1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng sử sụng công cụ tái cấp vốn của NHNN từ 2006 đến nay

29 1,3K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 561,64 KB

Nội dung

Tái cấp vốn từ năm 2006-2013

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Đề tài: Thực trạng sử sụng công cụ tái cấp vốn của NHNN từ 2006 đến nay Giảng viên: Nguyễn Thanh Nhàn Lớp: Thứ 3 - ca 1 – D4 Hà Nội, tháng 10 năm 2013 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG DANH SÁCH NHÓM 1. Nguyễn Ngọc Quyên 2. Hoàng Thúy Phương 3. Đỗ Khánh Linh 4. Nguyễn Thị Oanh 5. Nguyễn Thị Cẩm Vân 6. Mai Hữu Tuấn 7. Bùi Phương Linh 8. Đỗ Trần Dũng 9. Nguyễn Thị Hồng BÀI THẢO LUẬN Page 2 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG DANH MỤC VIẾT TẮT 1. NHTW: Ngân hàng Trung ương 2. NHTM: Ngân hàng thương mại 3. NHNN: Ngân hàng nhà nước 4. NHNHVN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam 5. CSTT: Chính sách tiền tệ 6. TCTD: Tổ chức tín dụng 7. LSCB: Lãi suất cơ bản 8. HTLS: Hỗ trợ lãi suất BÀI THẢO LUẬN Page 3 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG I. Tổng quan về công cụ tái cấp vốn 1. Định nghĩa Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHTW nhằm cung ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM. Chính sách tái cấp vốn bao gồm các quy định, điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM. 2. Cơ chế tác động Với công cụ này NHTW sẽ điều chỉnh tăng giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông. Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm tiền cho lưu thông, họ sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống. Điều này sẽ khuyến khích các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại, khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Lúc này một mặt làm tăng chi phí tín dụng nhằm hạn chế các NHTM có ý định vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết vay. Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụng hạ mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM, cụ thể: Khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn, điều đó có nghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Những tác động này sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống. BÀI THẢO LUẬN Page 4 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG 3. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng công cụ tái cấp vốn  Ưu điểm: Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chát lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìm hãm lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các NHTM, với cách là người đ vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì với số tiền NHTW cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán  Nhược điểm: NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết. Trong trường hợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như ngang nhau. NHTW có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống, Nhưng NHTM lại có quyền quyết định vat hoặc không vay và nếu NHTM không vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được. II. Thực trạng sử dụng công cụ tái cấp vốn ở Việt Nam từ 2006 đến nay 1. Giới thiệu về công cụ tái cấp vốn ở Việt Nam Theo Luật NHNN: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phiơng tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. NHNN quy định và thực hiện tái câó vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây: Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá Chiết khấu giấy tờ có giá Các hình thức tái cấp vốn khác 2. Thực trạng sử dụng công cụ tái cấp vốn BÀI THẢO LUẬN Page 5 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG 2.1 Năm 2007 Diễn biến kinh tế: Nền kinh tế thế giới năm 2007 diễn ra vô cùng phức tạp và bất ổn. Giá dầu thô lên xấp xỉ 100 USD/thùng làm bùng lên những lo ngại về tình trạng lạm phát của các nền kinh tế. Trong khi đó, tính từ đầu năm, đồng đôla mất giá, sụt giảm 13% so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng cao, ảnh hưởng tới mức tiêu thụ hàng hóa của người dân và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Đồng đôla sụt giá khiến vai trò của vàng như một kênh đầu thay thế càng được khẳng định. Ngày 7/11, vàng trên thế giới chạm mức giá 846 USD/ounce. Cuộc khủng hoảng tín dụng càng thể hiện rõ hơn ở Mỹ và nhiều quốc gia lớn mạnh khác. Trong năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp thì những diễn biến bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta: giá của nhiều loại vật nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu tăng cao, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ổn định. Những tháng cuối năm lại xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như bão, lũ; dịch tiêu chảy cấp; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầm tái bùng phát ở một số nơi. BÀI THẢO LUẬN Page 6 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Diễn biến chỉ số CPI trong năm 2007 Sử dụng công cụ tái cấp vốn Trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều xáo trộn mạnh, NHNN vẫn quyết định thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong phạm vi khối lượng tiền cung ứng tăng được Chính phủ phê duyệt năm 2007, NHNN đã sử dụng linh hoạt các công cụ CSTT trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng này nhằm đạt mục tiêu mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, hạn chế sức ép tăng giá đồng Việt Nam, giúp bình ổn thị trường ngoại hối, nhưng đồng thời cũng hút mạnh đồng tiền đã cung ứng ra cho mục đích ngoại tệ để giảm mức độ dư thừa vốn khả dụng của các NHTM, hạn chế sự tăng giá của tổng phương tiện thanh toán, qua đó làm giảm lạm phát. Giữ nguyên cả mức lãi suất như lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm, lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm, lãi suất qua đêm, lãi suất tiền gửi tại NHNN nhằm ổn định thị trường; bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi bằng đồng USD đối với pháp nhân kể từ ngày 1/1/2007. Cơ chế tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở sẽ dao động trong hành lang này. BÀI THẢO LUẬN Page 7 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Kết quả: Lãi suất thị trường liên ngân hàng mặc dù có biến động mạnh trong vài ngày giữa tháng 11/2007, song, nhìn chung mặt bằng lãi suất trong năm ổn định: lãi suất huy động và cho vay của TCTD vẫn giữ ở mức ổn định và có xu hướng giảm nhẹ so với cuối năm 2006, tạo điều kiện cho huy động vốn và đầu tăng trưởng kinh tế. Tính đến cuối tháng 9/2007, huy động vốn của các TCTD tăng 31,2%, ước cả năm tăng 39,6% , cao hơn tốc độ tăng 33,1% của năm 2006; tín dụng đến cuối tháng 9 tăng 30,9%, ước tính cả năm tăng 37,8%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 22,8% của năm 2006. 2.2 Năm 2008 Diễn biến kinh tế Năm 2008 là năm mà nền kinh tế có nhiếu biến động lớn. Ba tháng đầu năm nền kinh tế đang trên đà phát triền và chưa nhận ra được dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế. Sáu tháng tiếp theo chúng ta bắt đầu nhận ra được sự bất ổn trong nền kinh tế và bắt đầu có những biện pháp ngăn chặn. Ba tháng cuối năm là thời gian khủng hoảng kinh tế bộc lộ rõ và lan rộng. Với tình hình chung là bất động sản trong vòng vài tháng đã tăng chóng mặt, tăng lên 2-3 lần so với năm 2007 đã tạo những bong bóng bất động sản đe dọa nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán biến động bất thường nhưng cũng có dấu hiệu đi xuống 30%. Muốn thúc đẩy nền kinh tế phải có vốn đầu tư, tuy nhiên dòng vốn chủ yếu để thúc đẩy đầu hiện nayvốn tín dụng ngân hàng. Với mục đích là kiềm chế lạm phát và hỗ trợ thị trường chứng khoán, kìm hãm sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, NHNN đứng trước 1 bài toán khó về điều hành chính sách tiền tệ. Tất cả các khó khăn trên đặt trên vai trò chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, đặc biệt là nghiệp vụ tái cấp vốn. BÀI THẢO LUẬN Page 8 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Có thể nói rằng 2008 là năm mà nền kinh tế gặp phải những biến động rất lớn. Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá… thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, lúc thắt chặt, lúc nới lỏng. Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đầu năm và nới lỏng dần về cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Sử dụng công cụ tái cấp vốn Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong vòng 3 tuần đầu của tháng 2 năm 2008, NHTM đã thực hiện đồng thời những biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHTW sau: Quyết định tăng dự trữ bắt buộc từ 10-11% đồng thời mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc. Phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM nhà nước lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua 3000 tỷ đồng. Các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN thì nay không được cho phép dùng để vay tái cấp vốn. NHNN ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về sửa đổi chỉ thị về cho vay chứng khoán. Thắt chặt việc cho vay chứng khoán hơn trước đây. Từ ngày 01/02/2008, NHNN đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6.5%/năm lên 7,5%/năm, tăng 1%. Lãi suất chiết khấu từ 4.5%/năm lên 6%/năm, tăng 1,5%/năm. Mục đích của việc tăng các mức lãi suất là việc tiến tới thiết lập các mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của NHTW với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của chính phủ. Theo đó, NHTW công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát phương tiện thanh toán, phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng năm. BÀI THẢO LUẬN Page 9 TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Tuy nhiên lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ. Từ ngày 19/05/2008 lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm, lãi suất chiết khấu là 11%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu là 2% Trong những tháng đầu năm 2008 đặc biệt là khoảng tháng 2/2008 đến tháng 5/2008, lãi suất huy động liên tục tăng cao trong cuộc chạy đua về lãi suất… Tuy nhiên những tháng cuối năm, lãi suất thị trường có xu hướng giảm: lãi suất huy động và cho vay bằng VNĐ giảm 2,5%-3%/năm. Từ ngày 11/06 , lãi suất tái cấp vốn điều chỉnh tăng thêm 2% lên 15%. Lãi suất chiết khấu từ 11% lên đến 13%. Như vậy sau gần 1 tháng thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, đây là lần đầu tiên NHNN thực hiện việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam. Việc điều chỉnh này tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ồn định kinh tế vĩ mô và được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, dự báo biến động của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷ giá Với những quyết định được coi là cứng rắn và kiên quyết nói trên trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vào đầu năm đã gây tác động sốc và phản ứng tiêu cực tức thì của thị trường tiền tệ và của NHTM. Có thể nói đây là một phanh gấp trong quá trình tụt dốc của nền kinh tế nhằm ngăn chặn vật giá leo thang và lạm phát Từ ngày 21/10/2008 điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tương ứng, biên độ giao động được nâng từ 2% lên đến 3%. Hành động này nhằm tạo ra sự hợp lý giữa các công cụ của CSTT, giảm một phần chi phí hoạt động cho các NHTM, để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái. Thủ tướng chính phủ cho phép NHNNVN từ ngày 21/10/2008, thực hiện điều chỉnh giảm 1%/năm đối với các lãi suất: cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu, thực hiện áp dụng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam BÀI THẢO LUẬN Page 10

Ngày đăng: 18/11/2013, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w