Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 101 - 103)

- Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể Chẳng hạn,

3.3.2.1. Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường

Tăng cung, kích cầu là những vấn đề nhức nhối của cơ quan quản lý từ trước đến nay. Với đặc điểm của một nền kinh tế mà các DNNN là chủ yếu, hàng hóa cung cấp cho TTCK trông chờ chủ yếu từ các DNNN này. Do vậy, để nâng cao chất lượng CK giao dịch, chương trình cải cách các DNNN cần được đẩy mạnh, UBCKNN phối

hợp với Cục Tài chính Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đưa các Tổng công ty Nhà nước, DNNN

có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả trình Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm thực hiện CPH gắn với niêm yết, chuyển đổi các DN có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP và hướng dẫn các công ty đó niêm yết trên TTCK.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần hỗ trợ và tạo điều kiện các DN CPH đưa CP lên niêm yết như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị DN, sản phẩm,… đồng thời giúp bản thân DN thấy được lợi ích khi tham gia niêm yết trên TTCK như: giúp DN tiếp cận với một kênh huy động vốn mới có hiệu quả hơn từ đó tăng thêm khả năng có được nguồn vốn dài hạn để đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá hình ảnh và thương hiệu đến công chúng đầu tư,…

Nhìn chung, các công ty niêm yết hiện nay trên TTCK chưa phải là những công ty hàng đầu và ngành nghề của những công ty này chưa bao quát hết toàn bộ nền kinh tế, do đó nên tăng cường niêm yết CP của các công ty lớn với những ngành nghề đa dạng và những công ty độc quyền của Nhà nước từ trước đến nay như: bưu chính viễn thông, dầu khí, hàng không, điện lực… để vừa góp phần tạo sức bật cho

thị trường cũng như thu hút nhiều hơn nữa các NĐT trong và ngoài nước, vừa góp phần xây dựng TTCK trở thành một “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Triển vọng của TTCK Việt Nam sắp đến sẽ trở nên sôi động hơn bởi sự tham gia của nhiều DN lớn, làm ăn có hiệu quả và có uy tín như: Vietcombank, BIDV, Incombank, MHB, Mobifone, Vinafone,… Việc CP của những ngành làm ăn có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao được tham gia niêm yết và giao dịch trên TTCK tập trung là sự chờ đợi và kỳ vọng của nhiều NĐT.

Đối với các CTCP mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, hoạt động có hiệu quả cao và có triển vọng phát triển cần tạo điều kiện khuyến khích tối ưu về cơ chế để họ dễ dàng niêm yết. Cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về thị trường, về lợi ích của việc niêm yết đến các CTCP. Việc phổ cập hóa kiến thức CK không chỉ diễn ra với đối tượng là các NĐT, mà giám đốc, chủ tịch HĐQT các CTCP cũng là những đối tượng cần được xóa mù CK ở Việt Nam.

Thị trường CP phát triển đến đâu thì Chính phủ cũng nên quan tâm đến sự phát triển của thị trường TP. Điều này đáp ứng phần lớn nhu cầu của các NĐT muốn tham gia thị trường nhưng ngại rủi ro, xem mức độ an toàn của CK là yếu tố quyết định sự lựa chọn của chính mình. Do đó, cần cải tiến phương pháp phát hành TP Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương pháp đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn của TP Chính phủ, triển khai phát hành TP Quỹ hỗ trợ phát triển, TP địa phương, TP công trình, đô thị lên niêm yết và giao dịch trên TTCK.

Tăng cung có chất lượng chính là kích cầu. Tuy nhiên, với đặc trưng TTCK Việt Nam còn trong thời kỳ sơ khai, cần thận trọng phát triển TTCK bằng những DN có chất lượng trước, những DN có khả năng tăng trưởng lợi nhuận hàng năm thì giá CP đương nhiên sẽ tăng qua từng năm, tăng một cách có cơ sở và thực chất. Không cách gì hấp dẫn các NĐT đến với TTCK một cách hữu hiệu hơn là hạn chế được một phần rủi ro và gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho họ. Cần giúp NĐT kiếm tiền trước khi thuyết phục họ đổ những lượng tiền lớn hơn vào thị trường. Muốn hình thành một tầng lớp NĐT chuyên nghiệp trong mười năm nữa chúng ta phải có một

Tóm lại, việc tăng hàng hóa có chất lượng cao là rất cần thiết cho TTCK. Tuy nhiên, việc tăng này cần diễn ra một cách thận trọng, từng bước. Bản chất thị trường là nơi gặp gỡ cung - cầu. Giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quyết định, việc vội vã tăng cung trong khi không có một lượng cầu tương ứng có thể làm TTCK sụp đổ hoặc trầm lắng kéo dài. Ngoài ra, ngay cả khi đã có một lượng cầu tương ứng, thì lượng cầu này cũng chỉ tập trung vào những CP tốt. Việc nhiều CP đã đăng ký niêm yết 3, 4 năm nay mà vẫn chỉ có lượng giao dịch nhỏ bé, không hề được quan tâm, có mặt trên TTCK chỉ để… tượng trưng là bài học cần rút kinh nghiệm. Chính những DN yếu kém này đã và đang làm xấu đi hình ảnh TTCK Việt Nam. Như vậy, khái niệm tăng cung cần được hiểu là tăng cung có chất lượng. Những DN được xem xét niêm yết phải là những DN tốt nhất có thể. Những DN đủ điều kiện niêm yết, nhưng có chất lượng kém hơn sẽ được xem xét đưa lên niêm yết sau. Việc vội vã phát triển TTCK quá nhanh không chọn lọc có thể làm “ô nhiễm” TTCK ngay từ đầu, trong khi với tiềm năng của nền kinh tế hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra một thị trường với những DN rất tốt làm nền tảng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w