Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây
Trang 1MỤC LỤCMỤC LỤC
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 0
1.1 Lý luận chung về sự hình thành và phát triển các cụm, điểm côngnghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5
1.1.1 Khái niệm cụm, điểm công nghiệp 5
1.1.2 Vai trò của cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
1.2 Nhân tố tác động và sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệptrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15
1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15
1.2.2 Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
1.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm công nghiệp 25
1.3 Kinh nghiệm phát triển về khu, cụm, điểm công nghiệp 28
1.3.1 Chính sách phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp ở Đài Loan 28
1.3.2 Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan 29
1.3.3 Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ở Malaixia 31
1.3.4 Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc 32
Trang 21.3.5 Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương 34
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆPTRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ TÂY 40
2.1 Tình hình phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở Hà Tây 40
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây 40
2.1.2 Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây 47
2.1.3 Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây 56
2.2 Những thuận lợi và khó khăn 65
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn và dự báo phát triển 65
2.2.2 Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM ĐIỂMCÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY 71
3.1 Định hướng phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa 71
3.1.1 Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp 71
3.1.2 Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề 78
3.2 Giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà tây 81
Trang 3KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CĐCN : Cụm, điểm công nghiệp
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiKCN : Khu Công nghiệp
KCX : Khu Chế xuất
ODA : Vốn phát triển châu ÁTTCN : Tiểu thủ công nghiệpUBND : Uỷ Ban Nhân Dân
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ về cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây 72
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
TTSố biểubảng
3 Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết phát triển làng nghề ở tỉnh
Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình thu hút các dự án đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2006
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xãhội của Đảng ta xác định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tựcường, phát huy mọi tiềm năng, vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mởrộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thíchhợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.
Để thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, điều quan trọng hàng đầu là phải cải tiến căn bản tìnhtrạng nền kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những rào cản những lựclượng cản trở con đường và quá trình đi lên của nền kinh tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất,công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nềnnông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất laođộng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân” “phù hợp với sự phát triển củalực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từthấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ ra rằng: “Giải phóngmạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhândân” Đảng ta chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nôngthôn và nông dân”.
Giai đoạn (2006 - 2010) những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: Đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảngđưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vàonăm 2020” “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy
Trang 8mọi tiềm năng và nguồn lực tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốcđộ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang pháttriển có thu nhập thấp”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng nhanh và bềnvững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng vàhiệu quả, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế giữ vai trò quan trọngtrong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 Phát triển nhanhhơn công nghiệp - xây dựng cần chú ý mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa pháttriển công nghiệp – xây dựng với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và phát
triển về nông nghiệp hàng hóa bền vững Đại hội X xác định: “Hoàn chỉnhquy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hìnhthành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảođảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”.
Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thìvấn đề phát triển các cụm, điểm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triển các cụm, điểm công nghiệp sẽgóp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtiến bộ, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn, giải quyết tốt, có hiệu quả đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn,nông dân trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa nước ta trởthành nước công nghiệp vào năm 2020.
Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển các cụm, điểm côngnghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh HàTây” để nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luậnán tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề về công nghiệp hóa, hiệnđại hóa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về các khu
Trang 9công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam và ở một số địa phương khác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các luận văn, luận án đã cónhiều đóng góp khoa học và tổng kết thực tiễn phong phú, những cách tiếpcận và phương pháp tiếp cận tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệpnông thôn, những vấn đề về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất.Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu và cụ thể về việc pháttriển các cụm, điểm công nghiệp.
Ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển cáccụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theohướng tiếp cận của kinh tế chính trị học Đó là nghiên cứu những nguyên lýchung từ đó vận dụng vào việc phát triển cụm, điểm công nghiệp, gắn với quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ góc độ kinh tế chính trị, hướng tiếp cận và nghiên cứu gồm:
- Sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Làm rõ mối quan hệ kinh tế; các thành phần kinh tế; huy động nguồnlực; huy động vốn đầu tư; các vấn đề về giải quyết việc làm; nhà ở; công tácquản lý đất đai khi phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở giai đoạn (2001 –2006) từ đó chỉ ra phương hướng, giải pháp để phát triển các cụm, điểm côngnghiệp vào năm sau.
Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
4 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về quá trình hình thành, phát triển các cụm côngnghiệp, điểm công nghiệp; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trang 10- Thực trạng về việc gắn phát triển cụm điểm công nghiệp với việc giảiphóng tiềm năng sức lao động, vốn, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật; chuyển dịchcơ cấu kinh tế.
- Phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển cụm, điểm công nghiệp tạiHà Tây.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làphương pháp chủ đạo Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các phương phápkhác như: Phương pháp điều tra, thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp.
6 Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với việc hình thành, pháttriển các cụm, điểm công nghiệp như là một quá trình khách quan.
- Làm sáng tỏ tính đặc thù của việc hình thành các cụm, điểm côngnghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân, kết quả; những yếukém trong phát triển cụm, điểm công nghiệp.
- Định hướng các giải pháp để hình thành và thúc đẩy phát triển cụm,điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt là ởHà Tây).
7 Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,một số biểu bảng số liệu, sơ đồ,… nội dung chính bao gồm khoảng 100 trangđược kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành phát triển các cụm,
điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Chương II – Thực trạng xây dựng và phát triển các cụm, điểm công nghiệp
Trang 11ở tỉnh Hà Tây
Chương III – Phương hướng và giải pháp phát triển các cụm, điểm công
nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tây.
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM,ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA.
1.1.1 Khái niệm cụm, điểm công nghiệp
Trong thời gian qua, các cơ sở công nghiệp của các nước đang pháttriển phần lớn do hạn chế về vốn nên có quy mô vừa và nhỏ, phân bố phântán, khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp Đất đai hữu hạn, dânsố ngày càng tăng Thêm vào đó chi tiêu của Chính phủ cần phải tập trungvào việc phát triển hạ tầng cơ sở về cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Đểđáp ứng yêu cầu trên, việc phát triển công nghiệp cần khuyến khích mọi thànhphần kinh tế và phải tuân theo quy hoạch phát triển nhằm tiết kiệm trong đầutư, tiết kiệm đất đai, có điều kiện để dễ dàng kiểm soát và có biện pháp bảo vệmôi trường một cách thuận lợi và hữu hiệu nhất.
Bởi vậy, các nước cần tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tưcả về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để thu hútđầu tư theo quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũngnhư lâu dài của đất nước Để thực hiện mục tiêu trên, các nước đang pháttriển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi về tài chính, thuậnlợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, xuất phát từ mụctiêu đó đã dẫn tới sự hình thành các khu vực sản xuất tập trung và khái niẹmvề khu, cụm, điểm công nghiệp ra đời
Cụm công nghiệp, điểm công nghiệp là khái niệm được sử dụng kháphổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá củacác nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trên
Trang 13thế giới trong những năm 1970-1980 của thế kỷ trước Với mô hình này đãcho phép hạ thấp chi phí sử dụng thị truờng, tạo điều kiện đổi mới các hànghoá truyền thống và các quy trình truyền thống,
Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nước thì khái niệmcụm công nghiệp, điểm công nghiệp được ra đời từ khi có quyết định số132/2000/QĐ-TTG ngày 24/11/2000 của Thủ Tướng chính phủ và một sốngành nông thôn.
Đây là một hình thức mới với nước ta, cụm công nghiệp, điểm côngnghiệp là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó ra đờivà gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thônvà đặc trưng nhất là tại các làng có nghề truyền thống.
Như ta đã biết sản xuất công nghiệp được tổ chức theo ba loại hìnhchính đó là: theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Tổ chức theo ngành có nghĩa là hình thành và phát triển các chuyên ngànhkinh tế – kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khai thác chế biến và dịch vụ công nghiệp.
Theo thành phần kinh tế thì được hình thành trên cơ sở các cơ sở sảnxuất, kinh doanh công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp Nhànước, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần, CTTNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinhdoanh cá thể.
Theo lãnh thổ thì đó chính là việc hình thành các khu, các vùng lãnhthổ nơi tập hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp Đây chính là tiềnđề để ra đời khái niệm về khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp,
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sản xuất theo lãnhthổ phát triển khá nhanh và có tác động tích cực chủ yếu như:
- Tạo điều kiện tốt hơn để phát triển công nghiệp nhanh và bền vữngnhờ: cải tiến kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật (đường xá, điện nước, thông tin
Trang 14liên lạc), giải quyết vấn đề môi trường do tách khu sản xuất công nghiệp vớikhu dân cư và có phương án xử lý chất thải công nghiệp một cách triệt để, cóđiều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật một các đầy đủ nhất
- Tạo ra sự phân bố công nghiệp đồng đều hơn, họp lý hơn giữa cácvùng, các địa phưong của đất nước
- Huy động được mọi nguồn lực của từng vùng, từng lãnh thổ vào pháttriển công nghiệp.
- Đây là loại hình tổ chức sản xuất đặc biệt phù hợp với các doanhnghiệp vừa và nhỏ.
Đến nay việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ chưa có têngọi thống nhất giữa các địa phương, nơi gọi là cụm, điểm công nghiệp (tỉnhHà Tây), nơi gọi là cụm công nghiệp huyện (tỉnh Nam Định), nơi gọi là cụmcông nghiệp (thành phố Hà Nội) Nhưng nói chung, khá thống nhất vềquan niệm cho rằng là một địa điểm phân bố sản xuất công nghiệp tậptrung bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia đình nhằmkhắc phục ô nhiễm môi trường, tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cho pháttriển sản xuất, kinh doanh công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng, có hệthống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ và đượcthành lập theo quyết định của chính quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện).
Bảng 1.1:
Tình hình phát triển các cụm điểm công nghiệp làng nghề tại một số tỉnh
Số làngnghề của
Quy hoạchđến năm
Diện tích(ha)
Số cụmcông nghiệp
làng nghềđã xây
Diện tích(ha)
Trang 15-Nam Định 86 17 - 15 202,69Như vậy, mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp trên cơsở giải quyết tốt vấn đề tạo ra kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường.Đối tượng vào cụm điểm công nghiệp là cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanhnghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình) ở làng nghề chuyển đến Cụm,điểm công nghiệp đã Thực hiện sự tách biệt khu vực sản xuất khỏi khu vựcdân cư sinh sống và được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dânđịa phương (tỉnh, huyện).
Trong quá trình nghiên cứu tại địa phương thì bản thân tác giả luận văncho rằng với đặc thù là một tỉnh có số lượng làng nghề chiếm trên 20% sốlượng làng nghề trên toàn quốc thì việc UBND tỉnh Hà Tây có quy định vềtên gọi là cụm công nghiệp và điểm công nghiệp là khá phù hợp vói tình hìnhsản xuất công nghiệp của địa phương
Tóm lại,
Cụm công nghiệp: là địa điểm tập trung sản xuất kinh doanh và dịch
vụ phục vụ công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, táchbiệt với khu dân cư, có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chung đượcxây dựng đồng bộ, bảo đảm đầy đủ các điều kiện để sản xuất thuận lợi, antoàn và bền vững.
Cụm công nghiệp có thể nằm trong địa bàn một hoặc một số huyện douỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; khi lập quy hoạch xây dựng cụm côngnghiệp phải bảo đảm việc kết nối đồng bộ giữa các công trình kỹ thuật hạ tầngtrong và ngoài hàng rào, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và có một hệ thống hạtầng xã hội tương ứng.
Điểm công nghiệp: là địa điểm sản xuất và dịch vụ phục vụ cho sản
xuất của các cơ sở ngành nghề ở địa phuơng (hộ gia đình, các cá nhân, tổ,
Trang 16nhóm hợp tác, hợp tác xã) và trong trưòng hợp cụ thể có thể có một số doanhnghiệp quy mô nhỏ tại địa phương đó các các ngành nghề phù hợp mục tiêucủa điểm công nghiệp; tách bạch với khu dân cư, có hệ thống công trình hạtầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện đểsản xuất thuận lợi, an toàn và bền vững.
Điểm công nghiệp chủ yếu trong địa bàn một xã (phường thị trấn), douỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận về chủtrương của UBND tỉnh.
Phân biệt: cụm công nghiệp và điểm công nghiệp
Nhìn vào 2 khái niệm về cụm công nghiệp và điểm công nghiệp, ta cóthể thấy rằng giữa 2 khái niệm này có nét tương đồng, đó là:
Về mục đích: cả cụm công nghiệp và cụm công nghiệp đều có mụcđích là tập trung các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp vào mộtvùng có điều kiện hơn về chế độ vị trí để sản xuất kinh doanh, đảm bảo chosự phát triển đúng định hưóng của chính quyền địa phương: quy hoạch vùngkinh tế, bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí xã hội.
Về cách thức tổ chức: Cụm công nghiệp và điểm công nghiệp đều có sựtách bạch vơi khu dân cư, đây cũng chính là sự cần thiết để đảm bảo ngươidân có cuộc sống đầy đủ, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp,hay ô nhiễm môi trường Cụm điểm công nghiệp đều có một hệ thống hạ tầngkỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện để cácdoanh nghiệp sản xuất thuận lợi nhất, an toàn nhất.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì giữa hai khái niệm này cũng có sự khácbiệt:
Về cấp quản lý: Cụm công nghiệp thì do UBND tỉnh ra quyết định
thành lập, còn điểm công nghiệp thì đựoc phân cấp cho cấp huyện quản lý Cóthể thấy rằng, ở đây thì khái niệm cụm công nghiệp có thể nằm trên địa bàn
Trang 17nhiều huyện của một tỉnh do vậy do vậy cần có sự quản lý của UBND Tỉnh,còn điểm công nghiệp do chỉ nằm trên địa bàn các xã do vậy thì cấp quản lýgần nhất là UBND huyện.
Về quy mô, số luợng: Cụm công nghiệp có quy mô lớn hơn diểm công
nghiệp, do cụm công nghiệp tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn cácđiểm công nghiệp thì chủ yếu tập hợp các “hộ sản xuất” do vậy quy mô sẽnhỏ hơn, Tuy nhiên thì số lượng của cụm công nghiệp lại ít hơn số lượngđiểm công nghiệp, do quy mô nhỏ, mô hình gọn do vậy việc thành lập điểmcông nghiệp cũng nhanh và dễ dàng hơn, điều kiện các cơ sở sản xuất kinhdoanh được tham gia cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Qua sự phân biệt giữa cụm công nghiệp, điểm công nghiệp thì ta có thểthấy về cơ bản là hai loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp này là tươngđồng, có khác chăng chỉ là cấp độ và quy mô mà thôi Điều này cũng hoàntoàn đúng vì trong phạm vi một tỉnh thì chỉ có UBND tỉnh mới có quyền cócác chính sách đối với các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cấp huyện vàcấp xã đều phải căn cứ vào các quy định chung của tỉnh để thực hiện Do vậy,trong luận văn chỉ tập trung đến khái niệm cụm, điểm công nghiệp để là rõ vaitrò phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiẹnđại hoá.
Phân biệt cụm, điểm công nghiệp với các khu công nghiệp, khu chế xuất
Khu chế xuất:
Khu chế xuất có tính chất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của một nước được thành lập vớinhững điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý, quản lý và kỹ thuật hạ tầng trênmột địa bàn hạn chế để thu hút đầu tư của các nước phát triển đặc biệt làCông ty xuyên quốc gia Khu chế xuất, ngày nay có các định nghĩa sau:
Theo Điều lệ hợp đồng của WEPZA (Hiệp hội các Khu chế xuất thế
Trang 18giới) thì Khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các nướccho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bấtkỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận Địnhnghĩa này về cơ bản đồng nhất Khu chế xuất với khu vực WEPZA công nhậnvà Khu chế xuất khu vực miễn thuế
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Khuchế xuất thì “Khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, đượchưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và sản phẩmmục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu Chế độ thuế quan được ban hành vớinhững quy định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nướcngoài” Với định nghĩa này, hoạt động chính trong Khu chế xuất là sản phẩmcông nghiệp.
Theo Qui chế KCN, KCX, – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CPngày 24 tháng 4 năm 1997, Khu chế xuất là “khu chuyên sản xuất hàng xuấtkhẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuấtkhẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủhoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập” Như vậy, về cơ bản, Khuchế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo như định nghĩa của UNIDO.
Khu công nghiệp:
Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhà đầutư nước ngoài – đối tượng đầu tư chủ yếu vào KCN vì họ hy vọng vào thịtrường nội địa, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hóacủa mình Hơn nữa, việc mở cửa thị trường nội địa cũng phù hợp với xuhướng tự do hoá mậu dịch trên thế giới và khu vực Việc cho phép tiêu thụhàng hóa tại thị trường trong nước không những tạo nên yếu tố kích thíchcạnh tranh sản xuất trong nước, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu mà còngóp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập khẩu lậu.
Trang 19Có hai quan niệm về khu công nghiệp, đó là:
Thứ nhất, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sảnxuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng,nhà ở Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tế đặc biệt nhưKCN Bat Tam, In-đô-nê-xi-a, công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan vàmột số nước Tây Âu.
Thứ hai, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ởđó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp,không có dân cư sinh sống Mô hình này được xây dựng ở một số nước nhưMa-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Đài Loan.
Còn theo Nghị định 36/CP thì: KCN là “khu tập trung các doanhnghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ chosản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinhsống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập TrongKCN có thể có doanh nghiệp chế xuất” Như vậy, KCN ở Việt Nam đượchiểu giống với định nghĩa thứ hai ở trên.
Phân biệt: Đối chiếu với quy định của Nghị định 36/CP của chính phủ
thì tác giả cho rằng cụm, điểm công nghiệp là một hình thức biểu hiện củakhu công nghiệp Nó thích ứng với trình độ thấp của phát triển công nghiệpnông thôn ở Việt Nam hiện nay và khác hoàn toàn với khái niệm khu chế xuất– chủ yếu liên quan đến vấn đề nước ngoài.
Khác với khu công nghiệp tập trung, Cụm, điểm công nghiệp có quymô nhỏ hơn, sản xuất thường tập trung vào một loại sản phẩm mang tên củalàng nghề, điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, kết cấu cơ sở hạ tầngkém hơn và do chính quyền địa phương (tỉnh, huyện ) quyết định thành lập.
Cụm, điểm công nghiệp khác với khu công nghiệp vừa và nhỏ ở chỗ:Khu công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ được
Trang 20hình thành chủ yếu do phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, do di chuyểncác doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố, thị xã vào để khắc phục ô nhiễmmôi trường Còn cụm, điểm công nghiệp gồm các cơ sở có xuất xứ là các hộkinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề.
1.1.2 Vai trò của cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa
Việc thành lập cụm công nghiệp, điểm công nghiệp có tác động rất lớnđối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với sự pháttriển ngnàh công nghiệp của một quốc gia Việc phát triên cụm điểm côngnghiệp cho phép tổ chức cơ cấu lại kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, bảovệ môi trường, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuậtsản xuất và xã hội cho khu vực Vai trò phát triển cụm, điểm công nghiệptrong quá trình công nghiẹp hoá, hiện dại hoá được thể hiện trên một số mặtsau đây:
1.1.2.1.Huy động vốn đầu tư phát triển
Sự hình thành và phát triển cụm, điểm công nghiệp gắn liền với nhữngmục tiêu thành lập cụm, điểm công nghiệp và mục tiêu của nhà đầu tư.
Phân tích từ giác ngộ vĩ mô, có thể tóm tắt lại mục tiêu cơ bản và thốngnhất như sau:
- Thu hút vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch
Đây là mục tiêu quan trọng nhất của cụm, điểm công nghiệp Với tínhchất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi trường đầu tư chung, cụm, điểmcông nghiệp trở thành công cụ hữu hiệu thu hút vốn đầu tư, để mở mang hoạtđộng sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuấtnhỏ
Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề mặt bằng và vốn sản xuất luôn là haivấn đề luôn bức súc nhất Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sản xuất nhỏ,
Trang 21các doanh nghiệp, hộ sản xuất không có điều kiện về vốn để có thể mở rộngsản xuất, đi thuê mặt bằng Trong đó khi muốn mở rộng sản xuất, tập trungvào phát triển các sản phẩm thì lại cần vốn lớn Việc phát triển cụm điểmcông nghiệp chính là để giải quyết vấn đề này Như ta đã biết, sự phát triểncông nghiệp cần phải tuân thủ quy hoạch vùng, lãnh thổ để tránh đầu tư phântán, lãng phí đất đai, khó kiểm soát được môi trường Với cụm điểm côngnghiệp các doanh nghiệp có điều kiện tập trung vốn để phát triển.
1.1.2.2 Giải quyết việc làm lao động
Mở rộng cụm, điểm công nghiệp để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc làmột trong những mục tiêu quan trọng của các nước phát triển.
Thực tiễn cho thấy, cụm, điểm công nghiệp là công cụ hữu hiệu thựchiện chiến lược lâu dài về toàn dụng lao động ở các nước đó Với cụm điểmcông nghiệp, việc giải quyết lao động nông nhàn tại chỗ là rất phù hợp Cácdoanh nghiệp trong cụm, điểm công nghiệp là các doanh nghiệp xuất phát từsản xuất nhỏ, hộ gia đình và đặc biệt là có yếu tố làng nghề
Việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nàycó liên quan rất nhiều đến vân đề nghề truyền thống tại địa phưong đó Đâychính là điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động lực lượng lao động tạichỗ một cách hiệu quả mà vấn đề đào tạo nghề không quá khó khăn Đối vớingười nông dân thì đây cũng chính là nơi mà họ rất muốn đến
1.1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài.
Xây dựng cụm, điểm công nghiệp, theo quy hoạch phát triển tổng thểvề kinh tế xã hội tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụsản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư saunày Do vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng chiến lượcphát triển lâu dài
Trang 22Xây dựng cụm điểm công nghiệp nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới,thu hút lao động, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nước thông qua cáchợp đồng gia công, cung cấp nguyên liệu là thực tế diễn ra ở nhiều doannghiệp trong các nước Cụm , điểm công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiệndẫn dắt công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ công nghiệp, tàichính, ngân hàng, cung cấp nguyên liệu đến dịch vụ dân sinh phục vụ laođộng trong các ụm điểm công nghiệp Đồng thời, thu hút lao động vào cáccụm điểm công nghiệp cũng sẽ tạo nên sự tập trung dân cư tác động đến việcphân bố lại dân cư, tại những vùng có cụm, điểm công nghiệp để hình thànhcác đô thị, thành phố công nghiệp.
- Làm cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúcđẩy sự phát triển kinh tế trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của cụm,điểm công nghiệp
1.1.2.5 Nâng cao hiệu quả kinh tế
Đối với nhà đầu tư, mục tiêu cao nhất là thu được lợi nhuận tối đa, chiphí đầu tư thấp nhất Do vậy đầu tư vào cụm điểm công nghiệp, nhà đầu tư
Trang 23được hưởng những ưu đãi riêng của nhà nước đối với cụm, điểm công nghiệpvà lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho thực hiệndự án Với nhưng lợi thế như vậy các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiẻuđến mức tối đa chi phí sản xuất điều đó dẫn đến giảm giá thành sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu, nhu cầu của thịtrưòng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CỤM, ĐIỂMCÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ1.2.1 Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụmđiểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc hìnhthành và phát triển cụm điểm công nghiệp nói riêng cũng như quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung.
Trình độ của lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn chung nhất, cơ bản nhấtcủa phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất với mức độnhất định đã quy định sự vận động đi lên của xã hội qua đó sự chuyển tiếp từphương thức sản xuất này sang phưong thức sản xuất khác quy định trình độcủa từng yếu tố bên trong chúng Biểu hiện của trình độ của lực lượng sảnxuất là trình độ kỹ thuật và năng suất của tu liệu sản xuất, ở trình độ lànhnghề và tri thức chung của nguời lao động, ở trình độ phát triển của khoa họông nghệ và khả năng ứng dụng chúng trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Phát triển sản xuất trong các cụm, điểm công nghiệp là một quá trìnhchuyển giao phương thức sản xuất, từ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sangsản xuất tập trung, có nang suất cao Vậy khi chuyển sang một phương thứcsản xuất mới tiến bộ hơn thì vấn đề đặt ra là trình độ phát triển của lực lượngsản xuất có theo kịp không, mà ta đa biết là trình độ của lực lượng sản xuất
Trang 24không dừng lại ở việc đánh giá trình độ phát tiển của từng yếu tố riền biệt củalục lượng sản xuất.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ diễnra với tốc độ ngày càng nhanh, chu kỳ sống của một công nghệ ngày càng bịrút ngắn, Nước ta là một nước nông nghiệp sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trìnhđộ khoa học công nghệ lạc hậu, chưa có nền sản xuất hiện đại Việc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần phai xây dựng được một nềnsan xuất hiện đại, hàm lượng công nghệ ngày càng cao
Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề là chuyển từ sản xuất phântán, manh mún sang sản xuất tập trung, do đó thúc đẩy và tạo điều kiện đổimới công nghệ Nhờ có cụm công nghiệp làng nghề nên có thể áp dụng cácdây chuyền công nghệ mới, có công suất lớn hơn và hiện đại hơn Do vậy,khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các ụmđiểm công nghiệp, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi cụm,điểm công nghiệp.
- Tính đa dạng của sản xuất hàng hoá
Ở nước ta, quá trình phát triển nề kinh tế thị trường, định hướng xã hộichủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thì quá trình nâng cao trình độ xãhội hoá sản xuất là xu hướng tất yếu Để thực hiện quá trình xã hội hoá sảnxuất thì đòi hỏi phải thực hiện một số quy luật khách quan của nề sản xuấthàng hoá, đó là sự đa dạng về hình thức sở hữu, về các thành phần kinh tế vàcác hình thức kinh tế.
Với tính đa dạng của sản xuất hàng hoá thì sản phẩm làm ra là kết quảlao động của nhiều người, nhiều ngành, thậm chí là nhiều nước Điều này cótác động lớn đến việc phát triển và vấn đề phân công lao động trong cácdoanh nghiệp của nước ta Đây là vấn đề các nhà hoạch định chính ách cần rấtlưu ý trong ván đề định huớng phát triển Cụm, điểm công nghiệp sao cho sản
Trang 25xuất phải phù hợp vói các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, tránhchủ quan, áp đặt trong việc phát triển sản xuất.
- Vai trò của Nhà nước với các chính sách vĩ mô
Chính sách là một loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nórộng lớn hơn các quyết định tác nghiệp, đó là những quyết định chung, hướngdẫn đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu quản lý.
Để thực hiện mục tiêu phát triển cụm, điểm công nghiệp địa phươngđều có những chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển cụm, điểmcông nghiệp Chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp là các quyết địnhvề thu hút đầu tư theo quy hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế củađịa phương, đảm bảo sự phân bố hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động để tạođiều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trương pháttriển công nghiệp thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyểndịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Điều quan trọnglà chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo đạt mục tiêu đềra của cơ quan Nhà nước nhưng cũng đảm bảo tính hấp dẫn với nhà đầu tư.
Cụm, điểm công nghiệp có thể do Nhà nước hoặc tư nhân sở hữunhưng đều là đối tượng của quản lý nhà nước Nhà nước thực hiện chính sáchphát triển cụm, điểm công nghiệp với ba chức năng hoạch định, điều hành vàtham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển cụm, điểm côngnghiệp.
Với chức năng hoạch định, nhà nước quyết định chủ chương, quyhoạch chung phát triển cụm, điểm công nghiệp; mục tiêu, phương hướng hoạtđộng và qui mô của từng cụm, điểm công nghiệp trên cơ sở chiến lược chungkinh tế – xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước Hiện nay,vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề tạo việc làm cho nông dân sau khi Nhà
Trang 26nước thu hồi đất để xây dựng cụm điểm công nghiệp, vấn đề chính sách ưuđãi cho các doanh nghiệp đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành vàphát triển của các cụm điểm công nghiệp
- Sự phát triển của kinh tế thị trường
Thực hiện công cuộc đổi mới được khởi xưóng từ Đại hội Đại biểuĐảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, 1986, với những đổi mới căn bản vềnhận thức và tư duy kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi cơ bản diệnmạo các doanh nghiệp tại nước ta, các doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp sẽbị đào thải theo quy luật khách quan của ơ chế thị trường, các doanh nghiệphoạt động trong môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, không phân biệt cácloại hình doanh nghiệp Cơ chế thị trường đã thực sự giúp các doanh nghiệpđứng trên “đôi chân” của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay, một trong những nhân tố qun trọng hàng đầu giúp các doanh nghiệpnâng cao năng lực cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm, trong lĩnh vựcnày thì cụm điểm công nghiệp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển củadoanh nghiệp Các dự án đầu tư trong các cụm điểm công nghiệp về cơ bản lànhững dự án đầu tư có tính chất chiều sâu: trang thiết bị được đổi mới, đồngbộ, chi phí được tinh giảm tới mức tối đa, phương pháp quản lý tiến bộ, tiếpcận dần với phương pháp quản lý hiện đại, phong cách của một nền sản xuấtcông nghiệp được hình thành Với các lợi thế đó các san phẩm sản xuất ra cóchất lượng ổn định và tốt hơn Vì vậy đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh cóhiệu quả trên thị trưòng và có chỗ đứng trong thị trường Nói cách khác, vớinhững ưu thế nhất định của mình thì các doanh nghiệp trong các cụm điểmcông nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường rõ nét hơn các doanh nghiệpngoài hàng rào cụm điểm công nghiệp
Trang 27- Quá trình hội nhập và tác động của hội nhập
Quá trình hội nhập đã và đang có những tác động mãnh mẽ tới nền kinhtế Việt Nam, với chủ trương mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặcbiệt là sự kiện việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giớiWTO, việc mở cửa nền kinh tế đã đưa các doanh nghiệp nước ta đến nhữngthời cơ mới, một thị trường mới, rộng lớn mở ra, Tuy nhiên bên cạnh đó, thìthách thức đối với nền kinh tế nước ta là rất lớn Nước ta có xuất phát điểmthấp, các doanh nghiệp chưa có đủ năng lực thực sự để cạnh tranh trong môitrường toàn cầu, năng suất lao động còn thấp, hàm lượng khoa học công nghệtrong các sản phẩm còn yếu Vậy một câu hỏi lớn được nêu ra là làm thế nàođể các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trườngtrong điều kiện hội nhập mạnh mẽ hiện nay? Câu trả lời đó chính là ở cácdoanh nghiệp, ở sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước đối vói nền kinh tế.Chủ trương thành lập và phát triển các cụm, điểm công nghiệp là một chủtrương đúng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn để nâng cao nănglực cạnh tranh trên thương trường, đồng thời qua đó giúp Nhà nuớc có thể cóchính sách kinh tế hợp lý để có biện pháp vỹ mô đối với nền kinh tế Đó lànhững định hướng vĩ mô về: ngành nghề, về thị trường, về lao động, vềnguyên liệu đầu vào Qua đó, mỗi cụm, điểm ông nghiệp sẽ phát huy đượcthế mạnh để có thể đưa sản phẩm của Việt Nam không những cacnhj tranhđược môi trưòng trong nước mà còn vươn ra thị trưòng quốc tế.
1.2.2 Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
- Yêu cầu giải phóng sức sản xuất
Trong những năm qua, với những kết quả đạt được trong việc phát triểncụm điểm công nghiệp thì nổi lên nhất chính là sức sản xuất được giải phóng,quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các cụm điểm công
Trang 28nghiệp liên tục được mở rộng, vơi qui mô ngày càng lớn.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nâng cao đáng kể trong thời gianqua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cả nước tăng đều quacác năm từ 1996 trở lại đây (từ năm 1991 – 1996, giá trị xuất khẩu của cácdoanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp không đáng kể do các cụm, điểm côngnghiệp và các doanh nghiệp mới hình thành và đi vào hoạt động Tổng giá trịkim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm,điểm công nghiệp thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăngbình quân khoảng 18%/năm; trong kế hoạch 5 năm 2001- 2006, giá trị xuấtkhẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đạt trên22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm – cao hơn tốc độ tăng trưởngbình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước (đạt bình quân khoảng17%/năm) Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệpvà cụm, điểm công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đãtăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2005 Đặc biệt,giá trị xuất khẩu của các khu công nghiệp và cụm, điểm công nghiệp, doanhnghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vàđạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005 Cùng với việc tăng tỷ trọng côngnghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp còn góp phần tạonguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm bớt việc nhập khẩuhàng hóa từ bên ngoài
Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm,điểm công nghiệp thời kỳ2001 – 2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bìnhquân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trongkế hoạch 5 năm 1996 – 2000.
Các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp bước đầu có đóng góp tíchcực vào ngân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng giá trị nộp ngân
Trang 29sách của các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45 %/năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm1996 – 2000.
- Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế
Một trong những mục tiêu lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi tham
gia vào cụm, điểm công nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế so với ngoài
cụm, điểm công nghiệp Việc phát triển cụm, điểm công nghiệp sẽ góp phầnsử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăngcường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế.
Một trong những lợi thế thu hút đầu tư của các cụm, điểm công nghiệplà thuận lợi và sẵn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cùng với việc gia tăng diện tíchthành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các cụm, điểm côngnghiệp đã thành lập và hoàn thành cơ sở hạ tầng, số lượng ngày càng tăng
Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các cụm, điểmcông nghiệp đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:- Trong thời kỳ 2001 – 2005, các KCN, cụm, điểm công nghiệp cả nướcđã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN,cụm, điểm công nghiệp đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005.
- Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của cácKCN, cụm, điểm công nghiệp đã vận hành thu hút được 1,93 triệu USD tăng60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/ha).
- Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đềuqua các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩubình quân hàng năm trong kế hoạch 2001 - 2005 đạt 0,33 USD/ha.
Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển các khu công nghiệp, cụm, điểmcông nghiệp là rất rõ ràng Cho đến thời điểm hiện nay (12/2005) theo số liệu
Trang 30điều tra, 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 4-5 lao động, trong khi tạicác khu công nghiệp số lượng lao động thu hút bình quân từ 80-100 người.Về giá trị sản xuất, 1 ha đất trồng trọt trung bình tạo ra khoảng 10 triệu đồnggiá trị sản xuất trong khi 1 ha đất cụm, điểm công nghiệp đã cho thuê tạo rakhoảng 30 tỷ đồng.
Việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp đã góp phần tích cực làmcho nền kinh tế đất nước sống động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn lựcchưa được khai thác thành những của cải vật chất cụ thể, làm giàu cho đấtnước, Không ít vùng nông thôn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hóa, ít có khảnăng sinh lợi, sau khi xây dựng cụm, điểm công nghiệp, thu hút được các nhàđầu tư kinh doanh, đã trở lên sầm uất, đời sống kinh tế - xã hội trong vùngnhư được “lột xác”.
- Hướng phát triển và việc thành lập các cụm, điểm công nghiệp
Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần quan trọng trongviệc hình thành các cụm, điểm công nghiệp Các cụm, điểm công nghiệp đãgóp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thựchiện các chính sách xã hội.
Trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao và có xu hướnggia tăng như hiện nay, việc thu hút hàng chục vạn lao động vào các cụm, điểmcông nghiệp trong đó có một phần đáng kể lao động nông thôn dư là mộtđóng góp lớn về mặt xã hội Đóng góp của cụm, điểm công nghiệp vào giảiquyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Phát triển cụm, điểm công nghiệp, mở ra một không gian kinh tế rộnglớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làmcho lao động xã hội Lực lượng lao động trong cụm, điểm công nghiệp giatăng cùng với sự gia tăng các cụm, điểm công nghiệp thành lập mới và mởrộng các dự án hoạt động trong cụm, điểm công nghiệp.
Trang 31- Cụm, điểm công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹthuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vựcvà quốc tế Do đó, cụm, điểm công nghiệp đóng góp rất lớn vào đào tạonguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền côngnghiệp hiện đại
- Phát triển cụm, điểm công nghiệp đồng nghĩa với hình thành và pháttriển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ trungbình ở nước ta Hiện nay, lao động làm công ăn lương ở nước ta có khoảng25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọngđiểm, các thành phố lớn, KCN, cụm, điểm công nghiệp Đây là một sự tác độngrất lớn của khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đến phát triển thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập ở nước ta.- Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lýcho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể tiếp cậncách thức, phương thức quản lý chuyên nghiệp
Cụm, điểm công nghiệp đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trườngsinh thái
- Cụm, điểm công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp côngnghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải rađể xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp dophân tán về địa điểm sản xuất.
- cụm, điểm công nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sởsản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tậptrung ô nhiễm.
- Thực tế cho thấy một số các cụm, điểm công nghiệp thực hiện rất tốtvà hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thựcsự là những “công viên công nghiệp”,
Trang 32- Nhà nước tổ chức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sựquản lý của Nhà nước là phương châm phát triển kinh tế xã hội nước ta Vaitrò định hướng của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước là rất quan trọng đặc biệt trong vấn đề cơ chế chính sách phát triểncông nghiệp, vấn đề tổ chức cách thức sản xuất công nghiệp Trong thời gianqua, với định hướng tổ chức của Nhà nước thì cụm, điểm công nghiệp cóđóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa doanh nghiệp hóa ngành nghề, nângcao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phầnchuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và mở rộng mốiquan hệ hợp tác quốc tế.
Một trong những mục tiêu nhằm thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa trong phạm vi địa phương và trên cả nước Trong những năm qua,các KCN, cụm, điểm công nghiệp đã là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước vàchính quyền địa phương thu hút các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụcông nghiệp để thực hiện mục tiêu này.
Thúc đẩy quá trình tập trung hoá sản xuất
Hoạt động của các cụm, điểm công nghiệp mặc dù mới được 15 nămnhưng bước đầu đã có những tác động lan tỏa tích cực ở một số mặt cụ thểnhư:
- Cụm, điểm công nghiệp mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùngtập trung xung quanh cụm, điểm công nghiệp Liên kết ngành trong cụm,điểm công nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trongphạm vi nội bộ cụm, điểm công nghiệp bởi những ngành nghề bổ trợ lẫnnhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong cụm, điểm công nghiệp đã tạo
Trang 33điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệpcụm, điểm công nghiệp hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các cụm, điểmcông nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xungquanh cụm, điểm công nghiệp.
- Các cụm, điểm công nghiệp ra đời đã tạo nên pnhững vùng côngnghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyênliệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng caogiá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất.Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các cụm, điểm công nghiệp thuộc vùng đồngbằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tạiKCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ góp phần tiêu thụ nông sảncủa các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiệnmột bước đời sống nông dân.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt làtrong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cụm, điểmcông nghiệp với vai trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đã thựcsự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mụctiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm côngnghiệp
Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiếnlược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lượcmậu dịch quốc tế, địa phuơng xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm côngnghiệp Bởi vậy khi xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệpphải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lượcphát triển kinh tế chung Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công
Trang 34nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thuhút đầu tư của từng thời kỳ.
Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lựclượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vàbảo vệ môi trường, môi sinh Đồng thời phát triển cụm, điểm công nghiệp cũngcần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính pháttriển bền vững Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần phải tính đến sựphát triển hài hoà giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữacác vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước.
Hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế
Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợiích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư Các biện pháp ưu đãi kinhtế áp dụng tại cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đốivới ngoài cụm, điểm công nghiệp; bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thểchế hoá về mặt pháp lý Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnhlinh hoạt để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế –xã hội Các ưu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cầnphải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm, điểm công nghiệp bao gồm: - Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm, điểm công nghiệp và ổnđịnh.
- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà
xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh, ngoại đối - Giá cả hợp lý, ổn định.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâmđến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt
Trang 35động kinh tế sau này Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm công trình tronghàng rào và ngoài hàng rào cụm, điểm công nghiệp.
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là công trình phụ thuộc vàoquy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và đòi hỏi vốn lớn Vì vậy, nhà nướcthường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy độngvốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cụm, điểm côngnghiệp, thông thường huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp và tưnhân Đây thực chất là doanh nghiệp đất đai và bất động sản dễ thu lợi nhuậncao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nên rủi ro cũng lớn Việccho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệplà biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng chongân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư pháttriển hạ tầng
Phát triển cụm, điểm công nghiệp có tác dụng lan toả về kinh tế và xãhội của vùng, lãnh thổ như áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nênhiện tượng tập trung lao động, làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp Cũng như các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuậtphải được nhà nước thực hiện trước một bước và đảm bảo cho sự phát triểnlâu dài của cụm, điểm công nghiệp và của vùng, lãnh thổ
Chính sách quản lý thích hợp, thuận lợi cho nhà đầu tư
Cho nhà đầu tư luôn mong muốn hoạt động trong môi trường có thủ tụcđơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi Nếu hoạt động trong môitrường có cơ chế quản lý rườm rà, chậm chạp, quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu,tốn kém thời gian sẽ có làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì họ có thể mất đicơ hội trong kinh doanh, tốn kém thời gian, tiền bạc Đối với cụm, điểm côngnghiệp việc xây dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý
Trang 36thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng môitrường đầu tư.
Quản lý nhà nước đối với phát triển cụm, điểm công nghiệp được xâydựng tuỳ thuộc vào thể chế, điều kiện của mỗi địa phuơng trong từng thời kỳ.Bộ máy quản lý cụm, điểm công nghiệp gọn nhẹ, tinh giản, có đầy đủ chứcnăng, quyền hạn để đưa ra những quyết định kịp thời trước những yêu cầu củacác nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng có thể giám sát,quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong cụm, điểm côngnghiệp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng can thiệp trực tiếp của nhiều cơquan nhà nước Bộ máy quản lý đòi hỏi phải có đội ngũ công chức có tinhthần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ và xu thếphát triển chung.
Chính sách về xúc tiến và vận động đầu tư
Nhà đầu tư không mong muốn đầu tư vào một địa bàn không ổn địnhchính trị, có chính sách, luật pháp thay đổi tuỳ tiện bất lợi, không cởi mở,không chân thành, thiếu thiện ý và bất bình đẳng Công tác xúc tiến và vậnđộng đầu tư là quá trình có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục đích giới thiệumôi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vàocụm, điểm công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầutư Nhà nước phải chủ động và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tàichính cho hoạt động này Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, nhà nướccũng cần có sách lược như lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tốiđa nguồn vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầuphát triển của vùng.
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VỀ KHU, CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP1.3.1 Chính sách phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp ở Đài Loan
Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môitrường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các khu chế xuất, tiếp theo là
Trang 37các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Năm 1960, Chính phủ Đài Loan banhành Bộ Luật khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ luật nâng cấp sảnnghiệp Hơn 30 năm qua, Đài Loan đã có 95 KCN, CĐCN được hoạch địnhvới tổng diện tích hơn 13000 ha đã được hoàn thành và 19 KCN,CCN vớitổng diện tích hơn 19800 ha đang trong quá trình xây dựng Riêng cácKCN,CĐCN đã hoàn thành, thu hút được gần 9.400 nhà máy với hơn 35 vạnlao động trực tiếp đã là nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trưởng sảnxuất công nghiệp ở Đài Loan Nói đến thành công về KCN, CĐCN, KCX ởĐài Loan phải kể đến sự thành công của các KCX Cao Hùng (60ha), Nam Tử(98ha), Đài Trung (25ha) Sau 27 năm hoạt động, 3 KCX này đã thu được 20tỷ USD lợi nhuận và tạo việc làm cho 96000 lao động.
Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, CĐCN, KCX được hưởng nhữngưu đãi về tài chính và quản lý Cơ quan quản lý KCX ở Đài Loan thực hiệnviệc quản lý KCX theo cơ chế dịch vụ một cửa từ việc xét duyệt đầu tư, chothuê mặt bằng đến việc cung cấp các dịch vụ Tuy nhiên, do vấn đề laođộng, công nghệ và ô nhiễm môi trường hiện nay trong các KCN, CĐCN,KCX đã thúc đẩy các nhà đầu tư di chuyển cách ngành đòi hỏi nhiều laođộng, công nghiệp thấp, dễ gây ô nhiễm sang các nước khác để phát triểnnhững ngành có hàm lượng chất xám cao, công nghiệp cao,sản xuất các sảnphẩm có giá trị kinh tế cao.
1.3.2 Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan
Thái Lan phát triển mô hình KCN, CĐCN, KCX từ năm 1970 Mô hìnhKCN, CĐCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN, CĐCN tập trung tổnghợp, bao gồm KCN, CĐCN, KCX và các khu dịch vụ Cho đến cuối năm2000, Thái Lan có 55 KCN, CĐCN tập trung với tổng diện tích hơn 14000 ha.Khu công nghiệp của Thái Lan được phân bố theo ba vùng Vùng I, bao gồmBangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện
Trang 38tích gần 2800 ha Vùng II, bao gồm 12 tỉnh tiếp theo có19 KCN, CĐCN đượcthành lập có tổng diện tích 5300ha Vùng III, bao gồm 58 tỉnh còn lại, có 25KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích 5900ha Trong số KCNMaptaphut là KCN lớn nhất với diện tích 1180ha; bên cạnh đó cũng có KCN,CĐCN có quy mô diện tích nhỏ vài chục ha.
Các KCN, CĐCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặcthông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority ofThailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan – Board of Investment (BOI);hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT Do vậy,phương thức đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng Nhàđầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN, CĐCN đã pháttriển hạ tầng.
Đầu tư vào các KCN, CĐCN Thái Lan, các nhà đầu tư được hưởng ưuđãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa Các ưu đãi về tài chính đượcxác định theo vùng ưu đãi đầu tư Vùng III là vùng ưu đãi nhất Đồng thời,Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư Nhiều ngành côngnghiệp không được phép đầu tư vào Vùng I mà chỉ được phép đầu tư vàovùng II hoặc vùng III Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm cao su,caramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ phải đặt ở vùng II hoặc vùng III; ngànhsản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống coca, đường ăn, sản phẩmmay mặc thông thường, lưới đánh cá phải đặt ở vùng III Nhìn chung cácngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nguyên liệungành nông nghiệp được quy hoạch xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận Đây cũnglà kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch vàbố trí các cơ sở công nghiệp.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, Thái Lan cũng ápdụng mô hình quản lý dịch vụ “một cửa” đối với KCN, CĐCN Các doanh
Trang 39nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại EAIT, EAIT cóđại diện của các Bộ, Ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng tại cácvùng, các KCN EAIT như một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ đầu tưxây dựng và kinh doanh đất đai, cơ sở hạ tầng, đồng thời có chức năng theoluật được cấp chứng nhận ưu đãi cho doanh nghiệp, hướng dẫn đầu tư, chịu tnxúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN, CĐCN Hiện nay, cơ chế này hoạt động rấtcó hiệu quả.
1.3.3 Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ởMalaixia
Thực hiện chính sách phát triển theo quy hoạch, Chính phủ Malaixiacũng phát triển mô hình KCN, CĐCN từ năm 1970 Tính đến năm 1997, đãcó 206 KCN, CĐCN và 14 khu tự do được thành lập với tổng diện tích hơn30 nghìn ha Chính phủ Malaixia cũng khuyến khích khu vực tư nhân pháttriển các KCN, CĐCN (24 khu) Hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đềutập trung trong các KCN, CĐCN Việc quy hoạch phát triển KCN, CĐCN docác cơ quan Trung ương đảm nhận Cụ thể là Bộ tài chính quyết định địađiểm xây dựng KCN, CĐCN.
Về phát triển cơ sở hạ tầng, mỗi bang của Malaixia thành lập tổngCông ty phát triển (SEDC) có nhiệm vụ không chỉ mua đất xây dựng hạ tầngtrong các KCN, CĐCN để bán hoặc cho thuê lại mà còn có nhiệm vụ xâydựng cơ sở hạ tầng khu vực và kinh doanh các công trình khác như nhà ở, khuvui chơi giải trí, bến cảng, hệ thống cấp điện, cấp nước Với phương thức này,việc phát triển hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch được thực hiện tốt và đồng bộ.Về quản lý Nhà nước, để quản lý hoạt động của các KCN, CĐCN, Khuthương mại tự do, Chính quyền địa phương các Bang được giao nhiệm vụquản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp Chủ đầu tư đăng ký thànhlập doanh nghiệp tại Bộ Công thương; xin giấy phép đầu tư tại Uỷ ban đầu tư
Trang 40(MIDA) và xin hưởng ưu đãi về thuế tại Bộ Tài chính, nhưng các cơ quan nàycó đại diện thường trú ở các Bang Sản phẩm sản xuất tại các khu thương mạitự do được phép bán vào nội địa một tỷ lệ nhất định (khoảng 20%) và phảinộp thuế như hàng hóa nhập khẩu.
1.3.4 Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biểnbằng việc xây dựng các đặc khu kinh tế Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủtrương phát triển kinh tế biên mậu Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc đã xâydựng 5 đặc khu kinh tế là ở Thâm Quyến (327,5km2), Chu Hải (15,2km2), SánDầu (52,6km2), Hạ Môn (131km2) và sau đó Hải Nam (cả đảo – 34500km2)nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu Tính đến năm 1996,tổng vốn đầu tư vào đặc khu ở Trung Quốc là 60,5 tỷ USD, đạt kim ngạchxuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu củaTrung Quốc.
Tại các đặc khu kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhữngchính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất đai, thịtrường, quản lý hành chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối Ngoài raChính phủ Trung Quốc đã tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng các đặckhu kinh tế, đặc biệt là vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãivề thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế công thương,thuế thu nhập khác, thuế xuất, thuế nhập hơn hẳn so với đầu tư các nơi kháctrên lãnh thổ Trung Quốc Đối với đất đai, mặc dù theo luật của Trung Quốc,đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng nhà đầu tư có thể được chuyểnnhượng, bán cho thuê, thế chất đất theo quy định Các chính sách về tiền tệ,ngân hàng, ngoại hối trong các đặc khu kinh tế cũng được nới lỏng, linh hoạt,thuận lợi hơn so với những quy định trong lãnh thổ nội địa Sản phẩm sản