luận văn
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học nông nghiệp I
\[ \[
Đỗ thu hằng
Điều tra tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột và nghiên cứu
sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh chính hại dưa chuột trong vụ xuân năm 2006 tại thị trấn Trới – huyện Hoành Bồ – tỉnh Quảng Ninh
Trang 2lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và ch−a từng đ−ợc sử dụng
để bảo vệ học vị nào
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đ−ợc chỉ
rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Đỗ Thu Hằng
Trang 3Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Viên
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ khoa Sau
đại học, bộ môn Bệnh cây - Nông dược, khoa Nông học, trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện
đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn bà con nông dân thị trấn Trới - Hoành
Bồ - Quảng Ninh đặc biệt gia đình chú Vệ - chủ nhiệm tổ rau an toàn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2006
Tác giả luận án
Đỗ Thu Hằng
Trang 4nh÷ng ch÷ viÕt t¾t trong luËn ¸n
NSKG ngµy sau khi gieo
CMV Cucumber mosaic virut
TMV Tobaco mosaic virut
Trang 5Mục lục
2.2.1 Những giống dưa chuột thường được trồng ở Việt Nam 18
3 Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
Trang 63.1.3 Địa điểm nghiên cứu 30
3.2.1 Điều tra tình hình sản xuất dưa chuột tại thị trấn Trới - 30
3.2.2 Điều tra thành phần sâu, bệnh hại dưa chuột ở thị trấn Trới - 30
Hoành Bồ - Quảng Ninh
3.2.3 Điều tra diễn biến một số sâu, bệnh chính hại trên cây dưa chuột 31
vụ xuân năm 2006 tại thị trấn Trới - Hoành Bồ - Quảng Ninh
3.2.4 Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ một số sâu, 31
bệnh hại dưa chuột
3.3.1 Phương pháp điều tra tình hình sản xuất dưa chuột 31
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ở ngoài đồng ruộng 31
3.3.2.1 Phương pháp điều tra bệnh hại dưa chuột 31
3.3.3.2 Phương pháp điều tra sâu hại dưa chuột 33
4.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở thị trấn Trới - Hoành Bồ - 39
4.2 Kết quả điều tra thành phần sâu, bệnh hại dưa chuột 42
4.2.1 Kết quả điều tra thành phần sâu hại dưa chuột 42
4.2.2 Kết quả điều tra thành phần bệnh hại dưa chuột 45
4.3 Kết quả điều tra tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột 48
4.3.1 Kết quả điều tra tình hình sâu hại dưa chuột 48
4.3.1.1 Diễn biến ruồi đục lá hại dưa chuột 48
4.3.2 Kết quả điều tra diễn biến bệnh hại dưa chuột 53
Trang 74.3.2.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) 55
4.3.2.3 Diễn biến bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis ). 57 4.3.2.4 ảnh hưởng của một số công thức luân canh đến một số bệnh hại 60
dưa chuột
4.4 Kết quả nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng chống một số 62
sâu, bệnh chính hại dưa chuột
4.4.1 Kết quả nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng chống một số 62
bệnh chính hại dưa chuột
4.4.1.1 Kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc Ridomil 68WP phòng chống 62
bệnh giả sương mai
4.4.1.2 Kết quả nghiên cứu xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc 64
Validacin 5L phòng chống bệnh lở cổ rễ hại dưa chuột
4.4.1.3 Kết quả nghiên cứu phun thuốc Validacin 5L khi cây mọc 65
phòng chống bệnh lở cổ rễ hại dưa chuột
4.4.2 Kết quả nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng trừ bọ trĩ hại 66
phòng trừ bọ trĩ hại dưa chuột
4.4.2.4 Kết quả nghiên cứu phun thuốc Actara 25 WG phòng trừ bọ trĩ 72
Trang 8Danh mục các bảng số liệu
4.5 Diễn biến mật độ ruồi đục lá Liriomyza sativae trên dưa chuột 49
4.6 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips palmi trên dưa chuột 52 4.7 Diễn biến bệnh héo do vi khuẩn Erwinia sp hại dưa chuột 54 4.8 Diễn biến bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại dưa chuột 56 4.9 Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis 59 hại dưa chuột
4.10 ảnh hưởng của các công thức luân canh đến một số bệnh hại 61
dưa chuột
4.11 Hiệu lực của thuốc Ridomil 68WP đối với bệnh giả sương mai 63 hại dưa chuột
4.12 Hiệu lực của thuốc Validacin 5L đối với bệnh lở cổ rễ hại dưa 64
chuột theo phương pháp xử lý hạt giống trước khi gieo
4.13 Hiệu lực của thuốc Validacin 5L đối với bệnh lở cổ rễ hại 66
4.18 Hiệu lực của thuốc Actaza 25WG đối với bọ trĩ hại dưa chuột 73
Trang 9Danh mục các hình minh hoạ
Hình Tên hình
4.1 Sâu khoang (Spodoptera litura)
4.2 Ruồi đục lá (Liriomyza sativae)
4.3 Rệp muội (Aphis gossypii)
4.4 Bọ cánh cứng đốm (Diabrotica undecimpunctata howardi)
Bọ cánh cứng sọc (Acalymma vittatum)
4.5 Bệnh giả sương mai dưa chuột (Pseudomonospora cubensis)
4.6 Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum)
4.7 Khảm lá (Cucumber mosaic virus)
4.8 Héo do vi khuẩn (Erwinia sp.)
Trang 101 mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Rau quả là thực phẩm rất cần trong đời sống hàng ngày của chúng ta trong đó dưa chuột là một trong những loại rau ăn quả thường được sử dụng trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam Quả dưa chuột không chỉ được ăn tươi mà còn được chế biến để xuất khẩu, ngoài ra còn được dùng để sản xuất nhiều loại kem dưỡng da Theo phân tích của các nhà khoa học thì trong dưa chuột có nhiều vitamin và khoáng chất có ích cho sức khoẻ của con người Quả dưa chuột có hàm lượng nước thấp hơn các quả trong cùng họ như bầu,
bí, dưa hấu, mướp nhưng lại có hàm lượng protein cao nhất, có đầy đủ muối khoáng và các loại vitamin chủ yếu Trong quả dưa chuột chứa 96% nước và trong 100g quả tươi cho 14kalo, 0,7mg protein, 24mg calcium, vitamin A 20IU, vitamin C 12mg, vitamin B1 0,024mg, vitamin B2 0,07mg và niacin 0,3mg Mỗi ngày người lao động chỉ sử dụng 250g dưa chuột tươi là đủ lượng vitamin cần thiết trong ngày [2] Tuy cây dưa chuột có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người nhưng việc sản xuất chúng như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao là việc chúng ta cần phải quan tâm Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác và các biện pháp bảo vệ thực vật cũng đóng vai trò rất quan trọng Trên cây dưa chuột từ lúc gieo đến khi thu hoạch có rất nhiều loại sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng như: bọ trĩ, ruồi đục lá, rệp, nhện, sâu ăn lá, bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh chết cây con, bệnh héo do vi khuẩn, Quả dưa bị bọ trĩ chích hút sẽ cong queo, không phát triển
được, có vị đắng nên bán với giá thành rất rẻ Lá bị bệnh giả sương mai, phấn trắng, ruồi đục lá hại không quang hợp được dẫn đến năng suất thấp, cây bị
Trang 11Tại vùng sản xuất rau an toàn của thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh, cây dưa chuột cũng bị các loài sâu bệnh phá hoại mạnh đặc biệt
là bệnh giả sương mai, bệnh chết cây con và bọ trĩ chích hút lá, quả Vụ xuân
2006 là vụ thứ 3 nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng rau màu nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất Trong vụ xuân 2005 cây dưa chuột bị sâu bệnh phá hoại nặng nề nên năng suất không cao, chất lượng kém Vì vậy để có cơ sở cho công tác phòng trừ sâu, bệnh hại dưa chuột
có kết quả cao, ngoài việc điều ta nắm bắt tình hình phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng thì việc nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh, trong đó có biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật là một việc làm cần thiết Từ đó giúp chúng ta biết được những loại thuốc có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại để khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc hợp
lý, đạt hiệu quả phòng trừ tốt, góp phần bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển nền nông nghiệp bền vững
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh cây
- Nông dược, khoa Nông học, trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội chúng
tôi thực hiện đề tài: "Điều tra tình hình sâu, bệnh hại dưa chuột và nghiên
cứu sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh chính hại dưa chuột trong vụ xuân 2006 tại thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh"
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nhằm nắm được tình hình sâu, bệnh hại trên dưa chuột ở thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh và đề xuất được một số thuốc phòng trừ sâu, bệnh chính hại dưa chuột đạt hiệu quả tốt
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra tình hình sản xuất dưa chuột ở thị trấn Trới - huyện Hoành Bồ
- tỉnh Quảng Ninh
Trang 12- §iÒu tra thµnh phÇn s©u, bÖnh h¹i c©y d−a chuét
- §iÒu tra diÔn biÕn mét sè s©u, bÖnh chÝnh h¹i trªn c©y d−a chuét
- Nghiªn cøu sö dông mét sè thuèc b¶o vÖ thùc vËt phßng trõ mét sè s©u, bÖnh chÝnh h¹i c©y d−a chuét
Trang 132 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí (Cucurbitacae)
là cây được biết ở Tây Bắc ấn Độ hơn 3000 năm về trước Cây dưa chuột được
đưa tới Châu Âu từ rất sớm và được người dân thành Romas và Greeks rất ưa thích Theo sử sách ghi lại Columbos là người mang hạt dưa chuột đến Mỹ để trồng và cây dưa chuột trở nên thông dụng trong cuộc sống hàng ngày với các món salat, dưa muối và còn được người dân ở đây dùng để ăn kiêng [2]
Năm 1494 Virgil cũng đã viết về cách trồng dưa Đến thế kỷ 18 cây dưa chuột được trồng phổ biến trên toàn thế giới Đến nay dưa chuột được xếp vào
là một trong những loại rau thông dụng và đa tác dụng trên thế giới
ở Liên xô (cũ) dưa chuột là cây rau thứ 3 đứng sau bắp cải và cà chua Trong các nhà kính trồng rau dưa chuột chiếm tới 80 - 90% Ngay từ khi thành lập, Viện cây trồng liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và thu thập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới Viện sĩ Vivalov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra các loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất
Học viện nông nghiệp Timijazep từ năm 1960 đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn dưa chuột hết sức phong phú với mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn gốc, sự tiến hoá, đặc điểm sinh lý, sinh thái và hệ miễn dịch của tập đoàn dưa chuột
Tại viện rau của các nước cộng hoà, các tập đoàn giống dưa chuột được
sử dụng nghiên cứu về vấn đề miễn dịch, ưu thế lai, cơ giới hoá sản xuất, thu hoạch và chế biến dưa chuột [10]
ở Mỹ, cây dưa chuột được giới thiệu từ rất sớm có thể 100 năm trước công nguyên Công tác thu thập được tiến hành một cách có hệ thống dưới sự
Trang 14bảo trợ của nhà nước đã tiến hành từ năm 1897 ở đây sử dụng tập đoàn dưa chuột làm vật liệu tạo ra các giống lai F1 có năng suất cao, chống chịu nhiều sâu, bệnh hại
ở Anh vì khí hậu khắc nghiệt (xứ sở sương mù) và sự mẫn cảm của cây dưa chuột với nhiệt độ nên người Anh đã tạo ra phương pháp trồng dưa không hạt trong nhà kính
Tuỳ theo sở thích của từng dân tộc mà có nhiều giống dưa được trồng ở khắp nơi trên thế giới ở Trung Đông phổ biến là dưa quả mềm và nhẵn Người Liên xô thích quả mập, xù xì mầu nâu Còn người Pháp lại thích quả mập hình dạng không tuân theo quy luật nào
Teachenko (1967) đã phân loại dưa chuột thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa chuột hoang dại Trong đó dưa chuột thường là loại được trồng phổ biến nhất, loại dưa này đầu tiên có 10 - 20 hoa
đực, sau đó ra hoa cái cho đến khi có quả, cuối cùng cho 10 - 20 hoa đực
Theo I.B.Libner Nonnek (1989) thì Cucumis sativus L chỉ là một dạng
hình của dưa chuột và là cây rau thương mại quan trọng, ngoài ra còn có nhiều
dạng hình khác cũng được gọi là dưa chuột như C.flexuosus và C.melo (dưa chuột rắn), dưa chuột Tây ấn Độ như C.anguria L, dưa chuột tròn
C.prophetarum, dưa chuột trắng Trung Quốc Var.conomon hoặc dưa chuột
sao Sicyos angulatus…[2]
ở Maryland có 2 loại được khuyến cáo trồng trong sản xuất là Gynoecious và Monoecious Loại Gynoecious chỉ ra hoa cái, ra quả tập chung
và cho năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt, loại này không tự thụ phấn mà chỉ
có 10 - 15% là thụ phấn bắt buộc Loại Monoecious ra cả hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây, thời gian sinh trưởng dài hơn loại Gynoecious nên có thể thu hoạch trong thời gian dài Khi cần quả để làm giống nên trồng loại
Trang 15Những giống dưa chuột được khuyến cáo đưa vào sản xuất ở Maryland
Gynoecious slicer types
Monoecious slicer types
ALSR = angular leaf spot resistant (kháng bệnh đốm lá);
DMR = downy mildew resistant (kháng bệnh sương mai);
PMR = powdery mildew resistant (kháng bệnh phấn trắng);
SMR = scab and mosaic resistant (kháng bệnh khảm lá và ghẻ)
Trang 16Dưa chuột thích hợp ở những vùng đất khô, đất cát, đất cát pha mặc dù
có thể sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng đất khác Đất phù hợp cho dưa chuột phát triển có pH = 6 - 6,5 và có tỷ lệ chất mùn cao
Phòng thí nghiệm đất của trường Đại học Marylan đã đưa ra được số lượng phân bón, độ pH trong đất phù hợp cho dưa chuột sinh trưởng phát triển tốt Lượng phân bón cho đất còn phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng đã có sẵn trong đất Thông thường dưa chuột cần 114 - 142 kg đạm/1ha, trong đó bón lót từ 28 - 57 kg/1ha, 28 - 57 kg/1ha bón thúc hoặc hoà vào nước để tưới khi cây bắt đầu leo giàn Nếu ruộng được che phủ bởi tấm phủ nilon thì vùi phân sâu ở dưới đất trước khi trồng Nếu pH của đất đầy đủ thì không cần bón thêm vôi, nếu cần thiết thì dùng thêm magiê Nên bón vôi ít nhất 6 tháng trước khi trồng cây Cầy lật đất trước mỗi vụ trồng sẽ tăng được lượng mùn hữu cơ trong đất vì có thể gặp một số loại phân cần thiết cho cây trồng Nên dùng phân ủ hoai mục Tại trường Đại học Maryland coi kết quả phân tích phân bón như là một phần trong chương trình quản lý cây trồng [46]
Có thể dùng tấm phủ nilon đen hay trong sẽ tăng năng suất và giúp thu hoạch quả dễ dàng Dùng tấm phủ nilon màu trong sẽ cho năng suất cao hơn nhưng lại không phòng trừ được cỏ dại như tấm phủ nilon màu đen Theo những người nông dân có kinh nghiệm thì có thể dùng thuốc xông hơi để phòng trừ cỏ dại hoặc sâu, bệnh hại dưới đất nhưng ở những vùng đất có nhiều giun tròn thì cần chú ý hơn vì giun là loài quan trọng trong việc sản xuất chất mùn cho đất
Trước khi trồng nên xử lý hạt giống với thuốc bảo vệ thực vật nếu nhà sản xuất giống chưa xử lý Có thể dùng thuốc trừ nấm Thiran 75WP, thuốc trừ sâu Lorsban 50SL Nên trồng dưa trực tiếp từ hạt, nếu hạt có chất lượng tốt thì trồng 1 hạt 1 hốc Chỉ trồng bằng cây con trong trường hợp cần trồng sớm Sau khi gieo khoảng 3 tuần cây có 2 lá thì mang ra trồng, chú ý khi trồng tránh để
Trang 17Hệ thống tưới tiêu tốt đảm bảo một vụ dưa chuột cho năng suất cao Duy trì tốt độ ẩm cho đất sẽ tăng năng suất cây trồng, cải tiến màu quả và hình dạng quả Có thể dùng dụng cụ đo độ căng để xác định độ ẩm của đất, nó cho biết khi nào cần tưới nước trước khi cây lâm vào trạng thái thiếu nước trầm trọng Tùy theo từng nơi trồng trọt mà sử dụng hệ thống tưới tiêu cho phù hợp, ở những mảnh vườn nhỏ có thể tưới bằng tay còn ở những ruộng lớn thì dùng hệ thống tưới tự động
Trên cây dưa chuột có nhiều loại sâu, bệnh hại trong đó phổ biến nhất
là bệnh giả sương mai, phấn trắng, khảm, lở cổ rễ, bọ trĩ, bọ cánh cứng, ruồi
đục lá và rệp
thế giới Tại Đông Nam châu á, Thrips palmi được phát hiện vào năm 1925
bởi Karny [11]
Năm 1929, Dammerman cũng chỉ ra rằng bọ trĩ Thrips palmi là loài
phổ biến nhất trên đảo Java và Sumatra ở Indonesia Tỷ lệ bị hại trên các loại cây trồng và vụ dịch chưa được thông báo tại Đông Nam châu á Có tới 99 loài bọ trĩ được thông báo ở Đài Loan vào năm 1936 Hiện nay xác định tới
156 loài, có 27 loài thường xuất hiện và gây hại trên rau Nhiều nghiên cứu
cho rằng loài bọ trĩ phổ biến và nguy hiểm nhất là Thrips palmi Karny [11]
Theo Nakahara (1984) trong hai năm 1982 và 1983 ở Hawaii xảy ra dịch hại bọ trĩ trên dưa chuột, hồ tiêu, cây họ cà và một số cây thuộc họ bầu bí khác Dịch hại do bọ trĩ gây nên còn được ghi nhận ở Florida, Duerto Rico và một vài đảo ở Caribbean ở Philippines
Trong những năm gần đây, bọ trĩ trở thành sâu hại nguy hiểm đáng kể
đối với một số loại cây trồng Chúng gây hại nghiêm trọng trên cây họ bầu bí,
cà chua, khoai tây Một số trường hợp bọ trĩ phá hoại nặng làm rau chết hàng loạt Bọ trĩ còn tấn công lên những loại rau khác tuy ở mức độ nhẹ hơn, chúng gây hại ở các bộ phận khác nhau của cây như nõn, hoa, lá, quả non Bọ trĩ hại
Trang 18trên lá để lại những vết châm thành từng đám sáng hoặc chuyển sang màu
đồng, khi bị hại nặng lá chuyển sang màu nâu, nâu đậm, mép lá khô, xoăn lại
ở Indonesia, Malaysia bọ trĩ là một trong những loại nguy hiểm, đa thực hại trên dưa chuột, cà chua, ớt,… làm ảnh hưởng đến năng suất một cách
rõ rệt Bọ trĩ châm hút dịch của lá non, khi cây bị hại nặng sẽ không ra quả [44]
Bọ trĩ trở thành loại sâu nguy hiểm không chỉ chúng gây hại trực tiếp
mà còn là vecto truyền bệnh virus, vi khuẩn, nấm cho cây trồng Đến nay chưa
có tài liệu nào công bố giống cây trồng kháng được bọ trĩ Có một số phương pháp được biết để phòng trừ bọ trĩ có tác dụng cao như dùng tấm lưới phản quang che phủ đất khi cây còn nhỏ, bảo vệ kẻ thù tự nhiên của bọ trĩ như loài
rệp hoa Orius là loài ăn bọ trĩ rất phổ biến ở Hawaii được tìm thấy bởi Johnson Những con rệp hoa khác được tìm thấy trên Thrips palmi ở ấn Độ
và ở Trung Quốc [58]
Bọ trĩ có sự kháng thuốc trừ sâu hoá học Tại New Caledonia thuốc Methiocab có tác dụng phòng trừ bọ trĩ nhưng ở U.S.Oxanyn thuốc này có tác dụng kém Tại đây Methiocab cũng có tác dụng khi cây còn nhỏ nhưng cũng không giảm được số lượng bọ trĩ trên thực tế ở Nhật các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng của nguyên tố phosphat trong phòng trừ bọ trĩ
Ruồi đục lá Liriomyza sativae B có nguồn gốc từ Mỹ, sau đó lan rộng
ra khắp thế giới như Việt Nam, Philippine, Indonesia, Sri Lanca, Tahitt, Guan, New Calecdonia, Đông Samoa, Cook Is và Hawaii [6] ở Hawaii ruồi đục lá
được xem là loài gây hại chính trên 20 loài cây thuộc họ bầu bí, họ cà, đậu đỗ, cải bắp ở Nam Califolia ruồi đục lá thỉnh thoảng gây thành dịch trên cây non [46]
Phòng trừ ruồi đục lá là rất khó Kẻ thù tự nhiên đóng vai trò quan
Trang 19Halticoptera patellana (Dalman), Diglyphus begini (Ashmean), Hemiptarsenus semialbiclavus (Girault), Derostenus fullawayi Crawford, Chrysocharis parksi Crawford, Cothonapis pacifica, Ganaspidium hunteri và Closterocerus sp Ký sinh tấn công ruồi đục lá khi chúng ăn ở trong mô lá
Khi bị ký sinh ấu trùng bị sưng lên đen lại Tất cả các ấu trùng bị ký sinh đều không có chân, không có đầu ở giai đoạn nhộng tất cả những con bị ký sinh
có màu đen và không có vỏ lụa bọc [43]
Một biện pháp cơ bản để phòng trừ ruồi đục lá là dọn dẹp và đốt bỏ tất cả những tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch Có nhiều loài cỏ dại là ký chủ phụ của ruồi đục lá khi trên đồng ruộng không còn cây ký chủ chính, vì vậy cần phải nhổ bỏ tất cả cỏ dại và cây ký chủ phụ khác là một trong những phương pháp hữu hiệu để phòng trừ chúng
Musgrave cho rằng giống cây cần tây 214 thu hút ruồi đục lá cao, hiện nay giống cây này vẫn đang được tìm hiểu Loại cần tây 16 - 24 ít thu hút ruồi
đục lá hơn mặc dù đã được chứng minh giống này không có chất kháng Loài
cúc Yellow Icebergbij bị phá hoại nặng nhưng loài cúc Imprved Rivalry lại có
chất kháng cao đối với ruồi đục lá [58]
Đối với ruồi đục lá hiếm khi dùng thuốc hoá học, nếu có dùng thuốc nên chọn lọc ít gây độc hại đến kẻ thù tự nhiên như Abamactin hay Cyromazine Một số thuốc được khuyến cáo để phòng trừ ruồi đục lá khác ở Hawaii như Admire 2F (imidacloprid), Botani Gard 22WP, ES (beauveria bassiana), Entrus (spinosad), Trilogi (extrac of neem oil), Vidate L 2EC (oxamyl) [40]
Từ hàng ngàn năm về trước con người đã nhận ra sự phá hoại của virus thực vật nhưng mãi đến năm 1600 - 1660 lịch sử mới ghi chép lại nhóm bệnh này qua những bức hoạ mô tả triệu chứng virus trên cây hoa tuylip của các danh họa châu Âu
Trang 20Vào năm 1886 nhà bác học người Đức A.Mayer đã phát hiện ra sự lây lan của bệnh khảm thuốc lá mà ban đầu ông cho nó là một loại bệnh vi khuẩn Năm 1892 D.Ivanopski phát hiện ra virus khảm thuốc lá sau khi lấy nước đã lọc hết vi khuẩn để lây bệnh cho cây thuốc lá mà cây vẫn bị triệu chứng như ban đầu Tiếp theo đó năm 1898 M.Baijerink đã lặp lại thí nghiệm của D.Ivanopski và ông đã trở thành cha đẻ của môn virus học sau này
Nhờ công lao tiếp theo của Loeffler, Frosch (1898) ngành khoa học virus của thế giới đã phát triển mạnh mẽ, đến đầu thế kỷ 20 các virus gây bệnh cho thực vật lần lượt được phát hiện như virus khảm thuốc lá, virus gây thoái hoá khoai tây Virus TMV lần đầu tiên được quan sát thấy nhờ Kaushe, Pfan Kuch, Ruska (1939) nhờ kính hiển vi điện tử thì việc nghiên cứu và phát hiện
ra nhóm nguyên nhân gây bệnh này mới được nhanh chóng phát hiện và thu
được nhiều thành tựu to lớn [16]
Virus có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên 191 loài cây trồng thuộc 40
họ thực vật [16] Do có phạm vi ký chủ rộng, khả năng lan truyền mạnh nên virus thường tồn tại trên đồng ruộng trên các cây ký chủ và cỏ dại Trên thế giới, các virus gây hại trên họ bầu bí đã được nghiên cứu khá đầy đủ R.Provvidenti đã thống kê được hơn 20 loại virus gây hại trên cây họ bầu bí thuộc các nhóm khác nhau lan truyền bằng rất nhiều hình thức [27]
Bệnh khảm lá dưa chuột CMV được phát hiện đầu tiên bởi Doolittle và Jagger ở Mỹ năm 1916 Trong những năm gần đây CMV được công bố là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên một số cây trồng chủ yếu trên thế giới, đặc biệt
là ở các nước nhiệt đới CMV có phổ ký chủ lớn nhất trong số các virus và là một trong số các virus gây hại chủ yếu trên cây trồng công nghiệp ở các vùng khí hậu ôn hoà trên thế giới CMV là yếu tố gây hại ảnh hưởng lớn đến cây họ bầu bí nói chung và dưa chuột nói riêng Chỉ cần 1 tác nhân gây bệnh cho cây hoặc hỗn hợp với các virus khác nó đã phối hợp với nhau lan rộng thành dịch
Trang 21CMV hiếm khi tấn công hạt trong những tuần đầu tiên, trên cây dưa chuột triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện thật sự khi cây được 6 tuần Khi hạt giống bị nhiễm bệnh, hạt vẫn nhỏ bé trở thành màu vàng và chết Trên cây bị bệnh quả nhỏ, biến dạng, trên vỏ quả có vết đậm loang lổ, ăn có vị đắng và lá
có vết đốm vàng nhạt xen kẽ xanh đậm, thuỳ lá ngừng phát triển, lá nhỏ hẹp, mép lá quăn xuống
CMV được truyền chủ yếu qua tiếp xúc cơ giới học, qua các vết thương xây xát vì vậy thỉnh thoảng cả ruộng dưa bị bệnh sau lần thu hoạch quả đầu tiên Theo Quiot et al (1982) và Palukaitis et al (1992) có trên 75 loài rệp có thể truyền bệnh CMV bằng phương thức không bền vững nhưng chủ yếu là
loài rệp bông Aphis gossipi, rệp đào Myzus persicae, rệp ngô Rhipalosiphum
maidis và bọ cánh cứng hại dưa chuột Virus sống trong tuyến nước bọt của
rệp Tuỳ thuộc vào tuổi rệp mà có thể liên quan đến hiệu quả truyền lan của môi giới truyền CMV còn có khả năng truyền qua hạt giống của 22 loài bao gồm cả cỏ dại Sự lan truyền qua hạt cỏ dại hiện đang là vấn đề cần nghiên cứu về CMV (Trancki et al,1979) CMV còn có thể được truyền bởi 10 loại tơ
hồng Cuscuta spp, ở đó chúng được nhân lên nhanh chóng [16]
Hiện nay không có thuốc hoá học phòng trừ virus, có một vài giống rau
có gen kháng CMV như dưa chuột và rau bina [25] ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ các nhà khoa học đã nghiên cứu trên một vài cây có
tính kháng như C martinezii, C ecuadorensis, C mascima (Bắc Mỹ), C
Moschata (Negeria) Gen kháng CMV còn được tìm thấy ở Lactuca saligna L,
những loài cây dại từ Portugal [55] Tuy nhiên gen kháng này không có tác dụng với tất cả các chủng CMV Vì vậy cho đến khi tìm được gen kháng cho từng loại cây trồng, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp vẫn thật sự quan trọng [57] Những giống dưa chuột có gen kháng CMV đã được khảo nghiệm là Marketmore 70, Marketmore, Gemini F1, Sweet Slice, Victory, Pioneer,
Spartan Valor, Sulty [45] Tại Hàn Quốc và Nhật Bản dùng C.pepo trong
Trang 22phương pháp bảo vệ chéo Với những loài côn trùng môi giới truyền bệnh, phun thuốc phòng trừ đặc biệt vào giai đoạn cây con Có thể dùng Diazinon, Metasy stox - R, Thiodan, Lannate phòng trừ rệp muội, Sewin và Methoxychlor diệt trừ bọ cánh cứng Tuy nhiên việc phòng trừ bọ cánh cứng không mấy hiệu quả vì ngay sau khi phun thuốc chúng bị say thuốc và có thể chích hút nhiều cây khác ở xung quanh Ngoài ra, phòng trừ cỏ dại là ký chủ phụ của CMV thường xuyên sẽ giảm được tác hại đáng kể của CMV Không nên trồng dưa chuột trên những ruộng mà trước đó đã bị dịch hại CMV vì có thể CMV còn tồn tại trên nhiều loài cỏ dại xung quanh đó [25] Trồng một vài hàng cây ngũ cốc xung quanh ruộng dưa chuột để phòng trừ rệp - là loài môi giới truyền bệnh virus nguy hiểm
Một chiến lược để bảo vệ cây là làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trồng những giống đã được khuyến cáo như đã nêu trên
Bệnh héo dưa chuột do vi khuẩn Erwinia sp gây ra, phổ biến ở châu á,
châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu úc Vi khuẩn có phạm vi ký chủ rộng gây hại trên dưa chuột và các cây khác trong họ Bệnh này do Smith phát hiện
đầu tiên năm 1893 Triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá là những mảng phiến lá sẫm màu nâu đen, lá mất sức trương, héo khô không rụng, nhìn bề ngoài cây héo như mất nước, khô hạn Thân cây bị bệnh vẫn có màu xanh lục nhưng nếu cắt ngang thấy dịch vi khuẩn nhầy màu trắng xám chứa trong bó mạch dẫn đùn ra ngoài Chính chất nhầy này đã ngăn chặn sự vận chuyển nước trong cây làm cây héo khô Trên cây dưa chuột có thể xác định bằng cách dùng dao sắc cắt ngang cây bệnh ở gần ngọn và kéo dao chầm chậm ra khỏi cây, nếu héo do vi khuẩn sẽ có 1 dải mảnh giống như sợi chỉ, đó là chất nhầy của vi khuẩn [39] Vi khuẩn gây héo đang tăng dần một cách nghiêm trọng, chúng phát triển mạnh cả ở vùng cũ và mới Những cây trồng có khả năng chống chịu kém thì năng suất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Mỹ héo
Trang 23vi khuẩn hại dưa chuột đang là vấn đề đang quan tâm, đặc biệt tăng mạnh vào
mùa hè Năm 1989 - 1990 trận dịch do vi khuẩn Erwinia sp gây ra ở Mỹ làm
năng suất dưa giảm rõ rệt nhưng trong 1 vài năm gần đây héo do vi khuẩn hầu như không còn tồn tại ở Texas và Oxlahoma [49]
Hiện nay không có thuốc hoá học phòng trừ vi khuẩn gây héo Vi khuẩn
lan truyền từ cây này sang cây khác nhờ bọ cánh cứng Diobrotica vittata và
Diobrotica duodecempunctata howardi Vi khuẩn có thể sống trong cơ thể
côn trùng này và trong phân của chúng thải ra ở vùng rễ cây Giảm tỷ lệ héo vi khuẩn bằng cách phòng trừ bọ cách cứng Có thể dùng thuốc hoá học bao gồm Carbaryl và Esfenvalerate, Sevin, Thiodan, Methyxychlor [47] Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây hại cho ong thụ phấn vì vậy cần phun thuốc vào buổi chiều muộn Ngoài ra trồng hàng rào bảo vệ xung quanh ruộng dưa cũng hạn chế được bọ cánh cứng Cũng cần phân biệt héo do vi khuẩn và héo do sâu bore đục thân Con trưởng thành của sâu bore hơi trắng, đầu màu nâu có thể thấy ở phía ngoài của cây bị héo Khi trời ẩm ướt, phân của chúng như mùn cưa có thể tìm thấy dọc theo đường sâu đục Giống với triệu chứng héo do vi khuẩn nhưng thiệt hại thường không lan rộng Việc dùng giống chống chịu hay tăng khả năng chống chịu của cây bằng cách hạn chế bón đạm, tăng kali
và canxi cho cây cũng là một cách phòng chống héo do vi khuẩn
Bệnh giả sương mai dưa chuột do nấm Pseudoperonospora cubensis
gây bệnh được phát hiện ở Cuba vào năm 1868, sau đó phát hiện thấy ở Bắc
Mỹ, đến nay phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới ở Bắc Mỹ, bệnh này
có khả năng gây thiệt hại lớn trên dưa chuột nhưng nó lại thường xuyên xuất hiện ở vụ muộn vì bào tử nấm không qua đông ở Mexico và Nam Mỹ mà chúng được gió đưa đến phía Bắc nơi có điều kiện thuận lợi cho chúng qua
đông nên ở đây bệnh thường gây thiệt hại vào cuối vụ [43]
Sau trận bão ngày 31/7/2006 bệnh giả sương mai sẽ được dự báo xuất hiện ở Long Island Theo tính toán thì trận dịch trong tháng 7/2006 vừa qua đã
Trang 24gây thiệt hại và lan rộng hơn nhiều so với 25 năm trước ở đây bệnh giả sương mai đã và đang mối quan tâm chính của các nhà khoa học nông nghiệp từ năm
2005 [50]
Bào tử nấm cũng không qua đông ở Virginia mà chúng được đưa đến từ phía Nam dọc theo bờ biển Atlantic và vùng cận nhiệt đới
Hiện nay nấm Pseudoperonospora cubensis có 5 loài, chúng xuất hiện
phụ thuộc vào sự thích nghi giữa nguồn bệnh và lá, loài chính, loài phụ [47] Nấm sương mai hại các bộ phận của cây nhưng trên lá là chủ yếu Trên lá vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu xanh nhạt sau đó chuyển sang xanh vàng đến nâu nhạt, hình đa giác bất định được giới hạn bởi gân lá Vết bệnh nằm rải rác khắp lá, vết bệnh có góc cạnh không định hình Mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp mốc xám màu trắng đó là các cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh Khi bệnh nặng gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh, lá biến dạng, yếu và rụng dẫn đến cây còi cọc, ít quả, cuối cùng toàn bộ cây bị chết Nấm sương mai được truyền lan bởi gió, nước mưa, công
cụ làm vườn, tay và quần áo của người nông dân Nấm phát triển mạnh khi nhiệt độ từ lạnh đến ấm và không chịu được nhiệt độ nóng, chúng cần độ ẩm
để phát triển Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 - 12 ngày bị nhiễm bệnh
Có nhiều cách để phòng trừ nấm gây bệnh giả sương mai nhưng hiện nay chủ yếu tập chung vào dùng giống kháng bệnh ở Virginia có nhiều giống kháng bệnh được trồng với mục đích khác nhau như làm salat hay dùng để muối Những giống dưới đây được các nhà nông học ở Virginia khuyên trồng
để phòng trừ bệnh giả sương mai
Trang 25Pickling Slicers Burpless Slicers
Fancipak M-F1 Marketmore 86 Orient Express-F1
Lucky Strike-F1 Seneca Longbow-F1
Wellington-F1 Turbo-F1
Còn ở Bắc Mỹ giống Poinsett và Galaxie cũng đang được khuyến cáo
để đưa vào sản xuất [50]
Bên cạnh việc dùng giống chống chịu biện pháp phòng trừ tự nhiên
cũng rất phổ biến Đầu tiên là trồng cây khoẻ để cây có khả năng chống lại
bệnh hại, trồng với khoảng cách vừa phải không quá dầy, ánh sáng đầy đủ , hệ
thống tưới tiêu tốt, phòng trừ cỏ dại là ký chủ của nấm Pseudoperonospora
cubensis Khi tưới chú ý tránh để lá bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát
triển Hạn chế bón đạm nhưng phân bón phải đầy đủ đáp ứng yêu cầu của cây
Ngoài 2 phương pháp trên việc dùng thuốc trừ nấm hoá học là biện
pháp thường xuyên được áp dụng hơn cả Thuốc có nguồn gốc đồng (Copper)
là thuốc truyền thống để phòng trừ bệnh giả sương mai nhưng lại gây độc cho
dưa chuột và vi sinh vật đất Vì vậy nếu dùng loại thuốc này không nên pha
quá nồng độ cho phép Trong nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ thuốc này
không được khuyến cáo dùng
Trang 26Dầu Neem là loại thuốc vạn năng được chiết xuất từ cây Azadirachita
indica Đây là một sản phẩm phù hợp với nền nông nghiệp sản xuất hữu cơ,
rất tốt trong việc phòng trừ nấm sương mai và bảo vệ côn trùng có ích Ví dụ thuốc Trilogy 90EC của trung tâm dự báo bệnh cây Bắc Mỹ là một loại thuốc
được pha chế từ dầu Neem để phòng trừ bệnh giả sương mai
Serenade là thuốc mới trừ nấm có tác nhân là Bacillus subtilis Thuốc
này tác động vào hệ thống miễn dịch của cây trồng, nó phá vỡ sự phát triển của sợi nấm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh
Peroxides là loại thuốc cổ điển nhất để ngăn ngừa bệnh giả sương mai cho cây trồng Biosaya Systems đã chế tạo ra Oxidate có nguồn gốc từ Peroxides, thuốc có khả năng diệt trừ bào tử nấm ngay từ khi xâm nhập, diệt trừ nấm gây bệnh
Năm 1998, Church và Dwight Co đã chế tạo ra thuốc Armicarb 100 có nguồn gốc từ Canxicacbonat để phòng trừ bệnh giả sương mai dưa chuột Hiện nay thuốc Armicarb 100 của công ty thuốc hoá học Helena và Agri - Turf Supplies rất nổi tiếng trong phòng trừ bệnh giả sương mai Tương tự như vậy công ty Cleary có thuốc First Step, công ty Monterey Chemical có thuốc Kaligreen và thuốc Remedy do Bonide Products Inc sản xuất
Ngoài ra hiện nay còn có Compost Tea (phân trộn trà) cũng rất thành công trong việc phòng trừ bệnh giả sương mai [50]
2.2 Tổng quan nghiên cứu ở trong nước
Cây dưa chuột có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới Dưa chuột được trồng ở Trung Quốc từ thế kỷ 16 và hiện nay được trồng khắp nơi trên thế giới
Trong điều kiện khí hậu ở nước ta dưa chuột sinh trưởng phát triển thuận lợi nên được trồng ở khắp các nơi trong nước Tuy nhiên diện tích trồng dưa chuột khá thấp, hầu hết các hộ nông dân chỉ trồng xung quanh nhà với diện tích nhỏ để cung cấp nguồn rau ăn cho gia đình và địa phương
Trang 27Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng rau sạch, rau tươi ngày càng cao nên diện tích trồng dưa cũng tăng lên đáng kể và đang có xu hướng quy hoạch thành vùng trồng rau Dưa chuột đang là mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận tương đối cao nhưng hiện nay ở nước ta chưa có số liệu chính xác diện tích trồng dưa chuột
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột tăng trưởng ban ngày là 300C và ban đêm là 18 - 200C Dưa có phản ứng với
độ dài ngày khác nhau tuỳ theo giống, thông thường ngày dài kích thích dưa
ra quả và lá, vì vậy ở vùng đồng bằng cho phép dưa ra hoa quả quanh năm [7]
2.2.1 Những giống dưa chuột thường được trồng ở Việt Nam
- Giống Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, quả suôn đẹp, to trung bình (dài
16 - 20cm, nặng 160 - 200g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, giòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha
- Giống 759: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35
- 37 NSKG, quả thẳng, to trung bình, gai trắng, màu quả hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331
- Giống Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỷ lệ đậu quả cao, quả to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị quả đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch
- Giống Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng, quả to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều quả và năng suất cao hơn
- Giống Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100% hoa cái, cứ 10% cây đực cho phấn Do
đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỷ lệ cây đực trong quần thể Quả to
Trang 28(dài > 20cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên quả giữ được rất lâu sau thu hoạch Dưa Happy chống chịu tốt bệnh phấn trắng và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khoẻ
- Dưa chuột Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho quả rất sớm (32 - 35 NSKG), quả trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha Khuyết điểm của giống là cho quả loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiễm bệnh phấn trắng Hiện nay giống này được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản
- Dưa chuột Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây nhánh nên cho thu hoạch muộn (40 - 42 NSKG), quả to dài hơn dưa chuột Xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giữa quả Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn Giống này cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản
- Dưa chuột Yên Mỹ: Cây cao từ 2 - 2,5m, thân mảnh, nhỏ, lá có mầu xanh vàng Từ gieo đến thu quả lứa đầu 50 - 54 ngày Thời gian sinh trưởng 90
- 100 ngày Khối lượng quả 93 - 102,8g Đường kính quả 3,1 - 3,2cm, chiều dài quả 17 - 18,4cm Năng suất trung bình đạt 26,9 - 28 tấn/ha Sâu hại phá hại chủ yếu là rệp, bọ trĩ và ruồi đục lá Chống chịu bệnh phấn trắng ở mức trung bình Nhược điểm của dưa chuột Yên Mỹ là chóng biến màu vàng sau thu hoạch Giống Yên Mỹ có thể gieo vụ xuân và vụ đông ở đồng bằng sông Hồng
- Giống dưa chuột lai PC1: Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, sau gieo
35 - 40 ngày được thu hái lứa quả đầu Khối lượng quả 100 - 110g, quả nhỏ, cùi dầy 1,2cm, thích hợp cho chế biến xuất khẩu, chất lượng tốt, ăn tươi giòn,
Trang 29Giống CP1 có thể gieo trồng được cả 2 vụ xuân hè và vụ thu đông đều cho năng suất cao (35 - 40 tấn/ha)
- Giống dưa chuột lai Sao xanh 1: Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, thời gian thu hái quả kéo dài 45 - 50 ngày Cây sinh trưởng khoẻ, thân mập lá xanh thẫm Quả dài 23 ± 5cm, đường kính quả 3,5 - 4,0cm Khối lượng quả trung bình 200g, năng suất đạt 35 - 40 tấn/ha Chất lượng quả tốt, giòn, thơm
được người tiêu dùng ưa thích Giống dưa Sao Xanh 1 chống chịu khá với bệnh giả sương mai, héo rũ và virut Giống này có thể gieo trồng trong vụ xuân hè và thu đông Sử dụng quả để ăn tươi, trộn salat hoặc xuất khẩu quả tươi
- Giống dưa chuột Tam Dương: Là giống dưa chuột địa phương, thời gian sinh trưởng 65 - 80 ngày Quả có chiều dài 10cm, đường kính 2,5 - 3cm, năng suất từ 15 - 20 tấn/ha Giống này rất thích hợp cho đóng hộp Giống chống chịu với bệnh phấn trắng cao, chống chịu bệnh giả sương mai trung bình, chất lượng quả tốt
- Giống dưa PC4 có thời gian sinh trưởng trung bình 85 - 90 ngày, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ Chỉ 42 - 45 ngày sau trồng có thể cho thu hoạch, thời gian thu hoạch quả kéo dài 40 - 45 ngày Quả dưa có màu xanh đậm, gai quả đen, chiều dài quả 20 - 22cm, cùi dầy 1 - 1,2cm, đường kính 2,8 - 3cm Lá dưa có màu xanh đậm, cứng, khoẻ, bền và không bị vàng úa sớm Dưa chuột PC4 được gieo trồng chủ yếu vào 2 vụ xuân hè và thu đông Trồng dưa đúng thời vụ, dưa rất sai quả, bình quân mỗi cây đạt 6,5 - 7,2 quả, trong khi giống dưa Sao Xanh 1 chỉ đạt 5,9 quả/cây Trọng lượng quả trung bình 210 - 220g/quả, năng suất mỗi cây khá cao khoảng 48 tấn/ha Giống PC4 có chất lượng rất tốt: hàm lượng chất khô trong quả cao 5,61%, đường tổng số 2,15%,
đường khử 1,76%, vitamin C hài hoà, độ chua thấp, ăn giòn, mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn, dễ bảo quản
Trang 30- Dưa chuột địa phương : Cây bò dài 1m - 1,5m, cho thu hoạch rất sớm (30 - 32 NSKG), nhiều quả và mau tàn Quả nhỏ, ngắn (dài 10 - 12cm, nặng < 100g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt quả mỏng, ruột to, ăn ngon giòn, được ưa chuộng để ăn tươi hoặc trộn giấm nhưng không có giá trị kinh tế cao
- Dưa chuột Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho quả sớm (32 - 35 NSKG), quả dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ quả không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột địa phương nên được trồng phổ biến hơn [2], [7], [9]
2.2.2 Kỹ thuật trồng trọt
2.2.2.1 Thời vụ
Có thể trồng dưa chuột quanh năm, tuy nhiên dưa chuột tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô Các vụ trồng khác nhau có thuận lợi và khó khăn khác nhau:
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 7 - 8, đây là thời vụ chính trồng dưa chuột giàn Mùa này dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh và không phải tưới nước nhiều
- Vụ Thu Đông: Gieo tháng 7 - 8, thu hoạch 9 - 10, do mưa nhiều, cây
có cành lá xum xuê, cho ít hoa quả Trong thời kỳ ra hoa nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu quả kém hoặc quả non dễ bị thối, vụ này dưa dễ bị bệnh phấn trắng, thời gian thu hoạch ngắn
- Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 12 - 1, dưa chuột
bò và dưa giàn đều trồng được Vụ này thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh phấn trắng phát triển mạnh nên phải chú ý phòng trừ
Trang 31- Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch 3 - 4, mùa này nhiệt độ cao thích hợp cho dưa chuột, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa quả ít và cho năng suất thấp [2]
2.2.2.2 Làm đất và gieo hạt
Dưa chuột có yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của
rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6,5 - 7,5
Nên làm đất kỹ, đất mặt phải cày cuốc sâu, lên luống cao 20 - 25cm để trồng trong mùa mưa hoặc trồng có làm giàn, mùa nắng trồng dưa thả bò trên
đất ruộng hay đất thoát nước tốt chỉ cần đào hốc trồng, không cần lên luống Luống trồng có thể phủ rơm rạ để giữ ẩm
Hạt dưa chuột nẩy mầm rất nhanh và tỷ lệ nẩy mầm cao nên có thể trồng thẳng 2 - 3 hạt/hốc, gieo sâu 2 - 3cm và lấp tro trấu Trồng hạt lai F1 để tiết kiệm giống và chăm sóc cây con được đều, nên gieo cây con trong bầu đất
và đem trồng khi có 2 - 3 lá thật Trồng mỗi hốc một cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2 - 3 cây/hốc Khoảng cách trồng 0,8 - 1,5m x 0,3 - 0,4m, mật độ 30.000 - 50.000 cây/ha Dưa dàn trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, chính
vụ nên trồng hàng dầy để có năng suất cao, trái vụ nên trồng thưa để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh
Lượng giống trồng cho 1ha tuỳ theo phương pháp trồng Dưa thả bò, dưa địa phương trồng thẳng cần 1 - 3 kg giống/1ha, dưa lai F1 cần 0,5 - 0,8 kg/ha
Trang 32Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây dưa chuột qua từng giai đoạn sinh trưởng Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao cần bón phân nhiều hơn giống địa phương
Lượng phân thường dùng cho dưa chuột trồng ở đồng bằng là
Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha:
Trang 33Loại phân Tổng số Bón lót Tưới thúc
(5-10 NSG)
Bón thúc (15-20 NSG)
Bón nuôi quả (35 - 55 NSG)
ở những vùng có tập quán bồi bùn, phân thúc được chia làm 2 lần bón
2 bên luống vào 12 và 20 NSKG, sau đó bồi bùn lên mặt luống để lấp phân Phân bón nuôi quả cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt thu quả Ngoài
ra có thể phun bổ sung phân qua lá SUPERMES để tăng tỷ lệ quả loại 1
- Tưới nước
Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, cần tưới mạnh lên ngọn để rửa trôi bọ trĩ hạn chế được một phần sự gây hại của chúng Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa quả rộ, cần thoát nước tốt trong mùa mưa Trong trường hợp tưới rãnh, không nên để nước quá cao trong rãnh tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hay thối rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong rãnh sau khi tưới
- Phủ rơm, làm giàn
Trang 34Sau các lần bón thúc, cây bỏ tua ngã ngọn bò Trồng dưa bò đất phải
đậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc trải rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa
bò, đồng thời bảo vệ quả khỏi bị thối khi tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự phát triển của cỏ dại
Đối với dưa trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (khoảng 20 NSKG) thì làm giàn kiểu chữ nhân, cao khoảng 2m Giàn bằng chà gai tốt hơn tre sậy vì chà gai có nhiều nhánh ngang, dưa dễ bám khi leo và có thể sử dụng được 2
- 3 vụ, cần khoảng 40.000 - 50.000 cây chà/1ha Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc và dây kẽm để sử dụng được 2 - 3 năm Hiện nay việc sử dụng lưới nilon để làm giàn cho dưa chuột cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác gọn và dùng được nhiều
2.2.3 Bảo vệ thực vật
ở Việt Nam bọ trĩ là đối tượng khá quan trọng gây hại trên nhiều loại cây trồng Tuy nhiên người dân chưa hiểu và chưa phát hiện được chúng do thời gian xuất hiện và biến động số lượng của chúng thay đổi theo thời vụ và vùng sinh thái Theo Phạm Thị Vượng (1998) chỉ rõ có 4 loài bọ trĩ gây hại
Scirtothrips dosalis, Frankliniella schultzei, Thrips palmi và Megaluruthrips usitatus [24] Trần Văn Lợi (2001) cho rằng ở Tây Ninh có 2 loài bọ trĩ trong
đó có loài Thrips palmi gây hại trên dưa chuột, đậu đỗ, khoai tây [14] Theo Yorn Try và Hà Quang Hùng (2003) đã xuất hiện loài Thrips palmi gây hại
nghiêm trọng trên các loại rau, mật độ gây hại nặng vào tháng 5 - 6 ở vùng Hà Nội Theo nghiên cứu của Vũ Thị Nga bọ trĩ là đối tượng sâu hại chính trên dưa chuột và là loài khó phòng trừ, ngoài ra chúng còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây trồng, nếu không phòng trừ kịp thời có thể bị thất thu Sử dụng thuốc Binh 58 40EC ở cả 3 nồng độ 0,25%, 0,3% và 0,375% cây không có triệu chứng bị ngộ độc và mật độ bọ trĩ giảm rõ rệt, năng suất dưa cao đạt tới
Trang 35sản xuất phải lưu ý thực hiện tốt các biện pháp khác như giống tốt, phân bón
và tưới nước đầy đủ kết hợp với chăm sóc tốt để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc hoá học để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng [17]
Do bọ trĩ có tính kháng thuốc cao nên thay đổi thuốc phun thường xuyên như Vertimec, Confidor, Admine, Danitol, Politrin, Voltage
Ngoài việc dùng thuốc hoá học hiện nay trường Đại học Nông nghiệp I
đã nhân nuôi thành công bọ xít bắt mồi là kẻ thù tự nhiên của bọ trĩ Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết việc nhân nuôi và sử dụng bọ xít bắt mồi để phòng trừ
bọ trĩ rất có triển vọng ở Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người dân Chúng có vai trò đặc biệt đối với cây trồng trong nhà kính, nhà
lưới vì ở đó rất ít kẻ thù tự nhiên của bọ trĩ hại dưa chuột (Thrips palmi K.) Kết quả thử nghiệm cho thấy sau khi thả bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P.) trên
đồng ruộng trong một đời rau, chỉ cần thả một lần là bọ xít khống chế được số lượng bọ trĩ, làm bọ trĩ không tăng vượt quá mức gây hại Năng suất dưa chuột
đạt 15,8 tấn/ha nếu thả bọ xít bắt mồi, nếu phun thuốc theo nông dân thì năng suất đạt 16 tấn/ha và nếu không dùng thuốc và không thả bọ trĩ thì năng suất chỉ đạt 15,1 tấn /ha Theo Hà Quang Hùng thì chi phí sử dụng bọ xít bắt mồi
có thể bằng hoặc cao hơn chi phí dùng thuốc bảo vệ thực vật một chút nhưng nông dân vẫn thích vì quả dưa chuột phẳng phiu và không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo Trần Thị Thiên An và ctv, bọ xít Orius sp (A) có sức ăn trung
bình 23,2 con bọ trĩ một ngày, thời gian sống trung bình 18,9 ngày và số trứng
đẻ trung bình của một con bọ xít cái là 54,3 trứng Như vậy loài bọ xít Orius
sp (A) rất có triển vọng vì chúng có thời gian hoạt động ăn mồi rất dài trong suốt chu kỳ sống của chúng [1]
Bệnh giả sương mai dưa chuột do nấm Pseudoperonospora cubensis
gây ra Đoàn Ngọc Lân và Nguyễn Huy Hoàng đã dùng thuốc Ridomil 68WP
Trang 36phun ở vụ xuân 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày 1 lần cho biết việc phun thuốc định
kỳ 5 ngày 1 lần có tác dụng hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh giả sương mai trên cây dưa chuột, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt số quả trên cây cao 18,6 quả hơn hẳn các công thức khác và ô đối chứng Thuốc Ridomil 68WP được dùng với liều lượng 25g/10 lít nước/1 lần phun cho 200m2, theo dõi từ khi cây có 5 lá thật, điều kiện canh tác như nhau Ngoài ra
có thể phun Curzate, Mancizep, Copper - B, Benlate C với nồng độ, liều lượng khuyến cáo Có thể dùng giống chống chịu như Model 148, Motien 757 cả vụ xuân hè và thu đông và không nên trồng dưa chuột sau hồ tiêu nếu sương mai
đang gây hại trên ruộng [13]
Bệnh lở cổ rễ dưa chuột do nấm Rhizoctonia solani gây ra Cổ rễ của
cây thường bị thối nhũn, lá non vẫn xanh Bệnh chỉ gây hại ở giai đoạn cây non Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao Nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ,
cỏ dại, bèo lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa lúa Cần xử lý rơm bằng thuốc hoá học ngay sau khi gieo hạt Phun Validacin, Anvil, Rovral, Hinosan, Copper - B, Tilt super và Bonanza để phòng trừ bệnh phát triển Việc
áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật để phòng trừ bệnh này từ khi gieo đến khi thu hoạch là một biện pháp thông dụng nhất Cày bừa kỹ, bón vôi để thiêu huỷ tàn dư cây bệnh Chọn hạt giống có sức nảy mầm cao Gieo hạt đúng thời
vụ, không nên gieo quá sâu, gieo dầy vừa phải, khi mưa cần phá vắng, xới xáo kịp thời, vun gốc cao tránh để ứ đọng nước Cần chú ý bón lót vôi và bón thúc sớm bằng phân lân, kali Luân canh với cây họ hoà thảo từ 2 - 3 năm để hạn chế sự tích lũy nguồn bệnh trong đất Xử lý hạt giống trước khi gieo và phun thuốc phòng trừ khi bệnh xuất hiện [15]
Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum Đây là một loại bệnh nguy hiểm
gây thiệt hại lớn cho rau, củ, quả ở nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, ý, Anh, Nam Phi, ấn Độ, Oxtralia Bệnh này có phạm vi ký chủ rộng, xuất hiện gây
Trang 37Fusarium sp gây hại trên nhiều loại cây trồng, cây cảnh, cỏ dại, Theo Đỗ
Tấn Dũng (2003) quá trình khảo sát bệnh hại do nấm Fusarium sp ở vùng Hà Nội có 11 loài cây trồng bị nhiễm bệnh do Fusarium sp thì héo vàng dưa
chuột nhiễm ở mức trung bình Theo nghiên cứu của Đỗ Tấn Dũng thì loài
Fusarium sp gây hại trên nhiều cây ký chủ với các loại hình triệu chứng khác
nhau Để phòng trừ bệnh này bằng thuốc hoá học là rất khó vì nấm sống và tồn tại trong đất áp dụng các biện pháp kỹ thuật bao gồm luân canh với cây
họ hoà thảo 2 - 3 năm ở những vùng có mức độ bệnh cao hay luân canh từng
vụ ở những nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp Chủ động tưới tiêu, duy trì độ ẩm thích hợp Có thể sử dụng vôi bột, tro bếp kết hợp với các lần vun gốc tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt Dùng giống chống chịu
Khảm dưa chuột do Cucumber mosaic virus (CMV) gây ra Virus này
phân bố rộng rãi trên tế giới đặc biệt là ở vùng khí hậu nhiệt đới CMV có phạm vi ký chủ rộng, nhiễm trên 800 loài bao gồm cả cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm từ trên 85 họ [26] Vũ Triệu Mân và Ngô Bích Hảo (1990 - 1997) đã nghiên cứu về bệnh khảm dưa chuột cho biết: bệnh phổ biến trên thế giới, CMV gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng trong đó có nhiều cây trồng có ý nghĩa kinh tế như dưa chuột, dưa hấu, ớt, cà chua, cây hoa, cây cảnh, Cây
bị bệnh nặng giảm đáng kể về năng suất và chất lượng
Năm 1991 - 1992, Vũ Triệu Mân, H Lecog (INRA Pháp) và cộng tác viên đã xác định bằng ELISA cho biết virus CMV có mặt trên 24 loài cây trồng thuộc họ bầu bí, cà chua, họ đậu ở miền Bắc Việt Nam CMV truyền qua côn trùng môi giới, vì vậy biện pháp phòng chống cơ bản là phòng chống môi giới truyền bệnh đặc biệt vào giai đoạn cây con Phun thuốc hoá học phòng trừ rệp, dùng giống kháng bệnh Tránh các vết thương xây xát trong quá trình chăm sóc Sử dụng biện pháp sinh học dùng các chủng CMV nhược
độc lây bệnh cho cây con [15]
Trang 38Nói chung các loài dịch hại dưa chuột như giả sương mai, khảm, héo vi khuẩn, phấn trắng, ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp thông thường không xuất hiện và gây hại trong cùng 1 năm Nếu có thể nên luân canh 3 năm hoặc hơn thế nữa với những cây khác họ Có thể chọn những loại cây có gen kháng ngang Những giống có gen kháng ngang thường kháng được dịch hại ở mức độ vừa phải Những giống mang gen kháng dọc thường chỉ kháng được 1 loại dịch hại, thời gian chọn lọc dài mà nguy cơ dịch hại chuyển sang chủng, loài nguy hiểm hơn là rất cao
Trang 393 Đối tượng, địa điểm, nội dung và
phương pháp nghiên cứu
3.1 Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số sâu, bệnh chính hại cây dưa chuột như bọ trĩ, bệnh giả sương mai, bệnh lở cổ rễ
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Một số giống dưa ở Việt Nam và nhập nội như Angelina 013, DV-
027, Ninja 179, Hatori 450, Địa phương
- Một số thuốc trừ sâu: Actaza 25WG, Conphai 10WP, Cruser plus 312,5FS
- Một số thuốc trừ bệnh: Ridomil 68WP, Validacin 5L
- Các dụng cụ thí nghiệm khác như bình phun thuốc, khay nhôm, hộp pipet, ống đong, xô chậu để pha thuốc bảo vệ thực vật
- Ruộng thí nghiệm
3.1.3 Địa điểm nghiên cứu
- Tại thị trấn Trới - Hoành Bồ - Quảng Ninh
- Tại bộ môn Bệnh cây - Nông dược - Trường đại học Nông nghiệp I -
Hà Nội
3.1.4 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2006
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra tình hình sản xuất cây dưa chuột tại thị trấn Trới - Hoành
Bồ - Quảng Ninh
3.2.2 Điều tra thành phần sâu, bệnh hại dưa chuột ở thị trấn Trới - Hoành
Bồ - Quảng Ninh
Trang 403.2.3 Điều tra diễn biến một số sâu, bệnh chính hại trên dưa chuột vụ xuân năm 2006 tại thị trấn Trới - Hoành Bồ - Quảng Ninh
3.2.3.1 Điều tra diễn biến mật độ một số sâu hại dưa chuột
- Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ hại dưa chuột
- Điều tra diễn biến mật độ ruồi đục lá dưa chuột
3.2.3.2 Điều tra diễn biến một số bệnh hại dưa chuột
- Điều tra diễn biến bệnh chết cây con
- Điều tra diễn biến bệnh giả sương mai
- Điều tra diễn biến bệnh héo do vi khuẩn
3.2.4 Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ một số sâu, bệnh hại dưa chuột
3.2.4.1 Nghiên cứu phun thuốc Cruser Plus 312,5 FS phòng trừ bọ trĩ
3.2.4.2 Nghiên cứu xử lý hạt giống bằng thuốc Actaza 25WP phòng trừ bọ trĩ 3.2.4.3 Nghiên cứu phun thuốc Actaza 25WP phòng trừ bọ trĩ
3.2.4.4 Nghiên cứu phun thuốc Conphai 10WP phòng trừ bọ trĩ
3.2.4.5 Nghiên cứu xử lý hạt giống bằng thuốc Validacin 5L phòng trừ bệnh chết cây con
3.2.4.6 Nghiên cứu phun thuốc Validacin 5L phòng trừ bệnh chết cây con 3.2.4.7 Nghiên cứu phun thuốc Ridomil 68WP phòng trừ bệnh giả sương mai
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra tình hình sản xuất dưa chuột
- Phỏng vấn nông dân: Để thu thập thông tin
- Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ chuyên môn, lấy số liệu từ ban thống kê: Để thu thập số liệu
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ở ngoài đồng ruộng
3.3.2.1 Phương pháp điều tra bệnh hại dưa chuột
* Đối với bệnh lở cổ rễ, bệnh héo do vi khuẩn