Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam-quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 47 - 52)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1.1. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam-quá trình hình thành và phát triển

triển

Hơn 30 năm trước, ngày 3/9/1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cụ Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay. Một năm sau ngày thành lập, ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện nguồn khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở Vùng Trũng Sông Hồng. 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận một một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước. Kể từ đó đến nay, toàn ngành Dầu khí đã khai thác được 205 triệu tấn dầu thô và hơn 30 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu trên 40 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 25 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 80 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh hoạt động khai thác, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí ước đạt từ 3 - 4 tỷ mét khối dầu qui đổi, trữ lượng dầu khí xác minh đạt 1,05 – 1.14 tỷ tấn dầu qui đổi (trong đó trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên khoảng 60%) có tại trên 60 cấu tạo chứa dầu khí, đã lần lượt đưa 8 mỏ dầu khí có giá trị thương mại vào khai thác. Mục tiêu gia

tăng trữ lượng dầu khí trong nhiều năm trở lại đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30-40 triệu tấn dầu qui đổi/ năm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối bền vững, duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước cho thời gian tới.

Tính từ khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988) cho đến nay, ngành Dầu khí đã ký 57 hợp đồng TDKT Dầu khí, thu hút vốn đầu tư trên 7 tỷ USD, hiện nay 35 hợp đồng đang có hiệu lực. Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho nền kinh tế, chủ động hội nhập cùng cộng đồng dầu khí quốc tế, những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí đã mở rộng hoạt động thăm dò – khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn đang đầu tư 7 dự án ở nước ngoài, trong đó có 2 đề án tự điều hành, đã thu được phát hiện dầu khí quan trọng ở Malaysia, Algieria. Đặc biệt tháng 9/2006, Tập đoàn đã có tấn dầu thô đầu tiên khai thác ở nước ngoài tại mỏ PM 304 (Malaysia).

Song song hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Dòng khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ đã mang lại hiệu quả cao đối nền kinh tế, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho nhà máy điện, đạm Phú Mỹ cùng một khối lượng lớn khí hoá lỏng LPG, condensate cho nhu cầu nội địa. Cùng với nguồn khí đồng hành Bể Cửu Long, nguồn khí Nam Côn Sơn được đua vào khai thác tiếp đó đã hoàn thiện đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm ở miền Đông Nam bộ. Ở miền Tây Nam bộ, dự án tổ hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long đang được khẩn trương thực hiện. Trong tương lai, nhiều mỏ khí mới như lô B, Sư Tử Trắng… sẽ được khai thác và mở ra một giai đoạn mới

Trong lĩnh vực chế biến khí và hoá dầu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được khẩn trương triển khai xây dựng với mục tiêu đưa vào vận hành thương mại năm 2009. Dự án khu Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn và đề án Nhà máy lọc dầu phí Nam đang được chuẩn bị tích cực để sớm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu cho đất nước và bổ sung cho công nghiệp hoá dầu những nguyên liệu và sản phẩm mới.

Cùng với sự phát triển các lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp dầu khí, để khép kín và hoàn chình đồng bộ hoạt động của ngành, các hoạt động dịch vụ kỹ thuật kỹ thuật phụ trợ, thương mại, tài chính, bảo hiểm … của ngành dầu khí đã được hình thành và phát triển, doanh số hoạt động ngày càng tăng trong tổng doanh thu của toàn ngành. Thực hiện mục tiêu xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, công tác hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức, công tác đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai có hiệu quả, hoạt động SXKD của các đơn vị cổ phần hoá được cải thiện rõ rệt, hoạt động SXKD của Tập đoàn đang được xác lập theo hướng hiệu quả nhất, phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động mới để tận dụng tiềm năng thế mạnh của ngành.

Là một ngành kinh tế kỹ thuật yêu cầu công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, có mức độ rủi ro cao, con người luôn là yếu tố quyết định, đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập. Ý Thức được điều đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã sớm đầu tư xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, đặc biệt là những cán bộ khoa học và những cán bộ quản lý có trình độ cao. Đến nay Tập đoàn Dầu khí Việt nam đã có đội nguc chuyên gia, cán bộ hơn 22 nghìn người đã và đang đảm đương tốt đẹp công việc được giao phó.

Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam trên 30 năm qua hết sức vẻ vang, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã luôn quan tâm tạo

điều kiện cho ngành Dầu khí phát triển. Từ năm 1988, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15 về phát triển ngành dầu khí. Năm 2006 vừa qua, Bộ Chính trị đã có quyết định số 41-KL-TW ngày 19/01/2006 về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 386/QĐ-TTg này 09/03.2006 phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 198, 199/2006/QĐ-TTg về phê duyệt đề án Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, với một vóc dáng mới. Tự hào và phát huy những thành thành tích đạt được, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẵn sàng vượt qua mọi thách thức, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Trong giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển như sau:

Mục tiêu tổng quát:

Phát triển ngành Dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.

Các mục tiêu cụ thể:

Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng biển nước sâu, xa bờ; tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Phấn

Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25-35 triệu tấn qui dầu/ năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/ năm và khai thác khí 6-17 tỷ m3/năm.

Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí trong nước, sử dụng khí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các nành công nghiệp khai thác, giao thông vân tải và tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vân hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất 10-15% tổng sản lượng điện của cả nước.

Về công nghiệp chế biến dầu khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nha công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hoá dầu, chế biến khí để ạo ra được các sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nnghiệp khác.

Về phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành. Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 25-30%, đến năm 2015 đạt 30-35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025.

Về phát triển khoa học công nghệ: Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành dầu khí; xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng

để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w