1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010

73 516 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 397 KB

Nội dung

1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀIVÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1 Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1 Khái niệm FDI 3

1.2 Đặc điểm của FDI 4

2 Chính sách thu hút FDI 5

2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI 5

2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI 6

2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI 6

2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI 7

3 FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam 8

3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 8

3.1.1 Về quy mô dự án 8

3.1.2 Về hình thức sở hữu 9

3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành 9

3.1.4 Về địa bàn đầu tư

123.2 Tác động của FDI tới kinh tế-xã hội Việt Nam

123.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế 12

3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại 13

Trang 2

3.2.2.1 Vốn FDI tác động đến xã hội 153.2.2.2 Đánh giá chính sách hiện tại 17

3.2.3 Về lĩnh vực môi

trường 18

Trang 3

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀICỦA HÀ NỘI 20

1 Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của

1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Trang 4

3 Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thànhphố trong khung khổ chung của đất nước 32

4 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinhtế thành phố Hà Nội 37

4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố 37

CH Ư ƠNG 3

GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚCNGOÀI CỦA HÀ NỘI 41

1 Quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 41

1.1 Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăngtrưởng nhanh 43

Trang 5

1.2 Phát triển thành phố Hà Nội đảm bảo vị trí vai trò của tỉnh đối với

1.3 Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội 46

1.4 Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên

1.5 Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng 47

1.6.1 Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Hà Nội và phụ cận 47

2 Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàothành phố Hà Nội 50

2.1 Nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có nhiều vốn FDI 50

2.3 Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 52

2.5 Tăng hiệu quả phân bổ vốn FDI 53

Trang 6

3 Kiến nghị thu hút vốn đầu tư 57

3.1 éề xuất hoàn thiện công tác quy hoạch 57

3.2 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với ĐTNN 58

3.3 Trong lĩnh vực quản lý môi trường tại các KCN nơi tập trungĐTNN 583.4 Cải cách hành chính và kiến nghị với trung ương .60

KẾT LUẬN 61DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Để thực hiện mục tiêu được đề ra ngay từ Đại hội đảng lần thứ 6 năm1986 “Về cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nu?c vào năm2020”, nhiều chủ trương chính sách đã được xây dựng trong các Chiến lu?cphát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, Chiến lược toàn diện tăng trưởngxóa đói giảm nghèo (2003), Mục tiêu thiên niên kỷ (2001), Định hướng chiến l-ược phát triển bền vững (2004) Các văn kiện này đều hướng tới các m?c tiêuchính như sau:

Về phát triển kinh tế: tăng trưởng GDP năm 2010 gấp đôi năm 2000,chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp còn 16-17%,

Trang 7

tăng tỷ trọng công nghiệp lên 40-41% và tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ lên 43%;

42-Về xã hội: đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội về điều kiện học tập, tìmkiếm việc làm và phân phối thu nhập, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏenhân dân, phát triển đô thị và quản lý quá trình di dân;

Về môi trường: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồntài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môitrường, bảo tồn đa dạng sinh học

Đối với Việt nam, trong gần hai thập kỷ qua, khu vực Đầu tu trực tiếpnước ngoài (ĐTTTNN) đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng vớitốc độ cao của n?n kinh tế Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình Côngnghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, xoá nghèo, tạo việc làm và thu hẹp khoảngcách kinh tế với các nước trong khu vực Thấy được tâm quan trọng của nó nêncác tỉnh thành phố trong nước phải có những biện pháp và chính sách sử dụngvà thu hút vốn FDI sao cho hiệu quả, hợp lý.

Hà Nội là một trong các tỉnh thành phố dẫn đầu trong việc thu hút vốn

FDI nên em chọn đề tài “Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010”.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung củađề tài gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sáchthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàchính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại Hà Nội.

Chương III: Giải pháp chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Hà Nội.

Trang 8

1.1 Khái niệm FDI

Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chươngtrình đã được hoạch định trong một khoàn thời gian tương đối lâu dài nhằm thuđược lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng.

Trang 9

Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình đầu tư quốc tế được thựchiện trên thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạtđộng kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu Việc mở rộng sản xuấtthông qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là các hoạt động chu chuyểntài chính quốc tế, mà cùng với nó là hoạt động chuyển giao công nghệ, bí quyếtvà các tài sản khác Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là ngườisử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lý hoạt động đầu tư Trong hoạt độngFDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm năng lựcsản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể mua lại mộtsố cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thu lợitức.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tưnước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng bỏvốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro, thu lợi nhuận từhoạt động đầu tư đó.

Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa về FDI như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nướcchủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng vớiquyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trườnghợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọilà "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

1.2 Đặc điểm của FDI

Trang 10

Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, đặc điểm của FDI cũng phụthuộc theo các hình thức như sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên(gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanhcho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư màkhông thành lập một pháp nhân

- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc cácbên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinhdoanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn Doanh nghiệpliên doanh thường được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sự sở hữu củacác nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tưnước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệmvề kết quả sản xuất, kinh doanh.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trựctiếp không những với các nước được tiếp nhận đầu tư mà còn với các nước điđầu tư ở các nước khác.

2 Chính sách thu hút FDI

2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI

Chính sách là tổng thể các tư tưởng ,quan điểm công cụ mà chủ thể quảnlý sủ dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện cácmục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể Chính sáchxác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch ra phạmvi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý nhữngquyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể Bằng cách đó

Trang 11

các chính sách đề xướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổchức vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.

Chính sách phát triển kinh tế xã hội là quyết sách của Nhà nước nhằm giảiquyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nướcthông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máyNhà nước

- Xét theo nghĩa rộng chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quanđiểm tư tưởng phát triển , những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơbản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước Chính sách theo quan niệmtrên là đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ở Việt Nam đường lốido Đảng cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xâydựng.

- Xét theo nghĩa hẹp thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính sáchkinh tế - xã hội ( chính sách công) :

Chính sách công là phương thức hành động được nhà nước tuyên bố vàthực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại Các vấn đề lặp đi lặp lạilà những vấn đề gây ra sự hạn chế trong việc sử dụng đầu tư Tình trạng lặp đilặp lại này buộc nhà nước phải đưa ra các chính sách.

Chính sách là những hành động của nhà nước nhằm hướng tới những mụctiêu của đất nước Với quan niệm này, chính sách công là bộ phận của chiếnlược, bao gồm những giải pháp và công cụ thực hiện chiến lược.

Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách phát triển kinh tếxã hội mà trong đó vấn đề được giải quyết là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài.

2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI

Trang 12

Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu riêng củamình,nhưng đều góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu bậc cao hơn.Chínhsách thu hút FDI góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thôngqua việc sử dụng các giải pháp và công cụ nhất định như:Thứ nhất, tỷ lệ tăngtrưởngkinh tế đáng kể và liên tục , ổn định giá cả ,mức độ đảm bảo công ăn việclàm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp )và cân bằng cán cân thanh toán.Thứ hai,côngbằng xã hội ,an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.Thứ ba, cải thiện cơ cấu ngành,cơcấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng và cơ cấu các thành phần kinh tế.

Là một chính sách kinh tế ,ngoài những mục tiêu tối cao và mục tiêu chung,chính sách thu hút FDI thực hiên nhưng mục tiêu đặc trưng của mình như:

Huy động vốn tư các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tạo việclàm, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cạnhtranh với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển kinh tế thị trường.

2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI

Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút một cách đơn giản là nhữngchủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó đúngnhư chưa đủ Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quảnhất định thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

- Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chungcủa nhiều người hoặc của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triểnkhu vực đó Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp làlợi ích mang tính xã hội mà chính sách đó mang lại Đây cũng chính là lý do đểcác chính sách thu hút được gọi là chính sách công Trong thực tế có tình trạngmột chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội

Trang 13

khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại Khi đó chính sách thu hút phải đứngtrên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn đề.

- Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia.Trước hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trịquan hệ giữa các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lývốn đầu tư của toàn xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi.Nhưng qua đây không phải chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nướcthực hiện Ngày nay trong quá trình dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổchức dân chúng và ngoài nhà nước ngày càng tăng lên cao hơn.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnhvực của đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong cáclĩnh vực đó

2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI

Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của nhà nước, các chínhsách thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự tăng trưởngchung của đất nước Một số nội dung quan trọng của chính sách như sau:

- Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóngkhông rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầutư trong nước trong việc thực thi các dự án Tích cực phòng chống tham nhũnghiệu quả, tạo môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các tổchức vào trong nước có hiệu quả cao Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của cácnhà đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn và đặc biệt các nước trongkhu vực Có thể xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các nước nhưng không

Trang 14

nên lệ thuộc quá nhiều vào các nước đối tác dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụthuộc nhiều vào nước đầu tư

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Việc quy hoạch tổng thểcần được minh bạch và công khai để các nhà đầu tư biết được rõ ràng yên tâmđầu tư vào một khu vực trong nước.

- Nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, bên cạnh đó tạo môi trường trongsạch, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hiện tạicó khả năng thu hút cao như các ngành công nghiệp, dịch vụ

3 FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam

3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

3.1.1 Về quy mô dự án

Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam Đều có quy mô vừa vànhỏ,trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD/dự án Quymô dự án có tính chất quan trọng trong các dự án đầu tư Quy mô dự án quyếtđịnh đến lượng vốn đầu tư sử dụng trong dự án, quyết định tính chất lớn nhỏ củadự án Quy mô dự án càng lớn thì quá trình sử dụng lao động, quản lý dự áncũng lớn Bên cạnh đó nếu dự án có quy mô quá nhỏ không đem lại nhiều lợi íchcho nhân dân có thể nhà nước hoặc cơ quan chính quyền tỉnh sẽ không cho thựchiện.

3.1.2 Về hình thức sở hữu

Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với100% vốn đầu tư nước ngoài , các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữathập kỹ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước(DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài.Tính đến cuối năm 1998 số dự án liên doanhchiếm tới 59%tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký.Từ năm 1997 hạn chếnày đã được xoá bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo

Trang 15

hình thức sở hữu.Hiện tại hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 42,5%tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm45,5% còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh Trong các dự ánliên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệpngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể

3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành

Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phầnkhông nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

Vốn ĐTNN tập trung rất cao vào một số địa phương và các vùng kinh tếtrọng điểm (riêng Hà Nội, HCM, Đồng Nai, Bình Dương thu hút 2/3 vốnĐTNN) Cơ cấu ngành cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xâydựng, dịch vụ (tới 88%) Khu vực nông, lâm nghiệp chỉ thu hút 3% vốn ĐTNN,và có xu hớng giảm (đã giảm từ 21% giai đoạn 1988-1990 xuống 14,3% giaiđoạn 1991-1995) Điều này cho thấy sức cạnh tranh thu hút hút đầu tư khácnhau giữa các vùng miền và các ngành.

Từ năm 1988 đến cuối tháng 8/2007 đất nước ta có tổng số vốn đầu tư nướcngoài hoàn toàn tương đối lớn so với các vốn đầu tư khác Nếu số dự án của 100%vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ này là 6054 thì liên doanh chỉ là 1514 tức là chỉbằng ¼ so với vốn đầu tư nước ngoài được đổ vào Việt Nam Phần nhỏ là các công tycổ phần và các hợp đồng khác.

Bảng 1: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đếncuối tháng 08/2007(Theo hình thức đầu tư).

Đơn vị tính: nghìn USD

Số dự ánVốn đầu tưVốn điều lệĐầu tư thựchiện

Trang 16

Sau đây là bảng tình hình thu hút đầu tư vào cả nước trong những năm gần đây:

Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuốitháng 08/2007(Theo ngành)

Đơn vịt ính: nghìn USD

Chuyên ngànhSố dự ánVốn đầu tư Vốn điều lệĐt thực hiện

Công nghiệp và xây

Trang 17

Nguồn: Tổng cục thống kê 3.1.4 Về địa bàn đầu tư

Cho đến nay FDI có mặt ở 62/64 tỉnh thành phố Việt Nam Tuy nhiêntrong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm Phần lớncác dự án FDI tập trung vào các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơicó điều kiên cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kĩnăng.

Sau đây bảng tình hình thu hút đầu tư FDI tại một sốcác tỉnh thành:

Bảng 3: Tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đếncuối tháng 08/2007

Trang 18

nguồn:Dự ánVIE/01/021

3.1.5 Theo đối tác đầu tư

Cho đến nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại ViệtNam ,trong đó Singapỏe, Đài Loan,Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà đầu tưlớn nhất ,chiếm 63,3% tổng số dự án va 63% tổng vốn đăng ký

3.2 Tác động của FDI tới kinh tế-xã hội Việt Nam

3.2.1 Về lĩnh vực kinh tế

3.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế

ĐTNN làm tăng năng lực cạnh tranh, gây khó khăn cho các DN trong nu?c, nhung ngu?c lại cũng buộc DN trong nước phải vươn lên, hoạt động hiệu quảhơn hoặc chuyển đổi cơ cấu Cho đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam chưa phải là đã quá mức, tính theo đầu người, vẫn còn nhiều ngànhhấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cấp phép đầu tư Trong những nămtrước mắt và tương lai lâu dài ĐTNN tiếp tục là nguồn vốn đầu tư quan trọngđối với nền kinh tế do tiết kiệm trong nước chưa đủ để đảm bảo tốc độ tăngtrưởng GDP đặt ra Do nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn thiếu rất

Trang 19

nhiều ngành kinh tế và những ngành đã hình thành còn rất nhỏ bé nên càng mởra nhiều ngành nghề thì càng thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài màkhông ảnh hưởng tiêu cực quá mức đến đầu tư trong nước.

Thực tế đầu tư thời gian qua phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấutheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Đầu tư nước ngoài đổ vàonhững ngành nuớc ta có xu thế về lao động và thị trường (dệt may, da giày, xemáy, du lịch) và cả những ngành nước ta chưa hoặc không có lợi thế cạnh tranhvề vốn và công nghệ (khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, điện tử)

3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại

Chính sách đầu tư nói chung và chính sách nội địa hóa nói riêng về cơbản chưa thành công trong việc phát triển mối liên kết giữa ĐTNN với đầu tưtrong nước Mối liên kết với DN trong nước ở cả 2 đầu cung cấp và tiêu thụ đềulỏng lẻo Tuy nhiên có thể thấy rằng nhìn chung chính sách nội địa hóa tuy chuathúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ nhung nói riêng thìcũng có những ngành nội địa hóa nhanh hơn hẳn các ngành khác nhu ngành điệntử, xe máy Kết quả nội địa hóa thấp cũng xảy ra ở những ngành nhu may mặc,da giày là những ngành không có chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích nội địahóa Chính sách uu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩucho nguyên liệu làm cho những ngành này phát triển tốt mà không cần phải pháttriển các ngành phụ trợ Trong trường hợp này chính sách thơng mại có tác độnglớn hơn chính sách công nghiệp ngân hàng nhưng không đem lại kết quả cao.

Mặt khác, kết quả ĐTNN chua phù hợp với chủ truơng khuyến khíchphát triển ngành Có những ngành nghề mở ra, thậm chí đuợc khuyến khích vàuu đãi nhiều nhung vẫn không thu hút đuợc đầu tu nhu trồng trọt, nghiên cứukhoa học, công nghệ cao, công nghiệp hóa dầu Vấn đề có lẽ không nằm ở chínhsách đầu tu Chính sách khuyến khích đầu tu vào nông nghiệp không đạt kết

Trang 20

quả do những khó khăn về sở hữu đất đai và tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nôngnghiệp nuớc ta Những vấn đề này chua thể giải quyết được trong một thời gianngắn Số lượng dự án khai thác dầu khí khá nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưaphát triển được công nghiệp lọc dầu, mặc dù nhiều nhà đầu tư quan tâm

Mặc dù không có chính sách rõ rệt loại công ty cần được khuyến khíchnhưng cho đến nay vốn đầu tư chủ yếu là của các công ty vừa và nhỏ, thích hợpvới các đối tác Việt nam hơn Việc thu hút đầu tu của các công ty đa quốc gia cólợi về nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao và mới, cách kinh doanh chính quy nh-ng mặt khác, các công ty này có sức mạnh chi phối thị trường quá lớn so vớidoanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh đốiđầu với các công ty đa quốc gia mà cần phải tìm cách tham gia hợp tác trongchuỗi dây chuyền giá trị của các công ty này hoặc các thị trường ngách Thờigian tới, trong công tác xúc tiến đầu tư cần chú trọng hơn tới các công ty đaquốc gia

Về hiệu quả đầu tu : chua thể kết luận hiệu quả đầu tu nước ngoài caohay thấp hơn đầu t trong nước vì điều này còn tùy theo chỉ số đánh giá và lĩnhvực xem xét Các dự án đầu t nước ngoài nhìn chung thu hồi vốn nhanh nhngtốn nhiều vốn mới tạo ra được một việc làm Tuy nhiên nhà đầu t nước ngoài cóu thế về vốn nên điều này không ảnh hưởng tiêu cực tới nước nhận đầu tư Giátrị gia tăng và giá trị mới do ĐTNN tạo ra không cao (chủ yếu là lắp ráp, sơ chế)nhng vẫn lớn hơn đầu tư trong nước Giá trị giữ lại ở Việt nam mà khôngchuyển về nước tương đối cao: mức độ tái đầu tư khá lớn, chủ yếu do môi tr-ường đầu tư thuận lợi chứ không phải do bị hạn chế chuyển vốn về nước

Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài đều cao hơn trongnước nhng ít chuyển giao công nghệ Tác động đối với chuyển giao công nghệcho trong nước chủ yếu dới hình thức lan truyền, thông qua cạnh tranh và học

Trang 21

hỏi kinh nghiệm Việc góp vốn bằng công nghệ không nhiều, dù đã xóa bỏ nhiềuhạn chế Cần phân tích sâu thêm nguyên nhân hạn chế chuyển giao công nghệnhng có thể thấy sự thiếu vắng đầu tư của các công ty đa quốc gia và vấn đề bảohộ quyền sở hữu công nghiệp có thể là những nguyên nhân quan trọng

Đóng góp cho ngân sách của ĐTNN tăng nhanh cùng với việc tăng các dựán được phê duyệt và mở rộng hoạt động nhng thấp hơn so với trong nước dođược hưởng nhiều chính sách u đãi, miễn thuế Xu hướng chung về ưu đãi là thuhẹp mức ưu đãi, tiến dần tới mặt bằng như đầu tư trong nước nhng không đượcthực hiện một cách nhất quán và thường chưa đảm bảo nguyên tắc không hồi tốkhi xóa bỏ ưu đãi

ĐTNN về cơ bản không để lại gánh nặng kinh tế cho nước ta trong tươnglai ĐTNN có mức độ ổn định thấp hơn đầu tư trong nước do phụ thuộc vào tìnhhình kinh tế của bản thân nước đầu tư (kinh tế nước ta có mức độ ổn định vĩ môkhá cao) nhng thực tế vốn thực hiện không biến động lớn Đa dạng hóa nướcđầu tư (hiện đang tập trung vào các nước châu á) và đẩy mạnh thu hút vốn củacác công ty đa quốc gia sẽ hạn chế bớt tác động tiêu cực này.

3.2.2 Về lĩnh vực xã hội

3.2.2.1 Vốn FDI tác động đến xã hội

Vốn ĐTNN đã có nhiều đóng góp quan trọng của vào thành tựu phát triểnxã hội của Việt Nam: góp phần XĐGN, tạo nhiều việc làm (đặc biệt là việc làmgián tiếp®), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là kênh tiếp cận vớinền công nghệ thế giới, hỗ trợ cho tiến trình hội nhập Tác động thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư là rất rõ ràng (khoảng 1/5tổng vốn đầu tư giai đoạn 1991-2004) Vai trò động lực, đầu tàu của ĐTNNtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất tích cực Khu vực ĐTNNluôn là đầu tàu trong các lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, với tốc độ tăng

Trang 22

trưởng vượt trội Điều đó cũng thể hiện qua tỷ lệ đóng góp GDP của khu vựcĐTNN tăng từ 6,3% năm 1995 lên 13,3% năm 2003; đóng góp ngân sách đã lêntới gần 1, 5 tỷ đô la, cải thiện cán cân thanh toán Thông qua vốn ĐTNN, nhiềunguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đa vào sửdụng tương đối có hiệu quả Hàng năm, khu vực vốn ĐTNN tạo ra trung bìnhkhoảng 60.000 việc làm mới, chiếm khoảng 5% việc làm mới tạo ra của cả n-ước Tuy nhiên, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tỷ lệ này có thể lên tới 20%.So với phần lớn các nước thu hút ĐTNN (cao nhất gồm Singapore 54%, Braxin23%, Mexico 21%; thấp nhất: Inđônexia 0,8%, Achentina 1,2%, Hàn quốc2,3%) – Việt nam đạt mức trung bình khá

Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những tác động tiêu cực vềmặt xã hội của khu vực vốn ĐTNN Chẳng hạn ĐTNN góp phần làm trầm trọngthêm chênh lệch phát triển KT -XH giữa các vùng trọng điểm và vùng có điềukiện KT -XH khó khăn, làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng miền và cácnhóm giầu, nghèo Nghĩa là góp phần làm tăng thêm những hậu quả xã hộichung của quá trình đầu tư phát triển cao Đồng thời cũng làm nảy sinh nhữngxung đột xã hội (xung đột lợi ích giữa chủ và thợ, xung đột giữa doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp nước ngoài) xung quanh vấn đề chế độ đãi ngộ vềlương, điều kiện môi trường sống của công nhân các doanh nghiệp ĐTNN lớn,vấn đề mất đất và mất công ăn việc làm của nông dân…Một hậu quả nữa là thúcđẩy nhanh quá trình đô thị hoá và các luồng di dân, gây khó khăn cho việc quảnlý và cung ứng hạ tầng, đặc biệt tại khu vực ngoài hàng rào các khu côngnghiệp; hạ tầng tại các KCN trở nên quá tải, các dịch vụ thiết yếu không đượcđảm bảo, làm giảm chất lượng sống đối với lao động ở những khu công nghiệp

3.2.2.2 Đánh giá chính sách hiện tại

Trang 23

Đánh giá chung là không có dấu hiệu có ảnh hưởng bất lợi của khu vựcĐTNN đối với chính trị, an ninh đất nước cho đến thời điểm này Xét về xungđột xã hội do khu vực ĐTTTNN gây ra thì ở Việt Nam mức độ còn thấp hơn sovới các nước trong khu vực (xung đột xảy ra chủ yếu với các doanh nghiệp nhỏ,làm ăn không lâu dài, bài bản (Đài Loan, Hàn Quốc) Nhìn chung, các doanhnghiệp lớn có văn hoá đối xử với công nhân và có kỷ cương tốt hơn Tuy nhiên,những vấn đề phát sinh trước nay cũng đưa ra những cảnh báo về chất lượng củacông tác quy hoạch và quản lý Quy hoạch KCN chưa tính đến đầy đủ nhữngyếu tố hạ tầng xã hội, quy hoạch phát triển ngành còn coi nhẹ vai trò của khuvực ĐTNN Chính sách lao động và giải quyết các tranh chấp chưa được bàibản, chưa xem xét kỹ ảnh hưởng của thông lệ quốc tế trong tiến trình hội nhậptrong khi khung thể chế của ta còn kém hoàn chỉnh…

Vấn đề đình công bãi công không chỉ do mức lương tối thiểu mà do hàngloạt các vấn đề khác nữa liên quan đến quy hoạch, đến chính sách, điều kiệnsống đối với người lao động ở các KCN lớn

Thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt nam chưa bền vững, tỷ lệ táinghèo còn cao; 5-10% tỷ lệ thoát nghèo nằm sát ngay ngưỡng nghèo, tình trạngdễ tổn thương còn khá phổ biến do có mức thu nhập thấp, không có dự trữ vàviệc làm không ổn định Điều đó cho thấy đóng góp ĐTTTNN vào việc làm,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng còn hạn chế Cụ thể là chênh lệch giữacác vùng miền về mức đầu tư, mức huy động ngân sách, xuất khẩu, tỷ lệ hộnghèo ngày càng gia tăng, hệ số GINI tăng từ 0, 28 lên 0,35, trong đó, thành thịtăng nhanh hơn nông thôn, vùng phát triển tăng nhanh hơn vùng chậm pháttriển Thu nhập khu vực ĐTNN cao gấp từ 2 đến 5 lần khu vực trong nước

Vấn đề đặt ra đối với chính sách ĐTNN là các giải pháp ưu đãi tài chínhkhông cải thiện được cơ cấu Các mức ưu đãi hiện nay áp dụng theo ngành nghề

Trang 24

(khuyến khích và ít khuyến khích), mức độ sử dụng lao động và mức ứng dụngcông nghệ tiên tiến đều cao hơn ở các KCN -KCX; nhất là gần đây, Nghị định164 đã mở rộng thêm phạm vi ngành nghề, chi tiết và cụ thể hơn đến từng địabàn ưu đãi Tuy nhiên nhìn chung, vẫn chưa bao quát được đặc điểm kinh tế -xãhội và nhu cầu từng địa phương, do đó nhìn chung, tác động chỉ dẫn còn chưanhiều, cũng nh chưa cải thiện đáng kể cơ cấu phân bổ vốn ĐTNN Các địa ph-ương đều có những giải pháp ưu đãi thêm như: hỗ trợ tiền thuê đất, thuế thunhập doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí hạ tầng, đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin,làm cầu nối cho đối tác đầu tư, giảm các chi phí không chính thức…nhằm khắcphục các trở ngại do chênh lệch về điều kiện vị trí địa lí, dân trí, trình độ pháttriển kinh tế -xã hội, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, đặc biệt đối với các tỉnh duyênhải Nam Trung Bộ, ĐBSCL Các giải pháp năng động của chính quyền địa phư-ơng đã góp phần nâng cao đáng kể sức cạnh tranh thu hút vốn đầu tư Tuy nhiên,cũng gây trở ngại không ít cho công tác quản l?í, giám sát và đánh giá

3.2.3 Về lĩnh vực môi trường

Trong những năm gần đây, ĐTTTNN ở Việt Nam đã có những tác độngtích cực to lớn đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là góp phần tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, quá trình tiến hành ĐTTTNN cũng chứa đựng nhữngbất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu tác động tới ba lĩnh vực: Gâyô nhiễm môi trường; Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; và Suy giảm đa dạngsinh học và những tác động về văn hoá Do vậy, đạt bền vững môi trường là mộtmục tiêu quan trọng của hoạt động ĐTTTNN, cần được theo đuổi từ khâu lậpchính sách, cơ chế khuyến khích, tới khâu quản lý và thực hiện các dự án đầu t-ư

Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong suốt thời gian từ 1987đến nay và các văn bản bảo vệ môi trường đã có một số điều khoản đề cập đến

Trang 25

khía cạnh môi trường, như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vàonhững lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyênthiên nhiên; không cấp phép đầu t nước ngoài vào các lĩnh vực và địa bàn gâythiệt hại đến môi trường sinh thái, vv Tuy nhiên, chưa thiết lập được các cơchế mang tính khuyến khích cụ thể cho các hoạt động ĐTTTNN bền vững môitrường, mà còn dừng ở mức chung, như khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệtài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái” Yêu cầu cụ thể nhất trong các văn bảnnày là “Chủ đầu tư phải giải trình Đánh giá tác động môi trường của Dự ántrong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư”.

Nhiều doanh nghiệp ĐTNN cho rằng nội dung của một số điều khoảntrong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, trong khi các cơ quan quản lýmôi trường địa phương lại thiếu năng lực giúp họ giải đáp những thắc mắc vềcác quy định luật pháp về bảo vệ môi trường Mặt khác, sự không rõ ràng trongcác quy định pháp luật về môi trường cũng là một yếu tố cản trở doanh nghiệpthực hiện tốt các qui định trong Luật

Do còn thiếu tính thống nhẩttong quản lý về môi trường, nên thường mỗiKCN, trong đó có nhiều doanh nghiệp ĐTNN hoạt động, được quản lý môitrường theo một cách khác nhau

Một nhận xét tổng quát là đa số doanh nghiệp ĐTNN đã tuân thủ các tiêuchuẩn môi trường Việt Nam, và các doanh nghiệp ĐTNN có kết quả môi trườngtốt hơn doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên ĐTNN cũng đang gây ra những tácđộng tiêu cực lên môi trường ở Việt Nam, chủ yếu do tổng lượng chất thải gây ônhiễm từ các doanh nghiệp ĐTNN là lớn Ngoài ra, một số doanh nghiệp ĐTNNchỉ tuân thủ tốt quy định về môi trường khi cơ quan quản lý phát hiện ra tìnhtrạng ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép ĐTNN cũng ảnh hưởng đến đa dạng

Trang 26

sinh thái và một số dự án ĐTNN về du lịch dịch vụ cũng đã gây nên những xungđột về xã hội và văn hoá.

Trang 27

Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm,Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, LongBiên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thànhphố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và TừLiêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.

Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụphát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã xácđịnh: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trungtâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” Là trungtâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đôcủa cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước,

Trang 28

của bên ngoài cho sự phát triển của mình Đồng thời, sự phát triển của Hà Nộicó vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự pháttriển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng làniềm tự hào của đất nước, của dân tộc.

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Thành phố Hà Nội nằm ở vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng,độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phíaBắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo cóđộ cao từ 20 m – 400 m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m) Địahình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi cácdòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùngtrũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ) Riêng các bậc thềm sôngchỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thếcao so với các vùng của Hà Nội Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi,tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố HàNội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng,phía Tây quốc lộ 1 Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4,khả năng chịu nén tốt) Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội,phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm Đất ở đây chủ yếu do phù samới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)

Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phânbố lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 vùng chính sau: vùng đồng bằng (địa hìnhđặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộnội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần

Trang 29

phía Nam của huyện Sóc Sơn; Độ cao trung bình của vùng từ 4 – 10 m, cao nhấtkhoảng 20 m so với mặt nước biển Nơi đây tập trung đông dân cư, với nền vănminh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc) và vùng đồi núi (chiếm 10%diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn Địa hìnhcủa vùng khá phức tạp, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8°, độ caotrung bình từ 50 - 100 m Vùng này tầng đất rất mỏng, thích hợp phát triển cáccây trồng lâm nghiệp).

1.1.3 Khí hậu

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhậnđược lượng bức xạ mặt trời dồi dào Tổng lượng bức xạ trung bình hằng nămkhoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.

Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng,lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếpvào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa:xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch)kéo dài đến tháng 4 Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lạimưa nhiều Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi.Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh.Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rétsớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệtđộ xuống thấp dưới 5°C.

Trang 30

1.2 Tài nguyên thiên nhiên

1.2.1 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tíchđất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14% Trong đó đất nôngnghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.

Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sôngHồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung,vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của cácsông khác Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giớitrung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợpvới nhiều loại cây trồng nhiệt đới Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác cómàu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xámbạc màu (diện tích 17.663 ha, bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy nghèo sét,nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiệnthuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn; nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3ha Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình,song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tíchthích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.

1.2.2 Tài nguyên rừng

Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thànhphố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyệnĐông Anh, Gia Lâm Hà Nội không có rừng tự nhiên Khu vực phụ cận quanhHà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc giaCúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.

Trang 31

Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toànthành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99% Rừng chủ yếu là bạchđàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thônglà những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu Tổng trữ lượngrừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.

Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinhthái, chống thoái hoá đất đồi Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiênphục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần củanhân dân và du khách.

1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng Trêndiện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặngcủa gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ởcác mức độ khác nhau Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đãphát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ,tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn),phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội Khoáng sản kim loại đencó trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội;măng gan và titan trữ lượng không đáng kể Khoáng sản kim loại màu: cókhoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kimloại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểmquặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (TrạiCau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến) Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội vàkhu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loạimác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát,cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn;

Trang 32

có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói làchủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ Các mỏ sét này đều được lộ ratrên mặt đất và hầu hết đang được khai thác Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đáong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trongxây dựng và sản xuất công nghiệp.

1.3 Tiềm năng kinh tế

1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc ViệtNam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại,giao dịch quốc tế và du lịch.

Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông,đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuậnlợi để phát triển các ngành công nghiệp Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha,Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tạiđây.

1.3.2 Tiềm năng du lịch

Các yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu của Hà Nội thuận lợi chophát triển thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt, có điều kiện xây dựng một “thànhphố xanh, sạch, đẹp”, tạo sức hút lớn đối với khách du lịch cả trong nước vàquốc tế Hệ thống sông, hồ của Hà Nội với sông Hồng, sông Đuống và nhiều hồlớn phân bố ở cả nội và ngoại thành tạo cho thủ đô có sức hấp dẫn lớn về dulịch Một số hồ có tiềm năng độc đáo như: Hồ Tây, Đầm Vân Trì, Hồ LinhĐàm…

Qua gần một nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớncó sức hấp dẫn của cả nước Hệ thống tài sản văn hoá đặc sắc như: Chùa MộtCột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Các lễ hội ở Hà

Trang 33

Nội phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bẳn sắc dân tộc, với 259 lễ hội dângian, tiêu biểu như lễ hội Cổ Loa, Hội Gióng, Hội Đền Hai Bà Trưng, Hội ĐốngĐa…

Dân cư và phong tục tập quán mang đậm nét người Tràng An với truyềnthống thanh lịch, mến khách và những nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực Xenlẫn những kiến trúc hiện đại, Hà Nội vẫn giữ được thành cổ, nhiều khu phố cổ,làng cổ với những nét kiến trúc đặc sắc và đa dạng của một thủ đô ngàn năm vănhiến.

Hà Nội còn nổi tiếng từ xưa với những nghề và làng nghề thủ công tinhxảo như: nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, nghề gốm sứ Bát Tràng, đúcđồng Ngũ Xá, trạm khảm Vân Hà…

2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phốHà Nội trong những năm gần đây

2.1 Tình hình chung

Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 771 dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 9,65 tỷ USD.Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng vốn đăng ký Ngànhdịch vụ thu hút đầu tư FDI nhiều nhất, chiếm 70,3% cơ cấu vốn, với kim ngạchxuất khẩu hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra 78.000 việclàm, đóng góp 10% thu ngân sách cho thành phố, chiếm 16% GDP của thànhphố.

2.2 Năm 2004 - 2007

Với 106 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới và bổsung vốn, đạt tổng vốn đăng ký trên 290 triệu USD, năm 2004 được coi là nămkhá thành công của Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực này. Đó là chưa kể hai dự áncó tổng số vốn lên tới 770 triệu USD đầu tư vào bất động sản và hạ tầng viễn

Trang 34

thông đã cơ bản hoàn tất thủ tục từ cuối năm 2004, đang chờ được cấp phép.Năm 2004 đạt 119% về số dự án và 179% về tổng vốn đăng ký.

Bảng 4 : Các dự án đang thực hiện

Đơn vị tính: USD

Công ty tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công

Cty Liên doanh TNHH tư vấn y tế

CTLD tư vấn và hỗ trợ tiếp thị Ringer -

Nguồn :http:// www.hapi.gov.vn

Trong cơ cấu vốn đăng ký năm 2004, số vốn của các dự án đang hoạt động xin điều chỉnh tăng đạt 149,6 triệu USD (thuộc 32 dự án), còn lại là vốn đăng ký mới của 74 dự án Đa số dự án mới được cấp phép đầu tư là dự án

Trang 35

100% vốn nước ngoài (60/74 dự án), còn lại là liên doanh (13 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (1 dự án) Trong số dự án tăng vốn đầu tư có 27 dự án 100% vốn nước ngoài, 5 dự án liên doanh Số vốn đầu tư lớn nhất là CaNon, vớikhu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 1,5 tỷUSD.Đứng thứ hai trong cả nước về kết quả trong thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI), đến nay, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổsung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD

Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư HàNội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng sốvốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựngvà phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Ch-armvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng- căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệuUSD.

Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vàocác lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xâydựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng,tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới Những lĩnh vực,ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao,trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị giatăng cao cho nền kinh tế thủ đô.

Tính đến hết tháng 9, có 26 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăngký 188 triệu USD So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đầu tư tại thành phố tăng

Trang 36

80% (236/131 dự án); tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128/801 triệu USD) Nhưvậy, Hà Nội đã vượt 12% về số dự án và đạt 87% tổng số vốn đầu tư so với kếhoạch năm 2007 Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăn vốn cho thấy các nhàđầu tư rất tin tưởng vào tương lai hoạt động ở Hà Nội Hầu hết các dự án FDItrên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất, kinhdoanh Theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ nay đến cuối năm2007, một số dự án FDI với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để có thể cấp phéphoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội ( liên doanh của Tổng Công tyVigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 saoRiviera (500 triệu USD), dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land (Malaixia), dự án khu công nghệ cao… Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện,Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 vớitổng số vốn đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăngnhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướngđầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này Trong mấytháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranhquyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơigiải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010.

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.2 Đặc điểm địa hình - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
1.1.2 Đặc điểm địa hình (Trang 3)
2.1 Tình hình chung - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
2.1 Tình hình chung (Trang 4)
Sau đây là bảng tình hình thu hút đầu tư vào cả nước trong những năm gần đây: - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
au đây là bảng tình hình thu hút đầu tư vào cả nước trong những năm gần đây: (Trang 16)
Sau đây bảng tình hình thu hút đầu tư FDI tại một sốcác tỉnh thành: - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
au đây bảng tình hình thu hút đầu tư FDI tại một sốcác tỉnh thành: (Trang 17)
Bảng 3: Tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007 - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 3 Tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007 (Trang 17)
Bảng 4: Các dự án đang thực hiện - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 4 Các dự án đang thực hiện (Trang 33)
Bảng 5: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - 1 số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP Hà Nội trong giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 5 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w