0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Huyện Quản Bạ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (Trang 41 -41 )

Tại huyện Quản Bạ, một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang, công tác vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Đội Dịch vụ công cộng và Môi trường Quản Bạ là một đơn vị mới được thành lập cuối năm 2007. Hiện tại, Đội mới chỉ duy trì vệ sinh môi trường tại trung tâm huyện (thị trấn Tam Sơn) và một số trục đường chính khác. Toàn Đội có 6 xe gom đẩy tay và 01 xe chuyên chở đến bãi xử lý.

Theo kết quả điều tra, phân tích thực tế của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại địa bàn huyện Quản Bạ với 135 hộ gia đình được chọn đã cho bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra như sau:

Bảng 3.2.9a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quản Bạ

ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm)

Xã Quyết Tiến 211 74

Xã Cán Tỷ 214 72

Tổng 620 217,1

Lượng phát thải TB

(kg/người/ngày) 0,3501

Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường

Bảng tổng hợp trên cho thấy, lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình trên địa bàn huyện là 0,35 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh hiện nay trên địa bàn huyện Quản Bạ như sau:

Bảng 3.2.9b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quản Bạ

Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm)

2008 43.125 15,094

Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008

Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Quản Bạ hiện nay vào khoảng 15 tấn/ngày.đêm hay 5.475 tấn/năm.

Theo báo cáo của Công ty dịch vụ Công cộng và Môi trường Hà Giang thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn thu gom của huyện Quản Bạ là 2,5 tấn/ngày. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom khoảng 12,6 tấn/ngày.đêm.

Khu vực 4: bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc 3.2.10. Huyện Đồng Văn

Tại huyện Đồng Văn, việc thu gom, duy trì vệ sinh đường phố được thực hiện bởi Đội DVCC và môi trường. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn mới chỉ có 1 tuyến thu gom duy nhất với độ dài 4,5km. Còn lại, tại hầu hết các khu vực chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình không được thu gom.

Phương tiện thu gom của Đội bao gồm 5 xe gom rác và 01 xe ép rác trọng tải 2,5 tấn. Tần suất thu gom 2 ngày/tuần vào sáng và tối. Sau đó, rác được tập kết tại 2 địa điểm là khu vực chợ và khu bệnh viện để chờ xe ép rác tới chuyển đi.

Phí vệ sinh hàng tháng trên các tuyến thu gom được thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh, đối với hộ dân là 5.000 đồng/người, với các hộ kinh

doanh thu theo từng đối tượng. Tỷ lệ phí vệ sinh thu gom được đạt 80% đối tượng nộp phí.

Theo kết quả điều tra, phân tích tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại 135 hộ gia đình cho kết quả tổng hợp phiếu điều tra như sau:

Bảng 3.2.10a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Đồng Văn

ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm)

Xã Đồng Văn 112 36,1 Xã Hố Quán Phìn 169 48,3 Xã Lũng Phìn 136 49,4 Tổng 417 133,8 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3208

Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường

Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.2.10a cho thấy lượng phát thải trung bình tại huyện Đồng Văn là 0,32 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Đồng Văn hiện tại được thể hiện trong bảng 3.2.10b. như sau:

Bảng 3.2.10b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Đồng Văn

Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm)

2008 62.745 20,078

Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008

Bảng số liệu cho thấy, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đồng Văn là 20,078 tấn/ngày.đêm. Trong đó, theo báo cáo của Công ty dịch vụ Công cộng và Môi trường thì lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được thu gom tại các tuyến thu gom trên địa bàn là 2 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom, xử lý trên địa bàn huyện ước tính khoảng 18 tấn/ngày.đêm.

3.2.11. Huyện Mèo Vạc

Tại huyện Mèo Vạc, việc duy trì vệ sinh được thực hiện bởi Đội dịch vụ công cộng và môi trường Mèo Vạc. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn mới chỉ thu gom tại trục đường chính của trung tâm thị trấn Mèo Vạc. Tại hầu hết các khu vực còn lại, chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình không được thu gom mà đổ thải ra các bãi đất trống, vườn nhà hay khe suối.

Phương tiện thu gom của Đội bao gồm 6 xe gom rác và 01 xe chuyên dùng. Tần suất thu gom 2 ngày/tuần vào sáng và tối. Sau đó, rác được tập kết tại điểm tập kết chờ xe chuyên chở tới vận chuyển tới bãi xử lý.

Phí vệ sinh hàng tháng trên các tuyến thu gom được thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh, đối với hộ dân là 5.000 đồng/người, với các hộ kinh doanh thu theo từng đối tượng.

Theo điều tra, phân tích tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.11a như sau:

Bảng 3.2.11a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Mèo Vạc

ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm)

Xã Niêm Sơn 127 37,4 Xã Xín Cái 123 38 TT Mèo Vạc 107 39 Tổng 357 114,4 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3204

Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường

Kết quả trên cho thấy lượng phát thải trung bình tại huyện Mèo Vạc là 0,32 kg/người/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Mèo Vạc hiện tại như sau:

Bảng 3.2.11b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Mèo Vạc

Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm)

Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008

Bảng trên cho thấy, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Mèo Vạc là 20,640 tấn/ngày.đêm hay 7.563,6 tấn/năm. Theo báo cáo của Đội thu gom tại huyện Mèo Vạc, tổng lượng chất thải rắn thu gom được trên địa bàn thu gom là 3,5 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý ước tính khoảng 17 tấn/ngày.đêm.

Hình 3.2.1 sau cho thấy cái nhìn tổng thể về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các địa bàn:

Hình 3.2.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên các huyện, thị xã Thị xã Hà Giang Huyện Bắc Quang Huyện Vị Xuyên Hoàng Su Phì Xín Mần Quang Bình Bắc Mê Yên Minh Quản Bạ Đồng Văn Mèo Vạc

Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường

Bản đồ thể hiện hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể hiện tại phụ lục 1 của báo cáo.

3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ

Chương trình điều tra

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có tổng cộng 11 chợ trung tâm, trong đó có 1 chợ thị xã Hà Giang và 10 chợ trung tâm thị trấn. Các chợ trung tâm thuộc đối tượng điều tra của dự án đều là chợ nhật nên số lượng gian hàng cũng như lượng chất thải rắn phát sinh là tương đối ổn định và mang tính đặc trưng cao.

Chương trình điều tra của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành tại các chợ trung tâm trên địa bàn các huyện, thị xã.

Quá trình tiến hành điều tra của cán bộ điều tra nhận được sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình phỏng vấn tại gian hàng của các cán bộ trong ban quản lý chợ.

Khối lượng công việc

Lựa chọn 12 chợ (chợ phiên, chợ nhật)

Mỗi chợ lựa chọn điều tra 20 gian, đại diện cho các chủng loại hàng. Tổng số gian hàng sẽ điều tra là 240 gian hàng.

Nội dung công việc

Điều tra qui mô của các chợ (các mặt hàng, số gian hàng của từng mặt hàng..)

Khối lượng và thành phần rác thải từ các gian hàng.  Phương thức điều tra

- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn. Phát phiếu điều tra cho các chủ gian hàng (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục của báo cáo).

- Tiến hành phỏng vấn các chủ gian hàng theo các thông tin trong phiếu. - Tiến hành cân lượng chất thải rắn thải ra tại các thùng đựng rác tạm tại

các gian hàng. Ghi khối lượng cân được vào phiếu điều tra.

- Lấy chữ ký xác nhận của chủ gian hàng vừa tiến hành phỏng vấn.

- Đồng thời, tiến hành thu thập thông tin của các chợ từ các nguồn cung cấp thông tin như: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã và các huyện, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường, ban quản lý chợ  Kết quả điều tra

Tại các chợ, toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh từ các gian hàng được thu gom và tập kết tại điểm tập kết cuối chợ vào các xe gom rác. Sau đó, Đội dịch vụ công cộng và vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý của địa phương. Xe gom rác của công ty môi trường thường thu gom rác tại các chợ với tần suất 1 lần/ngày. Hàng ngày, đều có công nhân vệ sinh môi trường thực hiện việc quét gom rác tại các khu vực trong

khuôn viên chợ. Nhìn chung, việc thu gom của công nhân vệ sinh được thực hiện khá tốt, hầu hết các chủ hàng được hỏi đều hài lòng với thái độ và công việc của họ.

Nhìn chung, các hộ trong chợ đã có ý thức trong việc thu gom rác vào các thùng rác tại mỗi gian hàng, sau đó mang ra điểm tập kết. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi tại chợ, đặc biệt là tại các khu kinh doanh rau quả tươi, hiện tượng này diễn ra phổ biến, cọng rau, vỏ quả…bừa bãi quanh khu vực. Khi chưa có công nhân môi trường vào quét gom, rác thải gây mất vệ sinh và mỹ quan đối với toàn khu vực chợ.

Tại các chợ, hầu hết các chủ gian hàng được hỏi đều có nhận thức chưa thật đầy đủ về môi trường, phân loại và thu gom chất thải rắn tại chợ. Chưa có bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuyên truyền về phân loại rác cũng như các vấn đề khác về chất thải rắn và bảo vệ môi trường sống tới các chủ gian hàng thường xuyên kinh doanh tại chợ. Do đó, hầu như các chủ gian hàng không nhận thức được khái niệm cũng như ý nghĩa của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đây cũng là một vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới đối với các chợ trên địa bàn. (Một số hình ảnh về quá trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các chợ được thể hiện trong phụ lục 14 của báo cáo)

Theo điều tra của Trung tâm ứng dụng Công nghệ tài nguyên và Môi trường tại 20 gian hàng mỗi chợ, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các gian hàng trong chợ được thể hiện trong bảng 3.3.1a dưới đây.

Bảng 3.3.1a. Tổng hợp điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng

TT Đơn vị Lượng phát thải

(kg/ngày.đêm) Tỷ lệ thu gom (%) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 120 95 2 Chợ Ngọc Hà 90 90 3 Chợ TT Vị Xuyên 100 90 4 Chợ TT Bắc Quang 100 90 5 Chợ TT Quang Bình 80 85 6 Chợ TT Bắc Mê 90 85

7 Chợ TT Xín Mần 85 85 8 Chợ TT Quản Bạ 80 85 9 Chợ TT Yên Minh 90 85 10 Chợ TT Đồng Văn 85 75 11 Chợ TT Mèo Vạc 70 70 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 75 70 Tổng 975

Nguồn: TT ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (CATNRE, 9/2008)

Biểu đồ tương quan về lượng phát sinh chất thải tại hình 3.3.1. sau đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải tại các gian hàng trong chợ : 0 20 40 60 80 100 120 L ư n g p h át t h ải (k g/ n y.đ êm ) Đơn vị

Hình 3.3.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các chợ Hà Giang Chợ thị xã Hà Giang Chợ TT Vị Xuyên Chợ TT Bắc Quang Chợ TT Quang Bình Chợ TT Bắc Mê Chợ TT Xín Mần Chợ TT Quản Bạ Chợ TT Yên Minh Chợ TT Đồng Văn Chợ TT Mèo Vạc Chợ TT Hoàng Su Phì

Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường

Như vậy, qua kết quả điều tra, khảo sát tại 20 gian hàng, chỉ tính riêng đối với các chợ trung tâm của các huyện thị, mỗi ngày, lượng chất thải rắn phát sinh là gần 1 tấn/ngày.đêm. Lượng rác thải nói trên mới chỉ phản ánh lượng rác thải thải ra hàng ngày tại các gian hàng (tính toán theo phương pháp tổng hợp thống kê từ các mẫu điều tra mang tính đại diện).

Trên thực tế, lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu vực chợ được thu gom, vận chuyển đi hàng ngày lớn hơn rất nhiều (bao gồm chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng; chất thải rắn công nhân quét gom trong và quanh khu vực chợ; lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu mua bán, thương mại ngoài tường rào chợ... Căn cứ vào số liệu điều tra tại các gian hàng cùng với số liệu báo cáo do

Công ty dịch vụ Công cộng và môi trường Hà Giang, các Đội thu gom các huyện cung cấp, lượng chất thải rắn thu gom thực tế tại các chợ trên được tổng hợp trong bảng 3.1.1b dưới đây:

TT Đơn vị Lượng phát thải

(kg/ngày.đêm) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 2.500 2 Chợ Ngọc Hà 700 3 Chợ TT Vị Xuyên 1200 4 Chợ TT Bắc Quang 1500 5 Chợ TT Quang Bình 560 6 Chợ TT Bắc Mê 700 7 Chợ TT Xín Mần 550 8 Chợ TT Quản Bạ 500 9 Chợ TT Yên Minh 700 10 Chợ TT Đồng Văn 600 11 Chợ TT Mèo Vạc 450 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 500 Tổng 10.460

Nguồn: Công ty DVCC và MT Hà Giang

Ngoài các chợ chính, tại mỗi địa phương còn có các chợ cóc, chợ phiên nhỏ lẻ khác. Có thể thấy, nguồn chất thải rắn từ các chợ là một trong những nguồn phát sinh lớn, cần được thu hồi và xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, mặc dù việc thu gom chất thải rắn phát sinh tại các chợ để vận chuyển, xử lý chưa thật triệt để nhưng tỷ lệ thu gom tương đối cao. Đối với các chợ trung tâm thị xã và các chợ tại thị trấn lớn, một phần do ý thức của các hộ kinh doanh, một phần do điều kiện làm việc của công nhân thu gom nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tương đối lớn, khoảng 90-95% lượng rác phát sinh tại các gian hàng. Đối với các chợ thị trấn còn lại, nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ nên vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi trong và ngoài khu vực chợ, khó khăn cho việc thu gom của công nhân vệ sinh môi trường.

Việc thu phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Trước tháng 8/2007, việc thu

phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định cũ về việc thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh của UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định mới số 2111/2007/QĐ-UBND ngày 01/08/2007 của UBND

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (Trang 41 -41 )

×