Tổng quan về hoạt động đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 62 - 65)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.2.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư chứng khoán

2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 2001-2004

Hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư chứng khoán nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm hàng đầu tại Công ty Tài chính Dầu khí ngay từ khi mới thành lập.

cảnh thị trường tài chính, tiền tệ lúc đó còn nhỏ lẻ, manh mún, thị trường chứng khoán còn non trẻ, chưa thu hút được đông đảo sự chú ý của công chúng, công tác đầu tư tại PVFC trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu cơ hội đầu tư vào các dự án và đã thực hiện đầu tư vào một số loại chứng từ có giá dài hạn. Tuy nhiên, với định hướng chiến lược coi hoạt động đầu tư là một trong những mũi nhọn trong hoạt động của PVFC, trong thời gian này, PVFC đã xây dựng những nền tảng chuyên môn và quy trình thực hiện để sẵn sàng cho việc phát triển hoạt động. Bên cạnh việc tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với các khách hàng là các Tổng Công ty, các định chế tài chính lớn, như Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam…, trong thời gian này, PVFC đã xây dựng những nền tảng chuyên môn và quy trình thực hiện để sẵn sàng cho việc phát triển hoạt động. Một loạt quy trình, quy chế quy định hoạt động đầu tư ra đời, như Quy trình đầu tư chứng từ có giá, quy trình đầu tư dự án, quy trình đầu tư chứng khoán niêm yết…. Đồng thời, hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC cũng đã bước đầu được triển khai với các mảng chính như sau:

+ Đầu tư dài hạn cổ phiếu thông qua đấu giá IPO, góp vốn mua cổ phần…

+ Đầu tư dài hạn Trái phiếu và các chứng chỉ nợ khác.

+ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: mua bán trên thị trường OTC và thị trường niêm yết.

Với sự chuẩn bị tích cực và hiệu quả, đến năm 2003, cùng với những chuyển biến của thị trường, hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC đã nhanh chóng bắt kịp những phát triển của thị trường, triển khai một số hợp đồng hợp tác đầu tư góp vốn cổ phần Công ty sản xuất vỏ bình gas, dự án tàu FPSO, góp vốn mua cổ phần của Công ty Sông Hồng Gas…cùng với đó là việc đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, kết hợp với hoạt động

Repo Trái phiếu, góp phần tạo kênh huy động và sử dụng vốn linh hoạt cho Công ty. Hoạt động kinh doanh chứng khoán niêm yết mới chỉ dừng lại ở con số tổng giá trị đầu tư là 1,4 tỷ đồng, nhưng đây là hoạt động cần thiết, giúp PVFC có thể đào tạo cán bộ đầu tư có kinh nghiệm cọ sát với thị trường.

2.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Có thể nói, những biến động của thị trường tài chính và chứng khoán Việt nam giai đoạn 2005-2006 đã tạo nên “thời cơ vàng” cho các nhà đầu tư tài chính Việt nam. Là một trong những tổ chức có thế mạnh về tài chính và đầu tư, được sự ủng hộ của Tập đoàn, và có những bước chuẩn bị tốt, PVFC là một trong những doanh nghiệp đã nắm bắt và tận dụng được lợi thế này. Hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC trong giai đoạn này thực sự khởi sắc, tạo nên uy tín và tên tuổi PVFC trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước.

* Đầu tư dài hạn cổ phiếu thông qua đấu giá IPO, góp vốn mua cổ

phần: đây là kênh đầu tư quan trọng và phổ biến nhất trong hoạt động đầu tư

tại PVFC. Với quá trình nghiên cứu và chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, hoạt động đấu giá IPO của PVFC đã được triển khai hiệu quả và chuyên nghiệp, mang lại uy tín cho PVFC. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2006, PVFC đã thực hiện đấu giá thành công nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và tên tuổi như: Công ty Thuỷ điện Vĩnh sơn-Sông Hinh (VSH); Công ty CP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD); Công ty Vận Tải Xăng Dầu (VIP)…

Bắt đầu nghiên cứu cơ hội và triển khai hoạt động đầu tư chứng từ có giá từ năm 2002 và thực sự phát triển mạnh mẽ hoạt động trong năm 2005- 2006, hiện tại, danh mục đầu tư của PVFC là rất đa dạng và hiệu quả, với số dư đầu tư lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó, PVFC là cổ đông lớn, thành viên HĐQT của nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả như : Tổng công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ, Công ty CP Nhiệt điện Phả

Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí…

Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn tự có của PVFC để thực hiện đầu tư, PVFC còn nhận được nguồn vốn Uỷ thác của hàng chục nghìn tổ chức và cá nhân để thực hiện đầu tư chứng khoán, với tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 4.000 tỷ đồng. Chính điều này đã thể hiện uy tín và tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC.

* Đầu tư dài hạn Trái phiếu và chứng chỉ nợ khác: Cùng với hoạt

động đầu tư cổ phiếu, góp vốn mua cổ phần, PVFC vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư Trái phiếu, Kỳ phiếu.. nhằm góp phần đa dạng hoá danh mục đầu tư, góp phần tăng tính an toàn, hạn chế rủi ro của danh mục đầu tư chứng khoán. Tính đến năm 2007, tổng giá trị đầu tư Trái phiếu của PVFC là hơn 1000 tỷ đồng.

* Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: mua bán trên thị trường OTC và thị

trường niêm yết: đây là một kênh quan trọng giúp PVFC có thể cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình một cách hiệu quả. Thông qua việc mua bán trên thị trường OTC và thị trường niêm yết, PVFC có thể chuyển nhượng các khoản đầu tư của mình, cũng như đầu tư vào các loại chứng khoán khác một cách linh hoạt và hiệu quả, giúp tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán nắm giữ và tăng hiệu quả cho danh mục đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 62 - 65)