- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà
1.3.2. Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan
Thái Lan phát triển mô hình KCN, CĐCN, KCX từ năm 1970. Mô hình KCN, CĐCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN, CĐCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, CĐCN, KCX và các khu dịch vụ. Cho đến cuối năm 2000, Thái Lan có 55 KCN, CĐCN tập trung với tổng diện tích hơn 14000 ha. Khu công nghiệp của Thái Lan được phân bố theo ba vùng. Vùng I, bao gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích gần 2800 ha. Vùng II, bao gồm 12 tỉnh tiếp theo có19 KCN, CĐCN được
thành lập có tổng diện tích 5300ha. Vùng III, bao gồm 58 tỉnh còn lại, có 25 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích 5900ha. Trong số KCN Maptaphut là KCN lớn nhất với diện tích 1180ha; bên cạnh đó cũng có KCN, CĐCN có quy mô diện tích nhỏ vài chục ha.
Các KCN, CĐCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan – Board of Investment (BOI); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng. Nhà đầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN, CĐCN đã phát triển hạ tầng.
Đầu tư vào các KCN, CĐCN Thái Lan, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa. Các ưu đãi về tài chính được xác định theo vùng ưu đãi đầu tư. Vùng III là vùng ưu đãi nhất. Đồng thời, Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào Vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II hoặc vùng III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm cao su, caramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ... phải đặt ở vùng II hoặc vùng III; ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống coca, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường, lưới đánh cá... phải đặt ở vùng III. Nhìn chung các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận. Đây cũng là kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch và bố trí các cơ sở công nghiệp.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, Thái Lan cũng áp dụng mô hình quản lý dịch vụ “một cửa” đối với KCN, CĐCN. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại EAIT, EAIT có đại diện của các Bộ, Ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng tại các
vùng, các KCN. EAIT như một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ đầu tư xây dựng và kinh doanh đất đai, cơ sở hạ tầng, đồng thời có chức năng theo luật được cấp chứng nhận ưu đãi cho doanh nghiệp, hướng dẫn đầu tư, chịu tn xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN, CĐCN. Hiện nay, cơ chế này hoạt động rất có hiệu quả.