Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 65 - 83)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán

2.2.2.1. Về giá trị và cơ cấu đầu tư

Với những bước chuẩn bị tương đối bài bản, hoạt động đầu tư của PVFC đã mang lại những kêt quả khả quan.

Từ vài tỷ đồng giá trị đầu tư chứng khoán năm 2001, đến năm 2005, tổng giá trị đầu tư chứng khoán của PVFC đã là 931 tỷ đồng, năm 2006 là 3.485 tỷ đồng (tăng hơn 374% so với năm 2005) và đến năm 2007, con số này đã là 5.879 tỷ đồng (tăng gần 170% so với năm 2006)

Bảng 5 - Cơ cấu đầu tư chứng khoán tại PVFC Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Loại chứng khoán 2005 2006 2007 tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Trái phiếu và chứng chỉ nợ 375 40% 869 25% 1012 17%

Cổ phiếu đầu tư dài hạn và

góp vốn cổ phần 523 56% 2514 72% 3215 55%

Cổ phiếu niêm yết, OTC 33 4% 102 3% 1652 26%

Tổng 931 3485 5879

2007 2006 2005

áp đảo, tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đã có những thay đổi trong từng năm, điều đó phản ánh chiến lược đầu tư của PVFC đã thay đổi qua các năm.

Trong năm 2005, khi thị trường mới bắt đầu có những bước phát triển, hoạt động đầu tư cổ phần dài hạn tại PVFC đã có những bước đột phá (chiếm 56% tổng giá trị đầu tư, với số dư đầu tư là 523 tỷ đồng), tuy nhiên, đầu tư Trái phiếu và các chứng chỉ nợ vẫn là một kênh đầu tư quan trọng, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 40%, trong khi kinh doanh OTC và chứng khoán niêm yết mới chỉ chiếm 4%.

Trong năm 2006, đây là giai đoạn thị trường thực sự bùng nổ với hàng loạt đợt đấu giá IPO lớn như đấu giá Tổng công ty CP Đạm phú Mỹ, Tổng công ty Cp Bảo Việt, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Petrolimex, Tổng Công ty XNK Xây dựng Vinaconex…Thị trường chứng khoán trong giai đoạn này cũng có những tăng trưởng vượt bậc, với sự thu hút của đông đảo công chúng. Đây là giai đoạn PVFC đẩy mạnh việc đầu tư dài hạn cổ phần, với tổng giá trị đầu tư lên đến 2514 tỷ đồng (chiếm 72% tổng giá trị đầu tư).

Sang đến đầu năm 2007, thị trường lúc này đã bước vào giai đoạn phát triển nóng, do đó, chiến lược đầu tư chứng khoán của PVFC trong giai đoạn này chuyển dần sang đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cơ cấu lại danh mục chứng khoán đã đầu tư. Mặt khác, trong năm 2007, nhiều loại chứng khoán do PVFC đầu tư đã được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hồ Chí Minh hoặc TTGDCK Hà nội như PVS, PVD, DMP, PVI, PVT… làm tăng tỷ lệ chứng khoán đầu tư ngắn hạn lên 28% (với tổng giá trị là 1.652 tỷ đồng), tỷ lệ đầu tư chứng khoán dài hạn chỉ còn 55% (tổng giá trị là 3.215 tỷ đồng).

Biểu đồ 2: Cơ cấu đầu tư chứng tại PVFC theo tỷ lệ (%)

2.2.2.2. Về doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán

Với việc gia tăng không ngừng về giá trị đầu tư chứng khoán, hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng không ngừng ra tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong các hoạt động của PVFC.

Nếu trong giai đoạn đầu (từ năm 2001-2003), hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của PVFC chính là hoạt động thu xếp vốn, cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thì từ năm 2004 trở đi, hoạt động đầu tư chứng khoán đã thực sự trở thành một hoạt động mũi nhọn, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho PVFC.

Bảng 6- Hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC

2005 2006 2007

Năm 2007

Năm 2006 Năm 2005

Tỷ VNĐ %(*) Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Doanh thu từ ĐTCK 104 24 420 41 1351 47 Doanh thu khác 329 76 604 59 1523 53 Lợi nhuận từ ĐTCK 6 33 35 36 216 47 Lợi nhuận khác 12 67 62 64 244 53

Biểu đồ 3: Hiệu quả từ hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC

Từ biểu đồ trên cho thấy, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC không ngừng tăng lên trong 3 năm 2005-2007. Không những vậy, hiệu quả từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngày càng đóng

Năm 2005, doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán mới chỉ chiếm 24% tổng doanh thu, thì đến năm 2006, con số này đã là 41% và năm 2007, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đã chiếm 47% tổng doanh thu của PVFC.

Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC theo tỷ lệ (%)

Tương tự như vậy với chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán, trong năm 2005, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC mới chỉ chiếm 33% tổng lợi nhuận, đến năm 2006, con số này đã là 38% và năm 2007, là 47%. Những con số trên chứng tỏ vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán ngày càng quan trọng trong hoạt động của PVFC.

Biểu đồ 5: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán tại PVFC theo tỷ lệ (%)

Tóm lại, hoạt động đầu tư chứng khoán đã góp phần đem lại sự thành công và tăng trưởng vượt bậc tại PVFC. Trong năm 2008, trước những diễn biến bất lợi của thị trường, chiến lược đầu tư của PVFC tập trung vào phát triển bền vững, rà soát, đánh giá lại các khoản đầu tư, xây dựng kế hoạch cơ cấu khoản đầu tư sao cho hiệu quả nhất.

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại

Công ty Tài chính Dầu khí

2.3.1. Hệ thống các quy trình, quy chế trong hoạt động đầu tư chứng khoán

Ngay từ năm 2001, khi mới bắt đầu thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán, PVFC đã xây dựng bộ quy trình, hướng dẫn thực hiện hoạt động đầu tư như:

+ Quy trình quản lý sau đầu tư.

+ Quy trình và hướng dẫn đầu tư chứng khoán niêm yết.

Trong năm 2006, nhận thức rõ hoạt động đầu tư của PVFC thực sự có sự thay đổi về chất, cần một bộ máy quản lý đồng bộ và hoàn chỉnh, Công ty đã cho thành lập Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng và đầu tư (hiện nay là Ban Quản lý rủi ro Tín dụng và đầu tư- B.QLRR), trong đó có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban lãnh đạo Tổng Công ty trong công tác ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ đối với hoạt động đầu tư của PVFC, phân tích, đánh giá và dự báo rủi ro, thực hiện giám sát, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trong toàn hệ thống PVFC.

Ngay sau khi thành lập, Phòng QLRR đã sửa đổi, bổ sung một loại các quy trình, quy chế quy định hoạt động đầu tư chứng khoán. Trong đó, Quy chế đầu tư là văn bản quan trọng, quy định cụ thể hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC.

Quy chế đầu tư quy định các vấn đề quan trọng của hoạt động đầu tư như lĩnh vực, ngành nghề PVFC được thực hiện đầu tư, đối tượng đầu tư, hình thức, điều kiện đầu tư. Ngoài ra, quy chế còn nêu các quy định của PVFC trong việc thực hiện thẩm định khoản đầu tư, giới hạn đầu tư , phân cấp quyết định đầu tư và quản lý sau đầu tư.

Đây thực sự là cẩm nang quan trọng cho mỗi cán bộ đầu tư chứng khoán của PVFC, thể hiện được định hướng cho hoạt động đầu tư của PVFC trong mỗi thời kỳ.

2.3.2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán

Hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC hiện tại tuân thủ theo các quy trình sau:

I. Tìm kiếm, thu thập thông tin, lập báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư và đề xuất danh mục đầu tư

Việc tìm kiếm, thu thập thông tin về cơ hội đầu tư do Bộ phận khách hàng (CVKH) tại đơn vị đầu tư có trách nhiệm triển khai, cụ thể như sau:

- CVKH chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể để tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua các kênh thông tin trực tiếp và gián tiếp từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc trực tiếp với chủ thể phát hành…

- Thu thập thông tin về cơ hội đầu tư: CVKH tiến hành chọn lọc, nghiên cứu thông tin về cơ hội đầu tư phù hợp với định hướng đầu tư của PVFC theo Quy chế hoạt động đầu tư của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt nam.

* Các thông tin liên quan: Các thông tin về nền kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế có liên quan đến nền kinh tế. Các chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ. Các thông tin về động thái của các tổ chức tài chính khác.

* Các thông tin liên quan trực tiếp đến Chứng khoán định đầu tư:

+ Điều lệ hoạt động, năng lực tài chính chiến lược phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp, Công ty hay Tổ chức.

+ Các thông tin về đợt phát hành (nếu là đợt phát hành mới) như: Tổng giá trị phát hành, mục đích, đối tượng , hình thức…

+ Đối với cổ phần là thông tin về các đợt phát hành lần đầu ra công chúng, các đợt phát hành tăng vốn,…

II. Lập báo cáo nghiên cứu cơ hội đầu tư và để xuất danh mục đầu tư

- Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu sơ bộ về cơ hội đầu tư, CVKH có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ phận khách hàng phương án xử lý. Nếu cơ hội đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư của PVFC, CVKH tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cơ hội đầu tư.

hội đầu tư trình lãnh đạo đơn vị đầu tư xem xét để chuyển hồ sơ sang cán bộ bộ phận đầu tư CTCG và đề xuất danh mục đầu tư trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty xem xét phê duyệt.

- Trường hợp cơ hội đầu tư không được phê duyệt, CVKH kết thúc nghiên cứu cơ hội đầu tư và lưu hồ sơ.

- Trường hợp cơ hội đầu tư được phê duyệt, CVKH hoàn thiện hồ sơ về cơ hội đầu tư, chuyển một bộ sang bộ phận đầu tư CTCG để lập phương án đầu tư chi tiết.

III. Lập phương án đầu tư chi tiết

- Dựa trên những thông tin thu thập được, chuyên viên đầu tư CTCG xây dựng phương án đầu tư chi tiết. Phương án đầu tư phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau: Phương thức đầu tư, giá mua, thời điểm đầu tư, khối lượng đầu tư, phương thức nguồn vốn và tính toán hiệu quả của phương án đầu tư

- Sau khi nhận định về hiệu quả tài chính từ kết quả tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của phương án đầu tư như: Giá trị hiện tại ròng NPV và Lãi suất hoàn vốn nội bộ IRR và xem xét đến các yếu tố khác như tính thanh khoản, tình hình thị trường, mức độ rủi ro, chuyên viên đầu tư đưa ra kết luận về cơ hội đầu tư và lập Tờ trình phương án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chuyển một bản sao cho bộ phận thẩm định độc lập (đối với những trường hợp phải qua thẩm định độc lập.

Nội dung tờ trình bao gồm: Phần I: Giới thiệu về cơ hội đầu tư

- Giới thiệu về hồ sơ pháp lý, năng lực của đơn vị phát hành CTCG đầu tư.

- Giới thiệu về CTCG đầu tư: + Lãi suất, lợi nhuận kỳ vọng; + Kỳ hạn

+ Dự đoán biến động của thị trường, tính thanh khoản của CTCG Phần II: Hiệu quả của phương án đầu tư

Phần III: Đề xuất phương án đầu tư: + Đối tượng đầu tư

+ Phương thức đầu tư + Thời gian thực hiện + Mức giá đầu tư + Khối lượng đầu tư + Giá trị đầu tư

+ Nguồn vốn sử dụng + Thời gian nắm giữ

IV. Thẩm định độc lập

Việc thẩm định độc lập được thực hiện theo “Hướng dẫn Thẩm định độc lập của PVFC”.

Sau khi hoàn tất công tác thẩm định độc lập, Bộ phận thẩm định độc lập có Báo cáo thẩm đinh độc lập về khoản đầu tư theo đúng quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động Thẩm định độc lập của PVFC.

V. Phê duyệt

Sau khi hoàn tất việc lập phương án đầu tư chi tiết và thẩm định độc lập (nếu có) đối với khoản đầu tư, CVĐT trình hồ sơ về khoản đầu tư tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

Tờ trình về phương án đầu tư.

Báo cáo thẩm định độc lập (nếu có).

Hồ sơ pháp lý của Đơn vị phát hành CTCG

Các giấy tờ liên quan khách như: thư mời, bản chào,…

Trước khi trình tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, CVĐT phải trình các cấp trung gian để có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trường hợp không đồng ý phê duyệt: Kết thúc phương án đầu tư. + Trường hợp đồng ý phê duyệt : Thực hiện các thủ tục đầu tư.

Lưu ý: Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Tờ trình phương án đầu tư, CVĐT phô tô 01 bản Tờ trình phương án đầu tư cho Bộ phận thẩm định độc lập lưu.

VI. Thực hiện các thủ tục đầu tư

Sau khi phương án được phê duyệt, đơn vị đầu tư phối hợp với các Phòng Ban liên quan tiến hành các thủ tục sau :

* Đối với CTCG (không bao gồm cổ phiếu)

Thoả thuận với Tổ chức phát hành nếu có yêu cầu Lập dòng tiền dự kiến gửi Ban quản lý Dòng tiền Lập Hợp đồng mua bán CTCG

- Phối hợp với Phòng kế toán để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua bán.

* Đối với đầu tư cổ phiếu phát hành lần đầu (IPO) :

- Phối hợp với Phòng kế toán để chuyển tiền đặt cọc đến Công ty chứng khoán mà PVFC đặt lệnh.

- Tổ đấu giá chứng tiến hành đặt lệnh mua chứng khoán theo đúng thời gian quy định và giá đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Ban Quản lý Dòng tiền và Phòng Kế toán để chuyển tiền mua cổ phần nếu có thông báo kết quả đấu giá thành công.

* Đối với đầu tư cổ phiếu OTC :

- Thoả thuận với khách hàng và lập hợp đồng mua bán ;

- Phối hợp với Phòng Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu từ khách hàng sang PVFC và thanh toán tiền mua cổ phần.

* Đối với đầu tư cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch : - Đặt lênh mua bán bằng phương thức khớp lệnh ;

VII. Giải ngân

Căn cứ vào Phương án đầu tư đã được phê duyệt, vào thông báo chuyển vốn của đơn vị phát hành CTCG, CVĐT thực hiện:

- Lập hồ sơ giải ngân bao gồm :

+ Phương án đầu tư đã được phê duyệt (bản sao);

+ Thông báo chuyển vốn của đơn vị phát hành (nếu có) ; + Lập kế hoạch dòng tiền;

- Trình hồ sơ giải ngân tới lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau khi cấp có thẩm quyền ký duyệt dòng tiền, CVĐT chuyển hồ sơ giải ngân đến Bộ phận Kế toán, Bộ phận Quản lý dòng tiền để tiến hành chuyển tiền cho Bên bán CTCG.

VIII. Quản lý sau đầu tư

CVĐT phải tiến hành đánh giá các khoản đầu tư được thực hiện tối thiểu 06 tháng/lần theo trong quý 2 và quý 4 hàng năm theo quy định tại Quy chế hoạt động đầu tư của PVFC và Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động đầu tư của PVFC.

Việc đánh giá các khoản đầu tư bao gồm một số nội dung chính sau : - Tình hình hoạt động của đơn vị, Doanh nghiệp mà PVFC đầu tư ; - Tình hình biến động của CTCG trên thị thường ;

- Xu hướng tăng/giảm giá CTCG trong tương lai ; - Đề xuất các giải pháp thực hiện.

IX. Đánh giá và đề xuất cơ cấu khoản đầu tư

Căn cứ vào thời điểm, hiệu quả của khoản đầu tư nắm giữ và các điều kiện khác quy định trong hợp đồng mua bán/hợp đồng góp vốn mua cổ phần,

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w