. Tính cấp thiết của đề tài. Trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Ki
Trang 1MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đãkhẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.Kinh tế nhà nước nắm những ngành, những lĩnh vực then chốt; là công cụ đểNhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu trong việc ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhưng hiện nay, trong thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phậnquan trọng nhất của Kinh tế nhà nước vẫn hoạt động kém hiệu quả, chỉkhoảng 20% số doanh nghiệp nhà nước thực sự có lãi Vì vậy làm thế nào đểdoanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Hà Nội nói riêng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúcđẩy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội để “xây dựng Thủ đô HàNội xứng đáng với vị trí là trung tâm của cả nước, đầu não chính trị hànhchính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giaodịch quốc tế”.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Doanh nghiệp nhànước địa phương ở Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.
2 Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đề tài về doanh nghiệp nhà nước nói chung đã được nhiều nhàkhoa học, các nhà quản lý hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu Đã cónhiều công trình được công bố, các kết quả nghiên cứu có tác dụng nhất địnhđối với thực tiễn đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước như:
Trang 2- "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" của Viện sĩ Võ Đại Lược- "Điều hành doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường" của Phạm
Võ Đại Lược
Ngoài ra, còn nhiều bài viết về doanh nghiệp nhà nước của nhiều tác giảđăng trên các tạp chí Trung ương và chuyên ngành Các bài viết đã đề cập đếnvấn đề bức xúc nhất trong thời gian gần đây của tiến trình cải cách doanhnghiệp nhà nước như: Đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước,những lực cản cơ bản của tiến trình cổ phần hoá, về lao động dôi dư, xử lýcông nợ, xác định giá trị doanh nghiệp trong cải cách doanh nghiệp nhànước
Nhưng những vấn đề thuộc về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở cáctỉnh thành thì chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản Mà đâylà lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và có khó khăn nhất định Vì vậy, tôi quyếtđịnh chọn đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
3 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển của doanh nghiệpnhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Trang 3- Phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phươngở Thành phố Hà Nội trong 10 năm qua (1992 - 2002).
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất những phương hướng, giải phápđặc biệt là vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Thành phố Hà Nội; đồng thời nêu lên một số kiến nghị đề xuất vớiTrung ương để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách doanh nghiệp nhànước địa phương ở Thủ đô Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là thực trạng và các giải pháp chủ yếuđể nâng cao hiệu quả hoạt động của:
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực công ích + Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực sản xuất -kinh doanh.
Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đềtài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực: công nghiệp dệt, cơ khí, ngành da - giầyvà một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp công ích và đề tài đượcnghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ 1992 đến tháng 8 năm 2002.
5 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp chung của kinh tế chính trị: là các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp,thống kê, so sánh kết hợp với các bảng biểu minh hoạ làm rõ mục đích yêucầu của luận văn.
Trang 46 Một số đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước; phântích đặc điểm thực trạng và những vấn đề cần giải quyết của khu vực doanhnghiệp nhà nước ở Thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đóng góp:
- Góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong việc hoạch địnhchính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đưa ra giải pháp đồng bộđể thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phươngở Thành phố Hà Nội, từ đó có thể vận dụng cho các địa phương khác.- Làm tài liệu để giảng dạy và học tập cho sinh viên phần kinh tế chính trị
xã hội chủ nghĩa ở nhà trường
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm có 3 chương:
Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và đặc điển của doanh nghiệpnhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng và hoạt động của các doanh nghiệp nhànước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp để phát triển doanh nghiệp nhà nướcđịa phương ở Thành phố Hà Nội.
Trang 5NỘI DUNGCHƯƠNG 1
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG Ở HÀ NỘI 1.1 Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế nước ta
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay tiêu thức cụ thể để phân
loại và nhận biết về doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước trên thế giới còn rấtkhác nhau:
Liên Hợp quốc quan niệm: doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp
do Nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần vốn tại doanh nghiệp và Nhà nướccó quyền kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình đưa ra những quyếtsách của doanh nghiệp.
Ngân hàng thế giới: doanh nghiệp nhà nước như là một thực thể kinh tế
thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước mà phần lớn thu nhậpcủa họ được tạo ra thông qua việc bán hàng hoá và dịch vụ.
Ở Pháp, doanh nghiệp nhà nước được xác định là những doanh nghiệp thoảmãn đủ 3 điều kiện: Thứ nhất: tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp,
nhờ đó có thể xác định được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh
nghiệp; thứ hai: có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là nó có địa vị pháp lý nhưcác doanh nghiệp pháp nhân khác trong cùng hoạt động kinh tế; thứ ba, là tổ
chức kinh tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sựnghiệp của Chính phủ.
Trang 6Các nước khác như Phần Lan, Thuỵ Điển, Brazin, Tây Ban Nha,Australia đều xác định các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm trên
50% vốn là doanh nghiệp nhà nước [33, tr8-9]
Nhưng có một số nước xác định tỷ lệ này thấp hơn, ví dụ Hàn Quốc : 10%;Italia: 25%; Malaysia: 20%; Ấn Độ xác định: tất cả các doanh nghiệp sản
xuất hàng hoá trong các ngành công nông nghiệp và dịch vụ tính giá thànhđược do Chính phủ là người chủ sở hữu chủ yếu đều thuộc doanh nghiệp nhànước, hay còn gọi là xí nghiệp công doanh Chính phủ bao gồm cả Chính phủTrung ương và chính quyền địa phương [33, tr9].
Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những tiêu chí tiêu biểu trong các định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước do các nước, các tổ chức đưa ra, đó là:
- Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp hoặc có thể kiểm soátnhững chính sách chung của doanh nghiệp và bổ nhiệm hoặc bãi chứcban quản lý doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hoặc bán hàng hoá và dịch vụ chocông chúng, hoặc cho các doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanhnghiệp.
Như vậy, có thể thấy các tiêu chí cụ thể để nhận biết, phân biệt doanhnghiệp nhà nước trên thế giới còn khác nhau, ví dụ như theo tiêu chí về quyềnsở hữu của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được đề cập từ Đại hội
giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994), nó được hoàn thiện và sử dụng thống nhất
Trang 7từ khi Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày20-4-1995.
Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được quy định trong Điều 1 - LuậtDoanh nghiệp nhà nước như sau:
- “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động côngích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân
sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vivốn do doanh nghiệp quản lý.
- Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chínhtrên lãnh thổ Việt Nam.” [42,5-6]
Tóm lại, những quan niệm trên ít nhiều có sự khác nhau, tuỳ theo sự nhấnmạnh một số tiêu chí nhất định, nước này thì xem đó là doanh nghiệp nhànước, nước khác lại xem đó là doanh nghiệp tư nhân Thậm chí ngay trongmột nước cũng có những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước,dẫn đến có sự đánh giá khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu quả của doanhnghiệp nhà nước Vì vậy, cần xác định rõ tiêu chí về doanh nghiệp nhà nướcđể có sự đánh giá thống nhất cũng như có cơ chế quản lý phù hợp với điều kiệnnước ta.
Gắn với thực tiễn Việt Nam, chúng ta thấy xác định là doanh nghiệp nhà
nước cần hội đủ một số tiêu chí sau: mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tạidoanh nghiệp, khả năng thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với doanhnghiệp, tính chất, hoạt động và địa vị pháp lý của doanh nghiệp.
Trang 8Về mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tại doanh nghiệp không nhất thiết
phải là 1 tỷ lệ cố định là lớn hơn 50% tổng số vốn của doanh nghiệp, mà làmột tỷ lệ có thể nhỏ hơn 50% tuỳ từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể, đủđể Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần chi phối doanh nghiệp đó, bảo đảmcho Nhà nước có vai trò quyết định khi thông qua các quyết sách quan trọngcủa doanh nghiệp.
Còn trong các doanh nghiệp mà cổ đông tư nhân nắm nhiều cổ phần cóquyền tham gia quản lý doanh nghiệp đến mức Nhà nước không còn khả năngkiểm soát các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đókhông còn là doanh nghiệp nhà nước.
Về tính chất hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là sản xuất - kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có hạch toán lỗ lãi Điều này phân biệt doanh nghiệpnhà nước với cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
Về địa vị pháp lý, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập,
điều này khẳng định quyền và nghĩa vụ dân sự mà doanh nghiệp tham gia cácquan hệ pháp lý, khả năng tự chủ về vốn, có tên giao dịch, con dấu riêng vànơi đặt trụ sở chính.
Do đó, để có thể kết luận một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp nhànước hay không phải dựa vào những tiêu chí cơ bản, chứ không thể chỉ dựavào một trong các tiêu chí đó.
* Phân loại doanh nghiệp nhà nước: có nhiều cách phân loại doanh nghiệp
nhà nước khác nhau.
- Xét theo cơ cấu sở hữu vốn nhà nước.
Trang 9+ Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhànước.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhànước giữ trên 50% vốn.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phầnsở hữu của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của các cổ đông lớnkhác trong doanh nghiệp.
+ Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhànước sở hữu cổ phần đặc biệt để nắm giữ quyền quyết định một số vấnđề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận được ghi trong điều lệdoanh nghiệp
- Nếu căn cứ vào quy mô dựa trên 3 tiêu thức chính là vốn, lao độngvà sản lượng thì có thể phân thành 3 nhóm:
+ Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn: vốn nhà nước trên 10 tỷ,doanh thu trên 100 tỷ, lao động từ 300 người lao động trở lên.
+ Doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa: vốn nhà nước từ 5 đến 10 tỷ,doanh thu từ 50 đến 10 tỷ, lao động từ 200 người trở lên.
+ Doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ: vốn dưới 5 tỷ, doanh thu dưới50 tỷ, lao động dưới 200 người.
- Theo mục tiêu hoạt động có 2 loại:
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhànước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận Hiệu quả kinh doanh
Trang 10của doanh nghiệp nhà nước được đánh giá theo lợi nhuận đạt được vàmức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ công cộng theo các chínhsách của Nhà nước, hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, anninh.
Trang 11Chúng ta có thể phân tích khái niệm doanh nghiệp nhà nước Trung ươngở một số khía cạnh cơ bản sau:
+ Việc thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước Trung ươnglà do Thủ tướng, các cơ quan nhà nước Trung ương có thẩm quyền quyếtđịnh Ví dụ: Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, các doanhnghiệp này sẽ trực tiếp đại diện sở hữu nguồn vốn thông qua Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc Các bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính quản lý doanhnghiệp những mặt: sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, lĩnh vực đầu tư, nộpthuế, bảo hiểm cho người lao động
+ Doanh nghiệp nhà nước Trung ương hoạt động kinh doanh hoặc hoạtđộng công ích trong những ngành, những lĩnh vực then chốt huyết mạch củanền kinh tế như năng lượng, hoá chất, mạng thông tin quốc gia và quốc tế,khai thác khoáng sản quan trọng, in bạc, điều hành bay, sản xuất, sửa chữa vũkhí, trang thiết bị chuyên dùng cho quốc phòng an ninh nhằm đảm bảo sựổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô.
Từ sự phân tích khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước Trung ươngcó thể hiểu khái niệm doanh nghiệp nhà nước địa phương như sau:
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương là tổ chức kinh tế do Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Nhà nước địa phương cóthẩm quyền đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý Ví dụ: Sở Tài chính Vậtgiá, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thươngmại, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Uỷ ban nhân dânThành phố, Uỷ ban nhân dân Huyện
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương đa số hoạt động kinh doanh hoặchoạt động công ích trong những ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu phục vụ cho
Trang 12nhu cầu của nhân dân địa phương, và các địa phương giáp ranh Ví dụ: côngnghiệp dệt, da giầy, cấp thoát nước, vận tải công cộng nhằm giải quyếtnhững yêu cầu cụ thể của địa phương.
* Mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước Trung ương và doanh nghiệpnhà nước địa phương
Giữa doanh nghiệp nhà nước Trung ương và doanh nghiệp nhà nước địaphương có mối quan hệ tác động qua lại cùng bổ sung cho nhau phát triển.Đặc biệt trên cùng một địa bàn, mối quan hệ giữa hai khu vực này ngày càngkhăng khít hơn Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương đều cóquy mô lớn, có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, có ưu thế vềkhả năng cạnh tranh để tham gia vào thị trường thế giới Do đó, doanh nghiệpnhà nước Trung ương có thể trợ giúp công nghệ, vốn, thị trường cho doanhnghiệp nhà nước địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước của địa phươngphát triển theo kiểu “công ty vệ tinh”của các doanh nghiệp nhà nước Trungương Từ đó, có thể nghiên cứu để xây dựng nhà máy chế biến, và chịu tráchnhiệm thị trường tiêu thụ, còn các doanh nghiệp nhà nước địa phương đóngvai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệpvà tiểu thủ công nghiệp
Nhưng ở đây chúng ta thấy doanh nghiệp nhà nước địa phương, đặc biệtlà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích có một vaitrò không nhỏ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhànước Trung ương hoạt động tốt.
Ví dụ như việc cung cấp nước sạch, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Trang 13Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế đã trở thành hiệnthực khách quan ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới với các thể chếchính trị khác nhau ở mỗi nước, vai trò vị trí của doanh nghiệp nhà nước cónhững mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược của Nhà nướctrong những giai đoạn nhất định.
Thực tiễn cho thấy, đã tồn tại quan niệm trái ngược nhau về vai trò của
doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước: Một là, quá đề cao doanh nghiệp nhà
nước, xem nó như là một lực lượng chủ lực, quyết định đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, từ đó dẫn tới việc quốc hữu hoá, thành lập nhiều
doanh nghiệp nhà nước vào những năm 1950 - 1960 Hai là, xem nhẹ vai trò
doanh nghiệp nhà nước, đề cao vai trò của kinh tế tư nhân dẫn tới đẩy nhanhquá trình tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷXX cho đến nay Thực tế đã chứng minh cả hai quan niệm này đều khôngđúng Khi nhấn mạnh quá mức vai trò của doanh nghiệp nhà nước dẫn đếnhình thành nền kinh tế chỉ huy sẽ gây cản trở, làm hạn chế khả năng sản xuấtcủa khu vực kinh tế tư nhân, kết quả là làm cho nền kinh tế bị lâm vào cảnhtrì trệ, đình đốn như mô hình của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây.Ngược lại, nếu tư nhân hoá tràn lan tới mức Nhà nước chỉ có thể điều tiết nềnkinh tế bằng các chính sách, bằng pháp luật, sẽ hạn chế khả năng điều tiết củaNhà nước, tăng tính tự phát của thị trường, gây hậu quả xấu về kinh tế và xãhội.
Hiện nay, có thể nói không một quốc gia nào loại bỏ hoàn toàn doanhnghiệp nhà nước trong nền kinh tế Sự cần thiết tồn tại doanh nghiệp nhànước trong nền kinh tế thị trường là doanh nghiệp nhà nước tạo cho Chínhphủ một sức mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong nhữnggiai đoạn đặc biệt như giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khủnghoảng kinh tế hoặc để sản xuất những hàng hoá và dịch vụ được tiêu dùng
Trang 14mang tính chất xã hội như đường giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở,kiểm soát việc sử dụng những tài nguyên quý hiếm của quốc gia và nhữngngành liên quan đến an ninh quốc phòng.
Ở nước ta, sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng trải quanhiều giai đoạn gắn bó với nhiệm vụ chính trị và mô hình kinh tế được ápdụng Trước Đại hội VI, chúng ta thực hiện mô hình kinh tế cũ, tương ứng vớithời kỳ này doanh nghiệp nhà nước được gắn với vai trò thống trị trong tất cảcác lĩnh vực bằng tỷ trọng áp đảo Đồng thời việc quản lý các doanh nghiệpnhà nước lại thiên về mệnh lệnh hành chính, vừa quan liêu, lại đi sâu vào canthiệp trực tiếp vào công việc sản xuất của các đơn vị kinh tế Điều này dẫn tớinhững sai lầm của mô hình kinh tế cũ, là cơ cấu nền kinh tế bất hợp lý, làmmất đi tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp
Đến Đại hội VI, Đại hội VII, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới và vaitrò của doanh nghiệp nhà nước được xác định: doanh nghiệp nhà nước giữ vaitrò chủ đạo bằng năng suất, chất lượng, uy tín kinh doanh, doanh nghiệp nhànước phải giữ vị trí then chốt của nền kinh tế Như vậy, nội dung “vai trò chủđạo” của doanh nghiệp nhà nước chưa được thể hiện rõ ràng
Chỉ đến Đại hội VIII nội dung “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhànước mới được khẳng định rõ ràng, phù hợp nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa của nước ta Đại hội VIII đã khẳng định “chủ độngđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác.Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác dần dần trởthành nền tảng, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyếtnhững vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tếkhác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năngđiều tiết và quản lý kinh tế vĩ mô” Giờ đây vai trò chủ đạo được thực hiện
Trang 15đầy đủ bởi Kinh tế nhà nước mà doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận hợpthành, đóng vai trò nòng cốt Kinh tế nhà nước ngoài các doanh nghiệp nhànước còn có các bộ phận khác như: phần ngân sách nhà nước để lập ra cácdoanh nghiệp nhà nước mới hoặc liên kết mua cổ phần của các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế khác, phần ngân sách nhà nước dùng để bổ sungcho vốn tín dụng cho vay, dùng để trợ giá, trợ lãi suất Như vậy, vai trò chủđạo, định hướng, hướng dẫn chi phối các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế thuộc về Kinh tế nhà nước với tất cả các bộ phận cấu thành nó Trongđó doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt bởi quy mô, sức mạnh vàkhả năng tác động của nó so với các bộ phận khác trong kinh tế nhà nước Cụthể “vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện ở ưu thế của nóso với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác:
- Doanh nghiệp nhà nước có nhiều khả năng để tập trung nguồn vốn,tổ chức sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ, hội nhập với nềnkinh tế thế giới Từ đó có thể thực hiện chiến lược phát triển tăngtốc, rút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển với cácnước phát triển
- Doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành những công cụ trực tiếp đểtham gia khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường khi nó đủkhả năng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công cộng có ý nghĩađặc biệt đối với sinh hoạt chung của xã hội mà tư nhân và các thànhphần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng đầu tư Pháttriển doanh nghiệp nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng cho nềnkinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững lâu dàinền kinh tế.
Trang 161.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố HàNội.
1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệpnhà nước địa phương ở thành phố Hà Nội
Sau nhiều lần thay đổi địa giới, cho đến hôm nay Thành phố Hà Nội cótổng diện tích 918,5 km2 (chiếm 0,28% diện tính cả nước), trong nội thànhchiếm 5% diện tính của thành phố, dân số 2.711.600 người tính đến đầu năm2000 (bằng 3,5% dân số cả nước) trong đó số người ở độ tuổi lao động là 1,8triệu và phần lớn cư dân là sản xuất phi nông nghiệp (66% dân số) Mặc dùcác ngành công nghiệp phát triển nhanh, nhưng diện tích đất sử dụng chonông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm trên 50%.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế văn hóa giáo dục khoa học công nghệ, trên địa bàn thành phố có đến 52 trường Đại học, Cao đẳng, gần200 Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ, khoảng 4000 cán bộ có trình độtrên đại học, sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn chiếm 40% tổng số sinhviên cả nước Vì thế tỉ lệ lao động qua đào tạo của thủ đô đạt 44,28% (cảnước gần 20%)
-Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 5 tỉnh :Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên và Vĩnh Phúc, do đó rất thuậntiện cho việc phát triển toàn diện các mối quan hệ kinh tế - xã hội với các địaphương liên vùng Trong thời gian gần đây, Thành phố Hà Nội là địa phươngđứng thứ hai cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, đóng góp cho ngân sáchquốc gia hàng năm Trong giai đoạn 1991-2000, tốc độ tăng trưởng GDPtrung bình hàng năm của Thành phố Hà Nội là 11,6% so với mức 7,7% của cảnước Bình quân GDP trên đầu người của Thành phố Hà Nội năm 2000 đạtgần 990 USD (so với 446 USD năm 1990), cao gấp hơn hai lần mức bình
Trang 17quân chung của cả nước Tỷ trọng GDP của Thành phố Hà Nội năm 2000chiếm 7,22% trong GDP cả nước (so với 5,5% năm 1990), chiếm 41% trongGDP vùng đồng bằng sông Hồng và chiếm 65,47% trong GDP toàn vùngkinh tế trọng điểm Bắc bộ Tiềm năng và thực tế huy động vốn cho đầu tưphát triển của thành phố không ngừng tăng lên Tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồntrong nước tăng mạnh ở tất cả các nguồn Vốn nhà nước chiếm tỉ trọng 11,1%năm 1996 tăng lên 21,5% năm 2000, vốn doanh nghiệp tự đầu tư từ 17,8% lên20,3%, vốn đầu tư từ 15,4% lên 26% Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách cho sản xuất công nghiệp giảm từ 25,1% năm 1996 xuống còn 2,93%năm 1999 (chuyển sang dùng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn tín dụng ưuđãi).
Về tổng quan, sau 10 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiThành phố Hà Nội đã được Trung ương đánh giá là địa phương có bước pháttriển toàn diện có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội giaiđoạn 2001-2010
Chúng ta có thể thấy với tư cách là Thủ đô, Thành phố Hà Nội có một sốthuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và doanh nghiệp nhànước địa phương ở Thành phố Hà Nội nói riêng
- Là bộ mặt quốc gia, Thành phố nhận được sự quan tâm đầu tư và sựchỉ đạo sát sao của Trung ương trong quá trình phát triển.
- Là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội trongnước và quốc tế, các doanh nghiệp ở Hà Nội có điều kiện tiếp xúcvà nắm bắt kịp thời, hệ thống những thông tin của thị trường trongnước và quốc tế, điều đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh các
Trang 18cơ hội, xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp.
- Là Thủ đô, Hà Nội có ưu thế so với các địa phương khác về thu hútvốn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sảnxuất trên địa bàn thành phố tạo điều kiện cho sự phát triển của cácdoanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên cũng do vị thế Thủ đô, Thành phố HàNội đã, đang và sẽ đứng trước những bức xúc:
- Người dân Hà Nội vẫn mang đậm tư tưởng “trọng thầy hơn trọngthợ” đề cao việc học hành lấy bằng cấp cao thậm chí có khi vì hìnhthức vào làm công chức nhà nước tạo ra sức ép thừa thầy thiếu thợtrong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa Thủ đô, gây lãng phívà bất cập trong đào tạo, sử dụng lao động của thành phố, cụ thể tỷlệ giữa lao động có trình độ đại học - trung học chuyên nghiệp -công nhân kỹ thuật là 1 - 0,6 - 0,9 trong khi tỉ lệ hợp lý phải là 1 - 4- 10 Hơn nữa, người dân thủ đô vẫn nặng tâm lý tiết kiệm và tíchlũy tiền bạc, của cải để dành lúc bất trắc, thay vì mạnh dạn đầu tư vàtiêu dùng theo cơ chế thị trường (ngược lại với đặc tính của ngườidân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Nam bộ nói chung) Đặctính này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vốn và mở rộngthị trường đầu tư trong địa bàn thành phố nếu không có sự phát triểncác loại hình đầu tư mới thích hợp an toàn và hấp dẫn người dân.Chính những vấn đề này sẽ gây trở ngại cho quá trình phát triểnkinh tế của Hà Nội.
- Là đầu não chính trị quốc gia - nơi khởi phát những quyết sáchchiến lược của cả nước, nên không cho phép thành phố dễ dàng triển
Trang 19khai các thử nghiệm quyết sách quản lý, điều hành của các cấpchính quyền nhằm tạo ra sức bật mới cho quá trình phát triển kinh tếxã hội như các thành phố khác.
- Là Thủ đô với sức hấp dẫn tự nhiên như tất cả thủ đô các quốc giakhác trên thế giới, Thành phố Hà nội trở thành nơi hội tụ dòng dâncư tự do, khiến tốc độ đô thị hóa bị thúc ép nhanh hơn tốc độ pháttriển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống thoát nước xuống cấp nghiêmtrọng, hệ thống cấp nước sạch chưa hoàn chỉnh tỷ lệ thất thoát nướcsạch rất lớn 52%
1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố HàNội
Với vai trò, vị trí chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của Thành phố HàNội, ngay từ sau ngày giải phóng thủ đô 10/1945, Đảng và Nhà nước đặc biệtquan tâm đến việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Trungương và địa phương hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bànHà Nội Trong suốt thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấutrang giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các doanh nghiệp nhà nướcgiữ vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tếổn định xã hội để miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của miền Nam,bảo đảm cho công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Trong 10 năm đầu(1975-1985) xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, các doanhnghiệp nhà nước ở Thủ đô luôn luôn là lực lượng nòng cốt để phát triển kinhtế
Bước vào thời kỳ đổi mới, để chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu baocấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệpnhà nước cần được tổ chức, sắp xếp lại đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn
Trang 20mới Từ 1991 đến nay, qua 3 đợt sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo nghịđịnh 135/HĐBT ngày 1/9/1990 Chỉ thị số 500/CT-TTg ngày 21/4/1998 củaThủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố còn 807 doanh nghiệp, trong đó585 doanh nghiệp do Trung ương quản lý chiếm 72,5% và 222 doanh nghiệpdo địa phương quản lý chiếm 27,5% Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nướchoạt động trên địa bàn đã góp phần quyết định làm cho Kinh tế nhà nước thựchiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Nhất là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theohướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Cho đến hiện nay, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình doanhnghiệp, trong đó có mặt của hầu hết các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệpđộc lập thuộc các Bộ, ngành Các doanh nghiệp nhà nước do Trung ươngquản lý đều có quy mô lớn, được ưu tiên đầu tư các thiết bị và công nghệ hiệnđại hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng huyết mạch của nềnkinh tế như năng lượng, hàng không , sử dụng nhiều lao động có chất lượngcao Do đó, luôn luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong phát triển kinh tế vàbảo đảm ổn định xã hội ở Thủ đô Các doanh nghiệp nhà nước do Trung ươngquản lý luôn chiếm 72,5% số doanh nghiệp, 93% vốn chủ sở hữu, 94% giá trịtài sản, 78% số lao động, 98% doanh thu, 96% số nộp ngân sách của cácdoanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Các doanh nghiệp nhà nước do địaphương quản lý có đặc điểm là:
Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ thấp, uytín trên thị trường chưa cao, không có đủ điều kiện để đổi mới thiết bị kịp thời.
Các doanh nghiệp nhà nước địa phương thường đầu tư trong những ngànhcông nghiệp, thương mại dịch vụ cụ thể: cơ khí, dệt may, da giầy đó là nhữngngành cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Thủ đô
Trang 21và các vùng phụ cận nhưng đầu tư rất ít vào nông lâm nghiệp thủy sản.(Biểu1.1 sẽ làm rõ)
Bảng 1.1
Trang 22Đặc biệt với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội phải đảm nhận và triểnkhai những hoạt động đối nội và đối ngoại đặc trưng của đời sống chính trị -kinh tế - văn hóa - xã hội quốc gia, do đó việc phát triển đồng bộ và hiện đạihóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là rất quan trọng Vì vậy có nhiều doanh
Trang 23nghiệp nhà nước địa phương hoạt động trong lĩnh vực công ích, đó là nhữngcông việc mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện tham gia do mứcđầu tư ban đầu quá lớn, hoặc không tạo ra lợi nhuận như: Công ty Cấp thoátnước, Công ty Chiếu sáng Đô thị, Công ty Vệ sinh Môi trường, Công ty Côngviên Cây xanh, Vận tải hành khách công cộng
So sánh với doanh nghiệp nhà nước ở một số địa phương khác như QuảngNinh, Bình Thuận, Hòa Bình ta thấy: với các địa phương này doanh nghiệpnhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng có mộtvai trò đặc biệt rất quan trọng Ví dụ như Hòa Bình là một tỉnh miền núi muốnxóa bỏ nền kinh tế tự túc, tự cấp hình thành kinh tế hàng hoá thì vai trò củakinh tế nông nghiệp mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng.Vai trò này thể hiện rất rõ trong việc chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, cụ thể:doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chính tham gia hướng dẫn chỉ đạo và ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cho cácthành phần kinh tế đặc biệt là đối với nông dân trong việc đưa giống câytrồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao đến các hộ nông dân trong tỉnh.Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu, chế biến sảnphẩm, do đó từng bước xóa thế độc canh, tạo ra vùng nguyên liệu cho nhàmáy đường, chè
Các lâm trường đảm nhận khối lượng công việc lớn là thực thi các dự ántrồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn Các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngànhgiao thông từng bước cải thiện điều kiện đi lại cho người dân trong tỉnh nhấtlà ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới Nhìn chung trong những nămqua Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực, chủ đạotrong việc phục vụ và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc Hay như BìnhThuận kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chế biến nông sản, đánh bắt và chếbiến hải sản, và các doanh nghiệp địa phương (Bình Thuận sau khi tiến hành
Trang 24sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đến nay chỉ còn 29 doanh nghiệp nhà nướctrực thuộc địa phương) có vai trò rất lớn trong việc tổ chức thu mua tiêu thụsản phẩm, hàng hoá, cung ứng vật tư sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.
Như vậy, khi so sánh những điểm cơ bản của doanh nghiệp nhà nước ởHà Nội với doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn Hà Nội và doanhnghiệp nhà nước ở một số địa phương khác ta thấy: doanh nghiệp nhà nướcđịa phương ở Hà Nội chỉ đóng vai trò tham gia, vệ tinh, bổ sung, không nắmgiữ vai trò chủ đạo ở những ngành, những dịch vụ quan trọng Tuy vậy cùngvới các doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên địa bàn, các doanh nghiệpnhà nước trong thời gian qua đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tếthành phố, tạo việc làm ổn định cho 63.399 lao động góp phần ổn định đờisống kinh tế xã hội Thủ đô
Trang 25Kết luận chương 1
Tuy còn những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước, nhưng sựcần thiết của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta hiện nay là điều đã được khẳng định.
Với tư cách là Thủ đô, Thành phố Hà Nội có rất nhiều thuận lợi cho sự pháttriển kinh tế xã hội nói chung và doanh nghiệp Nhà nước địa phương ở Thànhphố nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh nhưng thuận lợi cũng do vị thế của Thủđô, Thành phố Hà Nội đang đứng trước những khó khăn nhất định Do đó, đểcác doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội hoạt động có hiệu quả hơncần khai thác tối đa nhưng tiềm năng, thuận lợi của Thành phố, đồng thờikhắc phục những khó khăn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Chương I đã nghiên cứu một cách có hệ thống về doanh nghiệp nhà nướcvà vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,điều kiện kinh tế xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Hà Nội cũng như những đặc điểm doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Hà Nội Từ đó có thể phân tích rõ hơn thực trạng và xây dựngnhững giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Thành phố Hà Nội ở các chương tiếp theo.
Trang 26CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
2.1.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
2.1.1.1 Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội - Phân loại theo cấp quản lý:
Theo báo cáo tổng hợp của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhànước Thành phố Hà Nội tính đến thời điểm 01/01/2002, trên địa bàn thànhphố Hà Nội còn 807 doanh nghiệp nhà nước, trong đó 585 doanh nghiệp doTrung ương quản lý chiếm 72,5% và 222 doanh nghiệp do địa phương quảnlý chiếm 27,5% Các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương quản lý do 28 cơquan là Uỷ ban nhân dân Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện quản lý CácSở Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Côngchính, Xây dựng, Thương mại, và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà làcơ quan quản lý nhiều nhất (từ 17 đến 30 doanh nghiệp).
Trang 27Bảng 2.1: Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nộiphân theo cấp quản lý.
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 23
6 Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 17
22 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội 1
Trang 28Nguồn: Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội- Phân loại theo ngành kinh tế kỹ thuật.
Căn cứ theo Nghị định 75/CP ngày 27/10/1996 của Chính phủ về việc banhành hệ thống ngành kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Hà Nội thuộc 14 ngành kinh tế kỹ thuật Trong đó tập trung ở cácngành sau:
+ Sản xuất công nghiệp : 71 doanh nghiệp chiếm 31.98%+ Xây dựng : 36 doanh nghiệp chiếm 16.23%+ Thương mại : 52 doanh nghiệp chiếm 23.42%+ Khách sạn nhà hàng : 11 doanh nghiệp chiếm 4.9%+ Vật tư, kho bãi : 28 doanh nghiệp chiếm 12.6%+ Kinh doanh tài sản : 8 doanh nghiệp chiếm 3.6%+ Nông, lâm, thuỷ sản : 16 doanh nghiệp chiếm 7.2%
Xu hướng phân bổ tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nộihoạt động theo ngành kinh tế kỹ thuật, không có biến động lớn từ năm 1995trở lại đây Các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng mở rộng sản xuất kinhdoanh đa ngành, song chủ yếu hoạt động ở 7 ngành kinh tế kỹ thuật nêu trên.
- Phân loại theo quy mô vốn Nhà nước.
Theo tổng hợp của Chi cục Tài chính doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (Cơquan quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn), trong 222 doanhnghiệp do Hà Nội quản lý hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừavà nhỏ
Trang 29Bảng 2.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội vốn Nhà nước
Phân loại doanh nghiệp theo vốnSố lượng doanh nghiệpCơ cấu %
- Phân loại theo loại hình doanh nghiệp
Thực hiện Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanhnghiệp hoạt động công ích, các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân Thànhphố Hà Nội đã có quyết định chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thànhdoanh nghiệp công ích Do đó trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 2 loại hìnhdoanh nghiệp
+ Doanh nghiệp hoạt động công ích có 12 doanh nghiệp chiếm 5,4% tổngsố doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có 210 doanh nghiệp chiếm94,6%.
- Theo quy mô sử dụng lao động
Bảng 2.3: Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nộiphân loại theo số lao động
n v : ng i Đơn vị: người ị: người ười
Trang 30Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
2.1.1.2 Tình hình tài chính, tài sản, trình độ kỹ thuật công nghệ và lao độngcủa các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
- Nếu tính cả vốn vay dài hạn của doanh nghiệp, thì tổng số vốn kinhdoanh của 222 doanh nghiệp là 3.894,9228 tỷ đồng Bình quân vốnkinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội là
17,55 tỷ đồng (Xem chi tiết phụ lục bảng 4).
Trang 31Ta có thể nhận thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước địaphương ở Hà Nội còn quá nhỏ so với vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhànước Trung ương trên địa bàn thành phố.
Vốn kinh doanh đã nhỏ nhưng các khoản nợ phải trả chiếm tới 70 - 80%vốn kinh doanh.
Bảng 2.4 Tình hình công nợ của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
n v : T ng Đơn vị: người ị: người ỷ đồng đồng
Nợ phải trả 1.616,8 1.872,3 2.677,4 2.785.9 2.921,2
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Tình hình trên chứng tỏ các doanh nghiệp nhà nước do thiếu vốn phải đivay và chiếm dụng của khách hàng khá lớn và ngày càng tăng lên Một sốdoanh nghiệp do việc tiêu thụ hàng hoá chậm và phải chấp nhận bán chịu chokhách hàng nên công nợ phải thu trả cũng tăng lên.
Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội ít nhiều đềucó tình hình tài chính không lành mạnh, tức là đều có những khoản nợ khóđòi, không có đối tượng, các khoản đầu tư liên doanh liên kết kém hiệu quả,không thu hồi được vốn, các khoản vật tư hàng hoá, tài sản kém, mất phẩmchất chưa xử lý được Những khoản này làm cho hạch toán của doanhnghiệp bị méo mó và dẫn đến báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp cóđộ tin cậy kém
* Tình hình tài sản, sử dụng đất đai
Trang 32- Theo số liệu kiểm kê tại thời điểm 01/ 01/ 2002 của 820 doanh nghiệp nhànước trên địa bàn thì hiện nay các doanh nghiệp đang quản lý 11.626 ha đất.Trong đó, các doanh nghiệp Trung ương quản lý 7.014 ha, bình quân mộtdoanh nghiệp quản lý12,5ha; các doanh nghiệp địa phương quản lý 4.614 ha,bình quân doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội quản lý 20,78 ha.Diện tích đất dùng vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bànlà 9.724 ha chiếm 83,6% tổng diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước đangquản lý Trong đó các doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 5.894 ha, chiếm84% diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý; các doanhnghiệp nhà nước địa phương 3.830 ha, chiếm 83% tổng diện tích đất cácdoanh nghiệp địa phương quản lý.
Tổng diện tích đất các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đang quản lýnhưng chưa sử dụng là 351 ha.Trongđó, các doanh nghiệp Trung ương là 305ha và các doanh nghiệp địa phương là 46 ha.
Tổng diện tích đất cho thuê là 202 ha, trong đó các doanh nghiệp Trungương là 78 ha, và các doanh nghiệp địa phương là 124 ha.
Đây là nguồn tiềm năng rất lớn đang được các doanh nghiệp nhà nước quảnlý nhưng sử dụng chưa có hiệu quả.
- Tổng nguyên giá trị tài sản cố định theo báo cáo của 685 doanh nghiệpnhà nước trên địa bàn là 54.978 tỷ đồng (463 doanh nghiệp nhà nước Trungương và 222 doanh nghiệp nhà nước địa phương ).
Trong tổng số tài sản cố định của các doanh nghiệp thì tải sản cố địnhkhông cần dùng chờ thanh lý là 174,1 tỷ đồng; các doanh nghiệp nhà nướcTrung ương có tổng nguyên giá trị tài sản cố định là 52.257 tỷ đồng, bìnhquân một doanh nghiệp có 111,9 tỷ đồng Tổng giá trị hao mòn tài sản cố
Trang 33định của các doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 26.707 tỷ đồng, bằng51,1% nguyên giá trị tài sản cố định Tổng số tài sản cố định không cần dùngchờ thanh lý là 124,6 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp nhà nước địa phương có tổng nguyên giá trị tài sản cốđịnh là 2.721 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp có 12,26 tỷ đồng Tổnggiá trị hao mòn tài sản cố định của các doanh nghiệp là 1.158 tỷ đồng, bằng42,5% nguyên giá tài sản cố định.
Như vậy có thể thấy đa số tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nướctrên địa bàn nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương nói riêng đã cũvà sắp khấu hao Quy mô đầu tư, trang bị tài sản cố định của các doanhnghiệp nhà nước Trung ương lớn gấp 9,1 lần doanh nghiệp nhà nước địaphương
* Trình độ kỹ thuật công nghệ.
Qua điều tra, khảo sát ở các doanh nghiệp nhà nước trong ngành côngnghiệp và xây dựng và một số doanh nghiệp công ích thuộc Sở Giao thôngCông chính cho thấy:
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội đều có công nghệlạc hậu, máy móc thiết bị cũ, trừ một số doanh nghiệp mới được đầu tư từnăm 1995 - 2001, như Công ty Chiếu sáng và Thiết bị Đô thị Hà Nội, Công tyVận tải Dịch vụ công cộng, còn lại đều ít khả năng thay đổi chất lượng sảnphẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới nếu không được đầu tư mới hoặc đầu tư cảitạo lại, cụ thể:
- Tỷ lệ thiết bị có trình độ công nghệ từ trung bình tiên tiến trở lên chỉchiếm khoảng từ 30 - 35% tổng giá trị tài sản thiết bị của các doanhnghiệp Các thiết bị có nguồn gốc từ các nước xã hội chủ nghĩa
Trang 34Đông Âu và Liên Xô trước trước đây chiếm tỷ lệ 35% ( đặc biệt làtrong ngành cơ khí giao thông) Giá trị thiết bị trong nước tự chế tạochiếm tỉ lệ gần 20%, số này gồm các máy công cụ, phần tự chế tạotrong các thiết bị toàn bộ.
- Số máy móc thiết bị có độ tuổi trung bình từ 10 năm trở lên chiếmtới 45% và dưới 5 năm chỉ có 30% Đặc biệt các doanh nghiệp nhànước địa phương có tới 33% máy móc thiết bị ở độ tuổi trên 20 năm.- Về hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhànước khoảng 80% sử dụng 1ca/ngày, hệ số sử dụng công suất thiếtbị đạt từ 30 - 35% (riêng ngành cơ khí chỉ đạt 20%)
- Dây truyền của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội thiếuđồng bộ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến hệ số sử dụng côngsuất máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đạt ở mức thấp nhất vàlàm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Tình hình lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Theo kết quả điều tra về lao động việc làm của Sở Lao động Thương binhvà Xã hội năm 1999, số người trong độ tuổi lao động ở Hà Nội là 1.579.200người Trong đó, số người hoạt động kinh tế thường xuyên là 1.197.000người, tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội là 5,59% (ở khu vực thành thị là 8,96% vàkhu vực nông thôn là 1,4%).
- Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước ở HàNội đến 31/12/2001 là 291.705 người (Theo báo cáo của 685 doanhnghiệp: 463 doanh nghiệp nhà nước Trung ương và 222 doanhnghiệp nhà nước địa phương) Trong đó các doanh nghiệp nhà nước
Trang 35Trung ương quản lý 223.566 người, chiếm 76,6%; lao động bìnhquân của một doanh nghiệp nhà nước là 483 người Các doanhnghiệp nhà nước địa phương quản lý 68.139 người, chiếm 23,4%;lao động bình quân của một doanh nghiệp nhà nước địa phương là307 người.
- Số lao động chờ việc của các doanh nghiệp nhà nước địa phương là4,6%, của doanh nghiệp nhà nước Trung ương là 3,8%.
- Tỉ lệ người lao động từ trung cấp trở lên, công nhân kỹ thuật từ bậc4 trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội có xu hướngtăng lên và chiếm tỉ lệ cao so với các địa phương khác Qua khảo sáttại 6 Sở, ngành quản lý nhiều doanh nghiệp của Hà Nội (các SởCông nghiệp, Thương mại, Xây dựng, Giao thông Công chính, Dulịch và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Haprosimex)cho thấy số lao động có tiêu chuẩn như trên chiếm đến 50% trongtổng số lao động của các doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nàyquản lý.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, giải quyết công ăn việc làm chongười lao động là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.Mặc dù phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thànhphần kinh tế khác nhau, nhưng người lao động trong các doanhnghiệp nhà nước vẫn có xu hướng tăng lên do doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất, dịch vụ, mở rộng mặt hàng trên cơ sở đổi mớicông nghệ, thiết bị Lao động năm 1996 tăng so với năm 1995 là3,3%, năm 97 tăng so với năm 96 là 6,5%, năm 1999 tăng so vớinăm 1998 là 18% và năm 2000 so với năm 1999 là 18%.
Trang 362.1.1.3 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở HàNội.
* Về doanh thu
- Từ năm 1995 - 2001, tuy số lượng doanh nghiệp giảm từ 328 doanhnghiệp, xuống còn 222 doanh nghiệp nhưng doanh thu của các doanh nghiệplại tăng dần qua các năm
Bảng 2.4: Doanh thu đạt được của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn qua các năm (1995 - 2001)
n v tính: T ngĐơn vị: người ị: người ỷ đồng đồng Năm
Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà
nước địa phương 5.858 6.264 6.419 7.677 6.858 8.158 10.062Doanh nghiệp nhà
nước Trung ương 43.313 49.388 61.898 68.131 62.638 76.683 85.469
55.65268.314 75.80969.49684.84195.531
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Cụ thể: Doanh thu dưới 1 tỷ đồng: có 15 doanh nghiệp, chiếm 6,8%
Từ 1 đến 5 tỷ đồng : có 33 doanh nghiệp, chiếm 14,9%Từ 5 đến 10 tỷ đồng : có 32 doanh nghiệp, chiếm 14,4%Từ 10 đến 20 tỷ đồng : có 46 doanh nghiệp, chiếm 20,7%Từ 20 đến 30 tỷ đồng : có 26 doanh nghiệp, chiếm 11,7%Từ 30 đến 40 tỷ đồng : có 10 doanh nghiệp, chiếm 4,5%
Trang 37Từ 40 đến 50 tỷ đồng : có 09 doanh nghiệp, chiếm 4,1%Từ 50 đến 100 tỷ đồng: có 27 doanh nghiệp, chiếm 12,3%Từ 100 tỷ đồng trở lên: có 24 doanh nghiệp chiếm 10,7%
Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội có nhiều cốgắng trong đầu tư, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượngdịch vụ, không ngừng cải tiến mẫu mã, sản phẩm hàng hóa nên đã dần khôiphục lại thị trường truyền thống trong nước cũng như xuất khẩu, vì thế doanhthu tăng dần qua các năm Cụ thể: năm 1995 là 17,5 tỷ đồng, năm 1998 là25,4 tỷ đồng và năm 2001 là 46,2 tỷ đồng.
* Về lãi lỗ:
Xu hướng số doanh nghiệp bị lỗ ngày càng giảm năm 1998 số doanhnghiệp bị lỗ là: 14,7%, năm 1999 là 14,9%, năm 2000 là 9,95% và năm 2001là 9,95%, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu lớn, đóng góp ngânsách cao, có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củaThành phố.
Bảng 2.5: Tình hình doanh nghiệp làm ăn lỗ lãi
n v tính:T ngĐơn vị: người ị: người ỷ đồng đồng Phân loại
doanh nghiệp
Số DNLãi (+)Lỗ (-)
Số DNLãi (+)Lỗ (-)
Số DNLãi (+)Lỗ (-)
Số DNLãi (+)Lỗ (-)Số doanh
Trang 38Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp giảm từ năm1995 đến năm 1998 nhưng lại có xu hướng tăng trong năm 1999 và năm2000 Cụ thể năm 1995, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 0,105, năm1998 là 0,093, năm 1999 là 0,096, năm 2000 là 0,11, năm 2001 là 0,073.
* Về thu nhập của người lao động.
Mức thu nhập tiền lương bình quân của người lao động ở nhiều doanhnghiệp còn thấp Cụ thể:
Bảng 2.6 : Tiền lương bình quân hàng tháng của người lao độngcủa doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội
n v tính: T ngĐơn vị: người ị: người ỷ đồng đồng
Nguồn : Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Thành phố Hà Nội
* Về khả năng đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp
Mức nộp ngân sách hàng năm.
- Dưới 100 triệu đồng : có 37 đơn vị, chiếm 16,6%.- Từ 100 đến dưới 500 triệu : có 68 đơn vị, chiếm 30,6%.- Từ 500 đến dưới 1 tỷ : có 38 đơn vị chiếm 17,1%
- Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ : có 29 doanh nghiệp chiếm 13,1%- Từ 2 tỷ đến dưới 3 tỷ : có 13 doanh nghiệp chiếm 5,9%
Trang 39- Từ 3 tỷ đến dưới 10 tỷ : có 23 doanh nghiệp chiếm 1,4%.- Từ 3 tỷ đến dưới 10 tỷ : có 23 doanh nghiệp chiếm 10,4%.- Từ 10 tỷ trở lên : có 14 doanh nghiệp chiếm 6,3%
Nhìn chung tổng số nộp ngân sách của doanh nghiệp nhà nước địa phươngở Hà Nội vẫn tăng mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm Năm 1997là 555 tỷ đồng, năm 1998 là 569,8 tỷ đồng, năm 2001 đạt 731 tỷ đồng.
2.1.2 Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhà nướcđịa phương ở Hà Nội
2.1.2.1 Thành tựu.
Hà Nội là thủ đô của cả nước Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đườngsắt, đường bộ, đường hàng không quan trọng nhất, thuận tiện nhất ở khu vựcphía Bắc Do vậy, Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình doanh nghiệptrong cả nước Qua số liệu và phân tích ở trên có thể thấy doanh nghiệp nhànước địa phương ở Hà Nội mặc dù có qui mô vốn nhỏ hơn rất nhiều doanhnghiệp nhà nước Trung ương, không nắm giữ vai trò chủ đạo ở những ngành,những lĩnh vực then chốt, chỉ đóng góp 5% tổng số nộp ngân sách của cácdoanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tuy vậy, cùng với các doanh nghiệp nhànước Trung ương trên địa bàn, doanh nghiệp nhà nước địa phương trong thờigian qua đã cung ứng nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhân dân thủ đôvà các vùng phụ cận Nhiều sản phẩm đã và đang mở rộng thị trường ra khắpđất nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Vì thế doanh thu tăngđều qua các năm Ví dụ như sản phẩm của Công ty Chiếu sáng và Thiết bị Đôthị Hà Nội là một doanh nghiệp công ích, sản phẩm của doanh nghiệp đượckhẳng định ở thị trường trong nước, Trung Quốc, Lào; hay sản phẩm của
Trang 40Công ty khóa Việt Tiệp, dệt len Mùa đông, giầy Thượng Đình, điện tử Hanel,cơ khí Mai Động.
Tuy còn khó khăn về tài chính, thiếu vốn, phương tiện kỹ thuật lạc hậuchưa được thay thế nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước địa phương ởHà Nội vẫn cố gắng duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động,thu nhập người lao động ngày càng tăng, giải quyết được mục tiêu “Việc làmvà đời sống” của Thành uỷ Hà Nội.
Ví dụ: Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Công ty cơ khí
Mai Động.
Nhiều doanh nghiệp đã có bước bứt phá quan trọng, đóng góp đáng kể đếntốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố, tăng xuất khẩu và thay thế hàng nhậpkhẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Thànhphố (đặc biệt là nhóm hàng dệt-may, kim khí tiêu dùng, quạt điện, xe đạp,điện tử) Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điển hình đạt mức tăngtrưởng cao và có khả năng cạnh tranh như Công ty Xuân Hoà, Công ty cơđiện Trần Phú, Công ty kim khí Thăng Long, Công ty khoá Việt Tiệp Nhiềudự án sản xuất kinh doanh mới đã đi vào hoạt động làm tăng giá trị sản xuấtcông nghiệp, thu hút nhiều lao động như: dự án sản xuất điện - điện tử, maymặc, giầy dép, sản xuất vật liệu xây dựng Những nghành công nghiệp nàyvới giá trị sản xuất lớn, tốc độ tăng trưởng tương đối cao đã tạo thành nhómngành công nghiệp chủ lực của Hà nội.
Cùng với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, các doanh nghiệp nhànước địa phương hoạt động trong một số lĩnh vực: công nghiệp, giao thông,xây dựng, dịch vụ, xuất nhập khẩu đã thể hiện vai trò tạo điều kiện thúc đẩycác doanh nghiệp phi Nhà nước phát triển Đặc biệt là đối với sản phẩm thủcông của các làng nghề, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không