1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng đầu đến khám tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh long an

82 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---NGUYỄN THỊ KIM LOAN TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-NGUYỄN THỊ KIM LOAN

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU

TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

TP Hồ Chí Minh – năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-NGUYỄN THỊ KIM LOAN

TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ CÁC YẾU

TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ BA THÁNG ĐẦU ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Y tế Công cộng

Mã số : 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VÕ MINH TUẤN

TP Hồ Chí Minh – năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưatừng được ai công bố trong bấc kỳ công trình nào khác

Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trongnghiên cứu từ Hội đồng duyệt đề cương Khoa Y tế công cộng số 482/ĐHYD-HĐ kí ngày 16/12 /2016

Long An, ngày 12 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Loan

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu máu trong thai kỳ là vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm ởnhiều quốc gia trên thế giới Theo tổ chức Y tế thế giới (2015) có nhiều nguyênnhân khác nhau gây thiếu máu trong đó thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhânphổ biến nhất (50% trong tất cả các nguyên nhân thiếu máu) [30] Nguyên nhângây thiếu máu do thiếu sắt, chủ yếu là do lượng sắt từ thức ăn không cung cấp

đủ so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể hay cơ thể hấp thụ - sử dụng sắt kém.Thiếu máu do thiếu sắt thường hay xảy ra vào các giai đoạn nhu cầu sắt tăngcao, như giai đoạn trẻ đang tuổi lớn, giai đoạn mang thai, giai đoạn sau sinh vànuôi con bằng sữa mẹ [29]

Thiếu máu do thiếu sắt là yếu tố nguy cơ quan trọng tác động đến pháttriển sinh lý và hình thể của trẻ trong giai đoạn phát triển, tác động đến khảnăng miễn dịch dẫn đến cơ thể kém bảo vệ với tình trạng nhiễm trùng, tác độngđến khả năng sử dụng năng lượng cho các hoạt động thể lực Đặc biệt, trên phụ

nữ đang mang thai, thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt còn làm gia tăng nguy cơbệnh tật và tử vong cho bà mẹ cùng trẻ sơ sinh như sẩy thai, sinh non, suy dinhdưỡng bào thai, giảm khả năng làm việc ở mẹ, băng huyết sau sanh, nhiễmtrùng hậu sản, có 40% các trường hợp tử vong của bà mẹ trong giai đoạn chusinh có liên quan đến tình trạng thiếu máu [22, 29]

Phát hiện thiếu máu thiếu sắt từ sớm trong thai kỳ sẽ giúp có kế hoạch

sử dụng viên sắt hiệu quả, từ đó ngăn ngừa những kết cục xấu của mẹ và con

Tại Việt Nam, từ năm 1995 đã thực hiện chương trình bổ sung viên sắttrong thai kỳ trên toàn lãnh thổ, nhưng theo thống kê năm 1996 của viện Dinhdưỡng Quốc gia trên 52 tỉnh thành có khoảng 52,3% phụ nữ mang thai bị thiếumáu trên cả nước [4] Sau 15 năm, một nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiệnChiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 cho thấy tỉ lệ thiếumáu phụ nữ có thai giảm còn 36,5%[13]

Trang 5

Nghiên cứu của Đặng Thị Hà và cộng sự (2011) trên 347 phụ nữ mangthai trên toàn quốc cho kết quả tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 62,5%[5].

Nghiên cứu trên cộng đồng của tác giả Phạm Thị Đan Thanh trên 640thai phụ 3 tháng đầu tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010 tỉ lệ thiếu máu 3 tháng đầu thai

kỳ là 36,7%, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt chung trên toàn mẫu là 23,75% liên quan

Thị Anh Thư nghiên cứu trên 484 thai phụ 3 tháng đầu đến khám tại bệnh viện

đa khoa Sóc Trăng năm 2013 có tỉ lệ thiếu máu là 29,5%, thiếu máu thiếu sắt17,6% [16]

Tỉnh Long An cùng với cả nước đã thực hiện chương trình bổ sung viênsắt trong thai kỳ từ năm 1995 Sau một thời gian dài thông tin, truyền thông,giáo dục kiến thức về phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho thai phụ thì tìnhhình thiếu máu do thiếu sắt được cải thiện như thế nào? Đây là vấn đề đượcngành y tế tỉnh Long An quan tâm đặc biệt ở thai phụ 3 tháng đầu

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội đánh giá được tỉ

lệ thiếu máu do thiếu sắt của thai phụ 3 tháng đầu, tìm ra được các yếu tố liênquan đến thiếu máu thiếu sắt từ đó có kế hoạch dự phòng thiếu máu do thiếusắt từ đầu thai kỳ, ngăn ngừa những kết cục xấu cho mẹ và con

Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu là

bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến thiếu máu thiếu sắt?

Trang 6

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3 Xác định tỉ lệ thiếu sắt đơn thuần

2.4 Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ởthai phụ tam cá nguyệt đầu

Trang 7

sắt

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 SINH LÝ HỒNG CẦU

Hồng cầu có đời sống từ 100-120 ngày, hàng ngày có khoảng 1/200 số lượng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách Vai trò chính của hồngcầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển

(Hemoglobin) của hồng cầu đảm nhận Hồng cầu đươc sinh ra từ quá trình tổnghợp AND và tổng hợp Hemoglobin [3]

1.2 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ HUYẾT HỌC TRONG THAI KỲ 1.2.1 THAY ĐỔI VỀ THỂ TÍCH MÁU

Có sự gia tăng thể tích máu mẹ đáng kể trong suốt thai kỳ, trung bìnhtăng khoảng 40-50% so với lúc chưa mang thai Một số thai phụ có thể tíchmáu tăng nhẹ, ngược lại một số trường hợp có thể tích tăng gấp đôi Thể tíchmáu bắt đầu tăng từ 3 tháng đầu thai kỳ, tăng nhanh vào 3 tháng giữa, chậm lạitrong 3 tháng cuối và ổn định trong vài tuần cuối của thai kỳ [3]

Thể tích máu tăng bao gồm cả thể tích hồng cầu và huyết tương, tuynhiên thể tích huyết tương tăng nhiều hơn Có sự tăng sản nhẹ dòng hồng cầutrong tủy xương và hồng cầu lưới trong máu của thai phụ, chính sự gia tănghuyết cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng sắt tất yếu cho quá trình sản xuất Hemoglobin(Hb) Do đó nếu sắt không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn thì sẽ xuấthiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt

1.2.2 THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN VÀ THỂ TÍCH HÒNG CẦU

Nồng độ Hb và thể tích hồng cầu giảm nhẹ trong thai kỳ, dẫn đến hậuquả độ nhớt máu sẽ giảm Nồng độ Hb trung bình khoảng 12.5 g/dl lúc thai đủtháng, đối với những sản phụ có nồng độ Hb dưới 1g/dl, đặc biệt là ở giai đoạncuối thai kỳ được xem là một bất thường, có thể do thiếu máu thiếu sắt

Trang 9

1.3 THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ

Thiếu máu là sự giảm sút số lượng hồng cầu hay nồng độ huyết sắc tốtrong tuần hoàn, đưa đến giảm khả năng cung cấp oxy cho các mô

1.3.1 Định nghĩa thiếu máu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2001) thiếu máu là tình trang trong

đó số lượng các tế bào hồng cầu hoặc khả năng vận chuyển oxy của hồng cầukhông đủ để đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhu cầu này thay đổi tùy theo tuổi, giớitính, độ cao, hút thuốc và tình trang mang thai

Thiếu máu ở thai phụ khi Hb<110g/l (11g/dl) hoặc Hct< 33% Thiếu máunhẹ khi Hb 100- 119 g/l, thiếu máu trung bình khi Hb 70- 99 g/l, thiếu máunặng trong thai kỳ được định nghĩa là khi Hb<70g/l (7g/dl) và có chỉ định điềutrị [31]

Ở phụ nữ mang thai do có sự biến đổi sinh lý trong thai kỳ, thể tích huyếttương tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu vì vậy sẽ gây ra hiện tượng thiếu máusinh lý Trị số Hb bình thường ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi từ 11,5-13g/dl vàthiếu máu ở phụ nữ mang thai được định nghĩa khi nồng độ Hb thấp hơn 11g/dl

Bảng 1.1 Phân loại mức độ thiếu máu trong thai kỳ

(Nguồn: Phân loại theo WHO 2001[26])

1.3.2 Nguyên nhân của thiếu máu trong thai kỳ [3]

- Do mắc phải

+ Thiếu máu do thiếu sắt+ Thiếu máu do mất máu cấp+ Do nhiễm trùng hoặc do bệnh máu ác tính+ Thiếu máu nguyên hồng cầu to

+ Thiếu máu tán huyết do mắc phả

Trang 10

- Do duy truyền

+ Thalassemia+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm+ Thiếu máu tán huyết do di truyền

1.3.3 Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu

Chẩn đoán thiếu máu dựa vào các triệu chứng cơ năng như chóng mặt,nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, tim đập nhanh, giảmkinh Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu thực thể như: Da khô, xanh xao, niêmnhợt nhạt, lưỡi mất gai, viên lưỡi, móng tay dẹt, xuất huyết võng mạc đôi khi

có lách to [3]

1.3.4 Ảnh hưởng của thiếu máu trên thai kỳ

Thiếu máu gây hậu quả cho cả mẹ và thai nhi, các hậu quả thay đổi tùytheo tốc độ gảm Hb trong máu, độ nặng của thiếu máu và sự hiện diện của cácvấn đề sản khoa, nội khoa ở người thai phụ bị thiếu máu [3]

- Về phía mẹ

Thiếu máu trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thể chất, tâm thầnkinh, cho dù thiếu máu nhẹ củng ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm sức đề khángmệt mỏi và một số các rối loạn khác, làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc Vìthế thiếu máu đã góp phần một cách trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tỉ lệ tử vong

ở bà mẹ do suy tim trong thai kỳ, băng huyết sau sanh và nhiễm trùng hậu sản

Có 3 giai đoạn thiếu máu cần được chẩn đoán là: Còn bù, mất bù và suyhoàn toàn Những người phụ nữ bị thiếu máu nhẹ và mãn tính có thể vượt quathai kỳ và chuyển dạ sanh mà không có một bấc trắc nào do cơ thể họ đã thíchnghi với tình trạng nồng độ Hb thấp

Thiếu máu trung bình thường làm gảm khả năng làm việc Mất bù timxảy ra khi nồng độ Hb dưới 5g/dl Cung lượng tim tăng ngay cả lúc nghỉ ngơi

Cơ chế bù trừ không thể đáp ứng nổi với nồng độ Hb thấp và chính sựthiếu oxygen gây tình trạng chuyển hóa yếm khí và tích lũy acid lactic, dần dầndẫn đến suy tuần hoàn, nếu không điều trị sẽ gây phù hổi cấp và tử vong

Trang 11

Tình trạng miễn dịch ở thai phụ thiếu máu: Số lượng bạch cầu lympho T

và B sẽ giảm khi nồng độ Hb dưới 11g/dl Sự giảm này sẽ rõ rệt khi nồng độ

Hb dưới 8g/dl Nồng độ kháng thể cũng bị giảm khi nồng độ Hb giảm Số lượngbạch cầu lympho T, B và kháng thể sẽ phục hồi trong vòng 6-12 tuần bằng cáchđiều trị sắt đường uống

- Về phía thai

Sắt được vận chuyển chủ động qua nhau thai do đó nồng độ Hb, sắt huyếtthanh và cả độ bảo hòa transferrin ở thai nhi cao hơn giá trị tương ứng ở mẹ.Thai nhi đạt được nồng độ Hb và sắt huyết thanh bình thường máu ngay cả khi

mẹ thiếu máu thiếu sắt Tuy nhiên, dự trữ sắt của thai nhi thấp do đó trẻ sinh ra

từ các bà mẹ thiếu máu có nguy cơ cao bị thiếu máu

Thiếu máu dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho thai, làm thai chậm phát triển trong

tử cung do suy giảm tuần hoàn nhau thai và ảnh hưởng đến hệ tim mạch của thai

1.3.5 Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu

Chẩn đoàn thiếu máu chủ yếu dựa vào yếu tố sinh học, còn triệu chứnglâm sàng thường đến sau các yếu tố sinh học Tầm soát thiếu máu dựa vào cácyếu tố sinh học ở máu ngoại vi [3]

- Định lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb)

Trang 12

Bảng 1.2 Đánh giá mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) dựa vào tỉ lệ thiếu máu theo các ngưỡng sau:

Trong thai kỳ, chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt khi:

Nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 11g/dL và nồng độ Ferritin huyết thanhdưới 15μ/l [3]

Thay đổi sâu hơn về huyết học

- Số lượng hồng cầu giảm, Hematocrit thấp

- Các chỉ số hồng cầu: MCV<80fL, MCHC<280g/l, MCH<27pg

- Hồng cầu lưới bình thường

- Phết máu ngoại vi: hồng cầu nhược sắc, hồng cầu nhỏ, hồng cầu kíchthước không đều Số lượng bạch cầu bình thường Số lượng tiểu cầu bìnhthường hay tăng nhẹ

1.4.2 Vai trò của sắt trong cơ thể:

Sắt là yếu tố quan trọng cho sự sống Sắt chỉ có một lượng nhỏ trong cơthể, chiếm tỉ trọng bằng 0,005% trọng lượng cơ thể Sắt là thành phần của heme,yếu tố chính của Hb Nếu thiếu sắt sẽ không tạo được heme do đó sẽ không tạođược Hb, vì vậy sẽ sinh ra thiếu máu

Thời gian đầu nếu thiếu sắt thì được sắt dự trữ bù đắp, sau đó sắt dự trữ

sẽ cạn kiệt dần, hậu quả là sắt huyết thanh sẽ giảm, rối loạn sinh hồng cầu, cácnguyên hồng cầu đòi hỏi nồng độ huyết sắc tố nhưng không được đáp ứng sẽtạo nên hồng cầu nhỏ nhằm tăng bù trừ [3]

Trang 13

1.4.3 Dự trữ sắt của cơ thể

Tổng lượng sắt trong cơ thể bình thường là 3-4g

Sắt ở các dạng:

- Huyết sắc tố trong hồng cầu khoảng 2g

- Sắt chứa trong protein (như myoglobin, cytochromes, catalase) khoảng400mg, sắt gắn với transferrin : 3-7mg

- Phần còn lại sắt chứa ở dạng Ferritin hoặc hemosiderin

- Dự trữ sắt ở đàn ông trưởng thành khoảng 10mg/kg, và chủ yếu ở gan,lách, và tủy xương Phụ nữ trưởng thành có dự trữ sắt ít hơn, tùy vào kinhnguyệt, số lần mang thai, số lần sinh, việc cho con bú, và lượng sắt bổ sung.Tại Mỹ, 93% phụ nữ từ 20-45 tuổi có dự trữ sắt khoảng 5,5± 3,4mg/kg, trong

đó có 7% bị thiếu sắt có dự trữ sắt là 3,9± 3,2mg/kg Ngoài ra, một số đánh giákhác cho thấy có đến 20% phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản ở Mỹ thiếu dự trữ sắt

- Nồng độ Ferritin thay đổi từ 20-300ng/ml, có mối liên quan trực tiếpgiữa nồng độ Ferritin và dự trữ sắt

- Nồng độ Ferritin huyết thanh là yếu tố để đánh giá dự trữ sắt ở ngườikhỏe mạnh và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thiếu sắt ở hầu hết bệnh nhân

- Nồng độ Ferritin thay đổi từ 40-200ng/ml ở người bình thường và giatăng đáng kể ở những bệnh nhân dư sắt do gan kích thích tổng hợp Ferritin.Không có nguyên nhân nào khác ngoài thiếu sắt làm cho trị số Ferritin huyếtthanh giảm Do đó, tất cả những bệnh nhân có Ferritin huyết thanh dưới 10-15ng/ml đều là thiếu sắt, với độ nhạy là 59% và độ chuyên biệt là 99% [28]

1.4.4 Nhu cầu sắt của cơ thể

Nhu cầu sắt thay đổi tùy theo lứa tuổi, lượng sắt mất theo bề mặt bêntrong cũng như bên ngoài cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của cơthể kể cả trong thai kỳ Chế độ ăn giàu sắt rất quan trọng trong việc bổ sunglượng sắt căn bản bị mất

Trang 14

Khi mang thai nhu cầu sắt (và folate) tăng gấp 6 lần, phần lớn cần thiếtcho tam cá nguyệt cuối Nhu cầu này tăng lên từ 1-1,5mg/ngày và có thể tăngđến 6-7mg/ngày.

Để đáp ứng nhu cầu đó, thai phụ phải tiêu thụ 20-48mg sắt trong thựcphẩm Với chế độ ăn bình thường, thực phẩm không đem lại quá 10-15mg sắtmỗi ngày Ước tính tổng lượng sắt cần trong suốt thời kỳ mang thai là 1.240mg,trong đó nhu cầu cho thai là 270mg, nhau là 90mg, phát triển của tế bào máu là450mg và lượng sắt mất là 230mg (máu mất trong chuyển dạ)

Ba tháng đầu mang thai, nhu cầu sắt không cao vì khi đó sắt không bịmất theo chu kỳ kinh và nhu cầu sắt của thai trong thời gian này không nhiều

Trong suốt thời gian mang thai có sự gia tăng khối lượng hồng cầu, tăngthể tích tuần hoàn cùng với sự phát triển của nhau và thai, từ đó nguồn dự trữsắt trong cơ thể bị thiếu hụt Trong khi ăn kiêng theo thói quen, thời gian nghénkéo dài sẽ làm cho tình trạng thiếu sắt càng tăng thêm

Trong thai kỳ, nhu cầu sắt tăng, do đó những thai phụ bị thiếu máu thiếusắt nặng cần đến 200mg sắt nguyên tố/ngày Đa số lượng sắt được chuyển chothai nhi vào ba tháng cuối thai kỳ và lượng sắt dự trữ cho thai sẽ tăng dần trongthời kỳ này Hai phần ba số sắt được chuyển qua nhau thai được kết hợp thànhhuyết sắc tố, phần còn lại được dự trữ dưới dạng Ferritin ở gan thai nhi để sửdụng trong năm đầu tiên của cuộc đời

1.4.5 Hấp thu sắt

Quá trình hấp thu sắt bắt đầu tại dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành

tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non

Có hai dạng sắt được hấp thu, mỗi dạng có một cơ chế hấp thu khác nhau:

thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, gan động vật và cácloại hải sản

Trang 15

- Sắt non-heme, Fe3+: Có trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vậtnhư rau bông cải, súp lơ xanh, quả đậu, bánh mì đen và trái cây như mơ, quả

bơ, lạt, hạt hướng dương, hạt bí

dễ hấp thu Vitamin C cũng có vai trò tương tự trong quá trình này Sự kiểmsoát quá trình hấp thu sắt và lượng sắt được hấp thu vào máu tĩnh mạch cửa phụthuộc vào nhu cầu sắt của cơ thể và kho dự trữ sắt của cơ thể Trong trường hợpthiếu sắt, một lượng sắt lớn hơn được hấp thu qua riềm bàn chải vào tế bàoniêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa Khi cơ thể quá tải sắt, lượngsắt được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm đi Một yếu tố khác ảnhhưởng đến quá trình hấp thu sắt là sự điều hoà hấp thu sắt ngay tại riềm bànchải của ruột non Lượng sắt được hấp thu thừa sẽ kết hợp với apoFerritin đểhình thành Ferritin nằm trong bào tương tế bào niêm mạc ruột Ferritin này sẽđược thải vào lòng ruột khi tế bào biểu mô ruột bị bong ra

Các nguyên hồng cầu lấy sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp Hb từtransferrin Trong trường hợp quá tải sắt, lượng sắt trong huyết tương tăng lên

và transferrin bị bão hoà hết Khi đó sắt được chuyển đến các tế bào ở nhu môcác cơ quan khác nhau như gan, tim, các tuyến nội tiết gây các biểu hiện bệnh

lý do ứ đọng sắt Bình thường các hồng cầu chết bị thực bào tại các tế bào đạithực bào của hệ liên võng nội mô Một phần nhỏ sắt giải phóng ra từ sự phânhuỷ, Hb sẽ đi vào huyết tương và phần lớn được dự trữ trong các đại thực bàodưới dạng Ferritin và Hemosiderin Lượng dự trữ này nhiều hay ít tuỳ thuộcvào tình trạng cơ thể, lượng sắt có trong cơ thể và nhu cầu của cơ thể [8]

1.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt

Hấp thu sắt từ thực phẩm: Hoạt tính sinh học của sắt trong thực phẩmchịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn Sắt hấp thu thay đổi từ 1- 40% tùy theo thànhphần trong bữa ăn Chế độ ăn có acid ascorbic có trong chanh, trái cây, rau

Trang 16

xanh, bắp cải, bông cải, các loại củ, hạt làm tăng hấp thu sắt Ngược lại, nhữngchất ức chế hấp thu sắt bao gồm phytates trong ngũ cốc, bột xay kỹ, quả hạch;canxi, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa; tannins trong trà, cà phê, cacao;phosphate trong lòng đỏ trứng; oxalates trong rau sống.

Dự trữ sắt của cơ thể cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể Nếu

dự trữ sắt thấp, ruột non sẽ tăng hấp thu sắt non-heme Trong thai kỳ, khi dựtrữ sắt giảm, sự hấp thu sắt non-heme trong chế độ ăn tăng lên Tuy nhiên, sựđáp ứng này cũng chỉ có giới hạn bởi lượng sắt trong thức ăn không nhiều sovới nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ [8]

Sự hấp thu sắt từ viên sắt bổ sung chịu ảnh hưởng bởi độ hòa tan củaviên sắt, liều lượng và thời điểm uống thuốc (trong bữa ăn hay giữa các bữaăn), sự phân bố của các liều thuốc (uống riêng rẽ hay kết hợp trong viên đa sinhtố) và tình trạng dự trữ sắt của cơ thể

Khi đã quyết định liều sắt bổ sung phải biết rõ hàm lượng sắt nguyên tốtrong mỗi viên sắt Ví dụ, hydrate ferrous sulfate chứa 20% sắt nguyên tố, do

đó, một viên 300mg ferrous sulfate chứa 60mg sắt nguyên tố Ferous gluconatechứa 12% sắt nguyên tố và ferrous fumarate chứa 32% sắt nguyên tố Do đó,tổng lượng sắt hấp thu từ mỗi dạng viên sắt tùy thuộc vào lượng sắt nguyên tốtrong mỗi dạng sắt đó

Viên sắt được hấp thu tốt hơn khi uống giữa các bữa ăn hơn là trong bữa

ăn Ngoài ra, sắt trong viên sắt đơn thuần (có hay không có acid folic) được hấpthu tốt hơn sắt chứa trong viên đa sinh tố Calcium carbonate, magnesium oxidetrong viên đa sinh tố là thành phần ngăn cản hấp thu sắt [31]

Một số thuốc gây kết tủa làm ức chế hấp thu sắt Một số thực phẩm nhưsữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, trà, cà phê làm giảm hấp thu sắt Bệnh

lý dạ dày ruột cũng làm giảm hấp thu sắt

1.4.7 Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt lên thai kỳ

Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ gây nhiều ảnh hưởng trên mẹ và thai.Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ với trẻ bao gồm trẻ sinh nhẹ cân, sinh

Trang 17

non và tử vong chu sinh, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ sau sinh; với mẹ làtăng tử suất và bệnh suất của các vấn đề sản khoa và không sản khoa trong thờigian chu sinh, giảm khả năng bổ sung sắt cho con khi nuôi con bằng sữa mẹ.Các mức độ ảnh hưởng tỉ lệ thuận với sự sụt giảm Hb [31].

1.4.8 Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt

- Mất máu rỉ rả như chảy máu mũi, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, donhiễm ký sinh trùng, rong kinh, cường kinh…

- Cung cấp không đủ chất sắt: Chế độ ăn không đủ chất sắt

1.4.9 Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt:

Dựa vào chỉ số huyết học và định lượng ferritin huyết thanh để xác địnhmức độ thiếu máu và dự trữ sắt của cơ thể:

- Xác định thiếu máu ở thai phụ 3 tháng đầu khi Hb <11 g/l

- Xác định thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu khi ferritin <15 µg/l [3]

1.4.10.3 Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2006 về bổ sung sắt và folate trong thai kỳ như sau:

- Tất cả thai phụ đều được bổ sung 30- 60mg sắt và 400μg folic acid mỗi

ngày trong 6 tháng hoặc nếu không bổ sung đủ 6 tháng trong thai kỳ thì nên tiếptục bổ sung trong giai đoạn hậu sản hoặc tăng liều sắt lên 120mg mỗi ngày

- Ở những nơi có tần suất thiếu máu thai kỳ hơn 40% thì thai phụ nên:+ Tiếp tục bổ sung sắt thêm 3 tháng hậu sản

+ Tầm soát thiếu máu trong thai kỳ và thời kỳ hậu sản+ Điều trị thiếu máu thiếu sắt với liều sắt 120mg mỗi ngày trong 3 tháng.+ Theo dõi lâm sàng 2 tuần sau điều trị, đánh giá xét nghiệm và tuân thủđiều trị sau 4 tuần tất cả các trường hợp thiếu máu nặng

+ Hướng dẫn chế độ ăn chứa các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C [29]

1.4.10.4 Tại Việt Nam, Hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế về chăm sóc trước sinh như sau [12]:

Viên bổ sung sắt/folic, uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đếnhết 6 tuần sau sinh, tối thiểu uống trước sinh 90 ngày

Trang 18

Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lênliều điều trị 2-3 viên/ngày.

Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thaiđầu Kiểm tra việc sử dụng sắt và cung cấp thuốc tiếp trong các lần khám thai sau

Tóm lại, thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, nhất

là trong giai đoạn mang thai và dự hậu thiếu máu thiếu sắt của thai kỳ càngnặng nề hơn nếu thiếu trong 3 tháng đầu thai kỳ Tầm soát và điều trị sớm thiếumáu thiếu sắt trong thai kỳ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sức khỏe

bà mẹ và trẻ em Tuy nhiên, việc quản lý và dự phòng thiếu máu thiếu sắt còncần phải có sự phối hợp của việc bổ sung vi chất và cải thiện chế độ ăn Đây làgiải pháp mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụngnhằm giảm thấp tần suất thiếu máu thiếu sắt

1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG THAI KỲ

1.5.1 Nghiên cứu nước ngoài

Tình hình thiếu máu là vần đề sức khỏe cộng đồng phổ biến và có ảnhhưởng trên phạm vi toàn cầu ở những quốc gia phát triển và đang phát triển.Năm 2002 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính thiếu máu do thiếu sắt làmột trong mười nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật và tử vong

ở trẻ tiền học đường và phụ nữ có thai [28]

Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu của WHO từ 1993-2005 đánh giá trên 192quốc gia: tính chung toàn thế giới có đến 56 triệu phụ nữ có thai bị ảnh hưởngbởi thiếu máu (chiếm 41,8%) và 468,4 triệu phụ nữ không có thai bị ảnh hưởngbởi thiếu máu (chiếm 30,2%) Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai cao nhất là ChâuPhi (57,1%), Đông Nam Á (48,2%), thấp nhất là Châu Âu (25,1%) và Châu Mỹ(24,1%) Ở phụ nữ không có thai, tỉ lệ thiếu máu ở Châu Phi và Đông Nam Ávẫn là 2 châu lục có tỉ lệ thiếu máu cao nhất (47,5%) và 45,7% [20, 24]

Trang 19

Bảng 1.3 Tỉ lệ thiếu máu thai kỳ ở các vùng trên thế giới:

Vùng

Phụ nữ có thai Phụ nữ không có thai

Tỉ lệ (%)

Số người (triệu)

Tỉ lệ (%)

Số người (triệu)

Châu Phi

Châu Mỹ

Đông Nam Á

Châu Âu

Đông Địa Trung Hải

Tây Thái Bình Dương

57,1 24,1 48,2 25,1 44,2 30,7

17,2 3,9 18,1 2,6 7,1 7,6

47,5 17,8 45,7 19,0 32,4 21,5

69,9 39,0 182,0 40,8 39,8 97,0

(Nguồn: WHO năm 2008 [20])

Cũng tại Ấn độ, Erli A.I, năm 2013, trong nghiên cứu cắt ngang với 75thai phụ ở 3 tháng cuối, tỉ lệ thiếu máu lên đến 83% (ngưỡng chẩn đoán làHb<10g/dl), tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt là 37% Nhóm thai phụ tuổi (23-27 tuổi),điều kiện kinh tế xã hội thấp, tình trạng học vấn thấp, đa sản, có tỉ lệ thiếu máucao hơn Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu từ bệnh viện [21]

Tại Eastem Croatia tác giả Banjari và cộng sự (2015) nghiên cứu trên

265 phụ nữ mang thai ≤ 12 tuần khỏe mạnh, không ăn kiêng, không điều trị bất

kỳ loại thuốc nào chọn mẫu ngẫu nhiên, theo dõi suốt thời gian mang thai đếnkhi sinh, cho kết quả tỉ lệ thiếu máu là 4,5%,(ngưỡng chẩn đoánHb<10g/dl)[19]

Nghiên cứu của tác giả T.Harvey và công sự năm 2016 trên 1478 thaiphụ từ nhiều bệnh viện ở Pháp cho kết quả tỉ lệ thiếu máu chung 15,8% tănglên theo thời gian mang thai, 8,8% ở 3 tháng đầu, 13,7% 3 tháng giữa, 26,0% 3tháng cuối Tỉ lệ thiếu sắt với nồng độ xác định Ferritin <15µg/l là 30,9%, 3tháng đầu 18,7%, 3 tháng giữa 31,7%, 3 tháng cuối 51,2% Tỉ lệ thai phụ thiếumáu, thiếu sắt tăng lên theo thời gian mang thai [26]

Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Gomes da COSTA và cộng sự (2016) tại

Bồ Đào Nha, đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt và các yếu tố liên quan đến

Trang 20

thiếu sắt của 201 thai phụ dưới 20 tuần tại Bệnh viện cho thấy rằng có 2,49 %thiếu máu, 38,3% dự trữ sắt thấp, 10,9% thiếu sắt và không có sự khác biệt có ýnghĩa thống kê giữa phụ nữ không thiếu sắt và có thiếu sắt về nghề nghiệp, họcvấn, thói quen hút thuốc lá, BMI, tuổi mẹ, tuổi thai Ngưỡng chẩn đoán thiếu máukhi Hemoglobin= Hb < 110g/l, thiếu sắt khi serum ferritin= SF <15µg/l [18].

Một nghiên cứu tại Bệnh viện ở tây Ban Nha trong vòng 3 năm

2005-2008 ( report năm 2012) trên thai phụ từ 8-12 tuần khỏe mạnh, không thiếumáu, không có mắc các bệnh viêm mãn, hay cấp tính ,không mắc bệnh về gan,ung thư (n=205) cho thấy rằng thai phụ có kho dự trữ sắt cạn kiệt (serum ferritin

<12µ/l) là 20%, khi bổ sung viên sắt với liều thông thường (cả 2 nhóm dự trữsắt cạn kiệt và dự trữ sắt bình thường (≥12µ/l ) trước tuần thứ 17 của thai kỳ(48mg sắt/ngày) nguy cơ sinh con có cân nặng giảm 190gr so với những thaiphụ có kho dự trữ sắt bình thường[25]

1.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu cắt ngang của Võ Thị Thu Nguyệt, năm 2007, thực hiện lấymẫu (302 người) trên nhóm thai phụ đến với bệnh viện Đại học Y DượcTP.HCM ở tam cá nguyệt 2, với chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt khi Hb<110g/l

và Ferritin<12ng/ml Tiền sử dùng sắt chỉ dừng ở việc có hay không có dùngsắt, có hay không có dùng sữa có bổ sung sắt trong thai kỳ, không đề cập đếnthời gian sử dụng hay thời điểm bắt đầu dùng, cách uống viên sắt Tỉ lệ thiếumáu là 20,2%, thiếu máu thiếu sắt là 17,2% Bệnh viện Đại học Y Dược là bệnhviện lớn, hoạt động tư nhân, có khả năng thu nhận đối tượng có khả năng kinh

tế từ khá trở lên, cư trú trong và ngoài thành phố[10]

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh, năm 2008, có lợi điểm hơn là lấymẫu từ cộng đồng của 30 phường xã tại nội và ngoại thành TP.HCM (776người), tuy nhiên lại lấy gộp tất cả các tuổi thai Cách lấy mẫu ngẫu nhiên, tuykhông có đề cập cách chọn trong nghiên cứu, nhưng có tỉ lệ thai phụ ở tam cánguyệt đầu rất thấp, dưới 5%, trong khi hơn 60% là thai phụ ở tam cá nguyệtcuối Tuy có khả năng mẫu không đại diện cho dân số, nhưng nghiên cứu có đi

Trang 21

tìm mối liên quan của thiếu máu thiếu sắt với chế độ dinh dưỡng (hỏi về chế độ

ăn của ngày hôm trước), tình trạng uống viên sắt (có hay không có uống, uốngvào tam cá nguyệt nào, tổng số ngày uống sắt), trọng lượng cơ thể và mức độtăng cân trong thai kỳ Tỉ lệ thiếu máu, thiếu sắt ở thai phụ lần luợt là 17,5%,8,0% Tỉ lệ thiếu sắt (10,7% so với 3,4%, p<0,01) ở 3 tháng cuối cao gấp 3 lần

3 tháng giữa [17]

Nghiên cứu của Phan Thị Ngọc Bích (2008) cho thấy, tỉ lệ thiếu máu ởthai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 là 35,5% Trong đó,mức độ thiếu máu nhẹ chiếm 94,5%, thiếu máu trung bình là 5,3% và thiếu máunặng là 0,2% Tuổi của thai phụ dưới 20 và trên 40 là một trong những nguy cơcao gây thiếu máu Thai phụ làm ruộng có nguy cơ thiếu máu cao hơn các nghềnghiệp khác Thai phụ sống ở nông thôn, nguy cơ thiếu máu cao hơn 1,49 lần

so với thai phụ sống ở thành thị Những thai phụ đẻ từ 3 lần trở lên, nguy cơthiếu máu là cao nhất Nhóm thai phụ đẻ lần đầu, nguy cơ thiếu máu cao thứhai, tỉ lệ thiếu máu trong nhóm thai phụ đẻ 2 lần là thấp nhất Tỉ lệ thiếu máu ởthai phụ tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai lần sinh Tỉ lệ thiếu máu cao nhấttrong nhóm thai phụ có khoảng cách giữa hai lần sinh <3 năm Thai phụ mang đathai nguy cơ thiếu máu cao hơn thai phụ mang một thai Thai phụ mắc tiền sản giật

có nguy cơ thiếu máu cao hơn thai phụ không mắc [2]

Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Nga (2009) trên 368 thai phụ tạiThành Phố Mỹ Tho, chọn mẫu cụm cho kết quả tỉ lệ TMTS chung 17,36%,thiếu máu chung 25,3%, tỉ lệ TMTS ở tam cá nguyệt đầu 12,8% [9]

Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự năm 2008 tại Đắk Lắk cũng chỉ

ra tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng của PNMT dân tộc thiểu số tại tỉnh này là 50,1%

Tỉ lệ này tăng theo tuổi thai và đến 3 tháng cuối thai kỳ có đến 62% phụ nữ bịthiếu máu PNMT trên 4 lần có nguy cơ thiếu máu gấp 3,13 lần bình thường,không dùng các chế phẩm chứa sắt có nguy cơ thiếu máu gấp 6,85 lần bìnhthường PNMT bị thiếu máu dinh dưỡng có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2,25 lần

và nguy cơ sinh non cao gấp 2,61 lần bình thường[11]

Trang 22

Theo nguồn điều tra thiếu máu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2008theo 6 vùng sinh thái cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ không mang thai vùng Đồngbằng sông Cửu Long là 28,5%, phụ nữ có thai là 26,6 % Tỉ lệ thiếu máu chungtrên toàn quốc ở phụ nữ không mang thai là 26,5% và phụ nữ có thai là 31,4%.

Bảng 1.4 Tỉ lệ thiếu máu theo 6 vùng sinh thái (2008)

thai (%)

Phụ nữ có thai (%)

( Nguồn:Điều tra thiếu máu VDD, 2008 )

(Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng cập nhật 19/6/2012)Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giaiđoạn 2001-2010 cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ không mang thai trên toànquốc là 28,8% và phụ nữ có thai là 36,5%, tỉ lệ này cao hơn điều tra thiếu máucủa Viện Dinh dưỡng năm 2008

Nghiên cứu của Phạm Thị Đan Thanh, năm 2010, tập trung trên thai phụ

ở tam cá nguyệt đầu, tại Bạc Liêu, lấy mẫu (640 người) từ cộng đồng Có tỉ lệthiếu máu là 36,7%, thiếu máu thiếu sắt là 23,7% Có 152 người có thiếu máuthiếu sắt trên tổng số 235 người thiếu máu; không có chi tiết về tình trạng thiếumáu hay thiếu sắt trước mang thai

Thai phụ sinh từ 3 lần trở lên có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gấp 12 lần

so với thai phụ mang thai lần đầu Tuổi mang thai: thai phụ trên 35 tuổi có nguy

cơ thiếu máu thiếu sắt gấp 3,6 lần so với thai phụ có độ tuổi 19 đến 30 tuổi [14]

Năm 2013, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Anh Thư, lấy mẫu từ bệnh viện

Đa Khoa Sóc Trăng, khảo sát trên 483 thai phụ từ 6- < 14 tuần (theo sêu âm)

Trang 23

có tỉ lệ thiếu máu là 29.5%, thiếu máu thiếu sắt là 17.6%, các yếu tố liên quannhư tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, thói quen ăn uống[16].

Một nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Thoảng, Trần Đắc Tiến (2010)trên 439 Phụ nữ mang thai từ 6 -16 tuần tại 30 xã vùng nông thôn tỉnh Hà Nam

có tỉ lệ thiếu máu là 16,2%; tỉ lệ thiếu sắt là 2,1% và tỉ lệ có dự trữ sắt thấp là9,3% Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mangthai tăng dần theo tuổi thai và tỉ lệ thiếu máu ở nhóm phụ nữ có dùng thuốc đa

1.6 Một số đặc điểm của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Long An.

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh lỵ củaLong An hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ ChíMinh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A Long An là tỉnh nằm trong Vùngkinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khuvực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới vớiThànhphố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ1A, Quốc lộ 50

Dân số tỉnh Long An năm 2016 là 1.469.900 người trong đó nữ 15- 49tuổi là 426.271 người Gần đây tỉnh Long An thành lập nhiều công ty xí nghiệpvới những sản phẩm như dệt may, chế biến, xây dựng thu hút một số lượng lớn

nữ lao động vào làm việc có cả trong tỉnh và ngoài tỉnh, công nghiệp đạt khoảng

Trang 24

40% giá trị của nền kinh tế của tỉnh Toàn tỉnh có khoảng 28 dân tộc và 11 tôngiáo trong đó dân tộc Kinh và tôn giáo Phật chiếm nhiều nhất.

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản là đơn vị trực thuộc sở Y tế tỉnhLong An: Có 4 khoa, 2 phòng chức năng và 1 phòng khám điều trị ngoại trú,Trung tâm có 33 cán bộ và nhân viên, trong đó có 12% Bác sĩ, 33% Cử nhân

hộ sinh, Y sĩ và hộ sinh trung cấp 22% , Cử nhân và kỹ thuật viên xét nghiệm10%, Hộ lý, Bảo vệ, Kế toán, Công nghệ thông tin 24% Khám và điều trị ngoạitrú sản phụ khoa giờ hành chính từ thứ 2 đến hết hết ngày Chủ nhật kể cả ngày

Lễ (trừ 3 ngày tết âm lịch) Thai phụ đến từ Thành phố Tân An và các Huyệntrong tỉnh long An, mốt số ít ở các tỉnh như Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long,Tây Ninh, Cà Mau

Phác đồ khám thai tại trung tâm Chăm sóc sức khỏe Sinh sản tỉnh Long An:

Ba tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày) thai phụđến khám lần đầu tiên sau trể kinh 2- 3 tuần, thai phụ được siêu âm để xác địnhtuổi thai, nếu có tim thai chỉ định thai phụ làm xét nghiệm huyết đồ, Ferritin,Viêm gan B, Giang mai, HIV, đường huyết, nhóm máu, Rhesus, thử nước tiểu

10 thông số Kết quả Ferritin, viêm gan B, Giang mai nhận sau 2 tuần lấy máuxét nghiệm, các kết quả còn lại có trong vòng 30 phút

Thai phụ không thiếu máu: Bổ sung 60 mg sắt (1 viên) bằng đường uốngThai phụ thiếu máu nhẹ đến trung bình: Uống mỗi lần 60 mg sắt, uống 2lần trong ngày, uống giữa các bữa ăn, 2 tuần sau tái khám, làm xét nghiệmhuyết đồ kiểm tra nếu Hb thai phụ >=110 khỏi thiếu máu, mỗi ngày uống 60

mg sắt, ngược lại Hb < 110g/l thì uống mỗi lần 60 mg ngày uống 3 lần giữa cácbữa ăn, sau 2 tuần thử máu lại

Trường hợp thiếu máu nặng, rất nặng và sau 4 tuần điều trị không hiệuquả: Chuyển thai phụ lên tuyến cao hơn để điều trị

Khám thai lần 2: Tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày để đo độ mờ dagáy, xét nghiệm Double test, Rubella (gởi mẫu máu đến phòng khám Duy

Trang 25

Khang quận 7 Thành Phố Hồ Chí Minh) thai phụ nhận kết quả xét nghiệm sau

2 tuần

Ba tháng giữa: từ 14 đến 28 tuần 6 ngày: Mỗi tháng khám 1 lần

Ba tháng cuối từ tuần 29 đến 40 tuần tái khámTuần 29- 32: Khám 1 lần

Tuần 33- 35 : 2 tuần khám 1 lầnTuần 36- 40: 1 tuần khám 1 lầnLịch khám thai sẽ thay đổi khi có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra nước,

ra huyết)

Trung tâm có 1 phòng xét nghiệm được thành lập cách nay 10 năm trong

đó có một máy đo huyết học 18 thông số điện tử hiệu TC Hemaxa 1000 hoạtđộng mỗi ngày trung bình khoảng 20 mẫu và một máy đo nồng độ Ferrtin huyếtthanh: Máy miễn dịch tự động hiệu TC TECO- DIAGNOSTICS USA Mỗingày trung bình có khoảng 50 thai phụ đến khám làm và thực hiện các xétnghiệm tại đây trong đó có khoảng 10% số thai phụ khám lần đầu tiên trong 3tháng đầu [1]

Trang 26

BẢNG ĐỒ TỈNH LONG AN

Trang 27

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang

2.2 Dân số nghiên cứu 2.2.1 Dân số mục tiêu: Thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại Trung

tâm CSSKSS LA

2.2.2 Dân số nghiên cứu: Thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại

phòng khám thai Trung tâm CSSKSS Long An thỏa điều kiện nhận vào và đồng

ý tham gia nghiên cứu

2.2.3 Dân số chọn mẫu: Thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại phòng

khám thai Trung tâm CSSKSS Long An thỏa điều kiện nhận vào, loại ra vàđồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu từ 02/2017-05/2017

2.3 Tiêu chuẩn đưa vào

+ Thai phụ có tuổi thai từ 6 đến 12 tuần 6 ngày (dựa theo siêu âm trong

3 tháng đầu thai kỳ), chưa làm xét nghiệm thường quy

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời phỏng vấn+ Nghe và hiểu tiếng Việt

2.4 Tiêu chuẩn loại ra

+ Đang mắc các bệnh:

trực tràng, ung thư tử cung, loét dạ dàỳ

tâm lý tại thời điểm khám bệnh

Trang 28

2.5 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong

quần thể với độ chính xác tuyệt đối:

từ 29,5% - 62, 5% [5], [16] Do vậy, chúng tôi chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớnnhất, n = 385

Vậy cỡ mẫu nghiên cứu để đảm bảo năng lực mẫu cho mục tiêu nghiêncứu là 385 thai phụ

2.6 Phương pháp thu thập và quản lý số liệu 2.6.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02 năm 2017 đến tháng tháng 05 năm 2017

2.6.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng khám thai Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnhLong An

Quy trình khám thai tại Trung tâm CSSKSS Long An: Thai phụ có tuổithai từ 6- <13 tuần (có tim thai) đến khám thai được hỏi bệnh sử, tư vấn và chỉđịnh xét nghiệm huyết đồ, ferritin để đánh giá sức khỏe thai phụ (nếu chưa cóxét nghiệm huyết đồ, ferritin) Đây là xét ghiệm thường quy, tùy theo kết quảxét nghiệm mà có hướng xử trí tiếp theo (theo phác đồ tại Trung tâm)

2.6.3 Phương pháp thu thập mẫu

Lấy mẫu toàn bộ, theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ, trongthời gian nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu (385 thai phụ) (Vì thời gian nghiên

2 2 /

1 ( 1 )

d

p p Z

n   

Trang 29

cứu ngắn và số lượng thai phụ 3 tháng đầu chưa làm xét nghiệm thường quyđến khám thai ít, bình quân 5 trường hợp/ ngày)

Chúng tôi chọn các thai phụ đến khám thai từ tuần thứ 6- < 13 tuần (có timthai và chưa làm xét nghiệm máu thường quy) theo những tiêu chuẩn chọn lựa đãnêu Do thời gian và tài chính hạn chế nên chọn mẫu toàn bộ tại phòng khámTrung tâm CSSKSS tỉnh Long An là cách khả thi nhất trong hoàn cảnh này

2.6.4 Nhân sự

Tác giả và 3 cộng tác viên tham gia nghiên cứu Các cộng tác viên là Cửnhân hộ sinh thường xuyên làm việc tại phòng khám thai của Trung tâm, thamgia nghiên cứu với tinh thần tự nguyện và được lãnh đạo phân công theo lịch.Phòng khám thai luôn luôn có ít nhất 1 cộng tác viên để tránh bỏ sót đối tượngtham gia nghiên cứu Tác giả là người điều tra chính chỉ khi vắng mặt thì 1trong 3 cộng tác viên mới điều tra thay

Tác giả tiến hành tập huấn kỹ cho 3 cộng tác viên về mục đích của nghiêncứu, cách tư vấn, kỹ năng phỏng vấn, ghi nhận, thu thập số liệu và lưu trữ cácphiếu đã điều tra

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả kiểm tra lại các thông tin từphiếu điều tra, sẽ đề nghị phỏng vấn lại ở lần tái khám sau nếu cần thiết

2.6.5 Các bước tiến hành và thu thập số liệu Bước 1: Chuẩn bị

Tập huấn cho 3 Nữ hộ sinh làm việc tại phòng khám thai về mục đíchnghiên cứu và các bước tiến hành lấy mẫu để họ cùng tham gia hỗ trợ trongcông tác chọn mẫu

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn thử bảng câu hỏi

Tiến hành phỏng vấn thử 10 thai phụ từ 6- <13 tuần đến khám thai tạiTrung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Long An để xét sự phù hợp củatiến trình lấy mẫu và đánh giá tính khả thi của bảng thu thập số liệu Kết quả làkhông có câu hỏi nào cần sửa đổi Thời gian trung bình cho một cuộc phỏng

Trang 30

vấn, đo đạc và lấy máu từ 15- 20 phút Thông tin phỏng vấn thử 10 bảng câuhỏi không lấy vào số liệu nghiên cứu.

Bước 3: Sàng lọc và thu nhận đối tượng nghiên cứu

Trung tâm có một phòng khám thai Hoạt động mỗi ngày 8 tiếng kể cảngày thứ 7, chủ nhật và ngày Lễ Sau khi làm thủ tục hành chánh tất cả các thaiphụ đến phòng khám thai của Trung tâm, tại đây nữ hộ sinh phòng khám thai

sẽ tính tuổi thai dựa vào kết quả siêu âm (nếu có), nếu thai phụ chưa siêu âmthì hướng dẫn thai phụ làm thủ tục siêu âm Dựa vào kết quả siêu âm, nữ hộsinh chọn toàn bộ trong ngày thai phụ từ 6- <13 tuần thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu,chưa làm xét nghiệm máu thường quy Các thai phụ được chọn vào nghiên cứu

sẽ được mời sang phòng tư vấn riêng biệt để được phỏng vấn, cân trọng lượng,

đo chiều cao

Bước 4: Thông tin về nghiên cứu và để thai phụ ký cam kết đồng thuận

tham nghiên cứu (phụ lục 1)

Chúng tôi sẽ mời thai phụ vào phòng tư vấn, tách biệt với phòng khámtại khoa, được kê bàn ghế thuận tiện cho việc phỏng vấn Phòng có không gianriêng chỉ có người phỏng vấn và đối tượng nên đảm bảo những thông tin trả lờiphỏng vấn được bảo mật Tại đây chúng tôi sẽ mời thai phụ tham gia nghiêncứu bằng cách giải thích mục đích của nghiên cứu cũng như các quyền lợi vànghĩa vụ của thai phụ khi than gia nghiên cứu Quy trình khám, điều trị và chămsóc thai phụ vẫn được tuân thủ theo phác đồ điều trị hiện đang áp dụng tạiphòng khám thai của Trung tâm Từ đó thai phụ có thể quyết định đồng ý thamgia nghiên cứu hay không

Sau quá trình tư vấn về nghiên cứu nếu thai phụ đồng ý tham gia thìchúng tôi sẽ đưa thai phụ ký bản cam kết đồng thuận tham gia nghiên cứu

Nếu thai phụ không đồng ý thì sẽ tiếp tục quy trình khám thai của Trungtâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh Long An

Trang 31

Bước 5: Tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu

Thai phụ ký vào bảng cam kết đồng thuận tham gia nghiên cứu, chúng tôitiến hành phỏng vấn trực tiếp thai phụ thông qua phiếu thu thập số liệu

Người phỏng vấn hỏi trực tiếp thai phụ, câu trả lời của thai phụ được ghivào phiếu điều tra theo ý của thai phụ Xong phỏng vấn, thai phụ được ngườiphỏng vấn đo chiều cao, cân trọng lượng (nếu thai phụ không biết cân nặng củamình trước khi mang thai lần này) kết quả ghi vào phiếu điều tra Sau đó thaiphụ được hướng dẫn đến phòng khám thai và phòng xét nghiệm để lấy máu

Bước 6: Lấy máu

Xét nghiệm bao gồm Huyết đồ và định lượng Ferritin, có 1 vài xétnghiệm máu khác mà Bác sĩ phòng khám thai chỉ định như nhóm máu, Rh, tìmkháng thể viêm gan B, giang Mai, kháng thể HIV Đối tượng tự trả phí vì đây

là xét nghiệm bắt buộc ở lần khám thai tam cá nguyệt đầu sau khi có tim thai.Trường hợp thai phụ thiếu chi phí cho 2 xét nghiêm huyết đồ và định lượngFerritin tác giả sẽ chi trả để hạn chế tối đa sai lệch chọn lựa Đối với thai phụchỉ có xét nghiệm huyết đồ và Ferritin thì mỗi thai phụ được lấy 3 ml máu chovào 2 lọ (lọ 1: 1ml, lọ 2:ml)

• Lọ 1: Chứa chất kháng đông EDTA và lắc đều, lọ này sẽ khảosát huyết đồ: Định lượng Hb, Hct MCV, MCH, s ố lượng hồng cầu bạchcầu, tiểu cầu

• Lọ 2: Không chứa chất kháng đông, lọ này dùng để định lượngFerritin bằng phương pháp Elisa

Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt dựa vào Hb<110g/l và Ferritn <15 µg/l.Thực hiện trên máy đo huyết học tự động 18 thông số điện tử TC Hemaxa

1000 và Máy đo Ferrtin huyết thanh: Máy Elisa hiệu TC DIAGNOSTICS USA

TECO-Bước 7: Thông báo kết quả và tư vấn điều trị

Sau 10 phút rút máu, người phỏng vấn trả kết quả xét nghiệm và tư vấntrực tiếp, kết quả Ferritin hẹn đến 2 tuần sau Kết quả Ferritin được tác giả cập

Trang 32

nhật vào phiếu điều tra sau 2 tuần Những thắc mắc của thai phụ liên quan đếnthiếu máu hay việc sử dụng viên sắt trong thai kỳ được giải đáp Kết thúc quátrình tương tác với đối tượng nghiên cứu tại đây.

Những thai phụ có thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt sẽ được xử lý theo phác

đồ điều trị thường qui tại Trung tâm (xử lý không thuộc phạm vi nghiên cứu).Thai phụ không có thiếu máu và thiếu sắt vẫn khuyến khích sử dụng tiếp liềusắt dự phòng

2.7 Công cụ thu thập số liệu

Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu (phụ lục 1), phiếu thu thập số liệu,(phụ lục 2), dụng cụ khám thai Chúng tôi tiến hành điều tra thử 10 thai phụ tam

cá nguyệt đầu để chỉnh sửa phiếu điều tra cho phù hợp nhất, chọn lựa phươngpháp tiếp cận, thu thập số liệu hiệu quả nhất, số trường hợp phỏng vấn này khôngtính vào mẫu nghiên cứu

Máy đo huyết học tự động 18 thông số điện tử TC Hemaxa 1000, thựchiện nội kiểm mỗi sáng trước khi thực hiện trên mẫu bệnh phẩm Sau khi nhậnmẫu nội kiểm (đúng tiêu chuẩn) trưởng khoa cận lâm sàng thiết lập các khoảngtrị số riêng của phòng xét nghiệm dựa trên trị số có sẵn trên mẫu nội kiểm Mỗisáng nhân viên phòng xét nghiệm chạy 3 mẫu chuẩn: Mẫu cho kết quả bìnhthường, mẫu cho kết quả thấp, mẫu cho kết quả cao, sau đó so sánh với kết quả

có được với khoảng trị số đã thiết lập trước đó, nếu kết quả nội kiểm không đạt

đề xuất khắc phục

Máy đo Ferrtin huyết thanh: Máy Elisa hiệu TC TECO- DIAGNOSTICSUSA Nội kiểm trước khi thực hiện trên mẫu bệnh phẩm bằng cách chạy 6 mẫuthử với nồng độ khác nhau trong hộp thuốc thử So sánh kết quả nồng độ vừa

có với nồng độ có sẵn trên ống mẫu thử, nếu các kết quả nồng độ Ferritin giốngvới kết quả có sẵn trên ống thử là bình thường, cho phép chạy trên mẫu máumáu thai phụ, trường hợp kết quả khác nhau phải kiểm tra lại

Cân điện tử: Omron HN- 289 sai số 100g, cân được kiểm tra và hiệu chỉnhtrước khi cân

Trang 33

Thước đo chiều cao bằng gỗ 3 tấm theo tiêu chuẩn của viện Dinh dưỡngquốc gia có vạch cm, kết quả ghi theo cm với 1 số lẻ.

Tờ rơi về phòng chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai cấp cho thai phụ saucuộc phỏng vấn

- Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể

2.8 Kiểm soát sai lệch 2.8.1 Kiểm soát sai lệch thông tin

- Tập huấn kỹ cho các điều tra viên, sử dụng các dụng cụ thiết bị có mứcsai số thấp: Cân điện tử, thước đo chiều cao đứng đã được kiểm tra và chuẩnhóa đồng bộ trước khi tiến hành điều tra (cân thử và hiệu chỉnh 5 người trướckhi điều tra) và hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi

- Bộ câu hỏi cần phải đơn giản, hợp lý, phù hợp với câu hỏi và mục tiêu.Chúng tôi đã điều tra thử 10 thai phụ tam cá nguyệt đầu đến khám tại phòngkhám Trung tâm để xét sự phù hợp của tiến trình lấy mẫu và đánh giá tính khảthi của bảng thu thập số liệu Kết quả là không có câu nào cần sửa đổi và điềuchỉnh lại bộ câu hỏi, trước khi điều tra thật Mẫu thử không tính vào nghiên cứu

Trang 34

2.8.2 Kiểm soát sai lệch chọn lựa

- Chọn mẫu đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn chọn mẫu Cho dù đây là xétnghiệm thường quy nhưng nếu thai phụ không đủ chi phí xét nghiệm ngườinghiên cứu chi trả

- Nhóm chứng là nhóm không có bệnh lý về thiếu máu hoặc thiếu sắt Dựavào kết quả xét nghiệm hemoglobin và Ferritin trong huyết thanh để chẩn đoán

2.9 Định nghĩa biến số 2.9.1 Biến số kết cục: Biến số thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và thiếu

sắt đơn thuần

Thiếu máu khi Hb < 110g/l (11g/dl)

Thiếu máu chia làm 4 mức độ:

(Tiêu chuẩn chẩn đoán theo WHO (2001) [27])

2.9.2 Biến số nền về tình trạng dân số - xã hội

Các đặc điểm của mẹ bao gồm tuổi, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, nghềnghiệp, học vấn, tình trạng kinh tế gia đình: dựa vào lời khai của mẹ

(1) Tuổi: Tính theo năm dương lịch, tuổi tròn năm, lấy năm nghiên cứu

trừ đi cho năm sinh (căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân) để có tuổi

Biến số nhóm tuổi là biến số thứ tự, có 5 nhóm tuổi: ≤ 19 tuổi, 20- 24,

25-29, 30-34 tuổi, và ≥ 35 tuổi

(2) Địa chỉ: Là nơi thực ở trong vòng 1 năm gần đây Biến danh định,

có 3 giá trị: Tp tân An, các huyện trong tỉnh Long An và ngoài tỉnh

Trang 35

(3) Dân tộc: Là biến nhị giá, có 2 giá trị là dân tộc kinh hay dân tộc khác

(ghi rõ)

(4) Tôn giáo: Biến danh định, có 4 giá trị : Phật, Thiên chúa, không theo

đạo nào, khác (Hồi giáo, Cao Đài …)

(5) Nghề nghiệp: là công việc làm đem lại thu nhập chính cho đối tượng,

trong vòng 1 năm gần đây, hỏi trực tiếp để ghi nhận Biến số danh định, có 3giá trị:

1 Lao động trí óc: Công nhân viên chức, nhân viên y tế, nhân viên vănphòng, kế toán, giáo viên, sinh viên

2 Lao động chân tay: Công nhân, nhân viên bán hàng, nhân viên phục

vụ, người làm nghề buôn bán tự do, làm ruộng, sản xuất nhỏ tại nhà

3 Nội trợ: Ở nhà không làm bất cứ việc gì để kiếm tiền

(6) Tình trạng học vấn: Cấp học cao nhất mà đối tượng đã đạt được.

(7) Tình trạng kinh tế của gia đình: Đánh giá sự hài lòng của bản thân

thai phụ về thu nhập Biến thứ tự, có 3 giá trị

- Khó khăn: Chạy ăn từng bữa, thu nhập đủ chi trả trong ngày

- Đủ ăn: Khi thu nhập không phải chạy ăn từng bữa nhưng phải kiếmthêm tiền hỗ trợ khi có người đau ốm:

- Khá giả: Trong lúc đau ốm không cần phải tìm nguồn hỗ trợ(hỏi trực tiếp để đối tượng tự đánh giá)

Trang 36

2.9.3 Biến số về sức khỏe trước mang thai

Bao gồm: Xếp loại BMI, tiền sử thai sản và bệnh tật, kiến thức phòngchống thiếu máu thiếu sắt, thói quen ăn uống, biện pháp kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) đã áp dụng trước khi mang thai

(8) Cân nặng trước mang thai: Là biến số định lượng Hỏi thai phụ trọng

lượng trước khi mang thai lần này, nếu thai phụ không biết hoặc không nhớ lấy sốcân nặng ngay lần khám thai đầu tiên (xem trong sổ khám thai, nếu chưa khámthai lần nào lấy chỉ số cân nặng hiện tại) Tính bằng kg với một số lẻ

Cân nặng hiện tại : Là trọng lượng của thai phụ đó Đo tại thời điểm

nhận vào phỏng vấn Sử dụng 1 cân đồng hồ duy nhất cho nghiên cứu, có kiểmtra độ chính xác, người cân được yêu cầu chỉ mặc 1 bộ y phục hiện có, bỏ tất

cả vật dụng trong túi ra và không mang dép, mang nón Kết quả được ghi theo

kg với 1 số lẻ

(9) Chiều cao: Là chiều dài của thai phụ đo từ gót đến đỉnh đầu Đơn vị

tính bằng mét và 3 số lẻ Có bảng đo chiều cao đặt tại phòng khám, dùng 1 bảngduy nhất cho nghiên cứu

- Từ cân nặng và chiều cao sẽ tính được chỉ số khối cơ thể BMI và phân loại

BMI = cân nặng (kg)/ (chiều cao bình phương (m)) 2

(10) BMI là biến thứ tự, gồm 3 giá trị: Thiếu cân (BMI<18.5), đủ cân

(BMI 18.5- <25), thừa cân (BMI ≥25), theo phân loại bảng 2.1

Bảng 2.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành:

(Theo thang phân loại của WHO(2000))

(11) Từng mang thai: Là biến nhị giá Được đánh giá qua số lần mang thai

của thai phụ, có 2 giá trị: Có , không

Trang 37

(12) Số lần sinh: Là biến thứ tự Được đánh giá qua số lần sinh của thai phụ

có 3 giá trị

- Chưa sinh lần nào

- Sinh 1 lần

- Sinh 2 lần trở lên

Nếu thai phụ đã sinh con hỏi thêm về:

(13) Tiền sử bệnh lần mang thai trước: Các bệnh lý liên quan đến thiếu

máu xuất hiện trong thời gian mang thai hoặc khi sinh lần trước Là biến danhđịnh, có 5 giá trị:

- Không có bệnh lý

- Cao huyết áp

- Tiền sản giật

- Đái tháo đường

- Băng huyết sau sanh(hỏi thai phụ, đối chiếu giấy ra viện)

(14) Con < 24 tháng: Con được sinh ra tính đến thời điểm phỏng vấn

thai phụ là dưới 24 tháng Biến nhị giá, có 2 giá trị: Không, có

(15) Số lần sẩy thai, phá thai: Được đánh giá qua số lần sẩy thai, thai

lưu, nạo hút thai, thai ngoài tử cung, là biến thứ tự, có 4 giá trị

- Không

- 1 lần

- 2 lần

- ≥ 3 lần

(16) Có bệnh lý trước mang thai : Dựa vào lời khai của bệnh nhân, khai

thác được từ các giấy tờ khám bệnh mà đối tượng có được Bệnh lý xem xét làcác bệnh lý nội khoa mãn tính Là biến nhị giá, có 2 giá trị: Không, có (ghi cụthể bệnh gì?)

(17) Dùng thuốc tẩy giun trong 6 tháng qua (trước khi mang thai):

Là biến nhị giá, có 2 giá trị: Có ,không

Trang 38

(18) Biện pháp KHHGĐ: Đã áp dụng trước khi mang thai lần này Biến

+ Khác (tính theo chu kỳ kinh, xuất tinh ngoài âm đạo)

2.9.4 Biến số về sức khỏe hiện tại của các thai phụ

Bao gồm: Tuổi thai hiện tại, tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, tình trạngdinh dưỡng, tình trạng sử dụng viên sắt bổ sung

(19) Tuổi thai hiện tại: Tính bằng tuần – ngày (ví dụ 6 tuần 3 ngày), xác

định dựa theo kết quả siêu âm thai trong 3 tháng đầu Tuổi thai phải từ 6- <13tuần mới là hợp lệ Biến thứ tự, có 3 nhóm tuổi thai:

(21) Tình trạng ăn uống: Dựa theo nhận định chủ quan của thai phụ so

với lúc chưa mang thai Biến thứ tự, có 3 giá trị: ăn ít hơn bình thường, ăn bìnhthường, ăn nhiều hơn bình thường

+ Ăn ít: Là ăn ít hơn so với trước khi mang thai+ Ăn bình thường: Ăn với số lượng thức ăn bằng khi trước mang thai+ Ăn nhiều: Là ăn nhiều hơn số lượng thức ăn so với trước khi mang thai

Trang 39

(22) Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo,

đường, vitamin và khoáng chất) trong bữa ăn mỗi ngày Biến nghị giá, có 2 giátrị: khi có đủ 4 nhóm thì xem là có, thiếu 1 trong 4 nhóm thì xem là không đủ;chỉ lưu ý về định tính (có hay không có), không lưu ý đến định lượng các thànhphần Đối tượng được xem hình ảnh các loại thực phẩm trong từng nhóm (có 4hình cho 4 nhóm) để xác nhận có dùng hay không trong bữa ăn

(23) Thay đổi cân nặng: Hỏi thai phụ cân nặng trước mang thai là bao

nhiêu nếu thai phụ không nhớ thì lấy cân nặng khám thai lần đầu tiên của thai kỳnày (xem sổ khám thai) rồi so sánh với cân nặng hiện tại Biến thứ tự, có 3 giá trị:

- Sụt cân: Hiện tại cân nặng thai phụ giảm so với khi chưa mang thai

- Không thay đổi: Hiện tại cân nặng thai phụ bằng lúc trước khi mang thai

- Tăng cân: Hiện tại cân nặng thai phụ tăng so với khi chưa mang thai

(24) Thói quen ăn uống: Bao gồm sử dụng trà, cà phê, ngay sau bữa ăn

hoặc trong bữa ăn Có 3 giá trị

Những thai phụ xếp vào các nhóm có sử dụng các chất trên khi có:

+ Trà: Sử dụng ≥ 50g/ ngày trà xanh hoặc trà sấy khô tương đươngkhoảng 300ml/ ngày

+ Cafe: Sử dụng ≥ 20g/ ngày, tương đương 200ml/ ngày+ không sử dụng

(25) Tình trạng uống viên sắt: là biến nhị giá Có 2 giá trị: Có, không

+ Có: Uống sắt liên tục ≥1 tuần+ Không: Uống sắt < 1 tuần hoặc chưa uống

(26) Cách tiếp cận viên sắt: Là biến danh định có 3 giá trị: Tự mua, bác

sĩ kê toa, khác

(27) Nhân viên hướng dẫn cách uống sắt: Là biến nhị giá, có 2 giá trị

: Có, không

(28) Bắt đầu uống viên sắt khi nào: Là biến nhị giá, có 2 giá trị : Trước

khi biết có thai, sau khi biết có thai

Trang 40

(29) Uống sắt liên tục: Là biến nhị giá, có 2 giá trị: Không: Không (

Không uống đều đặn), có (uống mỗi ngày 1 viên liên tục trong tuần)

(30) Thời điểm uống sắt trong ngày: Là biến danh định có 3 giá trị:

+ Giữa các bữa ăn: Trước hoặc sau ăn ít nhất 1 giờ+ Trong hoặc ngay sau bữa ăn

+ Bất kỳ lúc nào nhớ ra

(31) Uống sắt chung với: Là biến danh định có 4 gíá trị: Nước lọc, canxi,

sữa, trà hoặc café

(32) Tác dụng phụ của sắt: Là biến danh định, có 5 giá trị: Không có,

buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, khác

2.10 Phân tích số liệu

Mỗi cuối tuần số liệu sẽ được nhập và làm sạch đến khi đủ mẫu Nhập

và xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và Stata 13.1

*Thống kê mô tả:

- Dữ liệu được mô tả bằng tần số và tỉ lệ (%) cho biến số không liên tụcnhư nhóm tuổi, địa chỉ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tình trang học vấn, tìnhtrang kinh tế, BMI, đã từng mang thai, đã từng sẩy thai, đã từng sinh con, tiền

sử sản khoa, con <24 tháng, bệnh nội khoa mãn tính, tẩy giun trước mang thai,

kế hoạch hóa gia đình, nhóm tuổi thai, tình trạng nghén, tình trạng thay đổi cânnặng, tình trạng ăn uống, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, sử dụng trà, cà phê, tìnhtrạng uống viên sắt, cách tiếp cận viên sắt, tình trạng nhân viên y tế hướng dẫnuống sắt, thời gian bắt đầu uống sắt, uống sắt liên tục, thời gian uống sắt, uốngsắt chung với nước gì, tác dụng phụ của sắt; Trung bình, độ lệch chuẩn cho biến

số liên tục tuổi mẹ; Giá trị tối đa và tối thiểu, khoảng tứ phân vị để mô tả biến

số liên tục có phân phối lệch như tuổi mẹ

- Tỉ lệ thai phụ có thiếu máu

- Tỉ lệ thai phụ có thiếu máu thiếu sắt

- Tỉ lệ thai phụ có thiếu sắt đơn thuần (không thiếu máu)

Ngày đăng: 12/04/2021, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w