1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia

94 271 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia

Trang 1

đời sống xã hội mà nông nghiệp cũng như thủ công không thể đáp ứngđược vì không có phương tiện công nghệ kỹ thuật Công nghiệp hóa còn tạora năng suất cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng thời chính công nghiệphóa là quá trình tạo tác động lực thúc đẩy các quá trình khác trong sự pháttriển kinh tế, như mở rộng liên kết kinh tế, mở mang dịch vụ, tổ chức lại laođộng trên quy mô xã hội v.v Thực tế mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đãvà đang diễn ra ở các nước đang phát triển với mức độ và kết quả đạt được cókhác nhau Xu thế chung công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là quátrình biến đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành công nghiệp- nông nghiệp - dịchvụ Ngày nay, với các nước đang phát triển, công nghiệp hóa đang đứng trướcnhững thách thức trong quá trình toàn cầu hóa Kể cả những năm 50 của thếkỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ ở các nước phát triển đãlàm thay đổi căn bản trình độ phát triển của các nước đi trước và khoảng cáchdãn ra ngày càng lớn giữa các nước đi trước và các nước đi sau Dường nhưviệc đạt tới trình độ phát triển hiện đại nhất ngày càng trở nên một cách tháchthức khó vượt qua đối với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đi sau Nóbuộc các nước này phải tìm kiếm những chiến lược phát triển cho phù hợp vớitừng giai đoạn, mà một trong những nhiệm vụ của giai đoạn sau là hiện đạihóa những gì mà giai đoạn trước đã đạt được.

1.1.4 Bản chất và đặc trưng của công nghiệp hóa

Trong lịch sử, công nghiệp hóa diễn ra lần lượt ở nhiều quốc gia trênthế giới và có sự đa dạng về mô hình Điều đó tùy thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội - tự nhiên cũng như thời gian tiến hành công nghiệp hóa Đặc biệttrong bối cảnh toàn cầu hóa đời sống kinh tế quốc tế, khi cách mạng khoahọc- kỹ thuật và phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc và khigiao lưu thương mại quốc tế tăng lên thì điều kiện bên ngoài sẽ tác động rấtlớn đến tiến trình công nghiệp hóa của mỗi nước Thực tế đó càng được phảnánh rõ trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển trong mấythập kỷ gần đây Dù có sự khác biệt về hình thức và phương pháp tiến hành,

Trang 2

nhưng công nghiệp hóa ở các nước đều có bản chất chung nhằm tạo nênnhững chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khaithác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, tạo ra cơcấu kinh tế đa dạng với khu vực công nghiệp và then chốt có trình độ khoahọc - công nghệ ngày càng hiện đại, đồng thời cũng là quá trình mở rộng quanhệ hợp tác và tăng cường hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, quá trình công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay cónhững đặc trưng cơ bản sau:

- Công nghiệp hóa là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiệnđại tất cả các ngành kinh tế quốc dân Thực chất công nghiệp hóa là sự pháttriển công nghệ, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ thấp lêntrình độ cao Thực tế, từ tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệhiện đại, về mặt lý thuyết cho phép các nước chậm phát triển đẩy nhanh tiếnđộ phát triển kinh tế và trong chừng mực nhất định bỏ qua những giai đoạntrung gian trong việc hình thành lực lượng sản xuất hiện đại Để thực hiệncuộc cách mạng này, cần có những tiền đề về vốn, khoa học - công nghệ, lựclượng lao động lành nghề và kết cấu hạ tầng v.v

- Công nghiệp hóa là quá trình tác động đến sự phát triển của cácngành, các lĩnh vực kinh tế Nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếquốc dân và cơ cấu lao động xã hội Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sẽ cósự thay đổi về tỷ trọng Hiện nay ở các nước tư bản phát triển, kinh tế dịch vụchiếm khoảng 60 đến 65% trong GDP Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cácnước đang phát triển thường diễn ra theo xu hướng sau: nông nghiệp tronggiai đoạn đầu là hoạt động kinh tế cơ bản của dân cư, tạo tích lũy chủ yếu chođầu tư phát triển công nghiệp; công nghiệp luôn giành được sự ưu tiên trongphát triển và dần vươn lên vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của đất nước;kinh tế dịch vụ có vai trò quan trọng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển củanông - công nghiệp Do vậy ở các nước đang phát triển, kết cấu kinh tế trongquá trình công nghiệp hóa sẽ trải qua hai giai đoạn, từ cơ cấu kinh tế nông

Trang 3

nghiệp công nghiệp dịch vụ chuyển sang cơ cấu công nghiệp dịch vụ nông nghiệp Điều đáng chú ý, tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tếgiảm xuống nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng.

Công nghiệp hóa cũng là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tếquốc tế Kinh nghiệm cho thấy, không một quốc gia nào trong thời đại ngàynay có thể phát triển theo quan điểm khép kín và điều này sẽ làm thay đổiquan điểm của nhiều nước đang phát triển về tư tưởng tự lực tự cường Thựctế, tình hình chung của các nước đang phát triển khi bước vào công nghiệphóa đều thiếu những tiền đề cần thiết về vốn, công nghệ và sự hạn hẹp về thịtrường nội địa.

1.2 Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển

1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình côngnghiệp hóa ở các nước đang phát triển.

1.2.1.1 Những nhân tố quốc tế

Bối cảnh thế giới trong thời kỳ mấy thập kỷ gần đây có nhiều biếnđộng, xuất hiện những xu hướng phát triển mới có tác động đến việc lựa chọnvà điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển.

- Nửa cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những thay đổi to lớn vềkhoa học- công nghệ Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã góp phần tạonên một nền công nghiệp có quy mô to lớn và hiện đại chưa từng có trong lịchsử Xã hội loài người đang dần chuyển sang một nền văn minh thứ ba, nềnvăn minh hậu công nghiệp, hay có thể nói đó là nền kinh tế dựa trên tri thứcsẽ đóng vai trò quyết định tới xu hướng phát triển trong tương lai của nhânloại Điều này có ảnh hưởng to lớn đến việc lựa chọn hình thức, bước đi trongcông nghiệp hóa với các nước đang phát triển.

Trước đây, công nghiệp hóa diễn ra ở những nước có nền khoa học vàkỹ thuật phát triển nhất theo trình tự: phát triển khoa học cơ bản - khoa họcứng dụng- phổ cập kỹ thuật trên diện rộng Bối cảnh quốc tế hiện nay tạo điềukiện cho các nước đi sau có thể rút ngắn thời gian và thay đổi trình tự tiến

Trang 4

hành công nghiệp hóa Quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh kéo dài tới 120năm, ở các nước Tây Âu khác và Mỹ khoảng trên dưới 80 năm, ở Nhật kéodài hơn 60 năm, ở các nước công nghiệp mới châu Á kéo dài trên 20 năm Vềlý thuyết, các nước đi sau có lợi thế là ngay từ đầu có thể áp dụng nhữngthành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, bỏ qua những nấc thang pháttriển trung gian và rút ngắn thời gian để đạt tới trình độ hiện đại Tuy nhiêntrên thực tế, quá trình chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển rấtkhó thực hiện một cách triệt để Thông thường, các công nghệ và kỹ thuậtđược chuyển giao cho các nước đi sau không phải là thứ hiện đại nhất, mộtmặt do nguyên nhân các nước chuyển giao công nghệ không muốn tự mìnhtạo ra các đối thủ cạnh tranh, mặt khác do trình độ tiếp thu của các nước đisau còn có nhiều hạn chế Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa mới làphải có được chiến lược đuổi kịp về khoa học và công nghệ và ngay trongthời kỳ đầu còn phải nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật từ nước ngoài.

Do vậy ở các nước đang phát triển ngày nay, trình tự phát triển ưu tiêncác lĩnh vực trong nền kinh tế cũng đã có những thay đổi Trước đây, côngnghiệp hóa đi sau cuộc cách mạng nông nghiệp, bởi sự phát triển của côngnghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, nguồn tích lũy nguyên thủy vànguồn lao động giải phóng ra từ nông nghiệp Ngày nay, với các đặc điểmkhác trước, công nghiệp phụ thuộc ít hơn vào các nguồn nguyên liệu, yêu cầuđầu tư vốn rất cao, thì nông nghiệp ngay cả khi đạt trình độ phát triển khácũng không thực hiện được chức năng như trên, đặc biệt trong điều kiện dânsố tăng nhanh, giá cả nông sản trên thị trường thế giới thay đổi theo hướng bấtlợi Vì vậy, ở một số nước công nghiệp mới đã từng được thúc đẩy côngnghiệp hóa với mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội nông thôn nhiều hơn là tạocơ sở công nghiệp hóa Một số nước khác chỉ sau khi công nghiệp phát triểncao mới có điều kiện trở lại với các chương trình ưu tiên đầu tư phát triểnnông nghiệp và nông thôn.

Trang 5

- Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng trởnên mạnh mẽ Trước đây, các nguồn lực bên ngoài đóng vai trò ít quan trọnghơn trong quá trình công nghiệp hóa so với hiện nay, vì mục tiêu của quátrình công nghiệp hóa thường là hướng tới xác lập một nền kinh tế có cơ cấukinh tế và phương thức tiến hành công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển.Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn của tư nhân hoặc nhànước thể hiện rõ vai trò to lớn tác động tới tiến trình công nghiệp hóa ở cácnước đang phát triển Các nước đang phát triển với điểm xuất phát ban đầuthấp kém để rút ngắn khoảng cách lạc hậu và tiến lên hiện đại, bên cạnhnhững nỗ lực chủ quan, phát huy tối đa khả năng điều kiện trong nước, thì cácnước đang phát triển cần đến sự trợ lực của quốc tế nhằm khai thác những lợithế còn ở dạng tiềm năng.

Thực tế trước đây, trong mô hình công nghiệp hóa khép kín ở quy môquốc gia, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng là cần thiết Song vấn đề nàycần phải được xem xét, đánh giá đầy đủ hơn Tiến bộ kỹ thuật làm thay đổiđặc tính của nguyên liệu công nghiệp Công nghiệp nhẹ chuyển sang sử dụngnhiều hơn các nguyên liệu phi truyền thống như sợi nhân tạo, chất dẻo, cao sunhân tạo, kim loại v.v Ngay cả trong các ngành nghề truyền thống như nôngnghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm công nghiệp nặngcũng chiếm vị trí quan trọng hơn Song những sản phẩm đó không thể do mộtnước sản xuất, nhất là một số nước chậm phát triển Đối với một nước, việcsắp xếp trật tự ưu tiên sẽ phải căn cứ nhiều hơn vào hiệu quả của việc pháthuy lợi thế so sánh Sư liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân cầnđược xem xét trong mối quan hệ với thị trường bên ngoài.

1.2.1.2 Những nhân tố trong nước

- Hầu hết các nước đang phát triển sau ngày giành độc lập dân tộc, nềnkinh tế trong trạng thái thấp kém, lạc hậu Đó là khó khăn lớn nhất khi nướcnày bước vào công nghiệp hóa.

Trang 6

- Trước ngày giành độc lập dân tộc, kinh tế các nước đang phát triểnnằm trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản Sự phụ thuộc về thị trường và cáccông nghệ, kỹ thuật cũng gây ra những đảo lộn lớn khi các nước này bướcvào xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ.

Từ những nhân tố trên cho thấy, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể cần lựachọn mô hình công nghiệp hóa thích hợp Về mô hình công nghiệp hóa củacác nước tuy có những nét chung nhưng luôn chứa đựng những đặc điểmriêng khác nhau, không nước nào giống nước nào Đó là sự khác biệt trongquy định những hình thức và mức độ cụ thể của các định hướng thay thế nhậpkhẩu hay hướng về xuất khẩu Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa hiệnnay, các nước đang phát triển vẫn có những lợi thế nhất định tuy phải đối mặtvới nhiều thách thức trong việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa Trướcnhững phức tạp của đời sống kinh tế quốc tế hiện nay, thực hiện công nghiệphóa theo hướng hội nhập quốc tế cần phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi Thực tế cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa sẽ là xu hướng có ảnhhưởng nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế thế giới trong thời gian tới Vì vậy,hầu hết các quốc gia đang thực hiện đổi mới các chính sách, đổi mới các địnhchế quốc tế thích hợp với xu thế toàn cầu hóa, hay nói cách khác là thực hiệnchính sách hội nhập quốc tế một cách sâu rộng hơn Điều cần thấy, nhữngcuộc khủng hoảng kinh tế với chu kỳ ngày càng rút ngắn ở các nước tư bảnphát triển cho thấy vai trò rất quan trọng của nhà nước trong công nghiệp hóa.Do đó, Nhà nước không chỉ với chức năng quy định luật lệ, làm trọng tài, bảohộ, khuyến khích hoặc trừng phạt các công cụ hành chính và kinh tế, mà nhànước còn có thể đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy công nghiệp hóa thôngqua việc đầu tư hình thành các cơ sở ban đầu, cùng tham gia chia sẻ rủi rotrong các lĩnh vực kinh tế mới với các nhà đầu tư.

1.2.2 Một số mô hình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển

Mấy thập kỷ qua, công nghiệp hóa đã lần lượt diễn ra ở mỗi nước tùythuộc điều kiện của từng quốc gia cũng sự tác động từ môi trường quốc tế.

Trang 7

Nhìn chung, từ thực tế công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, những môhình đã và đang được áp dụng đó là:

- Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu- Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

- Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập quốc tế.

1.2.2.1 Mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Trong lịch sử, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đã đượcthực hiện ở các nước tư bản phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷXIX, chủ yếu thông qua việc lập hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước, chốnglại sự cạnh tranh của hàng nhập ngoại Năm 1791, A Hamilton - một nhàkinh tế học Mỹ - đã đề nghị chính phủ Mỹ lập hàng rào thuế quan bảo hộcông nghiệp trước sự tràn ngập của hàng hóa nhập khẩu với giá rẻ của nướcAnh.

Những năm 50, 60 của thế kỷ XX, mô hình công nghiệp hóa thay thếnhập khẩu đã được thực hiện phổ biến ở nhiều nước đang phát triển Sau khigiành độc lập dân tộc, các quốc gia đang phát triển vẫn bị lệ thuộc về kinh tếvào các nhà tư bản Hầu hết các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêudùng trong nước, thậm chí có nước cả lương thực và nguyên nhiên liệu đềuphải nhập khẩu Để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc đó, các quốc gia này đãtiến hành xây dựng cho mình một nền kinh tế độc lập, tự chủ Thực tế tronggiai đoạn này, các nước phương Tây tuy đã buộc phải trao trả độc lập cho cácnước đang phát triển nhưng vãn tìm cách khống chế và kiểm soát kinh tế cácnước đang phát triển Do vậy, mục tiêu của công nghiệp hóa là tự đáp ứngnhững nhu cầ3u tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Trong bối cảnh đó, thực hiện công nghiệp hóa với chiến lược côngnghiệp hóa thay thế nhập khẩu là một lựa chọn tất yếu Nội dung kinh tế củachiến lược này là phát triển mạnh mẽ việc sản xuất các hàng hóa, đặc biệt là

Trang 8

hàng tiêu dùng để thay thế nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển Sự pháttriển như vậy sẽ mang lại nhiều tác dụng: khai thác, sử dụng các nguồn lựcsẵn có để đáp ứng những nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường phát triểnsản xuất hàng hóa; giải quyết công ăn việc làm, góp phần giải quyết các vấnđề xã hội; tiết kiệm ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu… Như vậy, việc xây dựngvà phát triển các ngành công nghiệp là nhằm phục vụ nhu cầu trong nước đểgiảm dần sự lệ thuộc kinh tế vào các nước tư bản phát triển, tiến tới hìnhthành một cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh.Trong đó, việc xây dựng những ngành công nghiệp thiết yếu để đảm bảonhững nhu cầu cơ bản của đất nước như năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóachất… được coi là cơ sở để đảm bảo nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia Từviệc xây dựng và phát triển các ngành đó có thể trang bị cơ sở vật chất kỹthuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chấm dứt sự lệ thuộc vào bên ngoài.

Do vậy, các nước đang phát triển đã có một số chính sách và giải phápsau:

- Nhà nước can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động của nền kinh tế để tậptrung nguồn lực thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

- Xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp nhằm thay thế dầncác sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.

- Thị trường trong nước được bảo hộ thông qua các chính sách bảo hộthuế quan, hạn ngạch, trợ cấp Những chính sách này được thực hiện nhằmbảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh của hàng hóanước ngoài.

- Mở rộng và phát triển khu vực nhà nước Trong giai đoạn đầu thựchiện công nghiệp hóa, thực tế có nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tưlớn, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lợi nhuận thấp, khu vực kinh tếtư nhân trong nước chưa đủ sức đảm nhận Nhà nước đã sử dụng ngân sáchnhà nước, sử dụng các khoản vay nước ngoài để xây dựng và phát triển cácngành công nghiệp chủ chốt và các ngành kinh tế công cộng.

Trang 9

- Về ngoại thương, chiến lược đó chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu,chỉ xuất cái gì có khả năng sản xuất ở trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêudùng Về cơ bản, đó là chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế tự cấp tự túc,giảm dần sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Nhìn chung, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu lấy trọngtâm là thị trường trong nước để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và lưuthông hàng hóa Việc thực hiện công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhậpkhẩu ở một số nước đang phát triển đã đem lại những kết quả nhất định.Những ngành công nghiệp chủ yếu đã được xây dựng và bước đầu đáp ứngđược những nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng Việc thựchiện chiến lược này cũng tạo cơ hội cho các nước đang phát triển giải quyếtvấn đề công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Tuy nhiên, chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu cũng còntồn tại một số hạn chế.

- Hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, côngnghệ, trong khi ấy việc phát triển công nghiệp đòi hỏi phải nhập khẩu mộtkhối lượng ngày càng nhiều máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho côngnghiệp Vì vậy, nếu không đẩy mạnh xuất khẩu thì vấn đề này càng trở nêngay gắt, sự thiếu hụt trong cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán ngàycàng lớn nên việc vay nợ nước ngoài sẽ càng tăng lên Đó là vấn đề nan giảivới các nước đang phát triển.

- Do hạn chế kỹ thuật, công nghệ nên khả năng tự lực tự cường vẫn bộclộ nhiều hạn chế về kết cục các nước này vẫn không thoát khỏi sự lệ thuộcvào các nước tư bản phát triển Để xây dựng những ngành công nghiệp hướngnội, nhiều nước đang phát triển đã phải nhập khẩu công nghệ, và các loạinguyên liệu trong nước chưa sản xuất được Như vậy, các nước đang pháttriển lại tiếp tục rơi vào tình trạng phụ thuộc các nước tư bản phát triển dophải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, đặc biệt là những bí quyết công nghệtừ nước ngoài Mặt khác, các máy móc thiết bị nhập khẩu thường là lạc hậu vì

Trang 10

các nước phát triển đã không bán các công nghệ tiên tiến cho các nước đangphát triển Hậu quả là sản phẩm hàng hóa được sản xuất bởi công nghệ lạchậu nên thường có chất lượng thấp, giá thành cao và sức cạnh tranh kém.

- Nhiều ngành công nghiệp được Nhà nước bảo hộ, do nắm độc quyềntrong sản xuất và tiêu thụ, nên đã xuất hiện tâm lý và hành vi ỷ lại của các nhàsản xuất trong nước Sự nhấn mạnh một chiều và thái quá đến thay thế nhậpkhẩu đã làm cho sản xuất ngày càng kém hiệu quả và lâm vào tình trạng bếtắc, công nghệ ít được đổi mới đã đẩy các nước đang phát triển tới nguy cơ tụthậu ngày càng xa hơn so với các nước phát triển.

- Thị trường trong nước dần bị bão hòa, sức cạnh tranh của sản phẩmhàng hóa thấp, khó có khả năng chen chân vào thị trường thế giới Trong quátrình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ở các nướcđang phát triển, khi những ngành công nghiệp chủ yếu đã được xây dựng vớicơ cấu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu cơ bảntrong nước, thì nhu cầu nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ giảm, đồng thời tiềmnăng xuất khẩu cũng giảm đi Do sự hạn chế về công nghệ, giá thành nên sảnphẩm của các ngành công nghiệp trong nước không đủ năng lực cạnh tranhtrên thị trường thế giới.

- Khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tình trạng bội chingân sách và nợ nước ngoài ngày càng gia tăng Thực hiện công nghiệp hóathay thế nhập khẩu nên khu vực kinh tế nhà nước ở các nước đang phát triểnđã được xây dựng và mở rộng một cách tràn lan Tuy vậy, phần lớn các doanhnghiệp hoạt động kém hiệu quả Nhà nước phải bao cấp, bù lỗ từ ngân sách vàngân sách nhà nước bị thiếu hụt, đồng thời sự căng thẳng về ngoại tệ do phảinhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất buộc các nước phải vay nợnước ngoài Quan hệ vay nợ nước ngoài dường như là quan hệ phát triển nhấtcủa các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu[11] Thực tế, hầu hết các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ.

Trang 11

Tình hình đó làm xấu đi môi trường kinh doanh, hạn chế các mối quan hệ vớibên ngoài và đưa nền kinh tế tới chỗ bị cô lập với thế giới.

Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật và quốc tế hóa đời sốngkinh tế thế giới, thì liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế như một nhu cầu kháchquan trong phát triển nên chính sách biệt lập đóng cửa là không thích hợp Nóđã hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, hạn chế sự phát triển của ngoạithương và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế chậm.

Nhìn chung, những hạn chế trong việc thực hiện công nghiệp hóa thaythế nhập khẩu đã đẩy số đông các nước đang phát triển vào tình trạng suythoái và trì trệ về kinh tế Trong khi ấy, sự thay đổi của tình hình kinh tế thếgiới đã thúc đẩy các nước đang phát triển phải tìm kiếm chiến lược côngnghiệp hóa mới để mở đường cho nền kinh tế phát triển.

1.2.2.2 Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

Vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, điều kiện quốc tếđã có những thay đổi sâu sắc Quá trình phát triển phân công lao động quốc tếđã cuốn hút sự tham gia của hầu hết các nước đang phát triển nhất thiết phảimở rộng quan hệ kinh tế ra thị trường ngoài nước Vấn đề đặt ra với các nướcđang phát triển là phải xây dựng một chiến lược công nghiệp hóa phù hợp cókhả năng đem lại thành công trong phát triển Chiến lược công nghiệp hóahướng về xuất khẩu ra đời trong hoàn cảnh đó.

Hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ tư ủy ban kinh tế - xã hội châu Á - TháiBình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) họp cuối năm 1969, nhóm cố vấnnghiên cứu chiến lược phát triển cho các nước trong khu vực vào thập kỷ 70đã được thành lập và đã đưa ra quan điểm cơ bản cho một chiến lược mới"chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu" [27].

Nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu làphát triển các ngành sản xuất sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu Điều

Trang 12

đó có nghĩa là phát triển sản xuất trong nước với thị trường quốc tế là trọngtâm, phát huy được lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu đã được thực hiện ởnhiều nước trên các châu lục khác nhau Thực tế trong giai đoạn đầu thực hiệnchiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, nhiều nước đã tập trung pháttriển các ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô (công nghiệp khai khoáng,nông, lâm, ngư nghiệp) để xuất khẩu sang các nước tư bản phát triển và cácngành sử dụng nhiều lao động (dệt, may mặc, lắp ráp các sản phẩm cơ khí,điện, điện tử, cơ khí…) cũng được chú ý Đó là những biện pháp để vừa tạođiều kiện phát triển kinh tế vừa góp phần phát triển những vấn đề kinh tế -xãhội Nhưng chính sự tập trung quá mức vào một số ngành dẫn đến tình trạngnền kinh tế lệ thuộc vào những ngành đó, dễ bị ảnh hưởng khi có những biếnđộng về vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ nước ngoài Giai đoạn phát triển tiếptheo kế thừa những thành quả của giai đoạn đầu, chú trọng phát triển cácngành chế tạo, tỷ trọng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô giảm dần.Giai đoạn phát triển thứ ba gắn liền với quá trình "cất cánh" và "trưởng thành"của nền kinh tế Các sản phẩm đã qua chế biến và các sản phẩm chứa đựnghàm lượng khoa học - công nghệ cao sẽ giữ vị trí trọng yếu đóng góp vào xuấtkhẩu và vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Thực tế, đã có nước thành côngtrong việc chuyển một số ngành sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩuthành những ngành sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu Đến một trình độnhất định, các sản phẩm do một số nước đang phát triển sản xuất ra đã tạo rađược thế cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm của các nước tư bản pháttriển.

Trong từng giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu,các nước đang phát triển đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp để thúcđẩy sự phát triển của các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu:

- Cải tổ cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng mở rộng các quan hệkinh tế đối ngoại, trọng tâm là ngoại thương Cơ cấu kinh tế theo chiến lược

Trang 13

mới này không nhất thiết phải hoàn chỉnh như cách quan niệm trước đây, màdành ưu tiên cao cho các ngành được coi là mũi nhọn, có nhiều tiềm năng,mang lại thu nhập nhanh và có khả năng kéo nền kinh tế đi lên Đó chính làcác ngành nông nghiệp, công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tàinguyên thiên nhiên và hàm lượng lao động cao để xuất khẩu.

- Nhà nước tiến hành xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, áp dụng các chínhsách kinh tế vĩ mô như chính sách thuế, chính sách tỷ giá linh hoạt Đồng thờikinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, giảm bớt tỷ trọng của khu vựckinh tế nhà nước để nhằm nâng cao hiệu quả và giảm bớt gánh nặng chi tiêungân sách Chính phủ thực hiện mở rộng tín dụng khuyến khích xuất khẩu,tăng chi tiêu ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực v.v

- Mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếpnước ngoài Các nước đang phát triển đã ban hành nhiều chính sách tạo điềukiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài như đảm bảo tài sản, đảm bảo quyền sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài; ban hành chế độ thuế ưu đãi đối với các côngty nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển vốn và lợi nhuận; cảicách thủ tục hành chính v.v Thông qua việc thực hiện các giải pháp thúc đẩythu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nước ngoài đã khắc phục được sự thiếu hụtvốn vốn, nâng cao trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý, thực hiện mở rộnghoạt động kinh tế ra thị trường thế giới.

- Xây dựng các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do vớiviệc áp dụng thể chế hành chính, kinh tế - xã hội phù hợp với thông lệ quốctế; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút nguồn nhân lực có trình độ caov.v Thực tế đây là các khu vực kinh tế có tính quốc tế trong một quốc gia cóchủ quyền, một khu vực kinh tế hiện đại trong một quốc gia kém phát triển,một khu vực kinh tế mở trong một quốc gia đang chuyển sang kinh tế thịtrường Các khu vực này chính là nơi thu hút các nguồn vốn, các công nghệmới, phát triển tốt nhất các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Trang 14

Trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX, một số nước đã thành công trongviệc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tiêu biểu làcác "con rồng châu Á" (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo) Kinh tếcác nước này có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định; cơ cấu kinh tếchuyển dịch năng động; địa vị kinh tế được cải thiện rõ rệt trên thị trường thếgiới Nhờ thu nhập xuất khẩu tăng, khả năng nhập khẩu cũng tăng góp phầnquan trọng đổi mới công nghệ kỹ thuật hiện đại - yếu tố then chốt trong quátrình công nghiệp hóa Do vậy, đã tạo ra một năng lực công nghiệp mới khôngnhững cho phép tăng sản xuất về mặt số lượng mà còn tăng chất lượng sảnphẩm và tăng năng suất lao động Chính sự phát triển của các ngành côngnghiệp hướng về xuất khẩu còn mở ra một khả năng thu hút một lực lượng laođộng ngày càng lớn, góp phần giải quyết những vấn đề gay gắt vừa mang tínhchất kinh tế, vừa mang tính chất chính trị xã hội Đó là giải quyết việc làmcho người lao động.

Sự thành công trong quá trình thực hiện mô hình công nghiệp hóahướng về xuất khẩu của một số nước cho thấy, một nước kém phát triển cóthể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước bằng cách tận dụng tối ưucác nguồn lực bên ngoài, trước hết là vốn, công nghệ v.v cùng với việc pháthuy tối đa những khả năng và nguồn lực trong nước với định hướng phát triểncác ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Mặc dù vậy, thực tế cũng có những nước lại không thành công khi thựchiện phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.Nguyên nhân là do sự áp dụng máy móc kinh nghiệm của nước ngoài, chưađánh giá hết những điều kiện trong và ngoài nước khi tiến hành thực hiệnchiến lược này P Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: "Các nướctheo đuổi chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hoạt động tốt hơn các nước chủ yếudựa vào chính sách thay thế nhập khẩu Song, liệu các nước tiên tiến có đểcho các ngành công nghiệp chế tạo đang đi xuống của họ bị thua trong cạnhtranh với hàng xuất khẩu của các nước công nghiệp hóa mới không? Hoặc

Trang 15

liêu học có bị sự cám dỗ đi đến chỗ đóng cửa đối với những ngành hàng nhậpkhẩu như vậy bằng thuế quan bảo hộ hay định mức không?"[24] Hơn nữa,trong hầu hết các nước đang phát triển thì chỉ có một số nước có thể hy vọngnhận được những ưu đãi và nguồn vốn đầu tư nước ngoài [3].

Bên cạnh đó, mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu cũng cónhững hạn chế:

- Mô hình này đã quá chú trọng tới định hướng xuất khẩu, tập trung ưuđãi để phát triển những ngành hướng xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoàinước Chính vì vậy khi có những biến động của thị trường ngoài nước thìnhững ngành xuất khẩu của các quốc gia này ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởngtheo chiều hướng bất lợi Đồng thời, sự phát triển nhanh của những ngànhcông nghiệp xuất khẩu đã làm cho các ngành và lĩnh vực khác như tiền tệ - tàichính, dịch vụ v.v phát triển không kịp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tớilĩnh vực xuất khẩu.

- Các định chế thương mại, tài chính, tiền tệ quốc tế đang trong quátrình hình thành Vì vậy, dòng hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tiền tệ quốc tếđang vận động chưa có một khuôn khổ pháp lý quốc tế phù hợp Trong điềukiện các nước đang phát triển áp dụng mô hình công nghiệp hóa hướng vềxuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thương trường trước các đối thủcạnh tranh lớn nhưng lại thiếu các khuôn khổ pháp lý quốc tế cần thiết bảo vệnên các nước này sẽ dễ gặp những rủi ro và thiệt hại.

- Sự phát triển nhanh chóng củ hoạt động xuất khẩu làm cho thể chếkinh tế - xã hội đổi mới không kịp, dễ tạo ra các khe hở và gây ra nhiều mâuthuẫn mới trong nền kinh tế Đó là nạn tham nhũng, trốn lậu thuế v.v

Từ quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu,trong xu thế toàn cầu hóa đang tiến triển mạnh mẽ hiện nay cho thấy, mô hìnhcông nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã bộc lộ một số hạn chế Để khắc phụcnhững khuyết tật của mô hình này, vấn đề đặt ra với các nước đang phát triển

Trang 16

là cần tiếp tục tìm kiếm một mô hình công nghiệp hóa mới theo kịp với nhữngbiến động của tình hình trong nước và thế giới.

1.2.2.3 Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập (môhình hỗn hợp)

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa, khu vựchóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới tác động của cách mạng khoa học côngnghệ hiện đại Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997,sự sụp đổ của các tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc đã thức tỉnh cácnước đang phát triển phải điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật trongcông nghiệp hóa.

Các nhà kinh tế thế giới đang luận bàn về một mô hình công nghiệpmới đang được thực hiện ở một số nước đang phát triển Đó là mô hình côngnghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập hay còn gọi là mô hình côngnghiệp hóa hỗn hợp Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếutố của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (coi trọng thị trườngtrong nước, phát triển sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trongnước) và các yếu tố của chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (coitrọng thị trường nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh để phát triểnmạnh mẽ các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu) Thực tế, đó là sự điều chỉnhcó sự kết hợp của hai mô hình thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, coitrọng cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, trong đó lấy thịtrường nước ngoài là trọng tâm, coi ngoại thương là động lực thúc đẩy nhanhsự tăng trưởng kinh tế.

Mô hình công nghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập ra đời nhằmkhắc phục những khuyết tật của mô hình công nghiệp hóa trước đó với việckhai thác, sử dụng tối đa những nguồn lực cả trong và ngoài nước để đạt đượctốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững Thực hiện mô hình công nghiệp hóabền vững theo hướng hội nhập cũng là nhằm tận dụng được những lợi thế vềsự luân chuyển một cách tự do của dòng vốn, công nghệ, hàng hóa và dịch vụ

Trang 17

cho phép các nước đang phát triển có thể thu hút những nguồn lực bên ngoàiđể khắc phục những hạn chế về vốn, về trình độ công nghệ, về kỹ năng quảnlý, về thị trường để nâng cao trình độ của nền kinh tế Các nước đang pháttriển thực hiện chiến lược này cũng nhằm từng bước tham gia vào tiến trìnhhội nhập quốc tế Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển phải tham giathỏa thuận cùng định ra những định chế quốc tế và cùng cam kết thực hiện.Những định chế quốc tế này phải xuất phát từ lợi ích chung của các nướctham gia và đại diện cho lợi ích quốc tế, đồng thời nó chi phối những chínhsách của các quốc gia, buộc các quốc gia phải đổi mới chính sách cho thíchhợp với những định chế quốc tế Thực hiện mô hình công nghiệp hóa bềnvững theo hướng hội nhập cũng cho phép các nước đang phát triển đối phóđợc những thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế do cạnhtranh khu đượcvực và toàn cầu ngày càng gay gắt; nguy cơ tụt hậu; những rốiloạn trong các quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính,tiền tệ.

Thực tế cho thấy, một nền kinh tế phát triển bền vững có nhiều khảnăng đối phó được trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa Điều đóđòi hỏi các nước thực hiện mô hình công nghiệp hóa này phải có những nỗlực rất lớn để có thể tận dụng được những thời cơ một cách có lợi nhất, đốiphó với những thách thức một cách có hiệu quả Cho đến nay, mô hình nàymới đang hình thành với những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hội nhập quốctế, tạo ra một cơ cấu công nghiệp có lựa chọn trên những lợi thế so sánh có lợinhất Đó là cơ cấu công nghiệp hướng ngoại Tính chất hướng ngoại của cơcấu công nghiệp sẽ đặt toàn bộ nền kinh tế trước những thách thức của thịtrường thế giới Vì vậy, cùng với những biện pháp hướng mạnh về xuất khẩu,cần thực hiện một số biện pháp thay thế nhập khẩu cần thiết để vực dậy cácngành công nghiệp non trẻ của đất nước trước thực tế cạnh tranh quốc tế ngàycàng diễn ra gay gắt, mà lợi thế lại thuộc về các nước phát triển.

Trang 18

Đặc trưng của cơ cấu công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế là tínhlinh hoạt và mềm dẻo, đó không thể là một cơ cấu đông cứng Các cơ sở côngnghiệp phải luôn tính tới tính hiệu quả, đó chính là phải rút ngắn thời hạn thuhồi vốn, luôn đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới mặt hàng trước sức épcạnh tranh của các công ty nước ngoài ngày càn mạnh cùng với xu thế toàncầu hóa Đồng thời phải tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, tăngngày càng đào tạo nguồn nhân lực v.v

Đặc điểm nổi bật của cơ cấu công nghiệp hội nhập quốc tế chính là tínhchất mở, có khả năng tiếp nhận những nguồn lực của thế giới, bao gồm vốn,công nghệ, nhân lực, những giá trị văn hóa… Một cơ cấu công nghiệp hộinhập quốc tế không chỉ có nghĩa là phải có những ngành công nghiệp xuấtkhẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, mà còn phải tạo dựng những ngành, lĩnhvực hấp thụ được thành tựu khoa học - công nghiệp của thế giới Đây là đặctrưng khác hẳn với cơ cấu công nghiệp chỉ hướng về xuất khẩu.

- Xây dựng một thể chế kinh tế - xã hội theo hướng hội nhập quốc tế.Trong thời gian tới, những định chế pháp lý của một thị trường toàn cầu sẽdần được hình thành Những định chế này sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực khácnhau như thương mại, đầu tư, tiền tệ, tài chính, lao động, văn hóa… Các quốcgia tiến hành công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế không thể khôngđổi mới những thể chế kinh tế - xã hội của mình phù hợp với các định chếtrên Thể chế kinh tế - xã hội này trước hết phải là một thể chế thị trường mở.Thể chế thị trường mở của mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhậpquốc tế sẽ có những đặc trưng thích hợp với những định chế khu vực và toàncầu và do những định chế này quy định Để hội nhập của hiệu quả, các nướccần tạo lập đồng bộ các loại thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp phù hợpvới thông lệ quốc tế Đó là vấn đề cấp thiết đặt ra với nhiều nước đang pháttriển hiện nay.

- Xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn quốctế và một nhà nước mạnh có thể tham gia phối hợp hoạch định ra các định

Trang 19

chế quốc tế, hoạch định ra các chính sách quốc gia thích hợp với các định chếquốc tế Nhân tố quyết định mức độ thành công của việc thực hiện mô hìnhcông nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế là ở trình độ và năng lực nguồnnhân lực của mỗi quốc gia.

Nhìn chung, với các nước đang phát triển, việc lựa chọn mô hình côngnghiệp hóa bền vững theo hướng hội nhập đang là vấn đề mới mẻ trong giaiđoạn thử nghiệm và định hình Những biến động của đời sống kinh tế quốc tếđòi hỏi mỗi nước phải có sự điều chỉnh các chính sách, giải pháp phù hợpnhằm phát huy tối đa lợi thế trong hội nhập, đồng thời khắc phục những tiêucực thường xuyên phát sinh trong hội nhập Đó là điều kiện không thể thiếuđược nhằm đảm bảo cho sự bền vững trong phát triển.

Tóm lại công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu với cácnước đang phát triển, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kinh tế kémphát triển, phụ thuộc và tiến lên hiện đại Từ thực tế công nghiệp hóa ở cácnước đang phát triển trong thời gian qua cho thấy, nó là một quá trình khókhăn phức tạp, bao trùm cả nội dung kinh tế - xã hội và chịu sự tác động củacác nhân tố bên trong và bên ngoài Sự tác động đó không chỉ tạo những điềukiện thuận lợi, mà còn cả những khó khăn Những vấn đề lý luận và thực tiễncủa quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển cần được nghiêncứu xem xét là cơ sở cho sự lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, cho việchoạch định chính sách và giải pháp thực thi công nghiệp hóa Việc sao chép,dập khuôn máy móc kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy không thể đem lạithành công trong công nghiệp hóa vì mỗi nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và văn hóa truyền thống khác nhau, có định hướng chính trị khác nhau.Bên cạnh đó cũng cần nhận thức được rằng, trong bối cảnh quốc tế hóa, toàncầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càngdiễn ra phức tạp, những thách thức đặt ra trong công nghiệp hóa luôn buộccác nước đang phát triển phải có sự điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóaphù hợp, phải tận dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng trong nước,

Trang 20

đồng thời còn tận dụng những yếu tố bên ngoài về vốn, công nghệ, thị trườngcho phát triển kinh tế và phải giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế - chính trị.Điều đó cho thấy, việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, nội dung và cácgiải pháp thực hiện công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển cần phải đượcxem xét toàn diện để thực hiện thắng lợi sự nghiệp hết sức khó khăn này.

CHƯƠNG II

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở MALAIXIA (1957 - 1995)

Trang 21

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1 Thực trạng công nghiệp hóa ở Malaixia (1957 - 1995)

Liên bang Malaixia nằm trong vành đai xích đạo thuộc khu vực ĐôngNam Á với tổng diện tích toàn lãnh thổ khoảng 330.000km2 Malaixia có địahình khá đa dạng và là nước giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó có nhiềuloại quý hiếm Trữ lượng thiếc của Malaixia ước tính khoảng 1,5 triệu tấn,cung cấp khoảng 33,1% sản lượng thiếc trên thị trường thế giới; các mỏ sắtlớn có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn; bô xít có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn;dầu mỏ trữ lượng ước tính khoảng 332 triệu tấn; khí đốt ước khoảng 566 tỷm3; Malaixia còn có nhiều loại khoáng sản khác như đồng, vàng, magan, caolanh, antimon, niken, thủy ngân Nguồn nguyên liệu phong phú với trữ lượnglớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành công nghiệp.

Malaixia là một quốc gia đa sắc tộc Dân số của Malaixia là 22,1 triệungười vào năm 1998 Tỷ lệ dân số tham gia trong lực lượng lao động là 66%(năm 1990), trong đó nam là 85% và nữ là 47% Malaixia đứng hàng thứ 2khu vực Đông Nam Á về mức độ đô thị hóa (sau Singapo và Brunei) nhưngdân số sống trong vùng nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao năm 1997 là 53%.

Ngày 31/8/1957, Malaixia đã giành được độc lập Quá trình côngnghiệp hóa của Malaixia bắt đầu được triển khai từ những năm 1960 và trảiqua nhiều giai đoạn phát triển Quá trình đó luôn được điều chỉnh khá linhhoạt để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và bối cảnh quốc tếdựa theo những mục tiêu kinh tế đặt ra trong công nghiệp hóa

2.1.1 Thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (1957 1960)

-2.1.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước

- Vào những năm 50 của thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộcbùng nổ trên dải đất Á, Phi, Mỹ latinh đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộcđịa kiểu cũ Hàng loạt các quốc gia đã giành được độc lập dân tộc Tuy vậy,

Trang 22

chủ nghĩa tư bản bằng sức mạnh kinh tế và quân sự vẫn tìm cách thao túngđời sống kinh tế, chính trị các nước đang phát triển nhằm tiếp tục thực hiện đồnô dịch các quốc gia này bằng các biện pháp của chủ nghĩa thực dân mớithông qua viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự.

- Khi giành được độc lập năm 1957, nền kinh tế Malaixia mang tínhchất của một nền kinh tế nửa thuộc địa nửa phong kiến Trong đó, cơ cấungành kinh tế có sự mất cân đối Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn; côngnghiệp nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật lạc hậu; có tình trạng phát triển không đồngđều giữa vùng Đông và Tây Malaixia Năm 1955, nông nghiệp chiếm tới40,2%, dịch vụ chiếm 42,3%, công nghiệp khai khoáng chiếm 6,3%, xâydựng chiếm 3% và công nghiệp chỉ chiếm 8,2% trong cơ cấu GDP [17].

- Malaixia là một nước xuất khẩu nguyên liệu truyền thống với hai mặthàng là cao su và thiếc Tỷ trọng xuất khẩu của hai sản phẩm này là 83,9%năm 1947 và 85,1% năm 1955 [22] Vào cuối thập kỷ 50, các sản phẩm xuấtkhẩu chủ lực của Malaixia đã bị giảm mạnh do sự ra đời của kỹ thuật sản xuấtcao su nhân tạo và giá thiếc trên thị trường thế giới sụt giảm Vì thế nguồnngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu giảm và đưa nền kinh tế Malaixia vào tìnhtrạng trì trệ.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước gặp nhiều khó khănchính phủ Malaixia đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là phải thủ tiêu nghèo nàn, lạchậu; phục hồi kinh tế, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tếvà nỗ lực tập trung tháo gỡ sự kiểm soát kinh tế của tư bản nước ngoài.

Do vậy, mục tiêu công nghiệp hóa của Malaixia trong giai đoạn này làtập trung phát triển nông nghiệp, tạo sự ổn định đời sống nông thôn, giảm sựdi dân ra các vùng đô thị Đồng thời, Malaixia đã xúc tiến phát triển côngnghiệp, trọng tâm là phát triển các ngành công nghiệp chế tạo để giảm dần sựphụ thuộc vào nước ngoài.

2.1.1.2 Chính sách và giải pháp thực hiện công nghiệp hóa thay thếnhập khẩu.

Trang 23

2.1.1.2.1 Chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp

Ngay những năm đầu giành độc lập, Malaixia đã thực hiện mục tiêuphát triển toàn diện khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện "cách mạngxanh" trong nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, thực hiện chuyểnđổi cơ cấu cây trồng theo hướng phục vụ công nghiệp hóa.

- Chính phủ Malaixia đã thiết lập các cơ quan chức năng: Cơ quan pháttriển đất liên bang (FELDA) năm 1956, ủy ban thị trường nông nghiệp liênbang (FAMA) năm 1965, Ngân hàng nông nghiệp năm 1969 Các cơ quannày đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chương trình khaihoang, mở rộng diện tích đất canh tác và cung cấp tín dụng cho nông nghiệp.

- Ngân sách chính phủ dành cho phát triển nông nghiệp và nông thônchiếm phần lớn (khoảng 24%) trong chi tiêu của ngân sách, trong giai đoạn1966 - 1970 Chủ trương của chính Malaixia nhằm mục tiêu mở rộng diệntích đất đai qua khai hoang để tăng sản lượng lương thực và và cây trồng xuấtkhẩu tiến tới giảm nhập khẩu và tự túc lương thực.

- Chính phủ đã có biện pháp tích cực điều tiết giá cả thị trường nôngsản và trợ cấp cho một số loại sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sảnphẩm phục vụ nhu cầu trong nước như gạo, rau quả Chính phủ không đánhthuế nhập khẩu máy móc nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân sử dụngmáy móc trong sản xuất.

Với các chính sách và biện pháp trên, nông nghiệp đã có đóng góp đángkể vào sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa.Một mặt, nó đáp ứng các nhu cầu công ăn việc làm cho đại bộ phận lao độngở Malaixia Mặt khác, nó còn đóng vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm vàcung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu Việc pháttriển nông nghiệp và nông thôn còn góp phần tạo sự ổn định kinh tế - xã hộinông thôn.

2.1.1.2.2 Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp

Trang 24

Năm 1958, chính phủ thực hiện bước đi đầu tiên nhằm khuyến khíchphát triển công nghiệp bằng việc ban hành "Sắc lệnh các ngành công nghiệptiên phong" mở đầu cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thếnhập khẩu Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong thời kỳ nàylà công nghiệp chế biến thực phẩm, rau quả, thuốc lá; công nghiệp chế biếncao su, gỗ; công nghiệp hóa chất, công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí,luyện kim và công nghiệp chế tạo máy móc điện tử và đồ gia dụng.

- Chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp.

Vì thu ngân sách có hạn nên ngân sách đầu tư của chính phủ cho pháttriển công nghiệp rất ít, chỉ chiếm 3% trong tổng chi tiêu ngân sách giai đoạn1966 - 1970 [17] Do vậy, chính phủ Malaixia đã có một số chính sách, biệnpháp nhằm khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp.

+ Chính phủ Malaixia vừa khuyến khích đầu tư trong nước, vừa khuyếnkhích thu hút vốn đầu tư tiếp nước ngoài Trong thu hút nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài, Malaixia đã quy định những dự án có trên 70% là sởhữu của nước ngoài thì phần còn lại phải giành cho người bản địa Malaixia.Nếu sở hữu nước ngoài dưới 70% thì 30% còn lại phải dành cho người bảnđịa và phần còn lại mới giành cho những người Malaixia khác gốc Hoa, ẤnĐộ, Bồ Đào Nha [21] Những quy định trên cho thấy, chính phủ Malaixia rấtchú trọng đến quyền lợi của người bản địa với việc tích cực nâng cao tỷ lệ sởhữu của họ trong các dự án có vốn nước ngoài.

Chính phủ đã đưa ra những biện pháp ưu đãi thể hiện trong nội dungcủa các Luật thuế thu nhập (1967), Luật khuyến khích đầu tư (1968) Cácchính sách khuyến khích đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc không xóa bỏcác ưu đãi đã được công bố trong thời gian quy định và áp dụng chung cho tấtcả các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước ở Malaixia Đồng thời, nhànước còn miễn thuế thu nhập 3 năm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ100.000 - 250.000 RM và miễn 5 năm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrên 250.000 RM Sau đó, để khuyến khích đầu tư hơn nữa, thời gian miễn

Trang 25

thuế được kéo dài thêm 1 năm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ250.000 - 500.000 RM, 2 năm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 500.000- 1.000.000 RM và trên 5 năm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 1triệu RM [21].

Mặt khác, chính phủ Malaixia khuyến khích xây dựng xí nghiệp hỗnhợp (tư bản trong và ngoài nước) Nhà nước đảm bảo không quốc hữu hóanhững xí nghiệp đó, trường hợp bị quốc hữu hóa sẽ được đền bù xứng đáng.Tư bản nước ngoài có quyền tự do hồi hương lợi nhuận Các chế độ bảo hiểmvà tái bảo hiểm cho người nước ngoài được quy định rõ ràng Vì thế, các côngty độc quyền Anh, Mỹ, Nhật, Tây Âu… đã thành lập hàng loạt xí nghiệp mớitại Malaixia trong những năm 1963 - 1965.

+ Năm 1960, ủy ban tài chính phát triển công nghiệp Malaixia đượcthành lập với nhiệm vụ cung cấp tài chính cho công nghiệp, đồng thời pháttriển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện nước, nhà xưởng… tạo môitrường thuận lợi cho phát triển công nghiệp Chi tiêu ngân sách nhà nước chocác ngành vận tải viễn thông và phục vụ công cộng chiếm 33% [17].

- Thành lập các khu công nghiệp

Một nét độc đáo của Malaixia là việc thành lập các khu công nghiệp đểthu hút vốn đầu tư nước ngoài Năm 1970, ở miền Tây Malaixia đã có các khucông nghiệp chính như Mark Madin (bang Plinang), Kamunting và Tasek(bang Perak), Tanah Putech (bang Pahang), Petaling Jaya và batu Tiga (bangSelangor), Senawang (bang Legeri Sembilan), Lakkin và Tampol (bangJohor) Các khu công nghiệp này thu hút phần lớn lao động ở Malaixia Tronggiai đoạn 1965 - 1970, 25.000 Việc làm mới đã được tạo ra trong ngành côngnghiệp Ở các khu công nghiệp đã thành lập các nhà máy mới sản xuất sảnphẩm thay thế nhập khẩu.

- Thực hiện chính sách bảo hộ công nghiệp

Chính phủ Malaixia đã tiến hành hàng loạt các biện pháp bảo hộ thịtrường nội địa và nhiều ưu đãi tài chính nhằm khuyến khích sản xuất trong

Trang 26

nước thay thế hàng nhập khẩu Năm 1961, ủy ban tư vấn về thuế quan đãđược thành lập (sau đổi thành Hội đồng tư vấn thuế quan năm 1963 và cơquan phát triển công nghiệp liên bang năm 1966) nhằm giúp chính phủ phêchuẩn các dự án được bảo hộ bằng thuế quan có hiệu quả Năm 1965, chínhphủ thành lập ủy ban hành động về thuế quan và phát triển công nghiệp đểbảo hộ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa mới hìnhthành Những chính sách, biện pháp bảo hộ cao đã góp phần thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp và bắt đầu hướng dần vàokhu vực chế tạo Chính phủ đã nâng thuế nhập khẩu với tỷ lệ bảo hộ có hiệuquả ở mức bình quân chung trong các ngành từ 25% năm 1962 lên 50% năm1966 và 65% năm 1969 [21] So với các nước ASEAN khác, Malaixia có cơcấu công nghiệp được bảo vệ ở mức ôn hòa hơn, có chính sách tự do hơn đốivới đầu tư nước ngoài Đó cũng là lí do mà Malaixia sớm chuyển sang chiếnlược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu sớm hơn [4] Đồng thời, ngay tronggiai đoạn thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, Malaixia vẫn tranhthủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

2.1.1.3 Kết quả

Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, nềnkinh tế Malaixia đã đạt được một số thành tựu quan trọng Từ 1961 đến 1965,GDP tăng bình quân 5% hàng năm và từ 1966 đến 1970 tăng bình quân 5,4%.Với nông nghiệp , diện tích cây trồng ở Malaixia đã tăng lên, từ2.050.206 ha lên 2.589.1767 ha Cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, diện tíchcây cao su giảm từ 85% xuống còn 78% và diện tích cọ dầu tăng từ 3% lên11% trong tổng diện tích cây trồng xuất khẩu từ 1960 - 1975 Sản lượng câytrồng xuất khẩu cũng tăng từ 0,8 triệu tấn lân 1,7 triệu tấn từ 1960 đến 1970.Sản lượng một số loại cây trồng tăng nhanh, đặc biệt là dầu cọ (năm 1957 là58.507 tấn, năm 1969 là 320.755 tấn) [17] Đến cuối thập kỷ 60, tình hình sảnxuất lương thực có những chuyển biến căn bản Miền Tây Malaixia đã chấmdứt nhập gạo, miền Đông giảm nhập gạo.

Trang 27

Với công nghiệp, các ngành sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trongnước có sự gia tăng nhanh Đặc biệt, ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệpchế biến trong giai đoạn này phát triển với tốc độ khá nhanh, riêng tỷ trọngcủa công nghiệp chế biến trong GDP năm 1957 khoảng 8%, năm 1970 tănglên 13,9% GDP Bên cạnh việc chế biến mặt hàng nông sản, Malaixia đã sảnxuất một số mặt hàng mới từ sản phẩm dầu mỏ, hóa chất Năm 1960, sản xuấtthuốc lá đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước, năm 1966 đáp ứng 90%.Sản xuất bánh kẹo năm 1960 đáp ứng 93% nhu cầu trong nước, năm 1966 là108% và bắt đầu có xu hướng xuất khẩu.Trong năm 1966, sản xuất phụ tùngxe đạp đã đáp ứng được đủ nhu cầu trong nước, đạt 125% so với mức 97%năm 1960 Trong ngành sản xuất xi măng, chỉ số đáp ứng nhu cầu trong nước:1960 là 89% và 1966 là 108%.

Những kết quả này đã làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhậpkhẩu hàng tiêu dùng, mở rộng khai thác nguồn lực phát triển trong nước, tạođược thêm việc làm và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Lao động nôngnghiệp đã giảm xuống và lao động trong nông - lâm nghiệp chỉ còn 53,2%[17].

2.1.1.4 Hạn chế và những vấn đề đặt ra

- Đến cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các ngành công nghiệp củaMalaixia đã vấp phải những trở ngại lớn từ sự hạn hẹp của thị trường nội địavà khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường thế giới Thêm vào đó, sự phụthuộc vào máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu đã không tạo ra đượcsự liên kết kinh tế giữa các ngành công nghiệp được bảo hộ với các ngành cònlại của nền kinh tế Thực tế đã xuất hiện tình trạng độc quyền ở một số ngànhcông nghiệp được bảo hộ Vì vậy, chất lượng sản phẩm kém và giá thành sảnphẩm sản xuất trong nước quá cao.

- Chính sách bảo hộ công nghiệp được đào tạo nên sự hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩunhưng lại không khuyến khích được các ngành công nghiệp khác mà sản

Trang 28

phẩm đòi hỏi có tính cạnh tranh cao Thực tế trong lĩnh vực công nghiệp chếtạo, các công ty nước ngoài không cần phải đổi mới công nghệ cũng có thểtiêu thụ được sản phẩm của mình ở thị trường Malaixia.

- Quá trình thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu còn gây ra sựmất cân bằng trong phát triển giữa các vùng và sự chênh lệch trong thu nhậpgiữa các sắc tộc ngày càng tăng Phần lớn các ngành công nghiệp thay thếnhập khẩu có quy mô lớn và có nhiều ưu đãi được tập trung chủ yếu ở miềnTây của Malaixia nơi có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi Các vùng khácvẫn trong tình trạng kém phát triển và lạc hậu Các ngành công nghiệp đượchưởng nhiều ưu đãi chủ yếu lại thuộc sở hữu của người Hoa, không thuộc vềsở hữu của người Malaixia Vốn cổ phần của người bản địa trong các công tychỉ chiếm 2,4%, trong khi đó tỷ lệ của những người Malaixia khác là 34,3%và của người nước ngoài là 63,3% [21] Vì thế, người gốc Malaixia cho rằnglợi ích của thay thế nhập khẩu về thực chất là mang lại cho người Hoa Bởi lẽđó đã dẫn đến cuộc xung đột sắc tộc vào năm 1969.

Nhìn chung đến 1970, Malaixia vẫn nằm trong giai đoạn công nghiệphóa thay thế nhập khẩu và đang có khó khăn trong việc tìm kiếm chiến lượcphát triển công nghiệp Cơ cấu ngành kinh tế không có sự thay đổi nào lớn vànông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn Thu nhập đầu người tăng chậm: năm1968 đạt 370 USD, năm 1969 là 380 USD, năm 1970 là 390 USD [17] Trongkhi ấy, nhu cầu việc làm cho dân cư ngày càng tăng lên Điều đó buộcMalaixia phải chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

2.1.2 Thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (1971- 1985)

2.1.2.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước

- Bước vào những năm 1970 của thế kỷ XX, quá trình công nghiệp hóađặt ra nhiều vấn đề giải quyết trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.Do vậy, chính phủ Malaixia ban hành chính sách kinh tế mới (NEP) vàMalaixia cũng có sự thay đổi chiến lược công nghiệp hóa trong phát triển

Trang 29

kinh tế cho phù hợp với tình hình mới Vào giai đoạn này, sự ổn định về chínhtrị của Malaixia là một yếu tố góp phần rất quan trọng vào việc thực hiệnnhững mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong giai đoạn mới.

- Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, giá cả nguyên liệu xuấtkhẩu trên thị trường thế giới hay biến động và gây bất lợi cho các nước xuấtkhẩu nguyên liệu như Malaixia Do vậy, chính tại nước này xuất hiện nhu cầuphát triển các ngành chế biến nguồn nguyên liệu để xuất khẩu hàng thànhphẩm Đồng thời trên thế giới, một số nước đang phát triển đã và đang thựchiện chiến lược công nghiệp hóa về xuất khẩu Điều đó cũng tác động đến sựđiều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa của Malaixia Xét về lợi thế so sánhthì Malaixia có lợi thế hơn các nước ASEAN khác đối với hàng hóa có hàmlượng công nghệ cao và có lợi thế hơn các nước công nghiệp mới đối vớihàng hóa dựa trên lợi thế về tài nguyên và các sản phẩm từ nông nghiệp.

- Trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế tăng lênnhanh chóng Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đãcó bước phát triển vượt bậc làm xuất hiện nhu cầu đổi mới và chuyển giaocông nghệ của các công ty xuyên quốc gia cho các nước đang phát triển Điềunày cho phép Malaixia có thể thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàinhằm phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế tạo

Thông qua việc đánh giá bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế, hướngtới khắc phục những hạn chế trong thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thaythế nhập khẩu, chính phủ Malaixia đã điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóatheo hướng đẩy mạnh xuất khẩu Nội dung của chiến lược này được cụ thểhóa trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980 Chiến lược công nghiệphóa hướng về xuất khẩu đã chú trọng vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế,giảm bớt thất nghiệp và nâng cao tỷ lệ sở hữu của người bản địa Malaixia.Trọng tâm của chiến lược này là ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiềutài nguyên, lao động và công nghệ thích hợp để hưởng về xuất khẩu như dệtmay, lắp ráp, điện tử, chế biến gỗ và cao su Đến đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX,

Trang 30

trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1981 - 1985), chính phủ Malaixia lại có sựđiều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa với việc phát triển một số ngành côngnghiệp nặng thay thế nhập khẩu Ý đồ của Malaixia là dựa trên cơ sở pháttriển các ngành công nghiệp nặng sẽ góp phần mở rộng sự liên kết trong nềnkinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Malaixia đã đưa ra chương trình pháttriển công nghiệp nặng, trong đó chủ yếu là xây dựng các ngành công nghiệpchế tạo máy móc và luyện kim Bên cạnh đó, Malaixia vẫn tiếp tục phát triểncác ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu như sản xuất thiết bị điện, điện tử,hóa dầu… Vì vậy, nhìn về tổng thể, chiến lược công nghiệp hóa hướng vềxuất khẩu vẫn đóng vai trò định hướng trong thực hiện công nghiệp hóa và làđộng lực tạo tăng trưởng kinh tế.

2.1.2.2 Chính sách và giải pháp trong công nghiệp hóa hướng về xuấtkhẩu.

Trong giai đoạn này, đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu đối vớisự phát triển của nền kinh tế Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vềxuất khẩu, chính phủ Malaixia hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng ứ đọnghàng hóa, khai thác được lợi thế so sánh và tăng khả năng cạnh tranh của cácsản phẩm được sản xuất trong nước và từ đó giải quyết những vấn đề đặt rađối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Chính phủ Malaixia tiếp tục cónhững chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngànhcông nghiệp hướng về xuất khẩu Đồng thời, nông nghiệp vẫn được Nhà nướcchú trọng khuyến khích phát triển theo xu hướng tập trung sản xuất, đa dạnghóa cơ cấu cây trồng để tạo nguồn lực hỗ trợ công nghiệp và xuất khẩu.

2.1.2.2.1 Chính sách và giải pháp trong phát triển nông nghiệp

Xuất phát từ thực tế đất nước, chính phủ Malaixia nhấn mạnh sự pháttriển nông nghiệp là nhằm xóa những mất cân đối trong phát triển kinh tế giữacác bang, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân,nông nghiệp hòa nhập kinh tế của các bang trên toàn đất nước.

Trang 31

- Chính phủ Malaixia tiếp tục dành một tỷ lệ lớn trong ngân sách chitiêu công cộng cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 24% trong giaiđoạn 1971 - 1975 và 21% giai đoạn 1976 - 1985 [32] để thực hiện các chươngtrình phát triển đất nước mới và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kinh tế - xãhội nông thôn Chương trình này nhằm mục đích phát triển kinh tế nông thônthông qua việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, khôiphục đất trồng trọt, phát triển quan hệ thương mại trong khu vực nông thôntạo điều kiện tăng năng suất lao động.

- Chính phủ Malaixia tiếp tục ban hành một số chính sách đối với nôngnghiệp, điển hình là các chính sách về giá cả, thuế xuất khẩu Chính phủ tiếptục khuyến khích sản xuất lương thực để tăng sản lượng; đồng thời Nhà nướccó những chính sách thuế ưu đãi với cả hai khu vực trang trại và đồn điền đểmở rộng sản xuất nông nghiệp hướng vào các loại cây trồng phục vụ xuấtkhẩu.

- Chính phủ khuyến khích thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nôngnghiệp với việc tiếp tục không đánh thuế nhập khẩu máy móc nông nghiệp.Do vậy, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã được cơ giớihóa Vấn đề này nhằm thực hiện chuyên môn hóa va đa dạng hóa các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp gắn với việc điều chỉnh và trồng lại một số loạicây công nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu như cao su, cọ dầu, hạt tiêu…

2.1.2.2.2 Chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp

- Chính sách mở rộng khu vực kinh tế Nhà nước

Việc mở rộng khu vực kinh tế Nhà nước ở Malaixia trong những năm60, đầu những năm 70 chủ yếu liên quan đến việc thiết lập và mở rộng cácdoanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tinviễn thông, hệ thống giao thông, cầu cảng, sân bay… Khu vực kinh tế Nhànước ở Malaixia được mở rộng trên cơ sở thành lập mới hoặc được thông quaviệc Nhà nước mua cổ phần của các công ty có khả năng sinh lời nhất đanghoạt động ở Malaixia Trong thập kỷ 70, số lượng các công ty của Nhà nước

Trang 32

tăng nhanh ở cả cấp liên bang và chính quyền bang Trong những năm đầuthập kỷ 80, khu vực kinh tế Nhà nước được mở rộng hơn nữa khi chính phủđầu tư phát triển công nghiệp nặng Đầu tư công cộng trong giai đoạn nàytăng nhanh, trung bình hàng năm 12,5% Điểm quan trọng trong đầu tư côngcộng là mở rộng nhanh chóng nguồn vốn đầu tư của các xí nghiệp công ích.Mỗi năm vốn đầu tư của các xí nghiệp này tăng từ 30% và chiếm 38% trongtổng số vốn đầu tư công cộng trong giai đoạn 1981 - 1985 [17] Nhiều công tylớn của Nhà nước được thành lập như Công ty dầu lửa quốc gia(PETRONAS), Hãng hàng không quốc gia (MAS) Năm 1980, chính phủ đãthành lập tập đoàn các ngành công nghiệp nặng Malaixia (HICOM) nhằmthực hiện chuyển hướng công nghiệp sang giai đoạn phát triển các ngành tậptrung nhiều vốn và lao động.

- Chính sách và giải pháp khuyến khích đầu tư.

+ Malaixia tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm thuế theo luậtkhuyến khích đầu tư năm 1968 để khuyến khích các công ty trong đầu tư kinhdoanh Vốn đầu tư của các công ty nội địa đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọngngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư của các công ty ở Malaixia Năm 1970,vốn đầu tư của các công ty nội địa là 1.122 triệu RM, chiếm tỷ trọng 43,86%tổng vốn đầu tư của các công ty ở Malaixia, đến năm 1985 các con số tươngứng là 9365 triệu RM và 75,13% [34].

+ Thị trường vốn ở Malaixia đã hình thành từ thập kỷ 60 thế kỷ XXtiếp tục được phát triển nhằm huy động vốn cho quá trình công nghiệp hóa.Thị trường chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) chính thức được thành lậpvào năm 1973 với số vốn huy động ban đầu là 13,3 tỷ RM (tương đương 5,4tỷ USD) bằng 73,5% GDP với 262 công ty đăng ký tham gia Thị trườngchứng khoán chính phủ cũng được thành lập từ đầu thập kỷ 60 và đến thập kỷ80 của thế kỷ XX, hoạt động của nó mới chính thức sôi động Đây là dạng thịtrường huy động vốn của chính phủ, của các tổ chức an ninh xã hội và củangành tài chính Năm 1970, tổng số vốn huy động trên thị trường chứng

Trang 33

khoán chính phủ đạt 2,5 tỷ RM và đến cuối năm 1980 đạt 16,8 tỷ RM Hệthống tài chính - ngân hàng ở Malaixia năm 1970, bao gồm 1 ngân hàng trungương, 39 ngân hàng thương mại, 47 công ty tài chính, 12 ngân hàng đầu tưphát triển làm nhiệm vụ hay động vốn và cung cấp tín dụng cho các doanhnghiệp.

Với chương trình phát triển các ngành công nghiệp nặng cần huy độngnguồn vốn lớn thông qua thị trường vốn và sự phát triển của thị trường vốncũng đã góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng -tài chính Trong những năm 1983 - 1985, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vựctài chính - ngân hàng tăng nhanh, chiếm khoảng 21% năm 1980, và 25% năm1985 [21] Sự phát triển của hệ thống tài chính cùng thị trường vốn đã gópphần huy động nguồn vốn phục vụ quá trình thực hiện công nghiệp hóahướng về xuất khẩu

- Chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)Với Malaixia, để đạt được những mục tiêu đề ra của quá trình côngnghiệp hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, đặc biệt là đối với ngành côngnghiệp chế tạo hàng xuất khẩu Trong điều kiện Malaixia không có cơ hội vaycác khoản tín dụng lớn để nhập công nghệ từ các nước phát triển Mặt khác,trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp kém nên không thể tiếp cận khaithác được các công nghệ hiện đại, đồng thời còn thiếu kiến thức kinh doanhquốc tế Bởi vậy, chính phủ Malaixia đã coi đẩy mạnh thu hút FDI như là"chìa khóa" để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Điềunày sẽ giải quyết cả vốn, công nghệ trong phát triển kinh tế Malaixia khôngngừng đưa ra các điều kiện ưu đãi, hấp dẫn nhằm thu hút FDI vào các lĩnhvực kinh tế quan trọng và theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

+ Chính phủ Malaixia đã xây dựng mô hình quản lý FDI gọn nhẹ và cóhiệu quả cao Đầu mối chính được quyền phê chuẩn và cấp giấy phép đầu tưlà Tổ chức phát triển công nghiệp Malaixia (MIDA) trực thuộc bộ Côngnghiệp và thương mại Nhiệm vụ cơ bản của MIDA là thúc đẩy phát triển

Trang 34

công nghiệp, hướng dẫn đầu tư, phê chuẩn dự án, dịch vụ đầu tư và quản lýcác dự án được cấp phép Do vậy có thể coi đó là chính sách quản lý theonguyên tắc "một cửa" đối với các hoạt động đầu tư.

+ Malaixia tiếp tục cam kết đảm bảo tài sản, các quyền sở hữu chongười nước ngoài bằng luật pháp, không đòi hỏi bên nước ngoài phải điềuchỉnh tỷ lệ góp vốn trong các dự án đã được cấp phép để tăng sự tin tưởng củacác nhà đầu tư nước ngoài Đồng thời, Malaixia cũng tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho các chủ đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển lợi nhuận, vốn của mình vềnước Hơn nữa, chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài được thực hiện với sựkhông phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vì thếđã tạo được sự bình đẳng cho các công ty nước ngoài đầu tư ở Malaixia.Chính phủ Malaixia cũng tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: hệ thốnggiao thông vận tải, tài chính ngân hàng, viễn thông, đào tạo nguồn lực laođộng… Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên môi trườngđầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Với những biện pháp khuyến khích thu hút FDI, dòng vốn FDI vàoMalaixia đã tăng lên nhanh chóng Năm 1973 là 171 triệu USD, năm 1975 là350,7 triệu USD và năm 1980 đạt tới 934,5 triệu USD Trong 3 năm đầu củathập kỷ 80, FDI vào Malaixia đạt mức bình quân 1.308 triệu USD Xét trongtổng số vốn FDI vào các ngành kinh tế thì công nghiệp chế tạo chiếm 43,4%trong thập kỷ 70 và lên đến 44,4% năm 1985 [21] Dòng vốn FDI vàoMalaixia đã góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu vốn để thực hiện côngnghiệp hóa, đồng thời cũng có tác động tới việc nâng cao trình độ công nghệgiải quyết vấn đề việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng hiện đại.

- Thành lập các khu thương mại tự do (FTZs) nhằm khuyến khích pháttriển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.

Cũng như một số nước đang phát triển khác, Malaixia đã xây dựngFTZs với mục đích là gắn thương mại với đầu tư để đẩy mạnh xuất khẩu Từ

Trang 35

1972 đến những năm 1998, Malaixia đã có 10 FTZs Thực chất FTZs ởMalaixia là các khu chế xuất (EPZs), chủ yếu dành cho các dự án đầu tư chếbiến, lắp ráp hàng xuất khẩu Các dự án đầu tư trong FTZs được hưởng quychế đặc biệt của vùng kinh doanh tự do, được cung cấp các dịch vụ hấp dẫn từbên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa ra và vàoFTZs Sản phẩm của các dự án trong FTZs chủ yếu để xuất khẩu Các công tynước ngoài có 100% sản phẩm xuất khẩu trong FTZs được miễn thuế thunhập trong thời hạn 5 đến 10 năm [21].

Để tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu,Ngân hàng trung ương Negara đã thực hiện chương trình cung cấp ưu đãi tíndụng cho các công ty có sản phẩm xuất khẩu, trước 4 tháng giao hàng hoặcsau 6 tháng nhận được hóa đơn thanh toán với lãi suất 4%/năm; đồng thời còngiảm 5% thuế thu nhập cho các công ty có trên 50% sản phẩm xuất khẩu.

- Chính sách đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

Malaixia cũng thực hiện chính sách đa dạng hóa các sản phẩm xuấtkhẩu Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Malaixia đã biết lựa chọn và phát huylợi thế so sánh, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ mụctiêu xuất khẩu Tỷ trọng của sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến ngày càngtăng lên Năm 1970, sản phẩm hàng hóa chưa qua chế biến chiếm tới 88,1%kim ngạch xuất khẩu của Malaixia, tỷ trọng này ngày càng giảm với sự tăngnhanh của sản phẩm hàng hóa đã qua chế biến.

Đồng thời với chính sách đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, chính phủMalaixia còn có chính sách lựa chọn đối tác thương mại phù hợp với nhữngmục tiêu xuất khẩu Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thị trường truyền thốngcủa Malaixia là Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản Bước sang thập kỷ 70 của thế kỷXX, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động ngoại thương của Malaixia Năm 1980, khu vực này chiếm72,4% kim ngạch xuất khẩu và 69,2% kim ngạch nhập khẩu của Malaixia[17] Thực tế, hoạt động ngoại thương của Malaixia có sự liên kết chặt chẽ

Trang 36

các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế tạo, bởinhu cầu nhập hàng hóa trung gian từ nước chủ nhà và nhu cầu xuất khẩu hànghóa chế biến sang các nước khác Do vậy, việc lựa chọn Nhật Bản, Mỹ, TâyÂu, ASEAn và các nước công nghiệp mới là đối tác chủ yếu sẽ góp phần thúcđẩy hoạt động ngoại thương của Malaixia trong quá trình thực hiện chiến lượccông nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, chính sách hướng về khu vực đã chiphối hoạt động ngoại thương của Malaixia Năm 1980, chính phủ Malaixia đềra chính sách "nhìn về phương Đông" với mục tiêu thúc đẩy trao đổi thươngmại với các nước Đông Á nhằm xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về tàinguyên và lao động, nhập khẩu các hàng hóa công nghệ cao phục vụ mụctiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Trong các nước ASEAN thìSingapo là đối tác thương mại lớn nhất của Malaixia, khác với Mỹ và NhậtBản, Xinggapo là trung tâm chuyển hàng nhập khẩu của Malaixia.

2.1.2.3 Kết quả.

Với việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu,suốt thập kỷ 70, GDP thực tế của Malaixia đạt 7,8% bình quân hàng năm.Đây chính là thời kỳ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Malaixia.Sang đầu thập kỷ 80, nền kinh tế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng tương đốicao: 6,9% năm 1981, 5,9% năm 1982, 6,3% của năm 1983, và 7,8% năm1984 Sự mở rộng và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã góp phần làm tăngthu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng hàng năm là 4,9% trong giai đoạn1970 - 1980 [17].

Trong giai đoạn 1970 - 1980, thành công chủ yếu của nền kinh tếMalaixia là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng theo hướng côngnghiệp hóa Trong cơ cấu GDP năm 1970, nông nghiệp chiếm 29%, côngnghiệp chiếm 24%, dịch vụ chiếm 47% [17] Đến năm 1985, các con số tươngứng là 20,76%, 36,67% và 42,57% [29].

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP (%)

Trang 37

Với công nghiệp, trong ngành khai thác, sản lượng dầu thô khai tháctăng bình quân 31,6% năm trong giai đoạn 1971 - 1980 đã dẫn đến sự đónggóp ngày càng lớn của nguyên liệu dầu thô trong tổng sản lượng của ngànhcông nghiệp khai thác Năm 1970, dầu thô đóng góp 29%, năm 1980 đã đónggóp 63% giá trị sản lượng của ngành công nghiệp khai thác Trong giai đoạn

Trang 38

1980 - 1982, xuất khẩu dầu mỏ của Malaixia tăng trung bình 25 - 30%/năm.Sự đóng góp của ngành khai thác thiếc giảm từ 53% năm 1970 xuống 33%năm 1980 trong tổng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp khai thác do chiphí cao và sự khan hiếm dần của nguồn tài nguyên này [17] Trong côngnghiệp chế tạo, tỷ lệ tăng trưởng trong suốt thập kỷ 70 đạt trung bình12,5%/năm Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế tạo cơ cấu GDP đã tăng lênnhanh chóng Năm 1970, ngành công nghiệp chế tạo chiếm 13,9% GDP thìđến năm 1985 tỷ lệ này là 19,73% GDP [29] Các ngành công nghiệp tậptrung nhiều lao động như dệt may, hàng điện tử và các ngành công nghiệpdựa vào khai thác tài nguyên như chế biến gỗ, cao su đạt tốc độ tăng trưởngnhanh nhất Đến cuối thập kỷ 70, các ngành điện và điện tử đã phát triểnmạnh và chiếm vị trí nổi bật trong nền kinh tế Malaixia Tỷ trọng của ngànhđiện và điện tử trong toàn ngành công nghiệp đã tăng từ 5,3% năm 1973 lên12,6% năm 1979 và 12,9% năm 1985 [21] Các ngành công nghiệp sản xuấtdầu, chất béo, vật liệu xây dựng, hóa chất và hóa dầu cũng được mở rộngnhanh chóng Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp chế tạo cũng gópphần làm tăng cơ hội việc làm cho người lao động.

Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo ra sự thay đổito lớn về cơ cấu và giá trị hàng hóa xuất khẩu của Malaixia Trong giai đoạncông nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (1957 - 1970), xuất khẩu chủ yếu tậptrung vào các ngành thực phẩm, đồ gỗ, dầu mỏ và chiếm tới 56% tổng giá trịxuất khẩu thì đến năm 1985 xuất khẩu lại tập trung chủ yếu vào hai ngànhđiện, điện tử chiếm 52,3% và dệt may chiếm 10,4% trong tổng giá trị sảnphẩm công nghiệp chế tạo xuất khẩu Đến năm 1985, hàng hóa chế tạo và chếbiến đã chiếm 32,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaixia [21] Dovậy, chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thương mại.

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Malaixia giai đoạn 1976 - 1985

Đơn vị tính: Triệu RM

Trang 39

Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu1976

Nguồn: Tổng cục thống kê - Tư liệu kinh tế các nước thành viênASEAN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1998, tr 114.

Do vậy vào thập kỷ 70 và 80 trong thế kỷ XX, ngoại thương thực sự trởthành lĩnh vực đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự chuyển dịchcơ cấu kinh tế Malaixia theo hướng công nghiệp hóa.

- Việc chính phủ Malaixia thực hiện chuyển hướng chiến lược côngnghiệp hóa với nội dung tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặngnhằm tăng tính tự chủ của nền kinh tế trong những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷXX có thể coi là không thành công Để thực hiện các chương trình phát triểncông nghiệp nặng ở Malaixia trong những năm đầu thập kỷ 80, phần lớn vốnđầu tư phải vay của nước ngoài lên tới 1,5 tỷ RM vào năm 1984 Chính phủđã tăng cường trợ cấp và khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với một số ngànhcông nghiệp nặng thay thế nhập khẩu và cho hưởng những ưu đãi của sắc lệnhcác ngành công nghiệp ưu tiên [21] Mặc dù vậy, các dự án phát triển côngnghiệp nặng đã không mang lại kết quả như mong muốn Chi phí sản xuất cho

Trang 40

một đơn vị sản phẩm thường cao hơn mức quốc tế, có tình trạng các nhà máyhoạt động dưới công suất do hạn chế về quy mô thị trường và tính cạnh tranhcủa sản phẩm thấp Hơn nữa, các dự án này cũng chưa tạo ra được sự gắn kếtgiữa các ngành kinh tế trong nước Hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinhtế Nhà nước đã gây nên sự thâm hụt ngân sách Nhà nước Để khắc phục tìnhtrạng này, Malaixia đã phải vay nợ nước ngoài Nợ nước ngoài của Malaixiatừ 4,86 tỷ USD bằng 9,46% GNP năm 1980 tăng lên 28,31 tỷ USD bằng42,6% GNP vào năm 1986 [17].

- Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Malaixia chủ yếu từ các nước tư bảnphát triển (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) Trong số 26 công ty xuyên quốc gia(TNCs) có trụ sở chi nhánh hay công ty con ở Malaixia thì khoảng 40% cácTNCs có xu hướng xuất khẩu và khoảng 60% phục vụ thị trường trong nướctrong thập kỷ 70 của thế kỷ XX [26] Trong các công ty xuất khẩu, hầu như100% vốn cổ phần thuộc quyền sở hữu của nước ngoài Chính quá trình đổimới cơ cấu kinh tế ở các nước tư bản phát triển đã dẫn đến hiện tượng một bộphận công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm được TNCs dịch chuyển dần sang cácnước đang phát triển và sau đó xuất khẩu trở lại chính quốc Trong thập kỷ 70thế kỷ XX ở Malaixia, TNCs kiểm soát đa số phần vốn của các doanh nghiệptrong các ngành lắp ráp, chế tạo sản phẩm sử dụng nhiều lao động giá rẻ nhưđiện, điện tử, dệt và may mặc quần áo Đó chính là nguyên nhân làm cho trìnhđộ phát triển kinh tế của Malaixia chỉ ở mức trung bình.

- Tỷ trọng giá trị nhập khẩu so với giá trị xuất khẩu của các công tynước ngoài ở Malaixia có xu hướng tăng lên ngày càng lớn, khoảng 75% củagiá trị xuất khẩu Giai đoạn 1980 - 1985, tỷ trọng này còn cao hơn, thậm chícó năm còn vượt cả giá trị xuất khẩu (1982) Nguyên nhân do các công tynước ngoài vẫn còn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu dưới dạng bán thànhphẩm để lắp ráp hàng xuất khẩu và còn do Malaixia nhập khẩu nhiều máymóc, thiết bị để phát triển các ngành công nghiệp nặng trong giai đoạn 1980 -1985 Bởi vậy, phần giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của các

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:16

Xem thêm: Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư của các công ty nội địa trong tổng vốn đầu tư của các công ty ở Malaixia (1986 - 1991) - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 4 Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư của các công ty nội địa trong tổng vốn đầu tư của các công ty ở Malaixia (1986 - 1991) (Trang 49)
Bảng 3: FDI vào các ngành kinh tế của Malaixia 1988 - 1994 (tỷ RM) - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 3 FDI vào các ngành kinh tế của Malaixia 1988 - 1994 (tỷ RM) (Trang 49)
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu của Malaixia giai đoạn 198 6- 1995 - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 7 Kim ngạch nhập khẩu của Malaixia giai đoạn 198 6- 1995 (Trang 57)
Bảng 8: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội 1991- 2000 (%) NămTừ ngân sách  - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 8 Cơ cấu vốn đầu tư xã hội 1991- 2000 (%) NămTừ ngân sách (Trang 72)
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%) - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%) (Trang 72)
Bảng 10: Cơ cấu ngành trong GDP (%) - Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia
Bảng 10 Cơ cấu ngành trong GDP (%) (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w