Tiêu chí điều tra bao gồm: Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đã minh bạch chưa; Đơn giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất của Nhà nước đã phù hợp chưa; Các chính sá
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG VĂN CHUNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Chung
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức UBND huyện Gia Lộc, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lộc, phòng TN&MT huyện Gia Lộc, UBND các xã, thị trấn: TT Gia Lộc, xã Phương Hưng, xã Yết Kiêu, xã Đoàn Thượng, xã Đồng Quang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Chung
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình, sơ đồ viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Giả thiết khoa học 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 4
2.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 4
2.1.2 Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6
2.1.3 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 8
2.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 9
2.2 Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số nước và một số tổ chức tổ chức trên thế giới 11
2.2.1 Trung Quốc 11
2.2.2 Hàn Quốc 12
2.2.3 Thái Lan 14
2.2.4 Singapore 15
2.2.5 Australia 16
2.2.6 Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á 17
2.2.7 Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam 18
Trang 52.3 Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt
Nam qua các giai đoạn 20
2.3.1 Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực 20
2.3.2 Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực 21
2.3.3 Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực 22
2.3.4 Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực 22
2.3.5 Giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay 24
2.4 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số địa phương 26
2.4.1 Thành phố Hà Nội 26
2.4.2 Thành phố Đà Nẵng 27
2.4.3 Thành phố Hồ Chí Minh 28
2.4.4 Tỉnh Hải Dương 29
Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
3.1 Địa điểm nghiên cứu 32
3.2 Thời gian nghiên cứu 32
3.3 Đối tượng nghiên cứu 33
3.4 Nội dung nghiên cứu 33
3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lộc 33
3.4.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lộc 33
3.4.3 Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án nghiên cứu 33
3.4.4 Đánh giá về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án nghiên cứu 33
3.4.5 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa bàn nghiên cứu 33
3.5 Phương pháp nghiên cứu 33
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34
3.5.3 Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp số liệu 34
3.5.4 Phương pháp so sánh, đánh giá 35
Phần 4 Kết quả và thảo luận 36
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lộc 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37
Trang 64.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương 38
4.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lộc 40
4.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 40
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 46
4.3 Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án nghiên cứu 51
4.3.1 Sơ lược về dự án nghiên cứu 51
4.3.2 Những căn cứ pháp lý có liên quan đến dự án 53
4.3.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện tại dự án 57
4.3.4 Kết quả bồi thường và giải phóng mặt bằng tại 02 dự án 59
4.4 Kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và kinh nghiệm chỉ đạo trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại một số dự án 79
4.4.1 Kết quả đạt được 79
4.4.2 Những khó khăn, tồn tại 80
4.4.3 Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại 82
4.4.4 Kinh nghiệm chỉ đạo 82
4.5 Giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lộc 83
4.5.1 Về quản lý Nhà nước 83
4.5.2 Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC 85
4.5.3 Về tổ chức thực hiện 86
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 88
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục 92
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2015 38
Bảng 4.2 Hiện trạng dân số huyện Gia Lộc 38
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Gia Lộc 46
Bảng 4.4 Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi của 2 dự án 59
Bảng 4.5 Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi của dự án đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 60
Bảng 4.6 Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi của dự án đường Quốc lộ 38B 61
Bảng 4.7 Kết quả bồi thường về đất ở của dự án 61
Bảng 4.8 Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản của dự án 62
Bảng 4.9 Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây lâu năm của dự án 62
Bảng 4.10 Kết quả bồi thường về đất ở của dự án 63
Bảng 4.11.Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản của dự án 64
Bảng 4.12 Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây lâu năm của dự án 64
Bảng 4.13 Kết quả bồi thường về đất ở của dự án 65
Bảng 4.14 Kết quả bồi thường đối với đất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn của dự án 65
Bảng 4.15 Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản của dự án 66
Bảng 4.16 Kết quả bồi thường đối với đất trồng cây lâu năm của dự án 66
Bảng 4.17 Kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu, nuôi trồng thủy sản 67
Bảng 4.18 Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc 68
Bảng 4.19 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án 70
Bảng 4.20 Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí thực hiện 73
Bảng 4.21 Tổng hợp các tiêu chí phỏng vấn đối tượng bị thu hồi đất 76
Bảng 4.22 Tống hợp ý kiến điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện BT, HT, TĐC 78
Trang 9DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Vị trí nghiên cứu dự án trên địa bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương 32
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương 36
Hình 4.1 Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khi hoàn thành và thông xe 52
Hình 4.2 Đường quốc lộ 38B khi hoàn thành 52
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên: Hoàng Văn Chung
Tên luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương”
Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã sử dụng các phương pháp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu thập tại Chi cục Thống kê huyện Gia Lộc Số liệu về tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND huyện, UBND các xã, phường Số liệu về bảng giá đất của UBND tỉnh ban hành, giá quy định của Nhà nước và giá bồi thường được áp dụng cho huyện Gia Lộc được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra ngẫu nhiên thông qua phiếu điều tra in sẵn ý kiến người dân bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu Tiêu chí điều tra bao gồm: Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đã minh bạch chưa; Đơn giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất của Nhà nước đã phù hợp chưa; Các chính sách
hỗ trợ có hợp lý hay không; Tiến độ thực hiện công tác BT, HT, TĐC; Giá đất TĐC; Những khó khăn của người dân sau khi Nhà nước THĐ; Cuộc sống sau khi Nhà nước thu hồi đất; Tinh thần thái độ của cán bộ thực hiện công tác BT, HT, TĐC
- Phương pháp xử lý và phân tích, tổng hợp số liệu: Xử lý số liệu thu thập được
bằng việc sử dụng phần mềm Microsoftoffice Excel 2010 để tổng hợp Tổng hợp các mẫu điều tra về giá bồi thường, chính sách hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp
hộ gia đình bị thu hồi đất của từng dự án nghiên cứu
Trang 11- Phương pháp so sánh, đánh giá: So sánh giá bồi thường về đất, công trình vật liệu kiến trúc, cây cối hoa màu của dự án qua từng giai đoạn, đánh giá các số liệu điều tra về các vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ dân như đơn giá bồi thường có hợp lý không, cuộc sống sau khi thu hồi đất, những khó khăn gặp phải sau khi thu hồi đất
Kết quả chính và kết luận
- Gia Lộc là một huyện đang phát triển Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Gia Lộc những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực Công tác ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được thực hiện thường xuyên; công tác lập và công khai lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác GPMB…… được thực hiện theo đúng quy định; toàn huyện đã có 23/23 xã, thị trấn có bản đồ địa chính, một số xã, thị trấn đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành
- Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trong năm 2015, trên địa bàn toàn huyện đã có 20 dự án với tổng diện tích đất bị thu hồi là 495.915,62 m2
- Các chương trình dự án được đầu tư thực hiện công tác BTHT&TĐC trên địa bàn huyện Gia Lộc mang đặc thù của các loại công trình như xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, khu dân cư ngoài ý nghĩa phục vụ phát triển kinh tế, xã hội còn về mục đích chính trị Các dự án thực hiện công tác BT&GPMB năm 2015 được thổng kê
Nhìn chung công tác GPMB có nhiều chuyển biến tích cực, có được kết quả đó
Trang 12là dựa vào sự nỗ lực, mạnh dạn của Cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Tuy nhiên, một số dự án vẫn còn bộc lộ hạn chế, đó là tiến độ GPMB của một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền pháp luật về giải phóng mặt bằng Công tác kiểm đếm, tính toán, áp dụng chính sách của một số dự án chưa được chính xác
- Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách tài chính về đất đai, góp phần tăng nguồn thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, chính quyền huyện Gia Lộc cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển nguồn lực trên địa bàn
Trang 13THESIS ABSTRACT
Name: Hoang Van Chung
Thesis title: "Review of compensation, support and resettlement when the State
recovers land in a number of projects in the districts of Gia Loc - Hai Duong Province"
Sector: Land Management Code: 60 85 01 03
Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
The purpose of the research study
- Research and scientific basis, the practice of compensation policies, support and resettlement when the State recovers land
- Review the implementation of compensation policies, support and resettlement when the State recovers land
- Propose solutions to the implementation of the policy of compensation, support and resettlement when the State recovers land in Gia Loc district - Hai Duong Province Research methodology of the study
Dissertations have used these methods:
- Method of collecting secondary data: Data on natural conditions, economic - social gathering Departments Statistics Gia Loc district Data on the status of land management and land use status is aggregated on the basis of the data reported in the Department of Natural Resources and Environment, the district People's Committee, People's Committees of communes, wards Data on provincial land price list issued, the price set by the State and compensation rates are applied to Gia Loc district were collected at Office of Natural Resources and Environment, Department of Finance - Planning
- Methods of collecting primary data: a random survey through questionnaires printed comments people whose land is recovered in the research project Investigation criteria include: Assessment of the compensation, the State's support was not transparent; The compensation rate for land and assets attached to the land of the State was not suitable; The support policy is reasonable or not; Progress of implementation of
BT, HT, TDC; Price TDC; The difficulties of the people of the State after the synod; State life after land acquisition; Mental attitude of staff carry out BT, HT, TDC
- Methods of processing and analyzing, synthesizing data: Processing data collected using Excel 2010 software for synthesis MicrosoftOffice Synthesis of a
Trang 14sample of price compensation policies and resettlement assistance for households case land acquisition of each research project
- Method comparison and evaluation: Compare prices for land compensation, works architectural materials, trees and crops of the project through each stage, assess the survey data on the issue of compensation, support and resettlement when the state recovers land for households as the unit price is reasonable compensation, life after land acquisition, difficulties encountered after land acquisition
Main results and conclusions
- Gia Loc is a growing district Land management situation in the districts of Gia Loc recent years there have been positive changes The promulgation and implementation of legal documents in the field of land is carried out regularly; planning and public consultation of the people contributing to the planning and land use planning, site clearance work shall comply with the regulations; the district has a 23/23 communes and towns have cadastral maps, some communes and towns have used specialized software
- Board Compensation, support and resettlement; in 2015, in the whole district has 20 projects with a total land area is 495,915.62 m2 revoked
- The program of investment projects implementation of resettlement BTHT & Gia Loc district bearing the characteristics of the type of work such as civil construction, transportation, irrigation, power, residential areas beyond means serving economic development, socio political purpose The project implementation of BT & clearance counts in 2015 were as follows
- Project construction traffic work 06 projects, affecting 246 households, organizations and individuals with a total land area is 44848.19 m2 recovery
- The project to build irrigation works has 01 projects, affect the lives of 03 families with a total land area is 16298.20 m2 recovery
- The project to build the civil engineering with 11 projects, affecting 296 households, organizations and individuals with a total area of 377,247.62 m2 of land is recovered
- The project to build the industrial projects with 02 projects, affecting 60 families, organizations and individuals with a total land area is 54257.61 m2 recovery Mechanisms and policies of resettlement BTHT & PPC considers adjusted to suit the actual situation Regulation of content uniformity in coordination of agencies and units involved in the implementation, and the austerity measures, determined to work BTHT & resettlement was completed, creating clean surface for investors implementing project
Trang 15In general, site clearance work has many positive changes, with the result that is based on the effort, boldly the committee level, governments at all levels in the district and the sympathy and support of the people However, some projects still revealed limitations, it is the progress of clearance of some projects did not meet requirements Party committees, local authorities are not certain due attention to the propagation law
on clearance Working counting and calculating, applying the policy of a number of projects that have not been correctly
To improve the efficiency of the implementation of fiscal policies on land, contributing to increased revenue from the land in the district, in the future, Gia Loc district administration should focus on implementing synchronous solution of legal policy, organizational structure of management and human resource developmentin the province
Trang 16PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai là tài sản do Nhà nước thống nhất quản lý
Đất đai là nguồn tài chính tiềm năng, nguồn nhân lực cơ bản để phát triển kinh tế đất nước, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Đất đai được coi là một loại bất động sản, là một hàng hoá đặc biệt, vì những tính chất của nó như cố định về vị trí, giới hạn về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng và trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý thì giá trị của đất không những mất đi mà còn tăng lên
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ ,tái định cư (TĐC) là hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến, không thể tránh khỏi Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ ,tái định cư (TĐC) càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội trên phạm vi vùng, quốc gia Vấn đề bồi thường giá đất, hỗ trợ, tái định cư trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế -
xã hội, bởi vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án đều cần quỹ đất Sự phát triển đô thị, khu dân cư, an ninh quốc phòng, cơ sở sản xuất đều cần có qũy đất Việc thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang diễn ra ở mọi nơi song gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước Việc bồi thường, hỗ trợ TĐC hiện nay được thực hiện theo các quy định của Chính phủ như: Chương 6 điều 62 Luật Đất đai (LĐĐ) ngày 29/11/2013, Nghị
Trang 17định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất
Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương”, nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân gây cản trở,
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước
1.2 GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng tại một
số dự án đường giao thông trên địa bàn thường chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đầu tư Vậy nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Có phải do quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn bất cập; hay hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai người dân còn hạn chế; hay do năng lực của người tham gia thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu; hay công tác lập, quản lý hồ sơ địa chỉnh, cấp GCNQSDĐ chưa tốt; hay do một số; hay do tất cả các yếu tố này là câu hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong luận văn thông qua thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu để đưa ra câu trả lời chính xác nhất, đầy đủ nhất
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ thực hiện các dự án trên địa bàn nghiên cứu
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường Quốc lộ 38B chạy qua địa phận huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương kết nối với các tỉnh, thành phố, tạo nên 1 diện mạo mới, khang trang, đồng thời góp phần vào nét đẹp hiện đại, văn minh huyện Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc hiện đại trên thế giới với vận tốc thiết kế 120km/h; mặt cắt ngang gồm quy mô 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp
Trang 18Trên tuyến có 6 nút giao liên thông có quy mô lớn, hiện đại được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 273-01
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại 2 dự án trên địa bàn huyện Gia Lộc với những điểm mới là đã làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Luận văn đã phân tích các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và cơ sở pháp lý của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lộc tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian tới
Trang 19PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH
CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.1.1 Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Để hiểu rõ bản chất của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước hết ta phải hiểu thế nào là bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác việc bồi thường này có thể là vô hình hay hữu hình, nó được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa các chủ thể hoặc theo sự điều tiết của pháp luật
Trong thực tiễn hình thành và phát triển của xã hội, hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường đây là chân lý cốt yếu nếu bị xâm phạm và bị thiệt hại là lợi ích cộng đồng được nhà nước bảo vệ
Bồi thường: là trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hoặc sự vất vả, bồi thường bao gồm bồi thường thiệt hại và bồi thường công lao (Hoàng Phê, 2000) Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai (2003): “ Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người sử dụng đất” Bồi thường trong lĩnh vực đất đai có một số đặc trưng và nguyên tắc sau:
- Đặc trưng về bồi thường trong lĩnh vực đất đai:
+ Vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất của người SDĐ
để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; mục đích phát triển kinh tế;
+ Việc bồi thường cho người SDĐ không do lỗi của Nhà nước gây ra mà xuất phát từ nhu cầu của xã hội, của cộng đồng;
- Nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực đất đai:
+ Bồi thường về đất dựa trên khung giá đất do Nhà nước quy định tài thời điểm thu hồi đất;
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất thực hiện theo giá thị trường
Trang 20Đối tượng được bồi thường: Không phải bất cứ người SDĐ nào bị Nhà nước thu hồi cũng được bồi thường mà chỉ những chủ thể SDĐ thỏa mãn các điều kiện do pháp luật đất đai quy định mới được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất
2.1.1.2 Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ là một hành động thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái thông qua sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp đỡ một thành viên hoặc một nhóm người trong xã hội có thể vượt qua những khó khăn hay những rủi ro mà
họ gặp phải để sớm ổn định cuộc sống Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam thể hiện sự nhân văn đối với đồng loại Hoạt động này được gọi là hỗ trợ Hỗ trợ là: Giúp thêm, góp thêm vào (Hoàng Phê, 2000) Có thể hiểu
hỗ trợ là sự trợ giúp, giúp đỡ của cộng đồng nhằm san sẻ hoặc chia sẻ bớt một phần khó khăn, rủi ro mà một thành viên hoặc một nhóm người gặp phải trong cuộc sống Hỗ trợ có thể phân loại thành hai dạng: hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ về tình thần
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai (2013) quan niệm: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”
Nguyên tắc hỗ trợ: Căn cứ vào khó khăn thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của người bị thu hồi đất và khả năng tài chính của Nhà nước để xem xét, ấn định mức hỗ trợ cho từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể
Đối tượng được hỗ trợ: Người SDĐ bị thu hồi đất gặp khó khăn sẽ được xem xét để hỗ trợ (không phân biệt đó là SDĐ hợp pháp hay không hợp pháp), tuy nhiên mức hỗ trợ sẽ không giống nhau giữa các đối tượng bị thu hồi đất
2.1.1.3 Tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Điều 22 Hiến pháp (2013): “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” Vậy nơi ở là một trong những quyền cơ bản của công dân Khi Nhà nước thu hồi đất ở của người SDĐ thì Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện tái định cư cho họ Tái định cư được hiểu là: Đến một nơi nhất định để sinh sống lần thứ 2 (lại một lần nữa) (Hoàng Phê, 2000)
Khoản 1,2,3 Điều 85 Luật Đất đai (2013) quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở
hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều
Trang 21kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư
Có thể hiểu được khái niệm về tái định cư như sau: Tái định cư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho người bị Nhà nước thu hồi đất ở để họ có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống Theo quy định khu tái định cư phải hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất
Ở Việt Nam công tác tái định cư chưa thực hiện đúng được bản chất, việc tái định cư cho những hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất có đủ điều kiện để nhận được một suất tái định cư không chỉ tạo dựng cho người bị thu hồi đất nơi ở mới
mà phải tạo dựng cho các đối tượng đó một nơi sinh sống mới Nơi sinh sống mới là nơi mà họ có thể ở, hoạt động sản xuất, vui chơi giải trí tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ
2.1.2 Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.2.1.Đảm bảo lợi ích công cộng
Thông qua việc thu hồi đất Nhà nước tạo được một quỹ đất sạch cần thiết
để phục vụ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât, đảm bảo an ninh quốc phòng,
an sinh xã hội và phát triển kinh tế; phát triển các cơ sở kinh tế, các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, khu đô thị, khi vui chơi giải trí, công viên cây xanh Qua đó làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đâu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt làm tăng tiến độ thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ Khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới Qua đó, góp phần rút bớt một lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ
2.1.2.2 Đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người
bị thu hồi đất
Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với người SDĐ để sử dụng vào các mục đích khác nhau sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời
Trang 22sống của những người bị thu hồi đất Nếu không thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong khi các công trình phúc lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích cho cộng đồng thì trái ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào tình trang khó khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà ở
Khi thay đổi nơi ở đó là phải chuyển đến khu tái định cư, việc quy hoạch khu tái định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh hoạt của người dân dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho người dân phải tái định cư, chất lượng công trình tái định cư cũng là một trong những nỗi ám ảnh của người dân phải tái định
cư Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của Nhà nước, của xã hội vừa để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người SDĐ, bồi hoàn cho họ những thành quả lao động, kết quả đầu tư bị thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra
2.1.2.3 Góp phần vào duy trì ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Các công trình phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, mục đích phát triển kinh tế đều cần tới mặt bằng
Có thể nói công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả thì công trình thực hiện đã hoàn thành được một nửa Quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân tại thời điểm bị thu hồi đất và sau này Do diện tích đất sản xuất của người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân không có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình cá nhân Thiếu việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất tình hình trật tự an ninh Đời sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nhưng không bền vững do người dân không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải các
tệ nạn xã hội
Việc thu hồi đất không đúng mục đích, các dự án treo dẫn đến mất đất sản xuất, người dân không có việc làm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
Trang 23tình trạng người dân bị kích động bởi các thế lực chống đối gây mất trật tự an ninh quốc phòng, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước Chính vì vậy, vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất quan trọng, công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư với mục tiêu không chỉ là làm thế nào để thực hiện thu hồi đất một cách nhanh chóng mà phải tạo ra được bài toán ổn định và phát triển bền vững cho người dân sau khi bị thu hồi đất
2.1.3 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.3.1 Tính phức tạp
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trọng đời sống kinh
tế - xã hội đối với mọi người dân Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán của người dân là ngại di chuyển chỗ ở, nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên, thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu, dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống
bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển
2.1.3.2 Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn, khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa
Trang 24dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp Do
đó mỗi khu vực bồi thường có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể
2.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.4.1 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ở nước ta hiện nay theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tái sản khác gắn liền với đất Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Hệ thống hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan mật thiết với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những yếu tố quyết định khi xác định nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng đất, đối tượng và mức bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
2.1.4.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và ảnh hưởng mang tính quyết định đến nền kinh tế trong tương lai Thông qua công tác này, Nhà nước can thiệp vào các mối quan hệ đất đai để giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đặt ra, đồng thời khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có liên quan mật thiết với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì để ra được quyết định thu hồi đất, để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt Từ đó mới lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.4.3 Giá đất
Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước qui định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất
Trang 25Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây:
- Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất
- Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Giá đất là công cụ kinh tế để Nhà nước quản lý và người sử dụng đất tiếp cận với cơ chế thị trường Giá đất cũng là căn cứ để đánh giá sự công bằng trong phân phối đất đai, để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ của mình và để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo pháp luật
2.1.4.4 Định giá đất
Là những phương pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất đai bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định khi chúng tham gia trong một thị trường nhất định Vì vậy, về nguyên tắc việc định giá đất cũng như định giá các tài sản thông thường nhưng đất đai là một tài sản đặc biệt, giá đất ngoài các yếu
tố về không gian, thời gian, kinh tế, pháp luật chi phối, nó còn bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội Cho nên, định giá đất được biểu hiện là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định tại một thời điểm xác định Việc định giá đất hiện nay chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp thu thập
Theo qui định tại Luật Đất đai năm 2013, việc xác định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường Thực tế cho thấy bảng giá đất các địa phương công bố hàng năm chưa phù hợp với nguyên tắc trên dẫn tới các khiếu kiện của người bị thu hồi đất và gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng
2.1.4.5 Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là nơi buôn bán bất động sản mà ở đó có người mua, người bán, người môi giới, người đại diện pháp lý để thực hiện các quan hệ giao dịch về giấy tờ pháp lý, tài chính, giá cả, tiền tệ, hàng hoá - bất động sản theo các quy định của nhà nước
Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư Người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc thuê đất, công trình trên đất mà không bắt buộc phải thông qua chính sách
Trang 26tái định cư của Nhà nước Tuy nhiên giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ bị tác động bởi giá cả của bất động sản được hình thành trên thị trường, đây là một trong những nguyên nhân khiến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua bị kéo dài và cũng là nguyên nhân của phần lớn các vụ khiếu kiện đông người
2.1.4.6 Năng lực tài chính của chủ đầu tư; phương thức quản lý lưu trữ hồ sơ; phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất của người có đất bị thu hồi
- Năng lực tài chính của chủ đầu tư: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh việc giải ngân diễn ra nhanh chóng, kịp thời đẩy nhanh được tiến độ bồi thường,
hỗ trợ tái định cư
- Phương thức quản lý lưu trữ hồ sơ, khả năng tổ chức và thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư; trình độ hiểu biết pháp luật của người dân; công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Phong tục, tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của người dân vùng bị thu hồi đất Khi tìm hiểu rõ được phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của người dân vùng bị thu hồi đất sẽ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được thực hiện theo nhu cầu thực tế của người dân, giảm bớt được tình trạng các hộ gia đình cá nhân chuyển đến khu tái định cư nhưng không thực hiện được sản xuất và phong tục sống bị đảo lộn
- Trình độ, năng lực và trách nhiệm của người trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất quan trọng, các cán bộ làm việc có trách nhiệm sẽ đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, thông qua cán bộ có thể tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật
2.2 QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1 Trung Quốc
Pháp luật Đất đai Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Pháp luật đất đai Việt Nam Hình thức sở hữu đất đai của Trung Quốc là sở hữu Nhà nước nên
ở Trung Quốc không có chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất
kể cả đất nông nghiệp Tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho
Trang 27các chủ sử dụng bị thu hồi đất Nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền với đất khi bị thu hồi đất của các chủ sử dụng (Nguyễn Thanh Trà và Phạm Phương Nam, 2012)
Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường hoặc bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Giá bồi thường là giá thị trường Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh lại chính thị trường đó Đối với đất nông nghiệp được bồi thường theo tính chất đất và loại đất
Về tái định cư, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ cới các nhu cầu sử dụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông tĩnh và động Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử
lý đối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được sự thống nhất, lúc này sẽ
xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tải, sau đó theo khiếu tố (Phạm Phương Nam, 2015)
Trung Quốc là một nước khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nguyên nhân dẫn đến thành công là do Trung Quốc xây dựng chính sách và thủ tục rất chi tiết ràng buộc với các hoạt động tái định
cư và hỗ trợ khác cho người dân, năng lực thể chế mạnh, quyền sở hữu đất tập thề, việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc rất cao và việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm, tốc độ định cư chậm, thiều đồng bộ thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư
2.2.2 Hàn Quốc
Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Hàn Quốc: Hiến pháp Hàn Quốc; Luật thu hồi đất năm 1962; Luật các trường hợp đặc
Trang 28biệt chu hồi đất phục vụ mục đích công và bồi thường thiêt hại năm 1975; Luật thu hồi đất cho các dự án công và bồi thường năm 2000, hiện nay Hàn Quốc thực hiện theo Luật bồi thường đất đai Mục đích của Luật nhằm đảm báo phát huy phúc lợi công và bảo vệ thích đáng quyền sở hữu tài sản thông qua việc thực thi hiệu quả công trình công cộng; bằng việc quy định bồi thường thiệt hại nảy sinh
do quá trình thu hồi hay sử dụng đất cho các công trình công cộng thông qua tham vấn và cưỡng chế (Nguyễn Quang Tuyến, 2013)
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
- Bồi thường của chủ thực hiện dự án: Chủ thực hiện dự án sẽ tiến hành theo bồi thường chủ đất và các cá nhân liên quan về những thiệt hại gây ra do thu hồi hoặc sử dụng đất cho các công trình công cộng
- Bồi thường đi trước: Mọi chủ thể khi thực hiện dự án phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành phần việc của mình liên quan tới công trình công công
- Bồi thường bằng tiền mặt: Bồi thường thiệt hại sẽ được trả bằng tiền mặt trong trường hợp nếu chủ đất đồng ý bồi thường có thể được trả bằng trái phiếu chính phủ do chủ thực hiện dự án phát hành
- Bồi thường cho từng cá nhân: Bồi thường phải được chi trả cho từng cá nhân tới chủ đất
- Bồi thường cả gói: Trong trường hộ có thể, cùng một khu vực dự án với nhiều mản đất thuộc cùng một chủ sở hữu nhưng thuộc các giai đoạn bồi thường khác nhau, chủ thực hiện dự án sẽ đảm bảo chi trả cả gói bồi thường một lượt Tính toán số tiền bồi thường: Thời đểm tính giá bồi thường: Trường hợp tham vấn tính tại thời điểm đạt được thỏa thuận; trường hợp cưỡng chế tính tại thời điểm ra quyết định cưỡng chế Chủ thực hiện dự án phải giao việc đánh giá giá trị đất đai cho không dưới hai cơ quan thực hiện định giá; trong trường hợp chủ đất có yêu cầu, có thể phải lựa cho thêm 1 nhà định giá; Giá trị bồi thường là trung bình cộng của kết quả định giá bởi hai hoặc ba cơ quan định giá trên Tiêu chuẩn và loại bồi thường:
- Đất: Bồi thường được thực hiện dựa trên bảng giá đất được công bố theo Luật công; đơn vị định giá sẽ căn cứ vào Khung giá đất công khai chính thức cho khu vực liên quan để tiến hành định giá đất, giá một đơn vị diện tích đất của khu
Trang 29vực tham chiếu được chính phủ khảo sát, đánh quá và công bố hằng năm (ở Việt Nam giá đất do UBND tỉnh công bố); Đơn vị định giá sẽ so sánh các yếu tố như vị trí, địa hình, môi trường xung quanh, có ảnh hưởng đến giá trị khách quan của đất, tham chiếu tờ hơn 1 hoặc 2 mảnh đất tham khảo với mảnh đất đang cần định giá; Đơn vị định giá phải tiến hành định giá sao cho đảm bảo có sự hài hòa giữa giá đất đưa ra và mức giá theo Khung đất công khai chính thức
- Tài sản (Gồm: Nhà cửa, cây trồng, công trình và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất, cây trồng, mồ mả) Nhà cửa, công trình và các tài sản khác sẽ được tính theo mức chi phí chuyển đổi cần thiết trừ những trường hợp: nơi phí chuyển đổi nhà, nơi chi phí chuyển đổi lớn hơn giá trị tài sản, nơi chủ thực hiện dự án thu mua để sử dụng trực tiếp; cây trồng sẽ được bồi thường bằng cách tính tổng
số loại và mực độ sinh trường, phát triển Mồ mả được bồi thường bằng cách tính chi phí cần thiết cho việc thay đổi địa điểm chôn cất
- Trường hợp khác: Bồi thường các quyền (quyền khai mỏ, đánh cá, sử dụng nước ) sẽ được thực hiện với mức giá phù hợp thông qua định giá chi phí đầu tư, mức lợi nhuận mong đợi, thiệt hại kinh doanh (do ngừng hoặc dừng kinh doanh gây ra) sẽ được thực hiện bồi thường bằng cách tính lợi nhuận kinh doanh, chi phí chuyển đổi, cơ sở vật chất, thiệt hại nông nghiệp sẽ được bồi thường bằng cách tính doanh thu, trên mỗi diện tích đất nông nghiệp; thiệt hại về lương (mà người lao động phải gánh chịu do tạm nghỉ hoặc mất việc) sẽ được bồi thường bằng cách tính mức lương trung bình theo “Luật tiêu chuẩn lao động" (Nguyễn Quang Tuyến, 2013)
Tái định cư: Ở Hàn Quốc chủ thực hiện dự án sẽ xây dựng hoặc thực hiện
kế hoạch di dời hoặc trả tiền cho quỹ tái định cư; đối tượng tái định cư là những người sẽ bị má sinh kế cơ bản do mất nơi cư trú vì thi công công trình công cộng; việc quy hoạch tái định cư bao gồm những cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cuộc sống phù hợp với điều kiện khu vực liên quan như đường xá, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, có liên quan tới khu đất tái định cư và chủ thực hiện dự án sẽ phải chịu chi phí này (Nguyễn Quang Tuyến, 2013)
2.2.3 Thái Lan
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật Trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất vào các mục đích xây dựng công cộng, quốc phòng, phát triển
Trang 30nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đich công cộng Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, các nguyên tắc cụ thể xác định giá bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án (Nguyễn Vinh Diện, 2006)
2.2.4 Singapore
Singapore có chế độ sở hữu đất đai đa dạng, trong đó chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai Đất do Nhà nước sở hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 90 %), số còn lại do tư nhân chiếm hữu, nhưng việc sở hữu này phải tuân thủ theo các chế
độ quy hoạch sử dụng đất do Nhà nước quy định Người nước ngoài được quyền
sở hữu căn hộ hoặc căn nhà (biệt thự) kèm theo với đất ở Chế độ sử dụng đất phổ biến là hợp đồng cho thuê của Nhà nước
Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, Nhà nước tiến hành thu hồi đất để triển khai thực hiện Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn đề thu hồi đất, người dân có nghĩa vụ phải tuân thủ Không có trường hợp người nông dân tự chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư để xây dựng khu dân cư (giống như ở Việt Nam) Lý do là thời gian sử dụng đất khác nhau và Nhà nước không cho phép Mọi việc chuyển nhượng thay đổi mục đích đểu thông qua Nhà nước Nhà nước đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư, tránh những tiêu cực trong bồi thường giải tỏa và không để ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện
dự án theo quy hoạch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung (Phạm Phương Nam, 2015)
Singapore việc thu hồi đất dựa trên nguyên tắc: Thu hồi đất bắt buộc phục
vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chỉnh trang đô thị; hạn chế thu hồi đất tư nhân, chỉ thu hồi đất khi thực sự cần thiết; công tác thu hồi đất phải được sự cho phép bởi Chính phủ và các thành viên trong Nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến cộng đồng; việc thu hồi đất được tiến hành theo từng bước chặt chẽ và có thông báo trước cho người dân 2-3 năm, nếu người dân không chịu đi để nhà nước thu hồi đất sẽ áp dụng cưỡng chế hoặc phạt theo pháp Luật Xâm chiếm đất công (Đào Trung Chính, 2014)
Trang 31Mức bồi thường thiệt hại căn cứ vào giá trị bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ di chuyển; chi phí mua vật tư thay thế, thuế sử dụng nhà mới Nếu người dân không tin tưởng Nhà nước thì có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để định giá lại vật tư, chi phí định giá lại do nhà nước chi trả Ở Singapore các yêu tố ảnh hưởng do công trình cắt ngang qua như tiếng ồ, khói bụi, cũng được tính bồi thường
Nhà nước thanh toán trước 20% tiền bồi thường khi chủ nhà thực hiện tháo
dỡ và hoàn trả phần còn lại khi việc tháo dỡ được hoàn thành Nhà nước Singapore còn có các chính sách hỗ trợ khác đảm bảo quyền lợi cho chủ bất động sản di dời Trong quá trình bồi thường chủ bất động sản có quyền khiếu kiện về giá trị bồi thường Hội đồng bồi thường sẽ tổ chức quyết định giá bồi thường đối với người khởi kiện Nếu chủ bất động sản không đồng ý có thể đưa vụ việc ra tòa thượng thẩm Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ thiệt hại và tạo điều kiện công ăn việc làm cho người nông dân khi chuyển thành thị dân, chính sách đối với các hộ kinh doanh thương mại được bồi thường bằng tiền mặt Chính sách tái định cư gắn liền với bố trí nhà ở công cộng - loại nhà do Nhà nước xây dựng và cung cấp với giá rẻ kèm theo một số điều kiện (Nguyễn Thanh Trà và Phạm Phương Nam, 2012)
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở Singapore cho thấy tính pháp lý và tính dân chủ, tính dân chủ thể hiện ở người dân có thể thuê một tổ chức định giá tư nhân để định giá lại và chi phí định giá do Nhà nước chi trả, các yếu tố ảnh hưởng khác cũng được tính bồi thường và chính sách tái định cư được thực hiện bằng việc bố trí nhà ở công cộng do Trung tâm Phát triển Nhà thực hiện
Trang 32Ngoài giá thị trường, việc bồi thường cần tính đến các yếu tố khác mà người bán đất bình thường không thế nhận được từ người mua thông thường, ví
dụ như những khiếu nại về việc gây phiền hà – bồi thường phụ thêm (Nguyễn Thanh Trà và Phạm Phương Nam 2012)
Về bồi thường, tổng số tiền mà chủ sở hữu có thể nhận được nếu bán trên thị trường mở cộng với các khoản thiệt hại khác phát sinh ra từ việc lấy lại đất Đảm bảo cho chủ đất không có quyền sở hữu không bị thiệt hại hơn và cũng không được tốt hơn trước do việc thu hồi tài sản
2.2.6 Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á
Đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì mục tiêu là việc bồi thường tái định cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án, phải đảm bảo cho các
hộ di chuyển được bồi thường và hỗ trợ cao cho tương lai, kinh tế xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trường hợp không có dự án Các biện pháp thu hồi được cung cấp là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất bị thu hồi, thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp thuận, giao đất tái định cư với thời hạn ngắn nhất (Đào Trung Chính, 2014)
Đối với đất đai và tài sản được bồi thường chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện Đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bồi thường theo giá xây dựng mới hoặc theo giá trị sử dụng còn lại WB và ADB quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người bị thu hồi trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định
cư cho tới khi thực hiện công tác kế hoạch
Về việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được WB
và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án Mức độ chi tiết của
kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động của dự
án Kế hoạch bồi thường tái định cư phải được coi là một phần của chương trình
Trang 33phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị duy chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn chuẩn bị sẵn
2.2.7 Một số kinh nghiệm đối với Việt Nam
2.2.7.1 Bài học tổng quát đối với Việt Nam
- Quan điểm các nước tuy chế độ chính trị, xã hội, chính sách pháp luật, tổ chức quản lý đất đai khác nhau nhưng đều xem việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng quyết định thành công của sự đầu tư phát triển
- Nguyên tắc: Nói chung các tổ chức quốc tế và các nước xây dựng, áp dụng chính sách thu hồi đất bồi thường, tái định cư với những nguyên tắc sau:
+ Việc bồi thường đất đai, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, phải tuân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ được tiến hành;
+ Việc bồi thường đất đai, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan;
+ Việc bồi thường đất đai, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, phải gắn với việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người có đất bị thu hồi;
+ Việc bồi thường đất đai, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, phải được thực hiện công khai, dân chủ với sự tham gia của cộng đồng;
+ Việc bồi thường đất đai, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn thuyết phục để người dân tự giác thực hiện là quan trọng;
- Các giải pháp:
+ Lựa chọn phương án tái định cư ít nhất;
+ Có sự tham gia của chính quyền địa phương, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt hại;
+ Có sự phối hợp của các tổ chức phi chính phủ, đại diện của những người thiệt hại trong quá trình thực hiện từ thiết kế, thi công đến khai thác cũng như theo dõi giám sát quá trình công việc tái định cư;
+ Chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan đến dự án được quy định bởi pháp luật, chính sách, quy hoạch, thu nhập, thuế ở tầm quốc gia
Trang 342.2.7.2 Các kinh nghiệm có thể áp dụng
Việc Nhà nước nắm giữ quyền chủ thể tối cao đối với đất đai thể hiện trong việc thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một vấn đề
có tính phổ quát toàn thế giới, không phân biệt chế độ sở hữu đất đai, hình thức
sở hữu đất đai, chế độ chính trị, bản sắc dân tộc Tính phổ quát về quyền chủ thể tối cao đối với đất đai của Nhà nước trong việc thu hồi đất cho thấy, chúng ta có thể học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trên thế giới, kể cả các nước khác biệt với Việt Nam về chế độ chính trị hay chế
độ sở hữu đất đai
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồi đất là một hợp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải là một phần hoặc gắn bó chặt chẽ với dự án đầu
tư có thu hồi đất
Phạm vi đối tượng được bồi thường, hỗ trợ trong các dự án thu hồi đất không chỉ giới hạn trong số những người bị thu hồi đất mà phải mở rộng cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất Theo đó, người không bị thu hồi đất nhưng nếu dự án thu hồi đất làm thay đổi môi trường sống, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm cho điều kiện sống, điều kiện làm việc của người đó khó khăn hơn thì người đó được vào diện xem xét để bồi thường
Sự minh bạch hoá và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án thu hồi đất vào việc hoạch định chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết đảm bảo lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao
Áp dụng các hình thức bồi thường, hỗ trợ rất đa dạng; rất chú trọng sử dụng hình thức bồi thường bằng hiện vật thay thế như nhà ở, đất, các công trình hạ tầng hoặc bằng các gói dịch vụ như đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, các hình thức bảo hiểm, các hình thức hỗ trợ thường xuyên thông qua các quỹ
Người bị ảnh hưởng được bồi thường một cách thoả đáng, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có đời sống phải đạt mức ngang bằng mức khi chưa có dự
án Điều này hàm ý phải áp dụng giá thay thế đối với tài sản bị thiệt hại, hỗ trợ di dời, khôi phục và ổn định đời sống, thu nhập; phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã
Trang 35hội nơi chuyển đến sao cho tương đương nơi ở cũ Như vậy chi phí bồi thường thực chất lớn hơn nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường của tài sản bị thiệt hại
Tránh các phương án thu hồi đất phải di dân, tái định cư Trong trường hợp không tránh khỏi thì phải hạn chế tới mức thấp nhất số dân phải di dời, đồng thời đảm bảo cho người tái định cư không những ổn định về kinh tế mà còn phải bảo đảm cho họ hoà nhập nhanh chóng vào cộng đồng dân cư mới về mọi mặt
2.3 QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
2.3.1 Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực
Trong thời kỳ phong kiến từ triều Hồ Quý Ly (Đầu thế kỷ XV) đến thời kỳ nhà Nguyễn (Đầu thế kỷ XIX), chính sách bồi thường cho người bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường ruộng đất canh tác và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý, đất ở không được quan tâm nhiều so với các loại đất khác Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền qua từng triều đại được hình thành và phát triển rõ rệt, mức bồi thường ngày càng được quy định chặt chẽ, tương xứng với thiệt hại của người bị thu hồi đất Tuy nhiên xét về bản chất, những chính sách nêu trên mục đích là để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị của các triều đại phong kiến đương thời
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngoài một số hiệp ước bất bình đẳng
để chiếm hữu đất không bồi hoàn, Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày
17 tháng 12 năm 1913 là những văn bản chính thức định ra những nguyên tắc nhượng địa, núp dưới hình thức mua bản để chiếm đoạt tài sản đất đai, mục đích chủ yếu là để cho tư bản Pháp khai thác tài nguyên của đất nước ta
Sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Hiến pháp vào năm 1946 Đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và Luật cải cách ruộng đất được ban hành Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể
Trang 36Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg Ngày 14/4/1959, quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam, sau đó Ủy ban kế hoạch Nhà nước và
Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTg của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu của Nhà nước
2.3.2 Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực
Thi hành Hiến pháp năm 1980, Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29-2/1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất cho các đối tượng có nhu cầu để sử dụng ổn định lâu dài, có thời hạn hoặc tạm thời quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó
Tại khoản 4 Điều 48 Luật Đất đai năm 1987, không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất "Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đó làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật"
Hội đồng Bộ trưởng ngày 31 tháng 05 năm 1990 ra Quyết định số 186/HĐBT quy định về việc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác Tại Điều 1 của Quyết định này quy định rõ: Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước Khung mức giá bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức bồi thường đối với từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sát với giá đất ở địa phương nhưng không được thấp hơn hoặc cao hơn khung định mức bồi thường của Chính phủ Toàn bộ số tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách nhà nước và được điều tiết cho các cấp theo tỷ lệ Trung ương 30%, địa phương 70%
Có thể thấy trong thời kỳ này có vài quy định riêng lẻ về thu hồi đất chứ chưa hình thành chính sách thu hồi đất Nguyên nhân là khi đó đất đai chỉ được xem là tài nguyên có giá trị sử dụng, mặt khác do nền kinh tế có nhiều khó khăn nên nhu cầu thu hồi đất cũng không lớn
Trang 372.3.3 Giai đoạn Luật Đất đai 1993 có hiệu lực
Hiến pháp mới năm 1992 vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, nhưng tiếp theo đó tuyên bố: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”
Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ra đời và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993, với các quy định cụ thể như sau:
Tại Điều 12 quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian”
Tại Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại”
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó
Việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch
và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp có nhu cầu khẩn cấp của chiến tranh, chống thiên tai hoặc trong tình trạng khẩn cấp, thì việc trưng dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên quyết định Hết thời hạn trưng dụng, người sử dụng đất được trả lại đất và được bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng gây ra theo quy định của pháp luật
2.3.4 Giai đoạn Luật Đất đai 2003 có hiệu lực
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Nghị quyết này là định hướng rất quan
Trang 38trọng để Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai mới vào ngày
Một số văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi thi hành Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai
Trang 39- Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thương, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2003 ra đời có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong tiến trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Luật Đất đai 2003 quy định thêm về chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong quản lý đất đai, trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất Về thu hồi đất, việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế là một quy định mới của Luật Đất đai 2003 Bổ sung trường hợp thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án Quy định thêm về việc thu hồi đất đối với các trường hợp đất bị lấn, chiếm
Về vấn đề bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi được quy định tại điều 42: Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi
2.3.5 Giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay
Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người
sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời nhằm giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo
gỡ những hạn chế, bất cập của pháp luật Đất đai năm 2003, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Nghị quyết 19/NQ-TW đi vào cuộc sống
Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 cụ thể như sau:
Trang 40Quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2003 trên thực tế đã không thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74
và Điều 88) Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện, cụ thể:
- Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 74 Luật đất đai 2013):
+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường
+ Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
+ Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 88 Luật Đất đai):
+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất
bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường
+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại
- Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất Trong đó, Luật bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 75, cụ thể: