HOÀNTHIỆN KẾ TOÁNNGUYÊNVẬTLIỆUTẠICÔNGTY CỔ PHẦN MEDIPLANTEX. 3.1. Đánh giá thực trạng kế toánnguyênvậtliệutạiCôngty cổ phần Dược TW Mediplantex 3.1.1. Ưu điểm Qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Côngtycổphần Dược TW Mediplantex luôn cố gắng nỗ lực phát huy những tính năng sẵn có, khắc phục những mặt còn hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao giúp cho Côngtycó vị trí xứng đáng trong ngành Dược TW - Về bộ máy kếtoán của công ty: Với đội ngũ kếtoáncó năng lực, trình độ chuyên môn, nhiệt tình, lãnh đạo Côngty rất chú trọng yếu tố con người và thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán. Bộ máy kếtoán của Côngty tổ chức khoa học, hợp lý tránh được sự chồng chéo giữa các bộ phận. - Việc vận dụng chế độ kế toántạiCông ty: Côngty luôn cập nhật những thay đổi trong chế độ kếtoán để phù hợp với quy định hiện hành. Côngty luôn tổ chức cho cán bộ kếtoán tham gia các lớp tập huấn để phổ biến những văn bản mới. Điều này là rất quan trọng và cần thiết, xuất phát từ Côngty là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Côngty gắn liền với sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. + Về áp dụng hình thức ghi sổ kế toán: Côngty đã chọn hình thức ghi sổ kếtoán theo hình thức Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu quản lý cao đặc biệt là với côngtycó quy mô hoạt động lớn và có đội ngũ nhân viên kếtoáncó năng lực. Hơn nữa, Côngty đã và đang áp dụng kếtoán máy vào công tác kếtoán góp phần giảm nhẹ công việc kếtoántạiCôngty đồng thời thực hiện được mục tiêu tin học hóa của ngành. + Về sử dụng và tổ chức luân chuyển chứng từ: Côngty sử dụng hợp lý hệ thống chứng từ theo quy định hiện hành của bộ tài chính từ chứng từ nhập, xuất đến các chứng từ khác liên quan đến NVL. Quá trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học đảm bảo việc nhập xuất vậtliệu đầy đủ và kịp thời, giúp công tác quản lý nguyênvậtliệu của Côngtycó hiệu quả. + Về sử dụng hệ thống sổ kế toán: Các loại sổ kếtoán NVL được sử dụng khá đầy đủ từ chi tiết đến tổng hợp phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Về phương pháp hạch toán tổng hợp NVL: Côngty đang hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên nên có thể theo dõi tình hình biến động vật tư một cách thường xuyên. - Về khâu thu mua nguyênvật liệu: hàng tháng, quý, năm, các kế hoạch thu mua được lập đều đặn và thực hiện tốt trên cở sở các chỉ tiêu Côngty quy định, các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Do đó Côngty luôn cung cấp cho sản xuất và nhu cầu khác đầy đủ vật tư theo yêu cầu, không làm gián đoạn sản xuất. - Về tổ chức hệ thống kho: Các kho được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với việc nhập xuất kho, bảo quản NVL, nâng cao chất lượng thuốc và thuận tiện cho quá trình hạch toán. Với khối lượng NVL có giá trị lớn, giá cả luôn biến động, Côngty chỉ dự trữ mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. - Về phân loại vật liệu: Để sản xuất ra sản phẩm, Côngty phải sử dụng một khối lượng lớn vậtliệu gồm nhiều thứ, loại vậtliệu với tính chất, công dụng khác nhau. Theo công dụng kinh tế của vật liệu, Côngty đã chia vậtliệu theo kho và mã hóa từng loại vật tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tránh được thất thoát và việc hạch toánvậtliệu được chính xác. 3.1.2. Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kếtoán NVL tạiCôngty vẫn còn những tồn tại đáng chú ý sau: - Lập danh điểm vật tư: Côngty căn cứ vào vai trò và tác dụng của NVL trong sản xuất để phân loại NVL và đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Tuy nhiên, Côngty không lập sổ danh điểm vật tư, với NVL chính chưa chi tiết đến từng thứ NVL cụ thể. - Về việc sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán và NKCT số 5: Mục đich sử dụng của 2 sổ là giống nhau, đều dùng để tổng hợp, theo dõi việc thanh toán và công nợ với người cung cấp nên Côngty lập cả 2 sổ là không cần thiết. - Kếtoán tổng hợp NVL: Côngty không sử dụng TK 621(chi phí NVL trực tiếp) mà tập hợp luôn vào TK 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Như vậy, không phù hợp với chế độ kếtoán hiện hành, sẽ gây khó khăn cho Côngty trong việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo khoản mục chi phí. - Sử dụng bảng kê số 3: Côngty tính giá xuất kho NVL theo phương pháp thực tế đích danh, nên việc lập bảng kê số 3 là không cần thiết. Bảng kê này chỉ cần đối với các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi tiết NVL. - Về việc hạch toán chi tiết NVL : Côngty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL và tình hình nhập xuất không nhiều. Trong khi với Côngty thì quá trình nhập xuất NVL diễn ra hàng ngày với số lượng, chủng loại lớn và đa dạng, công việc chủ yếu được tiến hành vào cuối tháng nên công việc ghi chép rất lớn. Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp thẻ song song trong hạch toán chi tiết NVL còn có nhược điểm nữa là giữa kếtoán và thủ kho có sự ghi chép trùng lắp nhau về chỉ tiêu số lượng. - Về việc sử dụng TK 1527: Do sản phẩm của Congty là mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khỏe và sinh mạng của con người nên quy trình sản xuất luôn luôn được đảm bảo khép kín, vô trùng. Do đó bao bì sản phẩm của Côngty chỉ sử dụng 1 lần. Nhưng Côngty lại tính giá trị bao bì riêng như vậy là không cần thiết. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoànthiệnkếtoán NVL tạiCôngtycổphần Dược TW Mediplantex 3.2.1. Sự cần thiết phải hoànthiệnkếtoán NVL NVL là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Hơn nữa, các loại thuốc là những sản phẩm đặc biệt nên NVL càng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Do đó công tác kếtoán NVL chiếm một khối lượng công việc khá lớn trong toàn bộ công tác kế toántạiCông ty. Mặt khác chi phí NVL luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm hoàn thành từ đó ảnh hưởng tới báo cáo tài chính cuối kỳ. Vì vậy, kếtoán NVL sẽ cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin cho quản lý. Quản lý và hạch toán tốt NVL sẽ góp phần ngăn ngừa hiện tượng sử dụng lãng phí, tham ô và thất thoát NVL trong quá trình sử dụng. 3.2.2. Yêu cầu của việc hoànthiệnkếtoán NVL tạiCông ty. Yêu cầu tuân thủ chế độ kếtoán của Nhà nước và áp dụng chế độ kếtoán một cách hợp lý, phù hợp cới đặc điểm của đơn vị, khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp trong công tác hoànthiện phải biết vận dụng chế độ kếtoán vào đơn vị của mình một cách mềm dẻo, sáng tạo, và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ kếtoán hiện hành, không tùy tiện áp dụng một số kỹ thuật của các nước khác vào đơn vị khi Nhà nước chưa cho phép. Yêu cầu thống nhất: Đây là một yêu cầu rất quan trọng giúp cho Nhà nước có thể quản lý được tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, các đơn vị, các thành phần kinh tế. Tính thống nhất ở đây đòi hỏi trong công tác kếtoán phải thống nhất trên nhiều mặt. Ví dụ: mẫu sổ, trình tự và một số nghiệp vụ chủ yếu phải thống nhất về mặt xây dựng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2; thống nhất nội dung phản ánh tài khoản và thống nhất về tên gọi, mã kho, khách hàng… Yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và yêu cầu tiết kiệm hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản đối với công tác kếtoán bởi vì nó cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời thì công tác kếtoán mới giúp cho bộ máy lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí cho công tác quản lý cũng như ch quá trình sản xuất. 3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoànthiệnkếtoán NVL tạiCông ty. Để góp phần hạn chế một số tồn tại của Côngtycổphần Dược TW Mediplantex trong kếtoán NVL, em xin có một số ý kiến sau: - Thứ nhất: Côngty nên xây dựng sổ danh điểm vật tư, hàng hóa. Lập danh điểm vật tư, hàng hóa là quy định cho mỗi vật tư, hàng hóa một ký hiêu riêng bằng hệ thống các chữ số (kết hợp với các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng; đảm bảo đơn giản dễ nhớ, không trùng lặp. Cụ thể, Côngtycó thể giữ nguyên việc phân chia thành các nhóm ký hiệu theo chữ cái từ A đến X, và nên tiếp tục chi tiết hơn bằng cách trong từng nhóm sẽ sắp xếp NVL theo thứ tự A, B, C… và thêm ký hiệu số bắt đầu từ số 01 vào sau theo ký hiêu nhóm. - Thứ 2: Sổ chi tiết thanh toán với người bán và NKCT số 5 đều có mục đích theo dõi việc thanh toán và công nợ với nhà cung cấp vật tư, hàng hóa cho doanh nghiệp. Như vậy dẫn đến hiện tượng trùng lắp nhau. Để khắc phục điều đó và thực hiện đúng chế độ kếtoán hiện hành, doanh nghiệp có thể mở sổ chi tiết thanh toán với người bán hàng tháng để theo dõi chi tiết với từng người bán. Còn NKCT số 5 vẫn được lập vào cuối kỳ. - Thứ 3: Côngty nên mở TK 621 để tập hợp chi phí NVL trực tiếp. TK 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng: TK 6211: Bộ phận sản xuất chính 6211.1: Phân xưởng tiêm 6211.3V: Phân xưởng viên 1 6211.3P: Phân xưởng viên 2 6211.4: Phân xưởng kháng sinh 6211.5: Phân xưởng kháng sinh liên doanh TK 6212: Bộ phận sản xuất phụ 6212.1: Phân xưởng cơ điện 6212.2: Phân xưởng sửa chữa lớn 6212.3: Phân xưởng nồi hơi 6212.5: Phân xưởng nước cất 6212.8: Tổ trạm bơm 6212.9: Tổ khí nén Cuối tháng kếtoán kết chuyển từ TK 621 về TK 154 (chi tiết cho từng phân xưởng) để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. - Thứ 4: Côngty không sử dụng giá hạch toán thì bảng kê số 3 thực chất không có tác dụng, nhưng trên thực tế Côngty vẫn lập để phục vụ cho việc lên số liệu ở sổ cái. Vì vậy, có thể đổi tên bảng kê này thành bảng tổng hợp NVL trong tháng - Thứ 5: Côngty nên sử dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết NVL thì sẽ phù hợp hơn với đặc điểm quy mô sản xuất lớn. Phương pháp này sẽ khắc phục được việc ghi chép trùng lắp của phương pháp thẻ song song. Hơn nữa, công việc ghi sổ được phân đều trong kỳ nên không bị dồn vào cuối kỳ tránh việc nhầm lẫn. - Thứ 6: Vì bao bì của sản phẩm được sử dụng một lần, Côngty nên tính luôn giá trị của bao bì vào giá trị NVL chính. - Thứ 7: Về khâu sử dụng NVL, Côngtycó thể đặt ra các biện pháp khuyến khích sử dụng tiết kiệm NVL. Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề cho công nhân, có biện pháp cập nhật kiến thức, khoa học kỹ thuật cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. - Thứ 8: để quản lý tốt NVL trong kho, Côngty cần nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của các thủ kho, có chế độ thưởng phạt thích hợp để khuyến khích mọi người có trách nhiệm trong bảo quản. Thủ kho cần quản lý chặt chẽ NVL, tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý những NVL hao hụt, giảm chất lượng. KẾT LUẬN Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự lớn mạnh của ngành Dược nước nhà. Tuy nhiên, tính chất cạnh tranh giữa các Côngty trong cùng ngành nghề kinh doanh cũng khốc liệt hơn. Để có thể đứng vững thì cần phải có những chiến lược, những kế hoạch đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, cần có những con người có năng lực, và có một hệ thống những công cụ tài chính hữu hiệu giúp tối đa hóa lợi nhuận. Công tác hạch toán NVL tốt ngày càng trở nên quan trọng, giup tiết kiệm chi phí đầu vào, từ đó lợi nhuận sẽ gia tăng. Do đó, Côngty rất coi trọng phần hành kếtoán này. Trong thời gian khảo sát thực tế tạiCôngtyCổphần Dược TW Mediplantex và được sự giúp đỡ nhiệ tình của cán bộ, nhân viên trong côngty em đã hoàn thành chuyên đề: “thực trạng kế toánnguyênvậtliệutạiCôngty cổ phần Dược TW Mediplantex”. Em mong chuyên đề này sẽ phần nào giúp Côngtyhoànthiện hơn nữa công tác kếtoán của mình, tạo điều kiện cho Côngty ngày một khẳng định vị trí của mình trong ngành Dược. Do thời gian và năng lực có hạn, với tư cách là một sinh viên nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn TS. Trần Qúy Liên và các cán bộ nhân viên trong Côngty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. . HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIPLANTEX. 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex. trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề: “thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex . Em mong chuyên đề này sẽ phần nào