Lựa chọn chiến lược phù hợp trong công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 59 - 61)

Thực thế cho thấy, vào những năm 50, 60 thế kỷ XX sau khi các nước đang phát triển giành được độc lập dân tộc, công nghiệp hóa đã diễn ra ở các quốc gia này với những thành công và cả sự trả giá trong phát triển. Thực tế, việc lựa chọn chiến lược trong công nghiệp hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sự

phát triển kinh tế của các nước. Xu hướng với các nước đang phát triển khi bước vào công nghiệp hóa đó là đều lựa chọn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Mục đích của các nước này muốn độc lập tự chủ về kinh tế, thoát dần sự lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản phương tây.

Trong hoàn cảnh cấy, Malaixia cũng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng do những hạn chế về vốn, công nghệ và thị trường nội địa nhỏ hẹp nên quá trình công nghiệp hóa đã bộc lộ những hạn chế rõ nét. Hiệu quả trong đầu tư thấp. Sản phẩm hàng công nghiệp sản xuất ra không thể xuất khẩu ra nước ngoài vì chất lượng kém. Malaixia vẫn phải nhập công nghệ kỹ thuật từ nước ngoài. Thực tế, chính sách biệt lập đóng cửa là không thích hợp, vì khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất thì chính sách đóng cửa đã hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật mới và kết quả là năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Điều dễ thấy, các nước đang phát triển đòi hỏi nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu cho công nghiệp hóa nhưng do không phát triển mạnh xuất khẩu nên sự thiếu hụt về cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán ngày càng lớn.

Trước thực tế đó, bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX Malaixia đã thực hiện chuyển hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế của tình hình kinh tế thế giới, khi sự phân công lao động quốc tế ngày càng diễn ra sâu sắc, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và đều tham gia tích cực hơn vào quá trình liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế. Nhận thức xu thế tất yếu là, Malaixia chuyển sang công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu và coi nó là mục tiêu, động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Malaixia đã có những chính sách, giải pháp phù hợp để tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ và tiến tới các mặt hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ cao hơn như điện tử, máy móc thiết bị. Chính sách khuyến khích đầu tư trong

nước và thu hút đầu tư nước ngoài đã giúp Malaixia giải quyết nguồn vốn,

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 59 - 61)