1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện trung tâm đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

157 903 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 6,91 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sự tiến triển của công nghệ mạng thông tin di động ở các nước Hình 1.2: Quy trình xử lý dữ liệu tin nhắn SMS vào DVTT-TV Hình 2.1: Mô hình bố cục trang web

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-F G -

HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-F G -

HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KHOA HỌC THƯ VIỆN

Mã số: 60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGÔ THANH THẢO

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

WX

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự động viên

và giúp đỡ quý báu từ Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Cô TS Ngô Thanh Thảo, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành và thực hiện luận văn

Ban Giám đốc và cán bộ thư viện tại Thư viện Trung tâm đã cung cấp tư liệu, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho luận văn của tôi

Qúy Thầy/Cô khoa Thư viện – Thông tin học trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐHQG-HCM đã giảng dạy, giúp tôi có các kiến thức,

kỹ năng và phương pháp tốt nhất để hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình đã luôn dành sự động viên cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2015

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Nhung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, bảng biểu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa công bố ở công trình nào khác

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT v  

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi  

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii  

DANH MỤC PHỤ LỤC ix  

PHẦN MỞ ĐẦU 1  

1 Lý do chọn đề tài 1  

2 Lịch sử nghiên cứu 2  

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4  

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4  

5 Phương pháp nghiên cứu 4  

6 Đóng góp mới của đề tài 5  

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5  

8 Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài 6  

9 Cấu trúc của luận văn 6  

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN 7  

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7  

1.1.1 Dịch vụ thông tin – thư viện 7  

1.1.2 Công nghệ di động (Mobile Technology) 10  

1.2 Ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV 16  

1.2.1 Cung cấp truy cập đến các nguồn tài nguyên thông tin số 16  

1.2.2 Hỗ trợ giao tiếp giữa thư viện và NDT 17  

1.2.3 Cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ NDT 19  

1.3 Xu hướng phát triển ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV trong TVĐH 21  

1.4 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV 24  

1.4.1 Từ góc độ thư viện 24  

1.4.2 Từ góc độ người dùng tin 27  

Chương 2 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM 31  

2.1 Giới thiệu khái quát Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM 31  

2.1.1 Lịch sử hình thành 31  

2.1.2 Nguồn tài nguyên thông tin 31  

2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 32  

2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện (SPDVTT-TV) 33  

2.1.5 Cán bộ thư viện 35

Trang 6

2.1.6 Người dùng tin 36  

2.2 Nhu cầu và khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT 37  

2.2.1 Từ góc độ người dùng tin 37  

2.2.2 Từ góc độ thư viện 45  

2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội (SWOT) 47  

Chương 3 XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM 52  

3.1 Mô hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành tài liệu và dịch vụ Tham khảo 52  

3.1.1 Mô hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành để gia hạn tài liệu 52  

3.1.2 Mô hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Tham khảo 55  

3.2 Mô hình ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTT-TV 57  

3.3 Mô hình trang website di động (mobile website) của TVTT 63  

3.4 Mô hình giao diện mục lục trực tuyến MOPAC 72  

3.4.1 Tự thư viện tạo ra một phiên bản MOPAC 72  

3.4.2 Sử dụng công cụ thương mại 73  

Chương 4 THỬ NGHIỆM CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM 79  

4.1 Thử nghiệm ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV 79  

4.1.1 Thử nghiệm ứng dụng SMS vào dịch vụ Tham khảo 79  

4.1.2 Thử nghiệm ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTT-TV 84  

4.1.3 Trang website di động (mobile website) của Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM 94  

4.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm các mô hình ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV 98  

4.2.1 Ý kiến đánh giá từ NDT 99  

4.2.2 Ý kiến đánh giá từ cán bộ thư viện 103  

4.3 Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT 104  

4.3.1 Hoàn thiện các ứng dụng thử nghiệm 104  

4.3.2 Triển khai rộng rãi các ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT 105  

KẾT LUẬN 106  

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107  

PHỤ LỤC 112  

Trang 7

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT Mục từ Viết tắt

2 Cơ sở dữ liệu CSDL

3 Dịch vụ thông tin – thư viện DVTT-TV

4 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG-HCM

6 Hướng dẫn sử dụng thư viện & Kỹ năng thông tin HDSDTV&KNTT

8 Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện SPDVTT-TV

9 Sau đại học, Đại học, Tại chức, Phổ thông trung học SĐH, ĐH, TC,

PTTH

10 Tập huấn sử dụng thư viện THSDTV

11 Thư viện – Thông tin học TV-TTH

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của TVTT (đơn vị tính: người)

Bảng 3.1: Chính sách mượn trả, gia hạn tài liệu tại TVTT

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thư viện

Biểu đồ 2.2: Nhãn hiệu của các ĐTDĐ nói chung

Biểu đồ 2.3: Các tính năng của ĐTDĐ nói chung

Biểu đồ 2.4: Mục đích sử dụng ĐTDĐ nói chung

Biểu đồ 2.5: Các DVTT-TV mong muốn được thư viện cung cấp qua ĐTDĐ nói chung

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sự tiến triển của công nghệ mạng thông tin di động ở các nước

Hình 1.2: Quy trình xử lý dữ liệu tin nhắn SMS vào DVTT-TV

Hình 2.1: Mô hình bố cục trang website TVTT

Hình 3.1: Mô hình mobile website của TVTT

Hình 3.2: Mô phỏng giao diện tìm kiếm và hiển thị kết quả tra cứu sách in trên ĐTDĐ thông minh

Hình 3.3: Mô phỏng giao diện tìm kiếm và hiển thị kết quả tra cứu tài liệu điện tử trên ĐTDĐ thông minh

Hình 3.4: Mô phỏng banner web giới thiệu MOPAC

Hình 4.1: Giao diện đăng nhập tạo tài khoản Zopim

Hình 4.2: Giao diện tạo tài khoản Zopim thành công

Hình 4.3: Giao diện đăng nhập tài khoản chat Zopim

Hình 4.4: Giao diện quản lý hộp thoại chat Zopim của TVTT

Hình 4.5: Cửa sổ Widget Customization

Hình 4.6: Giao diện chèn đoạn code chat vào trang web TVTT

Hình 4.7: Cửa sổ chat tại trang webite của TVTT

Hình 4.8: Giao diện chat của cán bộ thư viện trên màn hình máy tính

Hình 4.9: Giao diện chat của cán bộ thư viện trên ĐTDĐ thông minh

Hình 4.10: Poster quảng bá dịch vụ Tham khảo qua SMS tại TVTT

Hình 4.11: Mã QR truy cập nhanh tới Mục lục trực tuyến (OPAC)

Hình 4.12: Mã QR truy cập nhanh đến nguồn tài liệu điện tử

Hình 4.13: Mã QR truy cập nhanh tới các Cơ sở dữ liệu trên website TVTT

Hình 4.14: Mã QR truy cập nhanh đến danh mục tài liệu mới của thư viện

Hình 4.15: Mã QR truy cập nhanh đến các thông tin thư mục của tài liệu

Hình 4.16: Mã QR truy cập nhanh đến dịch vụ hướng dẫn & hỗ trợ

Hình 4.17: Mô tả các bước cài đặt Neoreader trên hệ điều hành Android

Hình 4.18: Mô tả các bước cài đặt Neoreader trên hệ điều hành iOS

Hình 4.19: Quảng bá giới thiệu mã QR trên website TVTT

Trang 10

Hình 4.20: Quảng bá giới thiệu mã QR trên facebook của TVTT

Hình 4.21: Poster quảng bá giới thiệu các DVTT-TV bằng mã QR

Hình 4.22: Thông báo và hướng dẫn cách sử dụng các mã QR trên website TVTT Hình 4.23: Giao diện phần mềm Adobe Dreamweaver CS6

Hình 4.24 - 4.28: Minh họa các bước tạo mobile website của TVTT

Hình 4.29: Giao diện mobile website của TVTT

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Công thức tính mẫu khảo sát

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát việc ứng dụng công nghệ di động vào DVTT-TV tại Thư

viện Trung tâm ĐHQG-HCM

Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát người dùng tin về ứng dụng công nghệ

di động vào DVTT-TV tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM

Phụ lục 4: Hướng dẫn sử dụng chương trình Quickmark (QR Code)

Phụ lục 5: Phiếu nhận xét của người dùng tin về bản demo các dịch vụ thông tin -

thư viện ứng dụng công nghệ di động

Phụ lục 6: Câu hỏi khảo sát cán bộ thư viện về ứng dụng công nghệ di động vào

các dịch vụ thông tin - thư viện (Dành cho cán bộ chuyên môn)

Phụ lục 7: Câu hỏi khảo sát cán bộ thư viện về ứng dụng công nghệ di động vào

các dịch vụ thông tin - thư viện (Dành cho cán bộ quản lý)

Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả nhận xét của người dùng tin về bản demo các

dịch vụ thông tin - thư viện ứng dụng công nghệ di động

Trang 12

xu hướng mới cho hoạt động thông tin - thư viện, đó là cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin theo phương thức không những từ

xa mà còn là di động Việc ứng dụng công nghệ di động (CNDĐ) vào hoạt động thông tin - thư viện giúp NDT tiếp cận với các DVTT-TV và các nguồn thông tin thông qua một màn hình vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào

Trong bối cảnh CNDĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ, giá cước giảm, diện phủ sóng tăng nhanh và ngày càng nhiều người truy cập Internet từ các thiết bị di động, các thư viện ở Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng CNDĐ vào hoạt động phục vụ NDT Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TVTT), là một trong số những thư viện đầu mối tổ chức liên kết và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin trong hệ thống các thư viện thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) TVTT nhận được sự đầu tư và quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo ĐHQG-HCM Trong những năm gần đây TVTT đã thực sự trở thành thư viện phục vụ đắc lực cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên thuộc ĐHQG-HCM Để nâng cao chất lượng phục vụ, bên cạnh hình thức phục vụ trực tiếp cho NDT đến thư viện, chủ yếu là những NDT đang làm việc và học tập tại cơ

sở mới của ĐHQG-HCM ở Linh Trung-Thủ Đức, TVTT cũng đã thiết kế các dịch

vụ phục vụ từ xa qua mạng Internet, qua điện thoại di động (ĐTDĐ) cho NDT đang làm việc và học tập tại các cơ sở thuộc khu vực nội thành hoặc đi công tác xa

Trang 13

Tuy nhiên, các DVTT-TV cung cấp qua ĐTDĐ còn đơn giản, thủ công, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, chưa được phổ biến rộng rãi đến NDT và chưa ứng dụng các tính năng hiện đại của CNDĐ Vì thế, việc nghiên cứu và ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV không phụ thuộc khoảng cách địa lý, thời gian sẽ tạo ra môi trường di động hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu và mang lại tiện ích cho giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên của ĐHQG-HCM

Từ đó góp phần nâng cao khả năng truy cập, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin, các DVTT-TV cho NDT và nâng cao hình ảnh của TVTT, một trong những thư viện đón đầu các tiến bộ công nghệ về thông tin thư viện, thiết thực phục vụ quá trình đổi mới dạy và học của ĐHQG-HCM

Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ di động vào dịch

vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”

học như “Mobile phone application in academic libraries services: a students’ feedback survey” của Karim N S.A (2006) [19], “Mobile Technologies Mobile Users: Implications for Academic Libraries của Lippincott, J.K (2008) [23],

“Mobile Applications for Library Services and Resources” của Liu, G (2011) [24]

Một số khác lại tập trung vào hướng dẫn cách thức triển khai, các thao tác thực hiện

khi ứng dụng CNDĐ vào từng DVTT-TV như On the move with the mobile web: Libraries and Mobile Technology” của Kroski, E (2008) [13], “Libraries on Move: Library Mobile Applications” của Khare, N (2009) [20], “Mobile Technology and Libraries của Griffey, J (2010) [12] và nhiều bài báo khoa học khác Tác giả

Trang 14

Needham, G.; Ally, M (2010) [15] với cuốn “M-Libraries – Libraries on the move

to provide virtual access” tập hợp khoảng 20 bài viết đề cập đến 3 khía cạnh khác

nhau khi ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin – thư viện: vai trò của các thư viện trong sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trong thời đại di động hiện nay; cách thức triển khai ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin – thư viện tại các thư viện trên thế giới; sự phát triển, cải tiến và những thách thức của CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viện Một số khác tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viên như các báo cáo của các thư viện đại học

tại Anh và Úc: “M-Libraries: Information use on the move” tại Trường Đại học Cambridge của tác giả Mills K (2009) [14], “Mobile technology: academic libraries in Australia and Beyond” của tác giả Yee, A (2012) [16]

Ở Việt Nam, dù chưa có công trình nghiên cứu nào về khả năng ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viện được công bố chính thức, nhưng đã có một số thư viện bước đầu ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV Tiêu biểu như Trung

tâm Học liệu Thái Nguyên với “Ứng dụng công nghệ tin nhắn SMS phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Học liệu Thái Nguyên” [9]; Thư viện Trường Đại học dân lập Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với “Ứng dụng mã QR Code để thông báo sách mới, thư mục theo chuyên đề” [6] Các ứng dụng trên có thể được xem

như bước đi tiên phong của việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV

Như vậy, để các thư viện Việt Nam, đặc biệt là các thư viện đại học nhận thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV, đòi hỏi phải có một nghiên cứu cụ thể và toàn diện hơn về khả năng triển khai ứng dụng CNDĐ vào việc cung cấp các DVTT-TV

TVTT luôn quan tâm ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thư viện, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ vào DVTT-TV Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT ĐHQG-HCM

Trang 15

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV, trên cơ sở đó đề xuất các mô hình ứng dụng CNDĐ trong điều kiện thực tế tại TVTT

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm

vụ nghiên cứu sau:

9 Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNDĐ vào

DVTT-TV

9 Khảo sát khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT

9 Đề xuất mô hình ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV tại TVTT

9 Cài đặt thử nghiệm các ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV trong khả năng của tác giả và điều kiện thực tế tại TVTT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu việc ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV tại TVTT

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV tại TVTT gồm ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành tài liệu, dịch

vụ Tham khảo; Ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các

DVTT-TV và thiết kế trang website di động (mobile website) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NDT tiếp cận và sử dụng các DVTT-TV qua ĐTDĐ nói chung Đây là các dịch vụ mà qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kết quả khảo sát

sơ bộ, tác giả nhận thấy có tính khả thi cao, phù hợp với năng lực nghiên cứu cũng như điều kiện hiện có của TVTT để triển khai trong thực tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

Trang 16

9 Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu: được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận, mô hình ứng dụng cho đề tài

9 Phương pháp điều tra bảng hỏi: tìm hiểu thói quen, mục đích sử dụng các DVTT-TV; thu thập thông tin về các thiết bị di động, kỳ vọng của NDT thư viện về việc ứng dụng các tính năng của CNDĐ vào các DVTT-TV

9 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: bằng phần mềm SPSS để có được những thông tin chi tiết, chính xác về khả năng ứng dụng CNDĐ, sự kỳ vọng của NDT khi sử dụng các DVTT-TV qua ĐTDĐ nói chung và kết quả thử nghiệm của đề tài

9 Phương pháp thực nghiệm: cài đặt thử nghiệm mô hình ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT, và đánh giá tính khả thi của mô hình

6 Đóng góp mới của đề tài

9 Thực tế hoạt động hiện nay, các thư viện hầu như chưa ứng dụng các tính năng hiện đại của CNDĐ để phát triển các DVTT-TV, do đó, đề tài đáp ứng được tính mới về mặt thực tiễn

9 Trên cơ sở nghiên cứu những tính năng của CNDĐ vào hoạt động

DVTT-TV, đề tài sẽ đề xuất một số mô hình thử nghiệm tại TVTT, làm cơ sở để nghiên cứu triển khai tại các thư viện thuộc hệ thống thư viện ĐHQG-HCM

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

7.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định sự cần thiết phải ứng dụng những tính năng hiện đại của CNDĐ vào các DVTT-TV

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

9 Xây dựng mô hình ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT

9 Giúp TVTT phát triển các DVTT-TV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NDT

Trang 17

9 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho việc biên soạn bài giảng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin – thư viện

9 Hướng phát triển của luận văn: kết quả nghiên cứu có thể giúp các thư viện khác ứng dụng hiệu quả CNDĐ trong quá trình phục vụ NDT; đồng thời sẽ phát triển luận văn thêm một bước cao hơn như thử nghiệm mô hình SMS gia hạn tài liệu, thử nghiệm mô hình MOPAC, ứng dụng CNDĐ để triển khai các lớp huấn luyện kỹ năng thông tin, nếu có đủ điều kiện cần thiết

8 Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài

Quá trình thực hiện, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng hai hướng tiếp cận tư liệu chính sau đây:

- Nghiên cứu nguồn tài liệu từ sách, bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo chuyên ngành thông tin – thư viện, công nghệ thông tin - thư viện, công nghệ viễn thông để phân tích, tổng hợp, xây dựng cơ sở lý luận và xây dựng mô hình ứng dụng cho vấn đề nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát NDT, cán bộ thư viện, các yếu tố công nghệ, điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam và kỳ vọng của NDT để đánh giá khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần chính: phần mở đầu, nội dung và kết luận

Nội dung luận văn bao gồm 4 chương cụ thể sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ di động vào

dịch vụ thông tin - thư viện

Chương 2: Khả năng ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông tin -

thư viện tại Thư viện Trung tâm

Chương 3: Các mô hình ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông tin -

thư viện tại Thư viện Trung tâm

Chương 4: Thử nghiệm các ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông

tin - thư viện tại Thư viện Trung tâm

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Dịch vụ thông tin – thư viện

Trong hoạt động thông tin – thư viện, DVTT-TV đã được ra đời cùng lúc với

sự hình thành của các cơ quan thông tin – thư viện Theo đà phát triển của hoạt động thông tin – thư viện, DVTT-TV ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin ngày càng cao của NDT

Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt, “Dịch vụ thư viện (library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động cũng như chương trình được thư viện cung cấp để đáp ứng với nhu cầu về thông tin của cộng đồng độc giả.” [2, tr 9]

“Theo Bách khoa toàn thư quốc tế về thư viện và thông tin học (International encyclopedia of library and information science), “Dịch vụ thông tin bao gồm lý thuyết và thực tiễn của việc cung cấp những dịch vụ giúp kết nối những người tìm kiếm thông tin với các nguồn tin.” [2, tr.10]

Theo Trần Mạnh Tuấn, “DVTT-TV bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của NDT các cơ quan thông tin, thư viện nói chung.” [5, tr.24]

Như vậy, có thể khái quát DVTT-TV như sau: DVTT-TV bao gồm những hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của NDT

Thư viện là cơ quan văn hóa, giáo dục hoạt động phi lợi nhuận nên

DVTT-TV không đặt trọng tâm vào mục tiêu mang lại lợi nhuận như hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh Mục tiêu quan trọng nhất của DVTT-TV là giúp các cơ quan thông tin – thư viện nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của xã hội và giúp NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả thông tin phục vụ cho các hoạt động của mình

Dựa vào đặc điểm, chức năng, có thể chia DVTT-TV làm 3 nhóm như sau:

Trang 19

ƒ Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin

ƒ Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thông tin

ƒ Nhóm dịch vụ tư vấn, huấn luyện

Các nhóm dịch vụ này khác nhau về mục tiêu và quy trình xây dựng, triển khai:

Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin có mục tiêu cung cấp trực tiếp thông tin

theo yêu cầu cụ thể của NDT Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin bao gồm các dịch

vụ như: dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ dịch tài liệu, dịch vụ tra cứu tin theo yêu cầu, dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc (SDI), dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói, dịch vụ bao gói cơ sở dữ liệu theo yêu cầu,…

Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thông tin có mục tiêu tạo ra môi trường,

phương tiện để NDT tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin lẫn nhau Thông qua

đó, NDT sẽ thu nhận được những thông tin cần thiết có thể thỏa mãn nhu cầu tin của họ

Nhóm dịch vụ trao đổi thông tin bao gồm các dịch vụ như: hội thảo, hội nghị, seminar; diễn đàn điện tử (forum); triển lãm, hội chợ, chợ ảo; thư điện tử (email); chat trực tuyến,…

Nhóm dịch vụ tư vấn, huấn luyện cung cấp một loạt các hoạt động trợ giúp

và tư vấn thông tin, hỗ trợ NDT khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất để phục vụ cho các hoạt động và nhiệm vụ của mình Nhóm dịch vụ tư vấn bao gồm các dịch vụ như: hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện (SPDVTT-TV); huấn luyện, đào tạo NDT; tư vấn phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương, khu vực, quốc gia; tư vấn công nghệ phục vụ nhiệm vụ đánh giá, thẩm định, chuyển giao công nghệ; …

Ngoài ra, căn cứ vào phương thức thực hiện dịch vụ thì DVTT-TV còn được chia làm hai loại là DVTT-TV truyền thống và DVTT-TV hiện đại

DVTT-TV truyền thống là những dịch vụ đã ra đời khá lâu, kể từ khi bắt đầu phát triển hoạt động thông tin – thư viện như dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà, dịch vụ tra cứu tin theo yêu cầu,…

Trang 20

DVTT-TV hiện đại là những dịch vụ xuất hiện gần đây, kể từ khi công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng vào hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện Về bản chất, có thể chia các DVTT-TV hiện đại thành hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là những DVTT-TV mới về nội dung và hình thức thực hiện như: dịch vụ bao gói cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện,…

Nhóm thứ hai là những DVTT-TV có nội dung tương tự các dịch vụ truyền thống nhưng có phương thức thực hiện và cung cấp dịch vụ hiện đại như qua mạng nội bộ (Intranet) hoặc qua mạng thông tin toàn cầu (Internet), ví dụ như: dịch vụ mượn tài liệu qua mạng, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc tự động hoá (SDI tự động hóa), dịch vụ tra cứu số (Digital reference), dịch vụ thư viện di động (Library Mobile Services),…[3], [18]

Bản chất của các DVTT-TV hiện đại là ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào quá trình xử lý và chuyển giao thông tin, mở rộng phạm vi quét thông tin, tăng cường xử lý sâu thông tin, nhờ đó tốc độ tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, chuyển giao thông tin đáp ứng các yêu cầu của NDT diễn ra rất nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm nhiều công sức và thời gian của cán bộ thư viện Nhờ ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình xây dựng và triển khai DVTT-TV, các DVTT-TV hiện đại đã có những ưu điểm vượt trội so với các DVTT-TV truyền thống DVTT-TV hiện đại có khả năng đáp ứng yêu cầu tin của NDT một cách kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, vượt qua những trở ngại của không gian và thời gian; đồng thời nội dung thông tin được cung cấp qua dịch vụ đa dạng, cập nhật hơn, được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau Ngoài ra, các DVTT-TV hiện đại giúp nâng cao khả năng phục vụ của thư viện đại học, có thể đáp ứng cùng lúc một khối lượng lớn yêu cầu tin của người sử dụng Vì vậy, các DVTT-TV hiện đại góp phần đưa thông tin đến với NDT hiệu quả hơn

Ở Việt Nam, các thư viện đại học đang trong quá trình chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại DVTT-TV của phần lớn thư viện đại học mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống như: dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch

Trang 21

vụ cho mượn tài liệu về nhà, dịch vụ sao chụp tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin thư mục,… nên khả năng đáp ứng các yêu cầu của NDT trong trường đại học chưa cao

1.1.2 Công nghệ di động (Mobile Technology)

"CNDĐ liên quan đến thiết bị bất kỳ mà mọi người có thể mang theo khi di chuyển ví dụ như ĐTDĐ, máy tính xách tay, và máy nghe nhạc mp3 Các thiết bị này cho phép thực hiện các ứng dụng công nghệ ở bất cứ nơi nào" [27]

Theo các chuyên gia của viện Brookings, " CNDĐ cung cấp các công cụ và các kết nối để nâng cao đời sống của con người Với sự ra đời của điện thoại di động thông minh và máy tính bảng, đã có một sự thay đổi lớn trong cách mọi người truy cập và chia sẻ thông tin" [32]

Như vậy, có thể khái quát CNDĐ là công nghệ sử dụng cho truyền thông di động Nó gắn liền với sự phát triển của các công nghệ kết nối không dây và thiết bị

di động Cụ thể hơn, CNDĐ bao gồm các thiết bị di động, như là máy tính xách tay, ĐTDĐ/ ĐTDĐ thông minh, máy tính bảng, thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS), được kích hoạt để sử dụng thông qua một loạt các công nghệ kết nối không dây như

là hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM), dịch vụ vô tuyến trọn gói (GPRS),

mạng không dây (WiFi), kết nối các thiết bị không dây (Bluetooth), [31]

Trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông, cụ thể là các chuẩn CNDĐ không dây của

hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) trên hai nền tiêu chuẩn kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA -Time Division Multi Access) và đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA - Code Division Multiple Access) Điểm bắt đầu của 2G là sự ra đời của mạng ĐTDĐ tiên tiến kỹ thuật số D-AMPS (hay IS-136) dùng kỹ thuật TDMA phổ biến ở Mỹ Tiếp theo là mạng CDMAOne (hay IS-95) của Qualcomm, AT&T Wireless và Motorola dùng kỹ thuật CDMA phổ biến ở Châu Mỹ và một phần của châu Á, rồi mạng GSM dùng kỹ thuật TDMA ra đời ở châu Âu và hiện được triển khai rộng khắp trên thế giới Sự thành công của 2G là

do dịch vụ và tiện ích mà nó đem lại cho người dùng, tiêu biểu là chất lượng cuộc

Trang 22

gọi thoại và khả năng di động Tiếp nối 2G, là thế hệ 2,5G với sự ra đời của công nghệ truyền thông dạng gói (GPRS) và công nghệ nâng cao tốc độ truyền dữ liệu(EDGE) giúp nâng cao dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu của các mạng trước đây Hiện nay mạng thông tin di động thế hệ ba (3G) đã và đang triển khai ở nhiều nơi trên thế giới, điểm cải tiến nổi bật là khả năng truyền thông gói với tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện như nghe nhạc, xem hình ảnh video chất lượng cao, các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), Email, Thế hệ 3G gồm mạng viễn thông di động toàn cầu (UMTS) sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã trên băng rộng (W-CDMA), mạng viễn thông di động quốc tế-

2000 (IMT-2000), sự xuất hiện của công nghệ cải tiến các công năng và tốc độ truyền dữ liệu (CDMA2000/CDMA20001xEV-DO) Công nghệ kết nối không dây băng rộng WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) cũng được

đề cập đến bên cạnh các công nghệ 3G nói trên Và gần đây nhiều tổ chức, cá nhân

đã sử dụng thuật ngữ 4G để chỉ công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ cao hơn công nghệ 3G hiện tại [1], [4]

Hình 1.1: Sự tiến triển của công nghệ mạng thông tin di động ở các nước

Trang 23

Thiết bị di động (Mobile Devices)

Trong suốt hai thế kỷ qua, đã có rất nhiều sáng chế phát minh khác thuộc lĩnh vực viễn thông Xuất hiện sau điện thoại cố định tròn một thế kỷ, chiếc ĐTDĐ đầu tiên (Motorola Dyna) được giới thiệu tại NewYork vào năm 1973 Trong vòng

30 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ di động số ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh ngày càng trở nên cần thiết và tiện lợi Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngày nay ĐTDĐ nói chung đã được tích hợp rất nhiều tính năng số hiện đại như khả năng chụp ảnh số, chức năng đa phương tiện, khả năng kết nối không dây băng thông rộng Bên cạnh đó, những dòng thiết bị hỗ trợ

cá nhân (PDA) có chức năng điện thoại với hệ điều hành và phần mềm kèm theo tương đương như một máy tính xách tay

"Thiết bị di động có thể hiểu là một thiết bị truyền thông cầm tay di động được kết nối với một mạng không dây cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi thoại, tin nhắn văn bản hoặc chạy các ứng dụng tùy theo tính năng của từng thiết bị

di động" [30]

"Một thiết bị di động là một thiết bị cầm tay nhỏ, có màn hình hiển thị và phương thức nhập liệu dưới dạng màn hình cảm ứng hoặc bàn phím thu nhỏ Mỗi thiết bị di động sẽ có một hệ điều hành giúp chạy các ứng dụng như nghe gọi, nghe nhạc, chơi game, máy tính, truy cập Internet" [26]

Như vậy có thể hiểu thiết bị di động hay một thiết bị cầm tay là một thiết bị nhỏ, có màn hình hiển thị cảm ứng, không cảm ứng hoặc có bàn phím nhỏ cho phép người dùng truy cập dữ liệu và thông tin từ bất kỳ vị trí nào, giúp thực hiện các cuộc gọi thoại, tin nhắn văn bản, truy cập Internet hoặc chạy các ứng dụng tùy theo tính năng của từng thiết bị di động

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị di động với kích thước và tính năng khác nhau như: ĐTDĐ, ĐTDĐ thông minh (Smartphone), thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), iPod/máy nghe nhạc MP3, máy nhắn tin và các thiết bị chỉ dẫn danh mục (PND), thiết bị trợ giúp doanh nghiệp (EDA), thiết bị đọc sách điện tử (E-Reader), máy tính bảng (Tablet Computer),

Trang 24

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV trên các thiết bị di động là ĐTDĐ, ĐTDĐ thông minh Đây là các thiết bị được nhóm NDT chính sử dụng nhiều, trong đó ĐTDĐ thông minh chiếm đến 77.4% Kết quả này được trình bày chi tiết tại chương 2 và phụ lục 3

“ĐTDĐ là một thiết bị di động được kết nối trong một mạng lưới viễn thông

để truyền và nhận tiếng nói, video, hoặc dữ liệu khác” hoặc ĐTDĐ là một thiết bị

để kết nối trong mạng lưới thông tin liên lạc không dây thông qua sóng phát thanh hoặc truyền hình vệ tinh Hầu hết các ĐTDĐ cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc bằng giọng nói, dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), [28]

“ĐTDĐ thông minh là một ĐTDĐ với màn hình hiển thị tinh thể lỏng hoặc màn hình LCD, gồm có các chương trình quản lý thông tin cá nhân (như một lịch điện tử và sổ địa chỉ) như thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), và một hệ điều hành (OS) cho phép cài đặt các tiện ích như trình duyệt web, email, âm nhạc, video, và các ứng dụng khác Một ĐTDĐ thông minh có những tính năng như một máy tính cầm tay nhưng được tích hợp trong một ĐTDĐ” [28]

Điểm khác nhau giữa hai loại ĐTDĐ chính là ĐTDĐ thông minh có hệ điều hành như một máy tính có thể chạy, điều chỉnh các ứng dụng khác nhau theo yêu cầu, sở thích của người sử dụng nhưng ĐTDĐ thì không thể Ngoài khả năng chạy các ứng dụng, ĐTDĐ thông minh cũng có thể truy cập Internet trực tiếp như một máy tính có kết nối mạng Trong khi đó, ĐTDĐ thực hiện truy cập Internet chỉ bằng cách gửi lệnh từ điện thoại đến nhà cung cấp để tiếp nhận thông tin trở lại

Một số tính năng cơ bản của ĐTDĐ nói chung: [13]

Kết nối không dây (Bluetooth) – Có thể kết nối không dây với các thiết bị có

chức năng Bluetooth (máy vi tính, tai nghe, điện thoại, ), kết nối bằng dây với máy

vi tính thông qua cổng USB

Trang 25

Tin nhắn – Chức năng nhắn tin ngắn, nhắn tin có kèm âm thanh và hình ảnh

hoặc video, gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận thư từ các hộp thư miễn phí như yahoo! hoặc gmail, nhắn tin trực tuyến (chat)

Chụp hình – Tích hợp máy ảnh có độ phân giải 1.3 đến 12.0 megapixels

Một số điện thoại cũng tích hợp máy quay với khả năng quay các đoạn video

Thư điện tử – Tính năng gửi email có sẵn trên các điện thoại Tuy nhiên,

cách thực hiện tính năng email sẽ khác nhau tùy thuộc vào các nhà cung cấp và các ĐTDĐ nói chung

GPS (Global Positioning System) – Tính năng này cho phép sử dụng các

ứng dụng như định vị xem bản đồ qua vệ tinh với ảnh khá chi tiết, thu trực tiếp tín hiệu từ vệ tinh gần nhất để xác định vị trí, tốc độ di chuyển và giúp xác định địa điểm khi người dùng đang truy cập

Tin nhắn hình ảnh và video đa phương tiện – Tương tự như tin nhắn văn

bản, tính năng này cho phép một số điện thoại có thể gửi hình ảnh và các tập tin video để liên lạc trên toàn quốc

Bàn phím QWERTY - Thuật ngữ bàn phím QWERTY có nguồn gốc từ sáu

ký tự đầu tiên trên bàn phím nằm trên cùng bên trái điện thoại Tính năng này cung cấp bàn phím dưới ngôn ngữ tiếng Anh/Việt trên điện thoại

Video - Tính năng xem lại video âm nhạc, phim, thể thao, thời tiết trên điện

thoại Các thiết bị nghe nhạc cũng có thể chuyển các tập tin video từ máy tính để xem trên điện thoại

Khả năng truy cập Internet - Các điện thoại ngày nay cung cấp khả năng

truy cập Internet khác nhau Các dòng điện thoại đa phương tiện có thể truy cập web thông qua một giao diện các tùy chọn để truy cập thông tin trên mạng như tin tức, email, thể thao, tìm kiếm,…ĐTDĐ thông minh, PDA, và các thiết bị di động khác có hệ điều hành riêng, các trình duyệt web HTML với thanh địa chỉ để gõ URL

Trang 26

Bên cạnh các tính năng trên, ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh còn có một số tính năng như: Trò chơi, loa ngoài, ứng dụng văn phòng, âm nhạc, công cụ tiện ích cho công việc,

Thành phần quan trọng nhất để điều khiển mọi hoạt động của một ĐTDĐ nói chung là hệ điều hành Hệ điều hành là phần mềm cho phép người dùng thực hiện những thao tác như xem bản đồ, truy cập danh sách việc cần làm, thực hiện cuộc gọi, phát nhạc hoặc lướt web,…[25] Dưới đây là một số hệ điều hành phổ biến

Google Android

Hệ điều hành thiết bị di động mã nguồn mở với hơn 500 ngàn ứng dụng của công ty Google Lấy ứng dụng làm trung tâm, do đó các tính năng ứng dụng được đặt trong các biểu tượng phía trước và trung tâm của các thiết bị di động Màn hình chủ được thiết kế đơn giản, tất cả các biểu tượng ứng dụng có thể tùy chỉnh di chuyển hoặc bị xóa trừ ba biểu tượng Dialer (để thực hiện một cuộc gọi), khay ứng dụng (một khay thấy tất cả các ứng dụng) và các ứng dụng Web (Facebook, youtube, gmail, map, chat,…) Android giúp cung cấp nhanh các nhóm tiện ích như thông tin ngày giờ, thời tiết, giá thị trường,…Điểm nổi bật của hệ điều hành là khả năng xử lý đa nhiệm, tức là khả năng chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc như trên một máy tính và khả năng hỗ trợ phát triển, cung cấp các ứng dụng của các nhà sản xuất Điều này có nghĩa với một thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, người sử dụng có thể tải và cài đặt các ứng dụng tương thích với thiết bị từ nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp thiết bị di động có các ứng dụng được đặt trên Google Play hay Amazon Appstore của Android

iOS

iOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ (Apple) Giao diện người dùng dựa trên cơ sở thao tác bằng tay trên màn hình cảm ứng với các biểu tượng ứng dụng được thiết kế bắt mắt Hệ điều hành mang tính giản đơn với giao diện dễ hiểu, mọi quy trình vận hành đều rất trực quan

và đơn giản, một nút đơn cứng ở phía dưới của các thiết bị cho phép người dùng trở

về màn hình chủ nhanh chóng Các biểu tượng ứng dụng quan trọng như gửi email

Trang 27

và thực hiện cuộc gọi luôn được hiển thị phía cuối màn hình và các biểu tượng thông báo về các kết nối 3G, tốc độ kết nối, mức pin,…được hiển thị phía trên các thiết bị Hệ điều hành iOS được đánh giá là đơn giản và dễ sử dụng với tính năng phong phú và nhiều dịch vụ/ứng dụng cho người sử dụng, đặc biệt là với cơ chế tích hợp sâu vào mạng xã hội như Twitter hay Facebook Khả năng xử lý đa nhiệm của iOS chỉ cho các ứng dụng đang mở chạy, các ứng dụng khác sẽ treo ở chế độ nền (background) ngoại trừ các ứng dụng sử dụng cho âm thanh

Ngoài ra còn có các hệ điều hành khác như Window Phone, Blacberry, Symbian, Palm OS

Tóm lại khi đánh giá, so sánh một hệ điều hành của các thiết bị di động, cần quan tâm đến ba yếu tố: giao diện người dùng, khả năng xử lý đa nhiệm và khả năng hỗ trợ phát triển các ứng dụng của các nhà sản xuất và nhà cung cấp thiết bị di động

1.2 Ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV

Sự phát triển của CNDĐ đã tạo ra một xu hướng mới cho hoạt động thông tin

- thư viện, đó là cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập các nguồn tài nguyên thông tin theo phương thức không những từ xa mà còn là di động Nói một cách khác, việc ứng dụng CNDĐ giúp NDT tiếp cận với các DVTT-TV và các nguồn thông tin thông qua một màn hình vào bất kỳ lúc nào và không cần phải ở một vị trí

cố định

1.2.1 Cung cấp truy cập đến các nguồn tài nguyên thông tin số

Cung cấp truy cập đến các nguồn tài nguyên thông tin phục vụ giảng dạy và học tập là một chức năng cốt lõi của thư viện đại học (TVĐH) Khi ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV, NDT có thể truy cập đến các tài nguyên số, bộ sưu tập của thư viện bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào Do đó, các thư viện có thể hỗ trợ cho NDT mọi lúc mọi nơi

Các thư viện có thể triển khai các dịch vụ cung cấp truy cập đến các nguồn tài nguyên thông tin số bằng những cách sau:

Trang 28

− Các bộ sưu tập và các cơ sở dữ liệu của thư viện được định dạng lại bằng các phần mềm ứng dụng được cài đặt vào các ĐTDĐ thông minh, giúp định dạng trang PDF để có thể đọc được toàn văn thông qua giao diện ĐTDĐ thông minh do hạn chế kích thước màn hình hoặc sử dụng các dịch vụ (OverDrive, Mac)

để giúp xây dựng, chuyển đổi các bộ sưu tập của thư viện có thể đọc được trên các ĐTDĐ thông minh [14]

− Yêu cầu các nhà xuất bản cung cấp các nội dung tạp chí, sách điện tử,…được định dạng thân thiện với các ĐTDĐ thông minh như các cơ sở dữ liệu của các nhà xuất bản IEEE, Taylor&Francis, ScienceDirect, SpringerLink,… Với các yêu cầu này có những vấn đề liên quan đến tình trạng của công nghệ, nhu cầu

sử dụng, cấp giấy phép nội dung và lợi ích chi phí mà các nhà xuất bản phải đầu tư [13], [17]

− Tập trung cung cấp truy cập đến các bộ sưu tập hình ảnh, các bộ sưu tập tài liệu nội sinh của các thư viện qua giao diện truy cập đơn giản, thân thiện kết hợp các chức năng đa phương tiện của ĐTDĐ thông minh [13], [17]

− Thiết kế các mã QR để chỉ dẫn đến các nguồn tài nguyên thông tin số của thư viện [40]

1.2.2 Hỗ trợ giao tiếp giữa thư viện và NDT

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ web, CNDĐ và sự gia tăng nhanh chóng số người sử dụng ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh, một phương thức tiếp cận mới để NDT có thể dễ dàng giao tiếp, truy cập các nguồn thông tin và dịch

vụ của thư viện đã ra đời

Mobile Web là trình duyệt hỗ trợ truy cập Internet của các thiết bị di động Mobile Web bao hàm toàn bộ những gì có trên Internet, không bị giới hạn truy cập ĐTDĐ thông minh với tính năng này có thể truy cập mạng ở bất kỳ đâu miễn là có sóng mạng [13]

Mobile website là một website được thiết kế trên giao diện nhỏ của thiết bị di động cầm tay nhỏ Mobile website là một phiên bản thứ hai của website thông thường, những mobile website được thiết kế thường có giao diện màn hình thu nhỏ,

Trang 29

và chúng cũng có những danh mục giúp truy cập nhanh, thuận tiện tương ứng với ĐTDĐ thông minh Những website thông thường thì không được thuận thiện khi truy cập bằng ĐTDĐ thông minh vì màn hình hiển thị website thường bị bó lại và

có nhiều liên kết trùng lặp.Phiên bản mobile website thường được đặt trên tên miền

mở rộng: www.m.[tenmienwebsite] Dữ liệu, nội dung được đồng bộ hoàn toàn, nhưng cấu trúc hiển thị, dung lượng, hình ảnh được tối ưu cho ĐTDĐ thông minh [41] Một mobile website của thư viện phải đảm bảo khả năng truy cập mục lục trực tuyến (OPAC) cũng như các nguồn thông tin điện tử, cung cấp thông tin như địa chỉ, giờ làm việc, các sự kiện sắp tới

Bên cạnh mobile website, các thư viện có thể phát triển và viết thêm một số ứng dụng di động (mobile app) như ứng dụng tìm kiếm nguồn thông tin điện tử với tiện ích giỏ lưu trữ, tài liệu yêu thích; tìm kiếm trên mục lục trực tuyến, đặt trước và chọn địa điểm nhận sách; gửi nhanh các ký hiệu phân loại tài liệu về điện thoại để người dùng tìm kiếm tài liệu khi cần Các thư viện có thể tạo các ứng dụng di động này bằng nhiều cách:

− Sử dụng dịch vụ cung cấp giao diện mục lục OPAC như AirPac hay WorldCat Mobile, hay làm việc với nhà cung cấp hệ quản trị thư viện tích hợp để phát triển phiên bản OPAC trên ĐTDĐ thông minh; [22]

− Sử dụng các ứng dụng đọc sách điện tử như Santa, Amazon Kindle, Google Books Mobie từ kho ứng dụng của các ĐTDĐ thông minh [12]

Để viết các ứng dụng, các thư viện phải đăng ký tài khoản, tải miễn phí phần mềm viết ứng dụng Tuy nhiên, các thư viện sẽ phải trả phí khi muốn xuất bản những ứng dụng này vào kho ứng dụng chung của các ĐTDĐ thông minh

Một cách khác, thư viện sử dụng các chức năng thường có trên ĐTDĐ/ ĐTDĐ thông minh nhưng hiếm có trên máy tính như khả năng chụp hình, nhận thức

vị trí, âm thanh, video, truy cập Internet và chức năng đa phương tiện để tạo ra các dịch vụ mới tăng khả năng giao tiếp, tiện ích hơn cho người sử dụng khi sử dụng DVTT-TV NDT dùng ĐTDĐ thông minh có tính năng chụp hình và truy cập Internet có thể nhanh chóng tìm thấy vị trí của tài liệu qua các mã QR chứa các

Trang 30

thông tin như đề mục chủ đề, ký hiệu phân loại Ngoài ra, từ các mã này có thể liên kết đến các thông tin thêm về tài liệu như tóm tắt, ý kiến của NDT khác và các tài liệu có chủ đề tương tự Hoặc đơn giản, NDT không cần phải bút, giấy để ghi nhớ lại các thông tin khi tìm kiếm tài liệu mà vẫn có thể lưu giữ và truy cập sử dụng lại thông tin tài liệu khi cần bất cứ lúc nào qua ĐTDĐ thông minh [15]

1.2.3 Cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ NDT

SMS hoặc dịch vụ tin nhắn ngắn, được định nghĩa là "một dịch vụ gửi tin nhắn có độ dài 160 kí tự tới các ĐTDĐ nói chung" Đã có khoảng 2.4 tỉ người sử dụng SMS và đây là dịch vụ tin nhắn phổ biến nhất trên thế giới [12] Các thư viện

có thể ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành tài liệu và dịch vụ Tham khảo

Đối với dịch vụ Lưu hành tài liệu: Thư viện có thể gửi đến NDT các thông báo qua tin nhắn ĐTDĐ nói chung Các thông báo này sẽ được thực hiện tự động nhờ vào hệ thống quản trị thư viện tích hợp hoặc các phần mềm gửi tin nhắn tự động như các dịch vụ nhắn tin SMS thông báo khi tài liệu được NDT yêu cầu đã

có, nhắc nhở khi tài liệu mượn quá hạn, gia hạn tài liệu, các thông báo của thư viện Điều kiện áp dụng dịch vụ nhắn tin SMS như sau: [9]

1 Đăng ký một đầu số tại nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

2 Có một địa chỉ IP tĩnh

3 Lập trình một trang xử lý kết quả khi có tin nhắn đến

Quá trình xử lý dữ liệu khi có tin nhắn đến như sau:

Hình 1.2: Quy trình xử lý dữ liệu tin nhắn SMS vào DVTT-TV

Trang 31

Đối với dịch vụ Tham khảo: Thư viện có thể gửi tin nhắn giải đáp cho NDT đối với các thắc mắc hoặc câu hỏi chỉ cần trả lời ngắn gọn, ví dụ như thế nào là từ điển, giờ mở cửa hay các dịch vụ của thư viện Có nhiều cách để các thư viện có thể tiếp nhận câu hỏi qua tin nhắn SMS Cách đơn giản nhất là cung cấp số điện thoại riêng cho cán bộ phụ trách dịch vụ để trả lời các câu hỏi Với cách làm này cán bộ thư viện có thể trực tiếp gửi và nhận tin nhắn hoặc chuyển nội dung đến máy ĐTDĐ nói chung khác Tuy nhiên, cách làm này không đem lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hợp lý các câu hỏi, trả lời và nhân viên phụ trách dịch vụ Hiện nay, một số thư viện đã triển khai dịch vụ này qua các phần mềm thương mại như Altarama, Upside Wireless, Mosio’s Text a Librarian, My Info Quest, LibraryH3lp hoặc miễn phí như AIM Hack [33] Với các phần mềm miễn phí như AIM Hack (áp dụng cho các thư viện tại Mỹ), NDT sẽ gửi tin nhắn văn bản đến số điện thoại

do thư viện đã đăng ký với AIM (American Instant Messenger) theo cú pháp quy định “username message” Như vậy, ví dụ khi NDT của thư viện Harford Community College muốn hỏi “what are your library hours?”, họ sẽ nhắn tin SMS với cú pháp “hcclibref what are your library hours?” [29] Trong khi đó, các phần mềm thương mại cho phép thư viện có thể nhận và trả lời các câu hỏi kết hợp từ các cửa sổ chat như Meebo Me, Zopim, AIM, Yahoo, MSN, Google Talk, ICQ và các tin nhắn SMS từ số điện thoại của người dùng, kết nối với họ trên một màn hình duy nhất Hệ thống cung cấp cho cán bộ thư viện các tính năng quản trị như tạo nhóm, quản lý, sắp xếp, lưu trữ, bản sao, thống kê,…[12]

Ngoài ra, có thể ứng dụng CNDĐ để cung cấp các hướng dẫn sử dụng SPDVTT-TV; huấn luyện, đào tạo NDT Thư viện sẽ tạo ra các nội dung hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên thông tin, các DVTT-TV, thao tác gia hạn, mượn tài liệu ngắn gọn, tập trung và rõ ràng ở nhiều dạng khác nhau như file văn bản, MP3, video,… để NDT thư viện có thể tải về ĐTDĐ thông minh một cách dễ dàng Các thư viện có thể sử dụng podcasting (phương pháp ghi âm, phối âm thanh, video cho phép người dùng có thể tải các đoạn âm thanh khi di chuyển) để chuẩn bị cho các buổi tham quan thư viện và tài liệu cho lớp dạy kỹ năng thông tin hoặc thông

Trang 32

báo về tin tức và sự kiện Công cụ này cũng phù hợp cho việc chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn khác như hướng dẫn sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ và trang thiết bị Cán bộ thư viện có thể tích hợp những bài thuyết trình bằng âm thanh này vào các bài thuyết trình trên Power Point để xuất bản dưới dạng các đoạn video Một số ứng dụng miễn phí nổi tiếng trên Internet để làm podcasting là Audacity (www.audacity.sourceforge.net ) và Odeo Studio (www.studio.odeo.com)

1.3 Xu hướng phát triển ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV trong TVĐH

NDT của TVĐH phần lớn là sinh viên, là những người ngày càng có đời sống gắn bó với thế giới kỹ thuật số Các hoạt động của họ dường như luôn tích hợp với các tiện ích của ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh Trước thực tiễn này, nhiều TVĐH trên thế giới đã và đang tìm các hướng đi mới để NDT có thể truy cập nguồn tài nguyên thông tin và DVTT-TV thông qua các ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh Ứng dụng CNDĐ trong các TVĐH tập trung vào các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, sử dụng dịch vụ tin nhắn ngắn SMS để thông báo tin tức thư viện,

hỗ trợ trả lời các câu hỏi ngắn, đơn giản Hầu hết các thư viện ở Mỹ, Úc, Anh,

Pháp, và gần đây là các thư viện ở Ấn độ, Singapore, Malaysia, Philippines đã cung cấp các dịch vụ nhắn tin SMS để thông báo cho NDT khi tài liệu sắp hết hạn, quá hạn tài liệu, số tiền phạt quá hạn, tài liệu được NDT yêu cầu đã tới lượt mượn (như Australia’s Monash Univerisity Library, Library BI Norwegian School of Management, Birmingham City University, Biblioteca Rector Gabriel Ferraté Universitat Politècnica de Catalunya, NUS Singapore University Library,…) Bên cạnh đó, các TVĐH như American University Library, Binghamton University Libraries, Duke University Business Library, West Virginia University Libraries,…còn sử dụng SMS để nhận và giải đáp cho NDT các thắc mắc hoặc câu hỏi ngắn gọn [33]

Ở Việt Nam, các TVĐH cũng bước đầu tìm hiểu, triển khai thử nghiệm và đưa vào phục vụ dịch vụ nhắn tin SMS để gia hạn tài liệu như Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên [7], [9]

Trang 33

Thứ hai, sử dụng các tiện ích trang website di động (mobile website) cùng các thiết bị di động của người sử dụng để cung cấp các DVTT-TV theo hướng di động:

− Truy cập OPAC qua ĐTDĐ thông minh: OPAC là cổng quan trọng giúp NDT truy cập tới các nguồn lực trong thư viện Vì vậy, cung cấp giao diện OPAC tương thích với các ĐTDĐ thông minh là một ứng dụng trọng tâm khi triển khai CNDĐ vào hoạt động thư viện tại các thư viện như National University of Singapore Libraries, Athabasca University, California State University, Monterey Bay Library, Florida State University Libraries, University of Liverpool Library,…[18], [33]

− Truy cập website thư viện qua ĐTDĐ thông minh: website thư viện được thiết kế tương thích và thu nhỏ bằng cách tạo ra một phiên bản chạy song song với website truyền thống như Boston College, Cambridge University Library, Miami University Libraries, Nanyang Technological University Library, Simmons Library, University of British Columbia Library,… [33] Ở Việt Nam, Trung tâm học liệu Cần Thơ đã triển khai và đưa vào phục vụ trang website di động dành cho người dùng ĐTDĐ thông minh

− Truy cập nguồn tài nguyên thông tin qua ĐTDĐ thông minh: các bộ

sưu tập và các cơ sở dữ liệu của thư viện có thể đọc được toàn văn thông qua giao diện ĐTDĐ thông minh Ví dụ để thu hút NDT, Crouch Fine Arts Library tại Baylor University đã cung cấp cơ sở dữ liệu âm nhạc trực tuyến, các file nhạc từ các

cơ sở dữ liệu có thể được tải về điện thoại của người dùng Duke University Librariescung cấp bộ sưu tập hình ảnh số hóa (hơn 32.000 hình ảnh) thông qua các ứng dụng iPhone DukeMobile Ngoài ra, các thư viện còn đề nghị các nhà cung cấp các cơ sở dữ liệu hỗ trợ cung cấp tìm kiếm miễn phí tất cả các tài liệu của CSDL IEEE Xplore trực tiếp trên ĐTDĐ thông minh của người dùng,…Với ứng dụng này TVĐH tiết kiệm nhiều chi phí nhưng vẫn đạt được mục đích phục vụ và quảng bá các nguồn tài nguyên thông tin đến NDT [33]

Trang 34

− Giới thiệu và hướng dẫn kỹ năng thông tin qua ĐTDĐ thông minh:

cung cấp nội dung, hình ảnh giới thiệu thư viện và hướng dẫn kỹ năng thông tin bằng âm thanh, hình ảnh, video tương thích với ĐTDĐ thông minh như Open University Library, United Kingdom, Washington State University Libraries, University of Otago Library, New Zealand Một cách khác là cung cấp các hướng dẫn sử dụng thư viện trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube….Đây là những trang mạng xã hội được nhiều người truy cập qua giao diện ĐTDĐ thông minh [33]

Thứ ba, ứng dụng mã QR để thực hiện quảng bá và cung cấp các truy cập di động đến các DVTT-TV

QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh")

hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D)

Mã vạch loại này được đọc nhờ vào một máy đọc mã vạch hay ĐTDĐ thông minh

có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch Mã QR được công ty Denso Wave (Nhật Bản) xây dựng và phát triển từ năm 1994 để theo dõi các bộ phận trong xe hơi, hoặc trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau Gần đây, QR được cài đặt vào điện thoại có gắn camera nhằm hỗ trợ việc nhập dữ liệu vào điện thoại Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thông tin định vị vị trí địa lý Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR, nó sẽ dẫn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn, [39] Các ứng dụng mã QR phổ biến nhất là:

− Mã QR để giúp tìm kiếm vị trí tài liệu trên kệ bằng cách dùng ĐTDĐ thông minh chụp mã QR của một tài liệu, màn hình điện thoại sẽ hiển thị thông tin

về tài liệu như là vị trí trên kệ, bản tóm tắt, ý kiến của người đọc về tài liệu Tương

tự như vậy, QR được các thư viện sử dụng trong việc định vị, nối kết đến các nguồn tài liệu điện tử, thông tin giới thiệu tài liệu, như thư viện University of Bath Library, United Kingdom [15]

Trang 35

− Mã QR được các thư viện tạo lập để cung cấp thêm thông tin về các

áp phích quảng cáo, giới thiệu tài liệu, các truy cập nhanh đến giao diện tra cứu OPAC, cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu cho người dùng đăng ký dịch vụ phòng học nhóm, điền vào các mẫu phiếu đăng ký như Biblioteca Rector Gabriel Ferraté, Universitat Politècnica de Catalunya, University of Lethbridge Library, Nanyang Technology Library,…vừa để giới thiệu quảng bá thư viện, các DVTT-TV vừa để tạo liên kết truy cập thuận tiện cho NDT [33]

Ở Việt Nam hiện nay một số ít các TVĐH đã dùng mã QR để quảng bá và cung cấp truy cập nhanh đến trang website thư viện, các nguồn tài nguyên thông tin

và DVTT-TV như TVĐH An Giang, Thư viện Đại học Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Như vậy, cho đến nay, nhiều thư viện trên thế giới đã ứng dụng CNDĐ trong việc cung cấp khả năng truy cập di động vào các DVTT-TV của thư viện và tạo ra kênh liên lạc di động giữa thư viện và NDT

1.4 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV

1.4.1 Từ góc độ thư viện

Š Tính hiệu quả

- Tính hiệu quả của ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV được đánh giá dựa trên tỉ lệ đáp ứng các nhu cầu, thói quen và khả năng sử dụng dịch vụ của NDT Dưới đây là cách đánh giá hiệu quả một số ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV

Dịch vụ tin nhắn ngắn SMS

Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả dịch vụ tin nhắn SMS:

− Số lượng các tin nhắn sử dụng dịch vụ là số lượng tin nhắn được gửi

tới thư viện Nếu thư viện cung cấp một số điện thoại cố định cho dịch vụ, có thể kiểm tra thêm số lượng cuộc gọi đến của NDT sau khi nhắn tin SMS Nếu các thư viện dùng một đầu số đăng ký với tổng đài, có thể kiểm tra thêm được NDT gửi tin nhắn từ mạng viễn thông nào Chỉ số này đánh giá mức độ thu hút được chú ý của NDT

Trang 36

− Số tin nhắn, câu hỏi được đáp ứng là số lượng các tin nhắn được thư

viện phản hồi, giải đáp, thực hiện được Chỉ số này thể hiện hiệu quả đáp ứng nhu cầu của NDT

− Số tin nhắn, câu hỏi không được đáp ứng là số lượng các tin nhắn thư

viện không phản hồi, giải đáp, thực hiện được Thư viện có thể tính bằng cách lấy

số lượng tin nhắn gửi đến trừ cho số lượng tin nhắn được trả lời, phản hồi

− Số người đăng ký sử dụng dịch vụ là số lượng người đã đăng ký sử

dụng các dịch vụ nhắn tin SMS Chỉ số này phản ánh mức độ quan tâm thật sự của NDT đối với dịch vụ nhắn tin SMS, đồng thời cũng là một chỉ số quan trọng dùng

để đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng bá dịch vụ nhắn tin SMS đến NDT

− Số tiền giao dịch là số tiền thư viện thu được từ dịch vụ nhắn tin

SMS: khi triển khai dịch vụ này qua hệ thống tổng đài của các nhà mạng, các thư viện sẽ được hưởng tỉ lệ phần trăm số tiền từ tổng số tin nhắn SMS do NDT gửi thông qua tổng đài

Mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTT-TV

Các tiêu chí đánh giá chủ yếu tập trung vào các công cụ tạo mã QR, cụ thể:

− Chất lượng hình ảnh các mã QR: các thiết bị khác nhau đều có thể quét mã QR một cách dễ dàng Đây là tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng của các công cụ tạo mã QR

− Giao diện người dùng: Công cụ thiết kế mã QR phải cung cấp giao diện mã QR để người dùng dễ dàng nhận diện được mã QR nhanh chóng

− Đáng tin cậy: Các công cụ tạo mã QR có uy tín, để tránh rủi ro khi các công cụ này không cập nhật, cải tiến hoặc không còn tồn tại

Trang website di động (mobile website)

Mobile website là nền tảng để thực hiện các DVTT-TV di động Vì vậy, các thư viện có thể đánh giá hiệu quả ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV qua hiệu quả của mobile website dựa trên sự kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau như lượt truy cập website, chỉ số thống kê từ các công cụ tìm kiếm

Trang 37

− Tổng số lượt truy cập website (GPI-Gross page impressions) đo lường tổng số lượt ghé thăm website Dữ liệu này có thể lấy từ nhật ký máy chủ Ngoài ra, các thư viện có thể tạo các bộ đếm lượt truy cập cho website bằng ASP.NET (công nghệ phát triển các ứng dụng về mạng) hoặc sử dụng công cụ Google Analytic Chỉ

số GPI được các thư viện sử dụng để xác định mức độ thu hút sự quan tâm từ NDT cũng như tần suất sử dụng dịch vụ được cung cấp Google Analytics là một dịch vụ của Google giúp thống kê, phân tích website, hiệu quả với các thông số thể hiện dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu như số lượng người đã truy cập website, trình duyệt qua những trang nào và bao nhiêu người truy cập bằng ĐTDĐ thông minh, số trang họ đã xem qua, số người quay lại website, hãng điện thoại nào, hệ điều hành,

độ phân giải màn hình, và tốc độ mạng Những đặc điểm này giúp thư viện hiểu biết tốt hơn về người dùng của mình khi phát triển các ứng dụng Từ số lượng này, thư viện có thể tính được tổng số lượt truy cập trang mobile website của thư viện Trang báo cáo các kết quả theo dõi và thống kê rất đơn giản và trực quan gồm: [40]

− Dashboard: hiển thị biểu đồ số lượng khách truy cập từng ngày

Ngay bên dưới là mục Site Usage thống kê theo tháng các số liệu: tổng số truy cập (Visits), tổng số trang xem (Pageview), số trang xem trung bình trên một lần truy cập (Pageview/Visit), thời gian trung bình khách truy cập (Avg Time on Site), tỷ lệ phần trăm khách ghé thăm website lần đầu (% New Visits)

− Visitors Overview: thống kê các thông số về khách truy cập mobile

website (blog): số trang xem, thời gian duyệt website, loại trình duyệt đang sử dụng, loại đường truyền (kết nối Internet) đang sử dụng,…Ngoài ra còn rất nhiều các thông tin khác như: operating systems (hệ điều hành đang sử dụng), screen colors, screen resolutions (độ phân giải màn hình), Flash, languages (ngôn ngữ sử dụng),…

− Map Overlay: cho biết khách ghé thăm mobile website đến từ các

vùng lãnh thổ, đất nước nào (thậm chí thành phố nào)

− Traffic Sources Overview: cho biết chính xác con số truy cập mobile

website, truy cập bằng những con đường nào: trực tiếp (Direct Traffic), các công cụ tìm kiếm (Search Engines), từ các website liên quan khác (Referring Sites), đồng

Trang 38

thời, mục này cũng cho biết NDT sử dụng từ khóa gì để tới được mobile website của thư viện

− Content Overview: mục này cho biết số lần truy cập vào từng bài viết

trên mobile website của thư viện Thư viện sẽ biết bài nào, nội dung nào được đọc nhiều nhất, từ đó định hướng đề tài cho mobile website của mình

− Google Analytics còn cung cấp rất nhiều thông tin hay và thú vị khác

ví dụ như: tỉ lệ khách thường xuyên quay lại, số khách trung thành, mức độ thường xuyên,…

Ngoài ra, các thư viện còn có thể đánh giá hiệu quả ứng dụng CNDĐ qua sự tiện lợi và lợi ích chi phí

− Thư viện ứng dụng CNDĐ để tạo ra các DVTT-TV mới, hiện đại, thuận tiện hơn cho NDT Sự tiện lợi sẽ càng cao khi việc ứng dụng các CNDĐ được cán bộ thư viện dễ dàng thực hiện, triển khai

− Các thư viện/cơ quan thông tin phải xem xét các chi phí khi triển khai ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV để đảm bảo giảm thiểu tối đa các chi phí khi mua bản quyền, cài đặt, thuê nhân sự, thời gian của cán bộ thư viện, cải thiện mức

độ hoàn thành công việc và kích thích khả năng sáng tạo Nên ưu tiên lựa chọn các ứng dụng CNDĐ miễn phí, sử dụng được các nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất sẵn có khi triển khai ứng dụng vào các DVTT-TV

− Hiệu quả ứng dụng CNDĐ cũng thể hiện qua lợi ích nâng cao hình ảnh của thư viện trong cộng đồng NDT

1.4.2 Từ góc độ người dùng tin

Hiệu quả của các DVTT-TV ứng dụng CNDĐ được đánh giá dựa trên mức

độ dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tin của NDT và những lợi ích mà người sử dụng nhận được do dịch vụ cung cấp Hiệu quả của DVTT-TV cũng được đánh giá dựa trên tiêu chí chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ được xem xét qua chất lượng thông tin do dịch vụ cung cấp, được đo bằng mức độ đầy đủ, mức độ chính xác, mức độ cập nhật, mức độ kịp thời, mức độ thích hợp của thông tin với yêu cầu tin của NDT

và lợi ích mà dịch vụ mang lại cho họ

Trang 39

Ngoài ra, chất lượng của DVTT-TV ứng dụng CNDĐ còn được đánh giá bằng một số tiêu chí sau:

Š Tính dễ sử dụng: NDT có thể học được các ứng dụng CNDĐ một cách dễ dàng;

Š Tính kịp thời của dịch vụ: Dịch vụ phải đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin theo yêu cầu của NDT;

Š Tính thuận tiện của dịch vụ: Dịch vụ phải được cung cấp theo các phương thức đa dạng, linh hoạt, tiện lợi nhất cho NDT;

Š Mức độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ: thể hiện ở kiến thức, kỹ năng tác nghiệp, thái độ, phong cách phục vụ của đội ngũ cán

bộ thực hiện dịch vụ;

Š Khả năng chia sẻ/tham gia trao đổi thông tin: Là khả năng NDT có thể sử dụng các thông tin có được khi sử dụng những ứng dụng CNDĐ để chia sẻ, cung cấp cho người khác

Š Hiệu quả sử dụng: Là khả năng những ứng dụng CNDĐ mang lại cho NDT để phục vụ cho các nhu cầu, mục đích của bản thân

Việc đánh giá mobile website từ góc độ NDT được dựa trên các tiêu chí tương tự như khi đánh giá một website, trong đó tính khả dụng là một tiêu chí quan trọng Mức độ khả dụng của một mobile website phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nội dung, cấu trúc/cách trình bày, khả năng định vị và tốc độ truy cập, tính thân thiện/dễ sử dụng của giao diện người dùng, mức độ dễ tiếp cận của mobile website sao cho thu hút sự chú ý, quan tâm của NDT sử dụng qua ĐTDĐ thông minh, từ đó kích thích họ quan tâm sử dụng DVTT-TV ở bất nơi đâu, bất cứ thời gian nào

Mobile website được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

+ Tính ngắn gọn, đầy đủ: Một mobile website nên có nội dung ngắn gọn để

người sử dụng nhanh chóng nắm bắt thông tin Các chuyên mục thông tin cần trình bày về các nội dung sau:

Trang 40

¾ Các nguồn tài nguyên thông tin: cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thông tin, các công cụ hỗ trợ tra cứu tìm kiếm

¾ Thông tin hướng dẫn hỗ trợ trực tuyến: cung cấp thông tin hướng dẫn NDT sử dụng các SPDVTT-TV như cách tìm kiếm, tra cứu tài liệu, các đoạn video hướng dẫn kết hợp với các công cụ hỏi đáp trực tuyến

¾ Thông tin liên hệ: cung cấp các thông tin địa chỉ liên hệ của thư viện, các bộ phận thực hiện cung cấp các SPDVTT-TV

¾ Thông tin chung: cung cấp thông tin sự kiện, tin tức, lịch phục vụ, thông báo, các trang mạng xã hội và đường đến thư viện giúp NDT nhận biết tổng quan về thư viện

+ Tính cập nhật và kịp thời: Thông tin trên website phải được cập nhật thường xuyên

+ Tính thân thiện, dễ sử dụng của cấu trúc mobile website và giao diện người dùng:

¾ Thuận tiện cho các thao tác sử dụng: NDT có thể sử dụng thành thạo các thao tác cơ bản khi sử dụng lần đầu tiên và khi quay lại trang web, NDT có thể nhanh chóng sử dụng được

¾ Cấu trúc chuyên mục thông tin chặt chẽ, cách viết rõ ràng

¾ Thiết kế đẹp, phông chữ rõ ràng để có cảm giác dễ chịu khi sử dụng giao diện

+ Khả năng truy cập và định vị của mobile website: Truy cập, định vị và chia sẻ nội dung nhanh chóng Mobile website cần có tốc độ trình duyệt nhanh,

không bị nghẽn mạng hay gián đoạn khi có nhiều người truy cập trong cùng một

Ngày đăng: 15/01/2016, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Quốc Trung (2005), Ứng dụng công nghệ di động vào Thương mại điện tử, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ di động vào Thương mại điện tử
Tác giả: Đào Quốc Trung
Năm: 2005
2. Đỗ Văn Châu (2006), Phát triển Dịch vụ Thông tin – Thư viện của các thư viện đại học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học KHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Dịch vụ Thông tin – Thư viện của các thư viện đại học công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Văn Châu
Năm: 2006
3. Ngô Thanh Thảo (2013), Định giá sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện, Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định giá sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện
Tác giả: Ngô Thanh Thảo
Năm: 2013
4. Phạm Công Hùng (2007), Giáo trình thông tin di động (Mobile Communication), Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thông tin di động (Mobile Communication)
Tác giả: Phạm Công Hùng
Năm: 2007
5. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện, Trung tâm thông tin và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.II. Nguồn Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện
Tác giả: Trần Mạnh Tuấn
Năm: 1998
6. Hoàng Ngọc Tuấn, Chia sẻ một số ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện // http://gralib.hcmuns.edu.vn/bantin/bt1111/Bai8.pdf. [Truy cập thường xuyên từ ngày 1/10/2012 đến nay] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia sẻ một số ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện
7. Thư viện Tạ Quang Bửu, SMS - Ứng dụng trong thư viện số // http://library.hut.edu.vn/component/content/article/2/274-smstrongthuvienso.html. [Truy cập thường xuyên từ ngày 1/10/2012 đến nay] Sách, tạp chí
Tiêu đề: SMS - Ứng dụng trong thư viện số
8. Thông tấn xã Việt Nam, Mức chi tiêu cho internet di động tại Việt Nam cao nhất ASEAN //http://www.ipp.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=419:vietnam-tops-mobile-net-spending-in-asean&catid=16:innovation- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức chi tiêu cho internet di động tại Việt Nam cao nhất ASEAN //

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w