Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện

Một phần của tài liệu Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 98 - 100)

Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu vực công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: Từng bước hình thành hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tại Hà Giang, biên bản lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện đã được tiến hành ký kết giữa các ngành chức năng. Do đó, công việc tiếp theo cần được tiến hành ngay là việc lập dự án xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh có sức chứa đến năm 2020.

Đối với các huyện, trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho hai huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Số liệu hiện trạng cho thấy, so sánh giữa các huyện còn lại thì đây là hai huyện có tổng lượng phát thải nhiều nhất. Hiện tại, hai huyện này cũng đã có bãi xử lý rác thải nhưng đều đã quá tải và công nghệ chưa phù hợp, gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường sống.

Giai đoạn tiếp theo, Hà Giang cần tiếp tục nhanh chóng xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho các huyện còn lại. Tuy lượng chất thải rắn ở các huyện còn lại không nhiều bằng Vị Xuyên và Bắc Quang nhưng lượng phát thải cũng không nhỏ. Nếu không nhanh chóng xử lý, sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với tất cả các địa bàn sống.

Đối với bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đòi hỏi phải có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí phát sinh trong quá trình phân huỷ.

Các tài liệu cần cho việc thiết kế bãi chôn lấp bao gồm:

- Các tài liệu về quy hoạch của đô thị.

- Các tài liệu về dân số, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai.

- Các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, thuỷ văn, điều kiện khí hậu của khu vực.

- Các tài liệu khác có liên quan.

Các công việc thiết kế cơ bản của bãi chôn lấp bao gồm:

- Dọn mặt bằng;

- Định hướng nước chảy;

- Lót đáy (lớp chống thấm);

- Đường ra vào;

- Rào chắn, biển hiệu; - Hình thành đê, kè.

- Hệ thống thu gom nước rác và khí ga; - Nơi vệ sinh gầm xe;

- Các công trình phục vụ: văn phòng, nhà kho, hệ thống điện nước, công trình phong hoả, trạm máy phá, nơi bảo dưỡng thiết bị, trạm cân…

Các công trình chủ yếu trong quy trình thiết kế bãi chôn lấp cấp huyện bao gồm:

1. Khu vực tiếp nhận, phân loại: rác hữu cơ, rác trơ, các phế thải sắt thép, nhựa…

2. Bãi ủ rác theo nguyên tắc chôn lấp hợp vệ sinh: chôn lấp rác hữu cơ thành phân hữu cơ kết hợp hố xí công cộng.

3. Khu vực chôn lấp rác không tiêu huỷ: chôn lấp vĩnh viễn, gồm: + Xỉ lò luyện, nấu kim loại.

+ Bùn thải các xí nghiệp mạ kẽm, đồng

4. Hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường (cần phải được làm trong thời kỳ chuẩn bị bãi ban đầu và phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ rác vì sẽ rất tốn kém nếu sửa chữa sau chôn lấp):

+ Hệ thống thu gom và xử lý nước rác + Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa. + Hệ thống đường nội bộ, hàng rào bảo vệ. 5. Vùng đệm.

6. Khu quản lý và điều hành, các công trình phụ trợ: +Khu văn phòng và quản lý điều hành,

+Nhà kho để thiết bị và dụng cụ,

+Nhà để hoá chất diệt trùng, hoá chất xúc tiến vi sinh,

+Nhà để các phương tiện thu gom rác và vệ sinh phương tiện,

+Hệ thống điện: Trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng, hệ điện cho các ao xử lý.

Một phần của tài liệu Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w