1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

151 27 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 6,88 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số liệu thống kê đặc điểm của chuyên viên thư viện Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng truyền thông xã hội Biểu đồ 2.2: Mục đích sử dụng truyền thông xã hội Biểu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

HỒ THỊ NGỌC

ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

MÃ SỐ : 60.32.02.03

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGÔ THANH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, động viên

từ Thầy Cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm

– Ban Giám đốc, tập thể chuyên viên thư viện trường đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn ĐHQG TP HCM đã cung cấp thông tin, số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn,

– Gia đình và bạn bè đã luôn dành sự động viên cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Hồ Thị Ngọc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa công bố tại bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Hồ Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC PHỤ LỤC xii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 7

1.1 Khái quát về truyền thông xã hội 7

1.1.1 Khái niệm truyền thông xã hội 7

1.1.2 Đặc điểm của truyền thông xã hội 8

1.1.3 Các loại phương tiện truyền thông xã hội 9

1.2 Ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện đại học 11

1.2.1 Lợi ích của việc ứng dụng truyền thông xã hội 11

1.2.2 Mục đích ứng dụng truyền thông xã hội 11

1.2.3 Các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng phổ biến 12

1.2.3.1 Mạng xã hội 12

1.2.3.2 Blog 15

1.2.3.3 Chia sẻ phương tiện truyền thông 17

1.2.3.4 Social Bookmarking 18

1.2.4 Xu hướng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động 20

1.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng truyền thông xã hội 26

1.3.1 Đánh giá hiệu quả từ góc độ thư viện 26

1.3.2 Đánh giá hiệu quả từ góc độ người dùng tin 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 29

2.1 Giới thiệu về thư viện trường 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện trường 29

Trang 5

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 30

2.1.3 Về cơ cấu tổ chức và nhân sự 31

2.1.4 Nguồn tài nguyên thông tin 33

2.1.5 Cơ sở vật chất 34

2.1.6 Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện 34

2.1.7 Người dùng tin 35

2.2 Thực trạng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động 35

2.2.1 Thực trạng ứng dụng trang facebook trong hoạt động 35

2.2.2 Thực trạng ứng dụng kênh Youtube trong hoạt động 41

2.3 Đánh giá thực trạng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 43

2.3.1 Từ góc độ người dùng tin 43

2.3.2 Từ góc độ thư viện 56

2.3.3 Nhận xét chung về việc ứng dụng truyền thông xã hội 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN 61

3.1 Tăng số lượng người dùng tin biết đến trang facebook và các video trên kênh YouTube 60

3.1.1 Quảng bá fanpage và video trên Youtube 60

3.1.1.1 Thông qua website 60

3.1.1.2 Thông qua các lớp tập huấn sử dụng thư viện 60

3.1.1.3 Thông qua email 61

3.2 Tăng mức độ tương tác tích cực 62

3.2.1 Hoàn thiện nội dung đăng tải 62

3.2.2 Hoàn thiện cách thức trình bày thông tin 63

3.2.3 Tăng cường cung cấp sản phẩm dịch vụ 65

3.3 Thường xuyên cập nhật thông tin trên 67

3.4 Ứng dụng các phương tiện truyền thông xã hội khác 68

Trang 6

3.5 Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng các phương tiện truyền thông 71

3.5.1 Quản lý nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội 71

3.5.1.1 Quản lý nội dung do thư viện đăng tải 71

3.5.1.2 Kiểm soát nội dung do người dùng tin đăng tải 71

3.5.2 Quản lý thông tin về người dùng tin 76

3.5.3 Sử dụng các công cụ quản lý, thu thập và đánh giá hiệu quả 78

3.6 Đào tạo nhân lực cho hoạt động ứng dụng truyền thông xã hội 79

CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM CUNG CẤP HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CƠ SỬ DỮ LIỆU QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK 81

4.1 Xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu 81

4.1.1 Mục đích của việc hướng dẫn sử dụng 81

4.1.2 Quy trình thực hiện hướng dẫn sử dụng 81

4.1.3 Thực hiện quy trình 82

4.1.4 Ý kiến đánh giá từ người dùng tin 91

4.1.5 Ý kiến đánh giá từ chuyên viên thư viện 93

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp hướng dẫn sử dụng 94

4.2.1 Hoàn thiện bản thử nghiệm 94

4.2.2 Quảng bá hoạt động hướng dẫn sử dụng 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 103

Trang 7

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

3 ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

4 ĐHQG TP HCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

7 KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn

11 SPDV TT-TV Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện

13 PTTTXH Phương tiện truyền thông xã hội

17 CQTT-TV Cơ quan Thông tin – Thư viện

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu thống kê đặc điểm của chuyên viên thư viện

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng truyền thông xã hội

Biểu đồ 2.2: Mục đích sử dụng truyền thông xã hội

Biểu đồ 2.3: Mức độ truy cập trang facebook của thư viện trường

Biểu đồ 2.4: Kênh thông tin về trang facebook thư viện trường

Biểu đồ 2.5: Mục đích khi người dùng tin truy cập trang facebook của thư viện trường Biểu đồ 2.6: Mức độ đáp ứng khi người dùng tin truy cập trang facebook của thư viện trường

Biểu đồ 2.7: Nội dung được người dùng tin quan tâm trên trang facebook của thư viện trường

Biểu đồ 2.8: Mức độ tương tác của người dùng tin qua trang facebook của thư viện trường Biểu đồ 2.9: Đánh giá của người dùng tin về trang facebook của thư viện trường

Biểu đồ 2.10: Mức độ truy cập các video của thư viện trường trên kênh Youtube

Biểu đồ 2.11: Kênh thông tin người dùng tin biết đến video của thư viện trường trên kênh Youtube

Biểu đồ 2.12: Mục đích khi người dùng tin tìm kiếm video của thư viện trường trên Youtube

Biểu đồ 2.13: Mức độ đáp ứng khi người dùng tin tìm kiếm video của thư viện trường trên kênh Youtube

Biểu đồ 2.14: Nội dung được người dùng tin quan tâm trong video của thư viện

Biểu đồ 2.15: Đánh giá của người dùng tin NDT về các video của thư viện trường

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Thống kê về mức độ sử dụng TTXH trong TVĐH trên thể giới

Hình 1.2: PTTTXH được sử dụng phổ biến nhất trong TVĐH

Hình 1.3: Mục đích sử dụng TTXH trong hoạt động TVĐH

Hình 1.4: Album ảnh giới thiệu toàn cảnh về TVĐH Yale trên trang facebook

Hình 1.5: Trang Twitter của thư viện trường ĐH Cambridge

Hình 1.6: Trang LinkedIn của thư viện ĐH Cambridge

Hình 1.7: Thống kê mức độ sử dụng blog của Taylor & Francis Group năm 2014

Hình 1.8: Mức độ sử dụng TTXH tại các TVĐH tại Mỹ

Hình 1.9: Blog của thư viện trường Đại học British

Hình 1.10: Video giới thiệu thư viện của TVĐH Oxford trên Youtube

Hình 1.11: Trang flickr của TVĐH Glasgow

Hình 1.12: Giao diện trang đánh dấu xã hội của TVĐH Pennsylvania

Hình 1.13 Trang connotea của TVĐH Duke

Hình 1.14: Website TVĐH Umpqua Community

Hình 1.15: Thông báo về chính sách sử dụng của TVĐH Kiến trúc TP HCM

Hình 1.16: Trang Blog của TVĐH Nông Lâm

Hình 1.17: Trang Flickr của Thư viện Trung Tâm ĐHQG TP HCM

Hình 1.18: Video giới thiệu TVĐH Công nghiệp TP HCM trên Youtube

Hình 1.19: Video giới thiệu sách mới của TVĐH Tôn Đức Thắng

Hình 1.20: Dịch vụ gia hạn tài liệu thư viện thông qua tin nhắn facebook của TVĐH Hoa Sen

Hình 1.21 Video về quy trình sử dụng thư viện trên youtube của TVĐG Sư phạm kỹ thuật Hình 1.22: Video đăng tải trên facebook hướng dẫn khai thác và sử dụng tài liệu trên facebook TVĐH Tôn Đức Thắng

Hình 1.23: Trả lời thắc mắc của NDT trên facebook của TVĐH Tôn Đức Thắng

Hình 1.24: Khảo sát ý kiến người sử dụng thông qua facebook của Trung

Hình 1.25: Khảo sát mức độ hài lòng của độc giả về Bộ sưu tập, dịch vụ, nguồn lực của thư viện

Trang 10

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Thư viện trường ĐHKHXH&NV

Hình 2.2: Đăng thông báo thay đổi chính sách phục vụ mượn tài liệu về nhà trên tường facebook

Hình 2.3: Hoạt động trao đổi giữa thư viện quốc gia Hàn Quốc và thư viện trường ĐHKHXH&NV được đăng trên tường facebook

Hình 2.4: Giới thiệu thông tin của thư viện trường

Hình 2.5: Trang Ảnh của thư viện trường

Hình 2.6: Trang video của thư viện trường

Hình 2.7: Trang Sự kiện của thư viện trường

Hình 2.8: Trang Bài viết của thư viện trường

Hình 2.9: Trang Cộng đồng của thư viện trường

Hình 2.10: Video của thư viện trường được đăng tải trên kênh Youtube

Hình 2.11: Video của thư viện trường được đăng tải trên kênh Youtube

Hình 3.1a: Trang chủ fanpage

Hình 3.2b: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.3a: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.1: Giao diện fanpage

Hình 3.2: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.3: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.4: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.5: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 3.6: Giao diện cài đặt fanpage

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình hướng dẫn sử dụng CSDL

Hình 4.2: Giao diện đăng nhập vào facebook

Hình 4.3: Giao diện truy cập vào fanpage

Hình 4.3: Giao diện upload nội dung lên fanpage

Hình 4.4: Giao diện truy cập Google Driver

Hình 4.5: Giao diện upload nội dung lên Google Driver

Hình 4.6: Giao diện upload nội dung lên Google Driver

Hình 4.7: Giao diện upload nội dung lên Google Driver

Trang 11

Hình 4.7: Giao diện sau khi nội dung được upload lên Google Driver

Hình 4.8: Giao diện sau khi nội dung được upload lên Google Driver

Hình 4.9: Giao diện sau khi nội dung được upload lên Google Driver

Hình 4.10: Giao diện upload nội dung lên fanpage

Hình 4.11: Giao diện sau khi nội dung HDSD CSDL lên fanpage

Hình 4.12: Giao diện gửi lời mời NDT truy cập trang facebook

Hình 4.13: Giao diện gửi tin nhắn đến NDT truy cập trang facebook

Hình 4.14: Gửi email đến NDT qua email

Hình 4.15: Màn hình phiếu nhận xét của NDT về bản thử nghiệm HDSD CSDL

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Công thức tính mẫu khảo sát

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát người dùng tin của thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn ĐHQG TP HCM

Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát người dùng tin tại thư viện trường đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP HCM

Phụ lục 4: Bản demo hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu

Phụ lục 5: Phiếu nhận xét của người dùng tin về bản demo hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Sự phát triển nhanh chóng của internet cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ web đã góp phần chuyển cả thể giới sang thời đại số hóa Cùng với sự phát triển của các nguồn tin số hoá, sự ra đời của các phương tiện truyền thông xã hội (PTTTXH) hiện đại với những tính năng vượt trội đã thu hút hàng triệu người tham gia ở nhiều độ tuổi khác nhau tạo nên một cộng đồng lớn Với những tiện ích và hiệu quả mà truyền thông xã hội (TTXH) đem lại, các thư viện đại học (TVĐH) trên thế giới đã vào cuộc để tìm hiểu

và ứng dụng trong hoạt động của mình nhằm mục đích cung cấp thông tin về tin tức – sự kiện, hoạt động của thư viện, quảng bá và cung cấp sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện (SPDV TT-TV), tạo kênh tương tác thuận tiện với NDT, đổi mới hình ảnh, nâng cao uy tín của thư viện…

Hiện nay, thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM đã ứng dụng TTXH vào một số hoạt động của thư viện Tuy nhiên, việc ứng dụng chưa mang lại hiệu quả cao

và chưa thu hút được đông đảo NDT tham gia Với mong muốn góp phần tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng TTXH trong hoạt động thông tin – thư viện (TT-TV), đề tài “Ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” được chọn để thực hiện luận văn tốt nghiệp

 Sách viết về TTXH trong hoạt động TT-TV:

“Managing social media in libraries: Finding collaboration, coordination and focus” của Troy A.Swanson, Chandos (2012) Sách có nội dung về việc quản lý các PTTTXH trong thư viện, phương pháp kết nối giữa thư viện và NDT thông qua PTTTXH

Trang 14

“Using Social Media in Libraries” của Charles Harmon, Michael Messina (2013)

đề cập các phương pháp tiếp cận NDT thông qua TTXH và hướng dẫn ứng dụng mạng xã hội (MXH) Twitter trong hoạt động TT-TV

 Luận văn cao học nghiên cứu về ứng dụng TTXH trong hoạt động TT-TV:

“The use of Social media sites by University Library Statt to Facilitate Undergraduate Students” của Alhabasia Nataka (2017) Luận văn thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin của trường đại học Linnerniversitetet Kalmar Vaxjo nghiên cứu hiệu quả, lợi ích của việc ứng dụng các trang MXH trong hoạt động thư viện đối với NDT

“Using Social Media in Canadian Academic Libraries” của Dean Glustin (2010) về thực trạng ứng dụng TTXH tại các TVĐH tại Canada

“Use of social media tools by library staff at the University of the western Cape, South Africa and the National University of Science and Technology, Zimbabwe” của Rangarirai Moira Mabweazara (2014) Luận văn thạc sĩ ngành Thư viện – Thông tin của trường đại học Western Cape nghiên cứu lợi ích các TTXH mang lại cho TVĐH, phân tích và đánh giá thực trạng của việc ứng dụng TTXH tại các trường đại học ở Nam Phi và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng TTXH tại thư viện các trường đại học này

Có nhiều bài báo viết về việc ứng dụng TTXH trong hoạt động thư viện như trong hoạt động marketing, hướng dẫn hỗ trợ NDT trực tuyến cũng như lợi ích của TTXH trong hoạt động TT-TV như “Marketing of information services in the social media framework

of communication” của Ikonne, C.N (2013); “Application of socila media in marketing of library and information services: A case study from Pakistan” của Khan S.A; “Social Networking Tools for Academic Libraries” của Chu, S.K.W & Du, H.(2013); “Social media ethical issue: Role of a librarian” của Jotham Wasike (2013); “Effect of social media on the use of academic library by undergraduate students in tertiary institutions” của Noah E Daluba & Charity E O Maxwell (2013)…

Ở Việt Nam, việc ứng dụng TTXH cũng đã được TVĐH triển khai Cho đến nay,

đã có một số tài liệu viết về việc ứng dụng các PTTTXH trong công tác thông tin – thư viện, có thể kể đến là:

Trang 15

“Ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động các thư viện đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Hiệp (2005) Khóa luận tốt nghiệp ngành Thư viện – thông tin học, Khoa Thư viện – Thông tin học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP HCM Đề tài tập trung tìm hiểu về web 2.0 và tình hình ứng dụng web 2.0 vào hoạt động thư viện, phân tích thực trạng ứng dụng MXH và để xuất một số giải pháp áp dụng MXH vào hoạt động

TVĐH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

“Ứng dụng mạng xã hội facebook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội” của

Lê Huyền Trang (2009) Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin – Thư viện, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội Đề tài giới thiệu khái quát về MXH facebook và khả năng ứng dụng trong hoạt động TT-TV, thực trạng ứng dụng MXH facebook tại một số Thư viện trường đại học ở Hà Nội, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng MXH facebook tại các CQTT-TV trong các trường đại học tại Hà Nội và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng

“Tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến tại các thư viện thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh” của Dương Thị Phương Chi, luận văn thạc sĩ Khoa học Thông tin – Thư viện, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP HCM Luận văn tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng marketing tại các TVĐH thuộc ĐHQG TP HCM và đưa ra các giải pháp tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến trong đó có đề cập về các tính năng của một số PTTTXH trong hoạt động marketing

– Một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành:

“Web 2.0 với thư viện trường đại học” của Hoàng Thị Thu Hương Bài viết tập trung giới thiệu về web 2.0, các ứng dụng phổ biến của web 2.0 trong hoạt động TT-TV, bài viết giới thiệu sơ qua một số dịch vụ có thể phát triển thông qua MXH, lợi ích MXH đem lại, đồng thời giới thiệu một số thư viện trên thế giới có sử dụng MXH trong hoạt động của mình

“Truyền thông xã hội và ứng dụng trong hoạt động thông tin thư viện” của Đào Thị Phương Thảo khái quát về TTXH, mỗi quan hệ giữa MXH với công tác truyền thông, quảng bá và tiếp thị, chức năng của TTXH, các hạn chế và đề xuất phương

Trang 16

hướng triển khai ứng dụng TTXH trong hoạt động của các trung tâm thông tin, thư viện

“Ứng dụng marketing truyền thông xã hội trong cơ quan thông tin - thư viện” của Ngô Thanh Thảo giới thiệu tổng quát về marketing TTXH và ứng dụng marketing TTXH trong các CQTT-TV nhằm thu hút NDT sử dụng SPDV TT-TV

“Facebook trong hoạt động thông tin – thư viện” của Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lan Hương” Bài viết giới thiệu các tính năng của MXH facebook với các đặc tính đáp ứng những yêu cầu của hoạt động TT-TV

“Sử dụng blog để phổ biến dịch vụ thông tin thư viện” của Trương Đại Lượng giới thiệu về blog, ứng dụng của blog trong hoạt động thư viện và nêu những khó khăn thuận lợi khi ứng dụng blog trong hoạt động thư viện

“Mạng xã hội facebook phương tiện hữu ích hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam hiện nay” của Bùi Thị Thu Hà (2014) Bài viết giới thiệu về tính năng của facebook, tính ứng dụng của facebook trong hoạt động của các CQTT-TV

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng TTXH trong hoạt động của thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về TTXH trong hoạt động TVĐH

– Khảo sát thực trạng ứng dụng TTXH tại thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG

TP HCM

– Đưa ra giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TTXH trong hoạt động thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

– Đối tƣợng: Ứng dụng TTXH trong hoạt động thư viện trường ĐH KHXH&NV

ĐHQG TP HCM

– Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu ứng dụng TTXH trong hoạt

động tại thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM từ năm 2011 đến nay

Trang 17

6 Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

– Phương pháp quan sát: thu thập thông tin về tình hình ứng dụng TTXH của thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM

– Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiều tình hình ứng dụng TTXH của thư viện trường

– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến đánh giá thực trạng và mong muốn của NDT về việc ứng dụng TTXH tại thư viện trường

– Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý dữ liệu: xử lý thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra nhằm làm cơ sở để đưa ra những hướng ứng dụng TTXH trong hoạt động thư viện trường

– Phương pháp thực nghiệm: xây dựng thử nghiệm hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu

7 Kết quả đạt được

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng TTXH hiện có và tăng cường ứng dụng các phương tiện mới vào hoạt động thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM

8 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

– Ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần khẳng định vai trò, giá trị của TTXH trong

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông xã hội trong hoạt động thư

viện đại học

Trang 18

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về TTXH: khái niệm, đặc điểm, các loại PTTTXH, lợi ích và mục đích của việc ứng dụng TTXH trong TVĐH, các PTTTXH được

sử dụng trong TVĐH trên thế giới, xu hướng ứng dụng TTXH trong hoạt động TVĐH ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng của TTXH trong hoạt động TVĐH

Chương 2: Thực trạng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện

trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM

Trình bày khái quát về thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM: hiện trạng về nguồn tài nguyên thông tin (NTNTT), cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, SPDV TT-TV, NDT; thực trạng ứng dụng TTXH tại thư viện trường; đánh giá của NDT

về các PTTTXH thư viện trường đang ứng dụng

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động của thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM

Đề xuất một số giải phảp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng TTXH trong hoạt động của thư viện trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM

Chương 4: Thử nghiệm cung cấp hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu qua mạng xã hội

facebook

Thiết kế và thử nghiệm hướng dẫn sử dụng cơ sở sữ liệu tạp chí Journalism; đánh giá của NDT về hướng dẫn; đề xuất các giải pháp hoàn thiện cung cấp hướng dẫn sử dụng

cơ sở dữ liệu

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 1.1 Khái quát về truyền thông xã hội

1.1.1 Khái niệm truyền thông xã hội

Khái niệm truyền thông xã hội (social media) ra đời vài thập kỉ trước đây với sự xuất hiện của mạng internet buổi sơ khai và hệ thống tin nhắn BBS (Bulletin Board System) [55] Tuy vậy, phải đến khi nền tảng web 2.0 ra đời, với công nghệ giúp cho người dùng tự xây dựng được nội dung và kết nối với nhau thì kỉ nguyên của TTXH mới thực sự bùng nổ

Theo Kaplan Andreas M và Haenlein Michael (2010), “Truyền thông xã hội là những ứng dụng Internet được xây dựng trên nền tảng ý tưởng và công nghệ của web 2.0, cho phép tạo lập và trao đổi thông tin của người dùng” [46]

Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet

và thông tin điện tử trên mạng [1], “Truyền thông xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”

Theo Nguyễn Thành Lợi, “Truyền thông xã hội được hiểu là phương tiện truyền thông xã hội – một cách thức truyền thông kiểu mới dựa trên nền tảng của các dịch vụ web 2.0 Trong đó, web 2.0 được coi là thế hệ thứ hai của web, nó tạo ra nhiều sự tiện lợi hơn cho người dùng các thông tin, dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng giờ Đặc biệt người sử dụng có thể tham gia đóng góp, chia sẻ và làm phong phú thêm cho trang web” [3]

Theo Joseph Thorley (2009), “Truyền thông xã hội là các phương tiện truyền thông trực tuyến trong đó có sự di chuyển linh hoạt giữa vai trò tác giả và khán giả của các cá nhân tham gia Để làm điều này, các PTTTXH sử dụng các phần mềm mang tính xã hội

Trang 20

cho phép cả những người không chuyên có thể đăng tải, bình luận, chia sẻ hay thay đổi nội dung, từ đó hình thành nên những cộng đồng chung sở thích” [58]

Như vậy, có nhiều định nghĩa TTXH, song nhìn chung TTXH là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet được xây dựng trên nền tảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0, cho phép tạo lập và trao đổi các nội dung do người dùng tạo ra

1.1.2 Đặc điểm của truyền thông xã hội

TTXH có những đặc điểm như sau [2,10,43,50,57]:

Thu hút sự tham gia của nhiều người sử dụng: một trong những đặc điểm của TTXH là nội dung được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia Người dùng có thể tạo blog riêng, chia sẻ các liên kết và ý kiến của mình trên các trang MXH như facebook, twitter hoặc đăng một video blog ("vlog") mới nhất trên Youtube Bên cạnh đó TTXH còn cho phép người dùng bình luận, đánh giá và trò chuyện với nhau qua các nội dung được đăng tải Bất kể ai, dù có hay không có chuyên môn cũng có thể tham gia sản xuất, cung cấp thông tin trên PTTTXH TTXH phát triển với tốc độ chóng mặt, luôn bổ sung nhiều tiện ích mới, đa dạng, hấp dẫn khắc phục khoảng cách địa lý, khắc phục sự khác biệt về quốc gia, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, nhờ đó mọi người có thể dễ dàng liên kết, chia sẻ với nhau Với các tính năng nổi trội, TTXH đã và đang thu hút đông đảo người dùng trên thế giới

Tính chia sẻ: đặc điểm thứ hai của TTXH là tính mở, nghĩa là thông tin được chia

sẻ công khai Hầu hết các PTTTXH cho phép chuyển tải bất kỳ một thông tin nào đến cộng đồng mạng và người dùng có thể đưa ra quan điểm về bất cứ vấn đề nào mà họ thích hoặc quan tâm Có nhiều ứng dụng hỗ trợ chia sẻ thông tin như wordpress (để viết blog), PBworks (đối với các dự án hợp tác), Youtube (chia sẻ video clip) và các MXH như facebook (chia sẻ hình ảnh, clip âm thanh…)

Tính cộng đồng: đây là một đặc điểm nổi bật của TTXH, mục đích chính của TTXH khi được thiết kế là dành riêng cho kết nối xã hội, trong đó nhiều loại hình có tính kết nối, liên kết xã hội mang tính nổi trội như MXH, diễn đàn xã hội, dịch vụ thoại và nhắn tin TTXH tạo nên mối quan hệ đan xen hết sức đa dạng giữa các thực thể tham gia, vượt các giới hạn về địa lý, thời gian Ngày nay số lượng người sử dụng internet nói chung và tham gia các cộng đồng mạng trực tuyến nói riêng ngày càng tăng cao, TTXH

Trang 21

xây dựng sự kết nối trong cộng đồng qua các hình thức (share, like, love, ) cho phép người dùng có thể thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của mình Người dùng càng có nhiều mối quan hệ thì càng dễ thiết lập thêm nhiều mối quan hệ khác dựa trên các mối quan hệ đã có

Sự tương tác, đối thoại đa chiều: không giống như truyền thông đại chúng chỉ cung cấp thông tin theo một chiều, TTXH cho phép chia sẻ thông tin nhiều chiều giữa người sản xuất nội dung và những người khác Công nghệ web 2.0 cung cấp các công cụ giúp người sử dụng chia sẻ thông tin và tương tác online với nhau theo nhiều cách như bình luận, đánh giá, trò chuyện, chia sẻ thông tin ở bất cứ đâu và với bất cứ ai trong cộng đồng mạng TTXH cho phép người dùng có thể trò chuyện trực tuyến, mặt đối mặt với nhau và

có thể đối thoại với nhiều người cùng một lúc Người dùng cũng có thể gửi ý kiến qua email cá nhân hoặc thông qua điện thoại di động, chức năng này làm cho các cuộc đàm thoại được cập nhật và dễ dàng kiểm soát

Tính đa phương tiện: thông tin có sự tích hợp đa phương tiện cho phép người dùng chuyển tải thông điệp không chỉ bằng văn bản, ký tự như truyền thống mà cùng lúc tích hợp cả văn bản, video, hình ảnh, âm thanh… Bên cạnh đó người dùng có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động…

Tính liên kết: các PTTTXH cho phép người dùng có thể gắn các liên kết của các trang web lại với nhau một cách dễ dàng Tiện ích này giúp người dùng thuận tiện trong việc truy cập vào các trang khác trên cùng một giao diện, bằng việc liên kết các tài khoản của các MXH khác lại với nhau Với sự trợ giúp của các ứng dụng tiện ích, người dùng có thể tích hợp nhiều trang MXH như twitter, flickr một cách nhanh chóng, dễ dàng

1.1.3 Các loại phương tiện truyền thông xã hội

Các PTTTXH ngày càng phát triển, luôn bổ sung nhiều tiện ích mới, đa dạng và được ứng dụng với hiệu quả cao trong mọi hoạt động của xã hội, đặc biệt là truyền thông Dựa trên mục đích và chức năng, có thể phân loại TTXH thành các nhóm như sau: [3,10,15,39]

Mạng xã hội (Social Networking Sites): là môi trường trực tuyến cho phép người

dùng xây dựng các mối quan hệ xã hội và tương tác với những người dùng khác Facebook, twitter là một trong những trang MXH phổ biến nhất, cho phép người dùng tạo

Trang 22

hồ sơ cá nhân, mời người khác tham gia, truy cập và chia sẻ thông tin (văn bản, hình ảnh, video và các liên kết từ các trang web khác), gửi tin nhắn và trò chuyện trực tuyến Hiện nay có hơn một tỷ người sử dụng MXH facebook bao gồm các cá nhân, tổ chức MXH là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động truyền thông và phát triển kinh doanh của cá nhân

và tổ chức

Blog, Microblog, diễn đàn internet: là một trong những PTTTXH lâu đời nhất, dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện và được hiển thị theo trình tự thời gian với những bài viết mới nhất được hiển thị đầu trang Bên cạnh đó người dùng có thể giao tiếp, thảo luận với nhau thông qua văn bản, video, âm thanh và hình ảnh Ví dụ các blog hoặc diễn đàn có thể gửi tin nhắn hoặc đăng tải bài viết đến các blog hoặc diễn đàn khác

và các blog hoặc diễn đàn theo dõi có thể xem, tải về và bình luận cho bài viết đó Các blog và diễn đàn được sử dụng nhiều nhất là wordpress.com, blogger.com và Yahoo Groups.com

Tin tức xã hội (Social News): là dịch vụ cho phép người sử dụng đăng tin tức, đọc

tin, bỏ phiếu và bình luận Người dùng có thể đăng tin tức hoặc liên kết đến các bài đọc bên ngoài sử dụng công cụ vote/like và đưa ra quan điểm thông qua bình luận trên bài đọc Các website phổ biến là Digg, Reddit

Chia sẻ phương tiện truyền thông (Media sharing): cho phép người dùng đăng tải

và chia sẻ các phương tiện truyền thông dạng hình ảnh, âm thanh, video Các website phổ biến là Youtube, Instagram, Flickr, Pinterest…

Chia sẻ tài liệu (Document sharing): là các dịch vụ cho phép người dùng chia sẻ tài

liệu ở dạng slide, văn bản, bảng biểu, tập tin Các website được sử dụng phổ biến là Slideshare và Google Drive…

Social bookmarking (Đánh dấu trang cộng đồng): là dịch vụ cho phép người người

sử dụng tổ chức, lưu trữ, quản lý, tìm kiếm và chia sẻ các đánh dấu các nguồn tài nguyên trực tuyến Những người được phép có thể xem tổng hợp một danh sách các link đã được phân loại theo các từ khoá, chuyên mục hoặc thông qua sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm Có nhiều website cung cấp dịch vụ này như Delicious, Diigo, Google Boomarks, CiteULike, Connotea…

Trang 23

1.2 Ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thƣ viện đại học

1.2.1 Lợi ích của việc ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thƣ viện đại học

Ứng dụng TTXH trong hoạt động TVĐH đem lại nhiều lợi ích như sau: [11, 12,13,40,48]

Khuyến khích việc giao tiếp hai chiều giữa NDT và CVTV: tiếp nhận và phản hồi nhanh chóng các ý kiến đóng góp của NDT, qua đó giúp TVĐH dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của NDT một cách dễ dàng

Cung cấp tin tức về sự kiện, các hoạt động của thư viện và giới thiệu các SPDV TT-TV nhằm thu hút sự chú ý của NDT mới: với khả năng kết nối mạnh mẽ, TTXH chính

là một trong các công cụ hữu hiệu cho bất cứ TVĐH nào muốn tạo dựng một hình ảnh đẹp đối với NDT với chi phí rất thấp

Tiết kiệm thời gian: các TVĐH sử dụng TTXH để thúc đẩy các dịch vụ TT-TV Thư viện có thể tiếp cận NDT ngay lập tức, hỗ trợ tư vấn, huấn luyện NDT một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian làm việc của CVTV, giúp thư viện phản hồi đến NDT một cách nhanh chóng

Tiết kiệm chi phí: hiện nay TVĐH luôn phải đối mặt với khó khăn khi nhu cầu về kinh phí để phát triển ngày càng nhiều trong khi đó nguồn kinh phí được cấp phát chỉ có hạn Chính vì vậy, việc sử dụng TTXH trong hoạt động quảng bá các SPDV của thư viện

là phương thức hữu hiệu giúp các TVĐH tiết kiệm chi phí

Kết nối và xây dựng quan hệ cộng đồng với các thư viện và cơ quan khác: qua các PTTTXH các thư viện có thể chia sẻ thông tin, đặc biệt là nguồn thông tin trực tuyến, tạo nên một NTNTT trên mạng hữu ích cho NDT, giúp NDT thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình nhanh chóng và đầy đủ; chia sẻ kinh nghiệm, thành công trong hoạt động TT-TV của CVTV với đồng nghiệp và tạo điều kiện cho CVTV giao lưu, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn; giúp các thư viện quảng bá hình ảnh tới NDT cũng như tới các thư viện khác, tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển

1.2.2 Mục đích ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thƣ viện đại học

TVĐH ứng dụng TTXH với những mục đích sau: [11,12,13, 18]

 Quảng bá SPDV TT-TV, NTNTT, các tin tức - sự kiện của thư viện;

Trang 24

 Cung cấp cho NDT thông tin được cập nhật về hoạt động, SPDV TT-TV;

 Cung cấp các SPDV TT-TV;

 Hướng dẫn NDT sử dụng các SPDV của TVĐH;

 Tạo kênh giao tiếp hiệu quả giữa TVĐH với cộng đồng NDT và kênh tương tác giữa những NDT với nhau, qua đó nắm bắt thông tin phản hồi của NDT về SPDV hiện tại và nhu cầu về SPDV mới để phát triển các SPDV đáp ứng nhu cầu của NDT;

 Thu hút NDT sử dụng thư viện cũng như tham gia vào việc tạo lập các SPDV

TT-TV mới;

 Đổi mới hình ảnh, nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu của thư viện;

 Tìm kiếm các nhóm khách hàng tiềm năng mới…

1.2.3 Các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng trong thư viện đại học trên thế giới

Hình 1.1: Thống kê về mức độ sử dụng TTXH trong TVĐH trên thể giới

Nguồn: Journal of Librarianship & Information Science, 45(1), 64-75

Trang 25

Hình 1.2: Trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất trong TVĐH Nguồn: Journal of Librarianship & Information Science, 45(1), 64-75

Hình 1.3: Mục đích sử dụng mạng xã hội trong hoạt động TVĐH Nguồn: Journal of Librarianship & Information Science, 45(1), 64-75

Mục đích sử dụng facebook và twitter của các TVĐH trên thế giới là để thúc đẩy quảng bá các hoạt động của thư viện song song với website, cung cấp thông tin và tư vấn cho NDT, hỗ trợ NDT tra cứu trực tuyến, hỗ trợ hoạt động marketing của thư viện như

Trang 26

nghiên cứu NDT, quảng bá SPDV hay quảng bá hình ảnh của thư viện, thông báo về các tin tức, sự kiện các hoạt động của thư viện [44, 45, 53, 66] (xem hình 1.3, 1.4, 1.5)

Hình 1.4: Album ảnh giới thiệu toàn cảnh về TVĐH Yale trên trang Facebook https://www.facebook.com/yalelibrary/(truy cập ngày 14/2/2017)

Hình 1.5: Trang Twitter của thư viện trường ĐH Cambridge

https://twitter.com/theul (truy cập ngày 14/2/2017)

Trang 27

LinkedIn cũng là một trong những trang MXH được các nhiều TVĐH trên thế giới ứng dụng nhằm mục đích kết nối giữa các nhà chuyên môn hoặc kết nối giữa các tổ chức trong cùng một lĩnh vực với mục đích trao đổi kiến thức, kinh nghiệm [59]

Hình 1.6: Trang LinkedIn của thư viện ĐH Cambridge

https://www.linkedin.com/company/cambridge-university-library (truy cập ngày 14/2/2017)

1.2.3.2 Blog

Hình 1.7: Thống kê mức độ sử dụng blog của Taylor & Francis Group năm 2014

Trang 28

Hình 1.8: Mức độ sử dụng TTXH tại các TVĐH tại Mỹ

Blog là PTTTXH lâu đời nhất và cũng là một trong những PTTTXH được các TVĐH trên thế giới ứng dụng phổ biến Nghiên cứu về mức độ sử dụng TTXH của Taylor & Francis Group năm 2014 (xem hình 1.7) và Curtis R Rogers, Ed.d năm 2012 (xem hình 1.8) ở các TVĐT tại Mỹ cho thấy có 44.2% TVĐH đang ứng dụng blog vào các hoạt động của thư viện [52, 62)

Các TVĐH sử dụng blog với mục đích cung cấp thông tin về chức năng, các hoạt động và sự kiện của thư viện như các buổi triển lãm và trưng bày sách, tuyên truyền giới thiệu sách, các hoạt động khác của thư viện; giới thiệu các dịch vụ mới của thư viện, giờ phục vụ bạn đọc; các quy định của thư viện đối với các đối tượng bạn đọc khác nhau; chính sách đối với bạn đọc, thủ tục cấp thẻ của thư viện Blog là một trang dùng để hướng dẫn các nhà nghiên cứu tiếp cận các CSDL, website, sách và các công cụ tham khảo phù hợp nhất trong hoạt động học tập và nghiên cứu Một số thư viện tích hợp trang blog trong website của thư viện như TVĐH Cambridge, TVĐH British [51] TVĐH Nottingham của Mỹ (xem hình 1.9) [15, 52, 62]

Trang 29

Hình 1.9: Blog của TVĐH British https://www.bl.uk/blogs (truy cập ngày 10/3/2017)

1.2.3.3 Chia sẻ phương tiện truyền thông (Media Sharing)

Chia sẻ phương tiện truyền thông cũng được TVĐH trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi như kênh Youtube, Flickr, Pinterest [62]

TVĐH xây dựng video đăng trên kênh Youtube với các nội dung như giới thiệu về thư viện, giới thiệu về NTNTT, SPDV của thư viện Ngoài ra các thư viện còn ứng dụng Youtube trong việc cung cấp dịch vụ như dịch vụ huấn luyện NDT, giới thiệu thư viện, giới thiệu sách hay của thư viện như TVĐH Havard, TVĐH Oxford [64] (xem hình 1.10)

Hình 1.10: Video giới thiệu thư viện của TVĐH Oxford trên Youtube

https://www.youtube.com/watch?v=kkz3fAC6SPs (truy cập ngày 15/6/2017

Trang 30

Ngoài ra, Flickr cũng được hầu hết các TVĐH trên thế giới thường xuyên sử dụng

để đưa các hình ảnh về các hoạt động, sự kiện, lịch sử thư viện như quảng bá hình ảnh của thư viện trên flickr của TVĐH Salford, TVĐH Harvard tại Mỹ, TVĐH Oxford, TVĐH Stanford, TVĐH California Los Angeles tại Mỹ, TVĐH Glasgow, TVĐH British [54] (xem hình 1.11)

Hình 1.11: Trang flickr của TVĐH Glasgow https://www.flickr.com/photos/uofglibrary/ (truy cập ngày 15/6/2017)

Trang 31

Hình 1.12: Giao diện trang đánh dấu xã hội của TVĐHPennsylvania

http://tags.library.upenn.edu/(truy cập ngày 10/5/2017) Connotea là một webiste đánh dấu xã hội mã nguồn mở Connotea có khả năng tự động phát hiện ra siêu dữ liệu thư mục như tên tạp chí, tập, số xuất bản, nhà xuất bản, ngày xuất bản và tác giả bài báo đã được đánh dấu TVĐH Duke là một ví dụ về một tổ chức sử dụng Connotea [17, 60, 61] (xem hình 1.13)

Hình 1.13: Trang connotea của TVĐH Duke (truy cập ngày 10/5/2017)

Trang 32

Delicious là trang web đánh dấu xã hội phổ biến nhất Delicious cho phép người dùng tạo ra gói thẻ (tag) (xác định bởi người sử dụng) thành các nhóm Điều này đặc biệt hữu ích cho các thư viện, bởi vì nó cho phép CVTV tạo ra bó thẻ để phản ánh các tiêu đề chủ đề khác nhau hoặc các chủ đề NDT có thể quan tâm [18, 61, 63]

TVĐH Umpqua Community College là một ví du về việc sử dụng Delicious [60]

để thu thập tài nguyên liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau [67] (xem hình 1.14)

Hình 1.14: Website TVĐH Umpqua Community College http://www.umpqua.edu/library

(truy cập ngày 10/5/2017) Nhìn chung TVĐH trên thế giới đã ứng dụng nhiều PTTTXH vào hoạt động TT-

TV Đặc biệt MXH facebook, twitter, các phương tiện chia sẻ truyền thông như Youtube, flickr và blog được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay với các mục đích như thông báo, tin tức – sự kiện, quảng bá các hoạt động, giới thiệu về NTNTT, SPDV của thư viện, cung cấp thông tin và tư vấn cho NDT, hỗ trợ NDT tra cứu trực tuyến, hỗ trợ hoạt động marketing… Ngoài ra, một số TVĐH trên thế giới sử dụng LinkedIn để kết nối giữa các nhà chuyên môn hoặc kết nối giữa các tổ chức trong cùng một lĩnh vực với mục đích trao đổi kiến thức, kinh nghiệm Social Bookmarking với mục đích tập hợp được những nguồn tra cứu hữu ích và phát triển các thư mục chủ đề để phục vụ cho NDT

1.2.4 Xu hướng ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam

Hiện nay nhiều TVĐH ở Việt Nam đã ứng dụng TTXH vào hoạt động của thư viện với các mục đích như sau [10]

Trang 33

Thứ nhất, giới thiệu thư viện, cung cấp thông tin về hoạt động của thư viện như nội quy thư viện, thời gian phục vụ, chính sách mượn trả, tin tức, sự kiện sắp được tổ chức, các hoạt động tại thư viện (xem hình 1.15) Hầu hết các TVĐH tại Việt Nam thông qua MXH facebook để phố biến thông tin tới NDT như TVĐH Kiến trúc TP HCM [21], TVĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM [20], TVĐH Hoa Sen [19], TVĐH Tôn Đức Thắng [23]

Hình 1.15: Thông báo về chính sách sử dụng của TVĐH Kiến trúc TP HCM

Một số TVĐH cung cấp và phổ biến thông tin về thư viện qua blog như thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM [17], TVĐH Nông Lâm Tp HCM [16] (xem hình 1.16)

Hình 1.16: Trang Blog của TVĐH Nông Lâm Một số TVĐH Việt Nam cũng đã ứng dụng flickr trong việc cung cấp thông tin, hình ảnh về các hoạt động của thư viện như thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM [27] (xem hình 1.17), phổ biến các nội quy, quy định của thư viện thông qua hình ảnh như

Trang 34

TVĐH FPT [26], hình ảnh giới thiệu về thư viện như TVĐH Bách Khoa [25] Bên cạnh

đó một số TVĐH ứng dụng kênh Youtube để giới thiệu về chính sách, nội quy của thư viện thông qua video như TVĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM [33], TVĐH Sư phạm –

Kỹ thuật TP HCM [29], TVĐH Công nghiệp TP HCM [32], Thư viện Trung tâm ĐHQG

TP HCM [30]

Hình 1.17: Trang Flickr của Thư viện Trung Tâm ĐHQG TP HCM

Thứ hai, giới thiệu NTNTT của thư viện, một số TVĐH tại Việt Nam đã ứng dụng facebook và kênh Youtube để giới thiệu NTNTT đến NDT như TVĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM [33], TVĐH Sư phạm – Kỹ thuật TP HCM [29], Thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM [30] Đặc biệt Thư viện trường TVĐH Tôn Đức Thắng [31] rất chú trọng hoạt động giới thiệu sách mới trên facebook (xem hình 1.18, 1.19)

Hình 1.18: Video giới thiệu TVĐH Công nghiệp TP HCM trên Youtube

Trang 35

Hình 1.19: Video giới thiệu sách mới của TVĐH Tôn Đức Thắng Thứ ba, quảng bá và cung cấp một số SPDV TT-TV Các TVĐH ứng dụng TTXH

để quảng bá và cung cấp SPDV TT-TV giúp NDT biết và sử dụng các SPDV của thư viện Thông qua facebook một số TVĐH đã cung cấp một số dịch vụ như dịch vụ tư vấn, giới thiệu và huấn luyện NDT sử dụng CSDL, gia hạn mượn trả tài liệu như TVĐH Hoa Sen [19], TVĐH Kiến Trúc TP HCM [21] (xem hình 1.20)

Hình 1.20: Dịch vụ gia hạn tài liệu thư viện thông qua tin nhắn facebook của

TVĐH Hoa Sen Một số TVĐH cung cấp dịch vụ huấn luyện NDT thông qua video được đăng trên facebook và kênh Youtube như video về quy trình mượn sách như TVĐH Sư phạm Kỹ

Trang 36

thuật [29], hướng dẫn sử dụng thư viện, hướng dẫn khai thác và sử dụng tài liệu theo môn học trên cổng thông tin thư viện như TVĐH Tôn Đức Thắng [31] (xem hình 1.21, 1.22)

Hình 1.21 Video về quy trình sử dụng thư viện trên youtube của TVĐG Sư phạm kỹ thuật

Hình 1.22: Video đăng tải trên facebook hướng dẫn khai thác và sử dụng tài liệu trên

facebook TVĐH Tôn Đức Thắng

Hiện nay, một số thư viện đã sử dụng tính năng tin nhắn, bình luận của facebook

để giải quyết thắc mắc của NDT mà không cần đến thư viện như TVĐH Hoa Sen [19], TVĐH Tôn Đức Thắng [23] (xem hình 1.23)

Trang 37

Hình 1.23: Trả lời thắc mắc của NDT trên facebook của TVĐH Tôn Đức Thắng Thứ tư, nghiên cứu nhu cầu tin và nắm bắt thông tin phản hồi của NDT về SPDV

và các hoạt động của thư viện Các TVĐH nắm bắt thông tin phản hồi của NDT về SPDV

và các hoạt động của thư viện thông qua các ý kiến phản hồi của NDT trên các PTTTXH Bên cạnh đó một số TVĐH còn tiến hành các cuộc khảo sát nhu cầu tin của NDT, ý kiến của NDT về các SPDV, các hoạt động thư viện như Thư viện Trung tâm ĐHQG TP HCM, TVĐH Tài nguyên môi trường [22], Trung Tâm học liệu trường ĐH Thái Nguyên [24] (xem hình 1.24, 1.25)

Hình 1.24: Khảo sát ý kiến người dùng tin thông qua facebook của Trung

tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên

Trang 38

Hình 1.25: Khảo sát mức độ hài lòng của độc giả về Bộ sưu tập, dịch vụ,

nguồn lực của TVTT Hiện nay, các TVĐH tại Việt Nam hầu hết đã ứng dụng MXH facebook nhằm giới thiệu, cung cấp thông tin về hoạt động của thư viện như nội quy thư viện, thời gian phục

vụ, chính sách mượn trả, tin tức, sự kiện sắp được tổ chức, các hoạt động tại thư viện

1.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thƣ viện đại học

1.3.1 Đánh giá hiệu quả từ góc độ thƣ viện

Từ góc độ thư viện, hiệu quả ứng dụng TTXH được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau [5]:

Số lượng tương tác (Engagement) là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả ứng dụng của TTXH trong hoạt động thư viện Số lượng tương tác bao gồm số lượng người dùng thích, bình luận hoặc chia sẻ nội dung đăng tải trên các PTTTXH Một PTTTXH hoạt động hiệu quả sẽ thu hút được lượng tương tác lớn có nghĩa là thông tin trên trang được nhiều người đón nhận, chia sẻ, nhờ đó thông tin sẽ lan truyền rộng rãi Thư viện có thể dễ dàng theo dõi được sự tương tác của một PTTTXH thông qua số lượng like, comment và chia sẻ mà không cần bất cứ một công cụ hỗ trợ nào

Độ tiếp cận (Reach) là lượng người xem thấy được nội dung thư viện đưa lên các PTTTXH Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa với việc thư viện đó đã truyền thông điệp của mình tới đông đảo khách hàng mục tiêu

Trang 39

Truy cập đến từ nguồn khác (Referral Traffic): mục tiêu thực sự của ứng dụng TTXH là tạo được lượng truy cập ổn định và lượng khách truy cập trở lại Đối với các CQTT-TV sử dụng các PTTTXH ngoài nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, SPDV, các thông báo mới thì còn có nhiệm vụ tăng số lượng NDT truy cập vào trang website chính thống của CQTT-TV đó và hỗ trợ NDT tìm kiếm, sử dụng các NTNTT và các SPDV của cơ quan TT-TV Chính vì vậy truy cập từ các nguồn khác cũng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các PTTTXH

Để đánh giá các tiêu chí số lượng tương tác, độ tiếp cận, thư viện có thể sử dụng các thông số trên chính trang fanpage của thư viện bao gồm [5]:

 Page likes: đây là số lượng người bấm like fanpage một cách tự nhiên hoặc thông qua quảng cáo trên facebook Những người đã bấm like fanpage có thể thấy được các nội dung đã được đăng tải trên fanpage

 Reach: đếm số lượng người like, comment, share bài viết

 Visite: đếm số lượng người vào trang xem hình ảnh, thông tin hay xem bài viết được post trên fanpage

 Post: bộ đếm đưa ra số lượng post theo thời gian và số lượng like, comment trên tên từng post, số lượng người thấy được nội dung cập nhật

Để đánh giá tiêu chí referral traffic (truy cập đến từ nguồn khác) có thể sử dụng các công cụ đánh giá Ví dụ, công cụ Google Analytics hữu dụng cho việc theo dõi và phân tích lượng truy cập tới nguồn này với các thao tác Traffic Source – Source – Referrrals

1.3.3 Đánh giá hiệu quả từ góc độ người dùng tin

Từ góc độ NDT, hiệu quả ứng dụng TTXH trong TVĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:

 Về mặt nội dung: nội dung phải đầy đủ, phong phú, hấp dẫn, hữu ích, phù hợp với nhu cầu của NDT Để thu hút NDT, PTTTXH có thể đăng tải đầy đủ nội dung với nhiều dạng thức như văn bản, video, hình ảnh…

 Về mặt hình thức: trình bày hấp dẫn, đẹp mắt, văn phong ngắn gọn, phù hợp với NDT

Trang 40

 Cấu trúc, giao diện: trình bày các mục thông tin rõ ràng, hợp lý, giao diện thân thiện với NDT

 Thuận tiện cho người sử dụng: giúp NDT có thể tìm thông tin một cách nhanh chóng và tương tác dễ dàng với CVTV

 Tính cập nhật: thông tin được cập nhật thường xuyên, các bài viết phải đề cập đúng những vấn đề đang được NDT quan tâm

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 của luận văn tập trung làm rõ khái niệm, phân loại, lợi ích và mục đích của việc ứng dụng TTXH trong hoạt động TVĐH; các PTTTXH được ứng dụng phổ biến trong hoạt động TVĐH trên thế giới cũng như xu hướng ứng dụng TTXH trong hoạt động TVĐH tại Việt Nam Tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng TTXH từ góc độ của NDT và từ góc độ thư viện Những nội dung này sẽ là tiền đề

lý luận để phân tích thực trạng ứng dụng TTXH của thư viện trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP HCM trong chương 2 và đưa ra những định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng TTXH trong hoạt động TT-TV

Ngày đăng: 18/04/2021, 22:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Hải (2017). Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam
Tác giả: Lê Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2017
3. Nguyễn Thành Lợi (2014). Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thôngIII. Luận văn – luận án Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thành Lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông III. Luận văn – luận án
Năm: 2014
4. Dương Thị Phương Chi (2013). Tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến tại các thư viện thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến tại các thư viện thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Dương Thị Phương Chi
Năm: 2013
5. Đào Phương Anh (2015). Hoạt động truyền thông mạng xã hội của công ty thông tin di động: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh Tế Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động truyền thông mạng xã hội của công ty thông tin di động
Tác giả: Đào Phương Anh
Năm: 2015
6. Huỳnh Minh Khải (2013). Ứng dụng công nghệ web trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin ở thư viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM: Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ web trong hoạt động hướng dẫn người dùng tin ở thư viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM
Tác giả: Huỳnh Minh Khải
Năm: 2013
7. Huỳnh Thị Kim Chi (2017). Phát triển dịch vụ thông tin – thư viện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Cộng nghệ TP. HCM: Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ thông tin – thư viện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Cộng nghệ TP. HCM
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Chi
Năm: 2017
8. Lê Huyền Trang (2009). Ứng dụng mạng xã hội facbook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội: Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mạng xã hội facbook tại một số thư viện trường đại học ở Hà Nội
Tác giả: Lê Huyền Trang
Năm: 2009
9. Nguyễn Văn Hiệp (2006). Ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động các Thư viện đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động các Thư viện đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2006
10. Bùi Thị Thu Hà, “Mạng xã hội Facebook phương tiện hữu ích hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thư viện Việt Nam. – 5/2014, trang 24 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng xã hội Facebook phương tiện hữu ích hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam hiện nay”, "Tạp chí Thư viện Việt Nam
11. Đào Thị Phương Thảo, “Truyền thông xã hội và ứng dụng trong hoạt động thông tin thư viện”, Kỉ yếu hội thảo 2017, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông xã hội và ứng dụng trong hoạt động thông tin thư viện”, Kỉ yếu" hội thảo 2017
16. Blog TVĐH Nông Lâm.http://thuviendaihocnonglam.blogspot.com/ (truy cập tháng 8 năm 2017) Link
17. Blog thư viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM. http://centrallibraryvnuhcm.blogspot.com/(truy cập tháng 8 năm 2017) Link
19. Facebook TVĐH Hoa Sen. https://www.facebook.com/HoasenUniversityLibrary/ (truy cập tháng 6/2017) Link
20. Facebook TVĐH KHXH&NV ĐHQG TP. HCM. https://www.facebook.com/Libussh/ (truy cập thường xuyên từ tháng 6/2016 đến nay) Link
22. Facebook TVĐH Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM. https://www.facebook.com/hcmunrers/ (truy cập tháng 6 năm 2017) Link
23. Facebook TVĐH Tôn Đức Thắng. https://www.facebook.com/ThuvienDHTDT/, (truy cập tháng 6 năm 2017) Link
24. Facebook Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên. https://www.facebook.com/TTHLTN (truy cập tháng 6 năm 2017) 25. Flickr TVĐH Bách Khoa. https://www.flickr.com/photos/147799618@N02/ (truycập tháng 8 năm 2017) Link
26. Flickr TVĐH FPT. https://www.flickr.com/photos/fu_library/ (truy cập tháng 8 năm 2017) Link
27. Flickr Thư viện Trung Tâm ĐHQG TP. HCM. https://www.flickr.com/photos/92273935@N08/sets/, (truy cập tháng 8 năm 2017) Link
36. Website TV ĐHKHXH&NV. http://lib.hcmussh.edu.vn/ (truy cập thường xuyên từ tháng 11 năm 2016 đến nay).B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH I. Sách tham khảo Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w