Hướng phát triển và việc thành lập các cụm, điểm công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 28 - 32)

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp. Các cụm, điểm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội.

Trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao và có xu hướng gia tăng như hiện nay, việc thu hút hàng chục vạn lao động vào các cụm, điểm công nghiệp trong đó có một phần đáng kể lao động nông thôn dư là một đóng góp lớn về mặt xã hội. Đóng góp của cụm, điểm công nghiệp vào giải

quyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Phát triển cụm, điểm công nghiệp, mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong cụm, điểm công nghiệp gia tăng cùng với sự gia tăng các cụm, điểm công nghiệp thành lập mới và mở rộng các dự án hoạt động trong cụm, điểm công nghiệp.

- Cụm, điểm công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, cụm, điểm công nghiệp đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại.

- Phát triển cụm, điểm công nghiệp đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ trung bình ở nước ta. Hiện nay, lao động làm công ăn lương ở nước ta có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN, cụm, điểm công nghiệp. Đây là một sự tác động rất lớn của khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đến phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập ở nước ta.

- Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể tiếp cận cách thức, phương thức quản lý chuyên nghiệp

Cụm, điểm công nghiệp đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái

- Cụm, điểm công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.

sản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm.

- Thực tế cho thấy một số các cụm, điểm công nghiệp thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những “công viên công nghiệp”,

- Nhà nước tổ chức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước là phương châm phát triển kinh tế xã hội nước ta. Vai trò định hướng của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất quan trọng. đặc biệt trong vấn đề cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, vấn đề tổ chức cách thức sản xuất công nghiệp. Trong thời gian qua, với định hướng tổ chức của Nhà nước thì cụm, điểm công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa doanh nghiệp hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Một trong những mục tiêu nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa trong phạm vi địa phương và trên cả nước. Trong những năm qua, các KCN, cụm, điểm công nghiệp đã là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước và chính quyền địa phương thu hút các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp để thực hiện mục tiêu này.

Thúc đẩy quá trình tập trung hoá sản xuất

Hoạt động của các cụm, điểm công nghiệp mặc dù mới được 15 năm nhưng bước đầu đã có những tác động lan tỏa tích cực ở một số mặt cụ thể như:

tập trung xung quanh cụm, điểm công nghiệp. Liên kết ngành trong cụm, điểm công nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ cụm, điểm công nghiệp bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong cụm, điểm công nghiệp đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các cụm, điểm công nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh cụm, điểm công nghiệp.

- Các cụm, điểm công nghiệp ra đời đã tạo nên pnhững vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các cụm, điểm công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ... góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cụm, điểm công nghiệp với vai trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm công nghiệp nghiệp

Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp

Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược mậu dịch quốc tế, địa phuơng xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công

nghiệp. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.

Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn và bảo vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hoà giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước.

Hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế

Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với ngoài cụm, điểm công nghiệp; bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thể chế hoá về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế – xã hội. Các ưu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm, điểm công nghiệp bao gồm: - Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm, điểm công nghiệp và ổn định.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w