ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP8” I.. Để thực hiệnđược điều đó, nhất định phải thực h
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài:
“DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH LỚP8”
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục
tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương phápdạy học theo hướng này
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Để thực hiệnđược điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương phápdạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiếnthức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phảichuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánhgiá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác độngkịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục
Như chúng ta đã biết trong các môn học ở nhà trường THCS thì môn Ngữvăn là môn mang tính chất khoa học, tính nhân văn và nghệ thuật cao Việc dạyhọc văn đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đặctrưng bộ môn, nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giờ lên lớp.Song trên thực tế làm thế nào để phát huy năng lực của học sinh trong giờ Vănhọc để học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức và lĩnh hội chủ động đó là câu hỏiluôn đặt ra đối với người đứng lớp Đặc biệt trong khi tiếp cận với các tác phẩmvăn học hiện thực phê phán ở lớp 8, học sinh còn lúng túng chưa tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo trong giờ học Vậy làm thế nào để giờ học trên lớp thực
Trang 2sự có hiệu quả, nhằm tháo gỡ những khó khăn, xóa đi những mặc cảm ngại họcNgữ văn: Đây chính là lí do để tôi chọn đề tài “Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán Ngữ văn 8”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểmtra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để gópphần hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn
III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Phạm vi thực hiện:Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung nghiên cứu một sốphương pháp dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học đểvận dụng vào việc dạy – học một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán chohọc sinh lớp 8
Đối tượng: Học sinh lớp 8a1, 8a2
Thời gian thực hiện: Học kì I năm học 2018-2019 Với thời lượng 9 tiết
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
*Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp phân tích và tổng hợp
*Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm
Phương pháp thử nghiệm kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề xuấ
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Khái niệm năng lực.
Dạy học được xem là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và
có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng,các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ngườihọc
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng 1998) có giảithích: Năng lực là: “ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thựchiện một hoạt động nào đó Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khảnăng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trang 3Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướngphát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014
thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cánhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó Năng lực bao gồm các yếu tố
cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng
lực chung, cốt lõi” Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau
năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh ViệtNam cần phải có như:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân
Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác
Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngônngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất
cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống
2 Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:
Trên thực tế việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung giáo viên cần chú ýđến các năng lực mà môn học hướng tới Đó là:
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản thân
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực thưởng thức văn học cảm thụ thẩm mĩ
3 Văn học hiện thực phê phán Việt Nam .
Văn học hiện thực phê phán thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa:
Chủ nghĩa hiện thực là thuật ngữ dùng để chỉ một phương pháp nghệ
thuật, một trào lưu văn học, đó là chủ nghĩa hiện thực phê phán Chủ nghĩa hiệnthực phê phán là phản ánh hiện thực với cảm hứng phân tích phê phán hiện thực(thuật ngữ này được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên) Đây là trào lưu văn họclớn xuất hiện vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945
Trang 4Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trịcủa bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địachủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân Từ thành thị đến nông thôn đâuđâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tậnxương tủy Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đãđược các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớntrong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên baocảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ.
Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã
hội dành cho những con người khốn khổ Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc trào lưu văn học này
4 Hệ thống các văn bản hiện thực phê phán trong chương trình Ngữ văn 8
Trong chương trình Ngữ văn 8 phần văn học hiện thực phê phán việt Namgiai đoạn 1930-1945 các em được học 5 tiết gồm:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ”trích trong “Những ngày thơ ấu”của nhà văn
Nguyên Hồng: 2 tiết
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong Tiểu thuyết “Tắt đèn”của nhà
văn Ngô Tất Tố: 1 tiết
Đoạn trích “Lão Hạc” trích trong “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao: 2 tiết
II THỰC TRẠNG
Từ những thực tế nói trên vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiều và đã được áp dụng ở các trường học, nhiều cơ sởgiáo dục Ở trường THCS, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm từ việc chỉđạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học các văn bản hiện thực phê phán chưathật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh Điều đó thể hiện ởnhững tồn tại sau:
Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn
là hình thành kĩ năng
Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫnmang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như giáo dục kỹ năngsống, gắn với đời sống thực tế… một cách cứng nhắc Chưa làm cho học sinhhuy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết
Trang 5hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thànhkiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được pháttriển.
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mangtính hình thức Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫndựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còndựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động Hơn nữa giáo viên cứ nghĩ rằng học sinhkhông có khả năng nên ngại đổi mới Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạtđược tính dân chủ, mọi cá nhân chưa được tự do bày tỏ quan điểm, thói quenbình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định,trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức Vì vậy mà học sinh ít có
cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và nănglực của người học Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạyhọc, thay đổi cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mongmuốn mà nguyên nhân là:
Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyềnthụ một chiều Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế -một phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh hạn chế, vì vậy
họ ngại áp dụng vì mất thời gian
Về phía học sinh: Học sinh ở trường THCS việc tiếp cận và tìm tòi những
thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế Một số học sinh chưa cóphương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc nghiên cứu bài học
S li u i u tra tr ố liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài ệu điều tra trước khi thực hiện đề tài điều tra trước khi thực hiện đề tài ều tra trước khi thực hiện đề tài ước khi thực hiện đề tài c khi th c hi n ực hiện đề tài ệu điều tra trước khi thực hiện đề tài điều tra trước khi thực hiện đề tài ều tra trước khi thực hiện đề tài ài t i
III NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( Nội dung chính của đề tài)
1 Dạy học đọc – hiểu văn bản:
Dạy học đọc – hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mớiphương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản Vậy thế nào là dạyhọc đọc hiểu? Dạy học đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho họcsinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việccung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nộidung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc
Trang 6một cách tích cực, chủ động có sắc thái cá nhân Hoạt động đọc – hiểu cần đượcthực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn
từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo Khi hìnhthành năng lực đọc – hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảmthụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy Năng lực đọc – hiểucòn là sự tích hợp kiến thức kỹ năng của các phân môn cũng như kinh nghiệmsống của học sinh
Môn Ngữ văn không chỉ hình thành năng lực đọc – hiểu ngôn ngữ mà cònhướng dẫn học sinh cách đọc – hiểu các loại văn bản có hình thức biểu hiện phingôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu…)
Đọc hiểu tác phẩm văn học hiện thực phê phán thuộc loại truyện, giáoviên cần lưu ý cho học sinh đọc tiểu dẫn về văn bản, đọc kĩ tác phẩm trước ởnhà, đọc kĩ chú thích, đọc và trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu Cần lưu ý rằngxét trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật thì mối liên hệ nội tại xuyên suốt
từ đầu đến cuối tác phẩm là tương quan giữa nội dung và hình thức Giữa nộidung và hình thức có sự thống nhất, hài hoà cao độ tập trung tìm hiểu một sốphương diện sau:
Đề tài: là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạothành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ
đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm Đề tài chính là vấn đề đượcthể hiện trong tác phẩm và trong nhiều trường hợp nó trùng khít với chủ đề Cònchủ đề: là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài Nóicách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêulên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất
Cảm hứng nghệ thuật: là cảm hứng của nhà văn và cảm hứng tư tưởng củatác phẩm Nó có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một Cảmhứng tư tưởng là tình cảm mãnh liệt, một ham muốn tích cực, là tư tưởng củanhà văn được thể hiện cụ thể, sinh động trong hình tượng nghệ thuật của tácphẩm
Nhân vật: Nhân vật là con người hoặc sự vật được nhà văn miêu tả trongtác phẩm bằng phương tiện văn học Nhân vật truyện ngắn có thể là con người
có tên, có thể là những người không có tên hay có thể là một đại từ nhân xưngnào đó (như tôi, ta, ) Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tínhước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghềnghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay
từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết vớinhững giới thiệu ban đầu đó Nhân vật có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh
Trang 7động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc,giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm Các nhà văn hiện thực xây dựng được những nhân vật có tính cách điển
hình trong hoàn cảnh điển hình
Cốt truyện: Trong văn học truyền thống cốt truyện là vấn đề quan tâmhàng đầu của nhà văn bởi vì nó là yếu tố hàng đầu tạo nên sự hấp dẫn của tácphẩm Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành độngtrong tác phẩm song những sự kiện ấy phải mang hướng điển hình hóa nhằm thểhiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quátnhững xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quancủa họ đối với cuộc sống Vì vậy, cốt truyện là sự hiện thực hóa cuộc đời vào tácphẩm nhưng có sáng tạo và mang tính chủ quan Mỗi nhà văn lại xây dựngnhững cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng,phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống, dù họcùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau
Kết cấu: Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chứctheo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhấtđịnh gọi là kết cấu Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinhđộng, phức tạp của tác phẩm văn học Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tácphẩm
Lời văn nghệ thuật: chính là ngôn từ trong tác phẩm Thứ nhất là nó cótính chính xác, trong sáng Chỉ với những lời văn chính xác, trong sáng, nhà vănmới có thể biểu hiện một cách đúng đắn và đầy đủ những sắc thái, cảm xúc,những điều mà nhà văn muốn diễn đạt Thứ hai, nó có tính hàm súc, là sử dụngmột số lượng chất liệu tối thiểu mà đạt được hiệu quả nghệ thuật tối đa
Các nhiệm vụ cơ bản của người học khi đọc – hiểu:
Tìm kiếm thông tin từ văn bản
Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên
hiểu biết chung về văn bản
Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản
Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loạivăn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống
1.1 Tìm kiếm thông tin từ văn bản.
Đây là những thông tin mà có sẵn ở trong văn bản Giáo viên yêu cầu họcsinh tìm hiểu và chuẩn bị
Ví dụ minh họa
Trang 8Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Trong lòng mẹ”trích “Những
ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng giáo viên cho học sinh tìm hiểu các câu hỏi
+ Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm ?
+ Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng?
Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, tóm tắt được văn bản; huy động nhữnghiểu biết đã có về tác giả, tác phẩm, đặc biệt đây là tác phẩm hồi kí tự truyệnNguyên Hồng đã “ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.Học sinh tìm hiểu về chế độ thực dân nửa phong kiến giai đoạn 1930 -1945 để
từ đó những kiến thức hiểu biết về những quan niệm, những hủ tục lạc hậu của
xã hội phong kiến lúc bấy giờ Học sinh cần chú ý những nét chính về cuộc đời,con người nhà văn có ảnh hưởng tới những sáng tác của Nguyên Hồng
Văn bản Lão Hạc- Nam Cao
+ Hãy nêu một vài nét mà em biết về tác giả Nam Cao Em ấn tượng nhất
điều gì tác giả và những tác phẩm của ông?
+Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Lão Hạc ?
Học sinh đọc và tóm tắt văn bản, có những hiểu biết về nhà văn và tácphẩm Lão Hạc Nam Cao là một trong những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa vàobậc nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX Chủ nghĩa nhân đạo trong con người
và sáng tác của Nam Cao thể hiện cực kì sâu sắc trên hai nội dung cơ bản: sựyêu thương rất mực và sự trân trọng đề cao rất mực đối với con người Nam Caoyêu thương và tin tưởng ở con người Viết về người nông dân là một trongnhững đề tài thành công nhất của Nam Cao Lão Hạc là tác phẩm tiêu biểu nhấtcủa Nam Cao vừa mang tính chất chung của tác phẩm viết về người nông dân,vừa có những đặc sắc riêng
1.2 Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.
Trên cơ sở những nội dung vấn đề của tác phẩm học sinh đã tìm hiểu,giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách giải thích, cắt nghĩa, giải thích các vấn
đề, nội dung liên quan đến tác phẩm
Ví dụ minh họa:
Văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Câu hỏi 1: Em hiểu gì về nhan đề “ Tức nước vỡ bờ”?
Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết để làm nổi bật bản chất của Cai lệ và ngườinhà lý trưởng?
Câu hỏi 3: Tìm những chi tiết cho thấy được những phẩm chất tốt đẹpcủa chị Dậu và sức phản kháng tiềm tàng ở nhân vật chị Dậu?
Trang 9Từ những câu hỏi giáo viên có thể lần lượt hướng dẫn học sinh với cácnội dung:
Giải thích ý nghĩa, tác dụng nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là câu tục ngữ
lấy một quy luật tự nhiên- nước bị dồn sẽ làm vỡ bờ ngăn- để nói đến một quyluật xã hội có áp bức, có đấu tranh Tiêu đề thể hiện đúng lô-gic hiện thực “ tứcnước vỡ bờ” ở hoàn cảnh chị Dậu: bị dồn nén, áp bức, đày đọa quá mức chị đãvùng lên phản kháng, đánh lại người nhà nước, làm sáng lên chân lí con đườngsống của quần chúng bị áp bức đau khổ chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự
giải phóng Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” cho thấy cảm quan hiện thực sâu sắc
của nhà văn Ngô Tất Tố: không những thấy được xu thế “ tức nước vỡ vờ” vàsức mạnh khôn lường của sự “ vỡ bờ” đó, mà còn như dự báo sức mạnh “vỡ bờ”
vô cùng to lớn của người nông dân sau này khi góp phần làm nên Cách mạngtháng Tám năm 1945 long trời lở đất
Những chi tiết ở trong tác phẩm đã làm nổi bật được tính cách của nhân vật Nhân vật cai lệ hành động như một cái máy đã được “lập trình” sẵn “lập
trình” về phận sự và công việc: đánh, trói người thiếu thuế Mục tiêu duy nhấtcủa hắn là nhằm vào anh Dậu Vì vậy, hắn bất chấp hoàn cảnh anh Dậu đangđau ốm nặng, bất chấp những lời van xin có lí có tình của chị Dậu, vẫn sai ngườixông vào bắt trói anh Dậu Khi người nhà lí trưởng “hình như không dám hành
hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra gì” thì cai lệ trực tiếp ra tay Cai lệ là kẻmất hết tính người, tàn bạo hơn cả dã thú ( bản chất dã thú bộc lộ qua lời nói “thét”, “quát”, “hầm hè”, “nham nhảm thét”, qua hành động “sầm sập tiến vào”,
“trợn ngược hai mắt”, “giật phắt cái thừng”, “chạy sầm sập đến”, “ bịch luônvào ngực”, “tát vào mặt”,…)
Cần lưu ý cai lệ là viên chỉ huy cấp thất nhất, là một tên tay sai hạng quèn
mà còn tác oai tác quái đến thế, quyền hành ngang ngược đến thế thì đủ biết bộmáy quan lại và toàn bộ chế độ xã hội khi đó xấu xa, tàn bạo đến chừng nào
Trọng tâm của đoạn trích là phẩm chất cao đẹp của chị Dậu Cần tập
trung vào hai nội dung cơ bản là tình yêu thương và sức mạnh phản kháng mãnhliệt của chị Dậu
Về tình yêu thương của chị Dậu: chăm sóc chồng ốm đau tận tình ( hànhđộng quạt cháo cho chóng nguội, “rón rén” bưng bát cháo lên cho anh Dậu: tâmtrạng hồi hộp chờ xem chồng có ăn ngon miệng không), bảo vệ anh Dậu bằngmọi giá
Về sức mạnh phản kháng của chị Dậu: quá trình từ thấp đến cao, phù hợp
với diễn biến của hoàn cảnh và tâm trạng Ban đầu là cố van xin: “cháu van ông,nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho” Tiếp đến là “cự lại” bằng lí
Trang 10lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” Cuối cùng là giáng trảbằng hành động nghiến hai hàm răng “ mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”,túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, túm tócngười nhà lí tưởng “lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
Hành động phản kháng của chị Dậu tuy chỉ là bộc phát và căn bản chưagiải thoát khỏi bế tắc nhưng đã cho thấy con người bị áp bức đau khổ không còncam chịu, mặc cho cái ác chà đạp Nếu anh Dậu nói lên cái lí, cái sự thật củamột xã hội không hề có công lí “người ta đánh mình không sao, mình đánhngười ta thì mình phải tù phải tội” thì chị Dậu đã phủ nhận cái lí hết sức vô lí đóbằng lời nói và hành động phản kháng: “Thà ngồi tù Để chúng nó làm tình làmtội mãi thế, tôi không chịu được …”
Bản chất tính cách của chị Dậu là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, khiêmnhường, giàu lòng yêu thương, biết nhẫn nhục chịu đựng, nhưng không hoàntoàn yếu đuối mà trái lại, luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một tinh thầnphản kháng mạnh mẽ Chị Dậu là nhân vật điển hình cho vẻ đẹp truyền thồngcủa người phụ nữ Việt Nam
Đưa ra kết luận về văn bản: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tậptrung chủ đề của tác phẩm: lên án, tố cáo hiện thực, xấu xa, tàn bạo, thương cảm
và khẳng định, đề cao người lao động bị áp bức
Văn bản “Lão Hạc” trích trong “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
Câu hỏi 1: Hãy nêu những sự việc chính xảy ra đối với Lão Hạc?
Câu hỏi 2: Việc lão Hạc bán con chó Vàng là một tình huống quan trọngtrong truyện Vì sao lão Hạc phải bán chó? Hãy phân tích diễn biến tâm trạngcủa Lão Hạc xung quanh việc bán chó Qua đó, em thấy lão Hạc là người nhưthế nào?
Câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc?Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết,
em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão?
Câu hỏi 4: Trong truyện, nhân vật “tôi” ( có thể là tác giả) đã có nhữnglời nói, cử chỉ, thái độ như thế nào đối với Lão Hạc? Em nghĩ như thế nào vềnhân vật này?
Câu hỏi 5: Khi nghe Binh Tư cho biết Lão hạc xin hắn bả chó để bắt mộtcon chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”,nhưng khi chúng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc “tôi” lại nghĩ: “Không!Cuộc đời chưa hẳn … nghĩa khác.” Em hiểu ý nghĩ của nhân vật “tôi” như thếnào?
Trang 11Câu hỏi 6: Hãy khái quát nghệ thuật xây dựng nhân vật Lão Hạc trong
truyện
Ở câu hỏi 1 học sinh cần xác định được ý chính của văn bản: Mặc dù chỉđọc hiểu sâu đoạn trích phần in chữ to trong văn bản nhưng vẫn cần cho họcsinh nắm được toàn bộ nội dung truyện ngắn Lão Hạc Có như vậy mới thấyđược hết tình tình cảnh bi thảm và phẩm chất cao đẹp của lão Hạc Về phần nàyhọc sinh nắm được các ý chính: Tình cảnh đáng thương của lão Hạc: nhà nghèo,sống trong cảnh gà trống nuôi con, con trai phẫn chí do không có tiền cưới vợ,
bỏ đi làm đồn điền cao su Tình cảm của lão Hạc với con chó Vàng: yêu quý “cậu Vàng” vì đó là người bạn giải khuây trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là kỉvật của người con trai Tình cảnh túng quẫn, lão ốm sức khóe ngày một sa sút,thêm nữa trận bão tàn phá hoa màu còn lại Lão đành tính chuyện bán “ cậuVàng” Khi phải bán “ cậu Vàng”, lão Hạc vô cùng xót xa, đau đớn, ân hận Nỗi
ân hận, đau đớn, xót xa thể hiện qua cử chỉ: cười như mếu, đôi mắt ầng ậngnước, mặt đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mémmếu như con nít, lão hu hu khóc… thể hiện qua lời nói “ Thì ra tôi già bằng nàytuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó” Sau khibán cậu Vàng lão Hạc tự tìm đến cái chết bi thảm Lão đã nhờ ông giáo là ngườinhiều chữ nghĩa giữ giúp mảnh vườn cho con, để lại những đồng tiền chắt chiudành dụm, nhờ bà con hàng xóm lo hậu sự, nếu chẳng may lão chết Lão Hạcchết chính là cách để giải thoát cho mình Tuy nhiên đây là cái chết hết sức bithảm: tự tử bằng cách ăn bả chó Phải chăng cái chết này bao hàm ý nghĩa lãoHạc tự trừng phạt mình bằng hình phạt đau đớn nhất
Những phẩm chất cao đẹp của người nông dân lương thiện qua nhân vậtlão Hạc: tâm hồn yêu thương của lão Hạc thể hiện qua tình cảm của lão đối với “cậu Vàng” và đặc biệt là tình yêu thương sâu nặng đối với người con
Với câu hỏi 2 và 3 giáo viên hướng dẫn học sinh Qua lời nói, cử chỉ củalão Hạc đối với “ cậu Vàng” có thể thấy “cậu Vàng” là người bạn tri âm, tri kỉ,người bạn được yêu thương tới mức nuông chiều Chỉ trong hoàn cảnh cùng cựcnhất lão Hạc mới đứt ruột bán “cậu Vàng” và sau khi bán “cậu Vàng” lão phảisống trong địa ngục của sự cô đơn, ân hận
Tình cảm sâu nặng đối với “cậu Vàng” có nguồn gốc sâu xa là tìnhthương con của lão Hạc: “cậu Vàng” như một kỉ vật thiêng liêng của người cha
để lại Tình phụ tử ở lão Hạc vô cùng lớn lao, cảm động Lão Hạc sống vì con,chết cũng vì con
Bên trong cái hình hài khắc khổ méo mó của lão Hạc là một nhân cách hếtsức cao đẹp Lão Hạc là người có lòng tự trọng đáng kính Tự trọng khi tự trừng