1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp

66 684 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 550 KB

Nội dung

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với những đòi hỏi cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Do vậy các doanh nghiệp luôn phải đặt ra những chiến lược, kế hoạch mục tiêu và hành động cụ thể để có thể đứngvững trên thương trường Để đạt được điều đó, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu.

Công ty cổ phần Tràng An trước đây là Doanh Nghiệp Nhà Nước được cổ phần hóa từ tháng 10/ 2004 Tồn tại và hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty đã nhanh chóng thích ứng cũng như thay đổi lối làm việc trước kia Trong những năm gần đây, công ty đã đạt được một số kết quả sản xuất kinh doanh tích cực

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An, em đã lựa chọn đề tài: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: thực trạng và giải pháp”

Kết cấu đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An

Chương 2: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An

Do thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô Qua đây em xin chân thành cảm ơn các bác các cô, các chú và anh chị các phòng ban trong công ty cổ phần Tràng An cũng như các thày cô Khoa Đầu tư đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này.

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN.

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Trang 2

Công ty cổ phần Tràng An là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo.Với hơn 30 năm kinh nghiệm, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển Đặc biệt là từ sau khi cổ phần hóa, hiện tại công ty là một trong 100 doanh nghiệp sản xuất

bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm hàng đầu Việt Nam, liên tục đạt các

danh hiệu: Hàng Việt nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt,Thương hiệu nổi tiếng ViệtNam

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1.1 Quá trình hình thành.

- Tiền thân là xí nghiệp Công - tư hợp danh Bánh - Mứt - Kẹo Hà Nội(Thành lập sau cải tạo Công thương tư bản, tư doanh ở miền Bắc) Năm 1975 tách thành 2 xí nghiệp là xí nghiệp Bánh - Mứt - Kẹo Hà Nội(thuộc Sở Thương Nghiệp) và xí nghiệp Kẹo Hà Nội(thuộc Sở Công Nghiệp).

- Ngày 18/4/1975 Xí Nghiệp Kẹo Hà Nội được thành lập, thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội,đóng tại 204 Đội Cấn, quận Ba Đình, theo quyết định số 53/CN - UBHCTP.

- Ngày1/8/1989 sáp nhập Xí nghiệp Kẹo Hà Nội với Xí nghiệp chế biến tinh bột mỳ Nghĩa Đô và đổi tên thành Nhà máy Kẹo Hà Nội, theo quyết định số 169/QĐ - UB Nhà máy gồm 2 cơ sở là Cầu Giấy thuộc phường Quan Hoa và Nghĩa Đô thuộc phường NghĩaĐô.

- Ngày 8/12/1992 Nhà máy kẹo Hà Nội đổi tên thành Công ty bánh kẹo Tràng An theo quyết định số 3128/QĐUB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Địa chỉ Phùng Chí Kiên - thị trấn Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - TP Hà Nội.

- Ngày 29/12/1999 Cổ phần hóa một bộ phận của công ty bánh kẹo Tràng An tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành lập công ty cổ phần dịch vụ thể thao giải trí Quan Hoa với vốn pháp định 6 tỷ đồng.

- Ngày1/10/2004: công ty bánh kẹo Tràng An chính thức được cổ phần hóa thành Công Ty Cổ Phần Tràng An(DNNN) với 51% vốn nhà nước theo QĐ số 6238/Q Đ - UB của

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Tên công ty(tiếng Việt) : Công ty cổ phần Tràng An.

Tên công ty(tiếng Anh) : TRANGAN JOINT STOCK COMPANYTên giao dịch:(viết tắt) : TRANGAN.,JSC.

Trụ sở chính:

Địa chỉ : Số1- Phùng Chí Kiên-Nghĩa Đô-Cầu Giấy-Hà Nội.

Trang 3

Điện thoại:(84-4)2679999 Fax:(84-4) 7564138.Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

Vốn điều lệ : 22.200.000.000 đồng (hai mươi hai tỷ, hai trăm triệu đồng).Giấy CNĐKKD số: 0103005601 : Ngày cấp: 01/10/2004

Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội.

Công ty mẹ: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.Thành viên:

Công ty cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp thành viên:

 Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp(Lolipop,lạc xốp, hoa quả), Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp-Toffee, Hương cốm, Socola sữa, Sữa dừa…

 Xí nghiệp bánh: Sản xuất bánh quy, Bánh quế, Snack, Gia vị. Xí nghiệp cơ nhiệt: xí nghiệp phục vụ(Cơ-Nhiệt-Điện)

1.1.1.2 Ngành nghề và mục tiêu kinh doanh:

- Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghiệp thực phẩm- vi sinh; Xuất nhập khẩu các loại: vật tư; nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm - vi sinh

 Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành công nghiệp thực phẩm;

 Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, du lịch, hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo;

 Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;- Mục tiêu kinh doanh:

 Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông;  Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh;

Trang 4

 Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;

 Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty

1.1.1.3 Sản phẩm chủ yếu

 Kẹo Chewy cao cấp các loại: Được sản xuất từ sữa tươi nguyên chất trên dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhất Việt nam, theo nguyên lý cô chân không màng siêu mỏng(super thin vacuum cooker) đảm bảo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhờ có nhiệt độ cô thấp to ≤ 93,7OC, do đó sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên và vi chất dinh dưỡng, dễ ăn và thích hợp với mọi lứa tuổi

 Kẹo cứng hoa quả, Lolipop: Mang hương vị hoa quả đặc trưng, đa dạng của miền nhiệt đới, kẹo que Lôly đặc biệt được các em nhỏ yêu thích vì có que cắm ăn hợp vệ sinh, rất phù hợp với picnic

 Bánh quế: Là sản phẩm bánh quế số 1 Việt nam, bán chạy nhất trên thị trường trong nhiều năm qua

 Teppy snack: Đi vào thị trường và có ấn tượng tốt với người tiêu dùng vì chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Cộng hoà Pháp với công nghệ đùn ép, rất an toàn cho sức khoẻ, đặc biệt do công nghệ mới snack không qua chiên ở nhiệt độ cao có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ như 1 số sản phẩm khác theo khuyến cáo của WHO  Bánh quy Golden coin: Sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhờ chất lượng cao và chủng loại đa dạng

 Bánh Pháp- Paris Pancake: Công nghệ của Pháp, là sản phẩm lần đầu tiên được sản xuấttại Việt nam Với các vị kem đa dạng làm từ nguyên liệu cao cấp của Châu Âu, sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng cảm giác thơm ngon, bổ dưỡng

 Bánh mỳ Pháp TYTI Sức Sống Mới: Bánh mỳ dinh dưỡng, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code 2003, sản phẩm bảo quản lâu, bao gói tiện dụng, có thể mang theo mọi lúc mọi nơi, thích hợp với mọi lứa tuổi.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ & cơ cấu tổ chức của công ty 1.1.2.1 Chức năng.

- Công ty có chức năng cơ bản là sản xuất bánh kẹo và một số mặt hàng thực phẩm khác Hàng năm công ty sản xuất khoảng 5000 tấn với hơn70 chủng loại mặt hàng khác nhau, như: Kẹo tổng hợp, kẹo cà phê, kẹo hoa quả, bánh Snack, bánh quế Công ty có thể thay đổi chủng loại và mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của thị trường.

- Giới thiệu và đưa sản phẩm của công ty tới nguời tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh phân phối.

Trang 5

1.1.2.2 Nhiệm vụ.

- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.

- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng hóa các chủng loạisản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

- Sử dụng hiệu quả bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh doanh trên cơ sở có lãi để tái mở rộng sản xuất.

- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.

1.1.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến bao gồm các phòng ban phân xưởng và các đội sản xuất với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó Giám đốc công ty Cơ cấu tổ chức của Công tyCổ Phần Tràng An được thể hiện cụ thể ở sơ đồ 1.1.

Trang 7

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Tràng An

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:

- Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý của công ty, toàn quyền nhân

danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng

- Giám đốc điều hành: là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.

- Phòng Nghiên cứu và Đầu tư phát triển(R&D)

+ Báo cáo các hoạt động kĩ thuật hàng tháng, quí theo yêu cầu.+ Đăng kí chất lượng, mã số vạch, hệ thống quản lí chất lượng.

Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công ty, pháp lý.Phát triển: Dự án đầu tư mới , phát triển sản phẩm hoàn thiện qui trình sản xuất đồng thời

nghiên cứu sản phẩm mới Báo cáo các hoạt động kĩ thuật hàng tháng, quí theo yêu cầu Đăng kí chất lượng , mã số vạch, hệ thống quản lí chất lượng.

- Phòng quản lý chất lượng:

Trang 8

+ Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

+ Xây dựng các phương pháp kiểm tra Kiểm tra đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập kho hàng ngày Kiểm tra chất lượng thành phẩm bảo quản trong kho, thảnh phẩm trả về của các đại lý và tổ bán hàng.

+ Báo cáo tổng kết chất lượng sản phẩm toàn công ty hàng tháng, quí theo yêu cầu - Phòng marketing và bán hàng:

Bán hàng:

+ Xử lý đặt hàng từ các đại lý Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp.+ Quản lý bán hàng vùng Dịch vụ sau bán hàng.

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.Marketing:

+Phát triển thị trường mới Phát triển kinh doanh.+Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường.+Xúc tiến thương mại, quảng cáo bán hàng.

+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân lực,

cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động của công ty trong từng thời kì

+ Xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ, nhân viên Lựa chọn các tiêu chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù hợp.

+ Giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, kỹ luật và các chế độ bảo hiểm

Trang 9

- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hành chính, quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các

thiết bị văn phòng, sắp xếp lịch công tác, lịch giao ban, hội nghị tiếp khách, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.

- Phòng Công nghệ kĩ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện các quá

trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật đưa vào sản xuất Xây dựng kĩ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, quá trình tái chế, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong các dây chuyền sản xuất.

- Phòng kế hoạch-sản xuất: Xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển của công ty

trong ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất Lập kế hoạch điều độ sản xuất, giá thành kế hoạch Thanh tra định kì quá trình sản xuất của các phân xưởng.

- Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng này thực hiện kế hoạch sửa chữa , bảo dưỡng thiết

bị, cung cấp hơi, điện nước và sửa chữa thiết bị máy móc đột xuất tại các phân xưởng sảnxuất trong công ty.

- Phòng bảo vệ y tế: Bảo vệ an ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào, Y tế thực hiện

công tác y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khỏe.

- Các tổ sản xuất: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho công ty - Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp.

1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn gần đây.

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tràng An những năm gần đây.

Đơn vị : triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2008/2007

Vốn kinh doanhTrong đó:

-Vốn cố định và đầu tư dài hạn

-Vốn lưu động và đầu tư63.112

Trang 10

ngắn hạn

2 DT thuần bán hàng 91.059 138.146 201.302 63.1563 Lợi nhuận trước thuế 2743 4395 4877 482

Bên cạnh đó, công ty không ngừng mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh Qui mô vốn kinh doanh năm 2006 là 63,112 tỷ đồng, năm 2007 tăng thêm 10,696 tỷ đồng, tăng 2008 tăng so với 2007 là 27,445 tỷ, tăng 37,18% Đây là những con số hết sức khả quan và dễ hiểu bởi nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu Trong đó vốn lưu động tăng 65,71 %, tốc độ tăng vốn cố định là 22,55%.

Đời sống của người lao động cũng vì thế mà tăng lên đáng kể Mức lương trung bình/ người/ tháng năm 2006 là 1,65 triệu đồng , năm 2007 là 1,85 triệu đồng, năm 2008 là 2,4 triệu đồng, tăng 0,55 triệu so với năm 2007 tức tăng 29,72%, cao hơn so với mặt bằng lương chung của thành phố Hà Nội, khiến cho người lao động yên tâm sản xuất kinh doanh Không chỉ chăm lo đời sống vật chất cho người lao động mà công ty còn

Trang 11

quan tâm đến đời sống tinh thần của công nhân thông qua các hoạt động tích cực của công đoàn Các chế độ BHXH, BHYT được công ty thực hiện một cách nghiêm túc Do vậy đã khuyến khích người lao động gắn bó hơn với công ty hơn, tinh thần và trách nhiệm làm việc của công nhân được nâng cao

Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt và công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Số tiền nộp ngân sách Nhà nước năm 2006 là 651 triệu đồng do năm 2006 công ty vẫn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sau cổ phần hóa, năm 2007 con số này là 1.141 triệu tăng 490 triệu, tức tăng 75% Năm 2008 số nộp ngân sách là 1.558 triệu đồng, tăng 417 triệu đồng, tăng 36,55%.

1.2 Năng lực cạnh tranh của các công ty nói chung và công ty cổ phần Tràng An nói riêng

1.2.1 Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là một thuộc tính cơ bản của kinh tế thị trường, sẽ không tồn tại kinh tế thị trường nếu thiếu đi sự cạnh tranh

1.2.1.1.Định nghĩa cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh: Cạnh tranh , nói chung là sựphấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học- kĩ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, năng suất và hiệu quả nhất Ngoài ra còn có những quan điểm cho rằng cạnh tranh là quá trình ganh đua, nhằm đánh bại đối thủ để thu lợi ích về mình Xét từ góc độ nền kinh tế, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh, ganh đua giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường giành giật các lợi ích kinh tế vềmình Các chủ thể ở đây chính là bên bán và bên mua Bên bán muốn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng việc bán được nhiều hàng hóa với giá cao, còn bên mua thì muốn mua được hàng hóa có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu với giá cả hợp lý Chính vìvậy, các bên bán cạnh tranh với nhau để thỏa mãn nhu cầu của bên mua, giành được phầncó lợi về phía mình.

Xét từ góc độ ngành, một ngành luôn tồn tại sự cạnh tranh bởi các đặc trưng kinh tế, khi các quá trình kinh tế nội sinh thay thế lẫn nhau.

Xét từ góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được xem là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch Cạnh tranh có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc ngoài ngành, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài Mục đích của cạnh tranh là giành vị thế trong sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm để tăng thu lợi nhuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Cạnh tranh thể hiện dưới các hình thức: phấn đấu giảm giá, tăng chất lượng sản

Trang 12

phẩm, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất Ngoài ra, cạnh tranh phát triển đến một trình độ nhất định sẽ dẫn đến tăng cường liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, sát nhập , hợp nhất và không loại trừ khả năng thôn tính lẫn nhau

Cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội - Đối với các doanh nghiệp trong ngành: cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hóa dịch vụ cùng loại Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp sẽ thôn tính nhau chiếm thị phần Doanh nghiệp nào thành công sẽ mở rộng qui mô sản xuất, ngược lại sẽ phải thu hẹp qui mô sản xuất thậm chí là phá sản Cạnh tranh có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu mới về kĩ thuật công nghệ, cải tổ bộ máy quản lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ … nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh giúp cho họ có nhiều lựa chọn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã hàng hóa và dịch vụ theo xu hướng thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao hơn với mức giá phù hợp

- Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: cạnh tranh là động lực thúc đấy phát triển sựu bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kĩ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội Đó cũng làđiều kiện để xóa bỏ tình trạng độc quyền, bất bình đẳng trong kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại.

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh…nhưng cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm, cách thức đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở các cấp độ quốc gia lẫn ngành và doanh nghiệp Bởi vì với mỗi một cách tiếp cận khác nhau thì ý nghĩa của năng lực cạnh tranh lại khác nhau Đối với một số người cho rằng năng lực cạnh tranh được thể hiện qua các chỉ số và tỷ trọng tương đối trong mối quan hệ hàng hóa, trong khi một số khác lại cho năng lực cạnh tranh lại bao gồm cả khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế& đảm bảo mức sống cao cho các công dân trong nước.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế( OECD) đưa ra định nghĩa: “ Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất tạo ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, ngành, địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”

Theo định nghĩa của diễn đàn kinh tế thế giới(WEF-1997) : “Năng lực cạnh tranh củamột quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”

Trang 13

Xét trên góc độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ so với đối thủ cạnh tranh nhằm vượt qua các đối thủ để duy trì và phát triển doanh nghiệp , đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Khả năng này đòi hỏi phải đạt được bằng nhiều mục tiêu Doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm cóchất lượng thích hợp, đúng lúc và với giá cả hợp lý, ngoài ra có thể phải cung cấp các sảnphẩm đa dạng để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị hiếu Một số yếu tố khác được kể đến đó là khả năng đổi mới của doanh nghiệp, hệ thống marketing hiệu quả& xây dựng thương hiệu.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các

yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùngmột thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta thường đưa ra các tiêu chí để đánh giá Tuy vậy đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tiêu chí đánh giá cũng có sự khác nhau Các tiêu chí đánh giá thông qua tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng Các tiêu chí định tính có thể đuợc kể đến như:

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.- Năng lực tài chính

- Công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ - Trình độ lao động.

- Cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp.- Hệ thống phân phối.

Các chỉ tiêu định lượng thường xét đến như sau:

- Thị phần của doanh nghiệp: thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưa chuộng Thị phần đuợc thể

Trang 14

hiện qua các chỉ tiêu như giá trị tuyệt đối và tương đối tổng sản lượng của công ty so với thị trường ngành, doanh thu/tổng doanh thu của các đối thủ mạnh nhất.

- Tỷ lệ chi phí marketing/tổng doanh thu:

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Thông qua chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động của mình Nếu tỷ lệ này quá cao chứng tỏ công ty đã đầu tư tương đối lớn vào hoạt động marketing quảng cao sản phẩm, cần điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, nếu tỷ lệ này quá thấp thì công ty chưa chú trọng đến khâu quảng cáo sản phẩm, quảng bá tiếp thị cho thương hiệu của công ty…

- Giá trị tài sản cố định huy động trên một đơn vị vốn đầu tư: chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động Hệ số tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư phản ánh việc vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả hay không chứ không thể hiện khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra

- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, doanh thu trên một đơn vịvốn đầu tư, lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư…

- Các chỉ số đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, chính sách giá & sản phẩm,năng suất lao động, chất lượng sản phẩm…

1.2.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thuvề các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn Hoạt động đầu tư có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Đốivới doanh nghiệp sản xuất thì những khoản đầu tư này thể hiện

- Đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại - Đầu tư cho đào tạo, tuyển dụng nhân viên có trình độ.

- Đầu tư cho hoạt động marketing.- Chi cho công tác quản lý

- Chi lập kế hoạch, lập hồ sơ mời thầu.….

Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư hợp lý sẽ làm tăng năng lực của doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời năng lực cạnh

Trang 15

tranh có tác động trở lại hoạt động đầu tư Khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên, thị phần tăng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, như vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền hơn để tái đầu tư.

Sơ đồ 1.3: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư hợp lý và năng lực cạnh tranh

Đầu tư hợp lý

năng lực cạnh tranh

Có thể nói, đầu tư và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp phải có chiến lược, có kế hoạch đầu tưhợp lý để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của mình.

Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã và đang là xu hướng tất yếu khách quan bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa phát triển sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc

lẫn nhau Văn kiện Đại Hội Đảng IX đã xác định: “ Đối với nước ta tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế” Chính sự khác biệt về các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, chính sách

quản lý của mỗi của quốc gia, mỗi ngành , mỗi doanh nghiệp đã tạo nên những lợi thế cạnh tranh và tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

Như vậy, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng muốn giành được lợi thế trong kinh doanh cần phảinâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp mình

1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp.

Trang 16

Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp… ngoài ra còn các yếu tố như môi trường luật pháp, các chính sách về tài chính, các đối thủ cạnh tranh…Doanh nghiệp cần phải đánh giá được sự tác động của cácyếu tố này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ ảnh hưởng, hoặc để nắm bắt thời cơ, tận dụng những lợi thế sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh có thể chia thành hai nhóm chính đó là nhóm các yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong

1.2.1.3.1.Nhóm các yếu tố bên ngoài:

- Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố quan trọng có tác đông rất lớn tới quyết định cho chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi vì khách hàng chính là nguồn thu của doanh nghiệp, số lượng, loại, nhu cầu thị hiếu của khách hàng là yếu tố cần tính đến trong quá trình hoạch định kinh doanh và chiến lược đầu tư Nếu xây dựng chiến lược đầu tư mà không xem xét đến nhu cầu của khách hàng , thị trường thì chiến lược đầu tư đó sẽ không hiệu quả, rất có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệpsản xuất bánh kẹo thì khách hàng ở đây chính là người tiêu dùng.

- Các nhà cung cấp:

Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất Đó là nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… Các nhà cung cấp có thể gây áp lực cho doanhnghiệp như : giao hàng không đúng hạn, giao hàng không đúng số lượng chủng loại, ép giá…ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Ngoài ra, mối quan hệ của côngty với các nhà cung cấp cũng là yếu tố rất quan trọng Nếu doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin với các nhà cung cấp, có mối quan hệ tốt đẹp với họ thì có thể tranh thủ được nguồn vốn (khoản phải trả người bán) giảm bớt gánh nặng tài chính trong ngắn hạn của công ty.

- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:

Sự hiểu biết tường tận về đối thủ cạnh tranh là yêu cầu đặt ra đối với bất kì doanh nghiệp nào Khi xem xét đối thủ cần phải nắm bắt được các loại sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng, tiềm lực tài chính, chính sách giả cả, phân phối & marketing , nguồn nhân lực , quan hệ xã hội…Nó cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được thị trường cũng như đưa ra được sách lược phù hợp để có thể giành ưu thế về mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

- Môi trường vĩ mô:

Trang 17

Đó là các nhân tố như tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia, của lĩnh vực sản xuất, tác động của các nhân tố thuộc về luật pháp và quản lý nhà nước, tác động của các nhân tố kĩ thuật công nghệ, ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội đến nhu cầu thị hiếu củangười tiêu dùng, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên…

- Môi trường kinh doanh:

Trước hết là ảnh hưởng của môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật Các qui định trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ không những tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp mà còn khiến các doanhnghiệp tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với luật pháp đề ra Ngược lại, môi trường pháp lý không lành mạnh, minh bạch rõ ràng sẽ không đánh giá đúng thực chất của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có đủ trình độ, năng lực nhưng nhờ những mối quan hệ lại có thể loại bỏ được những doanh nghiệp có năng lực và trình độ cao hơn Điều này sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế và trật tự xã hội.

1.2.1.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn tồn tại phải có sức cạnh tranh so với các đối thủ Doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả thể hiện ở việc đầu tư vào đúng thị trường, đúng đối tượng, hàng hóa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng như vậy mới có thể tồn tại trên thị trường Ngoài ra chiến lược hiệu quả của doanh nghiệpcòn thể hiện qua việc lường trước các xu hướng của thị trường, đi đầu các lĩnh vực có tiềm năng, đề ra các biện pháp thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.

- Năng lực tài chính: năng lực tài chính là nguồn lực hết sức quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào Khả năng tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động đầu tư hợp lý từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Nănglực tài chính lớn, ổn định cho phép doanh nghiệp đối phó với các rủi ro của môi trường tốt hơn, cũng như giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay tốt hơn các doanh nghiệp có năng lực tài chính không ổn định.

- Công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ: Một công nghệ tiên tiến sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp, nó quyết định đến chi phí và chất lượng sản phẩm.Côngnghệ càng tiên tiến, hiện đại thì càng tạo ra sức cạnh tranh lớn Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi rất nhanh, các tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng được cải tiến vì vậy nếu doanh nghiệp không có khả năng đổi mới công nghệ thì không thể đápứng được yêu cầu của thị trường dẫn tới sức cạnh tranh giảm, thậm chí không thể tồn tại.- Cơ cấu tổ chức &quản lý của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý, phân công rõ trách nhiệm quyền hạn sẽ hoạt động trôi chảy, năng suất cao.Việc lựa chọn được mô hình tổ chức hợp lý với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả, thu hút được các nguồn lực có chất lượng Đội ngũ quản lý tài giỏi, đủ đức đủ tài sẽ là người cầm lái doanh nghiệp đạt được mục tiêu, đem lại kết quả và hiệu quả từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 18

- Hệ thống phân phối : việc xây dựng hệ thống phân phối hợp lý có tác động rất lớn tới các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp Nếu không có hệ thống phân phối tốt, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, sản phẩm khó tiếp cận tới tay người tiêu dùng, đồng thời việc phản hồi thông tin từ phía khách hàng là hạn chế

1.2.1.4 Các công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Chất lượng sản phẩm :

Trên thị trường nếu nhiều sản phẩm có cùng công dụng giá cả tương đương nhau và dễ thay thế thì người tiêu dùng sẵn dàng bỏ tiền mua sản phẩm có chất lượng cao hơn Hơn nữa khi đời sống của người dân càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp Do đó đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh bởi nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, kéo dài chu kì sống của sản phẩm, tăng uy tín và khả năng sinh lời của doan nghiệp Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố: Kĩ thuật, công nghệ, trình độ tay nghề lao động, nguyên vật liệu, trình độ quản lý.-Giá:

Giá cả sản phẩm quyết định tới kả năng sinh lời và thị phần của doanh nghiệp.Cạnh tranhbằng giá thường thể hiện thông qua : kinh doanh với mức chi phí thấp, bán với mức giá hạ.Muốn kinh doanh với chi phí thấp, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng sinh lời của vốn đầu tư, nâng cao hiệu quảsử dụng nguyên vật liệu đầu vào Cách khác là bán với mức giá hạ: đây là phương thức cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi giá hạ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khi thu nhập của người đại đa số người dân tăng lên thì việc sử dụng mức giá giảm chưa phải là biện pháp hữu hiệu , đôi khi còn bị đánh đồng giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng kém.Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần kết hợp linh hoạt với chu kì sống của sản phẩm.

- Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại:

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên khi giá cả hàng hóa của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường Để đáp ứng mục tiêu hàng đầu là mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải biết sử dụng tốt các tài nguyên của mình nhằm tăng năng suất lao động , hạ thấp chi phí đầu vào , nâng cao chất lượng hàng hóa Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến Đặc biệt trong lĩnh vực bánh kẹo thì lợi thế cạnh tranh đó là sự đa dạng hóa sản phẩm, do vậy doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mang tính độc đáo, mới lạ

- Cạnh tranh về phân phối và bán hàng:

Trang 19

Thể hiện qua các nội dung chủ yếu như: đa dạng hóa kênh phân phối và chọn được kênh chủ lực, hệ thống bán hàng phong phú, dịch vụ bán hàng& sau bán hàng hợp lý; Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán với phương thức thanh toán …

Ngoài ra một công cụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là kế hoạch đầu tư đúng đắn Nếu doanh nghiệp có các kế hoạch đúng đắn về đầu tư cho máy móc thiết bị công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư marketing… thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam trong những năm gần đây.

1.2.2.1.Đặc thù của doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo

Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung thì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo có một số chỉ tiêu đặc thù liên quan đến ngành sản xuất.

- Sản phẩm bánh kẹo là sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của ngưởi tiêu dùng do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải được chú trọng hàng đầu Doanh nghiệp nào sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tiến tiến, đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế được công nhận thì chắc chắn sẽ tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, được người tiêu dùng tín nhiệm và tiêu dùng sản phẩm Đó là yếu tố tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty.

- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…được tiêu thụ mạnh Chính vì vậy nhà sản xuất phải cân đối việc mở rộng thu hẹp hay duy trì qui mô kinh doanh hiện tại sao cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất.

- Đặc điểm của nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đầu vào của qui trình sản xuất bánh kẹo là các sản phẩm từ nông nghiệp như gạo, ngô, trứng, sữa, hoa quả…chính vì vậy nếu công ty nào có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước đồng thời tựchủ được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ có khả năng cạnh tranh cao Tuy vậy việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu thời tiết dẫn đến giácả nguyên vật liệu không ổn định(mà giá cả nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trên giá thành sản phẩm), điều này rất cần công tác dự báo của doanh nghiệp để bố trí hàng tồn kho một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, ổn định giá bán sản phẩm

1.2.2.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam những năm gần đây.

Trang 20

So với các ngành khác, ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định(khoảng 2% năm) Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng tạo điều kiện cho công ty tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất Hiện nay khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới(14%) , khoảng 3,2% từ năm 2003-2007.

Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam ước tính năm 2008 khoảng 674 triệu USD Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua theo tổ chức SIDA ước tính đạt 7,3-7,5% năm Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánhkẹo tại Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng

706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD Tỉ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ởthị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%, Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%…Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng ổn định và trở thành một thị trường lớn trong khu vực mặc dù tình hình kinh tế thếgiới đang ở giai đoạn suy thoái và nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn Đó là do: - Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng của dân số Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng hơn 2kg/người/năm (tăng từ 1,25 kg năm 2003).

- Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam chiếm khoảng 60%, bánh kẹo của các nước lân cận chiếm khoảng 30% và bánh kẹo Châu Âu chiếm khoảng 10%.Tuy vậy, việc giảm thấp thuế nhập khẩu bánh kẹo từ khu vực mậu dịch tụ do các nước khu vực AFTA, việc gia nhập vào WTO đã có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới ngành bánh kẹo Thuế suất nhập khẩu bánh kẹo giữa các nước ASEAN giảm còn 0-5% trong khi số đông người tiêu dùng vẫn có tâm lý chuộng đồ ngoại, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới công nghệ Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đi vào các nước khác.

Việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành không có quá nhiều rào cản, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên cần một số yêu cầu nhất định đối với các nhà sản xuất qui mô công nghiệp như điều kiện về vốn, điều kiện về kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.Tuy vậy, ngành công nghiệp thực phẩm thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng có tốc độ phát triển khá nhanh và đó là ngành được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam Chính vì vậy ngày càng có thêm nhiều các nhà đầu tư vào ngành sản xuất này Đó sẽ là những đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp Mặt khác sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng dễ thay thế, mẫu mã chủng loại ngày một phong phú, thị hiếu người tiêu dùng rất hay thay đổi, sự sẵn có của các mặt hàng cũng là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, tạo áp lực doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm Do vậy cạnh tranh trên thị trường là khá gay gắt Ngành bánh kẹo là ngành hàng thực phẩm qua chế biến là hàng tiêu dùng thường xuyên, thông dụng Trong

Trang 21

ngành này các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng rất nhiều hình thức: về giá cả, chấtlượng sản phẩm, lợi thế cạnh tranh về phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Một số công ty bánh kẹo lớn như : công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô, công ty bánh kẹoBibica, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà…

Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô: là công ty trẻ mới gia nhập vào thị trường nhưng làmột công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường.Hiện công ty đang chiếm thị phần lớn nhất khoảng 20%, có danh mục sản phẩm phong phú đa dạng lên tới hơn 250 mặt hàng , sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh với mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của các tầng lớp trong xã hội.Ngoài ra công ty còn có dòng sản phẩm bánh trung thu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, sang trọng rất được ưa chuộng Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp, các hoạt độnghỗ trợ bán và xúc tiến bán được diễn ra thường xuyên, công tác tiếp thị quảng cáo rất mạnh và gây được lòng tin lớn của người tiêu dùng Chiến lược cạnh tranh của công ty là chú trọng đến kênh phân phối, tăng cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị trường Kinh Đô thực sự là đối thủ mạnh của tất cả các công ty trong ngành bánh kẹo.Công ty cổ phần Bibica: chiếm khoảng 10% thị phần , hệ thống sản phẩm rất đa dạng và phong phú trên hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại gồm các chủng loại chính : Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha v.v khoảng 180 chủng loại mặt hàng vớinhiều mẫu mã bao bì Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty ở phía Nam vì đây là thị trường gần về khu vực địa lý và sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng phía Nam.Công ty sử dụng công cụ cạnh tranh là giá và sản phẩm.

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà: HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm liền từ 1996 đến nay.Xác địnhsản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của HAIHACO Hệ thốngphân phối của công ty trên 200 đại lý giúp cho việc tiêu thụ được thuận tiện Công ty sử dụng chiến lược về giá, chính sách hỗ trợ xúc tiến bán hàng, chính sách phân phối để tiếptục củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường phía trong.

1.2.3 Vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An

Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi Tràng An là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô miền Bắc, Hải Hà, Hải Châu …Tràng An được đánh giá có thế mạnh về sản xuất kẹo và snack, Đức Phát mạnh bởi dòngbánh tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, snack, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan Tràng An chiếm khoảng 4% thị phần bánh kẹo cả nước, Hải Hà chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3% Số lượng

Trang 22

các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ hơn không có con số chính xác Các cơ sở này ước tính chiếm khoảng 30-40% thị phần

Tràng An sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt Nam và các sản phẩm có uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm từ 1998 tới nay Gần đây nhất Tràng An được bình chọn danh sách một trong 500 thương hiệu mạnh Việt Nam-VCCI quyết định, Sản phẩm bánh kẹo Tràng An được công nhận là 1/10 sản phẩm chủ lực của thành phố Hà Nội.

Thương hiệu Tràng An đã được đăng kí sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ…

Nhiều sản phẩm của Tràng An chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có hương vị thơm ngon đặc trưng, giá cả hợp lý như kẹo cốm,kẹo Chewy, bánh quế, snack Teppy và dòng sản phẩm mới tung ra thị trường được người tiêu dùng tín nhiệm là bánh Pháp, bánhmỳ Pháp Tyti Hiện công ty vẫn đang giữ độc quyền tại Việt Nam về công nghệ sản xuất Bánh Pháp và bánh mỳ Pháp, đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của công ty.

Sản phẩm của Tràng An khá đa dạng về kiểu dáng và chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Các loại kẹo mang hương vị hoa quả nhiệt đới như Nho, dâu, cam… mang hương vị sang trọng như cà phê, sô cô la, caramen… hương vị đồng quê như đậu đỏ, cốm, taro…Chất lượng sản phẩm đồng đều, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên được người tiêu dùng đặc biệt là thị trường miền Bắc tín nhiệm.

Thị trường chủ yếu sản phẩm bánh kẹo của công ty là các quận huyện nội thành Hà Nội, các tỉnh Miền Bắc và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra(gần 30 tỉnh thành) Do có sự đầu tư chú trọng phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh ở Miền Bắc, do vậy địa bàn chủ yếu của công ty được củng cố và là nguồn thu chính của công ty.

Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu Các nhà cung cấp đầu vào của công ty là các công ty có uy tín và có quan hệ lâu dài với công ty, do vậy khâu đầu vào của công ty khá ổn định.

Hiện tại 4 doanh nghiệp ngành bánh kẹo đã niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần Kinh Đô(KDC), công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền

Bắc(NKD), công ty cổ phần Bibica(BBC), công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà(HHC) là những doanh nghiệp có qui mô lớn, khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam Việc các công ty trên niêm yết đã tăng vị thế cạnh tranh của chính họ trên thị trường đồng thời nâng cao khả năng huy động vốn trên thị trường Trong khi đó công ty cổ phần Tràng An cổ phần hóa từ cuối 2004, cổ phiếu chưa được niêm yết, các cổđông chủ yếu trong nội bộ công ty, do vậy khả năng huy động vốn còn hạn chế, đồng thờichưa quảng bá được tên tuổi của công ty sâu rộng thị trường Chính vì vậy công ty đang có kế hoạch tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong năm 2009.

Trang 23

1.2.4 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội- đe dọa(SWOT)

Việc xác định năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tràng An và xây dựng chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty được thực hiện thông qua mô hình phân tích SWOT(Strengths-Weaknesses-Oppoturnities- Threats) Đây là công cụ hữu hiệu cho việc nắm bắt và đưa ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kì doanh nghiệp nào Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp nàonắm rõ điểm mạnh điểm yếu của mình và đối phương, biết phát hiện những cơ hội và đe dọa của môi trường, doanh nghiệp đó sẽ nắm được thế chủ động, có đối sách phù hợp và chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác.

Để lập ma trận SWOT phải tiến hành các bước sau:

1 Liệt kê các điểm mạnh của công ty.2 Liệt kê các điểm yếu của công ty.

3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.4 Liệt kê các đe dọa lớn bên ngoài công ty.

5 Đưa ra chiến lược tận dụng các lợi thế của công ty để tận dụng cơ hội thị trường(S/O).

6 Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua điểm yếu của công tyđể tận dụng cơ hội thị trường(W/O).

7 Đưa ra các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ thị trường(S/T)

8 Đưa ra các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ thị trường(W/T).

- Công ty có giá cả cạnh tranh so với các đối thủ

Trang 24

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt.

- Hệ thống quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000

- Các sản phẩm của công ty liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Đội ngũ cán bộ công ty có trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm và gắn bó vớicông ty, đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và điều hành.

- Máy móc thiết bị công nghệ đã và đang được chú trọng đầu tư, đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm, mẫu mã mặt hàng

- Có sản phẩm thế mạnh là snack và kẹo cứng kẹo mềm hương cốm

- Có các chế độ thưởng phạt hợp lý, các hoạt động thể thao văn hóa văn nghệ khuyến khích tinh thần lao động của công nhân viên.

1.2.4.2.Điểm yếu(Weaknesses)

- Chất lượng lao động tương đối thấp, chưa đủ trình độ chuyên môn trong việc vận hành các máy móc thiết bị hiện đại Do vậy công ty mất thêm chi phí để đào tạo lại lực lượng lao động này

- Chi phí sản xuất trên tổng giá vốn hàng bán còn cao dẫn đến lợi nhuận thấp, khó khăn trong tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất.

- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ

- Kinh phí dành cho các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng còn hạn hẹp, tần xuất qui mô của các hoạt động quảng bá tiếp thị là quá ít so với các đối thủ cạnh tranh.

- Cơ sở hạ tầng sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường.

Trang 25

- Tình hình tăng trưởng kinh tế ổn định, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầutiêu dùng các sản phẩm của công ty có xu hướng tăng.

- Gói kích cầu của chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi là cơ hội cho công ty tiếp cận với nguồn vốn đầu tư với chi phí rẻ.

- Ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước Đồng thời với uy tín và thương hiệu của công ty có thể kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, giảm áp lực về vốn lưu động.

1.2.4.4 Đe dọa (Threats).

- Sản phẩm của công ty ngày càng bị cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn như công ty Kinh Đô, Công ty Hải Hà, công ty Biên Hòa…các loại bánh kẹo nhập khẩu và các sản phẩm thay thế khác.

- Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến cho doanh nghiệp phải tăng giá bán, dẫn đến giảm cầu tiêu dùng sản phẩm.

- Bất ổn từ nền kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

- Trong tương lai gần, chính phủ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu, vì thế hàng nhập khẩu sẽ cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của công ty về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nhất là các sản phẩm bánh kẹo từ Trung Quốc có giá cả rất cạnh tranh mặc dù chất lượng không được kiểm định.

- Việc thu hút đầu tư nước ngoài qua việc cải thiện các chính sách pháp lý,môi trường đầu tư… tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tham gia lĩnh vực bánh kẹo, và đây sẽ là những đối thủ tiềm năng của công ty.

- Ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời đòi hỏi công ty phải đổi mới công nghệ và cóđội ngũ công nhân sử dụng thành thạo công nghệ đó, nếu không sẽ bị tụt hậu.

- Điều kiện thời tiết khí hậu cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế khiến cho giá nguyên vật liệu trong thời gian gần đây không ổn định, khiến cho việc định giá sản phẩm và công tác dự báo gặp nhiều khó khăn.

- Nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, tính năng sản phẩm khá cao và thường xuyên thayđổi Việc đáp ứng được những thay đổi này là bài toán hóc búa đối với công ty trong chiến lược xác định khách hàng và thị phần.

Từ việc phân tích điểm mạnh điểm yêu, cơ hội đe dọa ở trên , ta có thể tiến hành xây dựng mô hình SWOT cho công ty cổ phần Tràng An:

Trang 26

Bảng 1.4: Ma trận SWOT công ty cổ phần Tràng An

Cơ hội (O)

- Môi trường chính trị ổn định - Việt Nam gia nhập WTO

- Cơ sở hạ tầng , mạng lưới thôngtin ngày càng hiện đại

- Mức sống dân cư ngày càng cao- Lãi suất ngân hàng giảm

- Sự thuận lợi của nguyên liệu đầu vào.

Đe dọa(T)

- Lạm phát cao

- Chính sách thuế của Nhà nước- Áp lực cạnh tranh của các đối thủ chính và các đối thủ tiềm năng.- Diễn biến kinh tế thế giới và trong nước bất ổn.

Điểm mạnh(S)

- Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường - Hệ thống phân phối tương đối rộng khắp, vị trí địa lý thuận tiên, gần thị trường tiêu thụ chính- Công ty có giá cả cạnh tranh so với các đối thủ - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt.

- Hệ thống quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO 2000

9001 Đội ngũ cán bộ công ty có trình độ tay nghề cao,có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với công ty, đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và điều hành.- Máy móc thiết bị công nghệ đã và đang được chú trọng đầu tư

- Các chế đội đãi ngộ nhân viên tốt

- Mở rộng qui mô sản xuất.- Mở rộng thị trường.

-Định vị vững chắc thương hiệu.-Đổi mới & cải tiến công nghệ

-Xây dựng chính sách giá hợp lý, cạnh tranh.

-Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường & khả năng dự báo.

-Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trang 27

1.3.1 Tổng quan về các hoạt động đầu tư.

Từ một doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa, công ty cổ phần Tràng An đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, đưa doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng vững mạnh Đó là kết quả của sự nhiệt tình năng động sáng tạo của ban giám đốc , sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân người lao động trong công ty, với chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được khẳng định Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động công ty đã chủ động vượt qua những thử thách, đã trưởng thành và lớn mạnh, vị thế của công ty được nâng cao Để có được những kết quả đó thì công tác đầu tưvà quản lý hoạt động đầu tư có đóng góp không nhỏ.

Từ 2004 chuyển sang hình thức cổ phần, công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty được sắp xếp và tổ chức lại cho phù hợp.Và với việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, công tác quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với qui mô và tính chất của công ty.

Hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chủ yếu là đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh.

Quản lý hoạt động đầu tư ở công ty cổ phần Tràng An là hoạt động không thể tách rời vớihoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Một số nội dung chủ yếu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư ở công ty:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của công ty Các chiến lược và kế hoạch đầu tư ở công ty bao gồm các kế hoạch huy động vốn, kế hoạch trả nợ, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh…

Trang 28

- Tổ chức lập dự án đầu tư Công tác lập dự án đầu tư nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến giai đoạn lập báo cáo tiền khảthi và khả thi.

Các dự án của công ty từ trước đến nay hầu hết đều được quản lý theo mô hình “chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” cụ thể là chủ đầu tư (công ty cổ phần Tràng An) tự thực hiện dự án: tự kí kết hợp đồng, tự sản xuất, xây dựng, tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệmtrước pháp luật Đây là điều hợp lý với qui mô của công ty, phù hợp với việc mở rộng quimô sản xuất của công ty cũng như gần với chuyên môn của công ty, các cán bộ quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án Điều này cũng góp phần tiết kiệm được chi phí quản lý của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của côngty.

- Công tác lập được tiến hành khá khoa học theo các bước của qui trình lập dự án đầu tư với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của các phòng ban trong công ty.

Đối với dự án có qui mô lớn, công ty thực hiện công tác lập dự án thông qua đơn vị tư vấn lập dự án chẳng hạn dự án xây dựng công ty cổ phần Tràng An tại khu công nghiệp Đan Phượng, đơn vị tư vấn lập dự án được công ty thuê là công ty cổ phần tư vấn Lộc &cộng sự, công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, cung cấp các số liệu cần thiết để hoàn thành công tác lập dự án.

Đối với các dự án có qui mô nhỏ thì quá trình lập dự án đầu tư có sự tham gia của ban giám đốc(cụ thể là Giám đốc và Phó giám đốc) lãnh đạo, nhân viên các phòng ban.Quá trình đó diễn ra như sau:

- Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Ban giám đốc, phòng marketing, phòng bán hàng…sẽ tìm hiểu, phát hiện và nắm bắt cơ hội đầu tư dựa trên những phân tích về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chiến lược phát triển của công ty thị trường, về thị hiếu người tiêu dùng theo từng mùa trong năm, mức sống của người dân, nguồn nguyên nhiên vật liệu, khả năng cung ứng…

- Nghiên cứu khả thi: Sau khi đã xác định được ý tưởng dự án, giám đốc sẽ triển khai công việc nhiệm vụ cho các phòng ban có liên quan để nghiên cứu, thu thập thông tin cầncó Sau đó Hội Đồng Quản trị, ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban sẽ họp triển khai công tác soạn thảo dự án:

Chủ nhiệm dự án quản lý xuyên suốt quá trình soạn thảo đề cương sơ bộ và chi tiết của dự án do Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm Trên cơ sở tổng hợp những tài liệu do các phòng ban cung cấp, phó giám đốc tiến hành công việc soạn thảo dự án, phân công cho các thành viên của các phòng có liên quan: trong đó các phòng có liên quan tiến hành soạn thảo dự án có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng mình: chẳng hạn phòng kế toán tài chính đảm nhận phần phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội, phòng marketing đảm nhận việc phân tích thị trường, phòng kĩ thuật trình bày các phương án kĩ thuật của dự án, lựa chọn công suất phù hợp với nhu cầu thực tế phù hợp với điều kiện

Trang 29

của Việt Nam, tính toán các hao tổn trong quá trình sản xuất vận chuyển, phòng nhân sự dự kiến phương án bố trí lao động , phòng kế hoạch tư ván các vấn đề chuyên môn liên quan đến quản lý dự án, tiến độ lập và thực hiện dự án…Cuối cùng là phó giám đốc tổng hợp và hoàn thiện việc soạn thảo dự án, trình bản dự án dự kiến Ban giám đốc sẽ họp và thông qua dự án, tiếp theo duyệt kế hoạch và triển khai dự án theo kế hoạch đã định.Do hầu hết các dự án của công ty đều là tự lập dự án , do vậy công tác thẩm định dự án của công ty do các thành viên của công ty đảm nhận Đối với những dự án có sử dụng vốn vay của ngân hàng, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước thi việc thẩm định còn có sự tham gia của các bên liên quan.

Hiện tại, các dự án của công ty có qui mô nhỏ do phó giám đốc phụ trách công tác soạn thảo, chịu trách nhiệm thẩm định các chỉ tiêu dự án thuộc về phòng kế toán tài chính(về hiệu quả tài chính), phòng công nghệ kĩ thuật (về vấn đề công nghệ) Do vậy, công tác thẩm định được tiến hành tương đối đơn giản, còn mang tính hình thức.

- Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư: Tổ chức đấuthầu để lựa chọn nhà thầu, kí kết các hợp đồng, quản lý tiến độ thực hiện dự án, quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, rủi ro, thông tin, mua bán …Đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào thì công ty kí hợp đồng dài hạn với các công ty có uy tín trên thị trường đồng thời đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành Trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư: như quản lý các dây chuyền máy móc thiết bị nhập về thì nội dung cơ bản của quản lýđầu tư là quản lý tốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng tối đa công suất…

- Điều phối kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của công ty đối với từng dự án và toàn bộhoạt động đầu tư của công ty Công ty lập bảng báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong từng giai đoạn và có báo cáo hiệu quả đầu tư cho từng loại máy móc thiết bị nhập về, đưa ra được những nguyên nhân, tình hình trả nợ vay của từng loại dự án…

1.3.2 Vốn và nguồn vốn đầu tư.1.3.2.1.Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cổ phần Tràng An phải tiến hành các hoạt động đầu tư Trong giai đoạn 2005-2008 vốn đầu tư của công ty liên tục tăng do đầu tư vào các dây chuyền máy móc thiết bị mới cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình Qui mô vốn đầu tư qua cácnăm của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.5: Vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008

Trang 30

1Tổng vốn đầu tưTriệuđồng26.08827.35829.06630.975

Nguồn: Tổng hợp phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.

Tổng vốn đầu tư của công ty qua các năm liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình đạt khoảng5,9% Tuy tốc độ tăng thấp nhưng về giá trị tuyệt đối đây là một con số đáng kể Ngay sau khi cổ phần hóa, công ty đã tiến hành xây dựng và mua sắm một loạt các dây chuyền sản xuất có giá trị lớn Chính vì vậy tổng vốn đầu tư năm 2005 khá cao đạt trên 26 tỷ đồng Trong những năm tiếp theo công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hóasản phẩm, nhanh chóng đưa các dây chuyền vào sản xuất và ổn định sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện rất nhiều, vì thế lượng vốn tái đầu tư cũngcao hơn Trong giai đoạn tới, công ty đang gấp rút tiến hành lập dự án di dời nhà máy ra KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội và triển khai dự án xây dựng nhà máy Tràng An 2

1.3.2.2.Nguồn vốn đầu tư:

Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008

Trang 31

Bảng 1.7: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An

Nguồn: Tổng hợp phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.

- Vốn tự có: công ty cổ phần Tràng An sử dụng một tỷ trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư Nguồn tự có của công ty thường xuyên chiếm trên 50 % cơ cấu vốn, thậm chí năm 2006 tỷ lệ này là 81,66%, năm 2008 là 71,14% Do đặc thù là doanh nghiệpnhà nước cổ phần hóa nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tự có Việc sử dụngnguồn vốn này đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty.Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài

- Vốn vay tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Nó đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn trung và dài hạn, công ty có thể huy động một khối lượng vốn lớn, tức thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh Việc sử dụng nguồn vón này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế Nếu tính toán hợp lý doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập hợp lý, qua đó tăng lợi nhuận.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đi kèm với nó là áp lực trả nợ Do vậy khi sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn hợp lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kì trả nợ, kì thu tiền, kế hoạch sản

Trang 32

xuất Trong những năm gần đây vốn vay của công ty dao động không đều Năm 2005 tỷ trọng vốn vay chiếm 36,52% , năm 2006 tỷ trọng giảm còn 5,66%, năm 2008 lãi suất biến động mạnh nên vốn vay tín dụng giảm, các kế hoạch cho dự án Tràng An 2 cũng vì thế mà bị gián đoạn Trong thời gian sắp tới, việc triển khai 2 dự án có thể được đẩy nhanh nếu công ty tận dụng được cơ hội vay tín dụng với lãi suất ưu đãi từ gói kích cầu của chính phủ, tận dụng được nguồn vốn vay với chi phí rẻ giảm chi phí tổng vốn đầu tư cho công ty.

- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn được trích từ các quỹ bổ sung của công ty, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của công ty, có những đóng góp nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.

1.3.2.3 Hoạt động đầu tư xét theo dự án:

Các dự án của công ty cổ phần Tràng An là các dự án mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh Có thể kể đến các dây chuyền được đầu tư mới như sau:

1 Dây chuyền sản xuất bánh quế: tổng vốn đầu tư: 4.506 triệu đồng bao gồm: máy sản xuất No1; nhà sản xuất bánh quế, máy sản xuất No2 Water-Roll là sản phẩm lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, nhiều năm liền là sản phẩm độc quyền , chất lượng ổn định bao bìđẹp giá cả hợp lý tiêu thụ đều quanh năm, công suất thiết bị được khai thác tối đa Sản phẩm đạt nhiều giải cao có uy tín chất lượng “ cúp vàng TOP-TEN sản phẩm uy tín chất lượng.”

2 Dây chuyền sản xuất Snack:tổng vốn đầu tư 10.129 triệu đồng,Gồm các thiết bị: Thiết bị sản xuất snack, máy đóng túi snack(2), máy nén khí, máy gói snack(7) Dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á, sản phẩm tiêu thụ đều chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, là sản phẩm chủ lực của công ty.

3 Dây chuyền sản xuất bánh quy Trung Quốc: tổng vốn đầu tư 8.217 triệu đồng, bao gồm các thiết bị : thiết bị sản xuất bánh qui, máy gói bánh qui, máy khuấy hành tinh, nhà sản xuất bánh qui, nhà tắm Hiệu quả kinh tế thấp tuy nhiên sản phẩm có uy tín chất lượng

4 Dây chuyền sản xuất bánh Pháp: tổng vốn đầu tư 3.999 triệu đồng

5 Dây chuyền sản xuất kẹo Chewy: tổng vốn đầu tư 7.080 triệu đồng, bao gồm các thiết bị: thiết bị sản xuất kẹo, máy gói, máy quật kẹo, máy dán túi, điều hòa trung tâm, nhà xưởng Đưa công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất kẹo mềm cao cấp Chewy từ đó gópphần nâng cao chất lượng và giá trị thương hiệu của sản phẩm hương cốm Tràng An là nhóm sản phẩm có tỷ trọng cao về doanh thu và lợi nhuận trong tổng sản phẩm của công ty

6 Dây chuyền sản xuất bánh mỳ TyTi tổng vốn đầu tư: 5.530 triệu đồng, bao gồm thiết bị sản xuất bánh mỳ, nhà sản xuất, thiết bị phụ trợ Dây chuyền mới đi vào hoạt động từ

Trang 33

t7/2007 hiện đang hoạt động hêt công suất máy chính mới đáp ứng 30% nhu cầu thị trường Đây là sản phẩm độc quyền duy nhất ở Việt Nam

Trong quá trình đầu tư, tổng số tài sản của công ty liên tục tăng, một số tài sản đã trích hết khấu hao nhưng vẫn còn có thể sử dụng được do vậy công ty vẫn tiếp tục sản xuất sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động.

Trong thời gian tới , công ty hiện đang tiến hành triển khai 2 dự án lớn đó là dự án xây dựng nhà máy Tràng An 2 và dự án xây dựng nhà máy mới tại KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội.

Dự án Nhà máy Tràng An 2: Cửa Lò - Nghệ An: Tổng vốn đầu tư 32.551.996.500 đồng , được thực hiện theo hình thức BO, xây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống nhà

xưởng sản xuất, nhà điều hành; đầu tư toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất mới tiên tiến, hiện đại với công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc tạo nên sự đa dạng chủng loại sảnphẩm cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Hạch toán kinh doanh độc lập tại Nghệ An theo Công ty Cổ phần - Luật Doanh nghiệp Bắt đầusản xuất giai đoạn 1 từ Quý III/2009 với hai sản phẩm:TEPPY Snack 4,5 tấn/ngày, khoảng (100 – 120) tấn/tháng Rice Cracker (Bánh gạo) 5 tấn/ngày, khoảng 120 – 130 tấn/tháng.

Nhà máy Tràng An No.1, Đan Phượng Lập dự án di chuyển nhà máy ra khu công

nghiệp Thực hiện tiếp tục theo Hợp đồng và các Phụ lục đã ký với GP-Invest (Hồ sơ thiết kế cơ sở; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công…);Kế hoạch thời gian: Từ 2009 thực hiện tiếp các công việc: Khảo sát thiết kế kiến trúc; Nhận mặt bằng di chuyển tại khu công nghiệp; Thiết kế xây dựng nhà máy Tràng An.No1 Dự kiến bắt đầu bàn giao mặt bằng vàxây dựng hạ tầng tại cả Nghĩa Đô và Đan Phượng từ 2010…

1.3.3 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung.

Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chú trọng vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị& công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing …

Bảng 1.8: Vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An phân theo lĩnh vực.

Đơn vị: triệu đồng

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tràng An những năm gần đây. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Tràng An những năm gần đây (Trang 9)
Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.6 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 (Trang 30)
Bảng 1.7: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.7 Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An (Trang 30)
Bảng 1.8: Vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An phân theo lĩnh vực. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.8 Vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An phân theo lĩnh vực (Trang 33)
Bảng 1.10: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị & công nghệ giai đoạn 2005-2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.10 Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị & công nghệ giai đoạn 2005-2008 (Trang 36)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy trong 2 năm 2005 và 2006 công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị khá lớn là 10,57 tỷ đồng và 13,088 tỷ đồng - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
h ìn vào bảng số liệu cho thấy trong 2 năm 2005 và 2006 công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị khá lớn là 10,57 tỷ đồng và 13,088 tỷ đồng (Trang 36)
Bảng 1.12: Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực giai đoạn 2005-2008. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.12 Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực giai đoạn 2005-2008 (Trang 39)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 KH 2009 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
h ỉ tiêu 2006 2007 2008 KH 2009 (Trang 40)
Bảng 1.14: Vốn đầu tư cho hoạt động marketing - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.14 Vốn đầu tư cho hoạt động marketing (Trang 40)
Bảng 1.16: Chính sách khuyến mãi của Tràng An so với Hải Hà. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.16 Chính sách khuyến mãi của Tràng An so với Hải Hà (Trang 43)
Bảng 1.17: Hoạt động đầu tư khác của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.17 Hoạt động đầu tư khác của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 (Trang 45)
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1Tổng vốn đầu  - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
h ỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1Tổng vốn đầu (Trang 45)
Bảng 1.22: Đồ thị thể hiện lợi nhuận của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2004-2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.22 Đồ thị thể hiện lợi nhuận của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2004-2008 (Trang 50)
Bảng 1.23: các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp
Bảng 1.23 các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w