Nhóm các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 95 - 98)

- Thức ăn gia súc 1000 tấn

3.2.4. Nhóm các giải pháp kỹ thuật

Về phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố có tính quyết định đối với phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, vì vậy tập trung:

- Đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hóa cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ công chức được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; Có chính sách thỏa đáng để phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ hiện có và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài.

- Hỗ trợ cán bộ quản lý doanh nghiệp tiếp cận những tiến bộ về quản lý, khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có khả năng đánh giá, dự báo thị trường để chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ công chức, viên chức.

- Tổ chức khảo sát, xây dựng và triển khai quy hoạch đào tạo nhân lực ngành nghề nông thôn, đào tạo lại thành nghệ nhân cho các làng nghề.

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo (hướng nghiệp, dạy nghề các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, kèm cặp trực tiếp, truyền nghề, nhân cấy nghề...) để nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho đông đảo người lao động.

- Tăng cường phối hợp, tận dụng năng lực của các trường đào tạo của Trung ương trên địa bản tỉnh; Đầu tư xây dựng mới trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh tại Xuân Mai có quy mô 1.500 học viên/năm, trường dạy nghề Phú Xuyên, trường dạy nghề Thạch Thất và mở rộng quy mô các Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trong tỉnh, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, đơn vị tham gia công tác đào tạo nghề cho thanh niên, học sinh khu vực nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, sinh viên người Hà Tây đang công tác ở tỉnh bạn, đang theo học ở các trường Đại học và các trường Dạy nghề sau khi tốt nghiệp trở về tỉnh làm việc.

- Hằng năm, các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo, mở lớp truyền, nhân cấy nghề phù hợp với kế hoạch phát triển CN-TTCN và làng nghề của địa phương; phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài nguồn nhân lực cho các làng nghề.

- Thường xuyên xem xét phong tặng nghệ nhân, giáo viên giỏi cấp tỉnh, khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đào tạo, truyền, nhân cấy nghề cho các cơ sở sản xuất, các địa phương trong tỉnh.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề, thợ bậc cao phát huy tính sáng tạo trong lao động sản

xuất kinh doanh; thực hiện tốt công tác tôn vinh nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp...

Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ

- Hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, đổi mới công nghệ, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; phấn đấu có tốc độ đổi mới công nghệ khoảng 20 – 25%/năm; đến năm 2010 đổi mới được trên 60% công nghệ.

- Tập trung các đề tài nghiên cứu phục vụ những ngành có lợi thế cạnh tranh như ngành dệt may, Công nghiệp chế biến, phục vụ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa; áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh trong chế biến thực phẩm đồ uống, công nghệ gen trong tuyển chọn giống cây, con làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo cán bộ, triển khai công tác xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn quốc tế chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Có chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ mới vào phát triển sản xuất trong các làng nghề, hộ gia đình, phát huy phương pháp sản xuất truyền thống kết hợp với máy móc và công nghệ hiện đại để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Bảo vệ môi trường là một mục tiêu của quá trình xây dựn các CĐCN

- Khuyến khích hỗ trợ đối với các dự án xử lý môi trường, xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh, khuyến khích các đề tài nghiên cứu tái chế rác thải công nghiệp, xử lý chất thải bằng công nghệ vi sinh, các dự án sản

xuất bao gói bằng vật liệu tự hủy...

- Từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, đầu tư xây dựng các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch đảm bảo vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính cổ truyền

Hiện đại hoá hệ thống cung cấp thông tin trong tỉnh, trong các CĐCN

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu sản xuất, quản lý kinh doanh, nâng cao hàm lượng công nghệ thông tin trong quá trình hiện đại hóa ngành công nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển công nghiệp – TTCN của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các cấp, các ngành, cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong tỉnh hiểu rõ và thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật thuế, quyền sở hữu về công nghiệp... và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư về phát triển công nghiệp – TTCN nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các hộ sản xuất công nghiệp – TTCN.

- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các phương thức quản lý mới theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w