TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN KHOA DIA LY
NGUYEN QUANG VU
THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN DU LICH LANG NGHE TAI TINH QUANG NAM
LUAN VAN THAC SI
Trang 2Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, Trung tâm xúc tiễn Du lịch tỉnh Quảng Nam, Công ty Du lịch Hội An và các ban ngành, đoàn thể có liên quan đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả trong quá trình tìm kiếm tư
liệu để nghiên cứu và hoản thiện đề tải
Tác giả cũng xin gửi lời tri ân đến các thầy cô Bộ môn Du lịch và Khoa Địa lý
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
để tác gia co thé tiép cận những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu, phục vụ hiệu quả việc thực hiện luận văn
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gửi đến Tiến sĩ Trần Thị Út đã hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện dé tai dé tac gia co thể hoàn thành luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, các bạn học viên trong trường Đại
học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã động viên và giúp đỡ tác
giả trên bước đường thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Học viên thực hiện
Trang 3
STT | VIET TAT NGHĨA
1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations 2 Bộ NN&PTNT | Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 CNH — HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 DEP Department Export Promotion
5 FIDR Forum for Integrated Development and Research 6 HDND Hội đồng nhân dân
7 |HSX Hộ sản xuất
8 HTX Hop tac xa
9 ILO International Labour Organization
10 ITDR Institute for Tourism Development Research
1] IUOTO International Union of Official Travel Organizations 12 JICA The Japan International Cooperation Agency
13 LSHT Lich su hinh thanh
14 SWOT Strength, Weaknesses, Opportunities va Threats
15 | THT T6 hop tac
16 TNHH Trach nhiém htru han
17 | TTCN Tiểu thủ công nghiệp
18 UBND Uỷ ban nhân dân
19 UNESCO Onaaizadeas Educational Scientific and Cultural 20 VGTB Vu Gia Thu B6n — tén séng
Trang 4
STT BIEU DO, SO DO, BANG BIEU TRANG
1 Sơ đô 1: Khung nghiên cứu 1]
2 So d6 2: Phan loai dé liéu thu thap 12
3 Sơ đô 3: Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch tại các làng nghê 55
4 Sơ đô 4: Sơ đô kết nôi khách du lịch với làng nghê 68
5 | Sơ đồ 5: Mô hình 3H 88
6 | Sơ đồ 6: Mô hình Village 90
7 | Bản đô 1: Bản đồ hành chính Tỉnh Quảng Nam 39
g Bản đồ 2: Phân bố các làng nghề phát triển hoạt động du lịch tại s2 tỉnh Quảng Nam 9 Biểu đồ 1: Lượt khách du lịch nội địa và quốc tế tại Quang Nam 45 giai đoạn 2007 — 2012 Biểu đồ 2: Doanh thu từ du lịch tại Quảng Nam giai đoạn 2007 — 10 46 2012 HW Biểu đồ 3: Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Quảng Nam giai 47 doan 2010 — 2014
Trang 520 | Hình 3: Suôi Nước Lang 130 21 | Hình 4: Hồ Giang Thơm 130 22 _ | Hình 5: Đô thị cổ Hội An 130 23 _ | Hình 6: Khu dén tháp Mỹ Sơn 130 24 Hình 7: Làng làm lông đèn Minh An 131
25 | Hinh 8: Lang Gém Thanh Ha 131
26 | Hinh 9: Lang Méc Kim Bong 131
27 Hình 10: Lang nghê dệt thô câm thôn Đhò- Rôông 131
28 | Hình 11: Làng chiêu cói Bàn Thạch xã Duy Vinh 131
29 Hình 12: Làng nghê đúc đồng Phước Kiêu 131
30 | Hình 13: Làng rau Trà Quê 132
31 | Hình 14: Làng rau Trà Quê 132
Trang 61 —_ LY do CHO de ta ou 9 2 Miuc ti€u nghién CWU cccccccccccssssssssssssssseseccccsssssssssssssssssssssesssssssssssssoeenes 9 3 NOL Aung NghIEN CU U .cccccccccccccssssssssscsssssssescsscccsssssssseseseessscssesssesssseess 10 4 Quan diém va phwong phap nghién €ứu 5 5-5-5 s<ssse<e<eses 10 Net 0 n8 10
4.2 Các phương pháp nghiÊn CỨU o o5 < 6 6 S6 59999 99 9 9 96 6999998 96 8 9999.096.960 069889096 966 06608 11
5 _ YÝ nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiỄn . 5555 Scscscseeeeeeeee 14
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE LANG NGHE VA DU LICH LANG NGHE
sessannaneessees essssnsessccscssssnssccscssssssuesccssessssnesecssssssssesescsssssssseseecsessssssessecsssssssseeecssssssssesessses 16
1.1 TOmg quan 6 dé tal .cccsssssssssssssscccccsssssssssssssssssccsssccsssccsssssssssssccsssseess 16
1.2 Các khái niệm về du lịCHh «<< << 5555555 xxx e£eeeeeeeeesese 20
1.2.1 Khái niệm về du lịch < << £ SE E992 se 9e SưxeEecsemesersesee 20 1.2.2, N4 6.0 ni on 6 21 1.2.3 Khái niệm về tài nguyên du lịchh - << << se se sEse ecxesesecsesssesesee 21 1.2.4 Khái niệm về sản phẩm du lịch . << << se se se eExeseEecsesessesesee 21 1.3 Các khái niệm về làng ng hÈ << 5555555 x xxx eeeeeeeesese 23 1.3.1 Khái niệm làng ng hỀ .° << <5 s2 4 EeE9 9E Sư E92 eEsemsersosee 23
1.3.2 Tiêu chí công nhận làng ng hỀ 5 ° << s2 se 9ø xe sex ssese 25 1.3.3 J1 800100118171) 0 55 26 1.3.4 Đặc điểm của làng ng hỀ - 2° << ° <9 9E xe e2 server 28 1.3.5 — Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế — xã hội 5 s2 s«es«e 29
1.4 Các khái niệm về du lịch làng nghề .5-5 5 5 5 << cc<sesesesesesesese 31
1.4.1 Khái niệm về du lịch làng ng hÈ - << << se xe ecxesesecsesesrsesee 31 1.4.2 — Điều kiện để hình thành điểm du lịch làng nghÈ .5- < s5 <ses< se «se 32
1.4.3 Vai trò của du lịch làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội o5 ssss<ss5555 34
Trang 7Tiểu kết chương đc 1116600 114844840484484800800842006400400000/440846 HH1 040400406 37
CHƯƠN G 2: TIEM NANG VA THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH LANG NGHE ƠØ TĨNH QUANG NAMM G0 G G s9 9 0 9.9 9 9S 09955 55 ø 38
2.1 Tông quan về tỉnh Quảng ïNaim G5 9 0 998888896699966999556 38
;PIN c6 38
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên << «so Sư Cư E9 9 Cư c7 cư g0 cư gmgceeesee 40 2.1.3 Đặc điểm kinh tẾ — xã hộii 2 - << £ < <9 E994 Cư E9 vợ g2 uggxeeesxee 41 2.1.4 Đặc điểm văn hóa — xã hộii << £ < SE E1 Cư E92 cugmgceeesee 42 2.1.5 Tình hình phát triỀn du lịch . << << SE s£ EseEeEs se sex seeesesessee 42 2.2 Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Quảng ÏNam 5555555 505505 0000000000000 1110600066666 94994949 949499996 48 2.2.1 Đánh giá tiềm năng làng nghề cho phát triển du lịch . -5 5 se<<cs¿ 48 2.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghÈ 5 << se <<esesses 53 2.3 Những thành tựu và khó khăn trong phát triển du lich làng nghề ở tỉnh Quảng ÏNam 5555555 505505 0000000000000 1110600066666 94994949 949499996 62
pc" 6 86a 62
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân << < s£ SE E924 sợ xe seeeeeeesee 62
2.4 Đánh giá một số điểm làng nghề du lịch tiêu biếu . -5 5 64
2.4.1 Làng rau Trà QQuÍẾ 2-5 << << E9 SE Cư E999 c7 g0 cưa 64 2.4.2 Làng mộc Kim BỒng . << se E9 E994 E21 9 0 3 20 xeegsxee 68
P8 ¡ni nà 00 70
2.5.1 Những th mạnnhh - << 5° < 2£ SE SE E9 9 g7 g0 11 ga 70 2.5.2 Những điỂm yẾ -° << << Sư E9 Cư E9 c7 cư g0 2g eegsee 71
2.5.3 NON CO NGI sesssscsssscsssscsnecsssessnecsssecsnsccsnecsssecsnscsssecsnsccssecsssecssscsanecsssecaneesssecsscesanecsseeeaseeses 72 2.5.4, Nhirng thach thurc c sssscssscsssssssssssessnsesssecsnsessnscsssecsssccssecsssscssscsanecsssecanecesuecsnseesneesseesaneesss 73
00.10) mẽ 75
CHUONG 3: DINH HUONG VA GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA PHÁT TRIÊN DU LỊCH LÀNG NGHEẼ TẠI QUÁNG NAM - 76
Trang 83.2.1 Giải pháp về cơ sở vật chất — hạ tẰng 2 5° se se se Eexesereesersssese 79 3.2.2 Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2-5-5 s52 << esess «se 80
3.2.3 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch: .2-5- << «<< cse sex se seesesessee 81
3.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng phục VỤ << < se << csesscseseeeesessesese 84 3.2.5 Giải pháp tổ chức, quản lý đụ lịch: 5-5 s5 se se se sseseeeesezsssese 85 3.2.6 Giải pháp về sự phối hợp giữa các ngành, các cơ sở kinh doanh và liên vùng 86
3.2.7 MOt s6 m6 hinh du lich tai cdc Ang nghé .ccccccccsscssssssesssssssssssessssssssssessssssesssssseseesesees 87
3.2.8 Xây dựng chương trình tham quan du lịch tại các làng nghỀ s- <5 s 90
3.3 kiến nghị đối với cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Nam 93 3.3.1 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 5-5 <5 sess<sessese 93 3.3.2 Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 5-s< << scsess=sesesses 93
3.3.3 Kiến nghị đối với các tổ chức kinh tế hoạt động du lịch làng nghé tai Quang Nam 94
Trang 91 Ly do chon dé tai
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ đem lại nhiều giá trị kinh tế lớn, là động lực
kinh tế thúc đây các ngành kinh tế khác phát triển Với Việt Nam, một nước đang phát
triển đang có những bước chuyền lớn về kinh tế — xã hội, du lịch là ngành công nghiệp
không khói mang lại hiệu quả cao Những năm gần đây, du lịch đang trên đà phát
triển, những tiềm năng du lịch đã được đánh thức, lần lượt khai thác và đưa vào phát
triển phục vụ hoạt động du lịch
Làng nghề là một môi trường văn hóa lưu truyền những tỉnh hoa nghệ thuật và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán — sinh hoạt văn hóa cộng đồng Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch không chỉ dem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết việc làm cho nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tổn những giá trị văn hoá của dân tộc
Quảng Nam là địa phương được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ với hai di sản văn hóa được ƯNESCO công nhận đó là Đô thị cô Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn Không những thế đây còn là địa phương tập trung rất nhiều làng nghề truyền thống nỗi tiếng như làng mộc Kim Bông, làng đúc đồng Phước Kiều, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế Việc phát triển làng nghề
truyền thống gan với hoạt động du lịch đang được chính quyền địa phương đặc biệt
chú trọng Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh
Quảng Nam” được thực hiện nhằm phân tích các thế mạnh về tiềm năng, tìm hiểu về
tình hình phát triển du lịch tại các làng nghề, đồng thời đề xuất các biện pháp đề khai
thác tốt các tiềm năng, góp phần vào việc phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Quảng Nam trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ định hướng nghiên cứu như đã nêu ở trên, mục tiêu nghiên cứu của
đề tài được xác định như sau:
e Nhận diện các tiềm năng để phát triển du lịch tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam
Trang 10e_ Đẻ xuất các định hướng để khai thác tốt du lịch tại các làng nghề tỉnh Quảng
Nam
3 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, đề tài chú trọng nghiên cứu các
nội dung sau:
e_ Các nhân tô ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tại các làng nghề Quảng Nam e Tình hình khai thác du lịch tại các làng nghẻ tỉnh Quảng Nam
e_ Các giải pháp để phát triển du lịch làng nghề tỉnh Quảng Nam
4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Các quan điểm
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Phát triển du lịch tại các làng nghề là hoạt động mang tính tổng hợp và chịu nhiều sự tác động qua lại Nghiên cứu, phân tích làng nghề gắn với hoạt động du lịch
cần chú trọng tính hệ thống, các mối liên hệ giữa các đối tượng trong du lịch và các
điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế — xã hội của làng nghề địa phương 4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh tho
Du lịch là ngành có định hướng tải nguyên mang tính rõ rệt, vì vậy khi nghiên cứu cần chú trọng đến yếu tô phân bố về mặt không gian của các tải nguyên du lich,
tạo điều kiện cho việc quy hoạch và tô chức lãnh thổ du lịch Làng nghề phục vụ hoạt động du lịch chịu sự tác động sâu sắc của việc phân bố lãnh thổ về mặt không gian Vì
vậy, khi nghiên cứu đề tài chú trọng đến việc tổng hợp lãnh thổ không gian để có cái
nhìn toàn diện và rõ nét
4.1.3 Quan điểm lịch sử
Làng nghề được hình thành và phát triển trong thời gian khá dài, găn liền với việc phát triển của cộng đồng địa phương Nghiên cứu về việc phát triển du lịch làng
nghề, đề tài chú trọng đến việc yếu tô lịch sử, các xu thế và diễn biến phát triển làng
Trang 114.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Làng nghề là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập
quán và thể hiện lối ứng xử với môi trường tự nhiên — xã hội của cộng đồng địa
phương Nghiên cứu phát triển du lịch tại các làng nghề, để tài chú trọng đến quan điểm phát triển bên vững, nâng cao hiệu quả kinh tế — xã hội và bảo tôn — phát huy các giá trị truyền thống của các làng nghề
4.2 Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Hướng tiếp cận chủ đề nghiên cứu
Đề tài tiếp cận theo phướng pháp nghiên cứu mô tả, qua đó đề tài mô tả và hệ
thống lại thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam, mô tả hình thức tổ chức và quản lý, tìm hiểu nhu cầu và động cơ của khách du lịch và đánh giá sự hài lòng của khách du lịch với hoạt động du lịch tại các làng nghề địa
phương Đề tài tiễn hành phân loại các làng nghề theo các tiêu chí về tổ chức theo phạm vi không gian, theo các tuyến du lịch chuyên đề và mức độ hấp dẫn của làng nghề Khái quát hiện trạng và qua đó đẻ xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại địa phương
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu IEECNH-ELCN-REETH¬EE-I Sân phẩm, Tài nguyên Liên kết với emhngiir | [5Ï my quyện đ lữ hành 1 u7 3 Môi trường VH 2Ì truyền th Thu hút đầu br Hoàn thiện vào hoạt động yy CSVC-hạ du lich tầng — kỹ thuật
Khuyến khích, Đầu tư phát
nâng cao nhận triển nguồn
Nguồn nhân nhân lực chất
lực lượng cao
Xây dựng tổ Hệ thống tổ
Trang 124.2.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.2.1 Thu thập và xử lý số liệu
Các thông tin về tư liệu và số liệu của đề tài được thu thập từ các nguồn có độ tin cậy, đảm bảo tính khoa học và có tính cập nhật cao Tư liệu sau khi thu thập được tiến hành phân loại và lựa chọn để được tiếp thu và sử dụng Dữ liệu được tiến hành phân loại theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Phân loại dữ liệu thu thập Thu thập dữ liệu | ! : Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Vv Vv Vv Vv |
Phỏng vấn sâu Các sách Các bài báo, Các báo cáo Tập san du nghiên cứu sách tiếng về tình hình lịch và các
Nghệ nhân và cá nhân tiếng Việt về Anh về du kinh tế - xã website về
sản sản xuất tại các lảng duliehvà || lich valang || hội tại địa du lịch
nghề làng nghề nghề phương Quảng Nam Cán bộ quản lý chuyên trách về phát triển du lịch tại làng nghề địa phương e Thu thập dữ liệu thứ cấp Dũ liệu phục vụ nghiên cứu luận văn được thu thập từ hai nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập, chọn lọc và được sử dụng để đi vào phân tích, so
sánh cụ thể các nguôn tài liệu: từ đó, hình thành hướng nghiên cứu và phát triển mang
tính mới mẻ và phù hợp với thực tiễn cho luận văn này
Các nguôn tư liệu được thu thập chủ yếu từ nguồn cung cấp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đây là cơ quan chính quyên trực tiếp tổ chức và quản lý hoạt động phát triển du lịch cũng như bảo tôn các giá trị truyền thống của các làng nghề tại địa phương Cơ quan chuyên trách cùng với UBND tỉnh đã có thông kê vẻ số
Trang 13chức và quản lý các hoạt động làng nghề, các định hướng, chiến lược phát triển hoạt
động du lịch tại các làng nghẻ trên địa bàn e Phương pháp phỏng van
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn là thông tin định tính
Dũ liệu từ việc phỏng vấn hộ sản xuất và nghệ nhân bao gồm các nhận xét, đánh
giá về thực trạng của làng nghề, những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du
lịch làng nghề tại địa bàn nghiên cứu, những nhân tổ ảnh hưởng đến việc phát triển du
lịch làng nghề
Dũ liệu định tính còn được thu thập từ các bộ chuyên trách du lịch ở địa phương là các đánh giá, nhận định khách quan và chủ quan về hoạt động du lịch tại địa phương các điểm mạnh và điểm yếu trong việc phát triển hoạt động du lịch tại các
làng nghề, các định hướng chiến lược trong việc phát triển du lịch cũng như bảo tồn các giá trị truyền thông làng nghề
4.2.2.2 Phương pháp phan tích
Dũ liệu sau quá trình thu thập và phân loại được chọn lọc đề tiễn hành sử dụng
Từ các nguồn dữ liệu khác nhau thì thông tin dữ liệu được tổng hợp để có thể hỗ trợ
hình thành ý tưởng nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện đề tài
Theo các báo cáo và thông kê hằng năm của cơ quan chuyên trách địa phương, tác giả đã thu thập và xử lý số học và biểu diễn trên các biêu đồ hình học, qua đó xác
định được độ biến thiên và thay đối của các số liệu thống kê, mô tả hiện trạng khai
thác, những điểm mạnh và điểm yếu, qua đó xác định các nhân tô ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch làng nghề
e©_ Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Thông tin thu thập qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam vận dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày hoạt động của doanh nghiệp bao gồm
các hoạt động: số lượng khách tham quan, thu nhập bình quân của các đơn vị kinh doanh du lịch, sản phẩm và chiêu thị Trong đó ưu tiên mô tả sâu về hoạt động đánh
giá hiệu quả kinh doanh du lịch tại các làng nghề du lịch
Thống kê các số liệu thứ cấp được Cục Thống kê, Trung tâm xúc tiến du lịch
Tỉnh cũng cấp qua các báo cáo hăng năm từ năm 2005 cho 2015 về số lượng khách, cơ
Trang 14Thống kê về thu nhập bình quân của các đơn vị kinh doanh, sản phẩm và các hình thức chiêu thị được tác giả thu thập qua quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu Qua đó phân loại các làng nghề dựa vào sự phân bố về không gian, mức độ hấp dẫn và khả năng khai thác hoạt động du lịch tại các làng nghề
e© Phương pháp phân tich SWOT
Phương pháp phân tích SWOT được tiến hành để xác định các nhóm nhân tố bên
trong và bên ngoài tác động đến hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu Các nhóm
nhân tô bên trong bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu (S — W)_ và các nhóm nhân tố bên ngoài (O — T) là những cơ hội và thách thức Qua việc xác định được nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài, tác giả tiến hành xây dựng ma trận chiến lược kết hợp đề đưa ra các quyết định phù hợp Trong tiễn hành kết hợp các nhân tố, tác giả xác định các cặp nhân tô ưu tiên có kết quả ảnh hưởng trực tiếp để hỗ trợ đưa ra các quyết định và chiến lược mang tính cấp thiết
4.2.2.3 Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ được tiễn hành trên cở sở việc xác định về mặt phân bố về
không gian của các đối tượng nghiên cứu Qua việc xác định về mặt tổ chức không
gian, tác giả xác định khả năng liên kết và phối hợp tổ chức hoạt động du lịch để hình
thành nên sản phẩm du lịch tại địa bàn nghiên cứu Dữ liệu không gian và dữ diệu
thuộc tính được thu thập và tiến hành xử lý trên phần mềm Arcgic Dữ liệu sau khi
được xử lý sẽ hệ thống lại các đối tượng nghiên cứu về mặt không gian và phục vụ các phân tích vê sau
5 _ Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn e Y nghĩa khoa học
Đất nước ta đang có nhiều bước chuyển thật mạnh mẽ trong nhiều năm qua trên
rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa Trong đó, ngành du lịch Việt Nam
đang có nhiều bước tiễn khá vững chắc Du lịch đang dân trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương cũng như của cả nước Ngoài việc khai thác tốt các loại
hình du lịch đã phát triển từ lâu, việc bước đầu xây dựng các loại hình du lịch mới
cũng là vẫn đề cấp bách của du lịch Việt Nam Du lịch tại các làng nghề dang là loại
Trang 15găn liền với những kế hoạch lâu dài của ngành du lịch Vì vậy, việc nghiên cứu để xây
dựng các chương trình kế hoạch phát triển cũng là vấn để rất quan trọng Với những
kiến thức đã được học, những tài liệu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Quảng Nam” mong muốn sẽ đóng góp vào khối kiến thức chung cho loại hình du lịch này Hi vọng đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo bồ ích trong việc nghiên cứu
e Y nghĩa thực tiễn
Quảng Nam là tỉnh năm trong tuyến du lịch chuyên đề “Con đường di sản miễn Trung” với hai di sản văn hóa thế giới và nhiều danh lam thăng cảnh nổi tiếng Du lịch Quảng Nam đang ngày càng phát triển, khăng định vị trí của ngành trong cơ cấu kinh
tế — xã hội địa phương Phát triển hoạt động du lịch tại các làng nghề đang là hướng đi
mới mang tính chiến lược của tỉnh Quảng Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế — xã hội cũng như bảo tổn các giá trị truyền thống mà các thế hệ cha ông đã để lại Vì
vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu thực trạng khai thác du
Trang 16CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE LANG NGHE VA DU LICH LANG NGHE
1.1 Tong quan về đề tài
Làng nghề và làng nghẻ truyền thống phục vụ du lịch trong khu vực và trên thế giới có vai trò quan trọng và mang tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển du lịch
Cuối thế ky XX dau thé kỷ XXI cùng với ngành du lịch hiện đại phát triển thì việc
khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thông phục vụ du lịch trở nên phổ biến Nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nhiều vẫn đề liên quan đến làng nghẻ truyền thống và có đóng góp nhất định về mặt lý luận, thực tiễn trong việc phát triển du lịch
e_ Lịch sử hình thành và ý niệm về phát triển du lịch làng nghề
Làng nghề được hình thành từ quá trình định cư lâu dài của một cộng đồng với nền văn hóa nông nghiệp, có thời gian nông nhàn đề từ đó phát sinh ra những nghề thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Trên nhiều góc độ tiếp cận, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những góc nhìn khác nhau về việc hình thành và phát triển làng nghề, các lý
luận về định nghĩa nội hàm của làng nghề
Theo Hoàng Văn Châu trong giáo trình “Làng nghệ đu lịch Việt Nam”[L1] đã trình bày và phân tích phát triển du lịch làng nghề năm trong hệ thống du lịch văn hóa,
với những đặc điểm chính của du lịch làng nghề là tính tổng hợp là loại hình “du lịch
trí thức”, từ những giá trị văn hóa của làng nghè phát triển du lịch, với sự góp mặt của cộng đồng dân cư địa phương để bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế xã hội
Theo Trần Minh Yến trong “Phát triển làng nghệ truyền thống ở nông thôn Việt
Nam trong quá trình CNH — HĐH [55] đã đưa ra được sự hiểu biết khách quan khoa
học và hệ thống vẻ làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam, trên cơ sở đó xác định quan điểm chung và giải pháp chủ yếu nhăm đây mạnh sự phát triển của làng nghề truyền thong, đáp ứng những yêu cầu của quá trình CNH — HĐH nông nghiệp nông thôn
Làng nghề và làng nghề truyền thống được xây dựng trên cơ sở của một ngành
nghề nào đó pho biến của xóm làng trong một thời gian nhất định, là mối quan hệ sản
xuất kinh tế với xã hội Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay, làng nghề và
Trang 17quát và làm rõ những lý luận về làng nghèẻ, vị trí và vai trò của các làng nghề truyền thống trong quá trình CNH —- HĐH đang là vẫn về nghiên cứu được chú ý
Nghiên cứu về làng nghề, không ít các tác giả đã đưa ra lý luận riêng của mình, tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận ở mỗi khía cạnh khác nhau Theo Mai Thế Hon trong luận án tiễn sĩ “Phái triển làng nghệ truyền thống trong qua trinh CNH —
HDH ở vùng ven thủ đô Hà Nộ? [21] đã làm rõ vẫn đề làng nghề không chỉ đơn thuần
là nghề nông nhản trong thời gian rảnh mà còn là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học, làng nghề không chỉ đáp ứng cho nhu câu của đơn vị hành chính trên qui mô nhỏ mà còn đáp ứng cho những nhu cầu khác của xã hội trên phạm vi không gian rộng hơn, qua đó khăng định vai trò của các làng nghề trong quá trình CNH — HĐH, giá trị của làng nghẻ trong phát triển du lịch Đặc biệt, tác giả còn làm nỗi bật các giá trị dé làm rõ tiềm năng cũng như những yêu cầu của làng nghề truyền thống ven thủ đô Hà Nội trong phát triển kinh tế hiện nay, bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản, xác thực nhằm thúc đây mạnh mẽ làng nghề truyền thống ở vùng ven đô Hà Nội
Theo Bạch Thị Lan Anh trong luận án tiến sĩ “Phát triển bên vững làng nghề truyền thong vùng kinh tẾ trọng điểm Bắc Bộ ”[I|, đã hệ thỗng hóa những vẫn đề lý luận và thực tiễn vé phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Qua đó, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu đây mạnh sự phát triển bên vững làng nghề truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tóm lại, kết quả của những nghiên cứu trong các công trình khoa học này đã cung cấp hệ thống lý luận về làng nghẻ, làng nghề truyền thống cũng như những nghề thủ công và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời còn khai thác thực trạng của những làng nghề cụ thể để từ đó để ra các giải pháp góp phân thúc đây sự phát triỀn của các làng nghề
e_ Quá trình khôi phục và các giải pháp phát triển làng nghề
Trang 18làng nghề Theo tac gia G Michon va F Mary trong "Conversion of traditional village gardens and new economic strategies of rural households in the area of Bogor, Indonesia"[61] đã nghiên cứu sự chuyển từ một làng nghề truyền thống đổi sang thành chiến lược kinh tế của các hộ gia đình nông thôn ở Indonesia, từ các làng nghề
đề ra các chiến lược để phát triển kinh tế, dựa vào các làng nghề trên cơ sở hình thành
và phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề để khai thác tối ưu các
giá trị khác của làng nghề ngoài việc chỉ sản xuất các sản phâm thủ công để mưu sinh Ngoài chiến lược chuyển đổi các làng nghề sang chiến lược kinh tế, tác giả Liu Peilin trong "To Establish a Protection System for China's Famous Villages of Historic and Cultural Interest"{62] vi nghién ctru cua mình về làng nghề ở Trung
Quốc cũng đề xuất ra giải pháp cụ thể là thành lập một hệ thống bảo vệ cho “Làng nổi tiếng của Trung Quốc tham quan lịch sử và văn hóa” Ở quan điểm này tác giả lại cho rang việc gắn kết giữa các hộ gia đình trong một làng nghề cần được tăng cường, xây dựng môi trường của một làng nghẻ truyền thống để từ đó phát huy sức mạnh của những làng nghề Với quan điểm là nên “Chú trọng vẫn đề chung hơn vẫn đề riêng”
Theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện nghiên cứu Đông Bắc Á trong “Van đề bảo tôn và phát triển làng nghệ thủ công truyền thống ở Nhật Bản ”[53] nhìn nhận quan điểm xây dựng và phát triển làng nghề là để gìn giữ những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc kết tinh trong nguyên liệu, quy trình, sản phâm của làng nghề Giá trị ay duoc bao tén trong các làng nghề, được kế thừa từ đời này sang đời khác và thu hút được sự quan tâm của thế hệ sau này Vì vậy xây dựng hình ảnh của mỗi sản phẩm là khâu quan trọng để phát triển làng nghề, mỗi làng nghề chỉ chuyên môn hóa một nghề để giảm sự cạnh tranh mà mang lại nét độc đáo trên thị trường Làng nghề được gìn
giữ và phát triển thì giá trị văn hóa mới được bảo tôn Hình thức này mang lại thành
công cho Nhật Bản trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Đến với đất nước Thái Lan, cũng áp dụng mô hình này và cũng thành công không kém trong
việc phát triển làng nghề truyền thống găn với du lịch, là bài học kinh nghiệm có giá
Trang 19du lịch, chính nhờ du lịch mang lại sự lan tỏa, ảnh hưởng, phát triển của các làng nghè,
đồng thời còn kéo theo sự phát triển của các ngành khác trong bài viết: “Phát triển làng nghệ, ngành nghệ sắn với du lịch”[29] của An Vân Khanh
Tóm lại, trong nhóm công trình nghiên cứu khoa học này, đã phân nảo giới thiệu được những giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển làng nghề Kết quả nghiên cứu của nhóm công trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc để ra các chính sách cũng
như hoạch định hướng phát triển cho các làng nghề cụ thể, và để lại bài học cho các
làng nghề khác của Việt Nam
e Nghiên cứu phát triển làng nghề tại Quảng Nam
Quảng Nam nỗi tiếng với nhiều nghề và làng nghẻ truyền thống, là một trong những trung tâm phát triển du lịch của cả nước, cho nên phát triển du lịch làng nghề tại
Quảng Nam là đề tài thu hút nhiều tác giả với nhiều công trình và nhiều hướng nghiên
cứu khác nhau
Khái quát tổng quan các làng nghề tại Quảng Nam, và tập trung đi sâu vào phân tích những hạn chế, yếu kém của ba làng nghề chính tập trung tại thành phố Hội An (lang rau Tra Quế, làng gốm Thanh Hà và làng mộc Kim Bông) phân tích những điểm
mạnh, những hạn chế trong công tác tô chức, sản xuất, cách tạo ra điểm nhấn dé thu
hút khách du lịch, đồng thời đưa ra những giải pháp phát triển cho những làng nghề này được thê hiện rõ trong luận văn thạc sỹ “Các giải pháp đề phát triển làng nghề ở thành phố Hội An, Quảng Nam” do học viên Phan Văn Tú thực hiện Đối với sự phát triển của một làng nghề cụ thể như làng rau Trà Quế, đề tài “Phát triển làng rau Trà Quế gắn với du lịch tỉnh Quảng Nam” của tác giả Ngô Huyền Trân và Nguyễn Thị Lan cho rằng: Trà Quế là một trong những làng nghề truyền thống được khôi phục và có hướng phát triển tốt, trở thành “địa chỉ đỏ” trong bản đồ hoặc các tour tham quan của
du khách trong và ngoài nước Đề tài đánh giá kết quả thực hiện mô hình làng nghề kết
hợp với du lịch, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình, đưa ra định hướng phát triển cho làng rau Trà Quế trong tương lai
Các đề tài đã bước đầu định hướng các bước phát triển du lịch tại các làng nghề
noi tiếng ở địa phương, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác hoạt
Trang 20trọng ở các đề tài nghiên cứu trước đây tại địa phương Vì vậy đề tài “Thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch làng nghệ tại tỉnh Quảng Nam” với mục tiêu tìm hiểu
các tiềm năng phát triển du lịch, thực trạng khai thác du lịch tại các làng nghề Quảng Nam, qua đó đề xuất các định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại các làng nghẻ, trong đó chú trọng đến việc liên kết ngành, liên kết vùng Đề tài mong muốn sẽ có nhiều đóng góp thực tiễn cho việc phát triển kinh tế — xã hội Quảng Nam nói chung cũng như việc phát triển của ngành du lịch địa phương nói riêng
1.2 Các khái niệm về du lịch 1.2.1 Khái niệm về du lịch
Theo Liên hiệp Quốc tế các Tổ chức Lữ hành chính thức (International Union Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lich duoc hiéu la hanh động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải đề làm ăn, tức không phải đề làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma — Italia (21/08 — 05/09/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lich: “Du lich la tong hop cdc
mỗi quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn ft các cuộc hành trình và
lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của họ``
Theo từ điển du lịch Trung Quốc thì: “Ho động du lịch là tổng hòa hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tôn tại và phái triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,
lấy chủ thể du lịch và trung gian du lịch làm điểu kiện”
Theo L.I.Pirôgionic (1985) thi: “Du lịch là một dạng hoạt động của dán cư trong thời gian rồi liên quan với sự di chuyên và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tỉnh thân, nâng cao
trình độ nhận thức văn hóa hoặc thê thao kèm theo việc tiéu thu những giá trị vỀ fự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Theo hội nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng
Trang 21gian đã được các tô chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là đề tiễn hành các hoạt động kiếm tiễn trong phạm vi vùng tới thăm”
Có thể nói một cách khái quát, du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm
thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm mục đích riêng, có kèm theo việc tiêu thụ các dịch vụ do các cơ sở cung cấp dịch
vụ du lịch cung ứng
1.2.2 Khái niệm về du khách
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, khách du lịch được định nghĩa như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hop di du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề dé nhận thu nhập ở nơi đến
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005:
e_ Khách quốc tế (International Tourist) là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
e Khach noi dia (Domestic Tourist): là công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thô Việt Nam
1.2.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005, tai nguyên du lịch được định nghĩa như sau:
“Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thê được sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tô cơ bản đề hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dân du lịch”
Khái niệm tài nguyên du lịch không được đồng nhất với các khái niệm điều kiện
tự nhiên hay điều kiện văn hóa lịch sử phát triển du lịch Về thực chất, tài nguyên du
lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa lịch sử đã bị biến đối ở một mức
độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào
muc dich du lich[56]
1.2.4 Khai niém vé san pham du lich
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ sở khai
Trang 22Phân loại sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch có thể phân biệt thành sản phẩm du lịch trọn gói và sản phẩm du lịch đơn lẻ
Sản phẩm du lịch trọn gói: là hệ thống các dịch vụ, hàng hóa được sắp xếp theo
chuỗi thời gian liên tục nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của du khách trong suốt chuyến đi
Sản phẩm du lịch đơn lẻ: là những dịch vụ hàng hóa thỏa mãn các nhu cầu riêng lẻ của du khách khi họ thực hiện chuyến đi của mình như: nhu cầu lưu trú, nhu cầu vận
chuyền, tham quan, giải tri, mua sam
Sản phẩm du lịch có các đặc điểm đặc trưng sau:
e Tính tong hop
Hoạt động du lịch là hoạt động tong hop, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách
cũng hết sức đa dạng phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp cao hơn
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thế hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ
sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất Mặt khác, tính tông hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận
e Tính không dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất không thể dự
trữ như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tôn kho
Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch chỉ trao quyền sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên quan trong thời gian qui định Nếu sản phẩm du
lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không thể bù đắp được
e Tính không thể chuyền dịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng thời gian và không gian
sản xuất ra chúng, vì vậy khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch
chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyền ra khỏi nơi sản xuất và
Trang 23Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyên sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm
Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du
lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫn tới sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thong tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng
tới lượng câu du lịch Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách
e Tinh dé dao dong (dé bi thay doi)
Qua trinh san xuat va tiéu thu san pham du lich chiu anh huong va han chế của
nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá
trình trao đôi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch
Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung
thành với một sản phẩm du lịch duy nhất Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đối phụ thuộc vảo trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt tiêu thụ
Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lẫy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch
làm căn cứ, xác định sách lược kinh doanh tiêu thụ linh hoạt, thúc đây việc thực hiện
giá trị sản phẩm du lịch
e Tinh thoi vu
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ Nguyên nhân là do lượng cung
sản phẩm du lịch khá ồn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu
cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung — cầu cũng thay đôi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm du lịch
1.3 Các khái niệm về làng nghề
1.3.1 Khái niệm làng nghề
Trang 24cho đến ngày hôm nay, tuy nhiên cũng có một số làng nghề bị mai một theo thời gian Đề bảo tồn và phát triển các làng nghề cần có những nghiên cứu chuyên sâu về làng nghẻ, đồng thời có những giải pháp để khôi phục lại những làng nghề đó
Theo Huỳnh Đức Thiện (2014) làng nghề có thể được hiểu nôm na 1a cau tao tir hai từ “làng” và “ngh”, tức là “một cụm dân cư sinh sống tại nông thôn với hoạt động kinh tế truyền thông là sản xuất nơng nghiệp, ngồi ra cịn có các hoạt động phi nông nghiệp, sản xuất một mặt hàng nào đó có tính chuyên môn cao và mang lại nguồn thu nhập cho cả làng ”[Š 7|
Làng nghẻ trong các nghiên cứu của những tác giả khác nhau cũng cho chúng ta
một cách nhìn nhận khác về lang nghé Theo Hoang Phê (1988), làng nghề được cắt
nghĩa như sau: “Làng nghề là một làng chuyên làm một nghề thủ công truyền
thông ”[58], hay theo Trương Minh Hăng (2011) thì làng nghề duoc hiéu la: “Lang
nghệ là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ những nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghệ mang tính truyền thống lâu đời ”[59] Làng nghề được hình thành và phát triển gắn với yếu tố lịch sử (phải được hình thành trong một thời gian nhất định) và yếu tố chuyên môn một nghề nào đó
Với những cách hiểu cũng như lý luận về khái niệm làng nghề ở trên, sẽ không có một bộ tiêu chuẩn nào đẻ ra để công nhận các làng nghề một cách cụ thể Nghiên cứu về các tiêu chí để công nhận làng nghề, tác giả Dương Bá Phượng (2001), lang nghề được hiểu là “Những làng ở nông thôn có các ngành nghệ phi nông nghiệp chiếm trụ thế vệ số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghệ nông ”[35] Theo đó, làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề bị tách ra
khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ
trong cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng
Theo các tiếp cận lý luận vẻ làng nghề để có thể công nhận một làng nghề thực thụ, tác giả Lê Thị Minh Lý (2003) đã cho răng: “Làng nghề là một thực thể vật chái,
tỉnh thân được tôn tại cô định về mặt địa ly, ồn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mỗi liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bể day lich sw va
Trang 25hoạt động ấy được khăng định vị thế trong không gian và tích lũy theo thời gian dé
dem lại những giá trị tích cực nhất định cho đời sống xã hội Nhất trí với quan điểm
trên, Trần Công Sách (2003 ) định nghĩa: “Làng nghệ được xem là một cụm cộng dong dân cư sinh sống trong cùng một làng (thôn), có một hay một số nghệ hình thành có tính chất phi nông nghiệp, trước hết là tiểu thủ công nghiệp và tỉ lệ sử dụng lao động của những ngành nghệ đó chiếm tỉ lệ cao trong tông số thu nhập và lao động của làng [39]
1.3.2 Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo Thong tu 116/2006/TT —- BNN ngày 18/12/2006 Bộ NN&PTNT hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/ND - CP ngay 07/07/2006
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đã đưa ra các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống Trong Thông tu nay, lang
nghề được xác định khi thoả mãn 3 tiêu chí sau:
e Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động về làng nghề nông thôn
e_ Hoạt động sản xuất kinh doanh ồn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận
e Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trên thực tế đối với các tiêu chí mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đưa ra đối với công nhận làng nghé phù hợp với thực tiễn Các địa phương nên sử dụng bộ tiêu chuẩn làng nghề thống nhất trên cả nước để tiễn hành
khảo sát và công nhận các làng nghề, đồng thời có biện pháp quản lý làng nghề hiệu
quả hơn Tuy nhiên, tiêu chuẩn làng nghề cũng cân điều chỉnh theo thời gian, được xây
dựng dựa trên tiêu chí định lượng và định tính, đồng thời phản ánh được các đặc điểm
của làng nghề gồm:
e© Nhóm yếu tố định lượng
Trang 26e© Nhóm yếu (ố định tính
Gồm các sản phẩm có tính mỹ nghệ, mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc của từng địa phương hoặc dân tộc, sản phẩm sản xuất theo những quy trình ốn định va được lưu truyền từ đời này sang đời khác, sản xuất hàng hoá với mục đích đáp ứng
nhu cầu thị trường và mục đích kinh doanh
Trong các tiêu chí kế trên, tiêu chí tỉ lệ số hộ và lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp có thể chuyền sang tiêu chí số lượng hộ và lao động tham gia sản xuất phi
nông nghiệp để tính toán, xác định và công nhận làng nghề đạt chuẩn thuận tiện hơn
1.3.3 Phân loại làng nghề
Trong thông tư số 116/200 6/TT — BNN, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định 66/2006/NĐ - CP, Hà Nội, Tr 1, Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân
cu cấp thon, ap, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau
Làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất (có thể lớn hoặc nhỏ theo hộ gia đình) trong một vùng địa lý nhất định ở nông thôn, cùng sản xuất một ngành nghề phi nông nghiệp như nhau và tôn tại đã nhiều năm, ở làng nghề tồn tại số lượng cơ sở sản xuất đáng kể, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp
Làng nghẻ có tính lịch sử, từ quá trình hình thành và phát triển phải trải qua một khoảng thời gian dài, vì vậy xuất hiện quan niệm “Làng nghề truyền thống” được hiểu là làng nghề thực hiện nghề thủ công hoặc tiểu thủ công để sản xuất ra sản phầm tryền thống lâu năm và thường là được duy trì qua nhiều thế hệ
Làng nghề truyền thống được quan niệm là những làng có tuyệt đại đa số bộ phận dân số làm nghề cổ truyền Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong
lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và
Trang 27Theo Thông tư I16/2006/TT — BNN năm 2006 thực hiện nghị định của Chính
phủ về phát triển ngành nghé nông thôn đã đưa ra các tiêu chí để xác định một làng nghề là làng nghề truyền thống:
e_ Số hộ và số lao động tham gia hoạt động theo nghề truyền thống ở làng nghẻ đạt từ 50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng
e_ Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghẻ truyền thống ở làng nghề truyền thống đạt trên 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm
e Sản phẩm làm ra có tính nghệ thuật truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
e_ Quá trình sản xuất được tuân theo bí quyết và công nghệ sản xuất truyền thống nhất định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Như vậy, có thể quan niệm đầy đủ về làng nghẻ truyền thống là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được sản xuất kinh doanh phổ biến va đem lại nguồn thu nhập chiếm chủ yếu trong năm Những nghề thủ công đó được
truyền từ đời này sang đời khác, thường là nhiều thế hệ Cùng với thử thách của thời
gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tỉnh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu băng nghé do San phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường
Làng nghề và làng nghề truyền thống là một môi trường văn hóa lưu truyền những tỉnh hoa nghệ thuật và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán — sinh hoạt văn hóa cộng đồng Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá
của dân tộc
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và nên sản xuất cơ giới
Trang 28Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một "điểm đến" của du khách, nó là
làng nghề truyền thống, có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp, phát triển thành những nghề đặc trưng, nỗi trội để sản xuất kinh doanh, găn liền với hoạt động du lịch, đồng thời cung cấp sản phẩm du lịch của làng nghề phục vụ cho khách du lịch, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động tại các làng nghề truyền thống từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lich đó
Làng nghề được xem là một tải nguyên du lịch để hoạt động du lịch làng nghề
khai thác Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của các làng nghề phục vụ du lịch tạo ra như
một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui
chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch, hoặc tham gia vào các
công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tôn giá trị truyền thống văn hóa va tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề
1.3.4 Đặc điểm của làng nghề
Từ những khái niệm về làng nghề đã nêu rõ những đặc điểm chung của làng nghề như sau:
Làng nghề gồm một hoặc nhiều cụm dân cư sống cùng một khu vực địa lý được
gọi chung là làng Đa số làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất phi nông nghiệp Cư dân của làng nghề có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh doanh lẫn
dòng tộc, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội ở làng nghề Số
lượng hộ dân tham gia vào sản xuất chiễm đa số trong tổng số hộ dân tại làng, với thu nhập hầu hết đến từ nghẻ sản xuất phi nông nghiệp
Trang 29Làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công nhưng có thể áp dụng công nghệ sản xuất mới để cải tiễn năng suất ở mức độ khác nhau tùy theo đặc điểm sản xuất của mỗi làng nghề Việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới cần giữ được nét truyền thống và tính mỹ thuật của sản phẩm
Hình thức tổ chức kinh doanh trong làng nghề truyền thống theo hộ gia đình là chủ yếu Hầu hết sử dụng công nghệ thủ công và thô sơ Vì đặc điểm này đã mang lại đặc tính riêng biệt và sự quý hiểm cho sản phẩm làng nghề Tuy nhiên cũng chính điều
này làm cho năng suất chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh bị hạn chế
Nguyên liệu sản xuất của làng nghẻ chủ yếu là nguyên liệu có sẵn ở địa phương và ở trong nước Trong các làng nghề đặc biệt là các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề Phương thức dạy nghề chủ yếu là nghề truyền nghề kèm cặp của người thợ cả đối với thợ học việc Sản phẩm của các làng
nghề là những sản phẩm độc đáo được sản xuất theo kinh nghiệm, kĩ năng kĩ xảo,
nhiều sản phẩm không thể sử dụng máy móc vào trong quá trình sản xuất được mà chỉ có bàn tay con người mới thực hiện được Các làng nghề truyền thông chứa đựng giá
tri tinh than đậm nét, phản ánh được các tập tục tín ngưỡng lễ hội và nhéu quy dinh
khác Đầu tiên là những quy ước, luật lệ được giữ gìn bí quyết của nghề, để bảo tồn nghề của dòng họ hay cộng đồng làng xã
1.3.5 Vai trò của làng nghề trong phat trién kinh té — x4 hdi
Làng nghề sản xuất thủ công sử dụng nhiều sức lao động, số lượng lao động tại các cơ sở sản xuất rất đa dạng tuỳ theo quy mô Làng nghề tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn ở nông thôn Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho
những lao động lớn tuổi, trình độ thấp hoặc là có hoàn cảnh khó khăn nên không thể
tìm được việc trong các khu công nghiệp Trong các làng nghề, không chỉ có lao động
tại chỗ mà còn tạo điều kiện cho những lao động ở những vùng lân cận|Š7|
Làng nghề thu hút phần lớn các hộ gia đình tham gia sản xuất và nguồn thu nhập chính đó là sản xuất phi nông nghiệp Mức thu nhập ở nông thôn không thể đáp ứng
cho một bộ phận lao động trẻ, có trình độ nhất định, tuy nhiên ở các làng nghề, vIệc tạo ra thu nhập cho lao động lớn tuôi, lao động trình độ thấp, đặc biệt là lao động nông
Trang 30lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp Không chỉ tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động trực tiếp, làng nghề còn tạo ra cơ hội phát triển cho các ngành liên quan: cung ứng vật liệu hay tiêu thụ sản phẩm làng nghẻ[55]
Đa số các cơ sở sản xuất ở làng nghề đều nhỏ (theo hộ gia đình), không cần đầu tư nhiều vốn và lao động cho sản xuất nên phù hợp với năng lực của các hộ gia đình nghèo ở nông thôn và ngoại thành Vốn kinh doanh của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đa dạng tuỳ theo ngành nghẻ sản xuất và quy mô Vì vốn đầu tư không lớn nên
đó là một lợi thế để huy động các loại vốn nhàn rỗi của dân vào hoạt động sản xuất
kinh doanh Ngoài ra những nguyên liệu để sản xuất hầu hết có tại địa phương, có thể khai thác gần với các làng nghề nên chỉ phí thấp làm giá trị gia tăng của sản phẩm làng nghề cao
Theo Dương Bá Phượng (2001) “Làng nghệ không chỉ là nơi sản xuất hàng hoá mà còn là môi trường phát triển văn hoá, kinh tế và xã hội, đồng thời là chiếc nôi của công nghệ truyền thống ”[37] Những nét văn hoá này từ lâu không thể thiếu và làm
phong phú văn hoá của Việt Nam, nhiều làng nghề đã đi vào thơ ca, được đề cập trong
các tác phẩm văn học và lịch sử Làng nghề là nơi bảo tồn và lưu truyền bí quyết, tỉnh hoa nghẻ truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên những lớp nghệ nhân tài năng của làng nghề Làng nghề có mối quan hệ với ngành du lịch ở nhiều mặt và có triển vọng du lịch rất lớn Làng nghề làm đa dạng sản phẩm và nguồn thu của ngành
du lịch Ngược lại ngành du lịch hỗ trợ công tác quảng bá, tiêu thụ cho làng nghề, vIệc
phát triển đưa làng nghề vào du lịch góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống, phát triển ngành nghề truyền thông và nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương
Các làng nghề xuất khâu sản phẩm không phải là hiện tượng nhất thời, có trên 40% sản phẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến trên 100 quốc gia trên thế giới Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hang thủ công mỹ nghệ tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong giai đoạn 1995 — 2007, đến nam 2005, kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ đạt gần 500 triệu USD Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ đạt 750 USD Năm 2010, kim ngạch xuất khâu đồ thủ công mỹ nghệ đạt 1.5 tỷ USD Trong đó, làng nghề giữ vai trò quan trọng về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam Trong chiến
Trang 31hình sản xuất tích cực, cần được phát triển ở nông thôn để thúc đây xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Như vậy, làng nghề góp phân tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kim ngạch xuất khâu của nhiều địa phương
Làng nghề góp phần chuyền dịch cơ câu kinh tế, thúc đây quá trình CNH — HĐH nông thôn Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là chiến lược hàng đầu của các làng nghề, tuy còn thấp so với các ngành công nghiệp lớn những cũng có những đóng góp quan trọng của hộ gia đình và lao động ở các làng nghề Nhờ làng nghề mà
các hộ gia đình cũng như lao động có việc làm, có thu nhập đời sống ôn định Các làng
nghề gồm các cơ sở sản xuất nhỏ có vai trò quan trọng trong xuất khâu đồ thủ công mỹ nghệ, cần phải được đầu tư và thúc đây phát triển
1.4 Các khái niệm về du lịch làng nghề 1.4.1 Khái niệm về du lịch làng nghề
Theo khoản 1, Điều 4 Luật Du lịch năm 2005, “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhăm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” Việc phát triển du lịch các làng nghề truyền thống là nhằm phục vụ mục đích “tìm hiểu” văn hóa, quy trình và thao tác sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
khách du lịch
Về mặt lý thuyết, hành trình du lịch bao gồm nhiều khâu như đi lại, ăn uống, lưu
trú bên ngoài nơi cư trú thường xuyên và một số hoạt động dịch vụ bổ sung, hỗ trợ khác Những dịch vụ trong hoạt động du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyền, dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ hướng dẫn, tham quan du lịch, dịch vụ tô chức các cuộc tham quan du lịch, dịch vụ tô chức các hoạt động vui chơi giải trí trong quá trình tham quan và lưu trú, và các dịch vụ bổ sung khác
Chính vì vậy, sản phẩm du lịch là một tông thê rất phức tạp, gồm các thành phần
không đồng nhất, đó là: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ bổ sung trong quá trình du lịch, điều kiện giúp khách du lịch
tiếp xúc cận đến điểm du lịch và phương pháp quá trình tổ chức quản lý sản phẩm du
Trang 32Giá trị văn hóa vật thể và phi vat thé là thành phần có khả năng thu hút khách du lịch, thúc đây họ đi du lịch, bao gồm tải nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch
sử hay công nghệ cổ truyền
Trên cơ sở khái niệm tổng quát về du lịch, du lịch làng nghề được hiểu khái quát là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do
nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trỊ,
được khai thác để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham
quan tìm hiểu du lịch, tham gia vào các công đoạn sản xuất các sản phẩm đặc trưng của làng nghề; từ đó mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phân tôn vinh, bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng
nghé[11]
Phát triển du lịch làng nghề được hiểu là một quá trình tiến triển của nền kinh tế du lịch làng nghề trong một thời kỳ nhất định Trong đó, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, sự tổ chức duy trì và bảo tôn không gian làng nghề truyền thống, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự công băng về phân phối
Phát triển du lịch làng nghề được xem xét cả hai mặt là quá trình và trạng thái phát triển Phát triển tại làng nghề được xem là quá trình cung cấp hay tăng thêm về
tiện nghi cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu câu du lịch Bên cạnh đó phát triển du lịch
làng nghề còn là sự tác động qua lại giữa địa phương và cộng đồng Đánh giá về việc
phát triển du lịch làng nghề cần thông qua việc đánh giá lượng khách du lịch, tình hình
cung cấp dịch vụ thái độ của cộng đồng địa phương
1.4.2 Điều kiện để hình thành điểm du lịch làng nghề
Đề phát triển du lịch làng nghề cần rất nhiều yếu tố, từ trực tiếp đến gián tiếp, trong đó có các điều kiện đóng vai trò chủ đạo để một làng nghề có thể phát triển du
lịch như sau:
Thứ nhát, vi trí của làng nghề: Một làng nghề muốn phát triển du lịch trước hết phải xem xét đến vị trí của nó có thuận lợi hay không để có thể dễ dàng đưa vào các tour du lịch phục vụ cho khách du lịch khi có nhu cầu Các công ty du lịch thường thiết kế các chương trình tham quan kết hợp nhiều điểm tham quan để tạo nhiều giá trị
hơn cho chuyến du lịch, như công ty du lịch Hội An thường kết hợp trong những tour
Trang 33giới thiệu cho du khách những giá trị văn hóa kết tinh trong các làng nghề, đồng thời
nâng cao giá trỊ cho các chương trình du lịch Việc lựa chọn làng nghề làm điểm dừng
phụ thuộc vào vị trí của làng nghề đó
Thứ hai, cơ sở vật chất — hạ tang ky thuat: Yéu cầu nhất thiết của một cơ sở phục
vụ du lịch Ở các làng nghề, muốn phát triển du lịch phải đầu tư hệ thông cơ sở vật
chất — hạ tầng kỹ thuật để thuận tiện cho việc tham quan, tìm hiểu như: lối đi, bãi đậu xe, chỗ ngôi, khu vệ sinh, khu trưng bày sản phẩm; khu giới thiệu, thuyết minh, biểu
diễn; phòng thực hành, trải nghiệm; khu vực giao lưu với nghệ nhân, người dân địa
phương
Thứ ba, làng nghề phải mang tính đặc trưng riêng của vùng: chính là không gian văn hóa gắn với văn hóa vùng miền Làng nghề là nơi thực hiện sản xuất có thật với những quy trình găn với cuộc sống hàng ngày Cái khó của làng nghẻ chính là sở hữu không gian văn hóa phi vật thế sống động, khách du lịch luôn muốn cảm nhận được tính chân thực của điểm tham quan Điều nảy yêu cầu làng nghề phải có hơi thở của “kinh tế làng nghề”, có nghĩa là trước khi đưa vào du lịch phải là làng nghề truyền thống còn đang hoạt động để đem đến cho khách du lịch cái nhìn chân thực từ các khâu của làng nghề, từ hoạt động của dân làng trong vận chuyển mua bán nguyên vật
liệu đến mua bán, sản xuất và các dịch vụ bổ trợ khác
Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề: Nhu câu hướng dẫn và thuyết minh về sản phẩm và lịch sử của làng nghề là rất cần thiết và đa dạng Thôi hồn cho các giá trị văn hóa của làng nghèề, ở các làng nghẻ cần chú trọng đảo tạo khâu này để nâng cao chất lượng, tăng độ hấp dẫn của làng nghề, để có thể thu hút khách du lịch
Thứ năm đa dạng hóa các sản phẩm của làng nghẻ: Hiện nay, các làng nghề chủ yếu sản xuất các sản phẩm truyền thống của làng nhưng chưa chú ý đến sản phẩm hàng lưu niệm mang tính biểu tượng văn hóa của làng Sản phẩm của các làng nghề tuy đa dạng mẫu mã và kiểu dáng nhưng chỉ hướng đến mục đích tiêu dùng mà chưa hướng đến khai thác sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch
Thứ sáu, tạo điều kiện trải nghiệm trực tiếp cho du khách: Trong mô hình phát triển du lịch gắn với làng nghề, yếu tố đáp ứng nhu câu: xem, trải nghiệm và mua của
du khách được nhân mạnh đầu tiên, đây được xem là nguyên tac dé phat trién du lich
Trang 34khiến du khách phan khởi hơn khi họ được các nghệ nhân biểu diễn cho xem những
công đoạn để tạo ra một sản phẩm thủ công Điều này đòi hỏi tại các làng nghề phải có
những nghệ nhân tay nghề để có thể biểu diễn cho du khách xem, đồng thời phải có
khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ tốt Tiếp theo để tăng giá trị của chuyến tham
quan làng nghề, khách du lịch cần được tạo cơ hội tham gia làm thử sản phẩm hoặc
công đoạn nào đó của sản phẩm, điều này đòi hỏi các làng nghề phải đầu tư những khu vực dành cho du khách tham gia học làm thử để có những trải nghiệm đáng nhớ với nghệ nhân địa phương Và cuối cùng là công đoạn tạo cho khách cơ hội mua những sản phẩm ấy về làm quà tặng hoặc quà lưu niệm, yếu tố này nên được khai thác ở các
làng nghề như: dét, son mai, gốm sứ, bánh kẹo rượu, trà Nhưng có một số làng
nghề không thể đáp ứng được yêu cầu này như: làng gạch, đóng ghe xuông, đóng bàn ghế Tuy nhiên có thể chế tạo những mô hình con về hình thù của các sản phẩm dé
phục vụ du khách
Thứ bảy, đây mạnh công tác truyền thông cho làng nghề: Muốn phát triển làng nghề truyền thống trong du lịch không thể thiếu khâu Marketing và xây dựng thương hiệu truyền thống thông qua các phương tiện như: website, bảng hiệu chỉ dẫn, sách
hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, kênh youtube, facebook Hiện nay chỉ có một số
làng nghề chú trọng công tác truyền thông cho sản phẩm cũng như làng nghề truyền thống Chính tiếp thị truyền thông ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển du lịch tại các làng nghẻ
Thứ tám, đây mạnh liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân sở tại:
Phát triển du lịch làng nghề rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng dân cư sở tại, chính
quyền và doanh nghiệp Do đó việc phô cập kiến thức về du lịch cũng như những kỹ năng trong ứng xử du lịch cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nghệ nhân trong các làng nghề là rất cần thiết Cần quan tâm nhất đó chính là lao động trực tiếp tại các làng nghề: hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nghệ nhân
1.4.3 Vai trò của du lịch làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội
Trang 35Theo Huỳnh Đức Thiện (2014) làng nghề truyền thống phục vụ du lịch thường có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng bí quyết và công nghệ sản xuất truyền thống là chủ
yếu, hoạt động mang tính thời vụ, đây được xem là lợi thế để các làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân cư có thể có nơi đầu tư hiệu quả, góp phân tăng nguồn vốn đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất — kỹ thuật tại làng nghề truyền thông phục vụ du lịch, góp phần phát triển du lịch của địa phương Sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp phương pháp thủ công tỉnh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ lao động tại các làng nghề truyền thông này, điều này đã tạo ra những độc đáo, riêng có giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp, thể hiện cụ thể ở tính
riêng lẻ, tính đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt; chiều sâu nhiều hơn chiều rộng,
mang tính trường phái, gia tộc giữ bí quyết hơn là sự phố cập, phô biến rộng rãi; đầy
chất trí tuệ trí thức lâu đời, điều này khang định được giá trị văn hóa của cộng đồng
dân cư kết tỉnh trong từng công đoạn làm, trong từng sản phẩm Sự giao kết này đã tạo nên tính cá biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghẻ truyền thống phục vụ du lịch Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm này đồng thời là sự thưởng thức tính nghệ thuật của nó Do đó, làng nghẻ truyền thống phục vụ du lịch góp phần làm tăng cung sản
phẩm du lịch cho địa phương[57]
Tóm lại, các làng nghề truyền thông phục vụ du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, kinh tế, xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường sự kết hợp giữa phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch với phát triển du lịch trong xu thế hội nhập thế giới, góp phần cho kinh tế du lịch địa phương ngày càng phát triển theo hướng thị trường
1.5 Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề ở một số nước và ở Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm từ Thái Lan
Trang 36ở nông thôn, ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm
du lịch Chính phủ Thái Lan đã có những bước tiễn mới trong việc áp dụng chương trình chiến lược với ý tưởng “mỗi làng một sản phẩm” (One Village One Product Movement) từ năm 2001 Điển hình như các làng nghề dệt lụa Mat Mee, lang nghề làm ô Bo Sang Đây là chương trình chiến lược từ sáng kiến của Cục xúc tiễn xuất khẩu (DEP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Mỗi làng nghề một sản phẩm không có nghĩa là mỗi làng chỉ có một sản phẩm mà mỗi làng có kỹ năng, văn hóa, truyền thống riêng kết tinh trong sản phẩm trở thành đặc trưng riêng của làng nghề trong sản phẩm Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương với tồn cầu, thơng qua việc hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại Việt Nam cân có những kết nối và học tập kinh nghiệm từ việc tô chức và quản lý từ các làng nghề ở Thái Lan
Sự phát triển chiến lược “mỗi làng nghề một sản phẩm” đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì Nó đã giúp cho người dân Thái giải quyết được vấn đề việc làm, làm ra nhiều sản phẩm đặc sắc của từng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia và điều quan trọng là giữ được giá trị tri thức truyền thống trong văn hóa lâu đời của họ Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây là cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tải nguyên ở địa phương, và giữ gìn tri thức bản
địa một cách hiệu quả Hiện nay tại Thái Lan có khoảng 70.000 làng nghề truyền
thống, hằng năm tạo ra nhiều sản phẩm thủ công có giá trị cao, đáp ứng cho việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ngoài ra còn phục vụ cho du lịch và mang lại nguồn
thu cao
1.5.2 Kinh nghiệm từ Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm du lịch văn hóa của cả nước, năm
2015, tinh phan đầu đạt mục tiêu đón ba triệu khách, trong đó có gần 50% khách quốc tế Đề đạt mục tiêu trên, vẫn đề đặt ra là có những chính sách nhằm đây mạnh đa dạng
hóa các loại hình du lịch, phải lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây an tượng
Trang 37thường tô chức các lễ hội nghề truyền thống nhằm quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ — đây là chương trình mang điểm nhấn cho các sản phẩm thủ công cũng như làng nghề hướng đến khách du lịch, đồng thời quảng bá hình ảnh của những làng nghề truyền thống nơi đây[6 I]
Du khách tỏ ra thích thú với những chương trình du lịch làng nghề làm nón Kim Long, Phú Cam vì họ tận mặt chứng kiến những công đoạn tạo ra sản phẩm đặc
trưng của Việt Nam Và còn hào hứng hơn khi tên, hình của mình được lưu lại trên
những chiếc nón bài thơ, đó không chỉ để làm quà mà còn lưu giữ những đặc trưng của vùng đất có đô để lại cho du khách Hay trong các làng gốm, du khách được tận tay nặn tượng những con vật, chú têu đê mang về làm quà cho người thân, gia đình
Tiểu kết chương 1
Chương I1 là hệ thống các lý luận cơ bản về du lịch và du lịch làng nghề Tìm hiểu
về các lý luận này là nền tảng rất quan trọng cho việc nghiên cứu các vẫn đề liên quan đến phát triển du lich tai các địa bàn nghiên cứu Đây chính là cơ sở quan trọng để có
thể phát triển các vấn đề nghiên cứu về sau Trên cơ sở lý luận về du lịch và du lịch
Trang 38CHUONG 2: TIEM NANG VA THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH LANG NGHE O TINH QUANG NAM
2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Vi tri dia lý
Quang Nam, hay gọi âm địa phương là Quảng Nôm, nằm ở miền Trung của Việt
Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách Thành phố Hỗ Chí Minh 865 km
về phía Nam Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp biển Đông Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn Tỉnh li đặt
tại thành phố Tam Kỳ
Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam Quảng Nam là vùng
đất giàu truyền thông văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An va
thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra
nhiều người con ưu tú cho đất nước như cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng Với diện tích 10,440 km” và dân số trên 1.4 triệu người (2014), Quảng Nam đứng thứ
6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam Mật độ dân
Trang 39ị 5 â bá ¢ & NHA a zo \ ae ¢ 5 \ bu) = ore B seat 1 \ ` \ ony 189) Ầ a | ỳ s \ \ \ 01% Tas Yt | ⁄ ~ a s Kho Cc 4 vế 4 f T , 1 CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH / A
ĐƯỢC ĐĂNH SỐ TRÊN BẢN ĐỒ Í ES Mee
TX Hội An 1P Thanh Hà SP An Xuân SP An Sơn 5 : oO LOI mem È
+sl| 2P Càm Châu 7P Hòa Hương | C a “ Vị , P9583 : Uj
29|| Tx Tam Kỳ Š P Trưởng Xuân a \ Ym mad ~\ BINH SON _,
ẤP Phước Hòa - 10Tân Thanh / ` “.-.= QU N AI `, I grates
i * TRA BOR —- :
trị HÀNH „ ,ĐƠN DENTICH] OANSO | MATDO _ (Km?) (Ngườ) (Người/km?) y AY ¿ TRẦ BÓNG-tRÀXUÂN —_—~9ege_S :
1 Ì Thị xã Tam Kỳ 920 ˆ 103730 127 JTRA | TX HỘI AN Tỷ lệ 1:70 000 2 Thị xà Hội An | 607 | 77300 1274 cm
3 Huyện BẮc TràMy §243 36 400 44 :
4 | Huyện Duy Xuyên | 297.9 123300 414
Š | Huyện Đại Lộc 585.6 149900 | 256 4
DÍ| $ Huyền Đêng Gang S112 20 800 26 i
7 | Huyén Dien Ban 2143 18760O 875
8 |Huyin Higp Doc 4918 37900 7 Ẹ 9 Huyện Nam Giang 18365 18 9QO 10 Xi 10 ( Huyện Nam Trà My 8224 19 900 24 °
11 Huyện PhùNnh | 251/5 | 844 800 336 Ì Nx
12 Huyện Nủi Thành | = 533.0 | 135.600 2% aa ; ai df
13 Huyện Phước Sơn 47413 18400 | 16 = - SƠN TÂY Ì|
14 | Huyén Qué Son | 706.7 | 122600 | 173 | ee —N:
15 ( Huyện Tây Giang 901.2 13400 | 15 3 `
16 | Huyện Tiên Phước Ô 4532 | 71500 (158 Sey +
1S tơ, Huyền Thang Binh | at | 180500 | 489 } `
Trang 402.1.2 Đặc điểm tự nhiên e Dia hinh
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dân từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu
cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng băng ven biến Theo nghiên cứu của Tổng cục địa chất tỉnh năm 2015 cho biết vùng đôi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên Núi Ngọc Linh cao 2.598§m năm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải côn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn
đến Tam Quang, Nui Thành Bè mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá
phát triển gồm sông Thu Bồn sông Tam Kỷ và sông Trường Giang e Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa
khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miễn Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C,
Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bang có thể xuống dưới 12C va nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn Độ âm trung bình trong không khí đạt 84% Lượng mưa trung bình 2000 — 2500mm
Mùa mưa thường kéo dải từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyền tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miễn núi nhiều hơn đồng băng Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình trong năm có thể vượt quá 4,000 mm Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa
hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh
e Thuy van