Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangMỞ ĐẦU1. Mục đíchQuản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay.Cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị xã đến các huyện lỵ và nông thôn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp, các ngành khai thác khoáng sản. Đồng thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao…ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ các ngành lại là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý hoặc tìm cách né tránh chi phí dành cho bảo vệ môi trường.Để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường thực hiện báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Báo cáo được xây dựng với mục tiêu trước mắt là đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về hiện trạng chất thải sinh hoạt; thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời, đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra giải pháp quy hoạch, xây dựng các bãi chôn lấp phù hợp nhằm tăng hiệu quả thu gom và quản lý rác thải, đề xuất các dự án xử lý và tái chế rác thải. Đồng thời, đưa ra một số định hướng chủ yếu trong việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.1 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án- Hợp đồng số 2903/HĐ-TNMT ngày 29/3/2008 giữa Sở Tài nguyên và môi trường Hà Giang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường.- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/12/2005.- Nghị định số 80/NĐCP được chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.- Thông tư số 3370/TT-MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hứơng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường. - Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu Công nghiệp.- Quyết định số 86/1998/QĐ-BNN-BVTV ngày 24/06/1998 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam.- Thông tư liên tịch số 1529/1998 ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng.- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ.- Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo quyết định số 155/1999 QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ.3. Tổ chức thực hiệnBáo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang” do Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Giang chủ trì.Cơ quan tư vấn: Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ Tài nguyên và Môi trường - Công ty Đo đạc ảnh Địa hình.2 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangCác cán bộ tham gia thực hiện:TT Họ và tên, chức danh Trách nhiệm1 PGS.TS Lưu Đức HảiChủ nhiệm Khoa môi trường - ĐH Khoa học Tự nhiên.Chuyên giacố vấn.2 PGS.TS Hoàng Xuân CơPhó phòng khoa học - ĐHKHTNChuyên giacố vấn.3 CN Tống Khánh Thượng Thành viên4 CN Trần Nguyễn Trung Thành viên5 CN Trần Thị Hạnh Trang Thành viên6 CN Lê Văn Huấn Thành viên7 CN Phạm Thị Hồng Thành viên8 CN Trần Hoàng Thanh Thành viên9 KS Phạm Hoa Cương Thành viên10 KS Trần Văn Nghĩa Thành viên11 KS Trịnh Tiến Thành Thành viên12 KS Nguyễn Thị Tuyết Thành viên13 KS Vũ Đình Trọng Thành viên14 KS Hà Phương Tiến Ngữ Thành viên15 KS Đặng Văn Phong Thành viên3. Phương pháp thực hiện*/ Phương pháp kế thừaKhai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường các nhà máy, xí nghiệp của các viện, các trung tâm nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về hiện trạng môi trường các ngành. Thu thập số liệu các yếu tố và các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tác động tới môi trường của tỉnh.*/ Phương pháp phân tích tổng hợp hệ thốngSử dụng phương pháp này nhằm đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực. Sự đánh giá, so sánh có tính hệ thống và khoa học nhằm đảm bảo tính hợp lý trong so sánh và đánh giá hiện trạng.3 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang*/ Phương pháp thống kê, điều tra thực dịaCác số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp điều chỉnh lại các quy hoạch chưa phù hợp làm cơ sở dự báo chính xác xu thế diễn biến môi trường trong tương lai.*/ Phương pháp chuyên giaTrên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên gia các lĩnh vực nhằm phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu thu thập được góp phần xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường.Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp các chuyên viên trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý môi trường. Đặc biệt là sự đóng góp của các cố vấn PGS.TS Lưu Đức Hải. Chủ nhiệm Khoa môi trường - ĐH Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ - Phó phòng khoa học - ĐHKHTN.4 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangCHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên1.1.1. Vị trí địa lýHà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,79 km², nằm ở toạ độ 22o10’ đến 23o23’ độ vĩ Bắc và 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 274km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà Giang có 1 thị xã tỉnh lỵ (thị xã Hà Giang) và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn. Trên địa bàn tỉnh có 8 cửa khẩu, trong đó, cửa khẩu Quốc Gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành Cửa khẩu Quốc tế. Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50m đến 2.418m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2000m như Ta Kha- 2.274m, Tây Côn Lĩnh - 2.418m. Hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡngĐịa hình: Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản . Vì thế có thể chia Hà Giang thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là: - Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 700 m. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển 5 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giangcác loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo . Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. - Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Độ cao trung bình của vùng từ 900 - 1.000 m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. - Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Độ cao trung bình từ 50 – 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng được mở rộng. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh . Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt .1.1.3. Khí hậuNhiệt độ: Tại Hà Giang đặt 04 trạm quan trắc khí tượng. Theo số liệu quan trắc năm 2006, nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Hà Giang là 23,3oC, trạm Bắc Quang là 23,4oC, trạm Bắc Mê là 22,7oC, và trạm Hoàng Su Phì là 20,9oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm đo được tại trạm Bắc Quang là 28,5oC vào tháng 7 và thấp nhất là 15,0oC tháng 1 tại trạm Hoàng Su Phì. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8oC. Giữa mùa đông và mùa hè khoảng 15-20oC. Về mùa đông có lúc nhiệt độ xuống dưới 5oC, kèm theo sương muối và mây mù vùng cao núi đá có băng giá và tuyết.Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình thường đạt khoảng 80%. Số liệu quan trắc năm 2006 cho thấy độ ẩm trung bình tại trạm Hà Giang là 82%, trạm Bắc Quang là 87%, trạm Hoàng Su Phì là 81%, trạm Bắc Mê là 81%.Lượng mưa trung bình năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trung bình trong khoảng từ 1.300 đến 5.000mm (số liệu tổng hợp trung bình nhiều năm). Năm 2006, lượng mưa giảm hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại trạm Hà Giang là 1.475,8mm, lượng mưa tại trạm Bắc Quang là 4.921,3mm, lượng mưa tại trạm Hoàng Su Phì là 1.326,3mm, tại trạm Bắc Mê là 1.527,4mm.6 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangGió: hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là 1-5 m/s. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm.Điều kiện vi khí hậu của Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra nhiều vùng thường xuyên hơn và mùa khô kéo dài hơn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất của nhân dân. Các đợt mưa tập trung và có cường độ lớn kèm theo gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra xuất hiện các đợt lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều hơn gây nhiều thiệt hại lớn về sản xuất, người và tài sản cho nhân dân. 1.1.4. Thuỷ vănCác sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày.Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số công trình thuỷ điện như: Thuỷ điện Thác Thuý, Nâm Má, Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng.Hà Giang có trữ lượng nước mặt rất lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà GiangSông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào Sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.7 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangNgoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đấtTheo số liệu thống kê năm 2006, Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 794.579 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 138.123,2 ha (chiếm 17,38%), đất lâm nghiệp có rừng là 356.756,54 ha (chiếm 44,89%), đất chuyên dùng là 6.929,53 ha (chiếm 0,87%), đất ở là 4.523 ha (chiếm 0,57%), còn lại là đất chưa sử dụng (chiếm 36,29%).Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh còn khá nhiều nhưng diện tích có thể trồng cây lương thực, đặc biệt để trồng lúa, ngô rất hạn chế. Đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung.Kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1999 của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho thấy: Toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính với 19 đơn vị đất chính và 60 đơn vị đất phụ. Những tính chất chính của từng nhóm đất là:Nhóm đất phù sa: Diện tích 12.621 ha, chiếm 1,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, gặp ở ven sông Lô và các sông suối khác. Nhóm đất này thích hợp trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực.Nhóm đất Glây: có diện tích 6.804 ha chiếm 0,86% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất Glây được hình thành ở nơi có địa hình thấp, luôn giữ ẩm. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nước.Nhóm đất đen: Có diện tích 1.141 ha, chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất đen hình thành ở ven chân các dãy núi đá vôi hoặc trong thung lũng đá vôi. Đất thuộc nhóm này thích hợp trồng cây ngắn ngày: ngô, đậu tương…Nhóm đất than bùn: Có diện tích 36 ha, gặp ở xã Võ Điến (Bắc Quang), đất có tính lầy, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Ít có ý nghĩa trong nông nghiệp.Nhóm đất tích vôi: Có diện tích 1.296 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Hình thành ở thung lũng đá vôi. Canxi tích luỹ nhiều trong đất, thành phần cơ giới của đất nặng. Thích hợp trồng cây ngắn ngày.8 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangNhóm đất xám: có diện tích 585.418 ha chiếm 74,25% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất Feralit đều nằm trong nhóm này. Đất có phản ứng chua và rất chua. Mùn và đạm tổng số ở lớp mặt trung bình và khá, nghèo lân và kali. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp trồng cây ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao thích hợp trồng cây dài ngày.Nhóm đất đỏ: Có diện tích 47.623 ha, chiếm 6,04% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất đỏ được hình thành trên đá Macmabazo và đá vôi. Cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất.Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: Có diện tích 4.971ha chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, gặp ở độ cao trên 1800m. Loại đất này thích hợp trồng cây dài ngày.Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích 237ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là sản phẩm của quá trình xói mòn đất, tầng đất mỏng dưới 30cm. Đây là nhóm đất xấu, phục hồi đất bằng trồng rừng tạo thảm thực vật che phủ đất.Nhìn chung đất của Hà Giang bị xói mòn rửa trôi mạnh, đất thường xuyên bị khô hạn, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất thích hợp với các loại cây rừng, cây công nghiệp chế biến, cây thuốc, cây lấy dầu xuất khẩu và các loại cây ăn quả như: Cam, quít, mận, hồng… Tài nguyên nước*/ Nước mặt Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy…đổ về có thể gây ngập lụt cho các khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt của con người và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp*/ Nước ngầmNước ngầm ở Hà Giang có hai dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt.Nước lỗ hổng: Trong phạm vi tỉnh Hà Giang, tầng chứa nước phân bố trên diện hẹp theo các thung lũng sông, suối nằm rải rác ở các vùng phía Nam tỉnh, 9 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giangcó chiều dày trầm tích mỏng (3-5m), thành phần đất đá gồm: cuội, sỏi, cát, sét, đá tảng…Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = (0,2 đến 0,4) g/l, độ pH = 6 tuy vậy trữ lượng nhỏ, chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lưu lượng lớn.Nước khe nứt: Tồn tại trong các khe nứt của đất đá cố kết trước Đệ tứ, phân bố hầu hết trên toàn tỉnh Hà Giang.Nhìn chung, các tầng giàu nước, gồm có: hệ tầng Bắc Sơn, nước tồn tại dưới dạng Kaster chứa nước, các nguồn lộ rải rác lưu lượng từ = (0,1-1) l/s, có nơi từ (6-10) l/s, tổng độ khoáng hoá (0,1 - 0,5) g/l, độ pH từ (6-7).Hệ tầng Phia Phương: phân bố từ Nam Tùng Bá đến núi Pan, nguồn lộ rải rác lưu lượng từ (0,1 - 1)l/s. Qua một số khảo sát, thăm dò đã xác định hệ tầng này khá giàu nước nhưng không đồng nhất.Hệ tầng Hà Giang: phân bố rộng rãi ở phía Tây nam Hà Giang, trong hệ tầng này do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo nên đá vôi nứt nẻ và Kaster phát triển mạnh. Các nguồn lộ thường có lưu lượng (0,01-0,05)l/s đến trên 10 l/s. Tại thị xã Hà Giang đã tiến hành thăm dò nước trong tầng này cho thấy kết quả : Q = (2,03 – 10)l/s, q = (0,12 – 2,35)l/s. Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = (0,1 – 0,3) g/l.Ngoài ra còn có các tầng chứa nước trung bình và các tầng nghèo nước, với rất nhiều tầng trầm tích tuổi từ Cambri đến Jura bao gồm các trầm tích lục nguyên và các trầm tích Cacbonat như: Kbh, T2yb, T1hn, P2đđ…, có khả năng trữ nước kém, không đồng nhất. Tài nguyên khoáng sảnHà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 148 điểm mỏ được đánh dấu. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn nên thiếu cơ sở lập dự án khai thác công nghiệp. Có một số loại khoáng sản có thể khai thác sớm để góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, bao gồm:Antimon: Có hàm lượng khá và được đánh giá là loại có tiềm năng cao của các tỉnh phía bắc. Mỏ Antimon tập trung chủ yếu ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), có triển vọng cho khai thác, chế biến công nghiệp. Loại này cần được khảo sát để đánh giá trữ lượng.10 [...]... phép 25 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 3.1 Hiện trạng quản lý môi trường Hà Giang có 1 thị xã và 10 huyện Trước năm 2004, hệ thống quản lý thu gom rác của tỉnh Hà Giang chia thành nhiều đơn vị khác nhau Trong đó, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang. .. triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cấp cơ sở 26 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang Công ty Dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang là công ty đang đảm nhiệm việc thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn thị xã Hà Giang Tổng số nhân viên trong công ty là 486 người: trong đó, nhân công vệ sinh tại thị xã Hà Giang là 132... cư nông thôn của Hà Giang phân bố không đồng đều, mật độ dân số dao động từ 51 người/km2 (huyện Bắc Mê) đến 335 người/km2 (tại thị xã Hà Giang) Các điểm dân cư của tỉnh được sắp xếp thành các hình thái có các đặc điểm cơ bản sau: 17 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang Dân cư vùng biên: Toàn tỉnh Hà Giang có 34 xã vùng biên thuộc địa bàn của 7 huyện... thật đầy đủ để đáp ứng đủ yêu cầu công việc trên địa bàn 31 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang Sau khi tiến hành điều tra tại các hộ gia đình tại khu vực thị xã Hà Giang, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.1a sau: Bảng 3.2.1a Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực thị xã Hà Giang ĐỊA BÀN Phường Trần Phú Phường Nguyễn Trãi Phường... trong đó các hộ điều tra đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp Tổng số hộ điều tra trên khu vực II là 405 hộ 30 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang */ Khu vực III: Bao gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ Mỗi huyện điều tra 3 xã Chương trình điều tra chất thải rắn trên địa bàn huyện Bắc Mê được tiến hành tại xã Yên... phí vệ sinh tại các hộ kinh doanh trên địa bàn, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang cần có những biện pháp giải quyết hợp lý nhằm khắc phục tình trạng này 3.2 Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng... 34 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang Theo kết quả điều tra, phân tích của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, tháng 9/2008 tại 270 hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.3a sau: Bảng 3.2.3a Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Vị Xuyên SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) ĐỊA BÀN... kg/người/ngày.đêm Như vậy, với số dân và tốc độ tăng dân số tự nhiên tại 33 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang huyện Bắc Quang, có thể tính được lượng phát thải chất thải rắn tại địa bàn huyện trong năm 2008 như sau: Bảng 3.2.2b Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Quang Năm 2008 Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 54,766 Dân số 109.532 Nguồn: Trung tâm ứng... Toàn tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị xã và 10 huyện với tổng số 195 xã, phường thị trấn với 5 phường nội thị của thị xã Hà Giang, 9 thị trấn (trong đó có 7 thị trấn huyện, lỵ) và 181 xã Dân cư phân bố 16 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện và tập trung với mật độ cao ở thị xã Hà Giang. .. nhiễm do công nghiệp gây ra, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn đến những tác động của ô nhiễm không khí đến đời sống nhân dân Một trong những ảnh hưởng có thể nhận thấy rõ nhất là ảnh hưởng của khí thải nhà 23 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang máy Xi măng Hà Giang đối với dân cư quanh khu vực nhà máy tại thị xã Hà Giang Nhà máy được xây dựng giữa . phần đông của tỉnh. 7 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà GiangNgoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các. 490.339 578.042Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang1 2 Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang1 .2.2. Thực trạng