Kinh nghiệm công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Malaysia

MỤC LỤC

Thực trạng công nghiệp hóa ở Malaixia (1957 - 1995)

Việc mở rộng khu vực kinh tế Nhà nước ở Malaixia trong những năm 60, đầu những năm 70 chủ yếu liên quan đến việc thiết lập và mở rộng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin viễn thông, hệ thống giao thông, cầu cảng, sân bay… Khu vực kinh tế Nhà nước ở Malaixia được mở rộng trên cơ sở thành lập mới hoặc được thông qua việc Nhà nước mua cổ phần của các công ty có khả năng sinh lời nhất đang hoạt động ở Malaixia. Để tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, Ngân hàng trung ương Negara đã thực hiện chương trình cung cấp ưu đãi tín dụng cho các công ty có sản phẩm xuất khẩu, trước 4 tháng giao hàng hoặc sau 6 tháng nhận được hóa đơn thanh toán với lãi suất 4%/năm; đồng thời còn giảm 5% thuế thu nhập cho các công ty có trên 50% sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, IZs cũng bộc lộ nhiều hạn chế về quy mô, về tính đa ngành, liên kết giữa nghiên cứu với sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ công nghệ cao… Khi Malaixia đã chuyển hướng từ công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tự nhiên, lắp ráp sang những ngành công nghiệp nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, giá trị gia tăng lớn nên ngày càng nhiều HTPs được thành lập nhằm khắc phục những hạn chế của IZs.

Nó tạo nên sức bật mới cho nền kinh tế, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách chính phủ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên; nâng cao hiệu quả của ngành kinh tế công cộng; thúc đẩy cạnh tranh để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, khuyến khích tư nhân tham gia các hoạt động phát triển kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy trong chiến lược công nghiệp hóa đất nước, Kế hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp đã đưa ra một số chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể: Cho các ngành công nghiệp quy mô nhỏ được trợ cấp tài chính phát triển; cho phép tái đầu tư vốn tăng từ 40 - 50%; miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc, thiết bị và linh kiện sản xuất; giảm chi phí đào tạo của các xí nghiệp vừa và nhỏ trong các Viện nghiên cứu công nghiệp và chất lượng sản phẩm, Viện công nghệ MARA, và Viện nghiên cứu phát triển nông nghiệp. Mục tiêu đa dạng hóa ngành nông nghiệp đã được chính phủ Malaixia chú trọng để thích ứng trước tình hình giảm giá liên tục các sản phẩm nông nghiệp đã được chính phủ Malaixia chú trọng để thích ứng trước tình hình giảm giá liên tục các sản phẩm nông nghiệp thời gian đầu thập kỷ 80 trong khi đầu tư tư nhân thấp và sức ép về thị trường lao động cao.

Bảng 3: FDI vào các ngành kinh tế của Malaixia 1988 - 1994 (tỷ RM)
Bảng 3: FDI vào các ngành kinh tế của Malaixia 1988 - 1994 (tỷ RM)

Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hóa ở Malaixia (1957 - 1995)

Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem xét trên cả hai khía cạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp như một điều kiện quan trọng trong việc hình thành nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhien sẵn có. Bên cạnh việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư, Malaixia còn thực hiện các chính sách và biện pháp thúc đẩy các hoạt động đầu tư như chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đưa ra những văn bản hướng dẫn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài… Chính vì vậy, đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh ở Malaixia. Về cơ bản, quá trình phát triển của công nghiệp chế tạo được phản ánh ở sự dịch chuyển cơ cấu theo hướng phát triển từ thấp đến cao, từ các ngành sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước và các ngành sử dụng nhiều lao động đến các ngành sử dụng nhiều vốn và cuối cùng là các ngành có công nghệ cao và lao động có kỹ thuật.

Bên cạnh đưa ra kế hoạch phát triển dài hạn, Nhà nước còn đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn (kế hoạch 5 năm); các kế hoạch này chỉ mang tính chất định hướng, không áp đặt trực tiếp các mục tiêu kinh tế cụ thể mà nó được thực hiện thông qua các công cụ tài chính, tiền tệ, các chính sách trợ giúp của Nhà nước.

Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 - nay)

Xuất phát từ tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa với việc tập trung phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, đặc biệt "việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư thường xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiện và khả năng thực tế" [31]. Đại hội VI của Đảng đã xác định trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo "trước mắt là trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [31]. Kết quả ấy, trước hết nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị trí ưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách nhà nước) cho nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành công nghiệp hóa từ xuất phát điểm thấp.

Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/1987), mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất định, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da… Bốn là, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những năm sau.

Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với tăng trưởng kinh tế  của Việt Nam 1992 - 2000 (%)
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1992 - 2000 (%)

Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của Malaixia có thể vận dụng vào Việt Nam

Do vậy theo quan điểm của Đảng ta, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phân công lại lao động ở nông thôn; phát triển thị trường nông thôn đặc biệt là chú trọng giải quyết vấn đề tiêu thụ nông phẩm, nông sản; thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn cần tập trung phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến một số loại sản phẩm thiết yếu cho nhân dân. Do vậy, phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay cần tập trung vào các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây dựng; các ngành nghề truyền thống, gia công hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, kể cả nhận gia công, chế tạo bộ phận, các chi tiết của sản phẩm cho xí nghiệp ở thành thị và khu công nghiệp tập trung. Kinh nghiệm cho thấy, cần xỏc định rừ thế mạnh và thế yếu của nụng thôn so với đô thị để tập trung phát triển các ngành nghề mà công nghiệp nông thôn có khả năng phát triển ổn định, lâu dài, đem lại hiệu quả cao, như ngành nghề sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, sử dụng ít năng lượng và nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, quy mô sản xuất nhỏ… cho phù hợp với điều kiện của nông thôn, nhất là trong thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng theo hướng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; chủ động nắm bắt những biến động của tình hình kinh tế thế giới (cả xu hướng tích cực và tiêu cực) để điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp; kết hợp tốt điều kiện trong nước và quốc tế để phát triển trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh….