1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề dạy TN XH, khoa học theo PP bàn tay nặn bột”

30 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy TN-XH, Khoa Học Theo PP Bàn Tay Nặn Bột
Người hướng dẫn Hiệu Trưởng Nguyễn Thị Lệ Hương, Phụ Trách Chuyên Môn Đoàn Thị Châu Loan
Trường học Trường Tiểu Học Xuân Thủy
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Kế Hoạch Sinh Hoạt Chuyên Môn
Năm xuất bản 2020
Thành phố Xuân Thủy
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 840,51 KB

Nội dung

- Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” BTNB, tiếng Pháp là La main à lapâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa họcdựa trên cơ sở của sự tìm tòi - ng

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH XUÂN THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xuân Thủy, ngày 04 tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 12/2020

Chuyên đề: “Dạy TN-XH, Khoa học theo PP Bàn tay nặn bột”

Căn cứ vào công văn số 718/GDĐT-TH ngày 24/9/2020 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2020 – 2021;

Căn cứ vào công văn số 720/GDĐT-TH ngày 24/9/2020 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện CTGDPT cấp Tiểu học năm học 2020 – 2021;

Căn cứ vào kế hoạch xây dựng SHCM của trường TH Xuân Thủy và kế hoạch

- Vận dụng PP “Bàn tay nặn bột” trong dạy học là dẫn dắt HS đi từ chưa biếtđến biết theo một PP mới mẻ là để HS tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giảithích bằng cách tự mình tiến hành quan sát thực nghiệm

- GV biết vận dụng PP “ Bàn tay nặn bột” để tổ chức dạy học các tiết TN-XH,Khoa học một cách linh hoạt, có hiệu quả

II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1 Thời gian, thành phần, địa điểm:

1.1 Thời gian: Thứ sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020

1.2.Thành phần: Toàn thể giáo viên

1.3.Địa điểm triển khai: Tại Trường TH Xuân Thủy

2 Chủ trì trao đổi chuyên đề:

Ban giám hiệu nhà trường + TTCM

3 Phương pháp triển khai:

3.1 Chuyên môn trường:

- Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề tháng 12

Trang 2

3.2.CM phổ biến, trao đổi các nội dung:

Phần I Khái quát về Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”

Phần II Khả năng vận dụng PP “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn TN-XH, Khoa học

Phần III Các bước dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột”

- Chỉ đạo góp ý xây dựng giáo án, phân công người dạy:

+ Tiết Khoa học 4: Tổ 4,5+ Tiết TNXH 3: Tổ 1,2,3

- Phương pháp dự giờ, trao đổi, chia sẻ tiết dạy: thực hiện vào ngày 16/12/2020.3.3 Tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề của tổ

- Xây dựng kế hoạch bài dạy: + Tổ 1,2,3 Thao giảng: TNXH 3, Tiếng Anh 1

- Tiến hành góp ý xây dựng giáo án và dự giờ

- Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

- Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Trên đây là kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tháng 12/2020 của trường

TH Xuân Thủy Đề nghị toàn thể giáo viên thực hiện nghiêm túc./

Trang 3

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH XUÂN THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC

CÁC MÔN TN&XH, KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợpcho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học vàtrung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thứckhoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học Tập trung phát triển khả năngnhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơbằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề

Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương phápdạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là đểhọc sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiếnhành quan sát qua thực nghiệm Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, màcòn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suyluận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làmviệc khi trưởng thành

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định, phương pháp này giúptạo lập cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và niềm say mê sáng tạo,

phát hiện, giải quyết vấn đề Vậy phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” là gì?

I Khái quát về Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột”

1 Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” là gì?

- Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à lapâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa họcdựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học

BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìmtòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộcsống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra

Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từnhững hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ranhững kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức

Trang 4

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trungtâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiếnthức dưới sự giúp đỡ của GV.

Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mêkhoa học của HS Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ýnhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS

2 Các nguyên tắc của“Bàn tay nặn bột”

3 Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiếntrình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập Các hoạt động này làm cho cácchương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn

4 Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài Sựliên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốtthời gian học tập

5 Học sinh bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghichép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em

6 Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học

và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói

Những đối tượng tham gia.

7 Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc củalớp học

8 Ở địa phương, các cơ sở khoa học (trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiêncứu, ) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình

9 Ở địa phương, các Viện Đào tạo giáo viên (Trường cao đẳng sư phạm, đại học

sư phạm) giúp các giáo viên về kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy

10 Giáo viên có thể tìm thấy trên Internet các website có nội dung về nhữngmôđun (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đápthắc mắc Họ cũng có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồngnghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học Giáo viên là người chịu tráchnhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách

3 Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

“Bàn tay nặn bột” đề xuất một tiến trình ưu tiên xây dựng tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải bằng phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần tuý.

Bước 1:

Tình huống

xuất phát và câu

hỏi nêu vấn đề

- Quan sát, suy nghĩ - GV chủ động đưa ra một tình

huống mở có liên quan đến vấn

đề khoa học đặt ra

- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo

Trang 5

ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phùhợp với trình độ, gây mâu thuẫnnhận thức và kích thích tính tò

mò, thích tìm tòi, nghiên cứu…

… bằng nhiều cách nói, viết,

vẽ

Đây là bước quan trọngđặc trưng của PP BTNB

- GV cần: Khuyến khích HS nêunhững suy nghĩ….bằng nhiềucách nói, viết, vẽ

- GV quan sát nhanh để tìm cáchình vẽ khác biệt

- GV không nhất thiết phải chú ýtới các quan niệm đúng, cần phảichú trọng đến các quan niệm sai

Bước 3:

Đề xuất câu hỏi

hay giả thuyết

- GV giúp học sinh đề xuất câuhỏi liên quan đến nội dung bàihọc

- Kiểm soát lời nói, cấu trúc câuhỏi, chính xác hoá từ vựng củahọc sinh

b, Đề xuất phương án thực nghiệm

- Bắt đầu từ những vấn đề khoahọc được xác định, HS xâydựng giả thuyết

- HS trình bày các ý tưởng củamình, đối chiếu nó với nhữngbạn khác

- GV đặt câu hỏi đề nghị HS đềxuất thực nghiệm tìm tòi nghiêncứu để trả lời cho câu hỏi đó

- GV ghi lại các cách đề xuất củahọc sinh (không lặp lại)

- GV nhận xét chung và quyếtđịnh tiến hành PP thí nghiệm đãchuẩn bị sẵn

(Nếu HS chưa đề xuất được GV

có thể gợi ý hay đề xuất phương

án cụ thể Chú ý làm rõ và quantâm đến sự khác biệt giữa các ýkiến)

…thí nghiệm (Ưu tiên thínghiệm trực tiếp trên vật thật)

…quan sát

…điều tra

…nghiên cứu tài liệu

- Nêu rõ yêu cầu, mục đích thínghiệm sau đó mới phát cácdụng cụ và vật liệu thí nghiệm

- GV bao quát và nhắc nhở cácnhóm chưa thực hiện, hoặc thựchiện sai…

- GV tổ chức việc đối chiếu các

ý kiến sau một thời gian tạm đủ

mà HS có thể suy nghĩ

- GV khẳng định lại các ý kiến

về phương pháp kiểm chứng giảthuyết mà HS đề xuất

Trang 6

- HS sinh ghi chép lại vật liệuthí nghiệm, cách bố trí, và thựchiện thí nghiệm (mô tả bằng lờihay hình vẽ)

- GV không chỉnh sửa cho họcsinh

- HS kiểm chứng các giả thuyếtcủa mình bằng một hoặc cácphương pháp đã hình dung ởtrên (thí nghiệm, quan sát, điềutra, nghiên cứu tài liệu)

- GV tập hợp các điều kiện thínghiệm nhằm kiểm chứng các ýtưởng nghiên cứu được đề xuất

Thu nhận các kết quả và ghichép lại để trình bày

- GV giúp HS phương pháp trìnhbày các kết quả

- Sau khi thực hiện nghiên cứu,các câu hỏi dần dần được giảiquyết, các giả thuyết dần dầnđược kiểm chứng tuy nhiên vẫnchưa có hệ thống hoặc chưachính xác một cách khoa học

- GV có trách nhiệm tóm tắt, kếtluận và hệ thống lại để học sinhghi vào vở coi như là kiến thứcbài học

- GV khắc sâu kiến thức bằngcách đối chiếu biểu tượng banđầu

4 Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”

4.1 Tổ chức lớp học

Bố trí vật dụng trong lớp học: Thực hiện dạy học khoa học theo phương pháp

BTNB có rất nhiều hoạt động theo nhóm Vì vậy nếu muốn tiện lợi cho việc tổ chứcthảo luận, hoạt động nhóm thì lớp học nên được sắp xếp bàn ghế theo nhóm cố định.Sau đây là một số gợi ý để giáo viên sắp xếp bàn ghế, vật dụng trong lớp học phù hợpvới hoạt động nhóm:

- Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hòa theo số lượng học sinh trong lớp

- Cần chú ý đến hướng ngồi của các học sinh sao cho tất cả học sinh đều nhìnthấy rõ thông tin trên bảng

- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ dàng chohọc sinh khi lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết

- Chú ý đảm bảo ánh sáng cho học sinh

Trang 7

- Đối với những bài học có làm thí nghiệm thì giáo viên cần có chỗ để các vậtdụng dự kiến làm thí nghiệm cho học sinh - Mỗi lớp học nên có một tủ đựng đồ dùngdạy học cố định.

Không khí làm việc trong lớp học:

- Giáo viên cần xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinhdựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các học sinh tronglớp Tránh tuyệt đối luôn khen ngợi quá mức một vài học sinh nào đó hoặc để cho cáchọc sinh khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm, trả lời tất cả các câuhỏi nêu ra mà không tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác

- Giáo viên cần tạo được sự thoải mái cho tất cả các học sinh

4.2 Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu

- Giáo viên cần biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinhkhi trình bày biểu tượng ban đầu Biểu tượng ban đầu có thể trình bày bằng lời nói hayviết, vẽ ra giấy

- Biểu tượng ban đầu là quan niệm cá nhân nên giáo viên phải đề nghị học sinhlàm việc cá nhân để trình bày biểu tượng ban đầu

- Sau khi có các biểu tượng ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, giáoviên giúp học sinh phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ

đó hướng dẫn cho học sinh đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó

4.3 Kỹ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh

Trong quá trình thảo luận, các học sinh được kết nối với nhau bằng chủ đề thảoluận và trao đổi xoay quanh chủ đề đó Học sinh cần được khuyến khích trình bày ýtưởng, ý kiến cá nhân của mình trước các học sinh khác, từ đó rèn luyện cho học sinhkhả năng biểu đạt, đồng thời thông qua đó có thể giúp các học sinh trong lớp đối chiếu,

so sánh với suy nghĩ, ý kiến của mình Những ý kiến trái ngược quan điểm luôn là sựkích thích mạnh mẽ cho sự thảo luận sôi nổi của lớp học

Có hai hình thức thảo luận trong dạy học theo phương pháp BTNB: thảo luậnnhóm nhỏ (trong nhóm làm việc) và thảo luận nhóm lớn (toàn bộ lớp học)

Để điều khiển tốt hoạt động thảo luận của học sinh trong lớp học, giáo viên cầnchú ý đến một số gợi ý sau để thực hiện điều khiển hoạt động của lớp học được thànhcông:

- Thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm và thực hiện hoạt động nhóm cho họcsinh

- Khi thực hiện lệnh thảo luận nhóm, giáo viên cần chỉ rõ nội dung thảo luận là

gì, mục đích của thảo luận Lệnh yêu cầu của giáo viên càng rõ ràng và chi tiết thì họcsinh càng hiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu

- Trong một số trường hợp, vấn đề thảo luận được thực hiện với tốc độ nhanhbởi có nhiều ý kiến của các học sinh khá, giỏi, giáo viên nên làm chậm tốc độ thảoluận lại để các học sinh có năng lực yếu hơn có thể tham gia Tất nhiên việc làm chậmlại tùy thuộc vào thời gian của tiết học

- Giáo viên tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúnghay ý kiến của nhóm khác sai Nên quan sát nhanh và chọn nhóm có ý kiến khôngchính xác nhất cho trình bày trước để gây mâu thuẫn, kích thích các nhóm khác có ýkiến chính xác hơn phát biểu bổ sung Ý đồ dạy học theo phương pháp BTNB sẽ thành

Trang 8

công khi có nhiều ý kiến trái ngược, không thống nhất để từ đó giáo viên dễ kích thíchhọc sinh suy nghĩ, sáng tạo, đề xuất câu hỏi, thí nghiệm để kiểm chứng Câu trả lờikhông do giáo viên đưa ra hay nhận xét đúng hay sai mà được xuất phát khách quanqua các thí nghiệm nghiên cứu.

- Giáo viên nên để một thời gian ngắn (5-10 phút) cho học sinh suy nghĩ trướckhi trả lời để học sinh có thời gian chuẩn bị tốt các ý tưởng, lập luận, câu chữ Khoảngthời gian này có thể giúp học sinh xoáy sâu thêm suy nghĩ về phần thảo luận hoặc đưa

ra các ý tưởng mới

- Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinhtới các kết luận khoa học chính xác của bài học

4.4 Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Hoạt động nhóm giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc hợp tác vớinhau giữa các cá nhân Kỹ thuật hoạt động nhóm được thực hiện ở nhiều phương phápdạy học khác, không phải một đặc trưng của phương pháp BTNB Tuy nhiên trongviệc dạy học theo phương pháp BTNB, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều vàthông qua đó giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyệnngôn ngữ cho học sinh mà chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn trong phần nói và rèn luyện kỹnăng ngôn ngữ cho học sinh

Mỗi nhóm học sinh được tổ chức gồm một nhóm trưởng và một thư kí để ghichép chung các phần thảo luận của nhóm hay phần trình bày ra giấy (viết lên áp-phích)của nhóm Nhóm trưởng sẽ là người đại diện cho nhóm trình bày trước lớp các ý kiến,quan điểm của nhóm mình Mấu chốt quan trọng nhất là các học sinh trong nhóm cầnlàm việc tích cực với nhau, trao đổi, thảo luận sôi nổi, các học sinh tôn trọng ý kiếncủa nhau, các cá nhân biết lắng nghe, tạo cơ hội cho tất cả mọi người trong nhóm trìnhbày ý kiến của mình, biết chia sẻ đồ dùng thí nghiệm, biết tóm tắt các ý kiến thốngnhất của nhóm, các ý kiến chưa thống nhất, có đại diện trình bày ý kiến chung củanhóm sau thảo luận trước tập thể lớp là một nhóm hoạt động đúng yêu cầu

Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên nên di chuyển đến cácnhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm Giáo viên không nên đứng một chỗtrên bàn giáo viên hoặc bục giảng để quan sát lớp học Việc di chuyển của giáo viên cóhai mục đích cơ bản: quan sát bao quát lớp, làm cho học sinh hoạt động nghiêm túchơn vì có giáo viên tới; kịp thời phát hiện những nhóm thực hiện lệnh thảo luận sai đểđiều chỉnh hoặc tranh thủ chọn ý kiến kém chính xác nhất của một nhóm nào đó để yêucầu trình bày đầu tiên trong phần thảo luận, cũng như nhận biết nhanh ý kiến của nhómnào đó chính xác nhất để yêu cầu trình bày sau cùng

4.5 Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên

Trong dạy học theo phương pháp BTNB, câu hỏi của giáo viên đóng một vai tròquan trọng trong sự thành công của của phương pháp và thực hiện tốt ý đồ dạy học.Một câu hỏi tốt là một câu hỏi kích thích, một lời mời đến sự kiểm tra chăm chú nhiềuhơn, một lời mời đến một thí nghiệm mới hay một bài tập mới… Người ta gọi nhữngcâu hỏi này là câu hỏi "mở" vì nó kích thích một "hành động mở" Các câu hỏi "mở"khuyến khích học sinh suy nghĩ tới những câu hỏi riêng của học sinh và phương án trảlời những câu hỏi đó Các câu hỏi dạng này cũng mang đến cho nhóm một công việc

Trang 9

và một sự lập luận sâu hơn Còn các câu hỏi "đóng" là các câu hỏi yêu cầu một câu trảlời ngắn

Câu hỏi "tốt" có thể giúp cho học sinh xác định rõ phần trả lời của mình, và làmtiến trình dạy học đi đúng hướng.Và các câu hỏi đặt ra để yêu cầu học sinh suy nghĩhành động thì cần phải được chuẩn bị tốt và bắt buộc phải là những câu hỏi "mở"

4.5.1 Câu hỏi nêu vấn đề

Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay môđun kiến thức Là câu hỏiđặc biệt nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài học nhưng cũng đủ "mở" đểkích thích sự tự vấn của học sinh

Câu hỏi nêu vấn đề thường là câu hỏi nhằm mục đích hình thành biểu tượng banđầu của học sinh Giáo viên phải đầu tư suy nghĩ và cẩn trọng trong việc đặt câu hỏinêu vấn đề vì chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý đồ dạy học ở các bướctiếp theo của tiến trình phương pháp và sự thành công của bài học

4.5.2 Câu hỏi gợi ý

Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh.Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi "ít mở" hơn hoặc là dạng câu hỏi "đóng" Vai trò của nónhằm gợi ý, định hướng cho học sinh rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của họcsinh

Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như "Theo cácem", "Em nghĩ gì…", "Theo ý em…"… vì các cụm từ này cho thấy giáo viên khôngyêu cầu học sinh đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh giải thích ýkiến, đưa ra nhận định của các em mà thôi

4.6 Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp

“Bàn tay nặn bột”

Vấn đề rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh được phân thành hai mảng chính đó làrèn luyện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Dạy học theo phương pháp BTNB là sự hòaquyện 3 phần gần như tương đương nhau đó là thí nghiệm, nói và viết Học sinh khôngthể làm thí nghiệm mà không suy nghĩ và các em thể hiện suy nghĩ bằng cách thảoluận (nói) hoặc viết

- Nói: Phương pháp BTNB khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những

quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm và những giải thích Một số học sinh cókhó khăn về ngôn ngữ nói trong một số lĩnh vực nào đó đã phát biểu ý kiến một cách

tự giác hơn khi các thao tác trong hoạt động khoa học bắt buộc chúng phải làm việc tậpthể và phải đối mặt với các hiện tượng tự nhiên Học sinh học cách bảo vệ quan điểmcủa mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việccho mục đích chung của một khuôn khổ nhất định

- Viết: Văn phong (lối viết) là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động suynghĩ của mình Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được,tổng hợp và hình thức hóa để làm nảy sinh ý tưởng mới Nó cũng làm cho thông báođược dễ dàng tiếp nhận dưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phépghi lại các kết quả tranh luận

- Chuyển từ nói sang viết: Chuyển từ một cách thức thông báo này sang mộtcách thức thông báo khác là một giai đoạn quan trọng Phương pháp BTNB đề nghịdành một thời gian để ghi chép cá nhân, để thảo luận xây dựng tập thể những câu thuật

Trang 10

lại các kiến thức đã được trao đổi và học cách thức sử dụng các cách thức viết khácnhau

4.7 Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh

Khi chọn ý tưởng và nhóm ý tưởng của học sinh giáo viên cần chú ý nhữngđiểm sau:

- Cho học sinh phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét đúng hay saicác ý kiến đó ngay sau khi học sinh phát biểu

- Đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, giáo viên nênghi chú lại ở một góc trên bảng để học sinh dễ theo dõi

- Đối với những biểu tượng ban đầu được học sinh trình bày bằng hình vẽ, sơđồ… thì giáo viên quan sát và chọn một số hình vẽ tiêu biểu, có những điểm sai lệchnhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp học sinh dễ so sánh, nhận xét

- Khi yêu cầu học sinh trình bày, nên cho những học sinh có ý tưởng sai lệchnhiều với kiến thức đúng trình bày trước, những học sinh có ý kiến tốt hơn trình bàysau Giáo viên không nhận xét ý kiến của học sinh khi học sinh phát biểu Từ các sựkhác biệt của các ý tưởng sẽ giúp học sinh thắc mắc vậy ý tưởng nào là đúng, làm sao

để kiểm chứng nó… Đó là mâu thuẫn nhận thức để giúp học sinh đề xuất ra các thínghiệm kiểm chứng hoặc các phương án tìm ra câu trả lời

- Khi yêu cầu học sinh phát biểu, nêu ý kiến (ý tưởng), giáo viên cần chú ý vềmặt thời gian, hướng dẫn học sinh cách trả lời thẳng vào câu hỏi, không kéo dài, trả lờivòng vo mà cần trả lời gắn gọn đủ ý Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian của tiếthọc, đồng thời sẽ giúp học sinh rèn luyện được suy nghĩ, ý tưởng của mình về mặtngôn ngữ

- Khi yêu cầu học sinh khác nhận xét ý kiến của học sinh trước, giáo viên nênyêu cầu học sinh nhận xét theo hướng "đồng ý và có bổ sung" hay "không đồng ý và

có ý kiến khác" chứ không nhận xét "ý kiến bạn này đúng, bạn kia sai"

- Giáo viên cần tóm tắt ý tưởng của học sinh khi viết ghi chú lên bảng

4.8 Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời

Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của họcsinh cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm đểđiều khiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học Tùy từngtrường hợp cụ thể mà giáo viên có phương pháp phù hợp, tuy nhiên cần chú ý mấyđiểm sau:

- Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứngminh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà học sinh đề xuất

- Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những

sự khác biệt của các ý tưởng ban đầu (biểu tựong ban đầu) của học sinh, vì vậy giáoviên nên xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp học sinh tự đặt câuhỏi thắc mắc và thôi thúc học sinh đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời

- Đối với học sinh tiểu học, giáo viên nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với cácvật liệu thí nghiệm thân thiện, quen thuộc, hạn chế dùng những thí nghiệm phúc tạphay dùng những vật dụng thí nghiệm quá xa lạ đối với học sinh

Trang 11

- Khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, giáo viên không nên nhận xétphương án đó đúng hay sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các học sinh khác nhận xét, phântích Nếu các học sinh khác không trả lời được thì giáo viên gợi ý những mâu thuẫn màphương án đó không đưa ra câu trả lời được nhằm gợi ý để học sinh tự rút ra nhận xét và loại bỏ phương án Giáo viên cũng có thể ghi chú trên bảng một lượt các ý kiếnkhác nhau rồi yêu cầu cả lớp cho ý kiến nhận xét

- Giáo viên cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống học sinh không nêu đượcphương án tìm câu trả lời hoặc các phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng (đốivới những trường hợp có nhiều phương án tìm câu trả lời) Với trường hợp này giáoviên chuẩn bị sẵn một số phương án để đưa ra hỏi ý kiến của học sinh

4.9 Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thí nghiệm

Vở thí nghiệm không phải là vở nháp cũng không phải là vở ghi chép thôngthường của học sinh

Vở thí nghiệm không phải là cuốn vở để giáo viên dùng để sửa lỗi của học sinh

mà nhằm mục đích chính là để học sinh tự do diễn đạt suy nghĩ, ý kiến của mình thôngqua ngôn ngữ viết

Vở thí nghiệm được lưu giữ và được giáo viên xem xét như là một phần biểuhiện sự tiếp thu kiến thức, thái độ học tập, làm việc của học sinh Thông qua vở thínghiệm, giáo viên có thể nhìn nhận được quá trình tiến bộ của học sinh trong học tập.Giáo viên, phụ huynh có thể nhìn vào các ghi chú để tìm hiểu xem học sinh có hiểuvấn đề không, tiến bộ như thế nào (so với trước khi học kiến thức), có thể nhận thấynhững vấn đề học sinh chưa thực sự hiểu Và thậm chí học sinh có thể nhìn lại nhữngphần ghi chú để nhận biết mình đã tiến bộ như thế nào so với suy nghĩ ban đầu, giúphọc sinh nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn kiến thức

Vở thí nghiệm là một đặc trưng quan trọng trong thực hiện phương pháp BTNB.Thông qua việc ghi chép trong vở thí nghiệm, học sinh được tập làm quen với công tácnghiên cứu khoa học và giáo viên cũng giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ viết thôngqua cuốn vở này

4.10 Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra kết luận

Khi làm thí nghiệm hay quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời,giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luậntương ứng với câu hỏi Đối với học sinh tiểu học vấn đề này hoàn toàn không đơngiản Học sinh cần được hướng dẫn làm quen dần dần

Giáo viên cần chú ý mấy điểm sau:

- Lệnh thực hiện phải rõ ràng, gắn gọn, dễ hiểu để giúp học sinh nhớ, hiểu vàlàm theo đúng hướng dẫn

- Quan sát, bao quát lớp khi học sinh làm thí nghiệm Gợi ý vừa đủ nghe chonhóm khi học sinh làm sai lệnh hoặc đặt chú ý vào những chỗ không cần thiết cho câuhỏi Không nên nói to vì sẽ gây nhiễu cho các nhóm học sinh khác đang làm đúng vìtâm lý học sinh khi nghe giáo viên nhắc thì cứ nghĩ là giáo viên đang hướng dẫn cáchlàm đúng và nghi ngờ vào hướng thực hiện mà mình đang làm

- Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng các nhóm khác nhau học sinh có thể

sẽ bố trí thí nghiệm khác nhau với các vật dụng và cách tiến hành khác nhau theo quan

Trang 12

niệm của các em, giáo viên không được nhận xét đúng hay sai và cũng không có biểuhiện để học sinh biết ai đang làm đúng, ai đang làm sai Khuyến khích học sinh độc lậpthực hiện giữa các nhóm, không nhìn và học theo nhau.

4.11 So sánh kết quả thu nhận được và đối chiếu với kiến thức khoa học

Trong hoạt động học của học sinh theo phương pháp BTNB, học sinh khám phácác sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống vớiquá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học Học sinh đưa ra dự đoán, thựchiện thí nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoahọc thực thụ để xây dựng kiến thức Giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh hìnhthành kiến thức, cũng nên giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet màhọc sinh có thể có điều kiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thứcđược học, không bằng lòng và dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chươngtrình Điều này rất cần thiết đối với các học sinh khá, giỏi, học sinh ham thích tìm hiểu

Sự hướng dẫn này chỉ là gợi ý cho những học sinh ham thích tìm hiểu chứkhông phải là một yêu cầu bắt buộc cho cả lớp Về nguyên tắc, học sinh hiểu và nắmbắt được các kiến thức yêu cầu ở mức độ của chương trình đưa ra là đủ

4.12 Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

Một số gợi ý để giáo viên áp dụng đánh giá học sinh trong dạy học theo phươngpháp BTNB, tùy hoàn cảnh trong quá trình dạy học

- Đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớphọc

- Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm

- Đánh giá học sinh thông qua sự tiến bộ nhận thức của học sinh trong vở thínghiệm

Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp BTNB là giúp cho học sinh rèn luyệncác kỹ năng, tìm phương án giải quyết cho các vấn đề đặt ra, hiểu kiến thức hơn là việclàm rõ hay giúp học sinh ghi nhớ kiến thức Chính vì vậy việc đánh giá học sinh cũngnên thay đổi theo hướng kiểm tra kỹ năng, kiểm tra năng lực nhận thức (sự hiểu) hơn

là kiểm tra độ ghi nhớ kiến thức

5 Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học

- Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp BTNB

- Giáo viên cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn

- Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm

- Sử dụng CNTT cho bài dạy áp dụng phương pháp BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí

- Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh bằng những phiếu giao việc, tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình

* Xây dựng tiết học theo các gợi ý:

Trang 13

* Tổ chức lớp học:

- Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh

- Chia nhóm từ 4-6 em/nhóm

- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học

* Trong quá trình giảng dạy

Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:

- Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng

- Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu

- Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai

- Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh…

+ Không nên sử dụng SGK khi học bằng phương pháp BTNB

+ Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học

ở đề bài)

+ Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp BTNB để áp dụng, không nhấtthiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp

+ Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm

* Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp:

- Phương pháp quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật

- Phương pháp mô hình

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp

- Sử dụng phương pháp thường xuyên để rèn thói quen cho học sinh Rèn chohọc sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian Sưu tầm tài liệu,

sách, tranh ảnh … phục vụ cho bài học

II Khả năng vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn TN&XH và Khoa học ở trường Tiểu học

1 Các bài trong môn TN&XH, Khoa học có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”

13 2 5 Cơ quan tiêu hoá

14 2 6 Tiêu hoá thức ăn

Trang 14

15 2 24 Cây sống ở đâu?

16 2 25 Một số loài cây sống trên cạn

17 2 26 Một số loài cây sống dưới nước

24 3 1 Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

25 3 6 Máu và cơ quan tuần hoàn

26 3 7 Hoạt động tuần hoàn

27 3 10 Hoạt động bài tiết nước tiểu

28 3 12 Cơ quan thần kinh

42 3 60 Sự chuyển động của trái đất

43 3 61 Trái đất là 1 hành tinh trong hệ mặt trời

44 3 62 Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất

45 3 63 Ngày và đêm trên trái đất

46 4 2+3 Trao đổi chất ở người

47 4 20 Nước có những tính chất gì?

48 4 21 Ba thể của nước

49 4 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

50 4 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Trang 15

77 5 38+39 Sự biến đổi hoá học

78 5 46+47 Lắp mạch điện đơn giản

79 5 51 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa

80 5 53 Cây con mọc lên từ hạt

81 5 54 Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

2 Ví dụ minh họa về tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

DUNG DỊCH (KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 37)

(Bài này áp dụng PP BTNB vào tất cả các hoạt động của bài)

Ngày đăng: 18/04/2021, 08:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ  quan  sát  thì  giáo viên  khoan vội - Chuyên đề dạy TN XH, khoa học theo PP bàn tay nặn bột”
Hình v ẽ quan sát thì giáo viên khoan vội (Trang 23)
Hình vẽ tương ứng thì không cho học sinh - Chuyên đề dạy TN XH, khoa học theo PP bàn tay nặn bột”
Hình v ẽ tương ứng thì không cho học sinh (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w