PHƯƠNG HƯỚNGHOÀNTHIỆNKẾTOÁNNGUYÊNVẬTLIỆU CÔNG CỤDỤNGCỤTẠIĐIỆNLỰCLẠNGSƠN 3.1. Đánh giá chung thực trạng về kếtoánnguyênvật liệu, côngcụ - dụngcụtạiĐiệnlựcLạng Sơn. Cung ứng vật tư là một trong những công tác quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ĐiệnlựcLạng Sơn. Hơn nữa trước những yêu cầu ngày càng cao của việc cung cấp điện như về : sự an toàn, sự ổn định của hệ thống, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo chất lượng điện năng thì vai trò của kếtoánnguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đòi hỏi vật tư cung cấp cho lưới điện vận hành phải có chất lượng tốt hơn, công nghệ hiện đại hơn, chủng loại đa dạng hơn, số lượng theo đó ngày càng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện. Do đó, việc tăng cường quản lý nguyênvậtliệu và côngcụ - dụng cụ, đồng thời với việc hoàn thiệncông tác kếtoánnguyênvậtliệu là một vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Qua thời gian thực tập tại phòng Tài chính - Kếtoán của ĐiệnlựcLạng Sơn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn công tác kế toán, với sự hưỡng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong phòng Tài chính - KếtoánĐiệnlựcLạng Sơn, em nhận thấy công tác kếtoán nói chung và công tác kếtoánnguyênvậtliệu (công cụ - dụng cụ) nói riêng ở ĐiệnlựcLạngSơn có những ưu điểm nổi bật và một số điểm còn tồn tại cần khắc phục như sau : 3.1.1. Ưu điểm. Thứ nhất, Việc áp dụng chế độ hạch toán, ghi chép ban đầu kếtoán luôn phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào hệ thống sổ sách kếtoán theo đúng chế độ hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và chặt chẽ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ. Đồng thời với việc thực hiện trên máy còn được in ra các mẫu biểu sổ sách theo đúng quy định. Vì thế công tác kếtoán đảm bảo phản ánh trung thực và chính xác tình hình tài chính của ĐiệnlựcLạng Sơn. Thứ hai, việc tổ chức bộ máy kếtoán theo hình thức tập trung là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực. Nhân viên kếtoán có trình độ chuyên môn, được tập huấn sử dụng thành thạo phần mềm FMIS thống nhất trong Tập đoàn Điệnlực Việt Nam, nhân viên kếtoán của các chi nhánh, phân xưởng đơn vị trực thuộc ĐiệnlựcLạngSơn đã cung cấp tình hình sử dụngvật tư, quyết toán đầy đủ, kịp thời mục đích sử dụngnguyênvật liệu, côngcụ - dụngcụ và các khoản chi phí khác tính giá thành. Mỗi phần hành kếtoán lại được phân công, phân nhiệm cho một hoặc một số người chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên giữa các phần hành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hệ thống kếtoán trong ĐiệnlựcLạng Sơn. Thứ ba, trong điều kiện áp dụngkếtoán phần mềm, số lượng, chủng loại nguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụ của ĐiệnlựcLạngSơn là rất đa dạng, phong phú về chủng loại. ĐiệnlựcLạngSơn đã tiến hành mã hoá được các đối tượng quản lý như : mã vật tư, kho địa lý, bộ phận sử dụng, mã công trình, mã nhà cung cấp, mã chất lượng,…một cách chi tiết, thuận lợi cho công tác kế toán. Hạch toán tổng hợp nguyênvậtliệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý cho phép theo dõi một cách thường xuyên tình hình nhập - xuất – tồn kho, cũng như việc áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song cho phép kếtoán có thể biết số lượng tồn kho của vật tư theo từng kho tại thời điểm bất kỳ, giúp cho việc quản lý và dự trữ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của ĐiệnlựcLạng Sơn. Thứ tư, về tình hình quản lý nguyênvật liệu. • Khâu mua sắm nguyênvậtliệu : Để có nguyênvậtliệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì trước hết mua nguyênvậtliệu là công việc quan trọng hàng đầu, ở ĐiệnlựcLạngSơn việc mua sắm vật tư đã thực hiện theo đúng quy định của Tập đoàn Điệnlực Việt Nam và quy chế đấu thầu của nhà nước. Tất cả nguyênvậtliệu mua sắm đều phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với lưới điện tỉnh miền núi, sử dụng những nguyênvậtliệu có tính năng kỹ thuật vượt trội về các thông số như : cấp chính xác, mức tiêu hao năng lượng, khả năng chịu dòng ngắn mạch,… đã góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng, giảm bớt sự cố lưới điện. Việc mua sắm nguyênvậtliêu đã có sự phối hợp thực hiện đồng bộ và chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị từ khâu lập kế hoạch trên cơ sở yêu cầu thực tế của công tác vận hành, công tác sửa chữa lớn, công tác xây dựng cơ bản đến khâu tổ chức đấu thầu, mua sắm, tiếp nhận. • Khâu bảo quản và dự trữ : Do khối lượng nguyênvậtliệu là rất nhiều nên ĐiệnlựcLạngSơn đã tổ chức thành nhiều kho địa lý (mỗi đơn vị trực thuộc một kho riêng) để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụngtại các chi nhánh điện, thuận tiện cho việc nhập - xuất kịp thời, kiểm tra, kiểm kê khi cần thiết. Đồng thời lại giúp cho việc bảo quản dự trữ vật tư được thuận tiện, đảm bảo tốt chất lượng vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. • Khâu sử dụng : Các đơn vị trực thuộc đều phải thực hiện việc lập định mức và kế hoạch sử dụngnguyênvật liệu, vì vậy mà việc sử dụng đảm bảo tiết kiệm đúng mục đích. Tạo điều kiện tiết kiệm vật tư giảm được chi phí nguyênvật liệu, từ đó góp phần hạ giá thành. Thứ năm, hiện nay tại phòng Tài chính - KếtoánĐiệnlựcLạngSơn đã được trang bị một số máy móc như : máy vi tính, máy in,…phục vụ tốt cho công tác kế toán. Nhờ đó mà các bảng biểu, các sổ sách được thực hiện và in ra kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin kếtoán cho ban lãnh đạo, góp phần xử lý thông tin kịp thời và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả công việc. Thứ sáu, đánh giá nguyênvậtliệu xuất kho, hiện nay ĐiệnlựcLạngSơn đánh giá trị giá thực tế nguyênvậtliệu xuất kho theo phương pháp bình quân giá quyền tức thời trong điều kiện áp dụng phần mềm vi tính là rất phù hợp. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho kếtoán quản trị, hơn nữa do việc tính giá tự động trên máy nên làm cho việc hạch toánvật tư xuất kho trở nên đơn giản hơn. Thứ bảy, phương pháp hạch toán chi tiết nguyênvậtliệu phù hợp với đặc thù của Điện lực, tại kho Thủ kho cập nhật kịp thời đầy đủ số lượng vật tư vào các sổ liên quan, phòng Tài chính - Kếtoán nhập đơn giá chính xác để tiến hành nhập kho. Công việc ghi chép và đối chiếu giữa kếtoánnguyênvậtliệu và thủ kho được thực hiện thường xuyên liên tục, do vậy thuận tiện cho công tác hạch toánnguyênvậtliệu được chính xác, kịp thời. Thứ tám, công tác nhập - xuất nguyênvậtliệu được thực hiện đúng với quy định của ngành. Đúng về số lượng, đơn giá, chủng loại, kích cỡ, đảm bảo phục vụ tốt cho vận hành an toàn cũng như sản xuất kinh doanh. Thứ chín, ngoài ra để quản lý tốt nguyênvậtliệu trong kho, định kỳ hàng năm vào cuối năm Điệnlực tiến hành tổ chức kiểm kê, đánh giá nguyênvậtliệu để kiểm tra tình hình bảo quản nguyênvật liệu. Từ đó có những biện pháp xử lý cần thiết, thông qua đó còn đánh giá công tác dự trữ nguyênvậtliệu có phù hợp với định mức dự trữ không, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc tránh tình trạng dự trữ quá thấp sẽ không đủ đáp ứng kịp thời những trường hợp có sự cố sảy ra. 3.1.2. Một số điểm còn tồn tại. Hiện nay ĐiệnlựcLạngSơn chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lượng vật tư tồn kho còn nhiều hơn định mức mà đơn vị chủ quản Công ty Điệnlực giao. Cụ thể tồn kho thực tế cuối quý I của ĐiệnlựcLạngSơn là 2,1 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch Công ty Điệnlực 1 giao là 1,6 tỷ đồng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ít được thực hiện, chưa thường xuyên liên tục đối với các bộ phận trực thuộc. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoànthiện kế toánnguyênvật liệu, côngcụ - dụngcụtạiĐiệnlựcLạng Sơn. 3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện. Tôn trọng nguyên tắc, chế độ cũng như chuẩn mực kếtoán hiện hành. Đây là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở, nền tảng cho việc quản lý, điều hành thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp. Thực hiện tốt yêu cầu này mới đảm boả khả năng so sánh, đối chiếu được của thông tin kế toán, thuận tiện cho việc chỉ đạo, kiểm tra, đào tạo đội ngũ kế toán. Phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Thực hiện tốt yêu cầu này giúp cho công tác kếtoán đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tính khả thi. Đây là yêu cầu bao trùm lên các yêu cầu trên, nó thể hiện tính có thể thực hiện được, bởi vậy để đạt được yêu cầu này thì cần phải thực hiện tốt các yêu cầu trên. 3.2.2. Phươnghướnghoàn thiện. Trong quá trình hạch toán, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những vấn đề tồn tại nhất định cần phải hoànthiện để đảm bảo tính chính xác, khoa học và có hiệu quả trong công tác quản lý nguyênvật liệu, côngcụ - dụngcụ của ĐiệnlựcLạng Sơn. Với tư cách là một sinh viên thực tập, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiệncông tác kếtoánnguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụ ở ĐiệnlựcLạngSơn như sau : Thứ nhất, Cần lập dự phòng giảm giá nguyênvậtliệu tồn kho. Giá nguyênvậtliệu trên thị trường thường xuyên biến động, chi phí vậtliệu lớn nên chỉ cần một thay đổi nhỏ về giá trị vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Mặc dù vậy, đến nay ĐiệnlựcLạngSơn vẫn chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyênvật liệu, điều này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nếu giá cả nguyênvậtliệu trên thị trường biến động quá lớn. Vì vậy, ĐiệnlựcLạngSơn nên tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyênvậtliệu để bù đắp chi phí nguyênvậtliệu biến động đột xuất gây ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc lập dự phòng phải dựa trên nguyên tắc là chỉ lập dự phòng cho những loại vậtliệu tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ. Mức dự phòng cần lập cho năm tới = Số vậtliệu tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá vậtliệu Trong đó : Mức giảm giá vậtliệu = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường. Tài khoản sử dụng là tài khoản 159 (1591) : Dự phòng giảm giá nguyênvật liệu. Thứ hai, cần thanh xử lý kịp thời những vật tư thu hồi kém, mất phẩm chất và những vật tư ứ đọng không cần dùng, giảm được lượng vật tư tồn kho cần thiết lại thu hồi được vốn lưu động. Vì vậy, ĐiệnlựcLạngSơn phải xây dựng được định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyênvật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyênvậtliệu nào đó, ví dụ như đối với nguyênvậtliệu là xi măng, cát đá, vôi, …nếu tồn kho quá lâu có thể làm hư hỏng, mất phẩm chất của nguyênvật liệu, do đó đối với những nguyênvậtliệu loại này ĐiệnlựcLạngSơn nên dự trữ ở một mức độ hợp lý. Thứ ba, để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toánnguyênvậtliệutại đơn vị, trước hết ĐiệnlựcLạngSơn phải xây dựng được hệ thống các danh điểm vật tư và đánh số danh điểm cho nguyênvật liệu. ĐiệnLựcLạngSơn đã xây dựng được hệ thống các danh điểm vật tư bằng cách mã hoá các đối tượng vật tư, tuy nhiên do đặc thù của nguyênvậtliệu sử dụngtạiĐiệnlựcLạngSơn là rất đa dạng và phức tạp với nhiều mẫu mà, chủng loại ,…do đó hệ thống danh điểm vật tư và số danh điểm của nguyênvậtliệu phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại vật tư được sử dụngtại đơn vị. Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra kếtoán và tình hình sử dụngnguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụtại các bộ phận trực thuộc. Để đảm bảo cho công tác hạch toánkếtoán của ĐiệnlựcLạngSơn thực hiện đúng những yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng cảu mình, nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác, trung thực, minh bạch và công khai, chấp hành tốt những chính sách chế độ về quản lý tài chính. Do đó cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình sử dụngnguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụtại các chi nhánh điện, các phân xưởng sản xuất. Ví dụ như định kỳ Phòng Tài chính - Kếtoán và phòng Kế hoạch - Vật tư cần phối hợp với nhau kiểm tra tình hình nguyênvậtliệutại kho cũng như việc sử dụngnguyênvậtliệu theo kế hoạch của đơn vị. Hiện nay công tác kiểm tra kếtoán ở ĐiệnlựcLạngSơn ít được tiến hành, theo em Điệnlực nên duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những biểu hiện vi phạm chế độ quản lý tài chính, có như vậy mới đảm bảo cho công tác hạch toánkếtoántạiĐiệnlựcLạngSơn nói chung và công tác kếtoánnguyênvậtliệu nói riêng được đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho việc lập báo cáo tài chính. KẾT LUẬN Việt Nam bước vào giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, nhiều mục tiêu, kế hoạch được đặt ra nhằm đưa nền kinh tế đất nước nhanh chóng bắt nhịp với kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong nước cũng có kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho mình để có thể sánh cùng các doanh nghiệp của các nước trên thế giới, và lợi nhuận hơn bao giờ hết được đưa lên làm mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, các doanh nghiệp phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm lại vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc quản lý tốt nguyênvậtliệu và côngcụ - dụngcụ một yếu tố đầu vào then chốt của mọi ngành sản xuất. Đồng thời đứng trước yêu cầu ngày càng cao của việc cung cấp điện thì ngoài việc tìm biện pháp tiết kiệm chi phí thì còn cần phải đảm bảo sự an toàn và ổn định của lưới điện trong tỉnh Lạng Sơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. Vì vậy, đòi hỏi kế toánnguyênvậtliệu của ĐiệnlựcLạngSơn phải hoànthiện cả trong công tác quản lý và công tác hạch toánnguyênvật liệu. Trong thời gian thực tập em đã thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý, hạch toánnguyênvật liệ ở ĐiệnlựcLạng Sơn, từ đó tìm hiểu được những ưu điểm và một sốhạn chế nhỏ cần khắc phục về tổ chức hạch toánnguyênvậtliệutạiĐiệnlựcLạng Sơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và phòng Tài chính – Kếtoán của ĐiệnlựcLạng Sơn, các thày cô giáo trong bộ môn kếtoán Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và đặc biệt là của Tiến sĩ Trần Thị Nam Thanh đã trực tiếp hưỡng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Mặc dù bản thân đã cố gắng, cùng với sự giúp đỡ, hưỡng dẫn của TS. Trần Thị Nam Thanh và các cán bộ nhân viên phòng Tài chính - KếtoánĐiệnlựcLạng Sơn. Nhưng do kiến thức và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các thày cô giáo, các cô, chú, và anh chị trong phòng Tài chính - KếtoánĐiệnlựcLạngSơn để bài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoànthiện hơn, góp phần phục vụ công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! Lạng Sơn, Ngày 25 tháng 11 năm 2009 Sinh viên thực tập Hoàng Kim Chính . PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN 3.1. Đánh giá chung thực trạng về kế toán nguyên vật liệu, công cụ. - Kế toán Điện lực Lạng Sơn, em nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu (công cụ - dụng cụ) nói riêng ở Điện lực Lạng Sơn