Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 37 - 45)

- Chiến lược đầu tư chủ động:

1.3.3. Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

1.3.3.1. Các nguyên tắc trong đánh giá chất lượng quản lý rủi ro

Chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán thể hiện ở toàn bộ công tác phân tích, dự báo, xây dựng, quản lý danh mục đầu tư, nhằm làm rõ các vấn đề sau:

+ Dự báo được những thay đổi về thu nhập và rủi ro của Danh mục đầu tư trong tương lai.

+ Nắm bắt được nhưng thay đổi về nhu cầu tài chính của những nhà đầu tư là người sở hữu danh mục đầu tư.

+ Đánh giá được kết quả hoạt động hay hiệu quả hoạt động đầu tư.

Khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán, mà thực chất chính là đánh giá hoạt động quản lý danh mục đầu tư, chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Phải luôn xem xét danh mục đầu tư trong tổng thể: một danh mục đầu tư lớn có thể có nhiều tiểu danh mục đầu tư. Vì vậy, khi xem xét, phân tích và đánh giá hoạt động của một danh mục đầu tư, trước hết đánh giá phân tích danh mục đầu tư tổng thể và sau đó có thể xem xét, phân tích đánh giá các tiểu danh mục đầu tư cấu thành nên danh mục đầu tư tổng thể.

+ Việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của danh mục đầu tư cần phải xem xét ở cả hai mặt thu nhập và rủi ro: Việc đánh giá thu nhập đã được thực hiện của danh mục đầu tư không cho chúng ta nhiều thông tin về thực trạng hoạt động của danh mục đầu tư cho đến khi chúng ta có số liệu thực về thu nhập gắn liền với mức độ rủi ro của danh mục đầu tư.

+ Xác định hoặc dự kiến kế hoạch hành động, hay các biện pháp xử lý sẽ áp dụng căn cứ vào các mức độ hoạt động (hiệu quả) của danh mục đầu tư đã dự kiến trước: Việc hiểu rõ tại sao danh mục đầu tư không mang lại kết quả mong đợi (kỳ vọng), các nguyên nhân dẫn đến tình hình này giúp cho chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư.

1.3.3.2. Các chuẩn mực trong đánh giá

Nhằm đạt được những kết quả có chất lượng, việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán cần tuân thủ theo những chuẩn mực dưới đây:

- Các chuẩn mực bắt buộc phải tuân thủ:

+ Tổng thu nhập: số liệu phải đầy đủ và bao gồm các cổ tức, lãi suất các nguồn thu, lãi hoặc lỗ vốn;

+ Kế toán cộng dồn: thu nhập từ trái phiếu phải bao gồm lãi suất các khoản thu nhập, điều này không đòi hỏi đối với cổ tức từ cổ phiếu;

+ Thu nhập tính theo thời gian phải được xác định tối thiểu theo quý;

+ Tiền mặt và các thu nhập bằng tiền mặt: danh mục đầu tư phải nêu rõ lượng tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt đang nắm giữ;

+ Toàn bộ các tiểu danh mục đầu tư phải thông báo đầy đủ trong danh mục đầu tư tổng thể;

+ Phân định rõ giữa danh mục đầu tư thực đang thực hiện và các mô hình danh mục đầu tư khác;

+ Thu nhập tính theo thị trường cần được tính dựa trên thu nhập tính theo thị trường của các tiểu danh mục đầu tư và căn cứ theo mức thu nhập thị trường;

+ Kết quả thu nhập của toàn bộ danh mục đầu tư yêu cầu phải bao gồm cả các danh mục đầu tư mới hình thành;

+ Không được đính chính/thông báo lại kết quả thu nhập của danh mục đầu tư;

+ Không được ghép lẫn kết quả hoạt động của các đơn vị khác cùng với kết quả hoạt động của danh mục đầu tư;

+ Tính toán đủ chi phí, như chi phí giao dịch, chi phí phòng ngừa rủi ro và trừ đi từ kết quả hoạt động;

+ Thông tin về danh mục đầu tư ví dụ về thu nhập phải được công bố cho thời gian hoạt động đủ lớn, ví dụ 10 năm kể từ khi thành lập danh mục đầu tư. - Các khuyến cáo nên áp dụng khi đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán

+ Kế toán cộng dồn nên áp dụng cho tất cả các loại hình đầu tư của danh mục đầu tư;

+ Thu nhập tính theo thời gian cần đánh giá khi có thêm tiền mặt đầu tư vào danh mục đầu tư hay khi rút tiền ra khỏi danh mục đầu tư. Việc đánh giá lại thu nhập của danh mục đầu tư căn cứ vào dòng tiền và biến động thị trường là cần thiết và nên thực hiện khi dòng tiền mặt vượt quá 10% giá trị danh mục đầu tư;

+ Các thông số đo lượng rủi ro bên ngoài danh mục đầu tư như hệ số lệch chuẩn của thu nhập tổng hợp theo thời gian;

+ Mức thu nhập chuẩn của các danh mục đầu tư và mức rủi ro tương tự khác;

+ Đo lường rủi ro nội tại của danh mục đầu tư như độ phân tán về thu nhập của các tiểu danh mục đầu tư so với thu nhập của danh mục đầu tư chung; + Thu nhập cộng dồn cho suốt thời gian hoạt động của danh mục đầu tư; + Các biện pháp rào chắn rủi ro và kết quả của hoạt động này;

+ Thu nhập danh mục đầu tư chung và thu nhập tính theo cơ cấu tài chính của danh mục đầu tư;

- Thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư bao gồm:

+ Khả năng phân tích và dự báo những biến động (sự vận động) của thị trường có ý nghĩa quan trọng đến việc ra quyết định đầu tư và là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà quản lý rủi ro hoạt động đầu tư.

+ Quy mô thị trường và khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả danh mục đầu tư.

1.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi ro:

a. Đánh giá chất lượng quản lý rủi ro danh mục đầu tư thông qua các mô hình định giá tài sản vốn nhằm làm rõ kết quả của danh mục đầu tư (mức sinh lời cùa danh mục đầu tư) gắn liền với mức rủi ro của danh mục đầu tư và rủi ro của thị trường.

* Hệ số Jensen: Hệ số Jensen là số đo tuyệt đối cho phép đánh giá mức thu nhập của danh mục đầu tư trong từng thời kỳ so với chiến lược đầu tư mua-

Theo hệ số Jensen, thu nhập của danh mục đầu tư nên được tính theo công thức sau:

(E(Ri) - Rf) = i + i(Rm - Rf) + Ei

Trong đó:

E(Ri): Tỷ suất lợi nhuận ước tính của danh mục đầu tư i;

i hệ số của danh mục đầu tư là thu nhập vượt trội của danh mục đầu tư so với những danh mục đầu tư được thực hiện theo rủi ro thị trường.

Rf: tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro

i: mức rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư i

(Rm - Rf): mức thu nhập do chịu rủi ro trong giai đoạn xem xét, và có thể là nhỏ hơn 0 (trong trường hợp thua lỗ của danh mục đầu tư)

Ei: là thu nhập của danh mục đầu tư I không gắn với thu nhập của thị trường. Điểm yếu của phương pháp đánh giá theo hệ số Jensen là phương pháp này không cho chúng ta cơ sở để đánh giá nhà quản lý danh mục đầu tư nào có kỹ năng quản lý danh mục đầu tư tốt hơn.

* Hệ số Treynor: Treynor là người đầu tiên đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư căn cứ vào lợi nhuận và rủi ro của danh mục.

Căn cứ trên lý thuyết thị trường vốn, Treynor cho rằng nhà đầu tư luôn mong muốn những danh mục đầu tư có mức độ bù đắp rủi ro cao trong tương quan so sánh với mức rủi ro mà họ phải chịu khi quyết định đầu tư. Từ lập luận này, Treynor triển khai thành công thức đánh giá hiệu quả (động thái) đầu tư của danh mục đầu tư qua hệ số T như sau:

T0 = (Ri - Rf)/i

Ri: tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư i trong thời gian đánh giá; Rf: tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân;

i: hệ số rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư i;

Như vậy, đối với nhà đầu tư, hệ số T của danh mục đầu tư càng lớn thì khả năng lợi nhuận có điều chỉnh theo mức rủi ro càng cao;

So sánh hệ số Ti của danh mục đầu tư i với hệ số Tj của danh mục đầu tư j cũng như so sánh với mức chung của toàn thị trường;

Thông thường, các nhà phân tích (nhà đầu tư) co hệ số của toàn thị trường là 1,0. Hệ số của danh mục đầu tư có thể xác định bằng 2 cách

+ Xác định bằng cách so sánh mức lợi suất thực của danh mục đầu tư với mức lợi suất thực của thị trường

+ Mức lợi suất chênh lệch của danh mục đầu tư với mức lợi suất thực của thị trường.

* Hệ số Sharpe: sử dụng đường thị trường vốn làm chuẩn để đánh giá kết quả danh mục đầu tư và đánh giá mức bù đắp rủi ro của danh mục đầu tư tính trên mức rủi ro chấp nhận của danh mục đầu tư. Chỉ số Sharpe được tính theo công thức sau:

S0 = (E(R0) - Rf)/ σ(Rp) Trong đó:

E(R0): lãi suất dự kiến của danh mục đầu tư Rf: lãi suất phi rủi ro

Hệ số Sharpe cho phép đánh giá mức độ thu nhập do chấp nhận rủi ro/hay mức đền bù rủi ro đạt được trên một mức rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư. Do vậy, nếu hệ số S0càng lớn thì danh mục đầu tư càng hiệu quả.

b. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán không sử dụng mô hình dịnh giá tài sản vốn

* Đánh giá mức sinh lời thực tế của danh mục đầu tư mà nhà đầu tư nhận được

+ Đối với danh mục đầu tư không có luân chuyển dòng tiền mặt:

Thu nhập tính bằng tiền mặt và thu nhập tính theo thời gian sẽ bằng nhau và bằng giá trị danh mục đầu tư cuối kỳ trừ đi giá trị danh mục đầu tư đầu kỳ. Công thức tính như sau:

TWR = DWR = (MVE - MVB)/MVB Trong đó:

TWR - mức thu nhập (%) theo thời gian của danh mục đầu tư; DWR - mức thu nhập (%) tính bằng tiền của danh mục đầu tư; MVE - giá trị thị trường danh mục đầu tư vào cuối kỳ;

MVB - giá trị thị trường danh mục đầu tư vào đầu kỳ; + Đối với danh mục đầu tư có luân chuyển dòng tiền:

Mức sinh lời theo kết cấu thời gian đầu tư (Timing return) là mức sinh lời hoặc thua lỗ do việc mua hoặc bán chứng khoán trong danh mục đầu tư theo hệ số beta dài hạn mang tính chiến lược. Áp dụng phương pháp này đối với các danh mục đầu tư cũng như đối với các quỹ tương hỗ, khi thường xuyên có thay đổi về dòng tiền: đưa thêm tiền vào quỹ/hoặc bán lại chứng chỉ cho quỹ rút tiền ra. Giá trị của các quỹ tương hỗ được xác định theo dòng tiền đưa vào quỹ và giá thị trường các tài sản quỹ đang nắm giữ.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tính ra lãi suất dự kiến theo giá trị danh mục đầu tư qua công thức sau:

MVB = ∑ = n i1 Dt/(1+r) - ∑ = m i 1 Wt/(1+r) + MVE/(1+r) Trong đó:

Wt: dòng tiền ra vào thời điểm t; Dt: dòng tiền vào thời điểm t;

r: lãi suất dự kiến theo giá trị danh mục đầu tư;

n: số lần chuyển tiền vào danh mục đầu tư trong giai đoạn xem xét; m: số lần rút tiền ra khỏi danh mục đầu tư trong giai đoạn xem xét;

* Mức sinh lời theo kết cấu vốn đầu tư: Phương pháp này cho phép chúng ta kiểm soát được những thay đổi trong kết cấu vốn đầu tư của danh mục đầu tư và mối quan hệ giữa các hạng mục trong danh mục đầu tư. Phương pháp này giúp nhà đầu tư hiểu được mức độ thu nhập (tỷ lệ lãi suất) một loại chứng khoán trong danh mục đầu tư mang lại cho cả danh mục đầu tư và thể hiện ở công thức sau:

PCM = Rj,t (Wj,t - Wj,t-1) Trong đó:

Rj,t : là mức lãi suất của chứng khoán j trong thời gian t;

Wj,t : là tỷ lệ tài sản của danh mục đầu tư vào chứng khoán j ở đầu giai đoạn t; Wj,t-1: là tỷ lệ tài sản của danh mục đầu tư đầu tư vào chứng khoán j ở đầu giai đoạn t-1;

quả tổng PCM là lớn hơn không, nhà quản lý danh mục đầu tư có thể tăng tỷ trọng các chứng khoán mang lại thu nhập cao và giảm tỷ trọng các chứng khoán mang lại thu nhập thấp để tăng thu nhập cho cả danh mục.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí (Trang 37 - 45)