1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

19 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 40,93 KB

Nội dung

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA 1. Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản 1.1 Cơ sở thiết kế câu hỏi đọc hiểu văn bản Thường dựa vào thang Bloom(1951) gồm 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Năm 2001 thang Bloom được chỉnh sửa bởi Aderson và Krathwohl gồm 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo, thang này được vận dụng rộng rãi trong tất cả các môn học cho học sinh. Thang nhận thức này được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học. 1.2 Các loại câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản 1. Câu hỏi hướng dẫn HS nhớ Dựa vào SGK em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du? Tại sao nói Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới > Câu hỏi này giúp chú ý ghi nhớ những chi tiết quan trọng về thân thế và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du 2. Câu hỏi hướng dẫn HS hiểu Trong bài “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” , em hãy xác định nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ gạch chân : “ ...Mình đã quen cảnh an nhàn oai vệ rồi, sa xuống hạ giới lầm lụi, đầu tro mặt muội, mình chịu sao nổi?” > Câu hỏi trên giúp HS Nam bộ có cơ hội tiếp xúc và hiểu các thành ngữ Bắc bộ. Việc hiểu ý nghĩa của các từ này là cơ sở để hiểu văn bản ở cấp độ cao hơn như nghệ thuật dùng từ, tính cách nhân vật... 3. Câu hỏi hướng dẫn HS vận dụng • Câu hỏi giúp học sinh liên hệ, suy ngẫm về những vấn đề trong văn bản với những vấn đề tình huống tương tự trong cuộc sống thực: “Qua đoạn trích Trao duyên, em nghĩ hành động nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng của Kiều có đúng hay không? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào?” • Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của tác phẩm vừa được đọchiểu để phân tích một tác phẩm tương tự “Dựa vào những gì được học ở đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du, phân tích bài thơ Tâm sự của nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương” • Câu hỏi bài tập đọc hiểu tạo ra những tình huống để học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng vừa học trong quá trình đọc để giải quyết tình huống được đặt ra: “Đoạn trích Trao duyên đã đề cao nhân phẩm cao quý nhất của Kiều chính là lòng vị tha và hy sinh vì tình yêu. Liên hệ với cuộc sống hiện đại, giới trẻ thường không yêu đương nghiêm túc, yêu hời hợt, yêu vụ lợi hoặc khi bị tình yêu sâu sắc phản bội thì họ trả thù hay khi tình yêu tan vỡ họ thường có xu hướng đổ lỗi cho người yêu. Theo em như thế nào là yêu? Trong tình yêu, nếu em phát hiện đối phương không còn yêu em nữa, em sẽ sẽ làm gì?” 4. Câu hỏi giúp học sinh phân tích “Em hãy lý giải nguyên nhân tại sao Thúy Kiều lại chọn cách bán mình để chuộc cha và trao duyên cho em gái? Từ đó cho thấy được đời sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa” > Câu hỏi này giúp HS xác định các nguyên nhân, tìm kiếm thông tin để dẫn chứng chứng minh cho luận điểm. Qua đó thấy được mối liên hệ là hoàn cảnh tác động lên cách tư duy, xử trí vấn đề của nhân vật 5. Câu hỏi giúp HS phê phán, đánh giá “Thành công và hạn chế của nội dung tác phẩm Trăng nơi đáy giếng Trần Thùy Mai” > Câu hỏi trên đòi hỏi HS phải tư duy 2 mặt của vấn đề để cho thấy cách hiểu và giải quyết vấn đề của HS 6. Câu hỏi giúp học sinh sáng tạo “Đặt giả thuyết trong bài “Trao duyên”, Thúy Kiều vẫn đang lưỡng lự giữa “hiếu” và “tình” chứ chưa quyết định trao duyên cho Thuý Vân, em hãy vẽ sáng tạo ra một bức tranh hoặc một sơ đồ để giải quyết vấn đề đó giúp Kiều theo cách của em và thuyết minh về nó” > Câu hỏi này khuyến khích HS sáng tạo không nhất thiết phải bó buộc vào việc HS nhớ lại vẽ lại mà là sáng tạo một bức tranh; có thể sáng tạo về hình thức: vẽ tranh bằng bút bi, vẽ sơ đồ tư duy hoặc sáng tạo thêm về nội dung: sáng tạo những hình ảnh, chi tiết không có trong tác phẩm để giải quyết vấn đề.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ MỘT SỐ LOẠI CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA 1 1.1 Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Cơ sở thiết kế câu hỏi đọc hiểu văn bản Thường dựa vào thang Bloom(1951) gồm 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá Năm 2001 thang Bloom được chỉnh sửa bởi Aderson và Krathwohl gồm 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo, thang này được vận dụng rộng rãi trong tất cả các môn học cho học sinh Thang nhận thức này được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học 1.2 Các loại câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản 1 Câu hỏi hướng dẫn HS nhớ Dựa vào SGK em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du? Tại sao nói Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới -> Câu hỏi này giúp chú ý ghi nhớ những chi tiết quan trọng về thân thế và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du 2 Câu hỏi hướng dẫn HS hiểu Trong bài “Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” , em hãy xác định nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ gạch chân : “ Mình đã quen cảnh an nhàn oai vệ rồi, sa xuống hạ giới lầm lụi, đầu tro mặt muội, mình chịu sao nổi?” -> Câu hỏi trên giúp HS Nam bộ có cơ hội tiếp xúc và hiểu các thành ngữ Bắc bộ Việc hiểu ý nghĩa của các từ này là cơ sở để hiểu văn bản ở cấp độ cao hơn như nghệ thuật dùng từ, tính cách nhân vật 3 Câu hỏi hướng dẫn HS vận dụng  Câu hỏi giúp học sinh liên hệ, suy ngẫm về những vấn đề trong văn bản với những vấn đề/ tình huống tương tự trong cuộc sống thực: “Qua đoạn trích Trao duyên, em nghĩ hành động nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng của Kiều có đúng hay không? Nếu là em, em sẽ làm như thế nào?”  Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của tác phẩm vừa được đọc- hiểu để phân tích một tác phẩm tương tự “Dựa vào những gì được học ở đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du, phân tích bài thơ Tâm sự của nàng Thúy Vân của Trương Nam Hương”  Câu hỏi/ bài tập đọc hiểu tạo ra những tình huống để học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng vừa học trong quá trình đọc để giải quyết tình huống được đặt ra: “Đoạn trích Trao duyên đã đề cao nhân phẩm cao quý nhất của Kiều chính là lòng vị tha và hy sinh vì tình yêu Liên hệ với cuộc sống hiện đại, giới trẻ thường không yêu đương nghiêm túc, yêu hời hợt, yêu vụ lợi hoặc khi bị tình yêu sâu sắc phản bội thì họ trả thù hay khi tình yêu tan vỡ họ thường có xu hướng đổ lỗi cho người yêu Theo em như thế nào là yêu? Trong tình yêu, nếu em phát hiện đối phương không còn yêu em nữa, em sẽ sẽ làm gì?” 4 Câu hỏi giúp học sinh phân tích “Em hãy lý giải nguyên nhân tại sao Thúy Kiều lại chọn cách bán mình để chuộc cha và trao duyên cho em gái? Từ đó cho thấy được đời sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa” -> Câu hỏi này giúp HS xác định các nguyên nhân, tìm kiếm thông tin để dẫn chứng chứng minh cho luận điểm Qua đó thấy được mối liên hệ là hoàn cảnh tác động lên cách tư duy, xử trí vấn đề của nhân vật 5 Câu hỏi giúp HS phê phán, đánh giá “Thành công và hạn chế của nội dung tác phẩm Trăng nơi đáy giếng- Trần Thùy Mai” -> Câu hỏi trên đòi hỏi HS phải tư duy 2 mặt của vấn đề để cho thấy cách hiểu và giải quyết vấn đề của HS 6 Câu hỏi giúp học sinh sáng tạo “Đặt giả thuyết trong bài “Trao duyên”, Thúy Kiều vẫn đang lưỡng lự giữa “hiếu” và “tình” chứ chưa quyết định trao duyên cho Thuý Vân, em hãy vẽ sáng tạo ra một bức tranh hoặc một sơ đồ để giải quyết vấn đề đó giúp Kiều theo cách của em và thuyết minh về nó” -> Câu hỏi này khuyến khích HS sáng tạo không nhất thiết phải bó buộc vào việc HS nhớ lại vẽ lại mà là sáng tạo một bức tranh; có thể sáng tạo về hình thức: vẽ tranh bằng bút bi, vẽ sơ đồ tư duy hoặc sáng tạo thêm về nội dung: sáng tạo những hình ảnh, chi tiết không có trong tác phẩm để giải quyết vấn đề 2 Câu hỏi Biết: Mục tiêu: để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm… Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua Các từ để hỏi thường là: lấy ví dụ, liệt kê, gọi tên, cái gì, bao nhiêu, hãy định nghĩa, cái nào, hãy mô tả, cho biết VD: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về tác giả Nguyễn Tuân? Con sông Đà được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả qua những hình ảnh nào? 3 Câu hỏi Hiểu: Mục tiêu: để kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa… Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học Các cụm từ để hỏi thường là: tóm tắt, giải thích, phân biệt, chứng tỏ rằng, tại sao, hãy phân tích, hãy so sánh… VD: Tóm tắt lại tác phẩm “Hai đứa trẻ” bằng sự hiểu biết của anh/chị? Em hiểu như thế nào về cụm từ “động lòng bốn phương”? 4 Câu hỏi Vận dụng: Mục tiêu: để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn Các cụm từ để hỏi thường là: làm thế nào, giải quyết, minh họa, tính toán, đưa vào thực tế, bày tỏ… VD: Nếu là nhân vật Phùng, khi thấy người đàn ông đánh đập vợ mình, anh/chị sẽ giải quyết như thế nào? 5 Câu hỏi Phân tích: Mục tiêu: để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm Việc trả lời câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận.Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo) Các cụm từ để hỏi thường là: tại sao , đi đến kết luận; em có nhận xét gì, hãy chứng minh, lựa chọn, chỉ ra sự khác biệt… VD: Em có nhận xét gì về tâm thế khi ra đi của người anh hùng Từ Hải? 6 Câu hỏi Tổng hợp: Mục tiêu: để kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, các em phải tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung Để trả lời câu hỏi học sinh phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo Các cụm từ để hỏi thường là: hãy đưa ra kết luận, hãy đề ra biện pháp, thiết kế, báo cáo, xây dựng… Ví dụ: Em hãy rút ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử? 7 Câu hỏi Đánh giá: Mục tiêu: kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra Các cụm từ để hỏi thường là: kết luận, phê bình, lý do của là gì, trên cơ sở những tiêu chuẩn sau đánh giá giá trị của VD: Qua sự hi sinh và cam chịu của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, anh/chị thấy người đàn bà hàng chài đáng thương hay đáng trách? Có ý kiến cho rằng nhân vật Từ Hải “bốn bể anh hùng còn dại gái”, ý kiến của anh/chị về vấn đề này? Loại câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc văn bản 1/Nhân vật chính là ai? Hướng dẫn HS tìm các chi tiết quan Tìm các chi tiết, từ ngữ thể hiện… trọng trong văn bản, ghi nhớ thông tin, (hình ảnh bà Tú, cảnh ngày hè, tính phát triển vai trò giải mã văn bản cách nhân vật…) 2/Phân tích các chi tiết, hình ảnh… Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, phát Tác dụng của biện pháp nghệ thuật… ? triển vai trò giải mã văn bản Lời nói… của nhân vật thể hiện điều gì về tâm trạng/suy nghĩ/tính cách của nhân vật ? So sánh chi tiết/nhân vật A với các chi tiết/nhân vật B… 3/Hãy tóm tắt cốt truyện ? Chủ đề tác phẩm là gì ? Rèn kĩ năng tổng hợp, phát triển vai trò giải mã văn bản 4/Tác giả đã thể hiện chủ đề của tác Rèn kĩ năng tổng hợp, phát triển vai phẩm tốt đến mức nào ? trò giải mã văn bản Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của tác Khơi gợi kiến thức nền của HS, phát phẩm này là gì? Hạn chế của tác phẩm triển vai trò kiến tạo nghĩa cho văn bản là gì? Em đánh giá như thế nào về hành động của nhân vật ? Khơi gợi năng lực sáng tạo, tưởng 5/Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong văn bản là gì ? tượng của HS, giúp HS, phát triển vai trò kiến tạo nghĩa cho văn bản Khơi gợi kiến thức 6/Nếu em ở trong hoàn cảnh của nhân lực tưởng tượng của HS nền và năng vật, em sẽ phản ứng/hành động/suy nghĩ như thế nào? Khơi gợi kỉ niệm, vốn sống của HS, 7/Theo em, tựa đề của văn bản, bìa của khơi cuốn sách có thể thể hiện nội dung gì? gợi cảm xúc của HS, giúp HS liên hệ văn bản với thực tế, làm cho nội dung văn bản gần gũi với cuộc sống của người đọc Khơi gợi kỉ niệm, vốn sống của HS, 8/Ý nghĩ đầu tiên của em khi đọc văn bản là gì? Vãn bản này đánh thức kí ức nào, gợi em nhớ đến người nào, địa điểm hay khơi gợi cảm xúc của HS, giúp HS liên hệ văn bản với thực tế, làm cho nội dung văn bản gần gũi với cuộc sống của người đọc kinh nghiệm nào? 9/Theo em, người anh hùng/người Giúp HS liên hệ thực tế, nêu quan chồng tốt/người vợ đảm đang… là điểm cá nhân người như thế nào ? Ví dụ: Khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi theo thang Bloom để kích thích khả năng tìm tòi, phát hiện của học sinh từ mức thấp đến cao Giáo viên có thể hỏi: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?, với câu hỏi này, học sinh sẽ sử dụng nguồn thông tin có sẵn trong văn bản để trả lời, và chỉ có một đáp án duy nhất đúng cho câu hỏi này Hay với câu Em nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai?, học sinh sẽ vận dụng những gì đã tìm hiểu, đã phân tích để đưa ra nhận xét theo sự nhìn nhận, hiểu biết của mỗi cá nhân Câu hỏi: Hình ảnh “áo em trắng quá” và “sương khói mờ nhân ảnh” gợi cho em suy nghĩ gì? thì câu trả lời rất phong phú, tùy theo kinh nghiệm sống và độ sâu sắc trong tâm hồn, suy nghĩ của từng học sinh Để khơi gợi năng lực tưởng tượng, khả năng kiến tạo nghĩa cho văn bản của học sinh, giáo viên có thể nêu những câu hỏi Theo anh/chị đây là một bài thơ về tình yêu hay là tình quê? Hay Có người cho rằng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử chỉ thể hiện tình yêu đối với người con gái xứ Huế Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Những câu hỏi như vậy sẽ tạo cho học sinh cơ hội được thể hiện chính kiến của bản thân đối với các vấn đề trong quá trình đọc hiểu văn bản 1.3 Thực trạng sử dụng câu hỏi và đề xuất giải quyết 1.3.1 Đánh giá thực trạng sử dụng câu hỏi đọc – hiểu môn Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay  Đối với việc dạy của giáo viên: Giáo viên đi theo lối mòn của việc giảng dạy đọc hiểu bằng cách hiểu hộ, đọc hộ, trả lời thay học sinh những câu hỏi mình đưa ra Chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh Giáo án về nội dung chứ không phải là giáo án để dạy phương pháp đọc hiểu văn bản cho người học Phần lớn những câu hỏi hướng dẫn đọc văn bản trong sách giáo khoa và trong giờ đọc hiểu hiện nay giới hạn ở loại câu hỏi: Tìm chi tiết thể hiện sự lam lũ, tảo tần của nhân vật…; Chi tiết có ý nghĩa gì?’ Phân tích… Những câu hỏi trên đều hướng vào chức năng nhận thức: giúp HS hiểu tác phẩm, nhớ các thông tin, chủ đề, giải mã văn bản, không chú trọng khơi gợi cảm xúc, kinh nghiệm sống của học sinh, không khuyến khích những cách hiểu khác nhau về văn bản, cũng không giúp học sinh nhận biết văn bản có tác động hoặc có ý nghĩa như thế nào với chính các em  Đối với việc học của học sinh:  Bên cạnh hệ thống câu hỏi mà GV định hướng, HS còn được trang bị một số câu hỏi từ SGK trong phần hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà Chuẩn bị bài là một yêu cầu quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn (đây là yêu cầu chung cho tất cả các môn học, tuy nhiên đối với môn Ngữ văn đây lại là yêu cầu mang tính đặc thù) Có chuẩn bị bài tốt thì học sinh (HS) mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình Đọc - hiểu văn bản Vì thế trong SGK bất cứ môn học nào, không ngoại trừ môn Ngữ văn đều có hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài ở phần sau nội dung bài học Tuy nhiên thực tế giảng dạy và học tập môn Ngữ văn hiện nay cho thấy, HS chuẩn bị bài trên cơ sở câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa (SGK) chỉ để đối phó, chiếu lệ, có em còn không chuẩn bị bài ở nhà mà đến trường mới bắt đầu tiếp nhận tác phẩm Các câu hỏi GV đưa ra cho HS đều trong phần bài giảng rồi gợi ý cho các em trả lời còn ở nhà chỉ là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi cuối bài Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng Chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở Học sinh thiếu nhiều về kiến thức ngữ văn, chưa hiểu rõ về khái niệm đọc hiểu, rất ít học sinh đọc sách để thấy được cái hay cái đẹp, biết rung động trước những tác phẩm văn học hay 1.3.2 Đề xuất giải quyết thực trạng Từ những thực trạng nêu ra trên đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp để góp phần phát huy hiệu quả phương pháp nêu câu hỏi trong dạy học Ngữ văn ở THPT Thứ nhất, việc đặt câu hỏi đối với mỗi bài học phải mang tính hệ thống, có tác dụng định hướng để khai thác nội dung bài học Tính hệ thống của câu hỏi phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng và vấn đề Thứ hai, để hỏi có hiệu quả, HS hiểu câu hỏi và có hứng thú để trả lời, để tham gia bài học, câu hỏỉ không trở thành “nỗi sợ hãi” cho HS, thì người GV cần chú ý đến kĩ thuật hỏi: Từ ngữ trong câu hỏi cũng như cách đặt câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh Người giáo viên phải chuẩn bị tốt câu hỏi, dự kiến những khả năng và mức độ trả lời Những câu hỏi cần được đưa ra một cách tự nhiên thân mật, có mối liên hệ chặt chẽ với mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo ra hứng thú trao đổi, tranh luận Tùy vào mức độ khó dễ mà chỉ định học sinh nào trả lời Nên tránh lặp lại câu hỏi hoặc dùng những câu hỏi trùng ý Không nên nhắc nhiều lần một câu hỏi như “khủng bố” tinh thần học sinh Xử lí các câu hỏi của học sinh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, cần tạo điều kiện thời gian để cho học sinh trả lời trọn vẹn ý Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh và cần biểu dương sự trả lời thành thật của các em Phải biết uốn nắn, bổ sung khi cần thiết với những ý kiến chưa đầy đủ và đúng đắn Phải tạo điều kiện tốt để học sinh vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cho giáo viên một cách đúng đắn Giáo viên có trách nhiệm trả lời những câu đặt ra của học sinh, nghiêm túc, không lảng tránh, bịa đặt, `Thứ ba, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi HS Với môn Ngữ văn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ Việc HS chuẩn bị tốt bài ở nhà là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản Đây có thể nói là yếu tố "nền" để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của GV cung cấp, HS sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học (ở mức độ phổ thông) Xuất phát từ thực tế ấy, thiết nghĩ trên nền tảng gợi ý của hệ thống câu hỏi trong SGK, GV giảng dạy Ngữ văn có thể biên soạn một hệ thống câu hỏi khác cụ thể hơn, gắn liền với bài giảng của GV hơn HS được GV cung cấp hệ thống câu hỏi cho bài học mới sau mỗi tiết dạy Đây chính là điều kiện thuận lợi để HS có thể chuẩn bị bài tốt hơn và GV có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trên lớp Như vậy nếu thực hiện tốt công việc này, vấn đề"cháy giáo án" trong giảng dạy Ngữ văn sẽ phần nào được giải quyết Đồng thời từ hệ thống những câu hỏi ấy GV sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tự tiếp cận tác phẩm, thoát li dần và không còn phụ thuộc một cách thụ động với những sách "học tốt" Để cải thiện thực trạng trên, trong dạy học đọc hiểu văn bản, giáo viên chỉ nên là người dẫn dắt, nêu vấn đề để học sinh trao đổi thảo luận, thiết kế các hoạt động để có thể giúp học sinh tự vận dụng kỹ năng phân tích, suy luận và đưa ra được các dẫn chứng cụ thể làm nhận định cho suy luận của mình Hệ thống câu hỏi được đặt ra phải rõ ràng, không quá mơ hồ hay vượt quá khả năng tư duy của học sinh: - GV cần tránh đưa ra câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời GV tránh đưa ra câu hỏi dễ không phát huy được năng lực HS GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời chưa đúng của học sinh Nếu HS trả lời sai cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để HS trả lời được vì HS chỉ có hứng thú khi học trả lời được Giáo viên có thể tạo cơ hội để học sinh nghiên cứu, hoạt động hướng đến kỹ năng đọc chính xác và có tính đánh giá cao từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang có chủ trương vận dụng PISA trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh để góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, chú trọng đến khả năng tư duy, lập luận của học sinh, gắn kiến thức học tập trong nhà trường và giải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống Đây cũng là một giải pháp hiệu quả đối với thực trạng sử dụng câu hỏi đọc hiểu trong nhà trường, vừa đa dạng hóa được hệ thống câu hỏi, vừa phát huy được năng lực đọc hiểu của học sinh 2 Một số dạng câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản trong kì thi THPT Quốc gia 2.1 Khảo sát các dạng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia gần đây Đề thi THPT Quốc gia năm 2014 Đề thi THPT Quốc gia năm 2014 (Khối C) Đề thi THPT Quốc gia năm 2015 Câu 1: (2,0 điểm) I Phần đọc hiểu (3,0 điểm) Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu níu váy bà đi chợ Bình Lâm cầu từ câu 1 đến câu 40: bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Đứa ở đất mặn chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Chia nhau nỗi nhớ nhà mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Hoàng hôn tím ngắt ra khơi điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng hay hát Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng bà đi gánh chè xanh Ba Trại Chúng tôi coi thường gian nan Quán Cháo, Đồng Giao thập thững Dù đồng đội tôi, ngã trước miệng cá mập những đêm hàn Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn (Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập Ngày mai đảo sẽ nhô lên một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền tr.148) Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát cầu sau: 1 Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Xác định những phương thức biểu Đảo ơi, đảo ơi ! đạt được sử dụng trong đoạn thơ (0,5 (Đảo thuyền chài, 4 - 1982) điểm) (Trích “Hát về một hòn đảo” – Trần Đăng 2 Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có Khoa, vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô Trường Sa, NXB Văn học 2014, tr.51) đồng và người bà? (0,5 điểm) Câu 1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ 3 Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực nào? của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Câu 2 Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua trên đảo của người lính được miêu tả qua những hồi ức đó? (1,0 điểm) những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những hòn đảo long lanh như ngọc dát" Câu 4 Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: "Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở môi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay Cái thiện cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đãđược nhận ra một cách dễ dàng Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, một vật sở hữu con người nhận biết ngay Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất Có mất có được nhưng không phải ai cũng nhận ra cái gì mà mình đã thu được có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta nhất là giới trẻ Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn ngốc sâu xa của sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân vân về bệnh vô cảm." (Trích "Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa", Bài tập ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36-37) Câu 5 Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích Câu 6 Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 7 Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay? Câu 8 Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần"? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) 2.2 So sánh, nhận xét câu hỏi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia 2.2.1 So sánh * Giống nhau: Dạng câu hỏi đọc hiểu của cả hai đề thi đều dựa vào thang nhận thức Kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh * Khác nhau: Số lượng - Đề thi năm 2014 3 câu hỏi - trong 2 văn bản Nằm trong chương trình Văn bản nằm ngoài câu hỏi Nguồn ngữ liệu Phân loại câu hỏi - Đề thi năm 2015 8 câu hỏi chia đều Ngữ văn (cụ thể là lớp 12, chương trình THPT sách nâng cao) Dựa vào thang đánh giá của Dựa vào thang đánh giá các Bloom: Câu 1 cấp độ tư duy (Thinking Xác định những Levels): phương thức biểu đạt được sử - Các câu hỏi ở mức độ nhận dụng trong đoạn thơ => câu biết là câu 1 và câu 5 (1 hỏi ở mức độ biết Đoạn thơ trên được viết theo Câu 2 Các từ “lảo đảo”, thể thơ nào? 5.Chỉ ra phương “thập thững” có vai trò gì thức biểu đạt chính được sử trong việc thể hiện hình ảnh dụng trong đoạn trích.) cô đồng và người bà? => câu Câu hỏi ở mức độ vận thông hỏi ở mức độ hiểu hiểu là câu 2, 6, 7 (2 Cuộc Câu 3 Sự vô tâm của cháu và sống gian khổ và hiểm nguy nỗi cơ cực của bà hiện lên trên đảo của người lính được qua những hồi ức nào? Người miêu tả qua những từ ngữ, cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì hình ảnh nào? 6 Theo tác qua những hồi ức đó? => câu giả, nguồn gốc sâu xa của hỏi phân tích nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? 7 Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?) Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp là câu 4 Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng) Câu 8 là câu hỏi vận dụng cao Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần"? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những hòn đảo long lanh như ngọc dát" là câu hỏi kết hợp mức độ biết và hiểu 2.2.2 Nhận xét Số lượng câu hỏi của đề thi THPTQuốc gia năm 2014 còn khá ít, còn mang tính lí thuyết và nghiên về nhiều về kiến thức, chỉ mới đánh giá được khả năng đọc – nhớ, hiểu, chưa đánh giá được khả năng vận dụng và sáng tạo của học sinh Nhưng ở đề thi năm 2015, câu hỏi đã đáp ứng được phần nào khả năng lập luận, tư duy của các em ở mức vận dụng thấp và vận dụng cao kết hợp với khả năng đọc hiểu phân tích Từng bước nâng cao năng lực chủ động đọc hiểu, sử dụng phương pháp đọc hiểu như một công cụ để giải quyết nhiều văn bản khác nhau Việc gia tăng số lượng câu hỏi phần đọc – hiểu cho thấy Bộ GD đã chú trọng nhiều đến khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh Ngữ liệu của đoạn văn đọc hiểu cũng được đa dạng hơn, khi Bộ GD đã đưa những phần văn bản nằm ngoài chương trình phổ thông để kiểm tra độ nắm bắt thông tin của người học Các dạng câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh sẽ mang tính thời sự và gần gũi.Tập trung kiểm tra các kỹ năng cơ bản và tập trung vào kĩ năng tạo lập văn bản, cho học sinh có cơ hội thể hiện suy nghĩ của bản thân, khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề Với đề thi năm 2015, hầu hết các kiến thức Tiếng Việt quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT đều được đưa vào (Tìm chi tiết, từ ngữ thể hiện hình ảnh, nội dung; tìm các phương thức biểu đạt…) Với dạng đề như thế này yêu cầu học sinh phải hiểu được bản chất của vấn đề, hiểu và áp dụng được các kiến thức đã học một cách linh hoạt để bài làm có được thành tích tốt nhất 2.3 Lưu ý với người dạy Để đạt hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trong kì thi THPT Quốc gia đạt được hiệu quả cao Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần kích thích tư duy của học sinh, tránh tình trạng đi theo lối mòn là người thầy hiểu hộ học sinh và áp đặt kiến thức, tư duy của mình vào câu hỏi Giáo viên chỉ là người cầm đèn soi hướng chứ không phải là người dẫn đường cho học sinh đi theo lối của mình Khi thiết kế câu hỏi đọc hiểu cho học sinh, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau: Thứ nhất, đối tượng tìm hiểu, khám phá của giờ đọc hiểu là tác phẩm văn học với những đặc trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính hàm súc, tính đa nghĩa Vì thế mà mỗi người đọc, dựa trên kiến thức nền, quan điểm thẩm mỹ của mình, có cách hiểu, cách giải thích khác nhau về văn bản, đồng thời có thể sáng tạo ra những ý nghĩa mới, ngoài những ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm Như vậy, vai trò của người đọc không chỉ là giải mã văn bản: khám phá ý nghĩa các từ ngữ, hình ảnh, ý nghĩa của tác phẩm mà còn có một vai trò kiến tạo nghĩa: tạo ra những ý nghĩa mới cho văn bản Vậy vấn đề đặt ra là trong quá trình dạy đọc hiểu giáo viên phải thiết kế được những câu hỏi giúp học sinh thực hiện cả hai vai trò trên Vấn đề thứ hai: Chức năng của văn chương là phản ảnh cuộc sống, truyền cảm xúc cho người đọc Do vậy, ngoài việc phát triển tư duy cho học sinh, câu hỏi còn có chức năng khơi gợi cảm xúc, ký ức, kinh nghiệm sống của HS, giúp HS có những suy ngẫm về cuộc sống Nếu giáo viên chỉ hướng đến việc xây dựng câu hỏi để thực hiện chức năng nhận thức (giúp học sinh hiểu văn bản) thì không đầy đủ và không thể hiện được các đặc trưng riêng của hoạt động tiếp nhận văn chương, không đáp ứng được mục tiêu dạy đọc hiểu văn bản TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Nam (2006) Thiết kế CH trong DH văn – một thử thách với giáo viên Tạp chí Giáo dục số 147, kỳ 1 – 10/2006 [1.1 – 1.2 – 2.3] https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Mẫu_câu_hỏi_nhận_thức [1.1] http://documents.tips/documents/thang-danh-gia-bloom-va-thang-cac-cap-do-tuduy.html [1.2] https://hocmai.vn/file.php/358/Tai_lieu_phong_truyen_thong/Phan_tich_de_thi _minh_hoa_-_Ngu_van [2.2] https://vndoc.com/cau-truc-phan-thi-doc-hieu-trong-de-thi-thpt-quoc-gia-monngu-van [2.2] ... dụng câu hỏi đọc hiểu nhà trường, vừa đa dạng hóa hệ thống câu hỏi, vừa phát huy lực đọc hiểu học sinh Một số dạng câu hỏi đánh giá lực đọc hiểu văn kì thi THPT Quốc gia 2.1 Khảo sát dạng câu hỏi. .. xét câu hỏi đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia 2.2.1 So sánh * Giống nhau: Dạng câu hỏi đọc hiểu hai đề thi dựa vào thang nhận thức Kiểm tra lực đọc hiểu văn học sinh * Khác nhau: Số lượng - Đề thi. .. thi THPT Quốc gia gần Đề thi THPT Quốc gia năm 2014 Đề thi THPT Quốc gia năm 2014 (Khối C) Đề thi THPT Quốc gia năm 2015 Câu 1: (2,0 điểm) I Phần đọc hiểu (3,0 điểm) Thuở nhỏ cống Na câu cá Đọc

Ngày đăng: 20/03/2021, 13:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w