DU LỊCH

Công viên giải trí

Viện bảo tàng / trưng bày nghệ thuật Công viên hoang dã

Di tích lịch sử và nhân văn Trung tâm thể thao / thương mại

CÁC TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN

Hãng hàng không Hãng tàu biển Đường sắt

Hãng xe buýt / xe khách Công ty cho thuê xe hơi

CÁC TỔ CHỨC LỮ HÀNH

Nhà điều hành tour Nhà bán sỉ / môi giới tour Đại lý du lịch trực tiếp Nhà tổ chức hội nghị Nhà tổ chức tour thưởng

CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN

Cơ quan du lịch quốc gia Cơ quan du lịch vùng

Cơ quan du lịch tỉnh / thành phố Các hiệp hội xúc tiến du lịch

1.2 Marketing trong du lịch

1.2.1 Khái niệm về marketing du lịch

Marketing trong du lịch là một tiến trình tuần tự liên tục, thông qua đó cấp quản trị trong ngành lưu trú và lữ hành nghiên cứu, hoạch định, triển khai, kiểm soát và đánh giá các hoạt động được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng và mục tiêu của những tổ chức du lịch Để đạt hiệu quả cao nhất, marketing đòi hỏi nỗ lực của tất cả mọi người trong tổ chức; và hiệu quả có thể tăng hay giảm do hoạt động của các tổ chức bên ngoài

Nghiên cứu –

hoạch định Triển khai Kiểm soát Đánh giá

Trang 8

1.2.2 Vai trò của marketing du lịch

Vai trò của marketing trong du lịch là liên kết có hệ thống giữa cung với cầu trong thị trường du lịch và tác động điều tiết nhu cầu của du khách Vai trò này được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ này cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường hình thành tại những địa phương mà du khách sinh sống và nguồn cung cấp sản phẩm du lịch ở những điểm đến Sơ đồ này giúp giải thích phương thức tương tác giữa 5 khu vực chính của ngành du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách qua những công cụ marketing (marketing mix)

Có nhiều quan niệm khác nhau về marketing mix: 4P, 7P, 8P Trong ngành du lịch, các nhà quản trị marketing du lịch thường sử dụng mô hình marketing mix 8P để tác động hiệu quả hơn vào thị trường du lịch Mô hình này gồm bốn thành phần chính của marketing truyền thống là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Chiêu thị – xúc tiến du lịch), Place (Phân phối)

Phương tiện đến điểm tham quanCác tổ chức lữ hành

Nhà điều hành tour, đại lý du lịch…

Du khách Quốc tế Du khách Nội địa

Công cụ marketing

(marketing mix)

Nhu cầu thị trường

(ở khu vực gốc)

Vận chuyển Hàng không Đường bộ Đường biển Đường sắt

Hoạt động Điểm du lịch Chỗ trọ Tiện nghi khác

Cung cấp sản phẩm

(ở điểm đến)

Tổ chức điểm đến

Cơ quan du lịch chính phủ Cơ quan du lịch vùng Cơ quan du lịch địa phương

Hình 1.2 Vai trò của marketing là liên kết giữa cung và cầu trong thị trường du lịch

Trang 9

Ngoài ra, do du lịch là một loại hình dịch vụ, có những đặc điểm khác với những sản phẩm hữu hình khác nên những yếu tố sau là hết sức quan trong, cần được xem xét: People (Nhân sự du lịch), Packaging (Phối hợp tour trọn gói), Programming (Chương trình, lễ hội du lịch) và Partnership (Đối tác – liên kết)

1.3 Marketing du lịch cho một địa phương

1.3.1 Khái niệm và vai trò của marketing du lịch cho một địa phương

Các quan điểm về marketing thường tập trung vào cấp độ “vi mô” dành cho doanh nghiệp hơn là cấp độ “vĩ mô” dành cho một quốc gia, một địa phương Tuy nhiên, ở cả hai cấp độ, thương hiệu là một đơn vị cơ bản để tiếp thị Trên thực tế, một sản phẩm, một thành phố hay một quốc gia đều có thể có thương hiệu, như vậy, về mặt marketing, chúng ta có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một thương hiệu, gọi là “thương hiệu địa phương” – để phân biệt với thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh Như vậy, về mặt nguyên lý thì việc marketing một thương hiệu địa phương và một thương hiệu sản phẩm không khác nhau là mấy

Dân cư

Kế hoạch marketing: Phân tích, tầm nhìn, hành động

Doanh Chính nghiệp quyền

Cơ sở hạ tầng

Đặc trưng

hấp dẫn

Con người

Yếu tố marketingThị trường mục tiêu

Du khách

Nhà đầu tư du

lịch

Các chuyên giangành du lịch

Hình tượng du lịch

Nhóm hoạch định

Hình 1.3 Các cấp độ marketing địa phương

Trang 10

Marketing du lịch có liên quan đến ba nhóm hữu quan chính:

• Nhóm 1: khách hàng trong thị trường du lịch, bao gồm: du khách, các nhà đầu tư, các chuyên gia về du lịch…

• Nhóm 2: các yếu tố để marketing cho khách hàng, bao gồm: các khu du lịch - giải trí, các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch…

• Nhóm 3: các nhà hoạch định marketing du lịch, bao gồm: sở du lịch, các công ty du lịch, các đại lý du lịch, trung tâm lữ hành, cư dân…

1.3.2 Thị trường mục tiêu của ngành du lịch địa phương

Thị trường mục tiêu của ngành du lịch một địa phương bao gồm các du khách, các nhà đầu tư, các chuyên gia về du lịch…

• Du khách:

Là những người đi đến địa phương du lịch nhằm mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, hoặc nhằm những mục đích khác như tham gia lễ hội, tìm hiểu di tích văn hóa – lịch sử, hành hương, thăm thân nhân, bạn bè… Để kích thích chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách, các địa phương luôn tìm cách thu hút họ bằng cách tạo ra những loại hình du lịch hấp dẫn, xây dựng những khu vui chơi giải trí hay trung tâm mua sắm có sức thu hút đối với du khách

Các hội nghị – hội thảo, các buổi giao lưu truyền thống, thị trường tour thưởng… cũng là những đối tượng du khách rất có tiềm năng đối với ngành du lịch của địa phương

• Các nhà đầu tư du lịch:

Các địa phương sử dụng nhiều cách thức để thu hút các hình thức đầu tư về cho địa phương mình như tổ chức các hội thảo về thu hút đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá các chính sách, chương trình khuyến khích đầu tư như miễn thuế, các dịch vụ miễn phí…

• Các chuyên gia về du lịch:

Các địa phương luôn tìm cách thu hút những người có kỹ năng giỏi đến định cư tại địa phương mình Họ là những người có trình độ chuyên môn cao như các nhà quản trị điều hành, các chuyên viên, chuyên gia…

1.3.3 Phương thức marketing du lịch cho một địa phương

Các nhà marketing du lịch địa phương thường sử dụng các phương thức marketing như sau:

• Marketing hình tượng địa phương

Các nhà marketing du lịch địa phương tạo nên một hình tượng đặc trưng để thu hút các thị trường mục tiêu của địa phương mình Họ thường thực hiện điều này bằng cách tạo ra một đặc điểm đặc biệt của riêng mình Như Singapore xem

Trang 11

mình là “một con rồng kinh tế châu Á” để marketing mình như một trung tâm thương mại, vận tải, ngân hàng, du lịch và truyền thông Ngoài ra, Singapore còn sử dụng hình tượng khác là “Singapore – Thành phố Sư tử” để marketing cho địa phương của mình

• Marketing các đặc trưng hấp dẫn

Tập trung phát triển hình tượng của địa phương không đủ sức nâng cao tính hấp dẫn của địa phương Họ còn cần phải xây dựng cho được những đặc trưng hấp dẫn cho địa phương mình thông qua hoạt động đầu tư

Một số địa phương may mắn được thiên nhiên ưu đãi như Bali với những bãi biển tuyệt đẹp, Đà Lạt với thời tiết mát mẻ quanh năm và hệ sinh thái đa dạng… Một số địa phương khác lại dựa vào những di tích lịch sử – văn hóa như Agra ở Aán Độ với ngôi đền nổi tiếng Taj Mahal, Campuchia với đền Angkor Wat, Bắc Kinh với khu Tử Cấm Thành, Hà Nội với các di tích lịch sử – văn hóa… Ngoài ra, các địa phương còn đầu tư xây dựng các điểm thu hút du khách như Kuala Lumpur xây dựng tòa tháp đôi Petronas Twin Towers thành một đặc trưng du lịch nổi tiếng thế giới của mình, Pusan xây dựng khu phức hợp Hội nghị Triển lãm PUEXCO mang đẳng cấp thế giới… Pusan đã vận dụng chiến lược rất phổ biến là xây dựng trung tâm hội nghị triển lãm có uy mô lớn và hiện đại

• Marketing hạ tầng cơ sở của địa phương

Hệ thống giao thông tiện lợi và hiện đại như đường bộ, tàu hỏa, máy bay, xe điện… và mạng lưới thông tin liên lạc, các công viên khoa học là những cơ sở hạ tầng luôn được các địa phương đầu tư, phát triển để thu hút các khách hàng trong thị trường mục tiêu

• Marketing con người, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch

Những người thường được các nhà marketing địa phương chú ý đưa vào chương trình của mình là những nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo tâm huyết, những doanh nhân thành đạt, đội ngũ lao động có năng lực…

Nhà marketing du lịch địa phương cũng thường tiếp thị về trình độ chuyên môn, mức độ chuyên nghiệp của lực lượng lao động trong ngành

1.4 Quy trình marketing du lịch cho một địa phương

1.4.1 Đánh giá hiện trạng du lịch của địa phương

Công việc đầu tiên để hoạch định chiến lược marketing du lịch cho địa phương là đánh giá hiện trạng Thực chất, bước này sẽ phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và nguy cơ đối với ngành du lịch địa phương

Để đánh giá hiện trạng du lịch địa phương, cần thực hiện những hoạt động sau:

Trang 12

• Xác định các đặc trưng hấp dẫn của địa phương: về tài nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, các khu du lịch…

• Nhận dạng các đối thủ (địa phương) cạnh tranh trong từng liõnh vực cụ thể Lưu ý là trong ngành du lịch cạnh tranh và hợp tác luôn gắn liền với nhau • Nhận dạng xu hướng phát triển của du lịch: như nhu cầu của du khách đã

dần chuyển sang gần gũi với thiên nhiên, khám phá các di tích văn hóa – lịch sử…

• Xây dựng ma trận SWOT: là sự phối hợp giữa các yếu tố bên trong là điểm mạnh và điểm yếu với các yếu tố bên ngoài là cơ hội và nguy cơ

• Tổng hợp các vấn đề cốt lõi cần giải quyết từ ma trận SWOT Nguyên tắc cơ bản cần áp dụng ở đây là tính “chọn lọc và tập trung”, đòi hỏi địa phương phải xác định mức độ ưu tiên đối với các vấn đề cần giải quyết dựa trên những mục tiêu cụ thể

1.4.2 Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch của địa phương

Phân tích SWOT giúp địa phương thấy được bức tranh tổng thể về ngành du lịch của mình Một địa phương thường có rất nhiều dự án phát triển du lịch Nếu không xây dựng được một tầm nhìn tổng thể thì rất khó xác định mức độ ưu tiên của từng dự án

Để xây dựng tầm nhìn, địa phương cần phải quan tâm đến hình ảnh mà cư dân mong muốn thấy được trong thời gian 10 hoặc 20 năm tiếp theo Do đó, cư dân địa phương đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng tầm nhìn và phương hướng phát triển du lịch của địa phương

Việc xây dựng tầm nhìn cần phải xem xét một cách tổng thể nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự phối hợp các đặc trưng hấp dẫn, thị trường mục tiêu của ngành du lịch địa phương, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà địa phương theo đuổi, và các tiền đề cần thiết cho tầm nhìn cần xây dựng

1.4.3 Thiết kế chiến lược marketing du lịch

Sau khi đã có tầm nhìn và mục tiêu, địa phương cần thiết kế chiến lược marketing cho ngành du lịch Cần phải lưu ý rằng:

- Địa phương phải xem xét những lợi thế mà mình có được

- Địa phương phải có đủ nguồn lực để thực hiện thành công chiến lược đã chọn

Một chiến lược thành công phải có khả năng mang lại sự hài lòng cho cư dân địa phương và các đơn vị kinh doanh, cũng như đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách và những nhà đầu tư

Vấn đề mang tính chiến lược trong việc thiết kế chiến lược marketing địa phương là phải xây dựng và quảng bá hình tượng du lịch địa phương Việc xây

Trang 13

dựng hình tượng du lịch địa phương phải đi đôi với việc điều chỉnh các hình tượng tiêu cực mà khách hàng mục tiêu cảm nhận từ trước Những nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về địa phương, do đó cần phải thực hiện việc phân khúc thị trường để chọn thị trường mục tiêu cho địa phương

Với hình tượng địa phương này, địa phương có thể sử dụng các công cụ khác nhau để thể hiện hình tượng đó, như lập luận marketing, các kiến trúc độc đáo, các sự kiện nổi bật… Với những công cụ này, cần phải thiết kế chiến lược quảng bá thích hợp

1.4.4 Hoạch định chương trình thực hiện

Chương trình thực hiện chiến lược marketing cần phải cụ thể và rõ ràng Các công tác cụ thể cần thể hiện được trình tự chi tiết, người phụ trách thực hiện, cách thức thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như chi phí cần thiết

Hoạch định chương trình thực hiện mang lại rất nhiều lợi ích: • Giúp các thành viên tham gia hiểu rõ những điều cần thực hiện

• Giúp cho các nhà quản lý hình dung được những khó khăn có thể phát sinh khi thực hiện chương trình

• Giúp các nhà quản lý dự đoán được ngân sách cần thiết 1.4.5 Triển khai, theo dõi và kiểm tra

Tất cả các bước trên có thể trở nên vô nghĩa nếu chúng không được thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả Công việc của địa phương là phải quản lý quá trình thực hiện chiến lược marketing Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạch định chiến lược cũng như khả năng thực hiện của tất cả các bộ phần trong ngành

Trang 14

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

MARKETING DU LỊCH CỦA TP ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG 2.1 Tình hình du lịch Việt Nam

Du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng nằm trong khối thống nhất với du lịch Việt Nam Sự phát triển của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng gắn bó mật thiết với tình hình phát triển du lịch của cả nước Nói cách khác, tình hình môi trường du lịch Việt Nam tác động rất lớn đến ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, tạo ra cơ hội cũng như đe dọa đến hoạt động của ngành Chính vì vậy, phân tích và đánh giá tình hình du lịch Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhận diện những tác động tích cực và tiêu cực từ môi trường đối với ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng

Có thể nhận thấy, hoạt động du lịch của nước ta phát triển với chiều hướng tích cực trong thời gian vừa qua Việc tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế như Seagames 22, Paragames 2, ASEM 5… tại Việt Nam một cách thành công cùng với sự hợp tác toàn diện hơn với khối ASEAN và các nước khác trên thế giới đã tạo nên một khí thế mới và tạo điều kiện rất thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển

Về môi trường pháp lý, chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc phát triển ngành du lịch vì đây là một ngành có khả năng đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Hiệp hội Du lịch được thành lập; Luật Du lịch cũng đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý ổn định cho các hoạt động trong ngành

Sau hiểm họa dịch SARS, ngành du lịch Việt Nam đã thực sự phục hồi, đang lấy lại đà tăng trưởng nhanh và vươn lên mạnh mẽ Tình hình an ninh thế giới và khu vực những năm gần đây bất ổn Trong khi đó, tình hình chính trị Việt Nam ổn định, an ninh được đánh giá thuộc loại tốt nhất thế giới Điều kiện này có tác động làm giảm nhu cầu du lịch của du khách các nước, tuy nhiên lại nâng cao sức thu hút của du lịch Việt Nam Sự an toàn của điểm đến được nhấn mạnh hơn trong các nội dung quảng bá đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh ở khía cạnh này

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch Nguồn tài nguyên này phân bố tương đối đồng đều, thuận tiện cho việc khai thác, hình thành các tuyến, điểm du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước

Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng cao Việc đầu tư xây dựng cao ốc, khách sạn được triển khai sôi động hơn Cơ sở hạ tầng gắn liền với du lịch không ngừng được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp… Ngoài ra, nhiều dự án khai thác tiềm năng du lịch to lớn của đất nước ở cấp quốc gia cũng

Trang 15

được hình thành và chuẩn bị triển khai, tập trung ở một số khu vực trọng điểm như vịnh Hạ Long, Huế, Đà Lạt…

2.2 Môi trường marketing du lịch Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng

2.2.1 Môi trường marketing du lịch của Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng

2.2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý và địa hình:

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, nằm giữa tọa độ địa lý từ 11012' đến 12015' vĩ độ Bắc và 107015’ đến 108045’ kinh độ Đông Lâm Đồng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc là Tp Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, và 9 huyện: Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đơn Dương, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên

Tỉnh Lâm Đồng phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Bình Phước, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam - đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Lâm Đồng nằm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển

• Thành phố Đà Lạt:

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng trong cả nước Từ trung tâm thành phố có những con đường đi về bốn hướng: phía Bắc là Suối Vàng (Đankia) Phía Nam có quốc lộ 20 về Tp Hồ Chí Minh, qua đèo Prenn dài 11km với nhiều thác nước như Đatanla, Prenn Phía Tây có đường mòn đi qua Buôn Ma Thuột Phía Đông là Đơn Dương có đường về Phan Rang (Ninh Thuận) sau khi qua đèo Ngoạn Mục dài 20km Đà Lạt cách biển Đông khoảng 80km đường chim bay và cách Tp Hồ Chí Minh chỉ hơn 300km với 6 giờ đồng hồ đi ô tô hoặc 40 phút bằng đường hàng không từ phi trường Liên Khương

Vị trí địa lý này tạo ra lợi thế rất lớn cho ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng vì việc kết nối với các địa phương lân cận rất thuận tiện, giúp cho địa phương có thể phát triển được nhiều loại sản phẩm du lịch đa dạng dựa trên sự liên kết với các địa phương lân cận có ngành du lịch phát triển khá mạnh như Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh…

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương tự như địa hình các tỉnh khác ở Tây Nguyên Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân biệt độ cao khá rõ ràng từ bắc xuống nam Địa phương có 4 dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồi và thung lũng Nhờ địa hình này, Tp Đà Lạt – Lâm Đồng có một khí hậu khác biệt so với các địa phương khác trong khu vực Cũng nhờ sự phân bố đan xen giữa nhiều loại địa hình khác nhau nên hệ sinh thái tự nhiên của địa phương đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch là xu hướng phổ biến như du lịch sinh thái, du lịch khám phá…

Trang 16

b Khí hậu

Theo phân loại khí hậu, tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên, thời tiết ở Lâm Đồng ôn hòa, dịu mát quanh năm Nhiệt độ không khí thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm dao động 16o đến 23oC

Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo không gian và thời gian Số ngày mưa trung bình trong năm 162 - 195 ngày Vào mùa khô chỉ có 15-20 ngày mưa ở vùng ít mưa và 40 ngày mưa ở nơi mưa nhiều Mùa mưa bắt đầu vào trung tuần tháng 4 đến đầu tháng 5 Kết thúc mùa mưa phổ biến vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 Đà Lạt ở xa biển nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng thời tiết Đà Lạt thường chịu ảnh hưởng gián tiếp của các cơn bão dù ở rất xa Nhiệt độ thấp, nhất là trong đêm và sáng sớm, hơi nước trong không khí dễ đạt đến trạng thái bão hoà nên sương mù hay xảy ra ở Tp Đà Lạt - Lâm Đồng

Nói chung, khí hậu tự nhiên rất ưu đã ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng Nhiều người cho rằng Đà Lạt là điểm du lịch lý tưởng nhờ có “khí hậu châu Âu giữa vùng nhiệt đới” và thực tế đây cũng là một lợi thế cạnh tranh tự nhiên rất đáng chú ý của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng trong thời gian qua Tuy nhiên, chế độ mưa lại là một vấn đề đáng chú ý trong việc phát triển du lịch địa phương Thời gian qua, nếu du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng vào những ngày mưa thì chương trình du lịch của họ dễ bị gián đoạn Khi phát triển các sản phẩm du lịch sắp tới, cần chú trọng đến các sản phẩm có thể hạn chế tác động của mưa bão

c Thủy văn

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn

Địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều hồ nước mặt, phần lớn là các hồ nước nhân tạo đang được sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau Hồ Đơn Dương cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim Hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt với công suất 25.000m3/ngày đêm và nhà máy thuỷ điện Ankroet với công suất 3.500kW Hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm là những thắng cảnh du lịch Ngoài ra còn có một số hồ khác như Nam Phương (Bảo Lộc), Nam Sơn (Đức Trọng) nằm ngay ở trung tâm thị xã, thị trấn, là những địa điểm có nhiều khả năng xây dựng khu vui chơi, giải trí

Hệ thống hồ, thác từ lâu đã được ngành du lịch đưa vào khai thác Tuy nhiên, theo đánh giá của du khách thì các sản phẩm du lịch tại các khu vực này còn đơn điệu, chưa đa dạng, không được đổi mới thường xuyên, nên rất khó có khả năng thu hút du khách trở lại trong những chuyến du lịch về sau

Trang 17

d Rừng

Rừng tự nhiên gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh (kể cả rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh nhân tạo) có diện tích khoảng 590.000 ha Rừng trồng do con người trồng trên đất chưa có rừng hoặc thay thế rừng tự nhiên cũ có diện tích khoảng 30.000 ha Rừng Lâm Đồng có thể chia thành các dạng chính sau: rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới, rừng cây thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp Hệ thống rừng đa dạng này đã tạo ra một hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng Có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm hiện đang tồn tại trong hệ thống rừng của địa phương

Hệ thống rừng và hệ sinh thái động thực vật gắn liền chính là một tiềm năng du lịch rất lớn cho địa phương Hệ thống này không chỉ giúp duy trì khí hậu trong lành mà còn cung cấp những điều kiện tốt khác để ngành du lịch địa phương phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù Nhưng trong việc phát triển du lịch, cần lưu ý đến việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên quý giá này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định

2.2.1.2 Đặc điểm nhân văn và kinh tế

a Con người – dân số

Theo thống kê, dân số tỉnh Lâm Đồng năm 2004 khoảng 1,145,500 người, trong đó Tp Đà Lạt khoảng 188,500 người Mật độ trung bình của tỉnh khoảng 115 người/km2, nhưng Tp Đà Lạt có mật độ cao hơn: khoảng 469 người/km2 Nói chung, dân số phân bố không đồng đều, tập trung đông ở khu vực đô thị, ven đường quốc lộ, tỉnh lộ

Có nhiều dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh như Cơ Ho, Tày, Mạ, Thổ, M’Nông, Thái, Chu Ru, Mường, Rắc Lậy, Xtiêng, Nùng, Hoa và Kinh Người Kinh là dân tộc chiếm đa số Các dân tộc thiểu số sống tập trung với nhau trong các buôn, làng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực rừng núi

Những nét văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa phương góp phần làm cho văn hóa của địa phương đa dạng và đặc sắc, thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch

b Tôn giáo

Lâm Đồng có các tôn giáo chủ yếu như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành Hệ thống tôn giáo này đã xây dựng được một hệ thống kiến trúc đa dạng gồm chùa, nhà thờ, đền Chính hệ thống kiến trúc này cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng cho địa phương, được sử dụng cho các hoạt động tham quan du lịch

Tuy nhiên, trong việc quy hoạch phát triển du lịch, cần chú ý đến các biện pháp bảo vệ và tôn tạo các loại hình kiến trúc này Cần hết sức tránh việc hủy hoại kiến trúc và môi trường cảnh quan khi đưa những địa điểm này vào khai thác

Trang 18

c Hoạt động kinh tế

Theo tổng điều tra dân số 1999, ở Lâm Đồng, dân số đang làm việc chiếm 93% Dân số chưa có việc làm hay thất nghiệp khoảng 1,2% Ở khu vực thành thị, số người thất nghiệp nhiều hơn, còn ở nông thôn phần lớn dân số có việc làm Riêng khu vực thành thị, có tới 2,15% thất nghiệp; ở khu vực nông thôn là 0,05%

Lâm Đồng là một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ, vì vậy phần lớn dân số có công việc chính là nông nghiệp chiếm 76.5%, cơ bản giảm rất chậm, nhưng số tuyệt đối chuyển sang phi nông nghiệp là rất lớn Các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp như công nghiệp xây dựng có tỷ trọng 7,2%, thương nghiệp - dịch vụ trên 8% so với dân số đang làm việc theo ngành kinh tế quốc dân Những năm gần đây, tỷ trọng GDP trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng du lịch, dịch vụ và công nghiệp đang tăng dần lên nhưng khá chậm

Cơ cấu kinh tế của địa phương được hình thành trên 6 thế mạnh ¾ Phát triển nông lâm nghiệp:

Rừng khá phong phú với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, cung cấp gỗ và đặc sản rừng để sản xuất các loại lâm sản hàng hoá, phục vụ tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học và bảo tồn các loại thực vật và động vật quý hiếm Nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có khả năng cung cấp nhiều loại rau đặc sản với chất lượng cao, quanh năm cho các vùng khác trong cả nước và cho xuất khẩu Đặc biệt, đây là nơi trồng nhiều loại hoa chất lượng cao cung cấp cho cả nước và xuất khẩu Lâm Đồng còn phù hợp với phát triển cây làm thuốc phục vụ cho ngành công nghiệp dược liệu xuất khẩu

¾ Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo và các loại hình du lịch:

Đà Lạt là vùng có khí hậu mát quanh năm, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng nhất của nước ta và vùng Đông Nam Á Đà Lạt đã có sẵn hệ thống đường ôtô, đã được nâng cấp và mở rộng đến các khu du lịch với các tuyến xe ô tô chất lượng cao phục vụ khách đi lại nghỉ mát, tham quan, du lịch Phần lớn khách sạn, biệt thự đẹp, hấp dẫn du khách, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến nghỉ hàng năm ngày càng nhiều Ngoài du lịch nghỉ mát và nghỉ dưỡng, Lâm Đồng còn có tiềm năng du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, nghiên cứu về văn hoá của dân tộc Lợi thế của Đà Lạt không chỉ là khu nghỉ mát, hướng phát triển lâu dài và chủ yếu là du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao

¾ Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản:

Chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, chè, dâu tằm, chế biến rau hoa quả

¾ Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim và vật liệu xây dựng:

¾ Lợi thế phát triển thuỷ điện:

Trang 19

¾ Lợi thế về vị trí địa lý để phát triển thương mại:

Lâm Đồng nằm vị trí giao thoa giữa ba vùng kinh tế lớn của cả nước là

Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Vùng Tây Nguyên có

tiềm năng lớn nhất cả nước về sản phẩm lâm nghiệp và sản phẩm cây công

nghiệp dài ngày Vùng Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ có những trung

tâm du lịch quốc gia và những ngành kinh tế biển phát triển vào loại bậc nhất cả nước Ngoài ra nơi đây sẽ còn là một vùng đệm rất quan trọng để cung cấp

một lượng khách du lịch lớn cho Lâm Đồng Vùng Đông Nam Bộ: Khu vực

Đông Nam Bộ nói chung, Tp Hồ Chí Minh nói riêng là trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhất và là vùng phát triển năng động nhất cả nước, có tiềm lực lớn về khoa học, công nghệ, nhân lực và vốn đầu tư, có đủ các ngành kinh tế quan trọng Đây là thị trường lớn cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế địa phương, đồng thời là một thị trường tiêu thụ lớn hàng hoá nông lâm sản Đặc biệt, Tp Hồ Chí Minh là vùng tạo nguồn và cung cấp lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn nhất hiện nay cũng như tương lai

Tóm lại, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tp Hồ Chí Minh và duyên hải Nam Trung Bộ sẽ tạo nhiều cơ hội thúc đẩy kinh tế Lâm Đồng phát triển mạnh và nhanh chóng, tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế

2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng

Chính quyền địa phương đã từng bước xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, phục vụ tốt cho các yêu cầu phát triển kinh tế

b Đường bộ:

Sau nhiều năm đầu tư xây dựng và phát triển, Lâm Đồng đã thiết lập được hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ Hệ thống quốc lộ và việc nối tuyến với quốc lộ 1A giúp Lâm Đồng dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước

Hiện nay, Lâm Đồng tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường nhằm mang lại sự kết nối tốt hơn với các vùng và các địa phương khác Hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa đã hợp tác xây dựng mới và nâng cấp tuyến đường trực tiếp nối liền Tp Đà Lạt và Nha Trang với chiều dài chỉ còn khoảng hơn một nửa so với tuyến đường cũ

c Đường sắt:

Việc xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm lên Đà Lạt đã được bắt đầu từ thời Pháp Tuy nhiên, sau giải phóng tuyến đường này dần bị phá bỏ Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai thác dịch vụ du lịch Trong tương lai, để có thể khôi phục lại tuyến đường

Trang 20

sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, địa phương cần có sự đầu tư rất lớn của ngành đường sắt và kể cả của quốc tế

d Đường hàng không:

Sân bay Liên Khương có tổng diện tích 160ha với nhiều đường băng có khả năng tiếp nhận nhiều loại máy bay hiện đại lên xuống an toàn Trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam nên việc điều hành bay rất thuận lợi, đảm bảo giao lưu nhanh chóng giữa Đà Lạt với các địa phương khác trong cả nước như Tp HCM, Hà Nội…

Hiện nay, sân bay Liên Khương và các cơ sở hạ tầng kết nối sân bay với Tp Đà Lạt đang tiếp tục được cải tạo và nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế, có khả năng đón khách trực tiếp từ nước ngoài Ngoài ra, ở Tp Đà Lạt còn có sân bay Cam Ly đang được sửa chữa, mở rộng để đón các loại máy bay có trọng tải nhỏ đến Đà Lạt trực tiếp Như vậy, trên địa bàn Lâm Đồng, những cơ sở ban đầu tuy còn nhỏ bé và chưa hiện đại, song đó chính là tiền đề quan trọng trong định hướng khôi phục và phát triển giao thông hàng không ở Lâm Đồng trong những năm sắp tới

e Bưu chính viễn thông

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục quận huyện, 1 bưu cục trung tâm và các điểm bưu điện văn hoá xã Tuy là một tỉnh miền núi nhưng Lâm Đồng là một trong số các tỉnh và thành phố có ngành bưu chính - viễn thông phát triển nhất cả nước với công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh Đó là một thuận lợi lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và của ngành du lịch nói riêng

f Nguồn điện:

Nguồn điện cung cấp cho Lâm Đồng lấy từ hệ thống điện lực miền Nam thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và được truyền tải từ nhà máy điện Đa Nhim và nhà máy thủy điện Suối Vàng là chủ yếu Các nguồn thuỷ điện được duy trì, sửa chữa tốt, đạt công suất thiết kế Hiện nay, một số nhà máy thủy điện cũng đang được xây dựng Sau khi hoàn thành các công trình này, cơ sở năng lượng của địa phương sẽ vững mạnh hơn nhiều, trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tốt thế mạnh về kinh tế của địa phương

2.2.1.4 Tài nguyên du lịch tự nhiên

a Hồ:

¾ Hồ Xuân Hương:

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Lạt, được xem là một “công viên trung tâm” của thành phố, hồ Xuân Hương có diện tích 38ha với đường vòng quanh hồ trên 5km Tên hồ Xuân Hương có nghĩa là tỏa hương thơm vào mùa xuân Quanh hồ có 2 loại cây có thể xem là đặc trưng của Đà Lạt: mai anh đào và liễu rủ

Trang 21

Từ năm 1998 đến 2000, chính quyền tỉnh cho sửa chữa tôn tạo hồ này với qui mô lớn hơn: nạo vét lòng hồ, gia cố lại móng, các cống thoát nước của cầu Ông Đạo, xây bờ kè bằng đá chung quanh hồ, khôi phục lại các “cầu hình chữ Y” quanh bờ hồ, lát cỏ viền hồ và xây dựng 4 hồ chống bồi lắng tại các dòng chảy chính trước khi vào hồ

Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của Lâm Đồng được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1988 Từ nhiều năm nay, vòng đua quanh hồ Xuân Hương đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình của cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP.HCM hàng năm, được truyền hình trực tiếp Tại đây có các dịch vụ đạp vịt, đi canô, chèo xuồng cao su, đi thuyền buồm…

¾ Hồ Đan Kia - Suối Vàng

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 12km về phía tây bắc, giữa một vùng rừng núi bao la hùng vĩ dưới chân ngọn Lang Bian, hồ Đan Kia - Suối Vàng gồm 2 hồ: hồ lớn tên là Đan Kia, nằm trên cao với diện tích khoảng 250ha và một hồ nhỏ thấp hơn nằm về phía nam rộng khoảng 50ha có tên là Suối Vàng Cảnh quan vùng hồ và không gian bao quanh rất đẹp, với nhiều rừng thông, đồi cỏ thênh thang Dưới hồ Đankia có một thác nước đẹp là Thác Bảy Tầng

Nếu dự án khu du lịch tổng hợp lớn nhất nước với số vốn hơn 730 triệu USD (đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 2/1998) được phía Singapore khởi công thì khu vực Suối Vàng thật sự đã trở thành “mỏ vàng” cho địa phương Theo quy hoạch, nơi đây sẽ hình thành nên một Đà Lạt thứ hai với những khu nhà, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, những khu vui chơi giải trí vùng núi đặc thù như chơi gofl, đua ngựa và một sòng bài quốc tế Tp Đà Lạt đã hoàn thành việc nâng cấp - trải nhựa các con đường dẫn vào hồ Suối Vàng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách Hiện nay, dự án Đan Kia – Suối Vàng đã được triển khai trở lại với các đối tác Nhật Bản trị giá 1,2 tỷ đôla Mỹ và trở thành một trong những dự án du lịch trọng điểm của quốc gia Tuy nhiên, tiến độ triển khai còn chậm, chưa giao đất được cho đối tác

¾ Hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km giữa đèo Prenn, là hồ nhân tạo cung cấp nước tưới và điều tiết hệ thống thuỷ lợi Hồ có diện tích khoảng 320ha, quanh hồ là những đồi thông trùng điệp Xưa kia nơi đây là khu săn bắn của vua Bảo Đại và du khách Nước hồ trong xanh, trải dài đến những chân đồi xanh ngút ngàn của những rừng thông Từ Hồ Tuyền Lâm nhìn lên sẽ thấy chùa Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc uy nghi của Phật giáo mới được xây dựng từ năm 1992

Du khách có thể dùng ca nô hay thuyền du ngoạn trên hồ, ghé thăm nhiều điểm du lịch hấp dẫn ven hồ như thác Bảo Đại, Đá Tiên, khu du lịch Phương Nam, Nam Qua, đi săn bắn và viếng cảnh chùa Nơi đây cũng đang được đầu tư phát triển để trở thành một khu du lịch vui chơi, giải trí tổng hợp có sức hấp dẫn lớn

Trang 22

¾ Hồ Than Thở

Hồ Than Thở cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về phía bắc Hồ nằm giữa rừng thông tĩnh mịch, không gian hoang vắng, gần đấy có Đồi thông hai mộ với một truyền thuyết về một mối tình tan vỡ đã làm cho địa danh này thu hút du khách Đáng tiếc, trong những năm 1980-1990, rừng thông cổ thụ quanh hồ đã bị tàn phá, những hàng thông non tuy đã được trồng lại nhưng không mang lại nét thâm u cô tịch như xưa, lòng hồ bị bồi lắng và thu hẹp vì các hoạt động nông nghiệp vùng thượng lưu, nước hồ không còn trong xanh

Năm 1999, hồ Than Thở được Nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia để bảo tồn và phát triển Hồ Than Thở được tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa, thảm cỏ, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, nhưng vẫn giữ được nét huyền hoặc vốn là cái “hồn “ của Hồ Than Thở

¾ Thung lũng Tình yêu

Nằm về phía bắc và cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km, Thung lũng Tình yêu là một khu vực rộng trên 200ha, có hồ Đa Thiện, nhiều đồi thông, bãi cỏ đẹp Trước đây, phía hạ lưu của hồ Đa Thiện có một thung lũng với những bãi cỏ mượt mà, là nơi có nhiều huyền thoại về tình yêu lãng mạn Cảnh đẹp và nhiều huyền thoại ở nơi đây làm cho du khách không thể không đến đây khi đến thăm Đà Lạt Năm 1999, Thung lũng Tình yêu được công nhận là một danh thắng quốc gia Cũng trong năm này, một dự án đầu tư đã được chính quyền phê duyệt làm cho khu du lịch này phát triển hơn nữa với nhiều sản phẩm mang chủ đề tình yêu, phục vụ du khách tham quan Ưu điểm của thắng cảnh này là có nhiều đồi thông đẹp, thoai thoải (đồi Địa Đàng), một địa điểm lý tưởng cho việc đi chơi picnic

Ngoài ra, Đà Lạt còn có một số hồ khác cũng rất có tiềm năng phát triển thành những điểm du lịch đặc trưng như Hồ Mê Linh (cách hồ Than Thở chừng 1km), Hồ Vạn Kiếp (nằm về hướng tây bắc, cách thành phố Đà Lạt chừng 3km), Hồ Đơn Dương (nằm trên sông Đa Nhim, thuộc huyện Đơn Dương)…

b Thác

¾ Thác Cam Ly

Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cách trung tâm thành phố 2km về hướng nam Trong quá khứ, đây là một thắng cảnh tuyệt đẹp với nhiều rừng cây bao quanh thác nước Gần đây, dân số của Đà Lạt tăng, môi trường không được đảm bảo, nhất là các khu vực hai bên suối Cam Ly, suối Phan Đình Phùng đã làm ô nhiễm nguồn nước của thác Hiện nay, dự án xử lý nguồn nước thải đã được triển khai, thác Cam Ly sẽ sớm trở lại thời kỳ vàng son để phục vụ du khách

¾ Thác Pongour

Cách Đà Lạt khoảng 50km về phía nam và cách quốc lộ 20 chừng 7km, thác Pongour huyền bí nằm giữa rừng sâu Thác thuộc loại đẹp, hung vĩ nhất Tây

Trang 23

Nguyên, bề mặt thác dài hàng trăm mét và một thềm thác rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc Tiếng thác đổ như sấm động từ một vách đá tuyệt mỹ cao 30m Thác Pongour là một kỳ quan của thiên nhiên, phong cảnh xung quanh rất hoang dã Vào tháng 11, 12 trong năm, thác nước như bị ngập chìm trong màu sắc rực rỡ của hoa cỏ núi rừng Các nhà du lịch đã không ngần ngại đặt cho Pongour biệt hiệu “Nam Phương đệ nhất thác” Ponguor có ngày hội thác vào ngày rằm tháng giêng hàng năm và ngày nay đã trở thành một ngày du xuân của thanh niên Đà Lạt - Lâm Đồng với nhiều trò chơi dân gian, các nghi lễ truyền thống của các dân tộc bản địa

¾ Thác Đatanla

Thác nằm ở giữa đèo Prenn, cách Đà Lạt 5km Cảnh vật xung quang còn hoang sơ và mang vẻ đẹp của Tây Nguyên, nước từ trên ghềnh cao đổ xuống thành dòng suối len lõi qua các mỏm đá rồi chảy vào rừng sâu (gọi là suối Tiên) Thác rất hùng vĩ, nước từ độ cao 32m tuôn xuống các ghềnh đá tung bọt trắng xoá, cảnh quan thiên nhiên quanh thác hoang dã, đầy bí ẩn Chân thác là vực Tử Thần sâu hun hút, cái tên như nhắc nhở bước chân du khách hãy thận trọng Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, vực Tử Thần trở thành nơi hấp dẫn đối với khách du lịch thích cảm giác mạo hiểm qua trò chơi chinh phục vách đá, leo lên leo xuống bằng dây, hay lách mình qua những lùm cây và bắt chợt gặp chú sóc, chú chồn đang lơ láo Phía trên thác là cánh rừng thông đặc chủng xanh tốt có tuổi đời hàng trăm năm, hoặc những tảng đá to bằng phẳng là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách trước khi tiếp tục cuộc hành trình

¾ Thác Prenn

Nằm ở chân đèo Prenn, cách Đà Lạt khoảng 10km, thác Prenn có độ cao khoảng 16m Thành thác là những tảng đá lớn, vững chắc, ngay dưới vòm đá có chiếc cầu gỗ bắc ngang, du khách có thể qua cầu và ngắm nước từ trên cao đổ xuống như một bức màn kết bằng ngọc lóng lánh Với cảnh quan tự nhiên cùng với công viên hoa, cây cảnh được tạo ra ở đây, thác Prenn từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh nên đang là điểm hút khách Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có một ít thú như gấu ngựa, cá sấu, thuyền chèo cao su Từ Tết năm 2003, nơi đây có thêm đền thờ Âu Lạc (dựa theo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ) ở phía trên đồi cao để khách tham quan, dâng hương

Du khách có thể đến thăm vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo hoa viên ngắm nhìn hoa, những căn chòi trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cây cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể lướt ngang qua dòng thác để tận hưởng cảm giác bay bổng Đến thác Prenn, du khách còn được tham gia những trò chơi của người bản xứ: bắn nỏ, bắn tên, uống rượu cần… Prenn có một món đặc sản nổi tiếng là món cháo cá lóc, tạo cho du khách một cảm giác khó quên

Trang 24

¾ Thác Liên Khương

Thác nằm cách Đà Lạt 30km về phía nam Thác rộng khoảng 100m, cao trên 30m, nước chảy chậm trên nền đá nham huyền vũ, lởm chởm Mùa nắng thác ít nước, nhưng mùa mưa rất hùng vĩ

¾ Thác Gougah

Thác nằm cách quốc lộ 20 khoảng 200m và cách Đà Lạt 37km về phía nam, là một thác đẹp và nổi tiếng của Lâm Đồng Thác Gougah đẹp hùng vĩ với khối lượng nước khổng lồ từ trên cao trút xuống trông nhiều màu sặc sỡ Ở đây dòng nước phân làm đôi theo chiều dọc: phần nước bên phải âm thầm trong màu vàng đục, phần bên trái bắn tung tóe trong màu trắng như tuyết

¾ Thác Đambri

Thác nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 17km Đây là thác lớn ở Lâm Đồng với độ cao khoảng 60m, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ Thác Đambri là một điểm thắng cảnh được Tổng Công ty Dâu tằm tơ đầu tư thành điểm du lịch tham quan và sinh thái lớn của Lâm Đồng Ngày càng có nhiều du khách khi đến thăm Đà Lạt đều ghé vào đây tham quan cảnh thác, thăm đảo khỉ, làng dân tộc, dạo chơi trong rừng nguyên sinh

Ngoài ra, còn có một số thác khác cũng có tiềm năng phát triển du lịch như thác Bobla, thác Li Liang, thác Voi…

c Đồi núi:

¾ Đồi Cù

Đồi Cù nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, cạnh hồ Xuân Hương, rộng 150 ha, với nhiều quả đồi tròn trịa, mấp mô, tiếp nối nhau như một thảo nguyên bát ngát, lác đác những cụm thông Theo đồ án xây dựng thành phố năm 1942 của kiến trúc sư người Pháp Lagisquet thì Đồi Cù là khu vực "bất khả xâm phạm", nhằm tạo ra một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt Từ đó một sân golf 9 lỗ đã được xây dựng tại đây Đồi Cù là nơi hóng mát, cắm trại và picnic của dân chúng và du khách Năm 1992, Đồi Cù được đưa vào liên doanh giữa Công ty Du lịch Lâm Đồng (Dalat Tourist) với công ty Da Nao (Hồng Kông) và được xây dựng thành sân golf quốc tế 18 lỗ Hiện nay, Đồi Cù trở thành một sân golf rất đẹp của khu vực Sân golf có dịch vụ tập golf và kết hợp tham quan dành cho du khách tại Đồi Cù 2 Thời gian để tham quan và kết hợp tập gofl là một giờ đồng hồ

¾ Núi Lang Bian

Núi Lang Bian còn có tên gọi là núi Bà hay núi Lâm Viên, nằm án ngữ như một tấm bình phông phía bắc, cách Đà Lạt 16km, đi qua xã Lát Đây là ngọn núi lớn của khu vực Nam Trường Sơn, thực ra đây là một quần thể 5 ngọn núi nối tiếp nhau, núi cao nhất có độ cao 2.167m, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát toàn cảnh thành phố Đà Lạt, vào ngày đẹp trời có thể thấy biển Ninh Chữ (tỉnh Ninh Thuận) Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc

Trang 25

gắn với núi Lang Bian Dưới chân núi, có những buôn làng người Lạch sinh sống với những nét văn hoá đặc thù hấp dẫn Núi Lang Bian có địa hình đặc trưng của miền núi cao, có nhiều động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu rất thích hợp để phát triển du lịch leo núi, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu…

Ngoài các cảnh quan kể trên, Lâm Đồng còn có nhiều sông, thác, núi, hồ, rừng cây, đồng cỏ thảo nguyên, có giá trị trong du lịch như: Vườn cấm Quốc gia Cát Lộc; các vùng rừng đặc dụng; khu săn bắn Đạ Sa - Đạ Chais; nhiều thác nước: Hang Cọp, Bảo Đại, Bảy Tầng, Cô Tiên; đèo Ngoạn Mục; hồ Đạ Tẻh, Nam Phương, Tân Rai, Cam Ly Thượng; suối nước nóng Đạ Long Các tài nguyên này sẽ ngày càng được đầu tư, nâng cấp để phục vụ du khách trong nước và quốc tế

2.2.1.5 Tài nguyên du lịch nhân văn

Đà Lạt là một nơi có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú nhờ sự định cư của nhiều dân tộc khác nhau

a Nghệ thuật dân gian:

Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng bắt đầu nghệ thuật âm nhạc của mình bằng lối hát kể hát nói, cuốn hút người nghe suốt đêm đến sáng, vừa nghe vừa uống rượu cần Một trong những nhóm cư dân góp phần làm nên bản sắc văn hoá Nam Tây Nguyên bằng loại hình âm nhạc dân gian nữa là các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào Lâm Đồng như người Tày và người Nùng với hình thức sinh hoạt âm nhạc dân gian tiêu biểu là hát sli và lượn

Cộng đồng các dân tộc ở Lâm Đồng còn có nhiều loại nhạc cụ khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghi lễ, hội hè Người Việt di cư đến Lâm Đồng cũng mang theo gần đầy đủ các nhạc cụ truyền thống của mình Nhìn chung, các nhạc cụ dân gian của các dân tộc Lâm Đồng là một bảo tàng sống về đời sống âm nhạc

Tuy nhiên, múa là một sinh hoạt kém phát triển ở đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương Đa số các điệu múa đều gắn với lễ hội, mang nặng tính tự nhiên Nhìn chung, các động tác, vũ khúc trong các vũ điệu ở người thiểu số bản địa Lâm Đồng còn khá đơn giản và nặng tính ngẫu hứng, trong đó chủ yếu những động tác tay và vai

b Lễ hội

Sinh hoạt văn hoá sôi động nhất trong các cộng đồng người thiểu số và cả người Việt ở Lâm Đồng là những dịp lễ hội, lễ được gắn bó chặt chẽ với hội - với các hoạt động nghệ thuật dân gian, trong đó có những trò diễn lễ nghi nhằm tái tạo lại những sinh hoạt xã hội như săn bắt, cầu thần Lễ hội được tổ chức trịnh trọng, có tế rước và vui chơi giải trí, mang tính cộng đồng cao

• Lễ hội Hoa Đà Lạt:

Năm 2004, một loại hình lễ hội mới được chính quyền địa phương tiến hành nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển: đó là lễ hội Festival hoa Đà Lạt Lễ hội

Trang 26

này được tổ chức dựa trên ngành nghề cơ bản của cư dân trên địa bàn là trồng hoa Được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự nỗ lực của nhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội, Đà Lạt đã trở thành một thành phố rực rỡ các loài hoa Nhằm khai thác đặc trưng nổi bật này, chính quyền địa phương đã tôn vinh cả nghề nghiệp này lẫn danh tiếng của Tp Đà Lạt bằng cách tổ chức một lễ hội hoa, mang lại cho tất cả mọi người tham gia những trải nghiệm độc đáo Lễ hội festival hoa Đà Lạt 2004 đã tạo được tiếng vang rất lớn và gặt hái được những thành công rất lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu du lịch

Với sự thành công đó, chính quyền địa phương đã quyết định tiến hành Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt hàng năm vào thời gian cuối năm Hiện nay, chương trình Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt năm 2005 đang được tích cực chuẩn bị những phần cuối cùng trước khi khai mạc vào ngày 9/12/2005 và kết thúc vào ngày 18/12/2005 Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch sẽ được tổ chức tại Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt 2005 hứa hẹn sẽ gặt hái những thành công to lớn hơn nữa, đặc biệt cho ngành du lịch Đà Lạt với sự chuẩn bị hết sức công phu của Ban Tổ chức và sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài

Lâm Đồng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc, đáng chú ý là các tộc người thiểu số bản địa và người Việt Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng Đây quả là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đầy tiềm năng cho địa phương

c Kiến trúc – Điểm tham quan

Kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số bản địa Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Rắc Lây, M’Nông, Xtiêng - những tộc người bản địa đã từng có mặt trên xứ sở này từ nhiều thế kỷ có đặc trưng nổi bật là không phô trương, lặng lẽ tìm kiếm cho mình một mô thức phù hợp với môi trường sống Nhà sàn dài là loại hình kiến trúc tiêu biểu ở các cư dân thiểu số bản địa

Mọi người thường gắn tên gọi Đà Lạt với một cụm từ hoa mỹ đi kèm như: “thành phố hoa”, “thành phố sương mù”, “thành phố tình yêu”, nhưng đối với giới am hiểu kiến trúc thì khái niệm mang tính ước lệ đặt cho thành phố này là “tiểu Paris của Việt Nam” có lẽ là phù hợp nhất Bởi trước hết, Đà Lạt được khai sinh từ ý tưởng của chính quyền Pháp, với các ý thức xây dựng một đô thị nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa Sau nữa là sự ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây từ những đồ án quy hoạch tổng thể đầu tiên đến các kiến trúc dinh thự - biệt thự kiểu Pháp vẫn còn tồn tại nguyên vẹn giá trị của nó theo thời gian Lâu dần, sự ảnh hưởng sâu đậm ấy trở thành nét đặc trưng tiêu biểu làm nên bản sắc văn hóa của thành phố (nói chung) và đối với quy hoạch - kiến trúc Đà Lạt (nói riêng)

Điểm đáng chú ý trong kiến trúc cảnh quan của địa phương là thái độ tôn trọng đối với cảnh quan môi trường Bên cạnh việc cố gắng giữ nguyên trạng các

Trang 27

khu rừng cây trong thành phố, việc hình thành một hệ thống hồ nhân tạo góp phần giữ gìn sự trong lành của môi trường Diện tích các mặt hồ và các khu công viên được chú ý mở rộng Việc chú trọng các yếu tố mặt nước để cùng với những cảnh sắc thiên nhiên khác như núi đồi, rừng thông tạo nên một bức tranh thuỷ mặc, trong đó nổi lên là việc kiến tạo Hồ Xuân Hương như một tâm điểm của bức tranh toàn cảnh - một kiến trúc phong cảnh để lại dấu ấn đậm nét cho du khách

Nhiều hạng mục công trình từ thời Pháp vẫn tồn tại đến tận ngày nay và tiếp tục là niềm tự hào của nghệ thuật kiến trúc của Đà Lạt - Lâm Đồng Sau đây là một số kiến trúc – điểm tham quan đặc trưng ở Đà Lạt, có sức hút cao nhất:

¾ Dinh I, II, III:

Dinh I là một quần thể kiến trúc với hạng mục chính là một ngôi nhà một hầm, một trệt, một lầu, mái lợp ngói đỏ mang dáng dấp của kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ XIX Dinh thự nằm trong một rừng thông xanh sẫm Lối vào dinh là con đường rải nhựa với hai hàng cây cao vút thân trắng Giữa con đường là một đảo hoa xoay hướng đến toà nhà chính Quanh đó còn có một số hạng mục kiến trúc khác và một hệ thống sân vườn, bể cạn, lối đi dạo tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh

Dinh II, III là những toà biệt điện chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc châu Âu trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ này với đặc trưng nổi lên là sự giải phóng khỏi thế đối xứng nghiêm nghị của trường phái cổ điển, đi vào các hình khối tự do Dinh II được gắn với một khoảng sân lộ thiên có đặt vòi phun, tượng thần vệ nữ nhũ vàng và xung quanh được bao bọc bởi những bức tường thông thoáng với những cửa vòm thanh thoát kế tiếp nhau, phía trên được phủ những giàn hoa giấy, trông rất ngoạn mục

¾ Ga xe lửa Đà Lạt

Là một kiến trúc công trình có quy mô đáng kể chẳng những ở thập kỷ 30 mà cho tới tận ngày nay Phong cách kiến trúc cổ điển in đậm dấu vết lên toàn bộ toà nhà bằng bố cục đăng đối giữa các phần kiến trúc Cả toà nhà tạo nên một sự liên tưởng tới những đỉnh núi nhấp nhô của vùng đất cao nguyên Hiện nay, ga xe lửa được ngành du lịch khai thác với tuyến tour xe lửa Đà Lạt – Trại Mát ngắm cảnh thành phố

¾ Khách sạn Sofitel Palace

Là hạng mục kiến trúc có tầm cỡ được xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt Đúng như tên gọi của mình, khách sạn này mang dáng dấp của một cung điện (palace) nguy nga, tráng lệ nằm cạnh hồ Xuân Hương thơ mộng Phong cách kiến trúc hiện đại được kết hợp với trường phái cổ điển

¾ Hệ thống biệt thự:

Trên địa bàn Tp Đà lạt, nhiều biệt thự được dựng lên với những kiểu dáng hết sức đa dạng, hầu như mỗi ngôi biệt thự đều phô ra một diện mạo riêng, một vẻ

Trang 28

đẹp riêng trên dọc các đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hùng Vương Hệ thống biệt thự từ thời Pháp hiện nay đã xuống cấp rất nhiều do sử dụng không đúng mục đích và không được tôn tạo Ngoài ra, hệ thống biệt thự của dân cư địa phương cũng góp phần làm phong phú thêm kiến trúc của địa phương

¾ Kiến trúc tôn giáo:

Các thánh đường, đền chùa cũng là một trong những đặc trưng kiến trúc của Đà Lạt như nhà thờ Chánh tòa, các ngôi chùa Linh Quang, Linh Sơn làm phong phú hơn diện mạo của kiến trúc Đà Lạt Các ngôi chùa tiêu biểu ở Đà Lạt - Lâm Đồng là Linh Quang, Linh Sơn, Trúc Lâm thiền viện, chùa Tàu (Thiên Vương Cổ Sát), Linh Phước tự Nét độc đáo trong các kiến trúc Phật giáo Lâm Đồng thể hiện rõ nét trong việc lựa chọn không gian kiến trúc, sự phối trí hài hoà giữa thiên nhiên với phần nhân tạo

• Trúc Lâm Thiền Viện:

Chiếm một vị trí rất quan trọng trong các chương trình du lịch ở Đà Lạt, Trúc Lâm thiền viện là một công trình mới được xây dựng, song tiếng tăm đã trở nên quen thuộc đối với du khách Với khuôn viên rộng 25 ha, cách Đà Lạt chừng 5km về phía nam, Thiền viện không chỉ là nơi thờ Phật, nơi tu hành của các tăng ni Phật tử mà còn là một điểm tham quan lý tưởng đối với du khách và cả cư dân Đà Lạt Phía trước thiền viện là hồ Tuyền Lâm Giữa hồ là một gò đảo xanh mướt rừng tùng xen lẫn với thông

¾ Cáp treo

Xây dựng trong năm 2002, chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 1/2/2003 Chiều dài toàn tuyến đi và về là 2,3km Điểm đi là Đồi Rô Bin (cách chợ Đà Lạt khoảng 3km) và điểm đến là Thiền Viện Trúc Lâm Công nghệ cáp treo thuộc loại hiện đại đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của châu Âu Tại ga đi, du khách sẽ có dịp được ngắm toàn cảnh trung tâm Đà Lạt

¾ Vườn hoa thành phố

Nằm ở lưu vực hồ Xuân Hương, bên cạnh đồi Cù thơ mộng, cách trung tâm thành phố 2km Ngày xưa, đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 đã được nâng cấp lên thành Công viên hoa Tp Đà Lạt Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt với hàng trăm giống hoa khác nhau Ngoài các giống hoa truyền thống mà du khách đã biết như Cẩm tú cầu, hồng, hồng ri, xác pháo, mimosa, tại vườn hoa còn có hàng chục giống hoa mới được du nhập vào Đà Lạt từ 10 năm nay như các loại cúc, hồng, đồng tiền, đỗ quyên, trà mi Ở đây có một khu vườn địa lan, phong lan khá lớn và thuộc loại đẹp nhất của Đà Lạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua bán trao đổi của khách hàng Vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, đây là nơi diễn ra Hội hoa Xuân tập hợp những nghệ nhân chơi hoa, địa lan, phong lan, cây cảnh, tiểu cảnh - non bộ của Đà lạt Và các tỉnh thi tài

Trang 29

¾ Đà Lạt sử quán

Nằm gần cạnh Khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, xây dựng trong năm 2001, đưa vào hoạt động từ năm 2002 và được du khách biết đến như là một bảo tàng nghệ thuật về nghề thêu tranh nghệ thuật (thêu tay trên lụa) Việt Nam Các khu vực ở đây được sắp xếp hài hòa với yếu tố địa hình, cảnh quan và lối kiến trúc mang dáng dấp cung đình Huế với vật liệu truyền thống đã tạo cho Đà Lạt sử quán một vẻ đẹp văn hoá riêng biệt Khách đến đây có dịp tìm hiểu thêm về nghề thêu tay trên lụa

Từ chỗ chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu về nghề thêu, Đà Lạt sử quán đã trở thành một địa chỉ du lịch của địa phương Vào tối thứ bảy hàng tuần có tổ chức “Phố ẩm thực” phục vụ du khách và khách Đà Lạt với các món ăn truyền thống của khu vực miền Trung

2.2.2 Thị trường du lịch của Tp Đà Lạt – Lâm Đồng

Hàng năm, lượng du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng đều tăng Lượng du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng năm 2004 theo số liệu của Sở Thương mại Du lịch Lâm Đồng là 1.350.000 lượt khách, tăng 17.4% so với năm 2003 (khoảng 80% lượng khách trên có đến Tp Đà Lạt) Trong số đó, khách quốc tế chỉ có 86.000 lượt, khách nội địa là 1.264.000 lượt

Theo số liệu tổng hợp 6 tháng đầu năm 2005, lượng du khách đến địa phương là 857.100 lượt khách, tăng 15.6% so với cùng kỳ năm 2004 Cơ cấu khách cũng thay đổi nhưng theo hướng kém hấp dẫn hơn: tỷ lệ tăng của du khách nội địa cao hơn tỷ lệ tăng của khách nước ngoài

Như vậy, hầu hết du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng là khách nội địa, chiếm 94% tổng lượng khách Hiện nay, chưa có cuộc điều tra chính thức nào của ngành du lịch về du khách nước ngoài đến Đà Lạt – Lâm Đồng Theo thống kê từ các công ty du lịch của địa phương, du khách nước ngoài đến địa phương chủ yếu là dưới hình thức tự túc, riêng lẻ Đây cũng chính là một lý do khiến cho việc thống kê và điều tra về du khách nước ngoài đến địa phương gặp nhiều khó khăn

Mục đích chuyến đi của du khách chủ yếu là tham quan và nghỉ dưỡng Với sự đẩy mạnh trong việc tổ chức Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt, địa phương đã ghi nhận sự gia tăng ở lượng khách đến Đà Lạt với mục đích này trong tổng kết 6 tháng đầu năm 2005 Tuy nhiên, phải đợi đến lúc kết thúc Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2005 thì chúng ta mới đánh giá đúng tác động của sự kiện được tổ chức hàng năm này

Lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng thường có những dạng sau:

+ Khách du lịch thông qua các trung tâm dịch vụ lữ hành ở các tỉnh thành + Văn phòng đại diện của ngành du lịch Đà Lạt ở các tỉnh thành

+ Các công ty xe khách

+ Du khách tự tổ chức chuyến đi

Trang 30

Theo tổng hợp của Sở Du lịch Thương mại tỉnh Lâm Đồng, thị trường khách nội địa của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chủ yếu đến từ Tp.HCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ Ngoài ra, cũng có một số lượng khách khá lớn từ các tỉnh duyên hải miền Trung lân cận như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Đà Lạt vào những kỳ nghỉ cuối tuần Thị trường khách nước ngoài đa phần là du khách từ châu Âu (chủ yếu là Pháp), Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc

Mục đích chuyến đi của du khách có ảnh hưởng lớn đến thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách

+ Số ngày lưu trú trung bình của du khách còn thấp Số ngày lưu trú trung bình 5 năm gần đây là 2.1 ngày Năm 2004, số ngày lưu trú bình quân của du khách là 2.2 ngày

+ Mức chi tiêu bình quân của một du khách đến địa phương khoảng 900.000 đồng Mức chi tiêu này được xem là khá cao so với mức trung bình của cả nước Phần lớn mức chi tiêu này dành cho lưu trú, ăn uống, giải trí và vận chuyển

2.2.3 Phân tích đối tác liên kết, hợp tác

Trong ngành du lịch, việc liên kết – hợp tác với các địa phương khác là vô cùng quan trọng nhằm tạo ra tính đa dạng trong các sản phẩm du lịch và nâng cao sức cạnh tranh của chính ngành du lịch địa phương Thời gian qua, chính quyền địa phương và ngành du lịch đã tạo được nhiều mối liên kết hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển du lịch

Tình hình hợp tác quốc tế của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng như sau: • Kết nghĩa với thành phố du lịch Chiengmai (Thailand) để hợp tác phát triển du lịch, nhất là khi Sân bay Liên Khương nâng cấp thành sân bay quốc tế, hai địa phương sẽ mở đường bay trực tiếp đến nhau nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch của đôi bên

• Tổ chức mời đoàn farmtrip của Thái Lan và đăng cai tổ chức hội nghị hợp tác du lịch Thái Lan – Tp Đà Lạt - Lâm Đồng vào dịp Lễ hội Sắc Hoa 2004 (12/2004) tại Đà Lạt, với sự tham gia của đại diện Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), các hãng thông tấn, doanh nghiệp du lịch Thái Lan và ngành du lịch Tp Đà Lạt – Lâm Đồng

• Liên kết hợp tác với 1 số quốc gia trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của các các nước bạn đối với ngành du lịch địa phương Trước mắt là sự hỗ trợ giúp đỡ của Hà Lan và một số quốc gia Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản trong việc tổ chức Festival Hoa Đà Lạt 2005

• Kêu gọi đầu tư và nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới như một số doanh nghiệp của Mỹ và các nước châu Âu đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đà Lạt – Lâm Đồng Các tập đoàn Nhật Bản đăng ký đầu tư tại khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng Nhà đầu tư Singapore đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư du

Trang 31

lịch tại Đà Lạt, Bảo Lộc (Khu du lịch Camly – Mănglin, hồ Nam Phương, thác Đambri), Tập đoàn KGIM (Hàn Quốc) hiện đang đầu tư vào khu du lịch hồ Tuyền Lâm và khu nghỉ dưỡng Dinh 1 (Đà Lạt)

• Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor (Pháp) hiện đang hoạt động trên địa bàn Đà Lạt (quản lý khách sạn Sofitel Dalat Palace, Novotel Dalat, Sân Golf Dalat Palace), sắp đến sẽ có nhiều tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế khác đến hoạt động tại Đà Lạt (Anna Mandara Vilass resort, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch Đankia – Suối Vàng)

Với các địa phương khác trong nước, ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã phát triển được những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các tỉnh thành khác:

• Tăng cường hợp tác chặt chẽ với Tp.HCM (một đầu mối tiếp nhận du khách nội địa và nước ngoài) trên các lĩnh vực đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết, trao đổi kinh nghiệm và cùng hỗ trợ trong các chiến lược phát triển du lịch Hai bên đã ký chương trình hợp tác phát triển du lịch, tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, đào tạo, quảng bá, xúc tiến du lịch từ năm 2004

• Liên kết với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận trên các khía cạnh liên doanh, liên kết để khai thác tiềm năng du lịch của nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm của từng địa phương, nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút du khách quốc tế

• Hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên qua tour du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” nhằm tăng cường sự liên kết, liên doanh giữa các địa phương, thống nhất một thương hiệu cho cả vùng Tây Nguyên, đồng thời tăng cường sự đóng góp vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội Tour sẽ bắt đầu từ Đà Lạt, qua Daklak, Gia Lai, Kon Tum qua phía tây Quảng Nam về Đà Nẵng Tour này sẽ được kết nối với tour du lịch “Con đường di sản miền Trung” từ Bình Thuận lên Lâm Đồng

2.2.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Muốn vạch ra những chiến lược và phương án tiếp thị, trước hết cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của Đà Lạt – Lâm Đồng Phần này sẽ phân tích sơ bộ về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực (Khánh Hòa, Đà Nẵng) và đối thủ cạnh tranh tương đồng trong nước (Sa Pa)

2.2.4.1 Khánh Hòa và các địa phương duyên hải Nam Trung Bộ

Khánh Hòa, đặc biệt là Tp biển Nha Trang xinh đẹp từ lâu đã được du khách biết đến và mến mộ bởi khí hậu trong lành, cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ Nhiều du khách gọi bầu trời Nha Trang là bầu trời Địa Trung Hải của châu Á bởi vì phong cảnh hữu tình, có sức hấp dẫn du khách vì họ có thể tắm biểm quanh năm, không phân biệt bốn mùa mà hầu như chỉ có một mùa xuân ấm áp

Khánh Hòa là một tỉnh đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều cảnh quan nổi tiếng, hội tụ cả núi – rừng – sông – biển – đầm – phà – đồng ruộng Nơi

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thị trường này được phân loại theo hình vẽ sau: - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
h ị trường này được phân loại theo hình vẽ sau: (Trang 7)
Hình 1.1 Năm bộ phận cấu thành chính của ngành du lịch - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
Hình 1.1 Năm bộ phận cấu thành chính của ngành du lịch (Trang 7)
Sơ đồ này cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường hình thành tại những địa phương mà du khách sinh sống và nguồn cung cấp sản phẩm du lịch ở  những điểm đến - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
Sơ đồ n ày cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường hình thành tại những địa phương mà du khách sinh sống và nguồn cung cấp sản phẩm du lịch ở những điểm đến (Trang 8)
Ngoài ra, do du lịch là một loại hình dịch vụ, có những đặc điểm khác với những sản phẩm hữu hình khác nên những yếu tố sau là hết sức quan trong, cần  được xem xét: People (Nhân sự du lịch), Packaging (Phối hợp tour trọn gói),  Programming (Chương trình, - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
go ài ra, do du lịch là một loại hình dịch vụ, có những đặc điểm khác với những sản phẩm hữu hình khác nên những yếu tố sau là hết sức quan trong, cần được xem xét: People (Nhân sự du lịch), Packaging (Phối hợp tour trọn gói), Programming (Chương trình, (Trang 9)
Những số liệu về tình hình hoạt động du lịch của địa phương được thể hiện trong bảng sau:  - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
h ững số liệu về tình hình hoạt động du lịch của địa phương được thể hiện trong bảng sau: (Trang 39)
Bảng 2.2 Doanh thu từ du lịch qua các năm - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
Bảng 2.2 Doanh thu từ du lịch qua các năm (Trang 41)
Bảng 2.3 Tỷ lệ du khách quốc tế đến Lâm Đồng so với cả nước - Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015
Bảng 2.3 Tỷ lệ du khách quốc tế đến Lâm Đồng so với cả nước (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w