Nước thải thị xã Hà Giang

Một phần của tài liệu Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 61 - 65)

Nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang chủ yếu được thải trực tiếp qua hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thị xã với một số đặc điểm như sau:

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thị xã Hà Giang chưa được quy hoạch và xây dựng đồng bộ. Hiện tại, việc thoát nước mưa và nước thải dựa vào hệ thống sông suối, rãnh dọc các trục đường nội thị. - Hệ thống khe, suối tự nhiên thoát nước thải, nước mưa là hệ thống hở,

nhiều nơi bị lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy dẫn đến việc ứ đọng nước thải và gây ngập úng khi có mưa. Quá trình đô thị hóa nhanh đã dẫn đến việc các sông suối, hồ ao tại các khu dân cư tại thị xã ngày càng bị thu hẹp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng ngập úng thêm trầm trọng hơn.

- Rãnh dọc các tuyến đường nội thị chưa được xây dựng hoàn chỉnh, một số tuyến đường chính chưa được xây dựng cống dọc (quốc lộ 4C trên địa bàn phường Quang Trung; đường Lý Tự Trọng, đường Trần Phú trên địa bàn phường Minh Khai, đường 19/5 trên địa bàn phường

Nguyễn Trãi ....). Một số đường nhánh chưa có rãnh dọc thoát nước thải dẫn đến tồn đọng nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường (các đường nhánh trên địa bàn phường Minh Khai). - Một số cống thoát nước ngang qua các trục đường xây dựng không

hợp lý dẫn đến tồn đọng nước thải và ngập úng khi có mưa (Cống ngang qua trục đường Lý Tự Trọng- phường Minh Khai, Cống ngang qua quốc lộ 34 - phường Ngọc Hà, Cống ngang qua trục đường 4C - Phường Quang Trung ).

- Một số khu vực dân cư không có hệ thống thoát nước thải, nước mưa dẫn đến tồn đọng nước thải và ngập úng khi có mưa (khu vực ao lâm nghiệp - phường Nguyễn Trãi, khu vực kho K2 tổ 1, khu vực sau khu tập thể Công ty Xi măng tổ 6 - phường Ngọc Hà... )

Hiện nay, tính trên toàn bộ trung tâm thị xã Hà Giang, hệ thống thoát nước mưa và nước thải có tổng chiều dài vào khoảng 30km. Tuy vậy, do ý thức của người dân chưa cao dẫn đến nhiều hành vi làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ thống thoát nước. Đặc biệt, hiện tượng các loại chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt: các loại bao bì, túi nilong, chất thải rắn xây dựng: đất cát) không được thu gom triệt để, theo dòng chảy vào hệ thống gây tắc cống. Thêm vào đó, quá trình xây dựng, sửa chữa tại các công trình xây dựng dân dụng làm vỡ, hỏng các rãnh thoát nước dọc các trục đường làm cho mức độ tồn đọng nước thải tăng thêm. Đây cũng là một nguyên nhân gây ngập úng trong các ngày mưa, gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Vì vậy, để hệ thống được hoạt động hiệu quả thì cần có công tác duy trì bảo dưỡng, nạo vét rãnh cống thường xuyên. Bên cạnh đó, cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ các công trình công cộng nói riêng và môi trường nói chung.

Đối với nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lấy mẫu và phân tích tại 3 điểm lấy mẫu, 02 điểm nước thải phường Minh Khai và 01 điểm nước thải phường Trần

Phú. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 4.1.1 và hình 4.1.1a, hình 4.1.1b sau:

Bảng 4.1.1. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang

STT Các thông số Đơn vị HGNT 01 HGNT 02 HGNT 03 TCVN 6772-2000 Mức I Mức II Mức III Mức IV Mức V 1 Nhiệt độ oC 29,7 30,1 27 KQĐ - - - - 2 pH - 6,61 6,76 6,74 5 - 9 5 - 9 5 - 9 5 - 9 5 - 9 3 DO mg/l 7,01 1,12 4,63 KQĐ - - - - 4 EC mS/m 20 52 48 KQĐ - - - - 5 TDS mg/l 130 340 310 500 500 500 500 500 6 TSS mg/l 16,3 95 2,5 50 50 60 100 100 7 BOD5 mg/l 55 59 44 30 30 40 50 200 8 COD mg/l 96 96 72 KQĐ - - - - 9 NO3- mg/l 6,21 18,2 25 30 30 40 50 KQĐ 10 PO43- mg/l 2,3 1,8 1,5 6 6 10 10 KQĐ 11 Cu mg/l 0,074 0,058 0,087 KQĐ - - - - 12 Zn mg/l 0,021 0,039 0,016 KQĐ - - - - 13 Mn mg/l 0,06 0,05 0,09 KQĐ - - - - 14 Fe mg/l 0,059 0,059 0,08 KQĐ - - - - 15 Coliform 100mlMPN/ 980 1000 880 1000 1000 5000 5000 10000

(Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 9/2008)

Ghi chú:

HGNT01: Nước thải phường Minh Khai

HGNT02: Nước thải trước cổng trường TH Minh Khai

Hình 4.1.1a. Chất lượng nước thải sinh hoạt (BOD5, TDS) TX Hà Giang

Hình 4.1.1b. Chất lượng nước thải sinh hoạt (NO3-, PO43-) TX Hà Giang

So sánh các kết quả phân tích với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6772 - 2000) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, chỉ số pH dao động trong khoảng từ 6,61 đến 6,67, trong khi đó tiêu chuẩn cho phép là từ 5 đến 9. Nồng độ NO3- cao nhất chỉ là 25 (HGNT03 được lấy tại tổ 01, phường Trần Phú) trong khi tiêu chuẩn cho phép là 30, nồng độ NO3- tại hai mẫu còn lại cũng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Các thông số như PO43-, TDS đều thấp hơn nhiều so với quy định. Chỉ số Coliform tại cả ba mẫu đều trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ số TDS có một mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép 1.9 lần, còn hai mẫu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép. Trong các chỉ tiêu phân

tích thì chỉ có chỉ tiêu BOD5 là vượt chỉ tiêu tại cả ba mẫu phân tích (Kết quả phân tích từ 44 đến 59 mg/l, trong khi giới hạn cho phép là 30 mg/l.)

Tuy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép và mức ô nhiễm BOD5 chưa thực sự nghiêm trọng, nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo về khả năng ô nhiễm trên địa bàn thị xã khi mức độ đô thị hoá đang diễn ra tương đối cao hiện nay. Đặc biệt đối với các chỉ tiêu như BOD5, pH, PO43-, NO3-, vì trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng rất lớn các chất hữu cơ. Nếu không được xử lý tốt rất có thể sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng đối với các thủy vực chứa nước thải trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường nước mặt và ảnh hưởng đến các khu dân cu xung quanh.

Một phần của tài liệu Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 61 - 65)