TÓM TẮT LUẬN VĂN May mặc là một ngành công nghiệp quan trọng với kim ngạch xuất khẩu đang đứng hàng thứ hai ở nước ta, thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, ngành may đang đứng trước một thách thức l
Trang 1CHƯƠNG 2
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
Chương hai gồm có 4 phần Phần đầu trình bày lý thuyết về năng suất, các khíacạnh, tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất; các yếu tố ảnhhưởng đến năng suất và cách đo lường năng suất trong DN Phần thứ hai tómtắt các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây có liên quan và những điềuhọc hỏi được từ các nghiên cứu này Phần thứ ba giới thiệu về DN vừa & nhỏ.Phần cuối cùng trình bày những đặc điểm sản xuất và hiện trạng năng suất củangành may.
2.1 LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT.2.1.1 Năng suất là gì?
Nhà kinh tế học Adam Smith là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất(Productivity) trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào
số lượng lao động và khả năng sản xuất vào năm 1776
Hiểu một cách đơn giản năng suất là tỉ số giữa đầu ra và đầu vào Đầu ra, đầuvào được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội[26].
Cho đến nay nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động.
Nhưng thực tế, ý nghĩa của năng suất mang tính toàn diện hơn nhiều Năng suấtkhông còn bó hẹp trong phạm vi làm ra bao nhiêu sản phẩm trên một đơn vị thờigian, mà năng suất gắn liền với thị trường, với cạnh tranh và vì vậy sẽ songhành với yếu tố chất lượng.
Sau đây trình bày một số định nghĩa về năng suất Theo Mohanty & Yadav(1994) [20], năng suất được định nghĩa đơn giản là tỉ số giữa đầu ra (các sảnphẩm hay dịch vụ) và đầu vào (vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng vàcác đầu vào khác) Theo Smith (1995) [20], định nghĩa về năng suất bao gồm lợinhuận, hiệu suất (efficiency), hiệu quả (effectiveness), giá trị, chất lượng, đổimới và chất lượng cuộc sống Theo Ross Chapman & Khleef Al - Khawaldeh(2002) [20], năng suất còn được xem là tạo ra và cung cấp các sản phẩm và dịch
Trang 2vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực - cả con người và vật chất - nhằmđạt được sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng sống của con ngườivà tránh gây tổn hại cho môi trường Năng suất được thực hiện thông qua nỗ lựccủa con người trong một bối cảnh văn hóa xã hội nhất định
Theo Han F Leong D (1996) [7], trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi thịtrường của người sản xuất đã chuyển sang thị trường của người tiêu dùng Ngườitiêu dùng đang có những điều kiện thuận lợi để so sánh và lựa chọn Các nhàcung cấp thì đang tranh nhau thị phần thông qua các thủ thuật về giá cả, việc đổimới sản phẩm liên tục và tiếp thị thì quan điểm về năng suất cũng có địnhhướng mới Ngoài hiệu suất (efficiency), năng suất còn nhấn mạnh đến khíacạnh hiệu quả (effectiveness)
Trong đó:
Đầu ra là các sản phẩm/ dịch vụ (giá trị / kết quả làm được).
Đầu vào bao gồm vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thời gian
Hiệu quả: tạo ra các kết quả mong muốn, sản xuất ra sản phẩm/ dịch vụ
mà khách hàng cần, có chất lượng cao và đúng hạn (làm đúng việc). Hiệu suất: cho biết kết quả được hoàn thành tốt như thế nào, nghĩa là sản
xuất một sản phẩm / dịch vụ đạt chất lượng một cách tốt nhất có thể đượcvới thời gian và chi phí thấp nhất (làm việc một cách đúng đắn).
Trong các định nghĩa trên, hiện nay định nghĩa của Flora Han Debbie Leong(1996) được nhiều người chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất.
Ngoài ra, có nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến năng suất của các tác giảđược đề cập sau đây:
Năng suất và cạnh tranh.
Theo Michael Porter (1990) [15], "Khái niệm có ý nghĩa duy nhất của cạnhtranh ở mức quốc gia là năng suất quốc gia Năng suất phụ thuộc cả vào chấtlượng lẫn những đặc điểm của các sản phẩm và hiệu suất mà ở mức đó chúngđược sản xuất"
Trang 3Năng suất - hiệu quả.
Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (Asean Productivity Organization - APO),"Năng suất không còn được xem như một khái niệm chỉ liên quan đến hợp lýhóa hay hiệu suất Nó đi xa hơn nữa, chuyển tải một mong muốn chấp nhận vàtạo ra sự thay đổi Năng suất là một thái độ tư duy dựa trên niềm tin vào sự tiếnbộ liên tục Hiệu suất nghĩa là làm mọi việc một cách đúng đắn Hiệu quả làđịnh hướng vào mục tiêu, làm đúng mọi việc một cách tốt hơn Chẳng có ích lợigì khi sản xuất con ngựa kéo xe một cách có hiệu suất nhưng lại không có thịtrường".
Năng suất - giá trị gia tăng.
Theo S K Chan (1995) [21], "Ngày nay năng suất được xem là giá trị gia tăngcộng thêm vào tối ưu hóa Theo nghĩa đó, năng suất có thể được cải thiện bằngcách nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ hay giảmchi phí sản xuất hoặc cả hai Trong nền kinh tế thị trường, giá trị được địnhnghĩa bởi khách hàng chứ không phải bởi chính phủ Chính sự tập trung vàokhách hàng liên kết năng suất với TQM và tái lập quá trình Năng suất là mộtkhái niệm tổng thể liên quan đến những yếu tố chủ yếu của cạnh tranh: đổi mới,chi phí, chất lượng và giao hàng đúng hạn"
Năng suất và những mục tiêu của xã hội.
Năng suất tạo ra giá trị gia tăng thông qua hình thành và áp dụng tri thức để làmra sản phẩm thỏa mãn người sử dụng nhưng cũng phải phù hợp với những mụctiêu xã hội, kinh tế và môi trường của xã hội [25].
Năng suất và tăng trưởng năng suất.
Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ [7], "Nguyên nhân gốc rễ củatrì trệ kinh tế và xói mòn tính cạnh tranh có thể được tóm tắt bởi cụm từ: năngsuất thấp Giải pháp để duy trì một tiêu chuẩn sống nâng cao không ngừngcũng có thể tóm tắt trong cụm từ: cải tiến năng suất"
Năng suất lao động chân tay và lao động tri thức.
Theo Peter F Drucker (2003) [17], "Sự đóng góp quan trọng nhất và thực sựđộc đáo của lĩnh vực quản lý trong thế kỷ XX là việc tăng năng suất lao độngchân tay trong sản xuất lên 50 lần Tương tự như vậy, sự đóng góp quan trọngnhất của lĩnh vực quản lý cần làm được trong thế kỷ XXI sẽ là việc nâng cao
Trang 4năng suất lao động các công việc tri thức và năng suất lao động của người laođộng tri thức Tài sản có giá trị nhất của một công ty ở thế kỷ XX là thiết bị sảnxuất Còn tài sản có giá trị nhất của một tổ chức ở thế kỷ XXI, bất kể là kinhdoanh hay phi kinh doanh, sẽ là người lao động tri thức và năng suất lao độngcủa họ "
Năng suất theo cách tiếp cận mới - Hướng nhìn cho các DN Việt Nam.
Năng suất ở cấp DN được hiểu là phương pháp sản xuất hàng hóa/dịch vụ cóchất lượng và giá trị cao với chi phí thấp nhất có thể Điều nầy cho phép DNcung cấp hàng hóa/dịch vụ với giá cạnh tranh Kết quả là nếu tiêu thụ tốt thì lợinhuận của DN sẽ tăng Như vậy, năng suất hiện nay bao gồm những nội dungsau:
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
- Giảm đến mức tối thiểu các tác động xấu tới môi trường- Thỏa mãn người lao động
- Hướng vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng
- Làm đúng việc ngay từ đầu để giảm lãng phí trong sản xuất.
Đối với mỗi nhân viên , năng suất và hiệu quả kinh doanh của DN cũng cónghĩa là công việc ổn định hơn, nhiều cơ hội hơn, mức lương cao hơn và chấtlượng cuộc sống cũng sẽ tốt hơn.
2.1.2 Năng suất trong ngành may công nghiệp:
Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào.
Đầu ra có thể tính bằng số sản phẩm mà xưởng may làm được.Đầu vào có thể là:
Số lượng công nhân trong xưởng may.
Năng suất = SốSốlượnglượngsảncôngphẩmnhânlàmra
Đây là số lượng sản phẩm trung bình do một công nhân làm ra trong một đơn vị
thời gian nhất định Giá trị này chính là năng suất lao động
Số lượng mét vải cần sử dụng.
Năng suất = SốSốlượnglượngmétsảnvảiphẩmcầnlàmsửdụngra
Trang 5Đây là số mét vải cần thiết để may một sản phẩm Giá trị này có tên là năngsuất của nguyên liệu Tăng năng suất nguyên liệu cho phép chúng ta may được
nhiều sản phẩm hơn từ một số lượng vải nhất định Phương pháp giác sơ đồ đượcsử dụng để tăng năng suất nguyên liệu, tức là làm giảm chi phí nguyên liệu.Ngoài ra, hệ thống giác sơ đồ bằng máy tính làm giảm số công nhân cần thiếtcho việc giác sơ đồ, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất.
Diện tích mặt bằng.
Năng suất = DiệnSốtíchlượngmặtsảnbằngphẩmcầnlàmsửdụngra
Đây là diện tích mặt bằng cần để sản xuất ra một sản phẩm trong một đơn vịthời gian Giá trị này càng nhỏ thì chi phí cho mặt bằng càng thấp, do đó giáthành sản phẩm cũng giảm xuống.
Vốn đầu tư cơ bản.
Năng suất = SốSốlượngvốnsảnđầuphẩmtưcơlàmbảnra
Đây là chi phí đầu tư cho trang thiết bị và nhà xưởng để sản xuất ra một sảnphẩm trong một đơn vị thời gian Giá trị này càng nhỏ thì chi phí cho đầu tư cơbản càng ít và như vậy, chi phí cho lãi suất vốn vay và khấu hao tài sản cố địnhcàng nhỏ nên giá thành sản phẩm thấp hơn.
Chi phí năng lượng, chi phí bảo vệ môi trường, các chi phí khác
Vì các sản phẩm khác nhau về giá trị, để tính năng suất trong trường hợp sảnxuất các sản phẩm may khác nhau ta quy số lượng sản phẩm làm ra thành giá trịtính bằng tiền Các giá trị tính bằng tiền có thể là doanh thu, lợi nhuận, giá trị
gia tăng Đối với ngành may chủ yếu là gia công thì giá trị gia tăng là đại
lượng đo hợp lý nhất, đó chính là giá trị mà DN làm ra được.
Như vậy, năng suất trong ngành may có thể được định nghĩa như sau:
2.1.3 Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất.
Năng suất rất được chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới Ở mỗi quốc giađều có những tổ chức, cơ quan nhà nước, chính phủ phụ trách xúc tiến phong
Trang 6trào năng suất nhằm cải tiến và nâng cao năng suất Không riêng ở từng quốcgia, thế giới hiện nay cũng rất xem trọng vấn đề năng suất trong sản xuất Tổchức năng suất Châu Á (APO) đã ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động tuyêntruyền, đào tạo, tư vấn về năng suất và các mục tiêu khác như giảm chi phí,tăng mức sống và điều kiện làm việc của lực lượng lao động trong các DN Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong [7] đã phát biểu rằng: "Các ngành côngnghiệp đang được toàn cầu hóa nhiều hơn Chúng ta đang tìm kiếm các quốc giacó thể sản xuất hàng hóa với giá cả cạnh tranh cho thị trường thế giới Do càngngày càng có nhiều nước nhận thức được điều này và cạnh tranh để nhận đượcsự đầu tư, Singapore phải có năng suất cao hơn để lôi cuốn đầu tư Thách đố làở chỗ phải tốt hơn các nước khác, sản xuất hàng hóa chất lượng tốt hơn và cungứng dịch vụ chất lượng tốt hơn"
Riêng ở Việt Nam, vấn đề năng suất trong sản xuất mới được quan tâm trongthời gian gần đây với sự hình thành Trung tâm Năng suất Việt Nam(VPC) VPCra đời phục vụ cho việc cải tiến năng suất trong các DN Việt Nam, đặc biệt làtrong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.
Năng suất có ảnh hưởng lớn đến một số các yếu tố của một quốc gia như việcthỏa thuận các hiệp ước quốc tế, hoà nhập vào xu hướng kinh tế, các thỏa thuậnsong phương, sự phát triển công nghệ trên phương diện quốc tế Bên trong DN,năng suất làm ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm, văn hóa tổchức, cách thức và phương pháp làm việc, tầm nhìn của lãnh đạo và mô hìnhquản lý Năng suất cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ gắn bó giữangười lao động và DN, quyết định đến sự phát huy sáng kiến và phương pháplàm việc của người lao động, sự hợp tác của khách hàng và nhà cung cấp.
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Có rất nhiều các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến năng suất Phầnsau đây trình bày 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất liên quan đến việcquản lý, điều hành sản xuất bên trong DN đó là: sự quan tâm, hỗ trợ và quyếttâm của quản lý cấp cao, chiến lược và mục tiêu của DN, tổ chức quản lý và hệthống sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa DN
Sự quan tâm, hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao.
Trang 7Theo Joyce M Hoffman & Satish Mehra (1999) [9], sự thiếu quan tâm của quảnlý cấp cao được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của chươngtrình cải tiến năng suất Sự quan tâm của quản lý cấp cao là một thành phần cầnthiết trong các chương trình cải tiến chất lượng Bằng sự quan tâm của họ vàbằng việc tạo ra một văn hóa kinh doanh để khuyến khích việc cải tiến, quản lýcấp cao có thể khuyến khích việc tăng năng suất một cách hiệu quả qua việc cảitiến chất lượng liên tục Quản lý cấp cao cần tạo điều kiện cho việc thực hiệncác sáng kiến về cải tiến năng suất, tạo cơ hội để phân tích và kiểm tra ngaysau đó.
Chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo Morris Abraham, John Crawford &Tom Fisher (1999) [14], DN cần xácđịnh chiến lược và mục tiêu sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.Thỏa mãn khách hàng cao hơn, cải tiến chất lượng liên tục trong cả sản phẩmvà quá trình nhằm đạt được các mục tiêu từ việc tập trung vào việc quản lý chiphí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực Nếu không muốn bị tụt hậu, các DN cầnchú trọng yếu tố nầy khi hoạch định chiến lược và các hoạt động của mình.Thỏa mãn khách hàng phải là vấn đề trọng tâm của toàn DN Do đó, toàn bộ hệthống hay quá trình sản xuất của DN cần gắn liền với mục tiêu chiến lược nầy.Mục tiêu rõ ràng sẽ tạo nên môi trường thúc đẩy nhân viên làm tốt công việccủa mình
Tổ chức quản lý và hệ thống sản xuất.
Việc tổ chức quản lý và hệ thống sản xuất của DN cũng ảnh hưởng đến năngsuất Tổ chức quản lý cần phải linh hoạt, gọn nhẹ và không quan liêu Nó có thểthích nghi một cách nhanh chóng và năng động với những thay đổi về nhu cầucủa khách hàng cũng như môi trường kinh doanh xã hội Điều quan trọng là cácDN phải duy trì sự phát triển và tăng trưởng của mình Hệ thống sản xuất cũngphải đủ hiệu quả và hợp lý để tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cạnhtranh Do vậy, DN cần phải thường xuyên chú ý tới những quá trình không cầnthiết Công việc phải được thực hiện đúng với chỉ tiêu kỹ thuật và hoàn thànhđúng kế hoạch sao cho sản phẩm và dịch vụ được giao cho khách hàng kịp thờivới chất lượng mà họ mong muốn Mục tiêu đặt ra là làm sao để cung cấp
Trang 8những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý và giao hàng đúng hạn[18].
Phát triển nguồn nhân lực.
Theo Joyce M Hoffman and Satish Mehra (1999) [9], nguồn nhân lực của mộtDN là yếu tố then chốt, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong việc cảitiến năng suất Điều nầy vẫn đúng kể cả khi có công nghệ và trang thiết bị tốt,tất cả mọi thứ đều cần phải có sự tác động của con người Nhân viên là tài sảnquý giá trong mọi tổ chức và khi tài sản này có vấn đề nó sẽ ảnh hưởng đến cảnăng suất và chất lượng Do đó, năng lực của nguồn nhân lực trong mỗi DN phảiliên tục được cải thiện Điều nầy thường được thể hiện dưới hình thức phát triểnkỹ năng một cách thống nhất, đào tạo lại, mở rộng khai thác thông tin, tăngcường phạm vi và trình độ kiến thức thông qua đào tạo không ngừng Liên quantrực tiếp đến vấn đề đào tạo là mối quan hệ nhân viên, tạo điều kiện để nhânviên thực hiện tốt công việc của mình và để đạt được mục tiêu đó, cần phải xâydựng được hệ thống khuyến khích nhân viên Phát huy hết khả năng của mỗi cánhân là vấn đề quan trọng hàng đầu Ngày nay người lao động rất muốn đượclàm những công việc mang tính thử thách và muốn được tham gia vào việc lậpkế hoạch và sắp xếp công việc của chính mình Họ cũng mong muốn có thunhập cao, được đánh giá công bằng và được thừa nhận thành tích, bên cạnh đólà môi trường làm việc thuận lợi, nhiều cơ hội phát triển và một hệ thống phúclợi tốt Khi một DN làm cho người lao động cảm thấy mình có ích, có giá trị, họsẽ không ngừng tự hoàn thiện trong công việc và cảm thấy họ là một phần củaDN
Văn hóa doanh nghiệp.
Theo Joyce M Hoffman and Satish Mehra (1999) [9], một DN cần phải tăngcường và xây dựng một nền văn hóa làm việc theo nhóm (Teamwork) Điềuquan trọng là vấn đề nầy phải được thấm nhuần trong toàn tổ chức, tất cả mọingười đều tham gia và thể hiện điều nầy một cách rõ nét trong công việc củamình Cần phải có một sự thay đổi về nhận thức của nhân viên, tạo ra một bướcđột phá trong phương pháp làm việc trước khi một sự tăng trưởng về năng suấtcó thể đạt được Sự làm việc theo nhóm phải trở thành một quy tắc Sự truyềnthông hợp lý, sự kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận trong DN và sự liên kết chặt
Trang 9chẽ giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất là biểu hiện sự hợp tác, thamgia của toàn thể nhân viên
Tóm lại, năng suất chính là sự tối đa hóa giá trị của sản phẩm mà DN cung cấp.Nó tạo ra giá trị đích thực mà qua đó DN, nhân viên, các bên có liên quan, cổđông cũng như khách hàng, nhà nước và xã hội nhận được
2.1.5 Đo lường năng suất.
Trong phần này sẽ trình bày cách đo lường năng suất theo quan điểm của cácnhà nghiên cứu khác nhau Easton & Jarrell (1998) [5], cho rằng việc đo lườngnăng suất chỉ cần dựa vào các thông số tài chính của DN Tuy nhiên, nhiều nhànghiên cứu khác là Kaplan & Norton (1992); Raaum (1992); Gao (1990) [5] đãphát biểu rằng trong cạnh tranh toàn cầu, các công ty không chỉ đo lường năngsuất dựa trên các tỷ số tài chính mà còn phải đo lường sự thỏa mãn của kháchhàng và sự thỏa mãn trong nội bộ DN Trong số những nghiên cứu này, nghiêncứu của Gao là bao hàm toàn diện nhất, ông chia sự đo lường năng suất trongcác DN sản xuất làm ba nhóm 1) Đo lường những vấn đề về tài chính: thị phần,doanh thu trên mỗi nhân viên, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên doanh thu.2) Đo lường mức độ phục vụ khách hàng: sự thỏa mãn khách hàng, những thanphiền từ khách hàng, duy trì khách hàng, thời gian thực hiện đơn hàng, sự tincậy 3) Đo lường sự thỏa mãn trong nội bộ DN: sự thỏa mãn nhân viên, thunhập, an toàn sức khoẻ, những đề nghị của nhân viên Nanni et al (1990) [5]cho rằng, việc đo lường năng suất phải bổ sung cho chiến lược toàn cầu củacông ty Vì thế, đo theo cách 2) và 3) ở trên là cần thiết để liên kết sự đo lườngnăng suất với chiến lược công ty trong dài hạn Vitale & Mavrinac (1995) [5]cũng thừa nhận rằng, nếu việc đo lường năng suất không liên kết với chiến lượccông ty thì các nỗ lực hướng về việc đo lường năng suất là lãng phí
Những nghiên cứu trên đều cho rằng hệ thống đo lường thích hợp "cho phépcông ty tập trung chú ý vào những gì là cần thiết và có tính chiến lược, tạo ra sựrõ ràng trong các nhiệm vụ và các bộ phận trong DN để đảm bảo sự phối hợp,tạo ra hành động và gia tăng truyền thông" Các tác giả đều cho rằng việc đo
Trang 10lường sự thỏa mãn khách hàng và thỏa mãn trong nội bộ DN thì cần thiết hơnviệc đo lường các vấn đề về tài chính.
Theo Han F Leong D (1996) [7], đo lường năng suất giúp cho các DN giám sátmọi hoạt động và nhận ra lĩnh vực cần cải tiến Ở cấp độ quốc gia và cấp độngành, việc đo lường năng suất trở thành một tiêu chuẩn để so sánh hiệu quảgiữa các ngành khác nhau để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu
- Cấp doanh nghiệp: Các chỉ số sau đây thường được sử dụng:
Tổng doanh thu / Tổng chi phí
Tổng doanh thu / Số lượng lao động Tổng sản lượng / Số lượng lao động
Giá trị gia tăng / Số giờ công hay Giá trị gia tăng / Số lượng laođộng
Giá trị gia tăng / Chi phí lao động
- Cấp quôc gia: Các chỉ số sau đây thường được sử dụng:
GDP (Gross Domestic Product) / Số lượng lao động Vốn / Tổng chi phí lao động
GDP / (Lao động + Vốn)
2.2 TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN.
Hơn hai thập kỷ qua, vấn đề năng suất đã được đem ra thảo luận, phân tích Córất nhiều bài viết về năng suất (dựa vào nhiều phương pháp khác nhau) Phầnsau đây trình bày tóm tắt kết quả của các nghiên cứu có liên quan và nhữngđiều chúng tôi học hỏi được từ những nghiên cứu này.
Nghiên cứu thứ nhất của Joyce M Hoffman & Satish Mehra (1999) [9] Nghiêncứu này đã nhận ra những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đối với cácchương trình cải tiến năng suất và phân tích mối liên quan của các yếu tố nàyvới những khái niệm về chất lượng Các giai đoạn của nghiên cứu bao gồm việcthiết lập một nhóm các nhà chuyên môn để được phỏng vấn bằng phương phápDelphi Nhóm gồm 5 thành viên có kinh nghiệm đặc biệt trong những vấn đề cóliên quan đến năng suất, các thành viên của nhóm đến từ những tổ chức sảnxuất có khoảng 500 công nhân, tiêu biểu cho các ngành kinh doanh khác nhau.Nghiên cứu này đã đưa ra một danh sách gồm 20 yếu tố có thể đưa đến sự thất
Trang 11bại của các chương trình cải tiến năng suất Sử dụng danh sách này làm nềntảng, một bảng câu hỏi được thiết kế và gởi cho 100 nhà quản lý sản xuất đượcchọn ngẫu nhiên trong phạm vi APICS (American Production and InventoryControl group) Bảng câu hỏi yêu cầu những người tham gia xếp theo thứ tựnhững yếu tố có thể đưa đến thất bại trong các chương trình cải tiến năng suấtdựa vào kinh nghiệm của họ Nghiên cứu này có tỷ lệ hồi đáp là 41%, đối tượnghồi đáp là các nhà quản lý trong các DN sản xuất có 300 - 500 công nhân Kếtquả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố chính và 5 yếu tố phụ có thể dẫn đến sựthất bại của chương trình cải tiến năng suất Danh sách các yếu tố chính và phụđược trình bày theo mức độ giảm dần trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các yếu tố chính và phụ.
1 Thiếu sự quyết tâm và cam kết củaquản lý cấp cao.
2 Việc thực hiện cải tiến năng suấtkhông có kế hoạch và rời rạc.
3 Thiếu sự đào tạo người giám sát liênquan đến vấn đề năng suất.
4 Sự phối hợp giữa các bộ phận khôngthích đáng và không hiệu quả
5 Thiếu đầu tư trong việc đào tạonguồn nhân lực.
6 Sự truyền thông trong tổ chức kém.7 Mối quan hệ nhân viên không tốt.
1 Các nhà quản lý cấp trung yếu kém.
2 Thiếu chính sách khuyến khích, khen thưởng.
3 Thiếu đầu tư trong việc đào tạo người quản lý và giám sát.4 Sự yếu kém trong kỹ thuật sản
Nghiên cứu này giúp chúng ta có một cái nhìn tương đối toàn diện hơn về năngsuất, về mối quan hệ gắn bó giữa năng suất và chất lượng Danh sách 20ù yếu tốmà nghiên cứu này đưa ra là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài.Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ khảo sát về những tổ chức sản xuất nói chung,