Đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang: Hiện trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Đặc điểm kinh tế tỉnh Hà Giang

Từng bước khắc phục khó khăn, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh cùng các ngành đã và đang đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng tạo thêm ngành nghề mới, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tập trung tạo ra môi trường lành mạnh để hàng hoá giao lưu thuận lợi giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau, hàng hoá xuất khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại, giá trị ngày càng nâng cao. - Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và trình độ công nghệ, hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, xây dựng được các mô hình phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản như: Nhà máy thuỷ điện Nậm Mu; nhà máy khai thác, tuyển, luyện ăngtimon kim loại; nhà máy Caolin, Penspát; phân xưởng nghiền Clinke; các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy: Long Giang, Vĩnh Tuy, Cầu Ham, Ngòi Sảo; nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô TRAEMC, Trường Thanh; nhà máy gạch Tuynel ở huyện Vị Xuyên, huyện Yên Minh và nhiều cơ sở khác ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê,.

Dân số, đời sống xã hội

Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông – Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị cấp huyện phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính: Trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới.

Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên

Trên địa bàn tỉnh có cửa khẩu Thanh Thuỷ khá lớn song so với các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai)…thì vị thế và khả năng khai thác vẫn còn hạn chế.

Đánh giá chung về hiện trạng môi trường Hà Giang

Gia súc gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt, các công trình chuồng trại chưa được bố trí hợp lý… Bên cạnh đó, một số tập tục vệ sinh lạc hậu vẫn còn tồn tại. Trang thiết bị hỗ trợ thu gom rác còn ít và lạc hậu dẫn đến tình trạng rác thải và chất thải khác vẫn chưa được thu gom và xử lý triệt để (kể cả ở trung tâm các huyện), gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hà Giang

Tại trung tâm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang là những nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở sản xuất, tuy nhiên, nồng độ các khí độc hại không cao, nồng độ bụi ở nhiều nơi bị ảnh hưởng của các phương tiện giao thông và công nghiệp lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Để khắc phục tình trạng này, nhà máy hiện đang tiến hành chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất theo với phương án đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất 500.000 tấn/năm nhưng dự kiến đến năm 2010 mới hoàn thành.

Hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Giang 1. Nước mặt

Những cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen kẽ trong khu vực dân cư có công nghệ sản xuất còn đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nên có ảnh hưởng cục bộ đến đời sống của những hộ dân trong khu vực. Đối với nguồn nước tại các giếng đào: hầu hết các thông số đều đạt tiêu chuẩn nước ngầm và tiêu chuẩn nước ăn uống, riêng thông số coliform ở các mẫu nước giếng đào không đạt tiêu chuẩn cho phép.

Hiện trạng quản lý môi trường

Như vậy, nhìn tổng thể có thể thấy, để đảm bảo điều kiện cho việc thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, cần phải có sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị và tăng cường nhân lực trực tiếp. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường, tháng 9/2008 cho thấy: Đối với các hộ gia đình, mặc dù mức phí có điều chỉnh nhưng tăng không đáng kể vì thế hầu hết các hộ gia đình đều chấp hành việc nộp phí vệ sinh khá nghiêm túc.

Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

Quá trình tiến hành điều tra của các cán bộ điều tra có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị; Uỷ ban nhân các xã, phường; đặc biệt là quá trình phối hợp cung cấp thông tin và hướng dẫn địa bàn (đến từng hộ dân) của các trưởng thôn, bản. Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, địa bàn huyện Xín Mần có lượng phát thải trung bình là 0,4 kg/người/ngày và tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Xín Mần hiện nay được thể hiện trong bảng 3.2.5b sau.

Bảng 3.2.10a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Đồng Văn
Bảng 3.2.10a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Đồng Văn

Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Quá trình tiến hành điều tra của cán bộ điều tra nhận được sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình phỏng vấn tại gian hàng của các cán bộ trong ban quản lý chợ. Có thể thấy lượng chất thải rắn y tế Hà Giang hiện nay là tương đối lớn, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý triệt để đối với tất cả lượng chất thải rắn phát sinh, đặc biệt là đối với chất thải rắn y tế nguy hại nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm và nguy hại cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.

Bảng 3.3.1a. Tổng hợp điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng
Bảng 3.3.1a. Tổng hợp điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng

Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1. Thị xã Hà Giang

Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường Như vậy lượng chất thải rắn công nghiệp của Hà Giang chủ yếu là đất đá thải do khai thác quặng (93.129 tấn/năm), chất thải rắn của các ngành còn lại khoảng 1.500 tấn/năm. Hiện tượng rác không được xử lý triệt để, mặc dù có phun thuốc diệt muỗi và côn trùng nhưng hiệu quả không đáng kể, tại bãi rác vẫn có rất nhiều ruồi muỗi và côn trùng, gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn nguy hại

Bằng các phương pháp đo đạc hiện trường kết hợp với lấy mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm (vị trí các điểm lấy mẫu nước thải được thể hiện trong phụ lục 8), Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường đã xác định nồng độ các chất ô nhiễm có trong các mẫu nước thải. - Hầu như tất cả các mẫu nước thải của các dạng (nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải bãi chôn lấp rác thải, nước thải các khách sạn) đều có một đặc điểm chung là ô nhiễm chất hữu cơ ở mức độ vừa phải, chưa gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, chưa gây tác động trên diện rộng.

Bảng 3.5. Thống kê về hệ thống xử lý rác thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Bảng 3.5. Thống kê về hệ thống xử lý rác thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh

Nước thải sinh hoạt

- Một số cống thoát nước ngang qua các trục đường xây dựng không hợp lý dẫn đến tồn đọng nước thải và ngập úng khi có mưa (Cống ngang qua trục đường Lý Tự Trọng- phường Minh Khai, Cống ngang qua quốc lộ 34 - phường Ngọc Hà, Cống ngang qua trục đường 4C - Phường Quang Trung ). Tuy vậy, trong thời gian tới, khi kinh tế - xã hội phát triển, điều kiện sống của người dân ngày càng tăng, thêm vào đó mức độ tập trung dân số cũng sẽ tăng lên, nếu không được quan tâm đúng mức và có các biện pháp hạn chế thì nước thải sinh hoạt chắc chắn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường khu vực.

Bảng 4.1.1. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang
Bảng 4.1.1. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt thị xã Hà Giang

Nước thải bãi chôn lấp rác

Qua phân tích bằng các phương pháp chuẩn trong phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong nước thải và so sánh với bộ tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng các chất trong nước rỉ bãi rác (TCVN 7733-2007) và tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945-2005) cho thấy chất lượng nước thải tại các bãi rác khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Giang tương đối ổn định và đạt tiêu chuẩn, duy nhất có hàm lượng các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học của cả 2 mẫu nước rác đều vượt tiêu chuẩn nước thải bãi rác (TCVN 7733-2007) là 2,76-3 lần đối với cột A (dành cho nước thải sinh hoạt) và 1,6-1,8 lần đối với cột B (khu vực hồ, thuỷ vực dùng để tập trung nước thải). Nước thải các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu được thải vào các nhánh suối nhỏ tại các khu vực lân cận, chính vì thế cần phải có kế hoạch khắc phục hệ thống xử lý nhằm đạt được hàm lượng BOD5 tối ưu trước khi thải ra môi trường.

Nước thải bệnh viện

Kết quả phân tích nước thải bệnh viện được thể hiện trong bảng 4.3b sau đây.

Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hà Giang TCVN 7382-2004: Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện

Nước thải nhà hàng

Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt quy định cho các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (TCVN 6772-2000) tại mức IV thì tất cả cá mẫu nước thải trên các đơn vị khảo sát đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với tất cả các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn quy định. Hầu hết các bể xử lý tại các đơn vị đều quá tải dẫn đến không có khả năng xử lý hoặc xử lý kém hiệu quả chính vì thế nước thải đều có nồng độ các chất ô nhiễm cao, đặc biệt là chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ.

Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế cũng như mức sống trung bình của dân cư tại các địa bàn, bằng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số dự báo về lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư trên từng khu vực cho những năm tiếp theo. Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên từng địa bàn trong các năm tiếp theo không chỉ phụ thuộc vào lượng phát sinh chất thải trung bình mà còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ gia tăng dân số tại từng địa bàn.

Hình 5.1a.  Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh tại  các địa bàn
Hình 5.1a. Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh tại các địa bàn

Dự báo chất thải rắn khác 1. Chất thải rắn nông nghiệp

Tránh tình trạng để các địa điểm đổ thải hiện nay tiếp tục trở thành những điểm nóng về gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới tính tới việc thực hiện các biện pháp khắc phục, vừa tốn kém, vừa thiếu hiệu quả lại gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống. (con) Khối lượng chất thải (tấn/ngày). Nguồn: TT tư vấn nghiên cứu đầu tư phát triển nông thôn Việt Nam 5.2.2. Chất thải rắn y tế. Trên cơ sở dự báo phát triển ngành y tế với số lượng giường bệnh vào năm 2010, ta có thể đưa ra con số dự báo về lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh như sau:. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh, dự báo định mức phát thải vào năm 2015 sẽ là 2kg/giường bệnh/ngày. Khi đó, tổng lượng phát thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh được thể hiện trong bảng 5.2.3a sau:. Tổng lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh. TT Tên cơ sở y tế. bệnh/ngày) GB Khối lượng.

Bảng 5.2.1b. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi đến năm 2010 tại Hà Giang
Bảng 5.2.1b. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi đến năm 2010 tại Hà Giang

Đề xuất phương pháp xử lý chất thải rắn 61.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Từ những vấn đề trên, nhận thấy rằng, để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Hà Giang cần phải lựa chọn phương án xử lý hợp lý, vừa phù hợp với thành phần tính chất rác thải tại khu vực đó, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như những điều kiện có sẵn tại địa phương. Qua nghiên cứu các công nghệ xử lý rác thải đã nêu cho thấy, đối với những địa bàn của Hà Giang có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với số lượng lớn thì lựa chọn phương án xử lý chất thải sinh hoạt bằng bãi chôn lấp hợp vệ sinh có kết hợp chế biến phân compost theo phương pháp ủ kỵ khí là phù hợp nhất.

Hình 6.1.1a. Quy trình chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
Hình 6.1.1a. Quy trình chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Giang đối với CTR

Hoàn thiện quy hoạch khu xử lý rác thải tập trung tại thị xã Hà Giang Đối với thị xã Hà Giang, số liệu điều tra, phân tích thực tế cho thấy: đây là địa bàn có lượng chất thải rắn phát sinh trung bình trên đầu người cao nhất toàn tỉnh. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu vực cụng nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đó nờu rừ: Từng bước hỡnh thành hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kiến nghị

Đối với việc thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là mức thu theo quyết định mới của UBND tỉnh, cần có biện pháp giải quyết để tăng hiệu quả và tận thu được phí vệ sinh, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Bổ sung, biên chế cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường cho tất cả các cấp quản lý, từ cấp xã đến các phòng Tài nguyên Môi trường các huyện cũng như các cơ quan quản lý cấp tỉnh, đảm bảo đủ nhân lực làm công tác quản lý môi trường.