Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất

2.1.2.Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.1.2.Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.

Trong nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể, có các kế hoạch và biện pháp cụ thể tương ứng đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh riêng trên thị trường. Xuất phát điểm là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức cổ phần, công ty cổ phần Tràng An đã xác định cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn : Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông; Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh; Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty. Trong những năm gần đây công ty đã đạt được những thành công nhất định và bước tiếp những thành công đó, công ty đã xây dựng cho mình những kế hoạch phương hướng phát triển trong giai đoạn tới nhằm mở rồng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao vị thế công ty trên thị

trường. Lĩnh vực bánh kẹo thuộc ngành hàng tiêu dùng rất có triển vọng phát triển tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều thách thức. Trên cơ sở phân tích và đánh giá các thay đổi thị trường, công ty đã xác định phương hướng phát tiển cho những năm tới như sau:

- Tiếp tục đầu tư mới máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Cụ thể là xóa bỏ dần những sản phẩm không có hiệu quả như kẹo cây, kẹo tổng hợp, kẹo cứng hoa quả…chuyển hướng liên kết sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất bánh kẹo thực phẩm chức năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Mở rộng hệ thống phân phối, tăng thị phần. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, Ưu tiên gia tăng thị phần, đặc biệt là miền Trung và tiếp đến miền Nam.

- Đảm bảo tăng doanh thu ở mức khoảng gấp 2 lần quốc gia và 1,5 lần của Hà Nội; - Duy trì lợi nhuận mức trung bình hoặc thấp, ưu tiên đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động và thực hiện tốt các loại hình bảo hiểm (BHXH, Y Tế, Thất nghiệp…) - Tận dụng nguy cơ kinh tế thiểu phát, lãi suất ngân hàng sẽ giảm thấp để đầu tư các sản phẩm có đầu ra tốt (Snack, Rice Cracker, nâng cấp công nghệ Biscuit…).

Để thực hiện những kế hoạch đề ra, công ty đề ra những phương hướng thực hiện cụ thể: - Các đơn vị cần tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra, chú trọng đầu tư vào thiết bị và con người để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất. Ban giám đốc và các trưởng phòng ban chỉ đạo chặt ché , sát sao, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Không ngừng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của cán bộ.

- Bố trí, sử dụng lao động trực tiếp và gián tiếp một cách hợp lý với thiết bị , nguyên vật liệu hiện có.

- Khai thác tối đa cầu thị trường hiện tại, nắm vững thị phần đồng thời nâng cao uy tín và thương hiệu cho công ty, từng bước mở rộng thị trường, ngăn chặn khả năng cạnh tranh của đối thủ.

- Mở rộng quan hệ tín dụng để bổ sung vốn cho các dự án sắp triển khai trong thời gian tới. - Chú trọng khâu marketing nhằm tăng doanh số bán ra, đẩy nhanh vòng quay vốn. Có chính sách chiết khấu hợp lý cho các thành viên nhằm tạo hệ thống phân phối vững chắc cho khâu đầu ra.

- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và triển khai, nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các sản phẩm có mức độ khác biệt, độc đáo, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)