1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí

125 570 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 527,77 KB

Nội dung

Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1

Tính cấp thiết của đề tài:

Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đếnnăm 2025 xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành mộtTập đoàn Công nghiệp- Thương mại- Tài chính Dầu khí quan trọng, hoànchỉnh hoạt động trong và ngoài nước.

Với nhiệm vụ xây dựng PVFC trở thành trung tâm tài chính của Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt nam, hoạt động đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tưchứng khoán đang ngày càng phát triển trở thành một trong những nhiệm vụquan trọng hàng đầu của Công ty Tài chính Dầu khí Với việc nguồn vốn đầutư, bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn uỷ thác đầu tư đang ngày càngtăng nhanh, danh mục đầu tư của PVFC cũng ngày càng đa dạng, cả về khốilượng đầu tư, hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nền kinh tếViệt nam nói chung và môi trường đầu tư nói riêng đang có rất nhiều cơ hộivà thách thức Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việtnam, hoạt động đầu tư chứng khoán còn gặp phải nhiều thách thức to lớn hơn.Do đó, để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả, đạtđược các mục tiêu chiến lược là bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao vịthế của Công ty Tài chính Dầu khí và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt namtrong lĩnh vực đầu tư tài chính, thì bên cạnh việc đa dạng hoá danh mục đầutư, vai trò quản trị danh mục đầu tư là vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứngkhoán tại Công ty Tài chính Dầu khí” sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng và

hệ thống phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư tại PVFC, gópphần tăng hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư chứng khoán, quản lý rủi rođầu tư chứng khoán.

- Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán, các biện pháp quảnlý rủi ro tại PVFC, từ đó nêu lên những kết quả đạt được và những mặt cònhạn chế.

- Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tạiPVFC.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Công tyTài chính Dầu khí từ năm 2001 đến năm 2007.

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở các lý luận cơ bản vị kinh tế học và phương pháp duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử.

- Khảo sát số liệu thực tế qua các báo cáo tổng kết tại Công ty Tài chínhDầu khí.

- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm rútra những kết luận có tính quy luật đối với các vấn đề nghiên cứu.

5 Đóng góp của luận văn.

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư chứng khoán, quảnlý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tưchứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí.

- Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tạiPVFC.

Trang 3

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Tổng quan quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro đầu tư chứng khoán tại

Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán

tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.

Trang 5

1.1 Chứng khoán và đầu tư chứng khoán.

1.1.1 Chứng khoán

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, tuy nhiên, theo nghĩachung nhất, có thể hiểu Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể muabán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán làhàng hóa trên thị trường đó Dùng Security, nghĩa gốc là an toàn, để gọi tênchứng khoán xuất phát từ việc coi nắm giữ chứng khoán là việc sở hữu antoàn và thuận tiện một tài sản nào đó Chứng khoán chính là tài sản tài chínhvỉ nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiềnvề Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khácnhư quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,chứng chỉ quỹ đầu tư Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành 4nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi và cácchứng khoán phái sinh.

* Cổ phiếu: là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ

hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sởhữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.

Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hailoại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

- Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạtđộng kinh doanh của công ty Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được thamgia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đềquan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồngquản trị của công ty

- Cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữunó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại

Trang 6

có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cốđịnh không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổphần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công tykhi công ty thanh lý, giải thể

* Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của

người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán(người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thờigian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

Thông thường, căn cứ vào đối tượng phát hành Trái phiếu, người ta chiaTrái phiếu thành 2 loại: Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu Công ty.

* Chứng khoán có thể chuyển đổi: là những chứng khoán cho phép

người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, cóthể đổi nó lấy một chứng khoán khác.

Thông thường, có cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu thường vàtrái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

* Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên

cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đíchgiảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận.

Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồngkỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Trang 7

1.1.2 Đầu tư chứng khoán:

1.1.2.1 Khái niệm

Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tạinhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai Các nguồn lực sử dụng vào quátrình đầu tư được gọi là vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), kim khí quý, đá quý, đấtđai, bất động sản, tài nguyên, giá trị thương hiệu, phát minh sáng chế…

Lợi ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ theomục đích của hoạt động đầu tư như: lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, an ninhquốc phòng, bảo vệ môi trường…Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếuvà trước hết của hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận.

Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện dướinhiều hình thức Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ đầu tư vàđối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham giaquản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới cáchình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinhdoanh.

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp thamgia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiệndưới các hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với cáctổ chức kinh tế.

Như vậy đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư giántiếp của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua

Trang 8

các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trênthị trường chứng khoán nhằm đạt được những lợi ích nhất định.

Đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư khá phổ biến ở các nước cónền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoan phát triển Mục đích của đầutư chứng khoán trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầutư Phần lợi nhuận này được hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanhnghiệp trả cho người đầu tư theo quy định và phần chênh lệch giá chứngkhoán khi họ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán trên thị trường Tiếpđến mục đích của đầu tư chứng khoán là để phân tán rủi ro có thể gặp trongtương lai như đa dạng hoá các hình thức đầu tư; để thực hiện quyền kiểm soáthoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tư cách người nắm cổ phần, vốn gópchi phối Các mục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định của nhà đầu tư, songcũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể.

1.1.2.2 Các hình thức đầu tư chứng khoán

 Theo loại chứng khoán đầu tư

Các chứng khoán doanh nghiệp có nhiều loại như cổ phiếu (cổ phiếu ưuđãi, cổ phiếu thường…), trái phiếu (trái phiếu thường, trái phiếu có khả năngchuyển đổi…), các chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựachọn, chứng quyền, chứng khế…) Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời

cũng như mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc thamgia quản trị doanh nghiệp khác nhau Vì vậy, khi lựa chọn quyết định đầu tưchứng khoán, nhà đầu tư phải tính toán, cân nhắc kỹ các điểm lợi hoặc bất lợikhi đầu tư vào loại chứng khoán được lựa chọn sao cho có thể tối đa hoá đượclợi ích của mình.

 Theo phương thức đầu tư chứng khoán

Trang 9

Nhà đầu tư chứng khoán có thể thực hiện đầu tư theo các phương thứckhác nhau Về cơ bản có hai phương thức đầu tư chứng khoán là đầu tư trựctiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hình thức các nhà đầu tư trực tiếpmua chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thịtrường Trái lại, trong phương thức đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư chứngkhoán thông qua các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ đầu tưchứng khoán, Quỹ tín thác đầu tư…để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình.Do các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp có đội ngũ các chuyên gia đầu tư vàquản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá thị trườngnên có thể giúp cho các nhà đầu tư tránh được các rủi ro không đáng có và đạtđược hiệu quả đầu tư chứng khoán cao hơn.

 Theo thời hạn đầu tư chứng khoán

Theo thời hạn thanh toán, các chứng khoán của doanh nghiệp có thể chiathành chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn Các chứng khoán ngắnhạn là các chứng khoán có thời hạn từ dưới 01 năm (3 tháng, 6 tháng, 9tháng…); ngược lại, các chứng khoán có thời gian đáo hạn thanh toán từ 01năm trở lên được gọi là các chứng khoán dài hạn Các chứng khoán có thờigian đáo hạn càng dài thì mức độ rủi ro có thể gặp càng lớn và tính thanhkhoản càng thấp

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK

Các nhân tố cơ bản để xem xét quyết định đầu tư bao gồm:

- Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong tương lai Mục

đích trước hết của đầu tư chứng khoán là nhằm thu được lợi nhuận trongtương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của khoản đầu tư chứng khoán là nhân tốcần được xem xét hàng đầu Tuy nhiên khả năng sinh lời của chứng khoán lạichịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh;

Trang 10

chính sách kinh tế của nhà nước; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường; chính sách chi trả lợi tức cổ phần của doanh nghiệp… Vì thế để tốiđa hoá lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ các nhân tố cóthể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết định đầu tưcho phù hợp.

- Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư; để có thể

thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng khoán nhà đầu tư còn phải biếtcách tối thiểu hoá các rủi ro có thể gặp Việc đánh giá mức độ rủi ro trong đầutư chứng khoán không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ mà còn đốivới toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế và phân tán rủi ro.Thông thường, mức độ rủi ro có sự khác biệt nhất định giữa các chứng khoánvốn và chứng khoán nợ, giữa chứng khoán có thời hạn thanh toán khác nhau,giữa chứng khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, giữachứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh khác nhau Việcđánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi năng lực, kỹ năngphân tích đánh giá rủi ro nhất định của các nhà đầu tư chứng khoán trên thịtrường.

- Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư: tính thanh khoản (hay

còn gọi là tính lỏng) của chứng khoán là khả năng dễ dàng chuyển đổi chứngkhoán thành tiền mặt Thông thường khi có số tiền mặt nhàn rỗi nhà đầu tưthường đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận, song khi cần tiền mặt để đápứmg các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư họ lại muốn chuyểnnhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về Nếu cá chứng khoán mà họsở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữu chứng khoán cũng tiện íchkhông khác gì việc nắm giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họ đầu tư chứngkhoán và ngược lại Do đo tính thanh khoản của chứng khoán cũng là một yếutố quan trọng để các nhà đầu tư cần xem xét, lựa chọn.

Trang 11

- Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệpcũng là một nhân tố được xét đến khi lựa chọn quyết định đầu tư chứngkhoán Quyền hạn và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được tăngthem theo mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp Vì vậy khi đầu tưchứng khoán họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt đượcmục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việcthực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.

1.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Khi nhà đầu tư mua một tài sản với hy vọng nó sẽ đem lại lợi nhuận trongsuốt thời gian họ nắm giữ tài sản đó Thu nhập thực tế sẽ có thể khác biệt sovới thu nhập mong đợi, và đó là nguồn gốc của rủi ro.

Khi một nhà đầu tư đầu tư vào tín phiếu kho bạc, họ nhận được đúng tráitức theo mong đợi của họ, có nghĩa là họ đầu tư vào tài sản không có rủi ro.

Ngược lại, khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, họ kỳ vọng thu đượclợi nhuận là 15%, thực tế thu nhập của họ có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Cần phải ghi nhớ rằng thu nhập mong đợi và độ lệch mà chúng ta xác địnhtrong thực tế được tính toán dựa vào thu nhập quá khứ hơn là thu nhập tương

Trang 12

Toàn bộthị trườngNhững dự án tốt hơn

hoặc xấu hơn dự kiến

Khu vực tổng thể có thể bị tác động bởi những

hành động nào đó

Lãi suất, lạm phát và những thông tin về

nền kinh tếCạnh tranh lớn

hơn hoặc yếu hơn

Tỷ giá hối đoái và rủi ro chính trị tác động đến nhiều lợi tức

chứng khoán

Từng doanh nghiệp cụ thể

Rủi ro chỉ tác động đến 01 Công ty

Tác động đến một số công ty

Tác động nhiều công ty

Rủi ro tác động đến mọi khoản đầu tưlai Giả định rằng khi sử dụng những biến động trong quá khứ để tính toán cónghĩa là chúng là những chỉ số tốt nhất của phân phối thu nhập tương lai Khinhững giả định này bị vi phạm, đặc biệt trong trường hợp đặc tính của tài sảnthay đổi lớn qua thời gian ( các công cụ vốn như cổ phiếu…), những số liệuquá khứ không phải là một phương pháp xác định rủi ro tốt.

1.2.2 Phân loại rủi ro chứng khoán:

Như đã phân loại ở trên, nguyên nhân dẫn đến rủi ro có hai loại, một loại

xuất phát từ đặc điểm của bản thân công ty (rủi ro không hệ thống), một loạikhác từ toàn bộ thị trường (rủi ro hệ thống) Những rủi ro đặc thù tác động

đến một hoặc một vài khoản đầu tư, trong khi rủi ro hệ thống tác động đến tấtcả các khoản đầu tư Đây là một điều hết sức quan trọng trong quá trình tínhtoán rủi ro Rủi ro được phân chia thành dạng bảng như sau:

Bảng 1 Phân loại rủi ro

Trang 13

1.2.2.1 Rủi ro hệ thống:

Là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các chứng khoánđang được lưu hành trên thị trường Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thườnglà các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành như:tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những biến động bất lợicủa tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảng củanền kinh tế… Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro thị trường, rủiro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua…

- Rủi ro thị trường là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên

thị trường Đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầucủa các loại chứng khoán trên thị trường Nguyên nhân của những biến độnggiá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hìnhhoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp Sự đánhgiá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một loại chứng khoánnào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dâychuyền (hiệu ứng đôminô) đối với giá cả các loại chứng khoán khác, làm chogiá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm.

- Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường Giá

cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thịtrường tăng sẽ làm cho giá thị trường của chứng khoán giảm và ngược lại Vìthế biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhậnđược từ đầu tư chứng khoán ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau,do đó ảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của đầu tư chứng khoán.

- Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi ro lạm phát) là loại rủi ro do sự giảm sút

về sức mua đồng tiền Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năngthu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm cácloại hàng hoá, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng khoán Nếu trong

Trang 14

khoảng thời gian đó giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên do yếu tố lạm phát, họsẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập sẽ có được trong tương lai Giá trịphần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của nhàđầu tư chứng khoán.

1.2.2.2 Rủi ro không hệ thống:

Là những rủi ro có nguyên nhân từ nội tại của một công ty hoặc mộtngành kinh doanh mà không gắn liền với toàn bộ thị trường Ảnh hưởng củarủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi công ty, một ngànhhay một số loại chứng khoán nhất định.

Rủi ro không hệ thống thường bao gồm các loại như: rủi ro kinh doanh,rủi ro tài chính, rủi ro quản lý trong hoạt động của một công ty hoặc mộtngành kinh doanh nhất định.

Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không ổn định của thu nhập

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do những thay đổi bất lợi củamôi trường kinh doanh hoặc do cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính lại là những rủi ro về khả

năng thanh toán lợi tức chứng khoán hoặc hoàn vốn cho người sở hữu chứngkhoán do việc lựa chọn cơ cầu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đốigiữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

Rủi ro quản lý là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không

hợp lý từ các nhà quản trị doanh nghiệp.

1.3 Các biện pháp quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Để thực hiện đầu tư chứng khoán có hiệu quả, hạn chế rủi ro, chúng ta cầnthực hiện việc đầu tư và quản lý đầu tư chứng khoán theo các bước sau:

Trang 15

- Phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán: Việc đầu tư chứng

khoán thường bắt đầu bằng việc phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứngkhoán tối ưu sao cho vừa có thể đem lại tỷ suất sinh lời cao, đồng thời hạnchế tối đa các rủi ro đầu tư có thể gặp phải Việc lựa chọn một danh mục đầutư chứng khoán cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư chứng khoán củatừng nhà đầu tư riêng biệt.

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: Hoạt động đầu tư chứng khoán

không chỉ dừng lại ở chỗ lựa chọn được danh mục đầu tư chứng khoan màcòn ở chỗ quản lý, điều chỉnh danh mục đầu tư trong suốt thời gian nắm giữchúng phù hợp với những diễn biến cụ thể của thị trường.

1.3.1 Phân tích chứng khoán

1.3.1.1 Khái niệm và quy trình thực hiện

Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động đầu tư chứngkhoán Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư chứngkhoán lựa chọn được các quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất,mang lại lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu.

Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựachọn quyết định đầu tư Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thìnên đầu tư, nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nàothì nên rút khỏi thị trường… Để đạt được kết quả đó, việc phân tích chứngkhoán cần được tiến hành theo một quy trình cụ thể, khoa học.

Về lý thuyết phương pháp phân tích chứng khoán có thể theo quy trình từtrên xuống hoặc từ dưới lên Theo phương pháp phân tích từ trên xuống,người ta thường bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩmô (phân tích vĩ mô) cả trong nước và quốc tế, xem xet những ảnh hưởng, tácđộng của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán,

Trang 16

sau đó mới đi đến phân tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh (phântích ngành) và cuối cùng là hoạt động của từng doanh nghiệp, công ty riêngbiệt Ưu điểm nổi bật của quy trình phân tích này là đảm bảo tính hệ thống,phù hợp với logic nhận thức Do mục tiêu cuối cùng của hoạt động phân tíchđầu tư chứng khoán là đi tới một quyết định đầu tư chứng khoán cụ thể, vì thểnó được sử dụng khá phổ biến trong phân tích đầu tư chứng khoán.

Ngược lại với trình tự trên, phương pháp phân tích chứng khoán từ dướilên lại bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụthể và đặt nó trong mối liên hệ tương quan giữa hoạt động của công ty vớimôi trường kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nềnkinh tế Do đặc điểm trên, phương pháp này tỏ ra thích hợp hơn đối với các tổchức có vai trò tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của thị trường chứngkhoán hơn là đối với nhà đầu tư chứng khoán.

1.3.1.2 Phân tích kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thịtrường chứng khoán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc phân tíchkinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế- xãhội của đất nước và tác động của nó đến sự phát triển của thị trường chứngkhoán Phân tích kinh tế vĩ mô bao gồm:

- Phân tích môi trường chính trị- xã hội của đất nước:

Môi trường chính trị, xã hội của mỗi quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếutố về thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quycủa cơ quan hành chính); cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lýhành chính nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, tôngiáo…

Trang 17

Sự ổn định của môi trường chính trị- xã hội của đất nước là yếu tố quantrọng hang đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp và thịtrường chứng khoán Bởi lẽ sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theosự thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách… ảnhhưởng to lớn đến đời sống kinh tế của đất nước.

- Ảnh hưởng của môi trường pháp luật

Ngày nay, hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền,vì thế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động củadoanh nghiệp và thị trường chứng khoán Nền kinh tế thị trường có đặc điểmcơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong sự phân bổ sử dụng các nguồnlực trong xã hội, còn nhà nước chỉ là người tạo lập khung pháp lý và giám sátthực thi pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường Do đó, việc ban hànhcác bộ luật, các chính sách của Nhà nước, các ban ngành, đặc biệt là các chínhsách kinh tế, tài chính, tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tếvà thị trường chứng khoán Việc phân tích môi trường pháp lý cần được xemxét trên nhiều mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minh bạch, khả thicủa hệ thống pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp và thịtrường chứng khoán.

- Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác như chu kỳ kinh tế, năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô:

Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo nhiều chu kỳ kinh tếnhất định Thông thường một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạntăng trưởng, ổn định, suy thoái và hồi phục Việc nghiên cứu, nắm bắt và dựđoán các chu kỳ kinh tế là rất cần thiết trong đầu tư chứng khoán.

Việc mở cửa, hội nhập kinh tế cũng là một xu thế tất yếu trong phát triểnkinh tế của mỗi nước Mở cửa, hội nhập vừa đem lại những thời cơ, song

Trang 18

đồng thời cũng đem lại những thách thức, nguy cơ đối với nền kinh tế mỗinước Để đối phó với những nguy cơ trong quá trình hội nhập đòi hỏi kinh tếcác nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh,thích ứng dần vớinền kinh tế thê giới.

Khi phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô không thể không xem xét sự biếnđộng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế(GDP),tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái,thu nhập của dân cư, kim ngạch xuất nhập khẩu, mức bội chi (bội thu) ngânsách, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường… Các yếu tố vĩ mô cơ bản trênđều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trườngchứng khoán.

1.3.1.3 Phân tích ngành

Mục đích của phân tích ngành là giúp cho nhà đầu tư thấy rõ những lợi íchhoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanhnghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể Những nội dung cầnthực hiện trong phân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh củangành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh, mức doanh lợi kỳ vọng vàcác hệ số tài chính khác của ngành kinh doanh

- Chu kỳ kinh doanh của ngành: Triển vọng và chu kỳ kinh doanh của

ngành ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trongngành Nếu một công ty hoạt động trong một ngành còn kém phát triển thìkhó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao Vào cùng một thời điểm nhấtđịnh, các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mứcdoanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khác nhau Do đó cần có sự phântích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành có mức doanh lợi cao, mức độrủi ro thấp để đầu tư Ngay trong một ngành, mức doanh lợi thu được từ hoạt

Trang 19

động đầu tư cũng không ổn định Vì thế, cũng cần có sự theo dõi phân tíchngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu tư hay rút khỏi đầu tư phù hợp.

- Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh:

Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau Việcxác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngànhđầu tư có hiệu quả β với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được.

Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh thường đượctiến hành theo trình tự sau:

- Xác định hệ số rủi ro (β) của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suấtđòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Công thức xác địnhnhư sau:

E(R) = Rf + β( Rm- Rf)Trong đó: E(R) : Mức lợi suất đòi hỏi

Rf : Mức lợi suất phi rủi ro

Rm: Mức sinh lời bình quân thị trườngβ: Hệ số rủi ro ngành

- Phân tích hệ số P/E của ngành: Hệ số P/E phản ánh thị trường trả giá chomột đồng thu nhập sau thuế của cổ phiếu công ty như thế nào Nếu hệ số P/Ecao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả nên được thị trường đánh giá cao vàngược lại Việc phân tích hệ số P/E thường được xem xét cả trên 2 góc độ:

- (i) xem xét mối quan hệ giữa hệ số P/E của ngành và hệ số P/E tổng thểcủa thị trường để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động của công ty so vớicác doanh nghiệp trong cùng ngành như thế nào;

- (ii) Xem xét các nhân tố ngành tác động đến hệ số P/E ngành như: hệ sốtrả cổ tức, mức doanh lợi đòi hỏi, tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm

Trang 20

- Uớc tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS hoặc E): thu nhập trên một cổphiếu được xác định dựa vào các phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳkinh doanh, phân tích đầu vào- đầu ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành vànền kinh tế.

- Ước tính mức lợi suất đạt được: Để ước tính mức lợi suất đạt được phảitiến hành qua 2 bước Trước hết cần xác định được giá trị cuối kỳ của chỉ sốngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với ước tính thu nhậptrên một cổ phiếu Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ với giá trị đầu kỳ đểước tính lợi suất đạt được ( r) theo công thức:

Giá trị chỉ số cuối kỳ - giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳGiá trị đầu kỳ

- Lựa chọn quyết định đầu tư hay không: So sánh lợi suất đạt được r vớimức doanh lợi đòi hỏi E (R), nếu r > E(R) thì nên rút khỏi đầu tư vào ngànhnày.

1.3.1.4 Phân tích báo cáo tài chính công ty

Thông thường, ta phân tích báo cáo tài chính qua các tỷ số tài chính đặctrưng, để có thể phân tích rõ tình hình tài chính của công ty trong một thời kỳnhất định

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đangquản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn),phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo Khi giá trị của hệ sốnày nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ, như vậy toàn bộ số tài sản

r =

Trang 21

hện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ công tymất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản.

- Hệ số khả năng thanh toán tạm thời

Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắnhạn

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợngắn hạn Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn.Nếu hệ số này <1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và ĐT ngắn hạn -Vốn vật tư HH)/ Tổng nợngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyểnđổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêucầu Nhìn chung, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì công ty sẽ bị giảm uy tín vớikhách hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và có thể công typhải bán tài sản với giá bất lợi đẻ trả nợ Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánhlượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lãi vay phải trả + Lợi nhuận trước thuế) / Lãi vayphải trả

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại mộtkhoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không và mức độsẵn sàng trả lãi vay cảu công ty ra sao Nếu hệ số lớn hơn 1 phản ánh doanhnghiệp có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụngvốn vay hiệu quả và ngược lại.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản

Trang 22

- Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng số nợ/ Tổng tài sản

Thông thường, các chủ nợ thích hệ số nợ nhỏ, vì hệ số an toàn cao Ngượclại, các nhà quản lý lại muốn có một hệ số nợ cao vì chỉ cần bỏ ra mộ lượngvốn nhỏ nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn.

- Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số nợ

Hệ số này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của công ty đối với cácchủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt đông jkinh doanh của mình.

- Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản cho ta biết tỷ lệ của TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản nhưthế nào

Hệ số đầu tư và TSLĐ = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng tài sảnHệ số đầu tư vào TSCĐ = Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn/ Tổng tài sản

Cơ cấu tài sản = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạnBố trí cơ cấu tài sản phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng vốn thì dành rabao nhiêu đồng đầu tư hình thành TSCĐ và bao nhiều đồng đầu tư hình thànhTSLĐ

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì số tiền đầutư cho hàng tồn kho thấp mà vấn đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ

Trang 23

đọng vốn Nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng tốn kho dự trữ nhiều, sản phẩmkhông tiêu thụ được do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Số dư bình quân các khoản phảithu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt Vòngquay càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốncủa doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việcthu hồi các khoản phải thu Nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh buộcdoanh nghiệp phải đi vay vốn từ bên ngoài và trả lãi cho số vốn đi vay đó.

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình = 360/Vòng quay cá khoản phải thu = (Số dư bình quân cáckhoản phải thu/Doanh thu thuần) x 360

Kỳ thu tiền trung bình có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trongthanh toán, khả năng thu hồi chậm, doanh nghiệp cần phải có biện pháp cụ thểđể thu hồi nợ.

- Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu đông bình quân

Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng 1 đồng vốn lưu động trongkỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nghĩa là đo lường hiệu quảsử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quảsử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng hoá tiêu thụ nhanh, vật tư tồn khothấp, ít có các khoản phải thu giảm chi phí, tăng lợi nhuận Ngược lại, hệ sốthấp phản ánh hàng tồn kho lớn, lượng tiền tồn quỹ nhiều, doanh nghiệp

Trang 24

không thu được các khoản phải thu từ đó doanh nghiệp phải xem xét lại tìnhhình tài chính của mình để có biện pháp chấn chỉnh.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn cố định dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh, nghĩa là cứ đầu tư trung bình một đồng vào vốn cố định thì tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần.

- Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Vốn sản xuất bình quân

Chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng sử dụng bình quân tạo bao nhiêu đồngdoanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêuvòng Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý vốn có hiệu quả nhưthế nào Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao, lợi nhuậntăng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

- Tỷ suất doanh lợi doanh thu

Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu phản ánh cứ trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thựchiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

- Tỷ suất sinh lợi của tài sản

Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra mấyđồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

- Tỷ suất doanh lợi tổng vốn

Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần/ Vốn sản xuất bình quân

Trang 25

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư,phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Giá trị của chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu quả.

- Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần

Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần = Tổng lợi nhuận sau thuế/ Vốn cổ phần bình quân

Vốn cổ phần bao gồm vốn của cổ đông ưu đãi và vốn cổ đông thường,được xác định bằng chênh lệch giữa tổng vốn với tổng nợ phải trả Tổng lợinhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, phần còn lại được gọi là thunhập của cổ đông Do vậy chỉ tiêu thu nhập vốn cổ phần phản ánh khả năngđảm bảo thu nhập cho tất cả mọi đối tác góp vốn cổ phần vào công ty.

Đây là chỉ tiêu đo lường sự thành công của công ty Các nhà đầu tưthường so sánh chỉ tiêu này với lãi suất trên thị trường vốn Khi công ty tạo rathu nhập trên vốn cổ phần thường lớn hơn mức sinh lời trên thị trường vốn thìviệc đầu tư vào công ty là đáng giá và hấp dẫn.

- Thu nhập một cổ phần thường

Thu nhập một cổ phần thường = Thu nhập của cổ phần thường/ Số lượng CPthường đang lưu hành (bình quân)

Trang 26

Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm, bởi lẽ nó là căn cứ để chi trảlãi và là văn cứ đối với sự tăng lên của giá trị cổ phần thường.

- Tỷ lệ sinh lãi cổ phần theo giá trị thị trường

Tỷ lệ sinh lãi cổ phần theo giá trị thị trường = Lợi tức một cổ phần thường/ Trị giá mộtcổ phần thường

Bằng cách sử dụng giá trị thị trường hiện hành, chúng ta ghi nhận chi phícơ hội của vốn đầu tư theo khả năng sinh lời của nó.

- Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập

Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập = Giá trị thị trường một cổ phần thường/ Thunhập một cổ phần thường

Mối quan hệ giữa giá trị thị trường và thu nhập hiện hành của một cổphiếu thường được gọi là tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập Tỷ lệ này đượccác nhà đầu tư sử dụng một cách rộng rãi như là một sử hướng dẫn để đánhgiá giá trị cổ phiếu Nếu các nhà đầu tư nhận định là công ty có triển vọngphát triển lớn bình thường thì khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng, và đương nhiên tỷlệ giá trị thị trường trên thu nhập cũng sẽ tăng.

- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường = Giá trị tài sản thuần/Số lượng CP thường đanglưu hành bình quân

Trang 27

Đây cũng là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá quá trình sinh lợi củacổ đông có cổ phiếu thường Nếu toàn bộ tài sản hiện có được bán bằng vớigiá trị ghi trên sổ sách, mọi khoản nợ hiện hành đã được thanh toán kể cả cổphần ưu đãi và số tiền còn lại được phân phối cho các cổ đông đang nắm giữcổ phiếu thường, thì các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu thường sẽ nhận đượcgiá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu thường.

1.3.2 Xây dựng danh mục đầu tư

1.3.2.1 Các chiến lược đầu tư chứng khoán

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mỗi nhà đầu tư đều lựa chọn cho mìnhmột chiến lược đầu tư thích hợp Chiến lược đầu tư được thiết lập từ trước khithực hiện đầu tư, thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư trên khắp các lĩnh vực,nó thể hiện ý chí và mong muốn của nhà đầu tư và nhà đầu tư sẽ theo đuổichiến lược này trong suốt một thời gian dài Các chiến lược đầu tư chủ yếubao gồm: chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị, chiến lược đầu tư cổ phiếu tăngtrưởng, chiến lược đầu tư thụ động và chiến lược đầu tư chủ động.

- Chiến lược đầu tư cổ phiếu giá trị: là chiến lược đầu tư trong đó nhà

đầu tư sẽ tìm kiếm và đầu tư vào các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giátrị đích thực của nó.

Có những công ty do những lý do nhất định nào đó giá cổ phiếu củacông ty trên thị trường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực có của công ty Cáccổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thực sẽ vẫn bị đánh giá thấp nếukhông có động lực để giải toả giá trị của nó Do đó, sau khi tìm được các cổphiếu giá trị, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các cổ phiếu này và tìm "chất xúc tác"để giải toả giá trị của Công ty, đưa giá cổ phiếu về đúng giá trị thực của nó."Chất xúc tác" trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để giải toả giá trị công ty,

Trang 28

đưa giá trị công ty về đúng giá trị thực, khi đó nhà đầu tư sẽ kiếm được mộtmón lợi lớn.

Thông thường các nhà đầu tư giá trị là những người ưa thích đầu tư vào cácchứng khoán có chỉ số P/E thấp nhưng có mức tăng trưởng EPS cao.

- Chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng

Công ty tăng trưởng là công ty có mức sinh lời cao hơn mức sinh lời kỳvọng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty đó Nhưng cổ phiếu tăng trưởngkhông nhất thiết là cổ phiếu của các công ty tăng trưởng Cổ phiếu tăngtrưởng là cổ phiếu cho phép nhà đầu tư đạt được mức lợi suất đầu tư cao hơncác cổ phiếu khác trên thị trường có mức rủi ro tương đương Cổ phiếu nàycho phép nhà đầu tư đạt được mức lợi suất cao hơn các loại khác do thị trườngkhông hoàn hảo làm giảm giá trị hiện tại của cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơngiá trị thực Nói cách khác, trong giai đoạn giá thị trường chưa được điều chỉnhvề đúng giá trị thực thì cổ phiếu đó được gọi là cổ phiếu tăng trưởng.

Đối với chiến lược đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư quan tâm đếnEPS và mức tăng trưởng EPS trong thương lai của công ty với giả định răngP/E ít thay đổi, cho rằng giá cổ phiếu tăng lên khi thông tin về mức tăngtrưởng EPS được thị trường nhận biết.

- Chiến lược đầu tư thụ động

Chiến lược đầu tư thụ động là chiến lược mua và nắm giữ chứng khoánmột cách lâu dài theo một chỉ số chuẩn nào đó Nói cách khác, sau khi lựachọn một chỉ số trên thị trường làm chuẩn đó mà không cần quan tâm đến cácbiến động trên thị trường và hy vọng sẽ đạt được mức sinh lời ngang bằng vớimức chỉ số chuẩn mà mình đã lựa chọn.

- Chiến lược đầu tư chủ động:

Trang 29

Là chiến lược mà nhà đầu tư dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, sự nhanhnhạy, tài tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng danh mục đầu tưđạt mức sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.

Trong suốt thời gian đầu tư, nhà đầu tư phải liên tục theo dõi sự biến độngcủa các nhân tố ảnh hưởng đến danh mục như xu hướng phát triển của nềnkinh tế, sự biến động giá cổ phiếu trong và ngoài danh mục để có sự thayđổi cho phù hợp.

1.3.2.2 Xây dựng danh mục đầu tư

* Khái niệm:

Danh mục đầu tư là một tập hợp các khoản đầu tư vào các chứng khoánđang giao dịch trên thị trường Chúng có thể gồm cổ phiếu, trái phiếu hay bấtđộng sản Danh mục đầu tư thị trường là một danh mục đầu tư bao gồm tấtcả những tài sản có nguy cơ rủi ro trên thị trường Lợi suất kỳ vọng của mộtdanh mục đầu tư P được mô tả như sau:

E(Rp) = ∑

WiE (Ri)

Trong đó:

Rp là lợi suất của danh mục đầu tư P

Wi là tỷ trọng giá trị của chứng khoán i trong tổng giá trị của P

Ri là lợi suất của chứng khoán i trong một chu kỳ nắm giữ chứng khoánnày Hay Ri là tỷ lệ biến động về giá chứng khoán giữa đầu kỳ và cuối kỳ Do cónhiều yêu tố tác động đến giá chứng khoán nên ta có thể coi Ri là một biến ngẫunhiên với E(Ri) là lợi suất kỳ vọng của chứng khoán i và б2

i là phương sai.Một danh mục đầu tư luôn chứa đựng những rủi ro, phương sai của mộtdanh mục đầu tư gồm nhiều tài sản tài chính là cơ sở để đo lường mức độ rủiro của chúng.

p = ∑

Wi Wj бij

Trang 30

Mô hình do Harry Markowitz đưa ra là một mô hình cho phép chúng tađánh giá được mối quan hệ này.

* Mô hình Markovitz xác định danh mục đầu tư hiệu quả:

Mô hình Markovitz được Harry Markovitz đề xuất từ những năm 60 củathế kỷ 20 Mô hình của ông đã cung cấp một khái niệm quan trọng là danhmục đầu tư hiệu quả: đó là danh mục mà với mức lợi suất cho trước sẽ có rủiro nhỏ nhất hoặc với mức rủi ro cho trước ứng với một lợi suất kỳ vọng lớnnhất Tuy nhiên, mô hình khá phức tạp về mặt toán học, do vậy có thể mô tả ýtưởng trên qua một mô hình cụ thể như sau:

Giả sử trên thế giới chỉ có 5 tài sản A(1), A(2), A(3), A(4), A(5) với vị trícủa chúng trên mặt phẳng toạ độ (Rủi ro x lãi suất)

Lợi nhuận

Trang 31

+ Nếu chọn cả A(2) và A(5) thì người đầu tư sẽ chia số tiền cho hai tài sảnnhư thế nào? Người đầu tư sẽ có bài toán như sau:

Đồ thị 2 : Lựa chọn Danh mục đầu tư thông qua quan hệ giữa lợinhuận và rủi ro (Mô hình Markovitz) (I)

Gọi W là trọng số của tài sản A(2) thì (1-W) là trọng số của tài sản A(5)trong danh mục đầu tư, theo (1.1) và (1.2) ta có:

E(Rp) = WE(R2) + (1-W)E(R5) (1.3)Lợi nhuận

Trang 32

p = W2б2

p + 2 W(1-W)б2pб2

Hệ (1.3) và (1.4) xác định một đường cong quan hệ giữa lợi suất kỳ vọngcủa danh mục đầu tư và rủi ro của nó trong đó W là một tham số: phần đườngcong in đậm là phần hiệu quả Mỗi điểm trên đường cong này tương ứng mộtcách tổ hợp A(2) và A(5) hiệu quả Ngoài giới hạn của hai điểm A(2) và A(5)thì một tài sản được bán khống để mua tài sản kia nếu luật lệ cho phép Môhình xác định danh mục đầu tư hiệu quả của Markowwitz cho kết quả tươngtự khi có nhiều tài sản trong danh mục này.

Mô hình Markowitz cho chúng ta một phương pháp lựa chọn danh mụcđầu tư và những phân tích từ kêt quả của mô hình này là rất bổ ích, có thểgiúp ta giải thích sự hình thành mức cầu của các loại chứng khoán Tuy vậy,trong thực tế khó khăn đặt ra là vấn đề ước lượng các tham số của mô hình.Nếu chúng ta có N tài sản để lựa chọn thì số tham số sẽ là 2N+N(N-1)/2,trong khi lợi suất cổ phiếu theo thời gian có thể không dừng… Như vậy, trongtrường hợp thị trường quá đa dạng người ta sử dụng một mô hình đơn giảnhơn xet về cấu trúc, đó là mô hình định giá tài sản vốn.

* Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

Một trong những vấn để quan trọng của phân tích tài chính hiện đại làphân tích sự liên hệ giữa mức đánh đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro.Nếu ta thiết lập và phân tích được quan hệ này thì có thể phân tích đượcnhững biến động trong giá chứng khoán Theo cảm nhận chung thì đầu tư vàongành có nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán nhìn chung sẽ đạt được lợinhuận lớn hơn đầu tư vào những ngành ít rủi ro hoặc không có rủi ro Nhờ sựphát triển của mô hình định giá tài sản vốn, các nhà tài chính có khả năng xácđịnh được mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận được.

Những giả định trong mô hình CAPM

Trang 33

Nhằm mục địch đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi tính chấtcủa vấn đề, trong mô hình CAPM, chúng ta lưu ý những giả định sau:

+ Nhà đầu tư là những người không thích rủi ro và là những người tối đahoá thu nhập kỳ vọng từ các cơ hội đầu tư.

+ Nhà đầu tư là người chấp nhận giá và lợi suất của tài sản là biến ngẫunhiên giống nhau đối với mọi nhà đầu tư.

+ Tồn tại một tài sản phi rủi ro mà các nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vayvới số lượng không hạn chế theo lãi suất phi rủi ro.

+ Số lượng tài sản là không đổi và tất cả các tài sản đều có thể mua, bántrên thị trường và chúng có thể phân chia nhỏ tuỳ ý.

+ Thị trường tài sản có tính cạnh tranh và tất cả các nhà đầu tư đều cóthông tin đầy đủ về thị trường.

+ Không có sự cản trở nào trên thị trường như thuế, quy định hoặc hạn chếbán khống.

Nội dung của mô hình CAPM

 Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường- Đường đặc thùchứng khoán

Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợinhuận của một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường.

Danh mục đầu tư thị trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, vídụ ở Mỹ người ta chọn S&P 500 Index, trong khi ở Canada người ta chọnToronto Stock Exchange 300 Index (TSE 300) Lấy ví dụ minh hoạ được đặc thùchứng khoán giữa cổ phiểu của CTCP A so với danh mục thị trường X-Indexứng với bốn tình huống khác nhau tuỳ theo hai tình trạng nền kinh tế như sau:

Tình huống Nền kinh tếLợi nhuận thị trường Lợi nhuận của A

Trang 34

III Suy thoái -5% -5%

Bảng 2- Phân tích tình hình cổ phiếu với các tình huống thị trường (I)

Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng vàsuy thoái lợi nhuận thị trường lần lượt là % và 5%, nhưng lợi nhuận của A cóthể xảy ra 4 trường hợp 25%, 15%, -5% và -15% Giả sử xác suất xảy ra tìnhtrạng nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái bằng nhau, chúng ta có:

Tình trạng kinh tếLợi nhuận thị trường

Lợi nhuận kỳ vọng của A

giữa mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu A, ứng với tình trạng kinh tế tăngtrưởng và kinh tế suy thoái, và mức độ biến động lợi nhuận thị trường, ứngvới hai tình trạng kinh tế trên:

β = {20-(-10)}/{15-(-5)} = 30/20 =1,5

Trang 35

Hệ số β =1,5 cho biết rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt A biến động gấp

1,5 lần lợi nhuận thị trường, nghĩa là khi nền kinh tế tốt thì lợi nhuận cổ phiếuA tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường nhưng khi nền kinh tế xấu thì lợi

nhuận cổ phiếu A giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường β được xem như làhệ số đo lường rủi ro của chứng khoán Hệ số β =1 được định nghĩa như là

hệ số của danh mục thị trường.

 Ước lượng β trên thực tế

Trên thực tế, các nhà kinh doanh chứng khoán sử dụng mô hình hồi quy dựa

trên số liệu lịch sử để ước lượng β Ở các nước có thị trường tài chính pháttriển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp thông tin về hệ số β

 Quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận

III

Trang 36

Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi rocủa chứng khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao sẽcó lợi nhuận cao và ngược lại.

Giả sử thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hoá danh mụcđầu tư sao cho rủi ro không toàn hệ thống không đáng kể Như vậy, chỉ cònrủi ro toàn h ệ thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu Cổ phiếu có hệ số

β càng lớn thì rủi ro càng cao, do đó, đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi

ro Theo mô hình CAPM mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được diễn tảbởi công thức sau:

Rj = Rf + ( Rm -Rf ) β j

Trong đó:

- Rf là lợi nhuận không rủi ro, Rm là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường và

β j là hệ số bêta của cổ phiếu j.

Phương trình trên biểu diễn nội dung của mô hình CAPM, có dạng hàmsố bậc nhất y=b + ax với biến phụ thuộc ở đây là Rj , biến độc lập là β j và

Trang 37

Đường TTCK (SML)

Khoảng gia tăng bù đắp rủi ro

Lợi nhuận không rủi ro

Đồ thị 4: quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán với hệ số β

β =0: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β =0 là lợi nhuận không

rủi ro.

β =1: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β =1 là lợi nhuận thị

1.3.3 Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán

1.3.3.1 Các nguyên tắc trong đánh giá chất lượng quản lý rủi ro

Chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán thể hiện ở toàn bộcông tác phân tích, dự báo, xây dựng, quản lý danh mục đầu tư, nhằm làm rõcác vấn đề sau:

+ Dự báo được những thay đổi về thu nhập và rủi ro của Danh mục đầu tưtrong tương lai.

+ Nắm bắt được nhưng thay đổi về nhu cầu tài chính của những nhà đầutư là người sở hữu danh mục đầu tư.

Bê ta của chứng khoán

Rf

Trang 38

+ Đánh giá được kết quả hoạt động hay hiệu quả hoạt động đầu tư.

Khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán, mà thựcchất chính là đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tư, chúng ta cần lưu ýmột số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Phải luôn xem xét danh mục đầu tư trong tổng thể: một danh mục đầu tưlớn có thể có nhiều tiểu danh mục đầu tư Vì vậy, khi xem xét, phân tích vàđánh giá hoạt động của một danh mục đầu tư, trước hết đánh giá phân tíchdanh mục đầu tư tổng thể và sau đó có thể xem xét, phân tích đánh giá cáctiểu danh mục đầu tư cấu thành nên danh mục đầu tư tổng thể.

+ Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của danh mục đầu tư cầnphải xem xét ở cả hai mặt thu nhập và rủi ro: Việc đánh giá thu nhập đã đượcthực hiện của danh mục đầu tư không cho chúng ta nhiều thông tin về thựctrạng hoạt động của danh mục đầu tư cho đến khi chúng ta có số liệu thực vềthu nhập gắn liền với mức độ rủi ro của danh mục đầu tư.

+ Xác định hoặc dự kiến kế hoạch hành động, hay các biện pháp xử lý sẽáp dụng căn cứ vào các mức độ hoạt động (hiệu quả) của danh mục đầu tư đãdự kiến trước: Việc hiểu rõ tại sao danh mục đầu tư không mang lại kết quảmong đợi (kỳ vọng), các nguyên nhân dẫn đến tình hình này giúp cho chúngta có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư.

1.3.3.2 Các chuẩn mực trong đánh giá

Nhằm đạt được những kết quả có chất lượng, việc đánh giá chất lượngquản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán cần tuân thủ theo những chuẩn mựcdưới đây:

- Các chuẩn mực bắt buộc phải tuân thủ:

+ Tổng thu nhập: số liệu phải đầy đủ và bao gồm các cổ tức, lãi suất cácnguồn thu, lãi hoặc lỗ vốn;

Trang 39

+ Kế toán cộng dồn: thu nhập từ trái phiếu phải bao gồm lãi suất cáckhoản thu nhập, điều này không đòi hỏi đối với cổ tức từ cổ phiếu;

+ Thu nhập tính theo thời gian phải được xác định tối thiểu theo quý;+ Tiền mặt và các thu nhập bằng tiền mặt: danh mục đầu tư phải nêu rõlượng tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt đang nắm giữ;

+ Toàn bộ các tiểu danh mục đầu tư phải thông báo đầy đủ trong danhmục đầu tư tổng thể;

+ Phân định rõ giữa danh mục đầu tư thực đang thực hiện và các mô hìnhdanh mục đầu tư khác;

+ Thu nhập tính theo thị trường cần được tính dựa trên thu nhập tính theothị trường của các tiểu danh mục đầu tư và căn cứ theo mức thu nhập thịtrường;

+ Kết quả thu nhập của toàn bộ danh mục đầu tư yêu cầu phải bao gồm cảcác danh mục đầu tư mới hình thành;

+ Không được đính chính/thông báo lại kết quả thu nhập của danh mụcđầu tư;

+ Không được ghép lẫn kết quả hoạt động của các đơn vị khác cùng vớikết quả hoạt động của danh mục đầu tư;

+ Tính toán đủ chi phí, như chi phí giao dịch, chi phí phòng ngừa rủi ro vàtrừ đi từ kết quả hoạt động;

+ Thông tin về danh mục đầu tư ví dụ về thu nhập phải được công bố chothời gian hoạt động đủ lớn, ví dụ 10 năm kể từ khi thành lập danh mục đầu tư.- Các khuyến cáo nên áp dụng khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trongđầu tư chứng khoán

Trang 40

+ Kế toán cộng dồn nên áp dụng cho tất cả các loại hình đầu tư của danhmục đầu tư;

+ Thu nhập tính theo thời gian cần đánh giá khi có thêm tiền mặt đầu tưvào danh mục đầu tư hay khi rút tiền ra khỏi danh mục đầu tư Việc đánh giálại thu nhập của danh mục đầu tư căn cứ vào dòng tiền và biến động thịtrường là cần thiết và nên thực hiện khi dòng tiền mặt vượt quá 10% giá trịdanh mục đầu tư;

- Các thông tin khác nên bổ sung thêm:

+ Các thông số đo lượng rủi ro bên ngoài danh mục đầu tư như hệ số lệchchuẩn của thu nhập tổng hợp theo thời gian;

+ Mức thu nhập chuẩn của các danh mục đầu tư và mức rủi ro tương tựkhác;

+ Đo lường rủi ro nội tại của danh mục đầu tư như độ phân tán về thu nhậpcủa các tiểu danh mục đầu tư so với thu nhập của danh mục đầu tư chung;+ Thu nhập cộng dồn cho suốt thời gian hoạt động của danh mục đầu tư;+ Các biện pháp rào chắn rủi ro và kết quả của hoạt động này;

+ Thu nhập danh mục đầu tư chung và thu nhập tính theo cơ cấu tài chính củadanh mục đầu tư;

- Thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư bao gồm:

+ Khả năng phân tích và dự báo những biến động (sự vận động) của thịtrường có ý nghĩa quan trọng đến việc ra quyết định đầu tư và là những nhiệmvụ quan trọng hàng đầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà quản lýrủi ro hoạt động đầu tư.

+ Quy mô thị trường và khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư: là nhân tốquan trọng ảnh hưởng đến kết quả danh mục đầu tư.

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nội dung của mô hình CAPM - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
i dung của mô hình CAPM (Trang 33)
Bảng 2- Phân tích tình hình cổ phiếu với các tình huống thị trường (I) - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
Bảng 2 Phân tích tình hình cổ phiếu với các tình huống thị trường (I) (Trang 33)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại PVFC giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
Bảng 4 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại PVFC giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng (Trang 59)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại PVFC giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
Bảng 4 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại PVFC giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: triệu đồng (Trang 59)
Bảng 5- Cơ cấu đầu tư chứng khoán tại PVFC - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
Bảng 5 Cơ cấu đầu tư chứng khoán tại PVFC (Trang 66)
Bảng 5   - Cơ cấu đầu tư chứng khoán tại PVFC - Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí
Bảng 5 - Cơ cấu đầu tư chứng khoán tại PVFC (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w