luận án tiến sĩ nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong mạng chuyển mạch chùm quang

153 14 0
luận án tiến sĩ nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trong mạng chuyển mạch chùm quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ PHẠM TRUNG ĐỨC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH CHÙM QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH HUẾ, NĂM 2021 ĐẠI HỌC HUẾ PHẠM TRUNG ĐỨC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH CHÙM QUANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH MÃ SỐ: 9480101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH HUẾ, NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Võ Viết Minh Nhật và TS Đặng Thanh Chương Những nội dung trong các công trình đã được công bố chung với các tác giả khác đã được sự chấp thuận của đồng tác giả khi đưa vào luận án Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố bởi tác giả nào trong bất kỳ công trình nào khác Nghiên cứu sinh Phạm Trung Đức i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS Võ Viết Minh Nhật và TS Đặng Thanh Chương là những người Thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành được luận án này Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô trong Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Khoa học Huế đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Lãnh đạo, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bến xe Huế đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tôi có đủ thời gian hoàn thành luận án này Tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô, cán bộ quản lý Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đỡ tôi hoàn thành kế hoạch học tập Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, người thân trong gia đình luôn động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập Nghiên cứu sinh Phạm Trung Đức ii MỤC LỤC MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi DANH MỤC CÁC BẢNG xv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH CHÙM QUANG 8 1.1 Giới thiệu về mạng chuyển mạch chùm quang 9 1.1.1 Kiến trúc của mạng OBS 9 1.1.2 So sánh về các mô hình chuyển mạch quang 10 1.1.3 Các hoạt động tại nút biên 14 1.1.4 Các hoạt động tại nút lõi 17 1.1.5 Lập lịch trong mạng OBS 22 1.2 Chất lượng dịch vụ trong mạng OBS 24 1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ 24 1.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nút lõi 27 1.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nút biên 30 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 33 1.4 Tiểu kết chương 1 34 CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NÚT LÕI 35 iii 2.1 Điều khiển chấp nhận lập lịch hỗ trợ cung cấp chất lượng dịch vụ .35 2.2 Phân tích và đánh giá các mô hình điều khiển chấp nhận 37 2.2.1 Mô hình nhóm bước sóng 37 2.2.2 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 40 2.2.3 Nhận xét 42 2.3 Mô hình điều khiển chấp nhận dựa trên dự đoán tốc độ chùm đến ARP-SAC 43 2.3.1 Mô hình dự đoán dựa trên tốc độ chùm đến 43 2.3.2 Mô tả thuật toán điều khiển chấp nhận trong mô hình ARP-SAC .45 2.3.3 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 50 2.3.4 Nhận xét 53 2.4 Phương pháp dành lại tài nguyên cho chùm ưu tiên cao .53 2.4.1 Nguyên tắc dành lại tài nguyên cho chùm ưu tiên cao 53 2.4.2 Mô tả thuật toán điều khiển chấp nhận trong mô hình TPAC 54 2.4.3 Phân tích mô hình TPAC 55 2.4.4 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 60 2.4.5 Nhận xét 66 2.5 Mô hình kết hợp TPAC và đường trễ 67 2.5.1 Mô tả thuật toán iTPAC 68 2.5.2 Mô phỏng, so sánh và đánh giá 70 2.5.3 Nhận xét 73 2.6 Tiểu kết chương 2 74 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI NÚT BIÊN VÀ KẾT HỢP CÁC NÚT 75 iv 3.1 Mô hình phân biệt chất lượng dịch vụ tại nút biên 76 3.1.1 Tập hợp chùm kết hợp cung cấp chất lượng dịch vụ 76 3.1.2 Phân tích các phương pháp phân biệt chất lượng dịch vụ dựa trên thời gian bù đắp và độ dài chùm 78 3.1.3 Mô hình cung cấp chất lượng dịch vụ OT-BLD 80 3.1.4 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 82 3.1.5 Nhận xét 86 3.2 Phân tích nguyên nhân gây mất chùm 87 3.2.1 Vấn đề mất chùm khi lập lịch 87 3.2.2 Trích xuất dữ liệu trạng thái lập lịch 88 3.2.3 Xác định các thuộc tính ảnh hưởng đến mất chùm 89 3.2.4 Giải pháp sử dụng đường trễ nhằm giảm mất mát chùm .92 3.2.5 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 95 3.3 Kết hợp nút biên và nút lõi trong phân biệt chất lượng dịch vụ 96 3.3.1 Điều chỉnh kích thước chùm dựa trên phản hồi 96 3.3.2 Mô hình phân biệt chất lượng dịch vụ dựa trên thời gian bù đắp và độ dài chùm được điều chỉnh OT-ABLD 98 3.3.3 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng 100 3.3.4 Nhận xét 104 3.4 Tiểu kết chương 3 104 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN 106 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .107 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ARP-SAC BCP BF-VF BLD CoS QoS DB DWDM DWG FDL FFUC FFUC-VF GMPLS HP iBFVF Từ viết tắt iTPAC JET LAUC LAUC-VF LAUT LDWG LLAC LP Min-EV NACK NS O/E/O OBS rỗi trong trường PDU CTR được tận dụng để mang thông tin kích thước khoảng trống Cụ thể, 4 trong 6 byte rỗi được đề xuất để mang thông tin khoảng trống Cấu trúc của trường PDU CTR do đó được mô tả lại như Hình 3.19 NDA OFFSET CHANNE Hình 3.19 Cấu trúc của gói NACK được thêm bởi 4 byte cho kích thước khoảng trống Để triển khai mô hình OT-ABLD, tại nút lõi luận án sử dụng thuật toán BFVF [47], giải thuật lấp đầy khoảng trống tốt nhất cho đến nay, để lập lịch cho các chùm đến và được giả thiết rằng có khả năng tính toán kích thước khoảng trống trung bình để định kỳ gửi về cho nút biên vào q(0) S q(1) Tập hợp chùm tại nút biên vào Hình 3.20 Các mô-đun chức năng được thêm cho các nút biên vào và nút lõi để phản hồi thông tin kích thước khoảng trống và điều chỉnh kích thước của chùm ưu tiên cao hoàn thành Tóm lại, các nút biên và nút lõi hỗ trợ cho mô hình OT-ABLD sẽ được bổ sung thêm các mô đun chức năng như Hình 3.20, trong đó mô đun chức năng về đo và tính kích thước khoảng trống trung bình được thự hiện bởi nút lõi để phản hồi thông tin kích thước khoảng trống về cho nút biên vào, trong khi mô đun chức năng điều chỉnh ngưỡng độ dài chùm của hàng đợi ưu cao sẽ được thực hiện tại nút biên để giới hạn kích thước của các chùm ưu tiên cao Việc điều chỉnh có thể thực hiện định kỳ hoặc khi mỗi lẫn nút biên nhận được một gói NACK 99 3.3.3 So sánh và đánh giá dựa trên mô phỏng Mô hình đề xuất OT-ABLD được cài đặt như các tham số được nêu ở trong Mục 3.1.4 Trong trường hợp tải lưu lượng đến thấp, kích thước chùm hoàn thành khi tập hợp có thể nhỏ hơn , đệm chùm [66] có thể thực hiện để đảm bảo độ dài chùm luôn lớn hơn ngưỡng Các chùm sinh ra nhỏ hơn được đắp thêm các byte độn (padded bytes) [1] nhưng không nằm trong phạm vi nghiên cứu luận án Các mục tiêu mô phỏng bao gồm:  So sánh tỉ lệ mất chùm trung bình của cả hai lớp ưu tiên (tỉ lệ mất tổng) và của từng lớp đối với các mô hình phân biệt dịch vụ: undifferentiated (undiff) OTD, BLD và OT-ABLD  So sánh độ trễ trung bình của các gói tin (được mang trong các chùm) ưu tiên cao (lớp ưu tiên mà các mô hình phân biệt dịch vụ có tác động chủ yếu) đối với các mô hình: undifferentiated (undiff), OTD, BLD và OT-ABLD Độ trễ gói tin trung bình thực tế là tổng của thời gian tập hợp chùm, thời gian bù đắp và thời gian tách chùm (ở nút biên ra) Xét đối với một kết nối cụ thể, chỉ có giảm thời gian tập hợp mới giúp làm giảm độ trễ của các gói tin Do đó so sánh độ trễ gói tin trung bình ở đây thực tế là so sánh thời gian tập hợp giữa các mô hình b) So sánh về tỉ lệ mất chùm Hình 3.21 mô tả so sánh tỉ lệ mất chùm tổng đối với các mô hình phân biệt dịch vụ: undiff, OTD, BLD, OT-ABLD Kết quả cho thấy rằng OT-ABLD đạt được tỉ lệ mất chùm thấp nhất ở cả hai giai đoạn mô phỏng Cụ thể ở giai đoạn thứ nhất (từ 0s đến 1.0s) OT-ABLD đạt tỉ lệ mất chùm thấp hơn khoảng 10% so với BLD, OTD và khoảng 20% so với undiff Ở giai đoạn hai (từ 1.1s đến 2.0s) OT-ABLD cho tỉ lệ mất chùm thấp hơn 15% so với BLD, 25% so với OTD và gần 30% so với undiff Để làm rõ hơn vấn đề này, luận án tiếp tục xem xét tỉ lệ mất chùm đối với từng lớp ưu tiên 100 Hình 3.21 So sánh về tổng tỉ lệ mất chùm giữa các mô hình undiff, OTD, BLD và OT-ABLD (a) so sánh tỉ lệ mất chùm ưu tiên cao (b) so sánh tỉ lệ mất chùm ưu tiên thấp Hình 3.22 So sánh tỉ lệ mất chùm giữa các mô hình undiff, OTD, BLD và OT-ABLD Như chỉ ra trong Hình 3.22a, OT-ABLD đạt được tỉ lệ mất chùm lớp ưu tiên cao thấp nhất ở cả hai giai đoạn mô phỏng Trong giai đoạn một tỉ lệ mất chùm lớp ưu tiên cao của OT-ABLD bằng 0 do tải đến tại hai hàng đợi đều khá nhỏ (0.2) nên các khoảng trống sinh ra có kích thước tương đối lớn so với kích thước các chùm được tập hợp (hai đường phía trên của Hình 3.23) Với việc điều chỉnh thời gian tập hợp và gửi chùm vào thời điểm hợp lý, các chùm ưu tiên cao có xác suất lọt vào các khoảng trống là rất cao Khi tải của lớp ưu tiên cao tăng lên 0.4 trong giai đoạn hai, 101 khoảng trống sinh ra có kích thước bé hơn so với các chùm được tập hợp (hai đường phía dưới của Hình 3.23) nên khả năng các chùm được lập lịch lấp đầy khoảng trống giảm xuống và kết quả là tỉ lệ mất chùm tăng lên Hình 3.22b cho thấy tỉ lệ mất chùm ưu tiên thấp của OT-ABLD lớn hơn so với undiff và BLD Lý do là vì OT-ABLD dành nhiều tài nguyên hơn cho việc lập lịch các chùm ưu tiên cao nên thiếu tài nguyên cho việc lập lịch các chùm ưu tiên thấp Tuy nhiên OT-ABLD lại có tỉ lệ mất chùm ưu tiên thấp thấp hơn OTD vì thời gian bù đắp của chùm ưu tiên cao đủ lớn để tránh việc tranh chấp với các chùm ưu tiên thấp (xem Hình 3.17) Lưu ý rằng, tỉ lệ mất chùm tổng, cũng như của từng lớp ưu tiên đều tăng ở giai đoạn hai do tổng tải đến cao, tranh chấp xảy ra nhiều, nên gây ra tỉ lệ mất chùm lớn hơn so với giai đoạn một Hình 3.23 Một so sánh giữa kích thước khoảng trống và chiều dài trên 100 cửa sổ quan sát liên tiếp với hai trường hợp tải: (0,2, 0,2) và (0,4, 0,2) b) So sánh độ trễ trung bình của chùm ưu tiên cao (theo gói) Về so sánh độ trễ trung bình của chùm (theo gói), Hình 3.24 cho thấy OTABLD gây ra độ trễ trung bình là thấp nhất khi so sánh với OTD, BLD và undiff; OTD và undiff có độ trễ trung bình trùng nhau, và độ trễ trung bình có xu hướng giảm ở giai đoạn hai trong mô phỏng OTD và undiff có cùng độ trễ trung bình vì chúng đều sử dụng cơ chế tập hợp chùm dựa trên ngưỡng thời gian, nên các gói tin đều chịu độ trễ bằng với ngưỡng thời gian tập hợp chùm Ta Trong khi BLD có độ trễ trung bình thấp hơn do sử dụng cơ chế tập hợp chùm lai (dựa vào ngưỡng thời gian và ngưỡng độ dài) Trong những 102 trường hợp ngưỡng độ dài đạt đến trước, tức là thời gian tập hợp chùm thực tế nhỏ hơn ngưỡng thời gian Ta, nên tạo ra độ trễ cho các gói tin thấp hơn Với OT-ABLD, do yêu cầu phù hợp với khoảng trống, độ dài chùm sinh ra đôi khi bị hạn chế thấp hơn ngưỡng độ dài chùm được thiết lập ban đầu, tức là thời gian tập hợp chùm thực tế thấp hơn nữa Do vậy, OT-ABLD có thời gian tập hợp chùm trung bình thấp nhất và kết quả là tạo ra độ trễ gói tin trung bình thấp nhất Hình 3.24 Độ trễ trung bình (µs) của chùm ưu tiên cao (theo gói) Hình 3.25 Thời gian tập hợp (μs) của hàng đợi ưu tiên cao (L(0)) thay đổi trong 100 cửa sổ quan sát thành công trong hai trường hợp tải: (0.2,0.2) và (0.4,0.2) Đối với OTD và undiff mặc dù thời gian tập hợp chùm thực tế như nhau ở cả 2 giai đoạn, nhưng ở giai đoạn 2 khi mật độ của luồng ưu tiên cao đến dày đặc (như phân bổ tại Hình 3.25), ngưỡng độ dài L(0) luôn đạt đến trước so với giá trị Ta(0) và kết quả là độ trễ của lớp ưu tiên cao có xu hướng giảm (như Hình 3.24) Đối với lớp ưu tiên thấp, do không áp dụng cơ chế ưu tiên nào, thời gian tập hợp chùm thực tế là không thay đổi ở cả bốn mô hình phân biệt dịch vụ trong cả hai giai đoạn mô phỏng (Bảng 3.5) 103 Bảng 3.5 Độ trễ trung bình các gói tin thuộc lớp ưu tiên thấp đơn vị theo µs Thời gian (µs) 0.2 undiff/OTD/BLD /OT-ABLD 1006 1029 1005 1027 1006 1011 995 988 1017 1015 3.3.4 Nhận xét Luận án đã đề xuất mô hình có tên gọi là OT-ABLD, với việc sử dụng thông tin kích thước khoảng trống để điều chỉnh độ dài của chùm ưu tiên cao và cài đặt thời gian bù đắp cho lớp ưu tiên cao bao gồm tổng chiều dài chùm ưu tiên thấp và thời gian bù đắp của nó Tỉ lệ mất chùm của mô hình OT-ABLD đã giảm đáng kể khi so sánh với các mô hình undiff, OTD và BLD Không chỉ tăng hiệu quả cho các lớp ưu tiên cao, mô hình OT-ABLD cũng góp phần giảm tỉ lệ mất của lớp ưu tiên thấp bằng cách tránh sự chồng lấp trực tiếp giữa hai lớp ưu tiên có cùng kết nối đầu cuối (quy định qua thời gian bù đắp thêm cho chùm ưu tiên cao lớn hơn độ dài chùm ưu tiên thấp) Việc phản hồi thông tin kích thước khoảng trống không tăng thông lượng do tận dụng các byte nhàn rỗi trong gói NACK Tuy nhiên, mô hình OT-ABLD còn có tỉ lệ mất chùm ưu tiên thấp cao hơn mô hình undiff và BLD do OT-ABLD chỉ tập trung vào cải thiện việc cấp phát tài nguyên cho lớp ưu tiên cao mà không có một tác động nào đến quá trình tập hợp của lớp ưu tiên thấp, nên không có thay đổi nào về hiệu quả của lớp này, đó cũng là động lực cho những nghiên cứu tiếp theo Kết quả đã được công bố trong [CT8] 3.4 Tiểu kết chương 3 Trong chương này, luận án đã giới thiệu ba mô hình phân biệt CLDV được đề xuất mới: (1) là mô hình OT-BLD nhằm nâng cao cơ chế cung cấp CLDV tại nút biên, là kết quả của sự kết hợp giữa OTD và BLD; (2) mô hình giảm thiểu mất mát chùm tại nút lõi khi không xem xét CLDV; và (3) mô hình OT-ABLD nhằm nâng cao cơ chế cung cấp CLDV kết hợp các nút dựa vào mô hình cung cấp CLDV tại nút biên OTBLD và việc phản hồi từ kích thước các khoảng trống từ nút lõi Kết quả của các mô hình này giúp giảm đáng kể tỉ lệ mất chùm và độ trễ trung bình gói tin của 104 lớp ưu tiên cao Tuy nhiên, các mô hình này vẫn có hạn chế về tỉ lệ mất chùm ưu tiên thấp do chưa xem xét ngưỡng điều chỉnh trong quá trình tập hợp chùm cho lớp ưu tiên thấp cũng là vấn đề cần được khắc phục Ngoài ra, cần bổ sung thêm mô đun tính toán khoảng trống trung bình gửi về nút biên và định kỳ theo thời gian điều chỉnh lại quá trình tập hợp chùm của lớp ưu tiên cao cũng làm cho mô hình đề xuất khá phức tạp Kết quả được công bố chi tiết trong [CT6], [CT7] và [CT8] 105 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN KẾT LUẬN: Chuyển mạch chùm quang trên mạng WDM được xem là một công nghệ đầy triển vọng đối với mạng Internet thế hệ tiếp theo, bởi vì OBS khắc phục được những hạn chế về công nghệ của chuyển mạch gói quang hiện tại và khai thác băng thông linh hoạt, tốt hơn hơn chuyển mạch kênh quang Một trong những vấn đề quan trọng trong mạng OBS là làm thế nào để nâng cao CLDV giữa các luồng dịch vụ khác nhau Với mục đích đó luận án đã tập trung nghiên cứu các mô hình, giải thuật nâng cao cơ chế CLDV trong mạng OBS với các hướng tiếp cận khác nhau Kết quả mà luận án đã đạt được bao gồm: 1 Tổng hợp phân tích, đánh giá và phân loại các phương pháp nâng cao cơ chế CLDV trong mạng OBS Qua đó đưa ra được những ưu điểm và tồn tại của các giải thuật và đây chính là cơ sở để đề xuất và cải tiến các giải thuật nhằm nâng cao cơ chế cung cấp CLDV tại các nút và kết hợp 2 Đề xuất 3 mô hình điều khiển chấp nhận có tên là ARP-SAC [CT2], TPAC [CT3], [CT4] và iTPAC [CT5] nhằm giảm tỉ lệ mất các loại chùm dữ liệu 3 Đề xuất mô hình cung cấp CLDV tại nút biên OT-BLD [CT6] 4 Đề xuất mô hình giảm mất mát tại nút lõi khi không xét CLDV [CT7] 5 Đề xuất mô hình cung cấp CLDV kết hợp nút biên và nút lõi OT-ABLD [CT8] cũng đã được đưa ra nhằm tối ưu băng thông sử dụng và góp phần nâng cao cơ chế cung cấp CLDV giữa lớp dịch vụ HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN: Từ những kết quả đạt được trong luận án các vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới: 1 Nghiên cứu vấn đề nâng cao cơ chế cải tiến CLDV tại nút lõi mở rộng nhiều lớp QoS để thấy được vai trò cải thiện tỉ lệ truyền, nhận dữ liệu trong mạng 2 Xây dựng mô hình cung cấp CLDV mới tại nút biên, kết hợp phân đoạn chùm và nâng cao cung cấp CLDV kết hợp các nút với giải pháp sử dụng đường trễ 106 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN [CT1] Phạm Trung Đức Một cải tiến về điều khiển chận lập lịch trong mạng OBS có xét đến QoS, Tạp chíKhoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, T1/2018, Tập 11, Số 1, Trang 1-12 [CT2] Phạm Trung Đức, Võ Viết Minh Nhật, Đặng Thanh Chương Điều khiển chấp nhận lập lịch dựa trên dự báo tốc độ chùm đến trong mạng chuyển mạch chùm quang, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia FAIR lần thứ XI, 2018, Trang 137-145 [CT3] Pham Trung Duc, Dang Thanh Chuong, Vo Viet Minh Nhat A Model of Traffic Prediction based Admission Control in OBS Nodes, in 2019 IEEE-RIVF International Conference on Computing and Communication Technologies (RIVF), 2019, pp 1–6, DOI: 10.1109/RIVF.2019.8713683 (SCOPUS) [CT4] Phạm Trung Đức, Lê Văn Hòa, Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cửa sổ quan sát đến độ chính xác dự báo trong mô hình điều khiển chấp nhận lập lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ (đã được chấp nhận đăng) [CT5] Phạm Trung Đức, Võ Viết Minh Nhật, Đặng Thanh Chương Một cải tiến về điều khiển chấp nhận lập lịch dựa trên dự báo tốc độ chùm đến kết hợp đường trễ FDL, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia FAIR lần thứ XII, 2019, Trang 268-275 [CT6] Phạm Trung Đức, Đặng Thanh Chương, Mô hình phân biệt QoS dựa trên thời gian bù đắp và kích thước chùm trong mạng OBS, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ, Vol 128, No 2A (2019) DOI: http://dx.doi.org/10.26459/hueunijtt.v128i2A.5496 [CT7] Phạm Trung Đức, Võ Viết Minh Nhật, Đặng Thanh Chương, Nâng cao hiệu năng nút lõi OBS dựa trên phân tích dữ liệu trạng thái lập lịch, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ISSN 2525-2224, Số 02 (CS.01) 2020, Trang 53-60 [CT8] Vo Viet Minh Nhat, Pham Trung Duc, Dang Thanh Chuong, Le Van Hoa, A mechanism of QoS differentiation based on Offset Time and Adjusted Burst Length in OBS Networks, Turk J Elec Eng & Comp Sci, ISSN 1300-0632, Volume 28, Issue 5, 2020, pp 2808-2820, DOI:10.3906/elk-1906-87 (SCIE) 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Lê Văn Hòa (2019), “Luận án tiến sĩ Điều khiển công bằng luồng trong mạng chuyển mạch chùm quang,” Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 108 trang [2] Nguyễn Hồng Quốc (2017), “Luận án tiến sĩ Nghiên cứu một số phương pháp lập lịch trong mạng chuyển mạch chùm quang,” Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 111 trang Tiếng Anh [3]A A Yayah, Y Coulibaly, A S Ismail, and G Rouskas, “Hybrid offsettime and burst assembly algorithm (H-OTBA) for delay sensitive applications over optical burst switching networks,” Int J Commun Syst., vol 29, no 2, pp 251–261, Jan 2016, doi: 10.1002/dac.2821 [4]A Al Amin et al., “Development of an Optical-Burst Switching Node Testbed and Demonstration of Multibit Rate Optical Burst Forwarding,” J Light Technol., vol 27, no 16, pp 3466–3475, Aug 2009, doi: 10.1109/JLT.2009.2015776 [5]A K Garg, “Contention reduction and service differentiation in OBS networks,” Optik (Stuttg)., vol 123, no 12, pp 1108–1111, Jun 2012, doi: 10.1016/j.ijleo.2011.08.003 [6] A Kaheel and H Alnuweiri, “A strict priority scheme for quality-of-service provisioning in optical burst switching networks,” in Proceedings of the Eighth IEEE Symposium on Computers and Communications ISCC 2003, 2003, pp 16–21, doi: 10.1109/ISCC.2003.1214095 [7]A Kaheel and H Alnuweiri, “Quantitative QoS guarantees in labeled optical burst switching networks,” in IEEE Global Telecommunications Conference, 2004 GLOBECOM ’04., 2004, vol 3, pp 1747–1753, doi: 108 10.1109/GLOCOM.2004.1378282 [8]A L Barradas and M D C R Medeiros, “An Intrinsic TE Approach for End-to-End QoS Provisioning in OBS Networks Using Static Load-Balanced Routing Strategies,” Futur Internet, vol 2, no 4, pp 559–586, Oct 2010, doi: 10.3390/fi2040559 [9] A Sholiyi, T O’Farrell, O A Alzubi, and J A Alzubi, “Performance Evaluation of Turbo Codes in High Speed Downlink Packet Access Using EXIT Charts,” Int J Futur Gener Commun Netw., vol 10, no 8, pp 1–14, 2017, doi: 10.14257/ijfgcn.2017.10.8.01 [10] B Kantarci, S F Oktug, and T Atmaca, “Performance of OBS techniques under self-similar traffic based on various burst assembly techniques,” Comput Commun., vol 30, no 2, pp 315–325, Jan 2007, doi: 10.1016/j.comcom.2006.08.035 [11] Biswanath Mukherjee, Optical WDM Networks Boston: Kluwer Academic Publishers, 2006, doi: 10.1007/0-387-29188-1 [12] B Praveen, J Praveen, and C Siva Ram Murthy, “A survey of differentiated QoS schemes in optical burst switched networks,” Opt Switch Netw., vol 3, no 2, pp 134–142, Aug 2006, doi: 10.1016/j.osn.2006.05.003 [13] B Zhou, M A Bassiouni, and G Li, “Using constrained preemption to improve dropping fairness in optical burst switching networks,” Telecommun Syst., vol 34, no 3–4, pp 181–194, Jun 2007, doi: 10.1007/s11235-007-9033-5 [14] C McArdle, D Tafani, and L P Barry, “Analysis of a Buffered Optical Switch with General Interarrival Times,” J Networks, vol 6, no 4, pp 536–548, Apr 2011, doi: 10.4304/jnw.6.4.536-548 [15] C Qiao and M Yoo, “Optical burst switching (OBS) - A new paradigm for an Optical Internet,” J High Speed Networks, vol 8, no 1, pp 69–84, 1999 [16] F Callegati, W Cerroni, C Raffaelli, and P Zaffoni, “Wavelength and time 109 domain exploitation for QoS management in optical packet switches,” Comput Networks, vol 44, no 4, pp 569–582, Mar 2004, doi: 10.1016/j.comnet.2003.12.010 [17] F Farahmand et al., “A multi-layered approach to optical burst- switched based grids,” in 2nd International Conference on Broadband Networks, 2005., 2005, vol 2005, pp 127–134, doi: 10.1109/ICBN.2005.1589723 [18] F Z Khan, M F Hayat, T Holynski, and M J Khan, “Towards dynamic wavelength grouping for QoS in optical burst-switched networks,” in 2017 40th International Conference on Telecommunications and Signal Processing (TSP), Jul 2017, pp 79–85, doi: 10.1109/TSP.2017.8075941 [19] H.-Y Shin, J.-L C Wu, and Y.-C Hsu, “The study of QoS guarantee in the optical burst switching internet backbone,” Opt Switch Netw., vol 3, no 1, pp 50–63, Jul 2006, doi: 10.1016/j.osn.2006.04.002 [20] I de Miguel, J C González, T Koonen, R Durán, P Fernández, and I T Monroy, “Polymorphic Architectures for Optical Networks and their Seamless Evolution towards Next Generation Networks,” Photonic Netw Commun., vol 8, no 2, pp 177–189, Sep 2004, doi: 10.1023/B:PNET.0000033977.55920.f7 [21] I M Moraes, R P Laufer, D D O Cunha, and O C M B Duarte, “An efficient admission control mechanism for optical burst-switched networks,” Photonic Netw Commun., vol 18, no 1, pp 65–76, 2009, doi: 10.1007/s11107-008-0171-9 [22] I M Moraes and O C M B Duarte, “Using the Network Load for Admission Control in OBS Networks: A Multilink Approach,” J Opt Commun Netw., vol 2, no 3, p 137, Mar 2010, doi: 10.1364/JOCN.2.000137 [23] I.-Y Hwang, J.-H Ryou, and H.-S Park, “Offset-Time Compensation Algorithm – QoS Provisioning for the Control Channel of the Optical Burst ... HỌC HUẾ PHẠM TRUNG ĐỨC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH CHÙM QUANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÁY TÍNH MÃ SỐ: 9480101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH... lịch mạng OBS 22 1.2 Chất lượng dịch vụ mạng OBS 24 1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ 24 1.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ nút lõi 27 1.2.3 Nâng cao chất lượng. .. thơng quang, mơ hình chuyển mạch quang, kiến trúc mạng chuyển mạch chùm quang, hoạt động bên mạng vấn đề nâng cao CLDV mạng chuyển mạch chùm quang - Chương 2, với tên chương ? ?Giải pháp nâng cao chất

Ngày đăng: 26/03/2021, 05:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan