- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho các lĩnh vực: 1.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
2.2.2.1.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Các sản phẩm bánh kẹo có vòng đời tương đối ngắn, người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống. Do đó công ty cần phải có sản phẩm mới để tung ra thị trường, cũng như phải cải tiến sản phẩm cũ (về mẫu mã, chất lượng) cho phù hợp với nhu cầu mới của người tiêu dùng. Những công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm như :Kẹo cứng nhân rượu, vitamin, “Dịch hoa quả tươi”, DHA... Kẹo cao cấp kết hợp dược phẩm; Kẹo ngậm chống ngứa cổ… nếu phát triển lên sản xuất hàng loạt chắc chắn sẽ được thị trường chấp nhận, bởi nó mang tính riêng biệt, tính mới lạ mà các công ty khác không có được. Chính vì vậy công ty cần nhanh chóng đưa những sản phẩm mới ra thị trường, không để những sản phẩm gói gọn trong phòng thí nghiệm, đồng thời đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế của người đi trước.
Tuy vậy không vì đa dạng hóa sản phẩm mà công ty không chú trọng đến các sản phẩm chủ lực của công ty, bởi đây chính là nguồn thu chủ yếu của công ty, công ty cần duy trì và phát triển thị phần các sản phẩm mũi nhọn này bằng việc hoàn thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, xây dựng vững chắc thương hiệu các sản phẩm này trong lòng người tiêu dùng. Các sản phẩm chủ lực của công ty là : kẹo Chewy các loại, bánh quế, kẹo cứng hoa quả, Lolipop, Teppy Snack và bánh Pháp.
- Công tác kiểm tra chất lượng cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất những sản phẩm lỗi, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, chất lượng sản phẩm có tốt , đạt các tiêu chuẩn qui định thì mới được người tiêu dùng chấp nhận. Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chuyển vốn và nâng cao danh lợi cho doanh nghiệp. Chính vì vậy đảm bảo chất lượng và ổn định chất lượng sản phẩm là
khâu vô cùng quan trọng.. Bởi vì nếu xảy ra tình huống như vậy, người tiêu dùng sẽ không còn tin tưởng vào công ty, uy tín của công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn.(Chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ vụ sản phẩm sữa melamine khiến cho công ty sữa Hà Nội bị thiệt hại nghiêm trọng, trong khi các sản phẩm bánh kẹo của công ty không chứa các chất độc hại, uy tín của công ty được củng cố).
-Nghiên cứu tìm ra qui mô bao gói, kích cỡ, kiểu dáng thuận tiện trong quá trình sử dụng, tìm ra cách thức bao gói không những đáp ứng yêu cầu vệ sinh mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong việc mua, bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là biện pháp để chống hàng giả hàng nhái sản phẩm của công ty, tránh được các thiệt hại đáng tiếc xảy ra. -Áp dụng chính sách giá cho sản phẩm linh hoạt và cạnh tranh. Chính sách giá cho sản phẩm cần được coi như vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh, giữ vững thị trường, đặc biệt trong những thị trường có khả năng thanh toán thấp. Công ty nên áp dụng chính sách giá phân biệt theo thời gian thanh toán: chiết khấu 2% cho khách hàng thanh toán ngay, giảm mức chiết khấu theo tăng mức thời gian đại lý thanh toán, mức chiết khấu có thể tăng theo số lượng đơn đặt hàng. Hoặc công ty có thể sử dụng việc định giá sản phẩm như sau: Ví dụ: bánh kem xốp 450g giá 13000 đ/ hộp-> bánh kem xốp 200g giá 6000 đ/ hộp.Về thực chất giá bán tăng nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sang chấp nhận giá. Do đó công ty có thể tăng sản lượng và lợi nhuận trên một tấn sản phẩm bánh kem xốp, đồng thời đa dạng hóa các hình thức bao gói sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khách nhau của khách hàng.
- Nắm bắt các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, thông qua quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường.Do trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của công ty. Trong đời sống xã hội, khách hàng có thể thích mua hàng hóa ở cửa hàng gần nhà, thích tiêu dùng sản phẩm mà họ đã trải nghiệm là phù hợp, tiêu dùng loại sản phẩm mà họ hiểu biết nhiều, hoặc ưu tiên mua hàng ở các cửa hàng sang trọng… Có như vậy thì mới tiêu thụ hết số lượng sản phẩm của mình.
- Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất, kí hợp đồng với các đại lý, nhà bán lẻ ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình.