1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án Ngữ văn 11 chuẩn KTKN - Tuần 26

4 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 125,13 KB

Nội dung

4.Hướng dẫn tự học: - Tìm những câu tiếng Vieetjtrong đó cùng một từ được dùng ở các vị trí và chức năng khác nhau mà không có sự thay đổi hình thái.. - So sánh sự khác nhau của họ ngôn [r]

Trang 1

Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11

Tuần 26

Tiết 91,92

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức :

- Khái niệm đặc điểm loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt về hai loại hình: hòa kết (Nga, Anh, Pháp và đơn lập (Hán, Việt )

- Những đặc điểm loại hình Tiếng Việt: Tính phân tiết, sự không biến đổi hình thái

của từ, phương pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ

2 Kĩ năng :

- Vận dụng kiến thức loại hình tiếng Việt vào học tiếng Việt và văn học, lí giải các hiện tượng trong Tiếng Việt, phân tích và sửa sai sót trong sử dụng tiếng Việt

- So sánh đặc điểm loại hình tiếng Việt với các ngôn ngữ đang học

II CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…

2 Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…

III PHƯƠNG PHÁP:

Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…

IV TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

3 Bài mới:

HĐ1

- GV yêu cầu tìm hiểu mục I trong SGK

và trả lời các câu hỏi

+ Loại hình ngôn ngữ là gì?

+Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ

nào?

- GV gợi dẫn, HS trả lời

HĐ2.

- HS đọc mục II và trả lời câu hỏi

Cho biết các đặc điểm loại hình TV?

- GV chốt lại vấn đề:

+ TV thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

+ Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng

Vd: Em đi học Câu này có 3 tiếng, 3 từ, 3

âm tiết

+ Từ không biến đổi hình thái

Vd: ở câu trên, nếu ta nói: Em đã đi học

Em đang đi học Em sẽ đi học Cũng ba

câu trên ta nói bằng tiếng Anh thì sẽ nói

như thế nào?( từ đi – go; sẽ - went,

going )

+ Trật tự từ và hư từ sẽ biểu thị ý nghĩa

I LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

- LHNN là một kiểu cấu tạo NN, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (Thái, Việt, Hán )

II ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT:

1 Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:

- Về mặt ngữ âm: tiếng là âm tiết;

- Về mặt sử dụng: tiếng có thể là từ hoặc yến tố cấu tạo từ

2 Từ không biến đổi hình thái:

- Tiếng Việt không biến đổi hình thái (đơn lập)

- Tiếng Anh biến đổi hình thái (hòa kết)

Trang 2

Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11

ngữ pháp

+ Ở vd trên, trong TV các hư từ đã, đến,

sẽ biểu thị thì.Về trật tự, xem vd SGK.

HĐ3

- GV cho HS làm bài, trình bày lên bảng

Lớp nhận xét, sửa

- GV chốt lại

- Bài 2 HS tự trao đổi, làm bài

- Bài 3 HS làm lên bảng, các HS khác

nhận xét, sửa,

- GV chốt lại

3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sự sắp đặt từ theo thứ tự trước sau

và sử dụng các hư từ:

II LUYỆN TẬP:

Bài 1

Nụ tầm xuân 1: bổ ngữ của động từ hái;

Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ mở.

Bến 1: bổ ngữ của động từ nhớ; bến 2: chủ ngữ

của động từ đợi

Trẻ 1 bổ ngữ của động từ yêu; trẻ 2: chủ ngữ

của động từ đến; già 1: bổ ngữ của động từ

kính; già 2: chủ ngữ của đ từ để.

Bống 1: định ngữ cho danh từ cá; bống 2:bổ

ngữ của động từ thả; bống3:bổ ngữ của động từ

thả; bống 4: bổ ngữ của động từ đưa; bống 5:

chủ ngữ của đ từ ngoi và động từ đớp; bống 6:

chủ ngữ của tính từ lớn.

Bài 3 Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các,

để, lại, mà.

Đã : chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm

nào đó

Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.

Để: chỉ mục đích.

Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.

Mà: chỉ mục đích.

4.Hướng dẫn tự học:

- Tìm những câu tiếng Vieetjtrong đó cùng một từ được dùng ở các vị trí và chức năng

khác nhau mà không có sự thay đổi hình thái

- So sánh sự khác nhau của họ ngôn ngữ (lớp 10) và loại hình ngôn ngữ

Trang 3

Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11

Tiết 93

TIỂU SỬ TÓM TẮT

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức :

- Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt

- Yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt

- Cách viết tiểu sử tóm tắt

2 Kĩ năng :

- Tìm hiểu tiểu sử một số tác giả đã học ở phần văn học

- Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật

II CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…

2 Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…

III PHƯƠNG PHÁP:

Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng…

IV TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

1 Ổn định:

2 Bài cũ:

3 Bài mới:

HĐ1

- Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của

TSTT?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong

SGK và trả lời các câu hỏi

+ TSTT là gì?

+ Mục đích viết TSTT?

+ Yêu cầu viết TSTT?

- HS suy nghĩ, trao đổi trả lời

HĐ2

- Tìm hiểu cách viết TSTT

- HS đọc mục II và trả lời các câu hỏi

+ VB viết về ai? Chia đoạn

+ TSTT thường gồm mấy phần? cụ thể

là những phần nào?

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1 Mục đích:

- Tiểu sử tóm tắt (TSTT) là VB thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó

- TSTT thường nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người đang được nói tới Giúp cho công tác nhân sự, chọn bạn

2 Yêu cầu:

- Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới

- Nội dung và độ dài cảu VB phù hợp với tầm cỡ

và và cương vị của đương sự

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đơn nghĩa, không dùng các BPTT

II CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT:

1 Chọn tài liệu:

- TSTT thường gồm có 3 phần:

+ Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên, năm sinh - mất, nghề nghiệp, học vấn, gia đình, gia tộc…

+ Giới thiệu ngắn gọn các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu, các thành tựu, các thành tích tiêu biểu của đương sự

Trang 4

Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11

- Muốn viết được VBTSTT, cần phải

làm gì?

- GV gợi dẫn, HS trả lời

HĐ3

- Hướng dẫn luyện tập

- GV yêu cầu HS đọc bài tập, trao đổi

- HS trình bày Lớp nghe và nhận xét,

chỉnh sửa

- GV nhận xét chung

+ Đánh giá vai trò, tác dụng của người đó trong một phạm vi không gian, thời gian

- Muốn viết được VB TSTT cần phải:

+ Nghiên cứu kĩ về ba nội dung trên bằng cách:

đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng

+ Sắp xếp tư liệu trình tự không gian, thời gian,

sự việchợp lí

+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết thành VB

II LUYỆN TẬP Bài 1.

Chọn c, d

Bài 2.

a Giống nhau: các loại VB này đều viết về một nhân vật nào đó

b Khác nhau:

- Điếu văn viết về người qua đời đọc để trong lễ truy điệu nên ngoài phần TSTT cần có lời chia buồn với gia quyến

- Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn TSTT do người khác viết và tương đối linh hoạt

TSTT chỉ có đối tượng là con người, còn đối tượng của TM rộng hơn, có yếu tố cảm xúc

3 HS tự làm

4.Hướng dẫn tự học:

- Viết tiểu sử tóm tắt về bản thân hoặc người thân mà em kính trọng

- Chuẩn bị bài mới: Tôi yêu em

Duyệt tuần 26 - 22/02/2011

P.HT

Ngày đăng: 01/04/2021, 12:14

w