Chú trọng tăng trưởng kinh tế gắn với sự bền vững trong phát triển

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 89 - 93)

dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vốn, thông tin…. dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích phát triển xã hội theo định hướng và mục tiêu kế hoạch.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, quản lý tốt tài sản công nhằm hỗ trợ cho việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, thông qua các hình thức cấp phát ngân sách, cho vay tín dụng hay góp cổ phần với các liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần trong những lĩnh vực mà Nhà nước thấy cần hỗ trợ hoặc cần tham gia kiểm soát trực tiếp.

- Trong hoạch định chiến lược công nghiệp hóa cần xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, vừa chú ý đến các vùng kinh tế trọng điểm vừa từng bước tăng đầu tư cho các vùng khác, chú trọng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.3.5. Chú trọng tăng trưởng kinh tế gắn với sự bền vững trong phát triển triển

Từ kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng để vươn lên phát triển là cần thiết. Tuy vậy, cần phải chú trọng đến sự bền vững trong phát triển. Điều đó phải được hiểu đầy đủ trên các giác độ kinh tế - kỹ thuật, xã hội, môi trường. Đồng thời, hiệu quả kinh tế phải được xem xét không chỉ trước mắt mà cả những giai đoạn tiếp nối trong tiến trình phát triển. Thực tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) đã thức tỉnh nhiều nước đang phát triển phải quan tâm đến chất lượng của tưng trưởng và phát triển trong thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và tạo điều kiện đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển

bền vững. Đặc biệt, các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể được phối hợp một cách nhịp nhàng và có hiệu quả trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế ở nhiều lĩnh vực. Hiệnnay ở nước ta, đứng trước không ít vấn đề bất cập đặt ra trong công nghiệp hóa, cần tạo lập môi trường thể chế phù hợp cho công nghiệp hóa. Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng theo hướng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; chủ động nắm bắt những biến động của tình hình kinh tế thế giới (cả xu hướng tích cực và tiêu cực) để điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp; kết hợp tốt điều kiện trong nước và quốc tế để phát triển trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh…

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Malaixia trong thời kỳ 1957 - 1995, với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam, tác giả của luận văn đã hoàn thành những công việc sau:

- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các mô hình công nghiệp hóa đã và đang được áp dụng ở các nước đnag phát triển. Đó là những vấn đề khái niệm công nghiệp hóa và mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bản chất, đặc trưng của công nghiệp hóa và tính tất yếu của công nghiệp hóa với các nước đang phát triển. Luận văn đã xem xét các mô hình công nghiệp hóa đã và đang được áp dụng ở các nước đang phát triển ở các giác độ mục tiêu, chính sách, kết quả và hạn chế. Từ đó, luận văn làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Nó là cơ sở cho sự lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thực thi công nghiệp hóa. Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, những thách thức đặt ra trong công nghiệp hóa luôn buộc các nước đang phát triển phải có sự điều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa phù hợp.

- Nghiên cứu thực trạng công nghiệp hóa ở Malaixia, luận văn đã làm rõ động thái phát triển kinh tế của Malaixia dưới tác động của công nghiệp hóa qua từng giai đoạn cụ thể và trong sự điều chỉnh chiến lược về công nghiệp hóa. Đó là cơ sở để luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu từ công nghiệp hóa của Malaixia. Đó là việc lựa chọn chiến lược trong công nghiệp hóa; lấy nông nghiệp tạo tiền đề phát triển công nghiệp trong công nghiệp hóa; tạo lập môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài; tăng cường vai trò nhà nước trong công nghiệp hóa; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với sự bền vững trong phát triển.

- Luận án đã làm rõ một số thay đổi cơ bản trong nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước thời kỳ đổi mới và một số thành công, hạn chế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thời gian gần đây. Luận văn cũng làm rõ một số điểm tương đồng khác biệt giữa Việt Nam và Malaixia khi bước vào công nghiệp hóa. Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày khả năng vận dụng một số bài học kinh nghiệm của Malaixia nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam theo xu hướng hội nhập và phát triển bền vững.

Để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng một số kinh nghiệm của Malaixia vào điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, luận văn có một số kiến nghị sau:

- Chú trọng xây dựng thể chế, chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng nhà nước vững mạnh để điều hành tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhà nước từ trung ương đến địa phương, thuộc các ngành các cấp.

- Chú trọng kết hợp phát huy nội lực và ngoại lực để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng khai thác lợi thế so sánh; chú trọng gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; đồng thời kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó lấy hướng về xuất khẩu làm trọng tâm.

- Chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật hơn nữa và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 89 - 93)

w