*/ Tiêu chuẩn thải nước bẩn:
Tiêu chuẩn thải nước bẩn được tính bao gồm toàn bộ nước thải sinh hoạt, dịch vụ công cộng, tiểu thủ công nghiệp đồng thời cộng 10% nước ngấm vào hệ thống cống:
- Khu đô thị: 100 lít/người/ngày đêm, - Khu ngoại thành: 80 lít/người/ngày đêm, - Khu công nghiệp: 30 m3/ha.
* / Tại các khu đô thị mới:
Tại các khu đô thị mới, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước chung, trong quá trình xây dựng đô thị phải dành đất để xây dựng hệ thống cống riêng khi điều kiện cho phép.
- Hệ thống thoát nước thải dùng cống tròn BTLT (hoặc ống HDPE) Ø600, Ø700 đi dọc theo vỉa hè đường, thu gom nước thải về khu vực xử lý tập trung trước khi thoát ra ngoài môi trường.
- Xây dựng khu xử lý nước thải, xung quanh khu xử lý nước thải bố trí giải cây xanh cách ly phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Nước thải của xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất và dịch vụ phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn loại C (theo TCVN 5945-95) trước khi thoát ra hệ thống chung. Chất lượng nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài phải đạt tiêu chuẩn loại B.
*/ Định hướng xử lý nước thải tại các thị trấn và trung tâm các huyện thị
Hiện tại, trung tâm các huyện thị và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng được thoát chung thông qua hệ thống rãnh dọc các trục đường và khe suối.
Bảng 6.3.3. Thực trạng và định hướng về hệ thống thoát nước
TT Địa phương Hiện trạng thoát nước
( x 1000 m) Định hướng phát triển ( x 1000 m) 1 Thị xã Hà Giang 30 70 2 Huyện Bắc Quang 20 30 3 Huyện Vị Xuyên 15 30 4 Huyện Quản Bạ 5 7 5 Huyện Bắc Mê 3 5 6 Huyện Đồng Văn 5 7
7 Huyện Yên Minh 3 7
8 Huyện Mèo Vạc 3 7
9 Huyện Hoàng Su Phì 2 5
10 Huyện Xín Mần 3 5
11 Huyện Quang Bình - 7
(Nguồn: Sở Xây dựng Hà Giang)
Đối với nước thải đô thị có thể có rất nhiều biện pháp xử lý, nhưng đối với các đô thị tại các quốc gia đang phát triển hiện nay thì một hình thức thích hợp nhất để xử lý là xây dựng một hệ thống ao ổn định chất thải. Và các đô thị Hà Giang cũng có thể lựa chọn sử dụng biện pháp này. Nguồn năng lượng chủ yếu cho hệ thống này là năng lượng mặt trời và các sinh vật tự nhiên bao gồm tảo, vi khuẩn, các phiêu sinh đã giúp cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ và loại bỏ các mầm bệnh trong nước thải. Cơ chế xử lý trong ao ổn định chất thải bao gồm một chuỗi từ 3-5 ao. Ao đầu tiên thường là yếm khí hoặc tuỳ tiện, tuỳ thuộc vào tải ô nhiễm. Các ao yếm khí thường hiệu quả hơn trong việc loại bỏ khối
lượng chất ô nhiễm trên một đơn vị diện tích đất đai nhưng mùi của nó thường bị phản đối bởi cộng đồng dân cư gần đó. Hầu hết sự loại bỏ các chất hữu cơ xảy ra trong một hoặc hai ao đầu tiên, trong khi đó các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt trong các ao còn lại và làm giảm mức độ gây bệnh trong dòng ra đến mức chấp nhận được. Hiệu quả xử lý của hệ thống ao hồ này thường rất cao so với quá trình xử lý truyền thống khác: hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ có thể đạt tới 90% hoặc nhiều hơn, trong khi đó các mầm bệnh bị loại tới 10.000 lần. Nhược điểm duy nhất của loại hệ thống hồ này là mức độ chất rắn lơ lửng cao mà chủ yếu bao gồm các tế bào tảo (điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực hạ lưu).
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Theo kết quả khảo sát cho thấy, tại các huyện và các khu vực nông thôn Hà Giang, do kinh tế công nghiệp chưa phát triển nên chất lượng môi trường còn khá tốt. Chất lượng môi trường đất, nước, không khí đều chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng như các tỉnh đồng bằng và trung du. Cần phát huy thế mạnh, tăng cường bảo vệ môi trường sống.
Với sức ép ngày càng lớn do gia tăng các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông, gia tăng dân số, khối lượng chất thải rắn tạo ra trên địa bàn thị xã và các huyện còn lại ngày càng lớn. Nguy cơ này sẽ ngày càng
tăng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá với tốc độ cao theo các quy hoạch, kế hoạch của thị xã và các huyện đã đề ra. Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp thì đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường đất, nước, không khí.
Việc đầu tư trang thiết bị và nhân lực trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn tại các địa bàn, kể cả tại Thị xã Hà Giang cũng còn rất hạn chế. Phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, số lượng nhân công cũng như cán bộ quản lý có trình độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra (đặc biệt là đối với các huyện).
Việc thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được triệt để, vẫn còn phổ biến hiện tượng chất thải rắn được đổ thải bừa bãi hoặc đổ bỏ tại các bãi rác tạm mà không có bất cứ một biện pháp hạn chế hay xử lý nào. Tại các huyện, xã và cụm xã đều chưa có các bãi xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.
Tại các địa bàn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt còn chưa cao, đặc biệt là tại khu vực các huyện. Trên địa bàn các huyện, hầu như việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới được thực hiện tại một số tuyến phố chính trên địa bàn thị trấn, các khu vực còn lại vẫn đổ thải xuống suối, hoặc gom đốt trong vườn nhà, gây ô nhiễm môi trường sống.
100% các bãi rác ở các huyện không được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải có biện pháp sớm khắc phục triệt để.
Trên địa bàn tỉnh, nước thải đô thị vẫn chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng mà vẫn thoát chung thông qua hệ thống rãnh dọc các trục đường và khe suối. Hầu hết nước thải sinh hoạt trên địa bàn đều được thải thẳng ra cống, rãnh hoặc khe suối mà không có biện pháp xử lý nào, gây nguy cơ đối với môi trường.
Do đặc điểm về địa hình nên các đô thị của Hà Giang thường nhỏ, hẹp, chạy dọc theo một hướng bám theo trục đường chính. Hệ thống khe suối nhiều
và địa hình dốc nên việc thoát nước mưa, nước thải tại đây hiện tại không có nhiều điểm tồn đọng.
Có hiện tượng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm đối với một số chỉ tiêu đặc trưng ở một số điểm quan trắc tại các trung tâm huyện, thị. Nước thải sinh hoạt từ các cống, rãnh, khe suối gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường tại một số điểm và đã có những điểm bị ô nhiễm nước ngầm do nước thải sinh hoạt.
Việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh theo quyết định 2111/2007/QĐ-UBND còn nhiều ý kiến phản hồi về việc mức thu chưa hợp lý. Do đó, việc thu phí vệ sinh trên địa bàn, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
2. Kiến nghị
Đảng bộ và nhân dân Hà Giang cần phải huy động mọi nguồn lực nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, tăng cường sự hỗ trợ và hợp tác trong nước cũng như quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do tác động của con người và thiên nhiên gây ra.
Đầu tư thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn một cách đồng bộ và hiệu quả cho các Đội dịch vụ công cộng và vệ sinh môi trường. Chú trọng đến việc đầu tư và bổ sung trang thiết bị cho các Đội ở các huyện, đặc biệt là các huyện vùng cao.
Khắc phục nhanh chóng mọi hiện tượng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở những địa điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhanh chóng khắc phục hiện tượng đổ thải bừa bãi, tiến hành lên kế hoạch cải tạo các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại các địa bàn.
Tìm nguồn kinh phí, lên danh mục và tờ trình phê duyệt nhằm giải quyết vấn đề đóng cửa bãi rác hiện đã quá tải ở Thị xã Hà Giang. Nhanh chóng triển khai, đầu tư xây dựng khu xử lý rác tập trung tại xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên nhằm thay thế bãi rác bị đóng cửa và đảm bảo việc xử lý rác thải hợp vệ sinh cho các địa bàn thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang.
Nhanh chóng quy hoạch các bãi xử lý chất thải rắn cho các huyện và cụm xã trên tất cả các địa bàn. Đưa ra kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch trong giai đoạn ngắn nhằm giải quyết triệt để vấn đề chất thải rắn trên các địa bàn.
Cần xây dựng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiếm nguồn nước. Đối với hệ thống nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn, cần có hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng nhằm giảm tối đa chi phí cho việc xử lý nước thải.
Đối với việc thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là mức thu theo quyết định mới của UBND tỉnh, cần có biện pháp giải quyết để tăng hiệu quả và tận thu được phí vệ sinh, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững. Lựa chọn và cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Tăng cường các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các tầng lớp dân cư.
Bổ sung, biên chế cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường cho tất cả các cấp quản lý, từ cấp xã đến các phòng Tài nguyên Môi trường các huyện cũng như các cơ quan quản lý cấp tỉnh, đảm bảo đủ nhân lực làm công tác quản lý môi trường. Nâng cao năng lực quản lý môi trường đối với các cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm môi trường và định hướng phát triển KT-XH của từng huyện, đơn vị tư vấn đã đề xuất một số giải pháp và chính sách trong việc quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn. Các giải pháp này có tính định hướng, cần được các ngành liên quan nghiên cứu chi tiết trong giai đoạn quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại từng địa bàn cụ thể.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU...1 1. Mục đích...1 2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án...2 3. Tổ chức thực hiện...2 3. Phương pháp thực hiện...3 CHƯƠNG I...5
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI...5
1.1. Điều kiện tự nhiên...5
1.1.1. Vị trí địa lý...5
1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng...5
1.1.3. Khí hậu...6
1.1.4. Thuỷ văn...7
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên...8
1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Hà Giang...12
1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế ...12
1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế...13
1.3. Dân số, đời sống xã hội...16
1.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn...16
1.3.2. Văn hoá dân tộc và lễ hội truyền thống...18
CHƯƠNG II...20
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ GIANG ...20
2.1. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên...20
2.2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường Hà Giang...21
2.3. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hà Giang...22
2.4. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Giang...24
CHƯƠNG III...26
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG...26
3.2. Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu
dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh...28
Khu vực I gồm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang...31
3.2.1. Thị xã Hà Giang...31
3.2.2. Huyện Bắc Quang...33
3.2.3. Huyện Vị Xuyên...34
Khu vực 2: Gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình...35
3.2.4. Huyện Hoàng Su Phì...35
3.2.5. Huyện Xín Mần...37
3.2.6. Huyện Quang Bình...38
Khu vực 3: gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ...39
3.2.7. Huyện Bắc Mê...39
3.2.8. Huyện Yên Minh...40
3.2.9. Huyện Quản Bạ...41
Khu vực 4: bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc...42
3.2.10. Huyện Đồng Văn...42
3.2.11. Huyện Mèo Vạc...44
3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang...45
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ...45
3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng...50
3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp...52
3.4. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt...55
3.4.1. Thị xã Hà Giang...55
3.4.2. Các huyện thị còn lại...56
3.5. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn nguy hại...58
CHƯƠNG IV ...60
HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG...60
4.1. Nước thải sinh hoạt...61
4.1.1 Nước thải thị xã Hà Giang ...61
4.1.2. Nước thải sinh hoạt huyện Vị Xuyên...65
4.1.3.Nước thải sinh hoạt thị trấn Việt Quang...67
4.2. Nước thải bãi chôn lấp rác ...68
4.3. Nước thải bệnh viện...70
CHƯƠNG V...74
DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG...74
5.1. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt...74
5.2. Dự báo chất thải rắn khác...82
5.2.1. Chất thải rắn nông nghiệp...82
5.2.2. Chất thải rắn y tế...83
CHƯƠNG VI...86
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015...86
...86
6.1. Đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn ...86
61.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt...86
6.1.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại ...92
6.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Giang đối với CTR...94
6.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư thiết bị thu gom...94
6.2.2. Giảm thiểu nồng độ bụi ...96
6.2.3. Hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung tại thị xã Hà Giang...97
6.2.4. Chương trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cấp huyện...98
6.3. Định hướng bảo vệ môi trường tỉnh Hà Giang trong quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt...100
6.3.1. Một số nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thu gom nước thải...100
6.3.2. Định hướng quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt...101
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...103
1. Kết luận...103
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
TT Danh mục Trang
1 Bảng 1.2.1. GDP theo khu vực kinh tế thời kỳ 2002 - 2006 (giá so sánh năm 1994)
11 2 Bảng 3.2.1a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực thị xã Hà
Giang
30 3 Bảng 3.2.1b. Tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã
Hà Giang
31 4 Bảng 3.2.2a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc
Quang
32 5 Bảng 3.2.2b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Quang 32 6 Bảng 3.2.3a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Vị
Xuyên
33 7 Bảng 3.2.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Vị Xuyên 34 8 Bảng 3.2.4a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Hoàng
Su Phì
35 9 Bảng 3.2.4b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Hoàng Su Phì 35 10 Bảng 3.2.5a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Xín
Mần
36 11 Bảng 3.2.5b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Xín Mần 36 12 Bảng 3.2.6a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quang
Bình
37 13 Bảng 3.2.6b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quang Bình 37 14 Bảng 3.2.7a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc
Mê
38
15 Bảng 3.2.7b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Mê 38