Một số đổi mới nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 66 - 71)

đại hóa

Từ Đại hội lần III 9 (năm 1960) đến nay, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ. Đại hội III và Đại hội IV (1976), Đảng ta luôn nhấn mạnh ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong thực hiện công nghiệp hóa. Đến Đại hội V (1982), Đảng ta chỉ ra một số sai lầm trong thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, đã có bước điều chỉnh về nội dung công nghiệp hóa với việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và thực hiện cắt giảm một số hạng mục trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy vậy trong suốt thời gian dài tiến hành công nghiệp hóa, về cơ bản ta vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Thực hiện, với chủ trương nóng vội mang nặng tính chủ quan, duy ý chí cũng như một số sai lầm trong tổ chức thực hiện nên công nghiệp nặng được đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp, nền

kinh tế trì trệ và đã xuất hiện những dấu hiệu của sự khủng hoảng kinh tế - xã hội vào giữa những năm 1980.

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã nêu ra những sai lầm, thiếu sót trong tiến hành công nghiệp hóa. Xuất phát từ tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa với việc tập trung phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, đặc biệt "việc bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư thường xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiện và khả năng thực tế" [31].

Từ những kinh nghiệm thực tiễn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian qua, Đảng ta chủ trương: "Không lặp lại những mô hình công nghiệp hóa cổ điển, mà tự tìm lấy một mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện thế giới ngày nay" [1]. Đại hội VI của Đảng đã xác định trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo "trước mắt là trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [31]. Những chủ trương chính sách và biện pháp đổi mới của Đảng ta từ sau đại hội VI, đặc biệt là sau đại hội VII đã tạo ra những chuyển biến bước đầu rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa vững chắc và có nguy cơ tụt hậu so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Đứng trước thực trạng đó, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII và sau đó Đại hội VIII, IX của Đảng xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế, đồng thời đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Do vậy, mục tiêu đến năm 2020 với nước ta là ra sức phấn đấu để cơ bản trở thành một nước công nghiệp: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc

lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh - quốc phòng" [31].

Như vậy, công nghiệp hóa trước đây và hiện nay đều thống nhất về mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới rất khác về phương thức tiến hành so với trước đây. Có thể nói, phương thức tiến hành công nghiệp hóa hiện nay được xem là bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về công nghiệp hóa, phù hợp với đặc điểm của nước ta và bối cảnh quốc tế hiện nay.

- Trước đây công nghiệp hóa được tiến hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu với các chỉ tiêu pháp lệnh, thì ngày nay, nó được tiến hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Để đảm bảo thành công, nhà nước một mặt phải tạo điều kiện cho mọi chủ thể, mọi thành phần kinh tế được tham gia vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quyền tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, hạn chế tối đa độc quyền sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do cơ chế thị trường luôn chứa đựng những mặt tiêu cực vốn có của nó, để đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa nói riêng, nền kinh tế nói chung phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường vai trò điều hành quản lý của Nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước phải có những biện pháp quản lý dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và quốc gia, phải tạo môi trường và hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho hoạt động kinh tế, nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ cho đầu tư phát triển chủ động

hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý đáp ứng mục tiêu của công nghiệp hóa ở nước ta là xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

- Công nghiệp hóa trước đây theo xu hướng khép kín, tự cung tự cấp thì ngày nay công nghiệp hóa được tiến hành theo hệ thống kinh tế mở, hướng mạnh về thị trường khu vực và thế giới, vừa tăng cường xuất khẩu vừa thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Công nghiệp hóa trước đây được tiến hành nhằm mục tiêu chính là nâng cao khả năng tự đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống ở trong nước. Do đó, vấn đề đầu tiên là phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng để tự giải quyết các nhu cầu về vật tư, trang bị kỹ thuật thay thế nhập khẩu, phải phát triển cùng một lúc mọi ngành công nghiệp và xem đó là phương án tối ưu để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ không lệ thuộc bên ngoài. Xu hướng khép kín, tự túc tự cấp còn được thể hiện trong cơ cấu sản xuất và đầu tư ở từng ngành, từng địa phương thậm chí ngay cảng từng cơ sở sản xuất. Do không tính đến điều kiện và khả năng thực tế của đất nước, nguồn vốn đầu tư bị dàn trải nên hiệu quả đầu tư thấp.

Công nghiệp hóa ngày nay được tiến hành theo quan điểm xây dựng nền kinh tế mới tăng cường hợp tác và hội nhập với kinh tế thế giới trên cơ sở đó, khai thác tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế, đồng thời thông qua xuất nhập khẩu để thu hút vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, nhiều vấn đề mới nảy sinh không chỉ ở biện pháp, chính sách mà còn ở quy hoạch phát triển.

- Trước 1986, trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế thuần khiết, chủ yếu dựa vào hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nên hầu như mọi nguồn vốn cho công nghiệp hóa chỉ dựa vào nguồn đầu tư của Nhà nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thể. Vì vậy, trên thực tế từ cơ sở hạ tầng đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, kể cả nhà ở đô thị đều do Nhà nước đầu tư. Kể từ đại hội VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây

dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực hiện nhất quán chủ trương này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế. Do đó, nguồn lực phục vụ cho công nghiệp hóa dựa vào việc phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn nước ngoài cũng được xác định là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng đối tác đầu tư và các hình thức thu hút vốn nước ngoài.

- Trong quá trình công nghiệp hóa trước đây chúng ta chưa chịu sức ép của cách mạng khoa học - kỹ thuật ghê gớm như ngày nay. Hiện nay đất nước luôn bị đặt trước nguy cơ tụt hậu về khoa học - công nghệ. Do vậy, phải xác định khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên ở xuất phát điểm thấp. Việt Nam không thể đầu tư và phát triển cùng một lúc những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản cho việc lựa chọn. Do đó, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, đồng thời tranh thủ đi nhanh, đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những khâu, những ngành có vai trò quyết định, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nhằm đả bảo sự phát triển bền vững của đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay không phải chỉ tập trung cho công nghiệp mà song song với quá trình đó phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn được tiến hành trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý, có hiệu quả để xây dựng đất nước phát triển một cách bền vững.

Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng đánh dấu bước phát triển quan trọng về nhận thức. Trong công nghiệp hóa, nước ta đi sau nhưng không nhất thiết phải tuần tự theo các bước mà các nước công nghiệp đã trải qua. Con đường đó là sự kết hợp đồng thời nhiều trình độ công nghệ, vừa bước đi tuần tự, vừa hết sức tranh thủ công nghệ hiện đại để đi tắt theo điều kiện cho phép. Chúng ta tranh thủ tối đa khả năng heịen

đại hóa, song sự lựa chọn công nghệ theo tiêu chuẩn hiệu quả phải phù hợp với điều kiện thực tế, chưa thể bỏ qua hoàn toàn công nghệ truyền thống và những bước cơ giới hóa. Đồng thời cần huy động tối đa nguồn nội lực và ngoại lực trong phát triển và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Malaixia (Trang 66 - 71)

w