LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nhất là sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, trong đó, tà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂNHÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắtDanh mục các bảngDanh mục các biểu đồLời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIỂM TOÁN
NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1
1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1
1.1.1 Khái niệm rủi ro 1
1.1.2 Phân loại rủi ro 1
1.2 Kiểm toán nội bộ 4
1.2.1 Khái niệm kiểm toán nội bộ 4
1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi kiểm toán nội bộ 7
1.2.3 Nội dung hoạt động của Kiểm toán nội bộ 8
1.2.4 Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ 9
1.3 Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro trong NHTM 10
1.3.1 Quản lý rủi ro 10
1.3.2 Tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng .121.3.3 Chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng 12
1.3.4 Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro 15
1.4 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tại ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc 16
1.4.1 Chính sách quản lý rủi ro 16
1.4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và quy trình quản lý rủi ro 17
1.4.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho các NHTM Việt Nam 19
Tóm lược chương 1 20
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỪ GÓC ĐỘ KIỂM
TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 21
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam 21
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Một số thành tựu đến cuối năm 2007 22
2.1.3 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Chiến lược hoạt động 23
2.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam 26
2.2.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam từ năm2005 đến tháng 6/2008 26
2.2.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam 29
2.2.3 Những biện pháp Ngân hàng Phương Nam đã thực hiện để quản lýrủi ro tín dụng thông qua hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 36
2.3 Thực trạng về rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam 37
2.3.1 Điểm qua một vài thời điểm khó khăn về thanh khoản tại Ngânhàng Phương Nam và nguyên nhân phát sinh 37
2.3.2 Thực trạng khả năng thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam 40
2.3.3 Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó khăn thanhkhoản tại Ngân hàng Phương Nam trong thời gian qua 41
2.3.4 Khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản trong thời gian tới 43
2.4 Thực trạng về rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Phương Nam 44
2.4.1.Diễn biến lãi suất từ năm 2005 đến tháng 06/2008 44
2.4.2.Ảnh hưởng của việc biến động lãi suất và nguyên nhân phát sinhrủi ro 48
2.4.3.Những biện pháp Ngân hàng Phương Nam đã thực hiện để quản lýrủi ro lãi suất thông qua hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 51
Trang 52.5 Thực trạng rủi ro từ những tỷ lệ an toàn đảm bảo trong hoạt động của
Ngân hàng Phương Nam 51
2.5.1.Điểm qua một số tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngânhàng Phương Nam 51
2.5.2.Những điểm phù hợp, chưa phù hợp với chuẩn mực của Việt Namvà thông lệ quốc tế 52
3.1 Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam 63
3.1.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàngPhương Nam 63
3.1.2 Các giải pháp hỗ trợ khác 72
3.2 Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước 82
3.2.1 Giải pháp về công tác kiểm toán nội bộ tại NHTM 82
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ tại các NHTM 84
3.3 Giải pháp đối với các cơ quan khác 86
Tóm lược chương 3 87
Kết luận
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 ATC: trung tâm đào tạo và ứng dụng Ngân hàng Phương Nam2 CIC: trung tâm thông tin ứng dụng ngân hàng
3 KEB: ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc
4 KTKSNB&PC: kiểm tra kiểm soát nội bộ và pháp chế5 NHNN: ngân hàng Nhà nước
6 NHTM: ngân hàng thương mại7 TCTD: tổ chức tín dụng
8 TMCP: thương mại cổ phần9 TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh
Trang 76 Bảng 2.6: Một số tỷ lệ đảm bảo an toàn từ năm 2005 đến tháng 6/2008.
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 2.1: Diễn biến lãi suất huy động VND từ 2005 đến tháng 6/20082 Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất huy động USD từ 2005 đến tháng 6/2008
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi gia nhập vào tổ chức thươngmại thế giới (WTO) thì mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốctế ngày càng sâu và rộng, trong đó, tài chính ngân hàng là một trong nhữnglĩnh vực có nhiều thay đổi nhất Sự hội nhập ấy mang đến cho ngành ngânhàng Việt Nam những cơ hội mới trong việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệmquản lý cũng như tận dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nhiều sản phẩm dịchvụ từ những quốc gia phát triển Bên cạnh đó, việc thiếu kinh nghiệm thực tế,lúng túng trong cách điều hành và kiểm soát các hoạt động ngân hàng trongđiều kiện mới đã tạo nên những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củacác ngân hàng thương mại Việt Nam Do đó, song song với mục tiêu tăngtrưởng và phát triển, quản lý tốt các rủi ro để đảm bảo tạo ra một môi trườngkinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của tất cả các ngân hàng thương mạinói chung tại Việt Nam.
Xuất phát từ mục tiêu đó, cần phải có một công cụ hữu hiệu để các ngânhàng thương mại có thể quản lý và kiểm soát các loại rủi ro hiện có, đồng thờingăn chặn việc phát sinh những rủi ro mới Thực hiện công tác kiểm toán nộibộ hiệu quả là giải pháp tối ưu mang tính chiến lược và cấp thiết trong điềukiện hiện nay Tuy nhiên, thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàngmới được đề cập và áp dụng trong vài năm gần đây và quá trình thực hiện cònnhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm về cả lý luận lẫn thực tiễn Do đó, kiểmtoán nội bộ tại hầu hết các ngân hàng thương mại đều chưa được quan tâmđúng mức để phát huy tác dụng trong việc quản lý rủi ro.
Trang 10Chính vì yêu cầu đó từ thực tế, cần có một nghiên cứu về vấn đề quản lýrủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ nhằm góp phần quan trọng trong việc đảmbảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại Trong phạm vi của đề tài,việc nghiên cứu này được thực tiện tại Ngân hàng thương mại cổ phầnPhương Nam (Southern Bank) liên quan đến các loại rủi ro: rủi ro tín dụng,rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro từ các tỷ lệ đảm bảo an toàn tronghoạt động của ngân hàng Các loại rủi ro còn lại chỉ được nêu lên mà không đivào phân tích cụ thể (rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro hoạt động …) Song songđó, đề tài cũng đánh giá thực trạng quản lý rủi ro từ việc sử dụng công cụkiểm toán nội bộ và đề xuất những gói giải pháp thực hiện quản lý rủi ro tạingân hàng Phương Nam để đảm bảo đưa ngân hàng Phương Nam phát triểnan toàn, ổn định và bền vững Đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Những nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn, có ý nghĩa trong việc giúpngân hàng Phương Nam quản lý rủi ro Trên cơ sở tìm hiểu các loại rủi ro;nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động kiểm toán nội bộ;cùng với việc phân tích những rủi ro đã và đang tồn tại ở Ngân hàng PhươngNam, đề tài đã luận giải được những nguyên nhân phát sinh các loại rủi ro vàkiến nghị một số giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó và hạn chếviệc xuất hiện những rủi ro khác trong thời gian tới
Kết cấu nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tạiNgân hàng TMCP Phương Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộtại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3 Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro:
1.3.1 Khái niệm rủi ro:
* Rủi ro: là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn Tuynhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tìnhtrạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới đượcxem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra vàkhông thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ khôngphải rủi ro
Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: rủi ro có thểmang đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm; nhưng cũng cóthể mang đến cơ hội, thời cơ Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lườngrủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chếnhững tiêu cực và phát huy được những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro.
* Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Đó là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến nhữngtổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiếnhoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được mộtnghiệp vụ tài chính nhất định.
1.3.2 Phân loại rủi ro:
1.3.2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng củangân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không còn khả năng chi
Trang 12trả hoặc trả nợ không đúng hạn Lưu ý rằng trong hoạt động ngân hàng, thựchiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành Giaodịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về đượckhoản cho vay cả gốc và lãi Tuy nhiên khi thực hiện giao dịch tín dụng ngânhàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không Do đó rủiro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó.Như vậy, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ màtrong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc khôngđủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trìnhcho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tàichính, bão lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn được gọi là rủi ro mấtkhả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng.
1.3.2.2 Rủi ro thanh khoản
Đây là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, khôngchuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn đểđáp ứng nhu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là đảmbảo khả năng thanh khoản đầy đủ Nghĩa là các ngân hàng có sẵn lượng vốnkhả dụng trong tay hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bênngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết, hoặc có thể nhanh chóng bánbớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn chohoạt động kinh doanh.
Ngày nay công tác quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn trướcđây rất nhiều Bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứngđủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về mặt kỹ thuật, nó vẫn có khả năng trả nợ.
Trang 13Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản là thước đo quan trọng về tính hiệuquả tổng thể để đạt được mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
1.3.2.3 Rủi ro tỷ giá hối đoái:
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá theo chiều hướngbất lợi cho ngân hàng, làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai Rủiro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng.Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu phát sinh bằng mộtloại đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh bằng một loại đồng tiền khácđều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá
1.3.2.4 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro phát sinh do sự biến động của lãi suất thịtrường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tàisản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng Loại rủi ro này phát sinh trongquan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng mà theo đó tổ chức tín dụng có nhữngkhoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu ngân hàng đi vay theo lãisuất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí của ngân hàng tăng theovà ngược lại Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốnthông qua phát hành trái phiếu hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suấtthị trường
1.3.2.5 Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động) :
Rủi ro tác nghiệp xảy ra do nguyên nhân thiếu hoặc có nhưng khônghiệu quả của các quy trình nội bộ, con người hoặc hệ thống, hoặc xảy ra docác sự kiện bên ngoài, gây tổn thất cho ngân hàng Mỗi ngân hàng tùy thuộc
Trang 14vào mục tiêu quản lý rủi ro của mình mà có thể xây dựng định nghĩa riêng vềrủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình.
1.3.2.6 Rủi ro thị trường :
Đây là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của các điềukiện thị trường hay những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến lãisuất, tỷ giá ngoại hối, giá chứng khoán mà ngân hàng đang đầu tư
1.4 Kiểm toán nội bộ
1.4.1 Khái niệm:
a) Kiểm toán: là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông
tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thôngtin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải đượcthực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập.
b) Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: (1) là tập hợp các cơ chế, chính sách,
quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng được thiếtlập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chứcthực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro
và đạt được các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đã đặt ra
c) Kiểm toán nội bộ: (2) là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độclập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đánh giá độclập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đãđược thiết lập trong tổ chức tín dụng, thông qua đó đơn vị thực hiện kiểmtoán nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo tổchức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật
(1) Điều 2, quyết định 36/2006/QĐ – NHNN ngày 01/08/2006
(2) Điều 2, quyết định 37/2006/QĐ – NHNN ngày 01/08/2006
Trang 15Bộ phận kiểm toán nội bộ là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt độngkiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng Công tác kiểm toán nội bộ do nhânviên của chính tổ chức tín dụng thực hiện, có thể thực hiện cả ba phươngpháp kiểm toán là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báocáo tài chính, với thế mạnh là kiểm toán hoạt động Để có thể hoạt động hữuhiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc lập với bộ phận đượckiểm toán
Tuy nhiên, do kiểm toán viên nội bộ là nhân viên của tổ chức tín dụngnên kết quả kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị đối với tổ chức tín dụng và thườngkhông đạt sự tin cậy của Ngân hàng Nhà nước hoặc các đối tác khác (nếu có).
d) Phương pháp kiểm toán:
d1/ Kiểm toán hoạt động: là tiến trình kiểm tra và đánh giá về sự hữuhiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến Ở đâysự hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn tính hiệu quảlà sự so sánh giữa kết quả đạt được và nguồn lực đã sử dụng.
Đối tượng của loại hình này rất đa dạng, có thể bao gồm:
+ Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệmvà có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiềnvốn…) của đơn vị.
+ Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh;phân phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.+ Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận
chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của đơn vị.Do tính đa dạng của kiểm toán hoạt động, nên người ta không thể đưara chuẩn mực chung để đánh giá, mà chuẩn mực sẽ được xác định tuỳ theotừng đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán và theo nhận thức của kiểm toánviên Vì vậy, nếu các chuẩn mực kiểm toán không được xác định một cách rõ
Trang 16ràng và chặt chẽ, việc kiểm tra và đưa ra ý kiến có thể phụ thuộc vào chủquan của kiểm toán viên.
d2/ Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hànhmột quy định nào đó ví dụ như văn bản pháp luật, văn bản hay quy định của đơnvị được kiểm toán
Đối tượng của loại này có thể bao gồm:
+ Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán,chế độ quản lý nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghịquyết, quyết định hay quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.+ Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp
vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việccủa từng bộ phận trong hệ thống Kiểm soát nội bộ.
+ Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩnmực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghisổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáokế toán quản trị đến lưu trữ tài liệu kế toán.
Chuẩn mực dùng để đánh giá là những văn bản liên quan như: Luậtthuế, các văn bản pháp quy, các nội quy, các hợp đồng…
d3/ Kiểm toán báo cáo tài chính: là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhậnxét về báo cáo tài chính của một đơn vị Do báo cáo tài chính bắt buộc phảilập theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mựcvà chế độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong kiểm toán báo cáo tàichính.
Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toánviên độc lập, và kết quả kiểm toán để phục vụ cho đơn vị, Nhà nước và bênthứ ba, trong đó chủ yếu là cho nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp và các cổđông …
Trang 17Phân loại theo chủ thể kiểm toán: gồm có kiểm toán nội bộ, kiểm toáncủa Nhà nước và kiểm toán độc lập Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,luận văn chỉ tập trung chủ yếu về kiểm toán nội nộ.
1.2.5 Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc và phạm vi kiểm toán nội bộ:(3)
- Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ bao gồm:
+ Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách,thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng.
+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quảcủa hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệthống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vịthực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tưvấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thốngkiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được vi phạm nguyên tắcđộc lập, khách quan.
- Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ:
+ Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các bộphận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng; hoạt động kiểm toán nộibộ độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng.+ Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ
phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiếnkhi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ.
+ Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiếnthức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệmcác cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng.
(3) Điều 3,4,10 của quyết định 37/2006/QĐ – NHNN ngày 01/08/2006
Trang 18- Phạm vi kiểm toán nội bộ:
+ Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơnvị, bộ phận của tổ chức tín dụng.
+ Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị,Ban Kiểm soát.
1.2.6 Nội dung hoạt động của Kiểm toán nội bộ (4)
Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giátính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tùytheo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng tổ chức tíndụng, kiểm toán nội bộ có thể rà soát, đánh giá những nội dung sau:
- Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soátnội bộ.
- Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phươngpháp đo lường và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn.
- Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao gồm cả hệthống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạchtoán kế toán và các báo cáo tài chính.
- Cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷlệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định nộibộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Cơ chế, quy định, quy trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của tổ chức tíndụng.
- Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt động, tính kinh tế và hiệuquả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa
(4) Điều 11 của quyết định 37/2006/QĐ – NHNN ngày 01/08/2006
Trang 19kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra - Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.
- Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ củakiểm toán nội bộ, theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm Soát.
1.2.7 Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ: (5)
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán "địnhhướng theo rủi ro", ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộphận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xâydựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng Hồ sơ rủi robao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đóđối với hoạt động của tổ chức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó.Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi rođược phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp Việc đánh giá, phânloại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần
Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việcvới Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong quá trìnhlập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm Các rủi ro sẽ được xếp hạng theothứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro caosẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán,được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt độngcó rủi ro thấp hơn.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giárủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễnbiến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của cácrủi ro đi kèm theo.
(5) Điều 6 của quyết định 37/2006/QĐ – NHNN ngày 01/08/2006
Trang 201.3 Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro trong NHTM
1.3.1 Quản lý rủi ro:
Theo chính sách quản lý rủi ro của Ủy ban Basel thì “Quản lý rủi ro làmột quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tàichính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mụctiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”.
Quan điểm khác cho rằng cần quản lý tất cả mọi loại rủi ro của ngânhàng một cách toàn diện: “Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cáchkhoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừavà giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.Quản lý rủi ro bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lườngrủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro” Cụ thể các bước củaquản lý rủi ro:
- Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định liên tục và có hệ
thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các công việc:theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạtđộng của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉnhững loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủiro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất nhữnggiải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cảcác dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằngcác phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hànhđiều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh trahiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan Nhànước, các ban, ngành có liên quan.
Trang 21- Phân tích rủi ro: là phải xác định được những nguyên nhân
gây ra rủi ro nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro trêncơ sở tìm ra những nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thayđổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiện hơn.
- Đo lường rủi ro: gồm thu thập số liệu, phân tích, đánh giá;
trên cơ sở đó lập ma trận đo lường rủi ro Để đánh giá mức độ quantrọng của rủi ro người ta đánh giá cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện củarủi ro và biên độ của rủi ro, trong đó tiêu chí thứ hai đóng vai trò quyếtđịnh.
- Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: là công việc trọng tâm của
công tác quản trị Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, hoặcgiảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảyra với ngân hàng Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: né tránh rủi ro,ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủiro, quản trị thông tin …
- Tài trợ rủi ro: khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác
định chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trịpháp lý Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp Các biệnpháp này được chia thành 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giaorủi ro.
Ngoài ra, việc quản trị rủi ro cần dựa trên 9 nguyên tắc cơ bản sau: (1)chấp nhận rủi ro, (2) điều hành rủi ro cho phép, (3) quản lý độc lập các rủi roriêng biệt, (4) sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập,(5) sự phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính, (6) hiệuquả kinh tế, (7) hợp lý về thời gian, (8) phù hợp với chiến lược chung củangân hàng, (9) chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.
Trang 22Căn cứ vào 9 nguyên tắc trên, mỗi ngân hàng xây dựng cho mình mộtchính sách quản trị rủi ro riêng biệt, phải xây dựng được một hệ thống phòngchống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tìnhhình tài chính của ngân hàng.
1.3.2 Tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành tài chính - ngân hàng đang hộinhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối vớiviệc quản lý và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong quá trình quản trị ngânhàng là vô cùng cần thiết và cấp bách đối với tất cả các ngân hàng thương mạitại Việt Nam nói chung và với Ngân hàng TMCP Phương Nam nói riêng
Hậu quả của việc quản lý rủi ro yếu kém có thể gây tổn thất về tài sảncho ngân hàng như: không thu hồi được vốn vay, tăng chi phí hoạt động, giảmsút lợi nhuận; làm mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng; gây ra việcrút tiền hàng loạt, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Khimột ngân hàng không đủ khả năng thanh khoản thì con đường dẫn đến phásản rất ngắn Ngoài ra, nó còn kéo theo sự hoảng loạn của hàng loạt các ngânhàng khác trong hệ thống tài chính - ngân hàng trong nước Ở mức độ hộinhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụthuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Do đó, ngân hàng ở một nước xảyra rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngânhàng cũng như toàn bộ nền kinh tế của nước đó và cả những nền kinh tế củacác nước có liên quan
Chính vì đặc thù đó của ngành ngân hàng, việc quản lý rủi ro tại cácngân hàng thương mại là hết sức cần thiết cho hiện tại và cho cả tương lai.
1.3.3 Chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp dụng
Trang 23Năm 1988, Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng (The Basel Committeeon Banking Supervision) đã ban hành hệ thống đo lường vốn (The BaselCapital Accord) gồm 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng (Basel I).Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, các nguyên tắc Basel I đã thể hiện mộtsố nhược điểm Cụ thể là chỉ cung cấp một thước đo duy nhất về rủi ro vốncho các ngân hàng đang hoạt động trên quy mô quốc tế thông qua chỉ tiêu vốntự có trên tài sản có điều chỉnh theo rủi ro (CAR 8%) mà không xem xétđến tính chất rủi ro khác nhau của những ngân hàng, của các khoản cho vayvà của nhiều yếu tố khác Đồng thời việc áp dụng Basel I cũng chưa thể giúpcác nước ngăn chặn khủng hoảng tài chính tiền tệ
Ủy ban Basel đã ban hành khung đo lường rủi ro (Basel II) vào tháng01 năm 2001 và có hiệu lực vào cuối năm 2006, thay thế hiệp ước Basel I.Basel II gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuậtquản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 cấp độ: (i) yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểuđối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, (ii) đưa ra các hướng dẫn liên quanđến quá trình giám sát, (iii) yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cơ bảnliên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thịtrường.
Hiệp ước Basel II nhấn mạnh đến phương pháp kiểm soát, đánh giá nộibộ trong bản thân mỗi ngân hàng, quy trình giám sát và quy tắc thị trường;tăng cường sự linh hoạt trong việc quản lý rủi ro và chú trọng hơn đến độnhạy cảm rủi ro Hiệp ước đã chỉ ra cụ thể khái niệm cũng như cách đo lườngcác loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.
Ủy ban Basel khuyến khích mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một quytrình theo dõi, quản lý rủi ro tác nghiệp chi tiết và cụ thể Cần tiến hành theodõi thường xuyên mọi mặt hoạt động, mọi mắt xích trong quá trình giao dịch
Trang 24nhằm đưa ra các báo cáo cảnh báo về những khiếm khuyết, thiếu sót hoặc saisót trong mọi chính sách kinh doanh, quy trình tác nghiệp trong ngân hàng.
Tuy việc tiếp cận những chuẩn mực của Basel II đòi hỏi kỹ thuật phứctạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đang ở giai đoạn phát triểnban đầu, nhưng Basel II cũng đã ảnh hưởng đến yêu cầu về quản lý rủi ro củacác ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đãban hành nhiều quyết định để từng bước hướng tới những tiêu chuẩn đo lườngrủi ro, giám sát ngân hàng theo các chuẩn mực của Basel II Nội dung của cácquyết định này yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng các trọng số rủi ro củatài sản, tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính; khẩn trươngxây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; dự phòng được chia thành dựphòng chung và dự phòng cụ thể Bao gồm các quyết định:
- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 “Quy định về các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD”
- Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/07 - sửa đổi bổ sung một sốđiều của quyết định 457
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 - “Quy định về phânloại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt độngngân hàng của TCTD”
- Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 - sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của QĐ 493
Với xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loạihình dịch vụ mới, áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối vớimọi ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt độngvà giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng Hiện tại hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam đang áp dụng theo phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng dựatrên Hiệp ước Basel I, và mới chỉ thực hiện được một phần Basel I Hoạt động
Trang 25thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đang đặt mục tiêu sẽ vận dụngđầy đủ các quy tắc giám sát của Basel I trước năm 2010 Do đó, các ngânhàng thương mại Việt Nam cần phải một thời gian tương đối dài để có thể vậndụng những phương pháp đo lường rủi ro của Basel II vào hoạt động giám sátrủi ro.
1.3.4 Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với việc quản lý rủi ro
Kiểm toán nội bộ ngày nay không chỉ chịu trách nhiệm kiểm toán báocáo tài chính, tập trung vào công tác kiểm tra kế toán và thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Vai trò của kiểm toán nội bộ hiện đại được mở rộng, baogồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt độngcũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng; kiểmtoán nội bộ giữ vai trò là quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động củangân hàng tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và quy chếhoạt động của ngân hàng Kiểm toán nội bộ còn là người giám sát, bảo trì,nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinhdoanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết; là công cụ giúp phát hiệnvà cải tiến những điểm yếu của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngânhàng Nhờ đó, Ban điều hành và Hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt độngvà quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh khiquy mô và độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng vượt quá tầm kiểm soáttrực tiếp của họ
Có thể nói, kiểm toán nội bộ là một công cụ giúp phát hiện và cải tiếnnhững điểm yếu trong hệ thống quản lý của ngân hàng, nhận diện và dự báonhững rủi ro có thể xảy ra thông qua việc đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả vàhiệu lực của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộthực hiện tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các bộ phận nghiệp
Trang 26vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trìnhnghiệp vụ quan trọng, cơ chế quản trị điều hành, quy trình nhận dạng, đolường, đánh giá rủi ro; quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thốngthông tin, hạch toán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới - vớiđiều kiện không ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
Bên cạnh đó, công tác kiểm toán nội bộ hiệu quả còn làm gia tăng niềmtin của các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vào hệthống quản trị rủi ro của ngân hàng
Như vậy, công tác kiểm toán nội bộ thực sự là công cụ hữu hiệu giúp Hộiđồng quản trị và ban điều hành đảm bảo thực hiện cân đối 3 mục tiêu: tăngtrưởng, hiệu quả và kiểm soát.
1.4 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tại ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc
Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank – KEB) là mộttrong các ngân hàng uy tín nhất trong hệ thống ngân hàng Hàn Quốc với hơn3.000 đại lý tại 142 nước, trong đó có Việt Nam Lợi nhuận tăng trưởng bìnhquân hàng năm trong 6 năm gần đây đạt 38%.
1.4.1 Chính sách quản lý rủi ro của KEB gồm các công việc:
- Tối đa hóa danh tiếng KEB và tăng lợi nhuận có cân nhắc đặc biệtđến các rủi ro có liên quan, trên cơ sở tìm kiếm cơ hội và các phương ánkinh doanh mới
- Quản lý rủi ro và quản lý nghiệp vụ độc lập với nhau
- Quản lý rủi ro bao quát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của KEBtrên cơ sở ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro định tính và địnhlượng
- Quản lý các rủi ro định lượng thông qua các hạn mức và bản danhsách kiểm tra.
Trang 27- Định kỳ xem xét lại hạn mức và các bản danh sách kiểm tra.
- Các phương pháp, công cụ và dữ liệu quản lý rủi ro được chia sẻtrong toàn hệ thống ngân hàng
- Đa dạng hóa rủi ro một cách hợp lý phù hợp với chiến lược rủi ro tíndụng của KEB
- Xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ tác nghiệp.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro và quy trình quản lý rủi ro
Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của KEB được bố trí từ Hội sở đến các
đơn vị phụ thuộc như sau:
Sơ đồ: cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tại KEB
- Hội đồng quản lý rủi ro: xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ
kinh doanh, rủi ro; trong đó xác định rõ trước những rủi ro và lợi nhuậncủa ngân hàng nhằm thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi rohiệu quả
Hội đồng quản lý rủi ro
Hội đồng thẩm định
rủi ro Hội đồng điều hành Hội đồng tín dụng
Hội đồng chuyên viên
Các giao dịch
ngoại tệ Tài khoản tín thác Rủi ro tín dụng
Trang 28- Hội đồng thẩm định rủi ro tín dụng, hội đồng điều hành, hội đồngtín dụng: tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo quy
trình, quy chế tín dụng Đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của hoạtđộng kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đarủi ro, tổn thất dự đoán trước Đồng thời xem xét giải quyết và quyếtđịnh những rủi ro hệ thống.
- Hội đồng chuyên viên: phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh
giá định kỳ rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ rủi ro ngoại tệ, tín thác, tíndụng tác nghiệp theo từng mảng nghiệp vụ chuyên biệt qua các hồ sơ,báo cáo, các bản danh sách kiểm tra của các phòng ban, tổ tác nghiệpVới cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh nênhệ thống quản lý rủi ro của KEB phát huy hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, doviệc cảnh báo tổn thất dự đoán trước được thực hiện trước khi đưa ra các phánquyết tín dụng
Quản lý rủi ro của KEB:
- Chương trình quản lý rủi ro của KEB gồm 4 yếu tố:+ Xác định hạn mức rủi ro
+ Đánh giá rủi ro+ Theo dõi rủi ro
+ Quy trình quản lý rủi ro- Phương pháp định lượng rủi ro:
Trang 29nhiệm, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến, tình hình thựchiện quy trình quản trị rủi ro.
- Hệ thống báo cáo quản lý rủi ro được KEB xây dựng có hiệu quả và hiệulực, cho phép thông tin tới được tất cả các cấp ra quyết định tín dụng vàhội đồng rủi ro đơn vị phụ thuộc.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho các NHTM Việt Nam:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và mục tiêuhoạt động của từng ngân hàng.
- Xem xét sử dụng các phương pháp, công cụ định tính và định lượng để đolường và dự đoán rủi ro trong quá trình hoạt động ngân hàng.
- Tách bạch và chuyên trách vai trò của các thành viên trong Hội đồng quảnlý rủi ro, đặc biệt là các thành viên trong Hội đồng tín dụng không được làthành viên Hội đồng quản lý rủi ro
- Đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng để ngăn ngừa rủi ro.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro riêng biệt với hệ thốngquản lý tín dụng trực thuộc Hội đồng quản trị.
- Xây dựng nhanh, áp dụng hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộnhằm hỗ trợ tốt cho công tác quản lý rủi ro Thực hiện các khuyến nghịcủa Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia và quản lý rủi ro vì theo kinhnghiệm KEB thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nàocó thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên gia trong quản lýrủi ro
Trang 30Tóm lược chương 1
Nội dung chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận về rủi ro, phân loại rủi ro,quản lý rủi ro và khái quát về công tác kiểm toán nội bộ trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại Đồng thời, chương 1 cũng đã nêu bật đượctầm quan trọng của quản lý rủi ro cũng như vai trò của công tác kiểm toán nộibộ trong việc quản lý những rủi ro đó Song song đó, việc đưa ra một sốchuẩn mực về quản lý rủi ro đang được áp dụng giúp người đọc có cái nhìntổng quát về quá trình quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại theothông lệ chung trên thế giới
Trên cơ sở lý luận nêu trên, chương kế tiếp sẽ đi vào chi tiết thực trạngvề rủi ro và quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ, nêu ra một số nguyênnhân phát sinh những rủi ro đó và đánh giá ưu, khuyết điểm của việc quản lýrủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam.
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỪ GÓC ĐỘ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM
2.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Phương Nam:
2.2.3 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Phương Nam được thành lập ngày 19/05/1993 với sốvốn ban đầu 10 tỷ đồng, mạng lưới tổ chức hoạt động gồm 01 Hội sở và 01chi nhánh.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Phương Nam đã trải qua các giaiđoạn phát triển:
Giai đoạn từ năm 1993-1996 : tập trung xây dựng, củng cố năng lực
trong kinh doanh để đưa Ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn banđầu; tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ, có đạođức; hình thành hệ thống nghiệp vụ đa dạng và hoàn chỉnh tạo cơ sởvững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Giai đoạn từ năm 1997-2003 : đóng góp tích cực, đi đầu trong việc thực
hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc củngcố, chấn chỉnh Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng PhươngNam thành công trong sáp nhập 05 Ngân hàng: (i) Ngân hàng TMCPĐồng Tháp năm 1996; (ii) Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999; (iii)Quỹ tín dụng Nhân dân Định Công năm 2000; (iv) Ngân hàng TMCPNT Châu Phú năm 2001; (v) Ngân hàng TMCP NT Cái Sắn năm 2003.Ngân hàng Phương Nam từ 01 hội sở, 1 chi nhánh, đến năm 2003 đã có
Trang 32mạng lưới rộng khắp gồm 28 chi nhánh thuộc các vùng kinh tế trọngđiểm trong cả nước gồm TPHCM, Hà Nội, Đồng Tháp, An Giang, CầnThơ Với mạng lưới ngày càng phát triển, năng lực tài chính được nângcao, Ngân hàng Phương Nam thực hiện đẩy mạnh các hoạt động, dịchvụ trong toàn hệ thống.
Giai đoạn từ năm 2004 đến 2006 : hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển
trong thời kỳ đề ra cho kế hoạch 03 năm, chuẩn bị cho quá trình hộinhập kinh tế quốc tế.
Tầm nhìn và chiến lược phát triển từ năm 2007 đến 2010 : phát triển
thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiếnlược phát triển phạm vi hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực tàichính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, …và trở thành mộttrong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam được công nhậntrên thị trường tài chính các nước trong khu vực thông qua nỗ lực nângcao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp và phươnghướng kinh doanh mới và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của Ngânhàng Phương Nam (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên bất động sản).
2.2.4 Một số thành tựu đến cuối năm 2007:
Sau hơn 15 năm thành lập, Ngân hàng Phương Nam luôn đảm bảo sựphát triển liên tục và ổn định, thể hiện ở một số chỉ tiêu:
Tổng tài sản của Ngân hàng đến 31/12/2007 đạt 17.129,590tỷ đồng,tăng 87,91% so với 31/12/2006, và tăng 549 lần so với năm đầu thànhlập (năm 1993)
hàng Phương Nam sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
Trang 33 Tổng vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 14.661,70tỷ đồng, tăng100,59% so với 31/12/2006, và tăng 470 lần so với năm đầu thành lập. Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 5.861,10tỷ đồng, tăng 25,63% so với
31/12/2006, và tăng 271 lần so với năm đầu thành lập Tỷ lệ nợ xấuchiếm 2,9 % tổng dư nợ.
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 253,23tỷ đồng, tăng 34,41% so với31/12/2006, và tăng 549 lần so với năm đầu thành lập (trong đó, thu
luôn duy trì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốnchủ sở hữu ở mức cao, đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông, duy trì mứccổ tức hàng năm từ 10-18%/năm.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Phương Nam liên tục phát triển.Tính đến 31/12/2007, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng được mởrộng lên đến 71 đơn vị trực thuộc bao gồm 01 Trụ sở chính, 02 Sở Giaodịch, 21 chi nhánh, 39 Phòng giao dịch, 03 điểm giao dịch, và 01 Côngty trực thuộc (công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản có 04 Chi nhánh). Tổng số cán bộ công nhân viên Ngân hàng đến ngày 31/12/2007 có
1.241 người Năm 2006, Ngân hàng Phương Nam đã thành lập Trungtâm Đào tạo Ứng dụng Ngân hàng Phương Nam (ATC) với mục tiêuđào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên Ngân hàng để nângcao chất lượng phục vụ khách hàng và thực hiện công việc hiệu quả,chính xác, giảm thiểu rủi ro, từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lýcác cấp, tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ nhân viênnhằm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phương Nam.Một số giải thưởng và danh hiệu mà Ngân hàng Phương Nam đã đạtđược trong thời gian qua:
Trang 34- “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006” do người tiêu dùng bìnhchọn ngày 5/4/2006
- Bằng khen đã có thành tích trong công tác tổ chức, vận động, đóng góp chocác hoạt động xã hội - từ thiện của Thành phố Hồ Chí Minh do UBNDTP.HCM trao tặng năm 2006
- Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” ngày 16/7/2006.
- “Achieving a High Straight- Through Rate for Payment Processing” - giảithưởng thanh toán quốc tế do Ngân hàng Wachovia trao tặng (2004 - 2005 –2006) ngày 19/12/2006
- “Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000” của BVQI –Vương quốc Anh ngày 26/5/2007
- Thương hiệu “Việt Nam tốt nhất” do người tiêu dùng bình chọn, báo điện tửVietnamnet tổ chức ngày 28/8/2007.
- “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do Citi Banktrao tặng ngày 28/8/2007
2.2.5 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Chiến lược hoạt động
- Sứ mệnh: Ngân hàng Phương Nam luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong
chất lượng từng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn với nhiều giátrị cộng thêm,… Cùng với tiêu chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh
vượng của khách hàng”, Ngân hàng Phương Nam mang sứ mệnh đem sự
thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và đến từng khách hàng.
- Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những
ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam được công nhận trên thị trường tàichính các nước trong khu vực thông qua nỗ lực nâng cao chất lượng phụcvụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp và phương hướng kinh doanh mới,
Trang 35sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của Ngân hàng Phương Nam (nhân lực, cơsở hạ tầng, tài nguyên bất động sản).
- Chiến lược hoạt động:
Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vựcbằng chiến lược phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tàichính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,…
Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để traođổi kinh nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (baogồm quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triểnvì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và của cộngđồng nói chung.
Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởnglợi nhuận và năng lực tài chính lành mạnh.
Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về cácdịch vụ tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn vớikhách hàng
Sau khi điểm qua về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàngPhương Nam trong những năm qua, cũng như sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêuphát triển của Ngân hàng Phương Nam trong thời gian tới, phần kế tiếp luậnvăn đi vào phân tích thực trạng về các rủi ro tại Ngân hàng Phương Nam vàđánh giá về vấn đề quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ Trong giới hạnđề tài, các rủi ro được phân tích bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,rủi ro lãi suất và rủi ro từ những tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng.Những loại rủi ro còn lại như rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro hoạt động, rủi ro hệthống chỉ được nêu ra mà không đi vào phân tích cụ thể
Trang 362.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam
2.3.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam từ năm2005 đến tháng 6/2008:
Thực trạng về rủi ro tín dụng sẽ được phân tích căn cứ vào việc phânloại dư nợ theo những tiêu chí khác nhau:
2.3.1.1 Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 2.1: Phân loại dư nợ từ 2005 đến tháng 6/2008 theo thời hạn cho vay:
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Phương Nam)
Nhìn chung, tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm trên 70% trong cơ cấu tíndụng tại Ngân hàng Phương Nam, vòng quay vốn tín dụng nhanh Riêng năm2007, tổng dư nợ tăng đến gần 26% so với năm trước, đồng thời lượng vốnvay trung dài hạn đã tăng đáng kể, chiếm đến 32% tổng dư nợ Về lâu dàingân hàng cần có biện pháp để phát triển các khoản cho vay trung dài hạn tuynhiên cũng cần chú trọng trong việc cân đối nguồn để cho vay trung dài hạn
Trang 37vì đa số lượng vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác (thị trườngI) đều là ngắn hạn Cần đảm bảo tỷ lệ an toàn trong việc sử dụng nguồn vốnngắn hạn để cho vay trung dài hạn và chấp hành nghiêm túc các quy định củangân hàng Nhà nước.
Tổng dư nợ đến 30/06/2008 đã tăng 42,6% so với cuối năm 2007, tăngđều ở tất cả các kỳ hạn Ngân hàng Phương Nam cần có biện pháp hạn chế tíndụng, có lộ trình giảm dư nợ để đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008không quá 30% so với cuối năm 2007 theo chủ trương của Ngân hàng Nhànước.
2.3.1.2 Phân loại dư nợ theo loại tiền
Bảng 2.2: Phân loại dư nợ từ 2005 đến tháng 6/2008 theo loại tiền:
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Phương Nam)
Dư nợ vay bằng VND chiếm tỷ trọng lớn (hơn 90% tổng dư nợ), vàngvà các loại ngoại tệ khác chiếm tỷ lệ nhỏ Việc tập trung cho vay bằng VNDcho thấy Ngân hàng Phương Nam chưa đa dạng hoá danh mục cho vay, chưaphân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng và đặc biệt là mảng thanh toán quốctế còn kém phát triển, sản phẩm dịch vụ liên quan còn nghèo nàn nên doanhsố cho vay bằng ngoại tệ còn thấp.
2.3.1.3 Phân loại dư nợ theo nhóm nợ.
Bảng 2.3: Phân loại dư nợ từ 2005 đến tháng 6/2008 theo nhóm nợ:
Trang 38-(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Phương Nam)
Dư nợ tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng các nhóm nợ xấu, nợ cầnchú ý cũng tăng theo, thậm chí tốc độ tăng nợ xấu còn cao hơn tốc độ tăngtổng dư nợ Nợ cần chú ý năm 2006 tăng đến hơn gấp đôi so với năm 2005 vàgiảm ít vào năm 2007 Nợ thuộc nhóm này cần theo dõi chặt chẽ để tránh việctăng tuổi nợ dẫn đến tăng dư nợ xấu Theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhànước thì tỷ lệ nợ cần chú ý ở mức dưới 7% là chấp nhận được Theo số liệu vềdư nợ tại Ngân hàng Phương Nam trong 3 năm gần đây thì chỉ có năm 2006là tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 7,7%, các năm còn lại tỷ lệ này đều nằm trong mứccho phép dưới 7% Tuy nhiên, mọi số liệu đều mang tính thời điểm Do đó,Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến nhóm nợ này để kiểm soát chất lượngtín dụng hiệu quả hơn.
2.3.1.4 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Trang 39Trong 3 năm gần đây, nợ xấu liên tục tăng về cả số tuyệt đối lẫn tươngđối Trong khi tổng dư nợ năm 2007 tăng 25,93% so với năm 2006 thì tỷ lệ nợxấu/tổng dư nợ tăng đến 26,33% Điều này chứng tỏ Ngân hàng Phương Namvẫn chưa chú trọng đến công tác thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu cũng nhưviệc hạn chế nợ xấu phát sinh đối với những hồ sơ cho vay mới Đến cuốitháng 6/2008, tổng nợ xấu tăng ít trong khi tổng dư nợ tăng đến hơn 40% nêntỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,9% vào cuối năm 2007 còn 2,09% Như vậy, thực chấtchất lượng tín dụng không được cải thiện.
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tại Ngân hàng Phương Nam đảm bảo ở mứcdưới 3% Tuy vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn về nợ xấu do Ngân hàng Nhànước quy định, nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác thìtỷ lệ này là khá cao (năm 2007 gần chạm ngưỡng 3%) Do đó, Ban lãnh đạoNgân hàng Phương Nam cần có những giải pháp tích cực hơn nữa trong việcgiảm tỷ lệ nợ xấu, mà cơ bản là giảm về số tuyệt đối, tránh trường hợp giãnnỡ cơ học tổng dư nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu về số tương đối Điều này rất dễdẫn đến sai lầm trong việc mở rộng cho vay, lỏng lẻo trong công tác thẩmđịnh hoặc mở rộng quá mức các đối tượng và điều kiện cho vay Đây là gốc rễphát sinh rủi ro tín dụng – một loại rủi ro quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
2.3.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam:
Cũng như tất cả các tổ chức tín dụng khác, rủi ro tín dụng phát sinh trongmôi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuấtphát từ khách hàng và bản thân ngân hàng gọi là rủi ro do nguyên nhân chủquan Dưới đây là một số rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam bắtnguồn từ cả hai nguyên nhân trên.
2.2.2.1 Rủi ro do nguyên nhân khách quan:
Trang 40a) Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu
gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết cácdoanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặtvới nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnhđó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và nướcngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trongnước nói chung và Ngân hàng Phương Nam nói riêng, với hệ thống quản lýyếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàngcó tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
b) Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ còn chịunhiều chi phối trực tiếp của Chính phủ và sự can thiệp của nhiều cơ quan chứcnăng trong quá trình xây dựng và thực hiện chức năng quản lý và giám sáthoạt động của ngân hàng thương mại Mức độ can thiệp hành chính vào hoạtđộng ngân hàng quá lớn, quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các ngânhàng thương mại chưa được đảm bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy ra tranhchấp.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụngngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạtđộng ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắcbất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ, cùng nhiều các quyđịnh khác dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại không thể giải quyết đượcnợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp kháchhàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên