DU LỊCH TP ĐÀ LẠT – TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015 (Trang 47 - 50)

3.1Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của TP. Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng

3.1.1. Quan điểm phát triển

Đảng và Nhà nước xác định du lịch là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 10/1994). Đến năm 2001, Đảng và Nhà nước lại một lần nữa xác định du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng và khẳng định: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.” (Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần 9).

Chiến lược phát triển của Tổng cục Du lịch được đề cập trong Pháp lệnh Du lịch: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”

Từ những định hướng có tính dẫn dắt này, ngành du lịch Tp. Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng xác định quan điểm và tầm nhìn chiến lược của mình như sau:

“Phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hòa giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng; đưa ngành du lịch – dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.” (Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 20/11/2001).

Tầm nhìn dành cho thành phố Đà Lạt được xác định là: “xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước.”

Vận dụng những quan điểm dẫn dắt trên vào thực tế của địa phương, có thể đưa ra những quan điểm cụ thể hơn đối với ngành du lịch của địa phương như sau:

+ Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Trong quá trình khai thác, một mặt cần phải ngăn chặn sự phá hại tới các nguồn tài nguyên môi trường. Mặt khác, cần tìm cách tôn tạo và tái tạo những nguồn tài liệu xuống cấp hay hao mòn.

+ Duy trì và trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội địa phương; ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, có những biện pháp xây dựng sức chứa.

+ Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch. Tính đến các nhu cầu trước mắt của cả người dân địa phương lẫn khách du lịch. Hỗ trợ kinh tế địa phương.

+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng. Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của dân chúng địa phương. Khuyến khích cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các dự án du lịch, tạo công ăn việc làm cho mọi tầng lớp.

+ Đào tạo nhân sự, nâng cao vị trí của cán bộ địa phương các cấp; đào tạo nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại và những yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch địa phương một cách chuyên nghiệp và bền vững.

+ Tiếp thị du lịch có trách nhiệm. Ngành du lịch cần phải đảm bảo rằng việc tiếp thị du lịch “xanh” phải thực sự phản ánh chính sách và các hoạt động có lợi cho môi trường. Giáo dục khách trước khi đến và hướng dẫn những điều “cần làm” cũng như những điều “không nên làm” về phương diện môi trường, văn hóa và tôn giáo, làm cho khách du lịch nhận thức tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ đối với địa phương.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tổng hợp những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình cụ thể của địa phương, mục tiêu tổng quát của ngành du lịch có thể được thể hiện như sau:

Đưa ngành du lịch phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, biến địa phương là khu vực du lịch trọng điểm của quốc gia và khu vực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp lao động địa phương, góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp bằng cách thúc đẩy giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú trọng đến thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo đảm hài hòa xã hội về văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu kinh tế:

Gia tăng sự đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế của địa phương, giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của bản thân ngành cũng như các ngành liên quan, biến ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đưa địa phương thành một vùng trọng điểm du lịch của quốc gia và quốc tế xứng đáng với tiềm năng du lịch của mình.

Phát triển du lịch phải đồng thời phát triển nền kinh tế tổng hợp với các ngành liên quan. Ngành du lịch nhận được sự hỗ trợ từ những ngành khác và đến lượt mình, ngành du lịch phải hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển.

Mục tiêu văn hóa – xã hội:

Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường lịch sử – nhân văn, khai thác có hiệu quả các di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội để phục vụ phát triển du lịch; góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu môi trường:

Hoạt động du lịch phải gắn liền với những chương trình cụ thê để bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đặt ra được các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên du lịch.

Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Việc tiếp nhận một lượng du khách nội địa và quốc tế lớn đến địa phương đòi hỏi phải có biện pháp quản lý đảm bảo an toàn, trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Phải tổ chức được bộ máy quản lý du lịch có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, làm cho tình hình kinh tế, chính trị và an ninh ngày cang ổn định, tạo tâm lý vui vẻ, thỏai mái và an toàn cho du khách khi họ đến thăm địa phương.

3.2. Quan điểm xây dựng giải pháp:

Các giải pháp marketing được xây dựng trong phạm vi luận văn này được xây dựng từ ma trận SWOT dựa trên các quan điểm tận dụng những điểm mạnh cũng như cải thiện những điểm yếu để nắm bắt cơ hội và né tránh các mối đe dọa. Các giải pháp được xây dựng nhằm vào những mục đích chính sau:

3.2.1 Tận dụng những tiềm năng du lịch chưa khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao. Tình hình cạnh tranh trong ngành du lịch hiện nay không có lợi những địa phương không tạo ra được những sản phẩm độc đáo từ những tiềm năng của mình. 3.2.2 Điều chỉnh thị trường mục tiêu, tăng cường khai thác nguồn du khách quốc

tế. Các giải pháp đưa ra cần tạo điều kiện để các sản phẩm du lịch và các chương trình quảng bá tập trung hơn vào đối tượng du khách này.

3.2.3 Tác động điều chỉnh lượng nhu cầu (quản lý số cầu) nhằm tạo nguồn khách đều đặn tại các thời điểm trong năm: giảm sự quá tải trong mùa cao điểm và thu hút thêm du khách trong các mùa vắng khách.

3.2.4 Xây dựng hình tượng đặc trưng riêng của du lịch địa phương, phải thật sự đặc biệt để sử dụng thống nhất trong các hoạt động tiếp thị nhằm nâng cao hiệu quả của chúng.

3.3. Một số giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng Đồng

3.3.1 Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Giải pháp tiếp thị để phát triển du lịch Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng trước hết cần nhắm đến chữ P thứ nhất trong phối thức marketing là Product (sản phẩm):

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2015 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)