tạo nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường xuất khẩu để phát triển sản xuất trong nước, tạo nhiều việc làm mới. Trong quá trình ấy, Malaixia luôn chú trọng khai thác lợi thế của mình trong trật tự phân công lao động quốc tế.
2.2.2. Lấy nông nghiệp tạo tiền đề phát triển công nghiệp trong công nghiệp hóa. nghiệp hóa.
Thành công của Malaixia trước hết là ở chỗ đã xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của nông nghiệp đối với công nghiệp hóa, lấy nông nghiệp làm điểm khởi phát triển phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân và chính phủ đã liên tục kiên trì theo mục tiêu chiến lược đó.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết các nước đang phát triển đều tiến hành xây dựng kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Vì vậy, khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế là mục tiêu theo đuổi của tất cả các chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên, mỗi nước đi theo một con đường và mô hình khác nhau. Điều đó thể hiện ở phương hướng và các giải pháp cụ thể hay thái độ của chính phủ. Với Malaixia, từ một nước có nền kinh tế thấp kém, nguồn thu nhập của đất nước chủ yếu từ nông nghiệp nên khi bước vào công nghiệp hóa, Malaixia đã biết khai thác lợi thế của đất nước có tiềm năng về nông nghiệp. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem xét trên cả hai khía cạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp như một điều kiện quan trọng trong việc hình thành nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhien sẵn có. Nhìn chung trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, vị trí, vai trò của nông nghiệp luôn được coi trọng. Do vậy, Nhà nước đã có chính sách và biện pháp tác động tích cực vào nông nghiệp, nông thôn. Đó là đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn, khai hoang mở rộng diện tích canh tác và đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến… Kết
quả, nông nghiệp có sự gia tăng về sản lượng, sự đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn góp phần gia tăng hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, sự phát triển của nông nghiệp với Malaixia trong quá trình công nghiệp hóa là kết quả của hàng loạt các chính sách, giải pháp có tính đồng bộ. Nó không chỉ tạo nên sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mà còn tạo hậu thuẫn vững chắc cho công nghiệp hóa. Đồng thời, sự phát triển của nông ngiệp luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đặt trong chiến lược công nghiệp hóa của đất nước.